Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho quận Long Biên thành phố Hà Hội, giai đoạn 20152025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 109 trang )

Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đồ án này là công trình do cá nhân tôi tìm hiểu thong tin, tổng hợp số liệu,
tính toán và thiết kế, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức đã
được học. Các tài liệu tham khảo hoàn toàn là tài liệu chính thống đã được công bố.
Đồ án dựa trên sự hướng dẫn của ThS. Vũ Việt Hà– Phòng HTQT Công ty Môi
trường Đô thị số 1.
Tôi xin cam đoan đồ án này chưa được công bố ở bất kì tài liệu nào.
Một lần nữa tôi xin khẳng định sự trung thực về lời cam đoan trên và xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Phạm Thanh Sơn

1
GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1

2
GVHD: ThS. Vũ Việt Hà



SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTR

Chất thải rắn

SH

Sinh hoạt

KLR

Khối lượng riêng

PHSH

Phân hủy sinh học

CTCC

Công trình công cộng

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


GXL

Giá xây lắp

GTB

Giá thiết bị

MXD

Giá thành xây dựng

BTCT

Bê tông cốt thép

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

3
GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

DANH MỤC BẢNG


4
GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

DANH MỤC HÌNH

5
GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Tài Nguyên &
Môi Trường Hà Nội, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong
trường, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Môi Trường tôi đã được trang bị những
kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như về xã hội, giúp tôi từng bước trưởng
thành và vững vàng hơn trên con đường lập nghiệp. Đến nay tôi đã hoàn thành bài
đồ án tốt nghiệp. Xuất phát từ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân
thành cảm ơn:
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô trong trường, cùng các
thầy, cô trong Khoa Môi Trường - Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà

Nội, đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi trong những năm học tại trường để tôi có cơ
hội làm quen với môi trường làm việc thực tế.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Vũ Việt Hà là người
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành đồ án tốt nghiệp của
mình.
Tuy đã cố gắng tìm hiểu nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót do trình
độ cũng như kinh nghiệm của tôi còn hạn chế rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô để đồ án tốt nghiệp của tôi hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

6
GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Nước ta những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên
trầm trọng và phổ biến, đặc biệt tại các khu đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương... Và hiện tượng rác thải bị ứ đọng ở một số thành
phố và các địa phương khác trở thành vấn đề đáng báo động. Hầu như tất cả các các
bãi chôn lấp rác của các thành phố nước ta đều đang ở trong tình trạng quá tải.Với
các nước công nghiệp phát triển như Pháp, Nhật, Mỹ, Đức, Hà Lan… việc xử lý rác
chủ yếu sử dụng phương pháp thiêu huỷ bằng công nghệ cao, hoặc đem đi chôn lấp.
Trong khi đó, nước ta vẫn phổ biến cách đốt trực tiếp hoặc chôn lấp lộ thiên.Những
cách làm này không những không giải quyết được lượng rác tồn đọng, mà còn gây

ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Thành phố Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng cũng không ngoại
lệ, hầu hết tất cả các khu tiếp nhận và xử lý rác thải của Hà Nội đang quá tải. Cùng
với việc phân loại rác tại nguồn, hoạt động thu gom rác thải chưa đạt hiệu quả cao
(tỷ lệ thu gom từ 70% - 90%) và xu hướng lượng rác thải Hà Nội tăng đều mỗi năm.
Sẽ làm tăng thêm khó khăn cho việc thu gom và xử lý triệt để các vẫn đề rác thải
của Hà Nội.
Tính riêng quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với trên 190.000 nhân
khẩu, mật độ dân số bình quân 2,83 nghìn người trên km 2. Theo thống kê hàng ngày
lượng rác thải thu gom và vận chuyển trên địa bàn quận Long Biên trên 200
tấn/ngày. Phần lớn lượng rác thải này được vận chuyện và tiếp nhận xử lý tại khu
xử lý chất thải rắn Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm). Tuy nhiên lượng chất thải
rắn phát sinh trên địa bàn Quận là lớn hơn nhiều 200 tấn/ngày và lượng chất thải rắn
tăng cao theo thời gian. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu về các phương
pháp thu gom khoa học hơn và hiệu quả hơn không để lượng rác lớn tồn đọng trong
các khu dân cư. Đồng thời khu xử lý chất thải rắn Kiêu Kỵ tiếp nhận và xử lý một

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

7

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

phần lượng rác của huyện Gia Lâm nên tình trạng quá tải của khu xử lý chất thải rắn
Kiêu Kỵ là rất báo động.
Những vấn đề trên không có biện pháp giải quyết kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường sống, sức khỏe và vệ sinh của người dân. Nghiêm trọng hơn nó

có thể là nguyên nhân kìm nén sự phát triển kinh tế xã hội và dịch vụ của quận
Long Biên nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
Nhận thức được mức độ cấp thiết của vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị nói
chung và quận Long Biên nói riêng. Đồng thời để đưa quyết định số 609/QĐ-TTg
về việc phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm
nhìn đến năm 2050 thực hiện hiệu quả nhất. Tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: ”Quy
hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho quận Long Biên thành phố Hà Hội,
giai đoạn 2015-2025 ”, nhằm giải quyết triệt để hơn các vấn đề môi trường hiện
nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Thu thập tài liệu liên quan đến chất thải rắn tại quận Long Biên (nguồn phát sinh, số
lượng, thành phần; công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý).

- Dự báo về dân số và tải lượng chất thải rắn phát sinh của quận Long Biên giai đoạn
2015 -2025.

- Tính toán thiết kế hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn cho quận Long Biên giai
đoạn 2015 - 2025.

- Đề xuất các giải pháp hợp lý để quản lý, tái sử dụng nguồn rác thải sinh hoạt, nâng
cao hiệu quả kinh tế đối với chất thải và góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn
quận Long Biên
3. Nội dung nghiên cứu

- Thu thập hững vấn đề liên quan đến chất thải rắn của Quận Long Biên.
- Tính toán, dự báo khối lượng và thành phần chất thải rắn phát sinh trên địa bàn
Quận Long Biên.

- Thiết kế hệ thống thu gom, vận chuyển, chi tiết khu xử lý, các công trình xử lý.

- Thiết kế bản vẽ vạch tuyến thu gom, bản vẽ khu xử lý, các công trình xử lý.
GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

8

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

Cấu trúc đồ án tốt nghiệp:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Tính toán, thiết kế mạng lưới thu gom chất thải rắn cho quận Long
Biên.
Chương 3: Tính toán, thiết kế các phương án xử lý chất thải rắn.
Kết luận, kiến nghị
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu có sẵn về điều kiện khí tượng, thủy văn,
kinh tế xã hội, chất thải rắn của Quận Long Biên.

- Phương pháp tính toán: dựa vào các tài liệu và thông tin thu thập được để tính toán
tốc độ phát sinh phát sinh dân số và chất thải rắn của Quận Long Biên giai đoạn
2015-2025. Tính toán chi tiết các khu xử lý, các công trình.

- Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu: Sử dụng các phần mềm word, exel để tổng
hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được.
- Phương pháp đồ họa: sử dụng phần mềm autocad để thaực hiện các bản vẽ.


GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

9

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
QUẬN LONG BIÊN ĐẾN NĂM 2025
1.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên Quận Long Biên – Thành phố Hà Nội
1.1.1

Vị trí địa lý
Quận Long Biên nằm ở phía Đông Bắc của Hà Nội, là một quận mới được
thành lập theo Nghị định của Chính phủ số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm
2003, trên cơ sở tách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng,
Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm,
Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm. Quận Long Biên là một trong 9 quận
nội thành của Thành phố Hà Nội, có diện tích 5.993,03ha và có vị trí địa lý như
sau:

Hình 1.1: Bản đồ vị trí quận Long Biên – Thành phố Hà Nội
-

Phía Đông giáp huyện Gia Lâm.

-


Phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng.

-

Phía Nam giáp huyện Thanh Trì.

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

10

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

-

Phía Bắc giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm.
1.1.2. Địa hình, địa mạo

-

Quận Long Biên nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Đuống với địa
hình lòng máng cao ven theo hai đê sông. Địa hình Quận tương đối bằng phẳng,
thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và hướng
dòng sông chảy.
1.1.3. Khí hậu
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, quận Long Biên mang sắc thái đặc trưng
của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4

năm sau.
Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao, tương đương với nhiệt
độ chung của toàn thành phố. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23 – 24 0C. Biên độ
nhiệt độ trong năm khoảng 12 – 130C, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm
khoảng 6 – 70C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, ít thay đổi theo các tháng,
thường chỉ dao động trong khoảng 78 – 87%. Lượng mưa trung bình năm khoảng
1600 – 1800 mm.
1.1.4. Thủy văn
Quận Long Biên nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Đuống nên chịu
ảnh hưởng của chế độ thủy văn hai con sông trên. Lưu lượng bình quân hàng năm là
2710m3/s, mực nước mùa lũ thường cao từ 9 – 12 m (độ cao trung bình mặt đê là 14
– 14,5m)
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Quận Long Biên – Thành phố Hà Nội
1.2.1. Điều kiện xã hội
Quận Long Biên là một Quận có tốc độ đô thị hóa cao, Quận có 14 phường
gồm: Phường Ngọc Lâm, Bồ Đề, Gia Thụy, Thượng Thanh, Đức Giang, Cự Khối,
Thạch Bàn, Long Biên, Phúc Lợi, Sài Đồng, Ngọc Thụy, Giang Biên, Phúc Đồng,
Việt Hưng với tổng diện tích tự nhiên của Quận là 5.993,03 ha, mật độ dân số bình
quân 3000 người/km2. Mặc dù là một quận mới thành lập nhưng quá trình đô thị

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

11

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

hóa rất cao do quận Long Biên có một vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị,

kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Nội và đất nước. Nơi đây có các tuyến đường giao
thông quan trọng như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không nối liền với
các tỉnh phía bắc, đông bắc; có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công
nghiệp liên doanh với nước ngoài như: khu công nghiệp Sài Đồng B, khu công
nghiệp Hà Nội – Đài Tư, nhiều công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cơ
quan nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, Thành phố và địa
phương. Đặc biệt với lợi thế vị trí cửa ngõ của Hà Nội, nối liền với trục tam giác
kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động
hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
1.2.2. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng
Quận có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát
nước, đáp ứng được những yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt
cho sự phát triển của các khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ. Bên cạnh việc
đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp nhỏ Phúc Lợi, Sài Đồng, quận sẽ tập
trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện một số chợ, trung tâm thương mại, giải trí,
tuyến phố văn minh đô thị và mở rộng các dự án rau an toàn. Quận là nơi tập trung
nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều đường giao thông lớn như đường
sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông
Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết kinh tế giữa quận với các tỉnh và
thành phố lân cận, mở rộng thị trường. Trên địa bàn quận có 3 tuyến đường giao
thông quan trọng đi qua: Đường quốc lộ số 1A, 1B và quốc lộ 5. Đây là ba tuyến
đường huyết mạch đi qua các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội Hải Phòng - Lạng Sơn.
Hệ thống giao thông của quận có hơn 323 km đường giao thông trong đó
đường nhựa và đường bê tông có tổng chiều dài 243 km. Hệ thống điện có 97 trạm
biến áp với 66 km đường dây cao thế, 324 km đường dây hạ thế, 100% hộ đã sử
dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống cấp thoát nước với trên 100 km đường ống cấp

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

12


SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

nước, 88 km đường ống dẫn truyền tải với trên 90% số hộ dùng nước sạch, bình
quân 106 lít/ngày đêm.
1.2.3. Về y tế, giáo dục, văn hóa thông tin
- Về y tế: Trên địa bàn quận có 02 bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang,
Bệnh viện tâm thần), 01 trung tâm y tế (Trung tâm y tế quận Long Biên), 14 trạm y
tế phường, 01 phòng khám bệnh viện đa khoa Giao thông vận tải, 03 phòng khám
của Trung tâm y tế Quận và 93 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Hiện nay, còn có
nhiều trang thiết bị y tế đã quá cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa
bệnh của người dân.
- Về giáo dục: Quận có 8 trường Trung học phổ thông, bổ túc văn hóa, trung
tâm giáo dục thường xuyên; 16 trường trung học cơ sở; 18 trường Tiểu học; 33
trường mẫu giáo. Mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo đến phổ thông trung học về cơ
bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong Quận.
1.2.4. Đặc điểm dân cư
Quận Long Biên là một vùng dân cư tập trung đông đúc, nguồn lao động dồi
dào. Theo số liệu của phòng Thống kê quận Long Biên, dân số của quận đến thời
điểm tháng 1 năm 2015 là 215.000 người.
Mật độ phân bố dân cư không đều giữa các phường, một số phường có mật độ
dân số cao như Ngọc Lâm, Đức Giang, Sài Đồng, Gia Thụy.
Về lao động, tính đến ngày 31/12/2014, số lao động vào khoảng 146.000
người, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp. Số lao động trong các doanh nghiệp
của quận là 82.818 người, chiếm 34,58% dân số, trong đó lao động nữ chiếm
40,22%. Lao động trong các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực dệt may, xây
dựng và thương mại.

1.2.5. Điều kiện đất đai.
Theo thống kê năm 2010 của phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long
Biên, diện tích tự nhiên của Quận là 5993,0288 ha đất được phân nhóm ra các mục
đích sử dụng cụ thể ở bảng sau.

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

13

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

Bảng 1.1: Tổng hợp các loại đất trên địa bàn Quận Long Biên – TP Hà Nội
STT

Mục đich sử dụng đât



Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên
5993,0288
100
1
Đât nông nghiệp
NNP
1852,1912

30,91
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
4004,5664
66,82
3
Đất chưa sử dụng
CSD
136,2712
2,27
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên, 2010)
1.3. Hiện trạng vệ sinh môi trường
1.3.1. Tình hình quản lý chung
Tính từ khi thành lập quận 2004, UBND quận Long Biên đã tiến hành triển
khai một số đề án, kế hoạch có nội dung liên quan đến công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận và thu được những kết quả khả quan.
Nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để được những vấn đề còn tồn đọng như: tỉ lệ thu
gom chưa cao, xử lý chưa hiệu quả và tình hình quá tải tại các khu xử lý...
Công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận do 02 (hai)
đơn vị là Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm và Công ty cổ phần dịch vụ môi
trường Thăng Long thực hiện với địa bàn thực hiện cụ thể như sau:
- Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm: thực hiện thu gom 7 phường gồm
Ngọc Lâm, Bồ Đề, Gia Thuỵ, Ngọc Thuỵ, Đức Giang, Thượng Thanh, Việt Hưng.
- Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long: thực hiện thu gom 7
phường gồm Giang Biên, Long Biên, Cự Khối, Sài Đồng, Phúc Đồng, Thạch Bàn,
Phúc Lợi.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra với hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận
Long Biên
- Hệ thống quản lý chất thải, cơ cấu phối hợp tổ chức và hoạt động của các ban ngành

chưa đồng bộ
- Thiếu sự đầu tư kinh phí ngân sách của các cấp chính quyền ngành trong việc quản
lý chất thải, xây dựng cơ sở hạ tầng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn phát
sinh trên địa bàn quận
- Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân chưa cao, còn ỷ lại vào các đơn vị
chuyên ngành…
- Việc thu gom rác bằng cơ giới đi lại nhiều lượt để thu hết rác nhà dân làm tăng chi
phí sản xuất, kéo dài thời gian làm việc cho nhóm công nhân thu gom rác bằng cơ
giới.

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

14

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

Một số tuyến phố nhỏ khi thực hiện thu rác bằng xe tải nhỏ đã gây ùn tắc giao thông
như: Phố Bồ Đề, phố Vũ Xuân Thiều …
- Chất thải y tế chủ yếu phát sinh tại cơ sở khám chữa bệnh có quy mô lớn, tại đây
việc thu gom, lưu giữ chất thải y tế đôi lúc chưa được quan tâm triệt để nên vẫn còn
tình trạng để lẫn các loại chất thải với nhau. Chất thải y tế phát sinh tại các cơ sở
khám chữa bệnh tư nhân có quy mô vừa và nhỏ hầu hết chưa được thu gom, vận
chuyển, xử lý theo đúng quy định của pháp luật mà thường được thu gom chung với
chất thải sinh hoạt.
- Các khu xử lý hầu hết chưa có công nghệ kỹ thuật xử lý cao và đang tình trạng quá
tải.
1.3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn

tại quận Long Biên
- Ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức tham gia thu gom, xử lý và tiêu huỷ
chất thải rắn, bao gồm cả chất thải công nghiệp và chất thải y tế để giảm bớt áp lực
quản lý chất thải rắn cho các cơ quan nhà nước, cơ quan thực hiện dịch vụ công ích
- Kiểm tra, giám sát vận chuyển, xử lý chất thải rắn: Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát việc vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải
công nghiệp, chất thải y tế đến nơi xử lý.
- Xã hội hóa thu gom rác thải: Việc xã hội hóa thu gom và xử lý rác thải nếu tiến
hành sớm, nhân rộng ra các phường còn lại trên địa bàn quận Long Biên sẽ giúp
giải quyết được vấn đề tăng cường năng lực quản lý rác do có sự tham gia của các
tổ chức, cá nhân. Đồng thời tăng cường vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác
quản lý chất thải.
- Đẩy mạnh đầu tư công nghệ kỹ thuật nhăm tăng hiệu quả xử lý.
- Đưa quyết định số 609/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn
Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện hiệu quả nhất.
-

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

15

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT TÍNH TOÁN THU GOM CHẤT THẢI RẮN
CHO QUẬN LONG BIÊN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Dự báo tổng lượng rác trong 10 năm (2015 – 2025)
2.1.1. Xác định tổng lượng rác thải sinh hoạt trong 10 năm:

-

Mật độ dân số: 3.000 (người/km2)
Diện tích: 65 (km2)
(Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Quận Long Biên – Thành phố Hà Nội)
→ Dân số: 3.000 × 65 = 195.000 (người)

-

Số dân năm 2014 là 195.177 người, với tốc độ gia tăng dân số là 1,2%/năm. Số dân
của khu vực sau 10 năm được tính theo công thức Euler cải tiến:
N*i+1 = Ni +r.Ni .t (người)
Trong đó:

-

N*i+1

: Số dân sau một năm.

Ni

: Số dân ban đầu.

r

: Tốc độ tăng trưởng.

t


: Thời gian

Lượng rác thải phát sinh là:
G= N*i+1 × g × 0,365

(tấn/năm)

Trong đó:

-

G

: lượng rác phát sinh từng ngày (kg/ngày)

N*i+1

: số dân sau một năm

g

: tiêu chuẩn thải rác (kg/người. ngày đêm)

Lượng rác sinh hoạt thu gom trong một năm là:
G* = G × H
Trong đó:
H: tỷ lệ thu gom rác.
→ Tổng lượng chất thải rắn thu gom 5 năm đầu (tỉ lệ thu gom 80%): 291.880
tấn
Tổng lượng chất thải rắn thu gom 5 năm sau (tỉ lệ thu gom 85%): 362.101 tấn


GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

16

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

(Chi tiết xem Bảng 1 và Bảng 2 Phụ lục 1)
Trong đó thành phần phần trăm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt như sau:
-

CTR hữu cơ: 73,9%
CTR vô cơ: 8,91%
CTR tái chế: 17,3%
(Chi tiết xem Bảng 3 Phụ lục 1)

-

Khối lượng riêng của CTR sinh hoạt: 383 kg/m3
2.1.2. Xác định tổng khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong 10 năm (2
XN):

-

Nhà máy sản xuất màng PVC với sản lượng sản xuất 2000 tấn sản phẩm/ngày đêm.
Tiêu chuẩn thải rác: 2,2 (kg CTR/1 tấn sản phẩm)
Số công nhân (2 nhà máy): 2.000 người.

Tiêu chuẩn thải rác: 1,1 kg/người.ngđ.
→ Tổng lượng CTR thu gom trong 10 năm của 2 xí nghiệp (không có chất
thải nguy hại): 4290 tấn
2.1.3. Xác định tổng khối lượng CTR bệnh viện phát sinh trong 10 năm (4 BV):

-

Số giường bệnh bằng 0,5% số dân = 972 giường.
Tiêu chuẩn thải rác: 1,8 (kg CTR/giường)
→ Tổng lượng CTR bệnh viện trong 10 năm của 4 bệnh viện (không có chất
thải nguy hại) = 3.690 tấn
2.1.4. Xác định tổng khối lượng CTR trường học phát sinh trong 10 năm (20
TH):

-

Số học sinh 1 trường: 39.020 học sinh.
Tiêu chuẩn thải rác: 0,1 (kg CTR/học sinh)
→ Tổng lượng CTR bệnh viện trong 10 năm: 11.749 tấn
Vậy:
Tổng lượng CTR sinh hoạt trong 10 năm của cả đô thị: 676.503 tấn.

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

17

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường


2.2. Đề xuất phương án thu gom chất thải rắn
2.2.1. Phương án 1: Thu gom chất thải rắn có phân loại tại nguồn
- Thu gom sơ cấp: Sử dụng xe đẩy tay thu gom tại khu dân cư và các khu vực
công cộng từ 5h00 đến 6h30 hàng ngày, tập trung tại bãi tập kết CTR.
- Tại các khu dân cư: Khuyến khích sử dụng thùng rác 2 ngăn đạt tiêu chuẩn,
phân chia rác thành 2 loại: CTR dễ phân hủy sinh học và CTR khó phân hủy sinh
học (CTR dễ phân hủy sinh học chiếm khoảng 50% tổng lượng CTR). CTR dễ phân
hủy sinh học bao gồm: rác thực phẩm, rác vườn…, CTR khó phân hủy sinh học bao
gồm rác vô cơ (sành, gốm sứ, vải…) và rác tái chế (kim loại, giấy, cao su…)
- Thu gom thứ cấp: Sử dụng xe ép rác thu gom tại bãi tập kết CTR chuyển về
bãi đổ từ 6h30 đến 8h hàng ngày.
2.2.2. Phương án 2: Thu gom chất thải rắn không phân loại tại nguồn
- Thu gom sơ cấp: Sử dụng xe đẩy tay thu gom tại khu dân cư và các khu vực
công cộng từ 5h00 đến 6h30 hàng ngày, tập trung tại bãi tập kết CTR.
- Thu gom thứ cấp: Sử dụng xe ép rác thu gom tại bãi tập kết CTR chuyển về
bãi đổ từ 6h30 đến 8h hàng ngày.
2.3. Tính toán chi tiết phương án thu gom chất thải rắn
2.3.1. Tính toán chi tiết phương án 1: Phân loại tại nguồn


Tính toán tuyến thu gom số 1:
Tuyến thu gom gồm 7 điểm thu gom: A1 - A2 - A3 - A4 - A5 - A6 - A7 - A8
Chiều dài tuyến là 12 km.

a. Tính toán thu gom sơ bộ :
Chọn xe thu gom có V = 0,8 m3, hệ số f = 0,85
Vtt = 0,68 m3
Chọn 1,5h là thời gian đẩy hết 1 chuyến, 1 ngày làm việc 8h
Số chuyến xe đẩy được trong 1 ngày là 8/1,5 = 5 chuyến

-

Điểm A1: thu gom rác của ô 18 và 19, tổng lượng rác là 11,8 m3
Số xe là : 11,8/0,68 = 18 xe
Số công nhân cần là 18/5 = 4 CN

-

Điểm A2: thu gom rác của 20, tổng lượng rác là 7,5 m3

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

18

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

Số xe là : 7,5/0,68 = 11 xe
Số công nhân cần là 11/5 = 3 CN
-

Điểm A3: thu gom rác của ô 04, 05, 15, 16 và ô 17, tổng lượng rác là 8,8 m3
Số xe là : 8,8/0,68 = 13 xe
Số công nhân cần là 13/5 = 3 CN

-

Điểm A4: thu gom rác của ô 02, 03 và 14, tổng lượng rác là 6,6 m3

Số xe là : 6,6/0,68 = 10 xe
Số công nhân cần là 10/5 = 2 CN

-

Điểm A5: thu gom rác của ô 01, 04 và 05 tổng lượng rác là 8,5 m3
Số xe là : 8,5/0,68 = 13 xe
Số công nhân cần là 13/5 = 3 CN

-

Điểm A6: thu gom rác của ô 08, 09,10, 11, 12 và ô 13, tổng lượng rác là 16,0m3
Số xe là : 16,0/0,68 = 23 xe
Số công nhân cần là 23/5 = 5 CN

-

Điểm A7: thu gom rác của ô 22 và ô 23 tổng lượng rác là 12,6 m3
Số xe là : 12,6/0,68 = 18 xe
Số công nhân cần là 18/5 = 4 CN

-

Điểm A8: thu gom rác của ô 21, tổng lượng rác là 10,8m3
Số xe là : 10,8/0,68 = 17 xe
Số công nhân cần là 17/5 = 4 CN
b. Tính toán thu gom thứ cấp:
Thời gian trung bình.

-


Thời gian bốc xếp.
Chọn thời gian bốc xếp cho 1 xe là = 1,5 phút
Điểm A1 có 18 xe → TbxA1 = 27 phút
Điểm A2 có 11 xe → TbxA2 = 11,5 phút
Điểm A3 có 13 xe → TbxA3 = 7,5 phút
Điểm A4 có 10 xe → TbxA3 = 19,5 phút
Điểm A5 có 13 xe → TbxA3 = 30 phút

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

19

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

Điểm A6 có 23 xe → TbxA3 = 31,5 phút
Điểm A7 có 18 xe → TbxA3 = 52,5 phút
Điểm A8 có 17 xe → TbxA3 = 52,5 phút


∑T

bx

= TbxA1 + TbxA2+ TbxA3 + TbxA4+ TbxA5 + TbxA6+ TbxA7
= 19,5 + 11,5 + 7,5 + 19,5 + 30 + 31 + 52,5 =179,5 (phút) = 3,0 (giờ)


Vì rác đưa về khu xử lý 2 chuyến trên 1 ngày nên thời bốc xếp là 1,5 h
-

Thời gian vận chuyển giữa các điểm thu gom.
Tvc (Từ A1 đến A7) = a + bx
Chọn v = 24,1 km/h, tra bảng tra bảng [3, tr. 54] ta có:
a = 0,06 (h/ch)
b= 0,04164 (h/km)
x = 5,4 km
→ Tvc (Từ A1 đến A7) = 0,06 + 0,04164 × 5,4= 0,2h

-

Thời gian từ khu xử lý đến điểm A1
Chọn v = 55km/h tra bảng tra bảng [3, tr. 54] ta có:
a = 0,034 (h/ch)
b = 0,01802 (h/km)
x = 3,8 km
→ Tvc (Từ KXL đến A1) = 0,034 + 0,01802 × 3,7= 0,1h

-

Thời gian từ điểm A7 đến khu xử lý.
Chọn v = 55km/h tra bảng tra bảng [3, tr. 54] ta có:
a = 0,034 (h/ch)
b = 0,01802 (h/km)
x = 3,7 km
→Tvc (Từ A7 đến bãi) = 0,034 + 0,01802 × 3,8 = 0,1h
Vậy: TCT1 =


∑T

bx

+ Tvc(A1-A7) + Tvc(A7-KXL) + TKXL-A7 + Tbãi

= 1,5 + 0,2 + 0,1 + 0,1+ 0,5
= 2.4 (h)

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

20

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

c. Tính toán lựa chọn xe
• Rác vô cơ:

Q = 8,8 m3/ngđ chia một đợt về
Chọn xe ép rác 5m3 hệ số nén 1,8
 Cần 1 chuyến, 1 lái xe và 1 phụ xe làm việc trong 1/2 ca.
• Rác hữu cơ:

Q = 73,2 m3/ngđ chia là 2 đợt về khu xử lý.
Chọn xe ép rác 22m3 hệ số nên 1,8
 Cần 2 chuyến, 1 lái xe và 1 phụ xe làm việc trong 1 ca.


Các tuyến còn lại tính tương tự như tuyến 1.
Bảng 2.1: Tính toán chi tiết các tuyến thu gom – Phương án 1
(Chi tiết xem Mục 1 Phụ lục 2)
2.3.2. Tính toán chi tiết phương án 2: Không phân loại tại nguồn
Tính tương tự như phương án 1.
Bảng 2.2: Tính toán chi tiết các tuyến thu gom – Phương án 2
(Chi tiết xem Mục 2 Phụ lục 2)
2.4. Khái toán kinh tế, lựa chọn phương án thu gom chất thải rắn
2.4.1. Khái toán kinh tế phương án 1: Phân loại tại nguồn
Tổng chi phí kinh phí đầu tư cho hệ thống thu gom là 17,236 triệu đồng.
(Chi tiết xem Mục 3 Phụ lục 2)
2.4.2. Khái toán kinh tế phương án 2: Không phân loại tại nguồn
Tổng chi phí kinh phí đầu tư cho hệ thống thu gom là 13,499 triệu đồng.
(Chi tiết xem Mục 4 Phụ lục 2)
2.4.3. Lựa chọn phương án thu gom chất thải rắn
Qua phân tích và dự toán kinh tế, tuy phương án 1 có kinh phí lớn hơn nhưng
việc thu gom có phân loại tại nguồn là hợp lí ở thời điểm hiện tại và tương lai. Phân
loại tại nguồn là một việc làm có ý nghĩa rất lớn, mục đích cơ bản là tách thành
phần rác hữu cơ và thành phần nguy hại, phần còn lại đưa đi chôn lấp. Rác hữu cơ
có thành phần chủ yếu là các chất dễ phân hủy và là những chất có độ ẩm cao tạo
lượng nước rác lớn cùng với mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, chúng có thể xử lý

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

21

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường


làm phân bón, nên không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn giải quyết nhiều vấn
đề về môi trường.
Các chất có thể thu hồi lại trong chất thải rắn thị trấn từ hoạt động phân loại
bao gồm giấy, kim loại, phi kim loại, catton, chất dẻo... Ngành tái chế không chính
thống tự phát các phế liệu thu hồi đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hồi
phế liệu.
 Dựa vào những ưu điểm được đưa ra ở trên, tôi lựa chọn phương án thu gom chất

thải rắn có phân loại rác tại nguồn cho Quận Long Biên, TP Hà Nội.

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

22

SV: Phạm Thanh Sơn


Khu xử lý nước rỉ rác
Nước rỉ rác
Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ
Rác vô cơ
CHẤT THẢI RẮN CHO QUẬN LONG BIÊN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1.

Tính toán, thiết kế khu xử lý chất thải rắn theo phương án 1

3.1.1.


Đề xuất công nghệ:
Khí
Nước rỉrác
rác
Trạm phát điện
Bay hơi

Ủ chí
Ô

Chất vô cơ

Chôn

Tinh chế

Lấp
Mùn
loại 2

Mùn loại 1

Đóng bao sản phẩm

Tiêu thụ

Hình 3.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà


23

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
3.1.2.

Tính toán các công trình chính trong khu xử lý chất thải rắn:
a. Cân điện tử
Được đặt ngoài cổng chính cho xe vào cửa nhà máy để có thể kiểm tra khối
lượng rác được vận chuyển vào hàng ngày. Mặt bằng của cân điện tử đủ chỗ cho

-

một xe rác lớn đứng.
Trọng lượng cân tối đa là 30 tấn
Ghi mã tổng hợp, in qua máy vi tính
Kích thước của cân 10000 × 4000 × 600
Xây dựng nhà điều hành cân có kích thước 18000m × 12000m
Nhà tập kết rác phải có kích thước đủ lớn để có thể chứa được lượng rác lớn
nhất trong ngày đêm. Nhà tập kết rác phải có hệ thống thu nước rác xung quanh và
cần có mái che nhưng không cần tường bao. Chiều cao tối thiểu của nhà tập kết
khoảng 2m để xe có thể vào và làm việc được.
b. Nhà tập kết rác
Thể tích rác hữu cơ được chuyển đến nhà tập kết rác hàng ngày là:
V = 403,8 (m3/ngđ)

Vậy diện tích sàn cần tối thiểu của nhà tập kết là :
F = (m2)
(H là chiều cao đống rác H ≤ 2,5m, chọn H = 2,5 m)
Kích thước nhà tập kết rác : B × L = 10 m × 20 m
Khu tiếp nhận được xây dựng có mái che bằng tôn trên có gắn các quạt thông
gió tự nhiên, có tường bao xung quanh . Ngoài ra, tại đây có thêm các hệ thống thu,
dẫn nước rò rỉ từ chất thải rắn đến bể chứa trung tâm của trạm xử lý cũng như việc
phun chế phẩm khử mùi và diệt côn trùng được thực hiện liên tục trong suốt quá
trình hoạt động.

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

24

SV: Phạm Thanh Sơn


Trường ĐH TN & MT HNKhoa Môi Trường

c. Hệ thống cấp Em
CTR được bổ sung EM với 2,5 l/tấn nhằm khử mùi hôi thối H 2S đồng thời
tăng cường vi sinh vật có ích đưa vào chất hữu cơ để phục vụ cho quá trình lên men
sinh học của bể ủ
Thiết bị phun EM: sử dụng thiết bị phun di động, được thiết kế có đặt trên xe
kéo
-

Thiết kế bể chứa EM
Thể tích dd EM cần trong 1 ngày 403,8 × 2,5 = 1009,5 (lít)
Thiết kế bể chứa có dung tích có thể chứa được dd EM trong 11 ngày (từ ngày 3

đến ngày 14 dd EM sau khi pha chế xong có thể sử dụng)
Vậy dung tích bể: 1009,5 × 11 = 11104,5 (lít)
Kích thước bể: L × B × H = 3 × 2,5 × 1,5 = 11,25 m3
d. Sân đảo trộn
Dự kiến đảo trộn 2 lần 1 ngày. Đảo trộn bằng máy.
Chiều cao lớp rác đảo trộn là: 1,5 m
Diện tích sân đảo trộn được tính bằng: F = (m2)
Chọn diện tích sân đảo trộn F = 134,6 m2 với kích thước 14 m × 10m
e. Tính toán thiết kế nhà ủ
Nhà máy được xử lý theo công nghệ ủ đống tĩnh có thổi khí cưỡng bức, thời
gian ủ từ 21 ngày. Vì vậy phải xây dựng và có phương pháp vận hành hợp lý để có
thể đảm bảo số bể ủ.
Xây dựng bể ủ có kích thước như sau, L = 10(m), B =4,5 (m), h =2,5 (m).
Thể tích của một bể ủ là: V = = 112,5 (m3 )
Số bể ủ cần thiết trong một ngày là: = 3,6 (bể)
Ta chọn 4 bể ủ.
Như vậy, số bể ủ cần thiết để chứa được lượng rác trong 21 ngày là:
N = n × T (bể)
Trong đó:
N: Tổng số bể cần thiết phải có, (bể)
n: Số bể cần để ủ khối lượng rác của một ngày, n = 4(bể)
T: Chu kỳ ủ, T = 21 (ngày)

GVHD: ThS. Vũ Việt Hà

25

SV: Phạm Thanh Sơn



×