Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Diệm huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.47 KB, 54 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH ẢNH


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CTRSH
UBND

Chất thải rắn sinh hoạt
Ủy ban nhân dân

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận chuyên ngành quản lý môi trường môi trường,
tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Phạm Thị Hồng Phương đã
tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Môi Trường Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt
kiến thức trong thời gian học tập tại khoa. Với vốn kiến thức được tiếp thu
trong quá trình học, không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận
mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một cách vững vàng tự tin.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Sơn Diệm, UBND huyện Hương
Sơn tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện cho tôi điều tra, khảo sát để có dữ liệu viết
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể nhân dân và các cán bộ đia phương
thôn 1 xã Sơn Diệm đã tạo điều kiện cho tôi điều tra, khảo sát để có dữ liệu
thực hiện khóa luận này.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng hoàn thành bản luận văn bằng tất cả sự nhiệt


tình và năng lực của mình. Tuy nhiên, thời gian và năng lực có hạn nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu
của các thầy cô và các bạn.



6

MỞ ĐẤU
Khoảng 2 thập kỉ hiện nay, phát triển bền vững được đặt ra như là một
yêu cầu không thể thiếu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên toàn thế
giới cũng như của từng quốc gia, đó cũng là một xu thế tất yếu mà cộng đồng
quốc tế đang hướng tới. Tuy nhiên, trên thế giới ngày càng tiềm ẩn nhiều
nguy cơ không bền vững. Hàng loạt vấn đề môi trường toàn cầu đã và đang
ngày càng trở nên bức xúc như: sự nóng lên của trái đất, thiên tai triền miên,
suy giảm đa dạng sinh học,..., hiện nay, ở hầu hết các thành phố có hoạt động
công nghiệp phát triển đều trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình
hình báo động đó thì việc tìm ra các giải pháp, hướng đi phù hợp và mang lại
hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường nhưng không gây ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế xã hội là hết sức cần thiết.
Một trong những hình thức quản lý môi trường thu được hiệu quả cao là
quản lý môi trường dựa vào cộng đồng. Vấn đề xây dựng mô hình cộng đồng
tham gia bảo vệ môi trường là một nội dung quan trọng, góp phần thực hiện
chủ trương xã hội hóa mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Mô hình này đưa ra,
xác định rõ ràng mục tiêu, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào quá trình
quản lý môi trường. Mô hình này là phương tiện để người dân trong cộng
đồng tham gia vào quá trình ra quyết định.
Hương Sơn là một huyện miền núi thuộc vùng Bắc Trung Bộ nằm về
phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tỉnh. Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính gồm (02
thị trấn, 30 xã) với tổng diện tích tự nhiên 110.414,78 ha, với tổng dân số hiện

nay là 117.259 người. Với tình hình kinh tế ngày càng phát triển kéo theo rác
thải thải ra môi trường ngày càng nhiều đặc biệt là rác thải sinh hoạt của
người dân địa phương.


7

Rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra ô
nhiển môi trường nếu chúng ta không biết quản lý một cách đúng đắn. Nhưng
nếu chúng ta biết cách quản lý phù hợp và tận dụng nó sẻ trở thành nguồn tài
nguyên có giá trị thông qua tái chế và tái sử dụng đồng thời tạo ra thu nhập
cho người dân. Trong các chủ thể tham gia quản lý rác thải, cộng đồng có vai
trò rất quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề đó mà em đã quyết định chon
nghiên cứu đề tài: “Xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào
cộng đồng tại xã Sơn Diệm huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh” làm đồ tốt
nghiệp


8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về rác thải sinh hoạt

“ Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành
phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất
dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông
gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả vv…”
1.1.1 Vấn đề rác thải sinh hoạt trên thế giới


Xã hội của chúng ta đang đô thị hóa một cách nhanh chóng, quản lý
chất thải sinh hoạt sẽ là một thách thức lớn đối với tất cả các đô thị trên thế
giới. Cuộc đấu tranh để đạt được mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và các
mục tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường đang được tiến hành ở hầu hết
các đô thị, nơi mà lượng chất thải rắn phát sinh đang ngày càng lớn. Với tỷ lệ
đô thị hóa nhanh chóng diễn ra trên khắp thế giới, một hệ thống quản lý chất
thải rắn chặt chẽ và hiệu quả là điều cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Đến năm 2020, số dân đô thị sẽ tăng gấp đôi kể từ năm 1987 khối lượng chất
thải rắn sẽ phát sinh nhiều hơn đồng thời thành phần của chất thải cũng sẽ
thay đổi theo.
Cùng với sự phát triển của thế giới, châu Á là khu vực có sự tăng
trưởng đô thị rất lớn. Năm 2000, gần một phần ba dân số của các nước châu Á
sống ở các khu đô thị (World Bank, 1999). Thay đổi trong các mô hình tiêu
dùng của người sống ở đô thị của khu vực đã dẫn đến sự phát sinh quá mức
của khối lượng chất thải rắn đô thị. Theo thống kê năm 1998, các thành phố ở
châu Á đã tạo ra khoảng 760.000 tấn/ngày chất thải rắn, hiện nay châu Á chi
tiêu khoảng 25 tỷ USD cho việc quản lý chất thải rắn mỗi năm, theo dự đoán


9

khối lượng rác thải sẽ tăng đến 1,8triệu tấn/ngày vào năm 2025 và số tiền chi
tương ứng sẽ tăng lên 47 tỷ USD vào năm 2025 (World Bank, 2003).
Đến nay, các bãi rác là hình thức phổ biến nhất được sử dụng để chứa
chất thải rắn trên toàn thế giới. Bãi rác chủ yếu là các bãi mở, không có lót
đáy để ngăn chặn sự rò rỉ của nước rác rò rỉ, không có thiết bị che phủ để
giảm phát thải khí mê-tan vào khí quyển. Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến
đổi khí hậu, lượng khí mê tan từ các bãi chất thải rắn chiếm 18% của tổng
lượng phát thải khí methane trong khí quyển, trong khoảng 9-70Tg

(megatonnes) hàng năm. Các bãi mở chính là nguyên nhân đe dọa nghiêm
trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Tại Mỹ, năm 1970 tổng lượng
chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh ước tính là 121,1 triệu tấn, trong khi đó
năm 2010, tổng lượng RT sinh hoạt đô thị phát sinh tại Mỹ vào khoảng 254
triệu tấn, tăng gấp 2,1 lần so với năm 1970. Châu Á có mức tăng trưởng kinh
tế và đô thị hoá nhanh trong vài thập kỷ qua. Vấn đề chất thải rắn là một trong
những thách thức môi trường mà các nước trong khu vực phải đối mặt. Lượng
phát sinh chất thải đô thị một số nước Châu Á vào khoảng từ 0,2kg đến 1,7
kg/người/ngày.
Theo nguyên tắc thì các nước có thu nhập cao có lượng phát sinh chất
thải rắn đô thị cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây ở các nước đang phát
triển cho thấy, tỷ lệ phát sinh chất thải tính theo các mức thu nhập khác nhau
lại không theo nguyên tắc này. Theo kết quả nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA, 1997), tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị ở Philipin
theo các nhóm người có thu nhập khác nhau là: thu nhập cao: 0,37- 0,55
kg/người/ngày, thu nhập trung bình: 0,37 - 0,60 kg/người/ngày và thu nhập
thấp: 0,62 - 0,90 kg/người/ngày. Tương tự, các kết quả phân tích tỷ lệ phát
sinh chất thải rắn đô thị theo GDP tính trên đầu người của các nước thuộc
OECD, Hoa Kỳ và Ôxtrâylia được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ phát sinh


10

cao; nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát
sinh trung bình và Thụy Điển, Nhật Bản được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh
thấp (UN, 2005).
Có nhiều nguyên nhân để giải thích các trường hợp này. Thứ nhất là,
không thống kê được đầy đủ tổng lượng chất thải được tái chế do các hoạt
động của khu vực tái chế không chính thức hoặc do phương thức tự tiêu huỷ
chất thải ở các nước đang phát triển. Khu vực tái chế không chính thức ở các

nước đang phát triển đã góp phần đáng kể giảm thiểu tổng lượng chất thải
phát sinh và thu hồi tài nguyên thông qua các hoạt động tái chế. Thứ hai là,
năng lực thu gom của các nước đang phát triển còn thấp. Ví dụ, năng lực thu
gom chất thải rắn độ thị của Ấn Độ là 72,5%; Malaixia: 70%; Thái Lan: 7080%; và Philipin: 70% ở đô thị và 40% ở nông thôn (IGES, 2005). Ngoài ra,
tại một số nước có nền kinh tế phát triển, ví dụ như Nhật Bản, mặc dù thành
công trong tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn duy trì được tỷ lệ phát sinh chất
thải rắn đô thị thấp so với nhiều nước có GDP cao. Từ năm 2000, Nhật Bản
mới bắt đầu áp dụng khái niệm mới về xây dựng một “Xã hội tuần hoàn vật
chất hợp lý” hay còn gọi là 3R, nhưng từ những năm 1980, tỷ lệ phát sinh
chất thải rắn đô thị của Nhật Bản đã ổn định ở mức khoảng 1,1 kg/người/ngày
(Tokyo, 2005)
1.1.2 Vấn đề rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
a. Nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần chất thải rắn

Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2012, mỗi năm nước ta có
hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Khoảng
hơn 80% (tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là chất thải rắn sinh hoạt. Tổng
lượng chất thải rắn công nghiệp khoảng 2,6 triệu tấn/năm (chiếm 17%).
Khoảng 160.000 tấn/năm (chiếm 1%) lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt
Nam được coi là CTNH. Dân số đô thị chỉ có khoảng 24% nhưng mỗi năm


11

phát sinh khoảng 6 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt (chiếm tới xấp xỉ 50%
lượng chất thải sinh hoạt trong cả nước), do đô thị có mức sống cao hơn, có
nhiều hoạt động thương mại hơn, chất thải ở vùng đô thị thường có thành
phần nguy hại lớn như các loại pin, các loại dung môi trong gia đình, và các
loại chất không phân hủy như nhựa, kim loại, thủy tinh... Ngược lại chất thải
sinh hoạt nông thôn trung bình trên đầu người chỉ bằng gần một nửa của đô

thị (0,3 kg/người/ngày so với 0,7 kg/người/ngày), thành phần chủ yếu chất
thải nông thôn là chất hữu cơ dễ phân hủy (đối với chất thải nông nghiệp
99%; đối với chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn là 65% trong khi đó
thành thị là 50%) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010). Thành phần và khối
lượng chất thải rắn của nước ta được trình bày trong bảng 1.1
Bảng 1.1. Thành phần và khối lượng chất thải rắn ở Việt Nam năm 2010
Phân loại
Chất thải
sinh hoạt
Chất thải
công
nghiệp
nguy hại
Các chất
thải y tế
Chất thải
phi nông
nghiệp

Nguồn

Thành
phần
Thức ăn,
nhựa, giấy,
thủy tinh

Các khu
thương
mại gần

khu dân cư
Các cơ sở Xăng, dầu,
công
bùn thải,
nghiệp
xỉ thải, các
chất hữu

Bệnh viên Mô, mẫu
máu, bơm
kim tiêm

Lượng phát sinh (tấn/năm)
Đô thị
Nông thôn Tổng cộng
6.400.000

6.400.000

12.800.000

126.000

2.400

128.400

-

-


21.500

8.266.000

7.172.000

15.459.900

Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, 2013
b. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị của Việt Nam


12

Hiện nay mới chỉ có gần 3/4 rác thải đô thị Việt Nam được thu gom. Các
đô thị có tỉ lệ thu gom chất thải cao là các đô thị đã thực hiện tốt việc xã hội
hóa trong thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt. Cả nước hiện có khoảng
150 đơn vị hoạt động tổng hợp hoặc chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý chất
thải rắn ở 93 thành phố và thị xã, trong đó chỉ có một số doanh nghiệp tư nhân
còn lại là các doanh nghiệp công ích và đơn vị sự nghiệp hành chính có thu
(Cục bảo vệ môi trường, 2009)
Thành phố Hồ Chí Minh được coi là 1 trong 2 thành phố đi đầu trong cả
nước về xã hội hóa công tác thu gom vận chuyển chất thải. Thu gom vận
chuyển chất thải rắn do Công ty môi trường đô thị quản lý chung. Công ty thu
gom 55- 60% lượng chất thải rắn. Còn lại là các đơn vị môi trường đô thị của
các quận huyện thu gom khoảng 20% và các hợp tác xã vận tải thu gom
khoảng 20-25%. Tỷ lệ tham gia vào công tác thu gom vận chuyển chất thải
sinh hoạt giữa các thành phần tư nhân và nhà nước ở Tp. Hồ Chí Minh là 40%
và 60% (8).

Ở Hà Nội, ngoài Công ty TNHH Nhà nước một thành viên (URENCO
Hà Nội) chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt đô thị, còn
có một số công ty tư nhân như: Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường Thăng
Long; Công ty cổ phần Tây Đô; Công ty cổ phần Xanh; Hợp tác xã Thành
Công. Đặc biệt, Cơ quan Hợp tác Quốc tế của Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ
cho Hà Nội triển khai Dự án phân loại rác tại nguồn (3R).
Mặc dù trong những năm qua Nhà nước đã quan tâm và đầu tư nhiều cho
các đô thị về quản lý chất thải rắn. Một số đô thị đã có những dự án lớn sử
dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách để thực hiện các dự án phân loại
rác thải tại nguồn, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tuy vậy công tác
quản lý chất thải rắn đô thị còn tồn tại một số vấn đề lớn như sau:


13

Các dự án mới chỉ tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách nhất như thu
gom, vận chuyển và xử lý sơ bộ chất thải rắn sinh hoạt...do thiếu cơ chế và
thể chế trong lĩnh vực quản lý và kiểm soát ô nhiễm, nguồn vốn hạn hẹp nên
tính đồng bộ và thống nhất của các dự án không cao, nhất là sự phối hợp giữa
các dự án trong cùng khu vực liên quan đến một vùng lãnh thổ
Các hoạt động quản lý chất thải rắn ở các đô thị chưa thống nhất, mới
chỉ ở trong giai đoạn thí điểm và thiếu sự phối hợp, khác biệt về lựa chọn
công nghệ, phương pháp điều hành, chưa được tổng kết đánh giá để nhân
rộng ra nhiều địa phương.
Hiện nay, hầu hết các công ty môi trường đô thị các tỉnh vẫn phụ thuộc
rất nhiều vào các nguồn bao cấp từ ngân sách của Chính phủ, sản xuất, kinh
doanh thụ động, hiệu quả chưa cao, năng lực thu gom, xử lý RT sinh hoạt còn
thấp.
Chi phí cho dịch vụ quản lý chất thải rắn còn thấp. Tổng chi phí cho cơ
sở hoạt động quản lý chất thải rắn chủ yếu là chi cho hoạt động thu gom và

vận chuyển chất thải. Chi phí tiêu huỷ chất thải tương đối thấp. Khó khăn chủ
yếu đối với việc đảm bảo tính bền vững của các hoạt động đầu tư chủ yếu vẫn
là chi phí tài chính để vận hành các hệ thống quản lý chất thải.
c. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn
Hiện nay nhà nước mới chủ yếu đầu tư quản lý chất thải rắn đô thị, việc
quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn còn thiếu nhiều khâu từ cơ chế, chính
sách đến trang thiết bị, cơ sở hạ tầng. Đã xuất hiện một số mô hình về quản lý
chất thải rắn nông thôn, tuy vậy mới dừng lại ở các mô hình thí điểm từ
nghiên cứu đề tài khoa học, dự án thí điểm hoặc tự phát do dân quá bức xúc
mà đứng ra tổ chức. Từ những lý do trên mà tỷ lệ chất thải rắn được thu gom
rất thấp, chất thải rắn khu vực nông thôn hiện nay chủ yếu là đổ lộ thiên và
đốt thủ công.


14

Kết quả điều tra của dự án từ các huyện cho thấy tỷ lệ thu gom rác thải
sinh hoạt rất thấp, đặc biệt ở các huyện miền núi như Eakar - Đăc Lắc: 2,7%
và vùng biển như Giao Thủy – Nam Định: 3,64% (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở một số huyện
Huyện
Thuận Thành Bắc Ninh
Nho Quan –
Ninh Bình
Bình Xuyên
-Vĩnh Phúc
Giao Thủy –
Nam Định

Tỉ lệ thu gom

RTSH(%)
29,2
5,8
3,7
3,64

Huyện
Kim Động - Hưng
Yên
Phổ
Yên
-Thái
Nguyên
Quế Sơn - Quảng
Ninh
Eakar - Đắc Lắc

Tỉ lệ thu gom
RTSH(%)
14,0
9,7
8,0
2,7

Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường (2014)
Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các thị trấn có khá hơn nhiều đạt từ
15-70%. Số lần thu gom rác 2-7 lần/tuần. Có 6/7 thị trấn đã có tổ thu gom do
tổ dân phố hoặc UBND thị trấn thành lập, mỗi tổ có từ 2-4 người. Riêng thị
trấn Hương Canh do 1 cá nhân đứng ra tự thu tiền và thu gom cho phố chính,
tỷ lệ thu gom RT sinh hoạt ở một số thị trấn được thống kê trong Bảng 1.3.



15

Bảng 1.3. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở một số thị trấn
Thị trấn

Tỷ lệ thu gom
RTSH (%)

Hồ -Bắc Ninh

55

Nho Quan –Ninh Bình

65

Hương Canh-Vĩnh Phúc

15

Tam Điệp - Ninh Bình

50

Thị trấn

Tỷ lệ thu
gom RTSH

(%)

Quất Lâm – Nam
20
Định
Giao Thủy – Nam
70
Định
Lương Bằng –Hưng
30
Yên
Quế Sơn - Quảng
40
Ninh
Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường (2014)

Theo kết quả điều tra của dự án: “ Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu
gom, xử lý RTSH cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã” đã có 85,7% số
thị trấn và 28,5% số xã đã có tổ thu gom RTSH. Hoạt động của các tổ thu
gom không thường xuyên, số lần thu gom ở cấp xã 0,5-2 lần/tuần, đối với thị
trấn từ 2-6 lần/tuần là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ở địa phương mặc dù
đã có tổ thu gom nhưng tỷ lệ thu gom vẫn rất thấp và tình trạng ứ đọng RT
sinh hoạt trong khu dân cư là phổ biến.
Thiết bị thu gom ở nông thôn do người lao động tự trang bị, thiếu cả về
số lượng và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường trong thu gom.
Theo số liệu điều tra nghiên cứu có tới 70% số thị trấn và 100% thiếu phương
tiện thu gom, 30% số xã chưa có phương tiện thu gom, 100% số xã, thị trấn
chưa có phương tiện vận chuyển đúng quy cách (Cục Bảo vệ môi trường,
2006)
Một số biện pháp xử lý RT đang được áp dụng tại một số địa bàn thuộc

thị trấn, xã như: đổ bữa bãi ven đường; các gia đình tự xử lý và đổ thành bãi
rác lộ thiên (Bảng 1.4 và Bảng 1.5).
Bảng 1.4. Thống kê các biện pháp xử lý chất thải rắn ở một số thị trấn
Đơn vị: % khối lượng rác


16

Địa
phươn
g

Hồ

Nho
Qua
n

Hươn
g
Canh

Vân
Đình

Quất
Lâm

Lâm


Lương
Bằng

Trung
bình

20

15

50

50

75

20

25

36,43

25

30

25

-


5

10

45

23,33

55

65

15

50

15

70

30

42,56

Giải pháp
Đổ ven
đương
Gia đình tự
xử lý
Bãi rác lộ

thiên

Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường (2014)
Bảng 1.5. Thống kê các biện pháp xử lý chất thải rắn một số xã
Đơn vị: % khối lượng rác
Địa
phương
Trí

Gia

m

Thanh
Lăng

50
40
10

35
65
0

40
60
0

Phươn
g Tú


An
Mỹ

Giao
Yến

Ngọc Trung
Thanh bình

Giải pháp
Đổ ven đương
Gia đình tự xử lý
Bãi rác lộ thiên

45
90
0
50
44,29
20
10
30
25
34,29
35
0
70
25
20

Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường (2014)

1.2 Ảnh hưởng của RTSH đối với sức khỏe cộng đồng

Việc quản lý và xử lý RTSH không hợp lý không những gây ô nhiễm
môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với
người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất
thải... Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da
liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.
Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi
chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người


17

này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất
độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình
làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về
cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác. Các
bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề
này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa
nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như
AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân...
Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người
làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương. Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là
kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy
sinh học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật,
nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy
hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động

lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả
năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ
3... Chất thải nông nghiệp, đặc biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong
những vấn đề bức xúc của người nông dân.
Có những vùng, chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm cả không khí,
nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khoẻ người dân ở nông thôn. Trong
một điều tra tại tỉnh Thái Nguyên đối với 113 hộ gia đình chăn nuôi từ 20 con
lợn trở lên đã cho thấy gần 50% các hộ có nhà ở gần chuồng lợn từ 5-10m và
giếng nước gần chuồng lợn 5m thì tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc
và số trứng giun trung bình của người chăn nuôi cao gần gấp hai lần tỷ lệ
nhiễm ký sinh trùng đường ruột của người không chăn nuôi và có sự tương


18

quan thuận chiều giữa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột với ký sinh trùng
trong đất ở các hộ chăn nuôi ( Đại học Y khoa Thái Nguyên, 2015).
1.3. Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng
1.3.1 Cơ sở lý luận quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng
* Khái niệm về cộng đồng và tổ chức cộng đồng
Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng. Thông thường, cộng đồng
được hiểu là tập hợp những người có chung lịch sử hình thành, có chung địa
bàn sinh sống, có cùng luật lệ và quy định hay tập hợp những người có cùng
những đặc điểm tương tự về kinh tế - xã hội và văn hoá.
Cũng có quan niệm khác, cộng đồng là một nhóm người có chung sở
thích và lợi ích, có chung địa bàn sinh sống, có chung ngôn ngữ (hoặc loại
ngôn ngữ) và có những đặc điểm tương đồng.
Hiện nay ở nước ta, thuật ngữ cộng đồng đã được sử dụng khá phổ biến
trong đời sống kinh tế xã hội. Cộng đồng có thể là một nhóm nhỏ dân cư (ví
dụ như cộng đồng dân cư ở một thôn, xã, cộng đồng những người tái chế chất

thải của một thôn, một xã…), hoặc có thể là cộng đồng dân cư của một dân
tộc, nhiều dân tộc cùng chung các điểm tương đồng (cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài, cộng đồng quốc tế những nước nói tiếng Pháp, cộng đồng
các nước ASEAN,…).
Tuỳ theo lịch sử hình thành hay đặc điểm của cộng đồng, có các loại cộng
đồng sau:
- Cộng đồng người địa phương, là những người có quan hệ gần gũi với
nhau, thường xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh sống;
- Cộng đồng những người có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất
(cộng đồng các nhà nghiên cứu, cộng đồng doanh nhân,…);


19

- Cộng đồng những người có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất,
màu da (cộng đồng người dân tộc thiểu số, cộng đồng người da màu,
…);
- Cộng đồng có quan niệm chung về các vấn đề quan hệ xã hội, có chung
mục tiêu, quan điểm chung về giá trị, cùng tham gia vào quá trình ra
quyết định (cộng đồng các nước ASEAN, các nước Pháp ngữ,…).
Tổ chức cộng đồng là một khối liên kết của các thành viên trong cộng
đồng vì những mối quan tâm chung và hướng tới một quyền lợi chung, hợp
sức với nhau để tận dụng tiềm năng, trí tuệ của nhau để cùng thực hiện một
hoặc nhiều vấn đề.
Ở Việt Nam, hiện đang có các loại tổ chức cộng đồng sau đây:
- Tổ chức cộng đồng thành lập theo pháp luật về hội, như liên hiệp hội,
tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ;
- Tổ chức cộng đồng dưới dạng nhóm tự quản như: bản, ấp, nhóm dự án,
nhóm sở thích, câu lạc bộ, tổ hoà giải, tổ dân phố,… Các tổ chức này
không có luật quy định thành lập hay cấm thành lập;

- Tổ chức cộng đồng thành lập theo quy định pháp lý về kinh tế, hợp tác,
như: tổ hợp tác, hợp tác xã,…
* Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng
Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự tham gia của cộng đồng:
Paul (1987) cho rằng, phát triển cộng đồng là một quá trình tích cực mà
cồng đồng tác động đến hướng và việc thực hiện dự án phát triển nhằm nâng
cao phúc lợi của họ về mặt thu nhập, phát triển cá nhân, niềm tin cá nhân hoặc
các giá trị khác mà họ mong muốn.
Tổ chức phát triển Quốc tế Canada (CIDA) quan niệm tham gia cộng
đồng là thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự
án từ thiết kế, thực hiện và đánh giá dự án với mục tiêu nhằm xây dựng năng


20

lực của người nghèo để duy trì được cơ sở hạ tầng và kết quả mà dự án đã tạo
ra được trong quá trình thực hiện, và tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ
quan tài trợ rút khỏi dự án. Cách tiếp cận này được sử dụng khá phổ biến
trong các lĩnh vực, các dự án trên thế giới.
a. Trách nhiệm của cộng đồng trong việc quản lý môi trường RTSH
Xây dựng “hương ước”, quy định của cộng đồng dân cư về quản lý môi
trường: Phí môi trường (rác thải, nước thải)
- Bàn bạc thống nhất có sự tham gia của cả cộng đồng với đầy đủ các
thành phần sống trong khu dân cư (các thành phần trong hệ thống chính trị,
đoàn thể, các hội,...) về quy hoạch, bố trí bãi đổ rác thải, chôn lấp rác, xử lý
rác, nhà xưởng nghiền phân.
- Quy chế giám sát của cộng đồng việc thực hiện các quy định của cộng
đồng về quản lý MT.
b. Lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng
Hiện nay, rất nhiều hình thức lập kế hoạch có sự tham gia khác nhau liên

quan đến hình thức và mức độ tham gia của cộng đồng. Lập kế hoạch có thể
do cộng đồng khởi xướng dựa trên nội lực cộng đồng hoặc kêu gợi sự hỗ trợ
từ bên ngoài (tiếp cận ngang); hoặc bản kế hoạch do cơ quan nghiên cứu đề
xuất và ký hợp đồng với dân để triển khai (tiếp cận dọc). Dựa trên các hình
thức tham gia, 4 hình thức sau có thể được chia ra như sau:
Hình thức hợp đồng: Cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức phi chính phủ hợp
đồng với nông dân để cung cấp các dịch vụ. Các hình thức giao đất, giao rừng
và ký hợp đồng cam kết trồng rừng đã được thực hiện nhiều nơi ở Việt Nam.
Hình thức tư vấn: Các nhà khoa học, các chuyên gia hỏi ý kiến về các trở
ngại của cộng đồng và đưa ra giải pháp
Hình thức hợp tác: Các cơ quan, các nhà chuyên môn hợp tác với nhau
như là các thành viên cùng tham gia lập kế hoạch môi trường.


21

Hình thức hiệp hội: Các cơ quan, tổ chức, liên kết với hội nông dân, hội
phụ nữ, v.v... lập kế hoạch triển khai tại địa phương.
Các nhà quản lý ở địa phương, nhân viên thực hiện dự án và năng lực
của các đại diện cộng đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành
công của quá trình lập kế hoạch có sự tham gia. Hình thức tiếp cận hợp tác
hoặc hiệp hội tương phản rõ ràng so với hình thức hợp đồng thông thường.
Người dân trở thành các đối tượng thụ động trong các hình thức hợp đồng và
chỉ có một số ít người dân có cơ hội tham gia dự án. Trong khi đó, người dân
hoặc các tổ chức dân sự xã hội trong cộng đồng tích cực tham gia hoạt động
lập kế hoạch từ phác thảo đề cương và xác định các vấn đề môi trường của
cộng đồng đến các hoạt động triển khai cụ thể trên hiện trường
d. Các bước xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào
cộng đồng
- Điều tra, khảo sát tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt của địa

phương.
- Tuyên truyền vận động người dân và chính quyền hưởng ứng việc thu
gom, xử lý rác.
- Lên phương án khả thi về xây dựng và tổ chức thực hiện.
- Dựa trên phương án khả thi, phân bổ nguồn kinh phí do Tổ chức ủng hộ
và phần kinh phí do tỉnh, huyện và nhân dân cần phải đóng góp để thực
hiện.
- Tổ chức đội thu gom, vận chuyển và xử lý rác.
- Tuyên truyền, tập huấn cho người dân từ khâu phân loại khi bỏ rác vào
thùng và có thói quen đổ rác như ở các thành phố.


22

- Việc phân loại rác được tiến hành từ các gia đình, tại trạm tiếp tục lựa
chọn, phân loại tiếp trong quá trình tập kết, đổ rác.
- Xây dựng trạm xử lý rác cho nông thôn đảm bảo quy chuẩn kĩ thuật môi
trường.
1.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã Sơn Diệm
1.4.1. Vị trí địa lý xã Sơn Diệm
Sơn Diện là 1 xã miền núi thuộc huyện Hương Sơn, nằm về phía tây bắc
của tỉnh Hà Tĩnh:
+ Phía bắc giáp xã Sơn Quang.
+ Phía tây giáp xã Sơn Tây.
+ Phía bắc giáp thị trấn Phố Châu
+ Phía nam giáp xã Sơn Hàm
Xã bao gồm 9 thôn với tổng điện tích tự nhiên 3.680,49ha dân số hiện
nay là 11.684 người
1.4.2. Điều kiện tự nhiên
+ Khí hậu: Khí hậu xã Sơn Diệm không có sự khác biệt với khí hậu của

tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh Trung Bắc Bộ. Khí hậu mang nền khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nóng, ẩm, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa khô: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình
22-230C; Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình từ 14-15 0C. Biên
độ nhiệt ngày và đêm trung bình 7- 8 0C, các tháng 4,9,10, sự chênh lệch giữa
nhiệt độ tối cao và tối thấp lớn nên ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi.
Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, các tháng này mưa nhiều, độ
ẩm trung bình 85%, tháng 8 có lượng mưa nhiều nhất với số ngày mưa trung
bình trong tháng là 17 ngày. Vào mùa này nhiệt độ tối đa có thể nên đến 410C.


23

Điều kiện khí hậu của xã nhìn chung tương đối thuận lợi cho sinh hoạt,
sản xuất và sự sinh trưởng phát triển của thảm thực vật nhiệt đới. Tuy nhiên
do nhiệt chênh cao trong ngày vào một số tháng rất cao nên cần chú ý đến các
biện phát bảo vệ cho cây trồng, vật nuôi cũng như đời sống sinh hoạt.
+ Thủy Văn : Các suối và các phụ lưu bắt nguồn từ các dãy núi đổ ra
sông Ngàn Phố tạo thành hệ thống thủy văn phân bố đều trên địa bàn của xã
là nguồn cung cấp nước cho tưới tiêu cũng như đời sống sinh hoạt của nhân
dân. Đặc điểm của hệ thống thủy văn này là ít nước, dòng chảy chậm vào mùa
khô, lưu lượng nước lớn và có thể gây ngập úng vào mưa.
Nhìn chung hệ thống thủy văn trên địa bàn xã phân bố đều nên thuận lợi
trong khai thác, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi cung cấp nước phục
vụ sản xuất và sinh hoạt.
1.4.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
+ Đặc điểm kinh tế
- Kinh tế của người dân chủ yếu thu nhập từ nông nghiệp kết hợp với
kinh doanh thương mại dịch vụ
+ Văn hóa xã hội

- Trên địa bàn xã có 4 trường học: 02 trường mầm non, 01 trường tiểu
học, 01 trường THCS; 01 trạm y tế, 01 phòng khám đa khoa khu vực; 9/9 nhà
văn hóa thôn, có 09 thôn có cụm loa phát thanh.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu


24

Xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại xã
Sơn Diệm huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
-

Thời gian: 01/12/2015 đến 21/01/2016
Không gian: Trên địa bàn xã Sơn Diệm
2.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được quy trình thực hiện mô hình quản lý rác thải sinh hoạt
dựa vào cộng đồng
- Áp dụng mô hình quản lý rác dưa vào cộng đồng tại xã Sơn Diệm
huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh
2.2.2 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải tại xã Sơn Diệm huyện
Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh
+ Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
+ Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
+ Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Tìm hiểu về hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
xã Sơn Diệm
+ Về phương tiện thu gom, vận chuyển, nhân lực duy trì: Số lượng,
chủng loại phương tiện thu gom, vận chuyển; Số lượng nhân công thu gom,
vận chuyển.
+ Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Phương pháp thu gom; Tần
suất, thời gian thu gom; các điểm tập kết, hiệu suất thu gom
+ Tình hình phân loại; phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Nghiên cứu để xây dựng quy trình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào
cộng đồng tại xã Sơn Diệm huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh


25

- Áp dụng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại xã
Sơn Diệm huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập những số liệu, tài liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên, tình hình phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội và hiện
trạng môi trường của địa phương được lưu giữ tại UBND xã Sơn Diện
- Thu thập các văn bản pháp quy có liên quan
- Với phương pháp kế thừa các thông tin có sẵn, những số liệu thu thập
được sẽ đầy đủ và chính xác hơn.
2.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát
- Xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra dành cho người dân và cán bộ địa
phương
- Đề tài dự kiến khảo sát
+ 40 phiếu dành cho người dân
Với 40 phiếu điều tra dự kiến khảo sát 4 thôn là thôn 1, thôn 2, thôn 4 và

thôn 5 mỗi thôn sẻ tương ứng với 10 phiếu
+ 10 phiếu dành cho cán bộ địa phương
Với 10 phiếu điều tra dự kiến sẻ khảo sát 4 thôn là thôn 1 (3 phiếu), thôn
2 (2 phiếu), thôn 3 (2 phiếu) và thôn 5 (3 phiếu)

2.3.3 Phương pháp tham vấn cộng đồng (PRA)
Là cách thức và phương pháp được dùng để tiếp cận thực hiện một quá
trình thông tin hai chiều giữa người dân giưa cộng đồng và nhóm công tác
PRA (nhóm phát triển cộng đồng ở ngoài vào cộng đồng) để nhằm thu hút và
khuyến khích tính chủ động tham gia, tính sáng tạo và trí tuệ của mọi người


×