Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TỔNG HỢP CÁC BÀI phân tích Từ ấy TRÀNG GIANG ĐÂY THÔN VĨ DẠ NHÂN VẬT TNU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.49 KB, 9 trang )

Phân tích bài thơ “Từ ấy” của
Tố Hữu
Đề bài: Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
Bài làm
Bài thơ “Từ Ấy” nằm trong tập thơ cùng tên, được Tố Hữu sáng tác vào năm 1938, đã
đánh dấu sự trưởng thành trong lí tưởng của người thanh niên cách mạng. Bài thơ là tiếng
reo vui sướng, hạnh phúc của một người trẻ vẫn đang trên con đường tìm kiếm lẽ sống thì
gặp được ánh sáng của lí tưởng, của Đảng, của cách mạng.
“Từ ấy” là một từ để chỉ thời gian, là mốc son đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc
đời và trong cả tâm hồn của nhà thơ. Giây phút ấy khiến nhà thơ vui mừng đến nỗi không
thể định nghĩa chính xác được, chỉ biết là “từ ấy”.
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
Một loạt những hình ảnh ẩn dụ “ bừng nắng hạ”, “ mặt trời chân lí”, “chói qua tim” được
nhà thơ sử dụng tài tình. Người thanh niên vẫn đang loay hoay trong bóng tối của mùa
đông mù mịt, chưa tìm thấy lối đi, chưa tìm thấy lí tưởng thì mặt trời bỗng bừng lên xua
tan bóng tối, soi đường chỉ lối cho anh. “Bừng nắng hạ” – đó là ánh nắng mùa hè chói
chang, mạnh mẽ và rực rỡ, đủ để soi rọi sau những ngày tăm tối. Đó là ánh sáng đến từ
“trong tôi”, từ trái tim người chiến sĩ trẻ. Sự xuất hiện của lí tưởng Đảng, của cách mạng
đã soi sáng cho tâm hồn nhà thơ, như soi rọi cả những góc khuất nhất trong con người,
khiến cho cả con người người chiến sĩ trẻ bừng tỉnh ngộ sau những đêm dài tối tăm.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Tố Hữu đã ví “hồn tôi” với “vườn hoa lá”. Với cách so sánh độc đáo này, nhà thơ đã
khiến một thứ vô hình trở nên hữu hình, sinh động trước mắt người đọc. Tâm hồn người
chiến sĩ trẻ, được ví như một vườn hoa lá, được tắm ánh mặt trời ấm áp và đang sinh sôi
nảy nở rất tươi tốt, đầy những thứ hoa thơm quả ngọt, rất “đậm hương”, thu hút bao nhiêu
chim chóc về đây, rộn ràng ca hót. Đây có thể coi là một khổ thơ hay nhất, sinh động nhất
trong bài thơ, khiến cho người đọc cũng có thể cảm nhận được sự háo hức, say sưa, rạo
rực và tràn đầy nhiệt huyết của nhà thơ khi tìm được lí tưởng của mình.
Từ giác ngộ lí tưởng, người chiến sĩ trẻ tuổi tiếp tục chọn cho mình một lẽ sống mới:




“ Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Nhà thơ tự nguyện “buộc” lòng mình với mọi người, tự nguyện gắn mình với những
người dân lao động, với tất cả đồng bào Việt Nam. Ông tự nhận mình cũng là một người
đứng trong hàng ngũ những người dân lao động, cùng ăn, cùng ngủ, cùng chia sẻ cay
đắng ngọt bùi với nhau, để trở thành một gia đình lớn. Tình cảm trang trải khắp nơi, họ
yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau. Những người cùng khổ, họ dễ cảm thông, chia sẻ
với nhau hơn. Từ “khối đời” là một từ rất trừu tượng, nhưng đã khái quát được lòng
mong ước xây dựng một tập thể quần chúng vững chắc, gần gũi, thân thiết như ruột thịt
để tạo nên một sức mạnh không gì sánh nổi.
Phân tích bài
thơ Từ ấy
của Tố Hữu
Bốn câu thơ
tiếp theo là
sự khẳng
định của nhà
thơ về vai
trò, vị trí của
mình:
“Tôi đã là
con của vạn
nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”

Tố Hữu hòa mình với nhân dân, đã tự nguyện trở thành con, thành em, thành anh của bao
quần chúng lao động cực khổ, những con người với kiếp sống “phôi pha”, sống hôm nay
chưa biết đến ngày mai, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những đứa trẻ tội nghiệp
nghèo khổ đói rách. Từ “là” được nhà thơ sử dụng lặp đi lặp lại, như khẳng định một
cách chắc chắn mối quan hệ giữa mình và nhân dân lao động, cũng như một lời khẳng


định vai trò của mình đối với người dân, với cộng đồng và xã hội. “Cù bất cù bơ” – một
tính từ vô cùng mới mẻ, như những lời nói thường ngày của những người lao động nói
chuyện với nhau. Cuộc sống bơ vơ, tác giả nói mình, nhưng cũng là nói chung những
người dân quanh mình, những người anh em của mình, đồng thời bày tỏ lòng xót thương
của nhà thơ trước tình cảnh bất công, trái ngang của cuộc đời.
“Từ ấy” là tiếng reo vui không chỉ của nhà thơ, mà còn là của cả một thế hệ thanh niên
khi tìm thấy lí tưởng của Đảng, nguyện chiến đấu hết mình vì lí tưởng, vì nhân dân, vì đất
nước. Họ là những người chiến sĩ trẻ, mang trong mình nhiệt huyết, mang trong mình lí
tưởng, và lòng yêu thương đồng bào, yêu thương đất nước. Có thể nói, thơ của Tố Hữu là
thơ của nhân dân, những lí tưởng cao đẹp được diễn tả bằng những từ ngữ lãng mạn
nhưng cũng vô cùng giản dị, gần gũi, là đại diện cho một lớp nhà thơ mới.

Phân tích nhan đề và lời đề từ
bài thơ Tràng Giang của Huy
Cận
Đề bài: Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.

Bài làm
Huy Cận là nhà thơi tiêu biểu của phong trào Thơ mới với hai phong cách sáng tác theo
từng thời kì của lịch sử. Một giọng thơ u uất, sầu não trước cách mạng tháng Tám đối lập
với giọng thơ sôi nổi, hào hùng sau cách mạng tháng Tám. Bài thơ “Tràng giang” tiêu
biểu cho phong cách u uất, não nề của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám với nhiều
nỗi niềm, trăn trở. Đặc người người đọc ấn tượng với nhan đề và lời đề từ độc đáo.

Nhan đề chính là cửa ngõ, là điểm xuất phát để người đọc có thể lần mò theo đó khám
phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Và bài thơ “Tràng giang” cũng vậy, ý nghĩa,
nỗi niềm thầm kín được gửi trọn trong nhan đề vẻn vẹn hai từ “Tràng giang”. Mỗi nhan
đề đều toát lên ý nghĩa riêng biệt làm nổi bật lên chủ đề, tư tưởng của tác phẩm đó.
Một số nhan đề có tính chất gợi mở, một số nhan đề khằng định nội dung. Tuy nhiên,
sáng tạo theo cách viết nào thì nó cũng bao hàm những dụng ý nghệ thuật riêng. Nhan đề
của bài thơ có tên “Tràng giang” với vần “ang’ chủ đạo vừa có ý nghĩa gợi mở, vừa tạo
nên sự u buồn dai dẳng và nặng nề, cứ triền miên trong tâm thức của tác giả. “Tràng
giang” hay còn gọi là “trường giang” là một từ hán việt ý chỉ con sông dài. Nhưng tác giả
lại lấy tên “Tràng giang” chứ không phải “Trường giang”. Bởi vốn dĩ “Trường giang” chỉ


có ý nghĩa chỉ con sông dài đơn thuần như thế; nhưng ngược lại “Tràng giang” vừa nói
con sông dài mênh mông, vừa nói lên tâm trạng, nỗi niềm của chính tác giả. Vần “ang”
kéo dài ra như nỗi niềm của Huy Cận chưa bao giờ vơi khi đứng trước con sông Hồng
rộng lớn mênh mông này. Và hình ảnh cụ thể của dòng “tràng giang” có lẽ là dòng sông
Hồng. Sông Hồng là điểm nhấn khơi gợi cảm xúc của tác giả, đồng thời chồng chất
những bế tắc không lối thoát cho những con người muốn đổi mới nhưng không tìm được
con đường đi riêng cho chính mình. Như vậy nhan đề “Tràng giang” đã được làm sáng
rõ, với ý nghĩa sâu xa như vậy.
Phân tích nhan đề và lời đề từ
của “Tràng Giang” – Huy Cận
Còn về lời đề từ, không phải
bài thơ nào cũng có. Thực ra
lời đề từ chính là tiêu điểm thâu tóm nội dung của tác phẩm, nhưng nội dung này chỉ là ở
bề chìm, yêu cầu người đọc cần phải đi sâu khai thác mới có thể khám phá ra điều này.
Lời đề từ của bài “tràng giang” là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, một câu thơ
thốt lên nhưng đầy ẩn ý nội dung và nghệ thuật. Dường như âm điệu chủ đạo của lời đề từ
là sự nhẹ nhàng, buồn man mác, buồn len lỏi vào tâm hồn của con người. Với biện pháp
đảo trật tự cú pháp “bâng khuâng” lên đầu câu, Huy Cận đã khiến người đọc vướng vào

những tâm sự không thể giãi bài, cũng như khó có thể nói ra cùng ai.
Huy Cận muốn mở ra một không gian rộng lớn, mênh mông của dòng sông để đi sâu vào
chiều dài, chiều sâu của lòng người. Hẳn đây là một dụng ý nghệ thuật tuyệt vời mang
đến cho người đọc nhiều cảm xúc khác nhau. Huy Cận đứng trước sông Hồng nhưng lại
nhớ chính con sông này, có chăng là tâm sự đứng trước nhiều con đường, nhiều ngã rẽ
nhưng lại không biết chọn con đường đi nào trọn vẹn nhất.
Với nhan đề và lời đề từ đầy ý nghĩa như thế nào, bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận đã
có sức ám ảnh lớn đối với người đọc.

Phân tích bức tranh thiên nhiên
trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Đề bài: Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Bài làm


Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. Nỗi đau về bệnh tật, nỗi đau về một
kiếp sống ngắn ngủi đã khiến cho những vần thơ của ông thấm đẫm một nỗi buồn da diết.
“Đây thôn Vĩ Dạ” cũng là một bài thơ được nhà thơ sáng tác vào những năm cuối đời của
mình, với nỗi niềm tiếc nuối với mối tình với cô gái trong mộng chưa kịp chớm nở đã bị
số phận trớ trêu cắt đứt. Bài thơ cũng là một bức tranh về thôn Vĩ Dạ thơ mộng bên bờ
sông Hương, thật đẹp, những vẫn thấm đẫm một nỗi buồn da diết, bâng khuâng của Hàn
Mặc Tử.
Sau câu hỏi đầu tiên: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”, câu hỏi vừa như một lời trách
móc nhẹ nhàng, vừa như một lời mời về với thôn Vĩ Dạ, toàn bộ cảnh vật nơi đây hiện
dần lên qua những dòng thơ của Hàn Mặc Tử.
“Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Khung cảnh thôn quê mộc mạc nhưng cũng vô cùng đẹp đẽ hiện lên trước mắt người đọc
qua từng câu thơ. Từ cổng vào, đã thấy hàng cau thẳng tắp, xanh mướt. Từng tia nắng

chiếu trên hàng cau ấy. Nắng mới lên là một màu nắng nhạt, không quá chói chang và
cũng không gây ra cảm giác nóng nực của nắng trưa. Nắng mới lên trải đều lên hàng cau,
biểu hiện cho một sức sống mãnh liệt, một vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn, sinh động. Vào
đến sâu trong vườn, cũng lại chỉ thấy một màu xanh của cây cối, của lá trúc. Cả khu vườn
xanh mướt, mượt mà đến lạ lùng. Từ “mướt” ở đây, để chỉ một màu xanh bóng, tựa như
mọi nơi đều là màu xanh, xanh đến lạ lùng. Màu xanh ngọc ở đây ,cũng có thể là do nắng
chiếu xuyên qua lá tạo thành màu xanh ngọc, cũng có thể là do nắng chiếu lên những giọt
sương sớm còn đọng trên phiến lá tạo thành những viên ngọc long lanh, đẹp tuyệt vời.
Trong không gian xanh mộc mạc, giản dị nhưng cũng tuyệt đẹp đó, con người xuất hiện
khiến cho cảnh vật càng trở lên sinh động. Tác giả không nói rõ người ấy là ai, cũng
chẳng rõ hình dáng khuôn mặt, chỉ biết người ấy ẩn ẩn hiện hiện sau màu xanh của lá
trúc. Đó cũng có thể là một người đang chăm sóc vườn, cũng có thể là một người khách
đến thăm.
Phân tích bức
tranh thiên
nhiên trong
bài thơ Đây
thôn Vĩ Dạ


Chỉ với vài nét phác họa, nhưng cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ dần dần hiện ra trước mắt người
đọc. Cũng có thể do thời gian đã lâu, nên những gì còn đọng lại trong tâm trí Hàn Mặc
Tử chỉ là những gì nổi bật nhất, đặc trưng nhất mà thôi. Nhưng cũng chỉ cần có thể, một
bức tranh nơi làng quê giản dị, mộc mạc nhưng cũng đầy thơ mộng đã được vẽ nên chỉ
với vài nét bút. Không chỉ thế, ẩn sau từng câu chữ tả cảnh, cũng được gửi gắm trong đó
nỗi lòng nhà thơ, một niềm hi vọng, một nỗi khát vọng sống mãnh liệt.
Phóng mắt ra xa, chính là trời đất, gió mây, sông nước:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”
Tuy vẫn là cảnh thiên nhiên, nhưng nó đã bị vương một chút gì đó của sự tan rã, chia ly.
Gió thổi mây bay, từ xưa đến nay gió với mây vốn vẫn luôn quấn quýt với nhau, chẳng
mấy khi tách rời. Vậy mà ở đây, gió đi một đường, mây đi một nẻo, hai con đường ấy
không trùng nhau. Gió với mây chia ly, dòng nước cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh. Tất
cả như dừng lại vì chán nản, chỉ còn những bông hoa bắp ở hai bên bờ khẽ khàng lay
động, như vô tình không biết, hay có lẽ là đang quan tâm, an ủi dòng sông đang buồn
trước cảnh chia ly. Giữa cảnh thực, Hàn Mặc Tử bỗng lại vẽ lên con thuyền và bến sông
trăng. Thuyền sắp đi, liệu có chờ kịp trăng để chở trăng về tối nay. Cái mờ ảo thấm đẫm
từng câu thơ, hư hư thực thực. Thuyền trăng, bến sông trắng, đó chỉ là những thứ mà tác
giả tưởng tưởng ra, là ảo ảnh, là sự tiếc nuối, lỡ làng của một kiếp sống dở dang với đời,
với tình.
Ở khổ thơ thứ ba, thấp thoáng đâu đó là hình ảnh người con gái trong lòng “Hàn Mặc Tử:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo xem trắng quá, nhìn không ra”
Từ “mơ” được đặt ở đầu câu, có thể hiểu đó là mơ ước, cũng có thể là giấc mơ. Người
con gái ở nơi xa luôn ở trong tim, trong tâm và đi theo cả nhà thơ vào trong mơ. Đó là do
sự nhớ mong da diết người ở phương xa, nên bất cứ lúc nào cũng có thể nhầm tưởng,
cũng có thể mơ tới. Thế nhưng, nhớ nhung thì sao, bởi vẫn là sự chia ly. Em đã là “khách
đường xa”, anh cũng chẳng thể nhìn thấy em được nữa. Vì đã là người khách đi xa, bóng
hình em cũng chỉ còn là những hình ảnh nhạt nhòa, mở ảo mà thôi. Màu áo dài trắng là
một màu đặc trưng của những người con gái Huế, tác giả cũng muốn nhắc đến vẻ đẹp
trong sáng, thánh thiện của người con gái ấy. Mãi mãi, người con gái ấy vẫn luôn đẹp
trong tâm trí nhà thơ. Thế nhưng, với một cuộc sống ngắn ngủi, nhà thơ chỉ biết thốt lên


lời than:
“Ở đây sương khói mở nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Sương khói mờ nhân ảnh, hay cũng chính là cuộc đời lắm chông gai, lắm biến cố, lắm thứ

làm người ta mờ mắt. Giữa nhân gian bụi bặm, liệu người còn ghi tạc mối tình năm ấy
hay là đã quên rồi? Câu thơ cuối, không rõ là ai hỏi ai, có thể là hà thơ hỏi người tình nơi
xa, cũng có thể là nhà thơ tự vấn chính mình. Câu hỏi cũng như tiếng kêu thắt ruột, của
một con người cuộc đời dở dang mà tình duyên cũng dang dở. Đoạn cuối khổ thơ đầy
những hình ảnh hư hư thực thực, như toàn bộ những cảm xúc tuyệt vọng, đau khổ, nhớ
nhung…đang vây lấy nhà thơ.
Về nhan đề, “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là một bài thơ tả cảnh thôn Vĩ, và đúng vậy, một
khung cảnh giản dị nhưng đầy thơ mộng đã hiện ra trước mắt người đọc. Thế nhưng,
trong cảnh ấy, vẫn thấm một nỗi buồn chia ly, nỗi nhớ nhung sâu sắc của một người đang
yêu. Bài thơ sẽ mãi là những vần thơ đẹp nhất trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của Hàn
Mặc Tử.

Phân tích nhân vật Tnú trong
“Rừng xà nu” của Nguyễn
Trung Thành
Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Bài làm
Nhà văn Nguyễn Trung Thành như một người con của mảnh đất Tây Nguyên với những
cánh rừng đại ngàn. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất phải kể đến là truyện ngắn
“Rùng xà nu”, tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ.
Nhân vật Tnú hiện lên, đại diện cho lớp người Xô Man kiên cường, bất khuất trước chiến
tranh xâm lược.
Tnú từ nhỏ đã mồ côi, thiếu thốn tình cảm của cha mẹ. Nhưng bù lại, Tnú được dân làng
bao bọc, chăm sóc. Bởi vậy mà Tnú sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm: “có cái
bụng thương núi, thương nước”. Từ khi còn là một cậu bé, Tnú được cụ Mết truyền dạy:
“Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn”. Bởi thế, cậu bé con ngày nào luon ý thức
được lí tưởng sống của buôn làng, luôn tin tưởng đi theo con đường Cách mạng. Vì vậy
dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra là một người chiến sĩ nhí gan góc táo bạo, đầy quả cảm. Bất
chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù,, Tnú đã cùng với Mai xung phong vào



rừng bảo vệ anh Quyết – một cán bộ trung kiên của Đảng. Tnú có cái đầu sáng lạ lùng
trong việc tìm đường rừng để đưa thư cho anh Quyết. Có lần vượt qua thác, chuẩn bị lên
bờ thì họng súng đen ngòm đã chĩa vào gáy lạnh ngắt. Tnú kịp nuốt lá thư của anh Quyết
vào bụng bảo đảm bí mật. Tnú bị giặc giam cầm ở ngục tù với biết bao đòn roi, thương
tích. Địch tra tấn hỏi “Cộng sản ở đâu?” Tnú đã không ngần ngại đặt tay lên bụng và nói:
“Cộng Sản ở đây này!”.Và lưng Tnú lại hằn lên những vết dao chém ngang dọc của kẻ
thù. Công việc khó khăn và đầy nguy hiểm là vậy nhưng Tnú đã làm rất tốt để dân làng
Xô man mãi tự hào ” Năm năm chưa hề có cán bộ bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng”.
Trong việc học, Tnú còn là một người nghiêm khắc với bản thân, có ý chí, nỗ lực, quyết
tâm không ngừng nghỉ. Khi học chữ thua Mai, Tnú đã tự trừng phạt cái tội hay quên của
mình: “cầm hòn đá tự đập vào đầu mình máu chảy ròng ròng”. Tnú thực sự đã mang
trong mình những tố chất cần có để mai này trở thành một người chiến sĩ Cộng Sản trung
kiên, anh dũng.
Phân tích nhân vật
Tnu trong Rừng xà
nu
Ba năm sau, Tnú
vượt ngục trở về trực
tiếp lãnh đạo dân
làng Xô man đánh
giặc. Mai – người
bạn từ thuở thiếu
thời – nay đã là vợ của Tnú và đứa con là kết quả của mối tình đẹp ấy. Song kẻ thù tàn
bạo đã dập tan ami ấm bé nhỏ của Tnú. Chúng đã giết vợ con Tnú. Tnú trước cái chết của
vợ con hoàn toàn trở nên bất lực: “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh
chồm dậy… bụng anh có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Căm
thù , Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ
con Mai. Nhưng không còn kịp nữa! Tnú bị bắt. Trước cái chết cận kề, Tnú không hề run
sợ mà anh cảm thấy mình thật bình thản vì giờ gia đình anh đã không còn. Duy còn một

điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất chính là làng Xô man của mình. Ai sẽ cùng dân
làng đánh đuổi quân giặc? Ai sẽ cùng dân làng đi theo lí tưởng của cụ Hô? Tnú hoàn toàn
không nghĩ đến mình nữa. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của
Tnú. Đó là bàn tay của trung thực, tình nghĩa, từng cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho;
từng đặt lên bụng mình mà nói: “Cộng sản ở đây này”. Bàn tay ấy cũng đã từng được Mai
nắm chặt mà khóc bằng những giọt nước mắt nóng bỏng yêu thương đồng cảm, lúc Tnú
vượt ngục trở về… Giặc đã đốt mười đầu ngón tay Tnú để thiêu rụi ý chí đấu tranh của


dân làng Xô man. Nhưng ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man lại bùng cháy. Tnú
không kêu van khi bị lửa thiêu ngón tay, mà Tnú đã thét lên một tiếng “Giết”. Người Xô
Man nhất nhất đồng loạt vùng dậy giết giặc. Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển
núi rừng, bàn tay trở thành chứng tích của tội ác và lòng hận thù mà Tnú mang theo suốt
cả cuộc đời. Lòng hận thù ấy đã biến bàn tay Tnú thành ngọn đuốc châm bùng lên ngọc
lửa nổi dậy của dân làng Xôman. Bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm
súng để Tnú lên đường rửa hận. Và cuối cùng với chính bàn tay ấy, Tnú đã xiết vào cổ
họng tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả dã thú. Từ đây , Tnú đã vượt qua mọi đau
thương và bi kịch cá nhân, tham gia lực lượng giải phóng quân để quét sạch tất cả những
thằng Dục, kẻ thù không đội trời chung với vợ con anh – còn tồn tại trên mảnh đất quê
hương. Khi đã trở thành chiến sĩ giải phóng quân, Tnú là một cán bộ có tinh thần kỷ luật
cao: tuy nhớ quê hương gia đình, nhưng phải cấp trên cho phép mới về đúng một đêm
như quy định trong giấy phép.
Nhân vật Tnú tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường đi của các
dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng. Xây dựng nhân vật Tnú cho thấy
được nét tài hoa của nhà văn Nguyễn Trung Thành khi viết về con người Tây Nguyên.



×