Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến BVMT đối với công ty TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 71 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy
cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo hướng dẫn ThS. Phạm Thị Hồng
Phương người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp
này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến KS. Bùi Quang Tiến cán bộ phụ trách môi trường
tại công ty TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen (Việt Nam) người đã cung cấp cho em
một số tài liệu quan trọng liên quan đến việc thực hiện đồ án.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song
do buổi đầu mới làm quen với thực tế cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên
không thể tránh khỏi các thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong
được sự giúp đỡ của quý Thầy, Cô giáo để đồ án được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên thực hiện đồ án

Nguyễn Thị Thu Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tế và dưới
sự hướng dẫn khoa học của ThS. Phạm Thị Hồng Phương- Giảng viên khoa Môi trường –
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.


Các số liệu được sử dụng trong đồ án là trung thực, do công ty TNHH công nghiệp
đinh ốc Evergreen (Việt Nam) cung cấp.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên thực hiện đồ án

Nguyễn Thị Thu Hiền


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

QH

Quốc Hội

CP

Chính Phủ

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BTC


Bộ Tài Chính

UBND

Ủy ban nhân dân

STNMT

Sở Tài nguyên Môi trường



Nghị định

TT

Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch



Quyết định

Ttg

Thủ Tướng


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTNH

Chất thải nguy hai

QLCTNH

Quản lý chất thải nguy hại

TCSS

Tiêu chuẩn so sánh


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH



MỞ ĐẦU



Thế giới đang ngày càng phát triển, các công ty nhà máy, các doanh nghiệp cơ sở sản
xuất được xây dựng và đi vào hoạt động ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu sử dụng và
đảm bảo chất lượng cuộc sống của con người. Việt Nam là một trong những quốc gia đang
phát triển các công ty, nhà máy, các cơ sở doanh nghiệp được xây dựng ở nhiều nơi đặc
biệt là các công ty, nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài. Việc phát triển đó giúp cho
thị trường sản phẩm tiêu dùng được phát triển, cuộc sống của người Việt Nam được đảm
bảo về vật chất theo kịp các nước láng giềng. Tuy nhiên một vấn đề vô cùng nghiêm trọng
kéo theo cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đó là chất lượng môi
trường bị suy giảm. Môi trường và số lượng nhà máy đang tỷ lệ nghịch với nhau, khi số
nhà máy ngày một tăng lên thì chất lượng môi trường lại đi xuống một cách nghiêm trọng.
Đó đang là vấn nạn vô cùng đáng báo động của con người.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một trong những
nguyên nhân đó là sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan tới BVMT của các công ty,
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Các công
ty, doanh nghiệp sản xuất phần lớn đã tuân thủ các thủ tục hành chính về BVMT nhưng
bên cạnh đó vẫn còn những công ty, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục chỉ mang tính hình
thức, không đảm bảo theo đúng những cam kết, chỉ tiêu đã đưa ra, chưa có đầy đủ các văn
bản liên quan tới BVMT.
Công ty TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen là một công ty chuyên sản xuất đinh
ốc để phục cho các nhà máy công nghiệp, máy móc, sinh hoạt của con người. Việc hoạt
động của công ty gây ra nhiều chất thải như: nước thải, khí thải, chất thải rắn... công ty đã
tuân thủ xây dựng các văn bản hành chính về BVMT. Tuy nhiên việc chấp hành của công
ty cần được kiểm tra, đánh giá, giám sát một các thường xuyên và liên tục để đảm bảo theo
đúng các văn bản đã cam kết. Kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp để BVMT và sức khỏe
con người.
Đứng trước tình hình đó, đề tài: ”Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên
quan đến BVMT đối với công ty TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen”. Được thực
hiện với mong muốn góp phần tìm ra những thiếu sót trong việc thực hiện các văn bản thủ
tục, ảnh hưởng của chất thải tới sức khỏe của người dân. Từ đó đưa ra giải pháp quản lý
một cách phù hợp nhất là quan trọng và cần thiết.



2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến BVMT đối với công ty TNHH
công nghiệp đinh ốc Evergreen.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện việc tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan tới BVMT
đối với công ty TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu việc tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến BVMT đối với công ty
TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen.
- Khảo sát hiện trạng thực hiện các biện pháp BVMT của công ty.
- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan tới BVMT tại công ty TNHH công
nghiệp đinh ốc Evergreen.
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện các thủ tục hành chính liên quan tới BVMT, các
giải pháp BVMT phù hợp với công ty và đối với sức khỏe người dân.
+

Thủ tục đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

+

Thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

+

Thủ tục quan trắc môi trường định kỳ.

- Đề xuất các giải pháp cải tiến và hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ
môi trường phù hợp với công ty TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen (Việt Nam) trong
thời gian tới.


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan về quản lý môi trường
 Khái niệm về môi trường

Thuật ngữ “môi trường” có thể được dùng trong rất nhiều các trường hợp khác
nhau như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường pháp lý,…Tất cả các thuật


ngữ trên đều có điểm chung là: “là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có một
ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó”.
Môi trường theo nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự
nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ
hay sinh vật ấy”, là “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng đến sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ”, là “nơi chốn trong các nơi
chốn, nhưng có thể làm một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một
thời kỳ hay một xã hội”.
Theo luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 thì môi trường là hệ thống các yếu
tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật.
 Khái niệm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật.
 Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải
thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi

trường trong lành.
 Khái niệm quản lý môi trường
a) Pháp luật về bảo vệ môi trường

Pháp luật về bảo vệ môi trường: Là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc khai
thác, sử dụng, tiết kiệm, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên thiên nhiên (tổ chức quản lý
hoạt động bảo vệ môi trường) nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quyền con người
được sống trong môi trường trong lành gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm
tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và
toàn cầu.


b) Khái niệm sự tuân thủ

Sự tuân thủ: Là việc thực hiện đầy đủ các quy định, các yêu cầu trong các giấy phép
đã được cấp hoặc các văn bản, hiệp ước mà tổ chức đó đã cam kết hoặc tham gia.
c) Các nhóm công cụ quản lý môi trường

+ Nhóm công cụ pháp lý (luật pháp): Bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật
quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các
ngành kinh tế, các địa phương.
+ Nhóm công cụ kinh tế: Gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế
thị trường.
+ Nhóm công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước
về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong
môi trường.
+ Nhóm công cụ phụ trợ
Đối với phạm vi nghiên cứu của đề tài “Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính

liên quan đến bảo vệ môi trường tại công ty TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen (Việt
Nam)”. Đề tài tập trung giới thiệu về các vấn đề liên quan tới công cụ pháp lý.
1.1.2. Vai trò của công cụ pháp lý trong quản lý môi trường
Luật pháp có vai trò to lớn trong công tác bảo vệ môi trường cụ thể như sau:
Pháp luật đã định hướng các hành vi con người theo hướng có lợi cho môi trường,
đảm bảo các hành vi của con người không xâm hại tới môi trường, hạn chế những tác hại,
ngăn chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Pháp luật quy định các chế tài hành chính, dân sự, hình sự để buộc các tổ chức, cá
nhân phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu
tố môi trường.


Pháp luật có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho các tổ chức, cơ
quan bảo vệ môi trường. Cụ thể là nhờ có pháp luật, nhà nước xây dựng và tổ chức thực
hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường với các nội dung như: Kiểm soát ô nhiễm,
suy thoái sự cố môi trường; Đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến
lược; Thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp về môi trường; Thực thi các công ước
Quốc tế về kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam, thực thi các điều ước Quốc tế về đa dạng sinh
học và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.
Thông qua pháp luật mà các tiêu chuẩn môi trường sẽ được các tổ chức, cá nhân
tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường. Đồng thời các tiêu
chuẩn môi trường cũng là cơ sở pháp lý cho việc xác định các hành vi vi phạm luật môi
trường và truy cứu trách nhiệm với những hành vi đó.
1.2. Tổng quan về công ty TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen (Việt Nam)
1.2.1. Thông tin chung về cơ sở
a, Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Công nghiệp đinh ốc Evergreen có trụ sở tại Khu công nghiệp Tân
Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, được Ban quản lý các khu công nghiệp cấp
giấy chứng nhận đầu tư số: 042043000058 lần đầu vào ngày 08 tháng 02 năm 2007 và
Giấy chứng nhận thay đổi lần tứ nhất vào ngày 07 tháng 11 năm 2012. Đến nay công ty đã

đi vào hoạt động với ngành nghề sản xuất: chuyên sản xuất các loại ốc sắt, đồng, inox có
đường kính từ 1,5 – 20mm, với chiều dài từ 0,5 – 5cm. Sản phẩm của Công ty được sản
xuất theo đơn đặt hàng của các Công ty nước ngoài như: Thái Lan, Đài Loan và một phần
theo nhu cầu của thị trường trong nước.
Tổng diện tích quy hoạch đất xây dựng của Công ty là 30.066 m2. tại lô đất CN4.1,
với công suất thay đổi tại giai đoạn II là 2.640 tấn/ năm.
Vốn đầu tư nước ngoài. Vốn điều lệ là: 36.000.000.000 đồng Việt Nam.


Người đại diện Ông: SHEN CHIN TUI –Sinh năm 1947- Người ĐÀI LOAN- Chủ
tịch công ty.
b, Vị trí địa lý
Công ty TNHH Công nghiệp đinh ốc Evergreen có địa chỉ tại Khu công nghiệp Tân
Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Ranh giới của nhà máy như sau:
- Phía Bắc: Tiếp giáp với đường giao thông nội bộ KCN
- Phía Nam: Tiếp giáp khu đất lô CN.5của KCN
- Phía Đông: Tiếp giáp khu đất lô CN4.2 của KCN
- Phía tây: Tiếp giáp với đường giao thồng nội bộ KCN và đường đi xã Tân Trường.
c, Nguồn nhân lực, nguyên liệu, năng lượng, trang thiết bị
Công ty tuyển lao động quản lý cho bộ phận hành chính từ các trường đại học và
cao đẳng trong cả nước. Đối với lao động phổ thông được ưu tiên tuyển từ nguồn lao động
địa phương, sau khi tuyển chọn sẽ tiến hành đào tạo.
Số lượng cán bộ, công nhân viên của Công ty hiện tại vào khoảng 250 người, sau
khi thực hiện nâng công suất giai đoạn II.
Chế độ làm việc:
-

Số giờ làm việc trong ngày: 8 tiếng/ ngày.
Số ca làm việc trong ngày: 3 ca/ ngày.

Số ngày làm việc trong năm: 300 ngày/ năm.
Người lao động được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo đúng như trong Bộ Luật lao
động quy định.
Trang thiết bị: Máy kéo sợi, máy tiện, máy mài, máy dập đầu, máy xe răng, máy cắt

đuôi, máy lựa ốc, máy khoan, máy hơi, dây chuyền xử lý nhiệt, dây chuyền xử lý mạ, lò
sấy, xe nâng, máy phát điện, quạt thông hơi, quạt, điều hòa, hệ thống xử lý khí quá trình


mạ, hệ thống xử lý nước thải sản xuất,… được nhập từ Đài Loan, Trung quốc, Nhật Bản và
Việt Nam.
Bảng 1.1: Nhu cầu nguyên vật liệu chính sảu dụng cho năm sản xuất ốn định sau khi
có giai đoạn II
Nguyên liệu

Lượng sử dụng (Kg/ năm)

Sắt

3.000.000

Đồng

200.000

Inox

100.000

Niken


10.000

Kẽm

40.000

[ Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Công ty TNHH công nghiệp đinh ốc
Evergreen Việt Nam]
Do đặc thù của loại hình sản xuất nên nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu tại công ty là xăng,
dầu và gas. Đặc biệt để phục vụ sản xuất và thắp sáng công ty đã sử dụng một lượng điện
năng khá lớn. Lượng nhiên liệu, điện năng, nước tiêu thụ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.2: Nhu cầu nhiên liệu, điện năng, nước tiêu thụ
ST
T
1
2
3

Nội dung

Đơn vị

Số lượng GĐ II

Nhu cầu về điện
Cấp nước cho sinh hoạt
Cấp nước cho sản xuất
Nước cấp cho mục đích khác

(tưới cây, rửa đường) 10% lượng
nước cho sinh hoạt.
Xăng cho các phương tiện đi lại

Kwh/tháng
M3/tháng
M3/tháng
M3/ngày đêm

65.000
675
16.000
-

Lít/năm

8.400


[Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Công ty TNHH công nghiệp đinh ốc
Evergeen Việt Nam]
Nhu cầu về hóa chất sử dụng của công ty:
Bảng 1.3: Nhu cầu về hóa chất sử dụng
ST
T
1
2
3
4
5

6
7

Nguyên liệu thô/ ĐVT
Nhà cung cấp
Khối lượng sử dụng
hóa chất
trong 1 năm GĐ II
Axit(HCL,
Kg/năm
Trung Quốc
70.000
H2SO4, HNO3)
NaOH
Kg/năm
Việt Nam
50.000
Dầu Diesel
Kg/năm
Việt Nam
60.000
Dầu máy
Kg/năm
Việt Nam
50.000
PAC, Na2SO3
Kg/năm
Việt Nam
80.000
Gas

Kg/năm
Việt Nam
100.000
Methanol
Kg/năm
Trung Quốc
70.000
[Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Công ty TNHH công nghiệp đinh ốc
Evergeen Việt Nam]

1.2.2. Công nghệ sản xuất và sản phẩm
a) Quy trình công nghệ sản xuất đinh ốc kèm theo dòng thải.
Các cuộn dây sắt, đồng, inox được đưa vào gia nhiệt nhằm làm tăng độ dẻo, giảm
độ cứng của kim loại tạo điều kiện cho việc cắt và dập đầu đinh ốc được thuận lợi. Tùy
theo yêu cầu của sản phẩm mà nguyên liệu đầu vào được cắt thành các loại kích thước
khác nhau, để tạo ra các loại sản phẩm có kích thước khác nhau. Những chiếc đinh ốc sau
khi dập đầu sẽ được đưa sang máy tiện ren để tạo ra các đường soắn đặc thù cho những
chiếc đinh ốc. Máy cắt đuôi sẽ cắt những phần thừa của đinh ốc. Sau khi gia công cơ khí
sản phẩm sẽ được đưa vào lò điện xử lý nhiệt ở nhiệt độ 600 – 770C nhằm làm tăng độ
cứng. độ bền của sản phẩm, Để chống sự ăn mòn và tạo độ bóng cho đinh ốc, sản phẩm
tiếp tục được đưa đi mạ tạo lớp ngoài bảo vệ. Sau khi mạ xong sản phẩm sẽ được đưa đi


sấy khô và được kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói nhập kho, giao hàng. Quy trình
công nghệ sản xuất được thể hiện chi tiết ở hình dưới đây:

Chuẩn bị nguyên liệu

Cuộn dây


Tiếng ồn

Cắt

Tiếng ồn

Gia nhiệt (200-300C)

Nhiệt

Dập đầu

Tiếng ồn, vụn kim loại thừa,
nhiệt

Tiện ren

Tiếng ồn, phoi tiện, bụi dầu mỡ
thải


Xử lý nhiệt

Mạ

Kiểm tra chất lượng

Đóng gói

Nhiệt, hơi dung môi


Nước thải mạ

Sản phẩm loại

Bao gói loại

Giao hàng

Hình 1.1: Quy trình sản xuất đinh ốc kèm theo dòng thải

b) Quy mô công suất và sản phẩm.
+ Sản xuất ốc sắt quy mô 2.400 tấn/năm
+ Sản xuất ốc inox quy mô 160 tấn/năm
+ Sản xuất ốc đồng quy mô 80 tấn/năm
 Tổng cộng: 2.640 tấn/ năm.

1.3. Cơ sở pháp lý liên quan tới bảo vệ môi trường doanh nghiệp cần tuân thủ
Công ty TNHH Công nghiệp đinh ốc Evergreen có địa chỉ tại Khu công nghiệp Tân
Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là một doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trên
địa bàn Việt Nam về lĩnh vực sản xuất đinh ốc vít. Hiện nay công ty đang hoạt động với


công suất 2.640 tấn sản phẩm/năm, với quy mô diện tích là 30.066 m2. Theo quy định
của pháp luật hiện hành, công ty cần phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường được
thể hiện cụ thể như sau:
1.3.1. Cơ sở pháp lý liên quan tới thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban hành

ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

-

Khoản 1, điều 19, chương II quy định về đánh giá tác động môi trường;
Khoản 1, điều 20 chương II quy định về việc lập báo cáo đánh giá môi trường bổ
sung.

-

Khoản 1, điều 68, chương VII quy định về BVMT cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ;

-

Khoản 1, điều 87, chương IX quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;

-

Điều 95, chương IX quy định về trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường;

-

Điều 96, chương IX quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường;

-

Khoản 2, khoản 3, điều 100, chương IX quy định về thu gom, xử lý nước thải;

-

Điểm c, khoản 1, điều 101, chương IX quy định về hệ thống xử lý nước thải;


-

Khoản 1, điều 102, chương IX quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải;

-

Khoản 1, điều 103, chương IX quy định về quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung,
ánh sáng, bức xạ;

-

Khoản 1, điều 148, chương XVI quy định về phí BVMT;

 Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 Nghị định của Chính Phủ

quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 01
-

tháng 04 năm 2015.
Quy định chi tiết tại phụ lục 02 của Nghị định này.


 Nghị định 38/2015/NĐ-CP nghị định của Chính Phủ ngày 24 tháng 04 năm 2015

quy định về quản lý chất thải và phế liệu. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 06
năm 2015.
-


Khoản 1, khoản 2, điều 15, chương III quy định về phân loại, lưu giữ chất thải rắn
sinh hoạt;

-

Khoản 3, điều 16, chương III quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát
sinh chất thải rắn sinh hoạt;

-

Khoản 1, điều 29, chương IV quy định về phân loại và lưu giữ chất thải rắn công
nghiệp thông thường;

-

Điều 30, chương IV quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải công
nghiệp thông thường;

-

Điểm a, khoản 3, điều 37, chương V quy định về thu gom, xử lý nước thải;

-

Điều 38, chương V quy định về xả nước thải vào nguồn nước;

 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 28

tháng 05 năm 2015 quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi
trường đơn giản. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 07 năm 2015.

-

Điểm c, khoản 1, điều 9, chương II thực hiện đề án chi tiết sau khi được phê duyệt
đối với cơ sở chưa hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường;

 Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15 tháng 05 năm 2013 hướng

dẫn thực hiện nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07
năm 2013.
-

Điểm a, khoản 2, điều 4 quy định về mức thu phí;

-

Điểm a, khoản 2, điều 5 quy định về xác định số phí phải nộp;

-

Điểm a, khoản 2, điều 6 quy định về kê khai, thẩm định và nộp phí;


 Quyết định 4589/QĐ-UBND thành phố Hà Nội ngày 11 tháng 09 năm 2015 quyết

định của Ủy ban nhân dân về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên nước và khí tượng thủy văn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở tài nguyên
và môi trường/ UBND cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
-


Mẫu 10: Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;

-

Mẫu 37: Báo cáo hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước và tình hình thực hiện các
quy định trong giấy phép;

1.3.2. Cơ sở pháp lý liên quan tới thủ tục về Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại.
 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban hành

ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
-

Khoản 1, điều 90, chương IX quy định về lập hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép xử lý
CTNH;

-

Điều 91, chương IX quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý CTNH;

 Nghị định 38/2015/NĐ-CP nghị định của Chính Phủ ngày 24 tháng 04 năm 2015

quy định về quản lý chất thải và phế liệu, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 06
năm 2015.
-

Điều 7, chương II quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH;

-


Điểm a, khoản 3, điều 40, chương V quy định về quản lý nước và bùn thải sau xử lý
nước thải;

 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30 tháng 06

năm 2015 quy định về quản lý chất thải nguy hại, có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 09 năm 2015.
-

Khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7, khoản 8, điều 7,
chương II quy định về yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải
CTNH;

1.3.3. Cơ sở pháp lý liên quan tới thủ tục lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.


 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban hành

ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
-

Khoản 3, điều 123, chương XII quy định về chương trình quan trắc môi trường;

-

Khoản 3, điều 125, chương XII quy định về trách nhiệm quan trắc môi trường;

 Nghị định 38/2015/NĐ-CP nghị định của Chính Phủ ngày 24 tháng 04 năm 2015

quy định về quản lý chất thải và phế liệu. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 06

năm 2015.
-

Khoản 1, điều 39, chương V quy định về quan trắc việc xả nước thải;

 Các QCVN
-

QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh;

-

QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;

-

QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;

-

QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

-

QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công
nghiệp;


-

QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống;
Công ty TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen (Việt Nam) có diện tích 30.066m2,

công suất 2.640 tấn/ năm. Theo số thứ tự 54, phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày
14 tháng 02 năm 2015 Nghị định của Chính Phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ
môi trường, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2015. Công ty TNHH công nghiệp đinh
ốc Evergreen (Việt Nam) cần phải tuân thủ những thủ tục về BVMT như sau:


1. Thủ tục về Đánh giá tác động môi trường.
2. Thủ tục về lập Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại.
3. Thủ tục về lập báo cáo Quan trắc môi trường định kỳ.
4. Thủ tục xin Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
5. Thủ tục lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Việc tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến BVMT đối với công ty TNHH công
nghiệp đinh ốc Evergreen (Việt Nam).
+

Thủ tục về Đánh giá tác động môi trường.

+

Thủ tục về lập Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.


+

Thủ tục về lập Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

- Đề xuất các giải pháp cải tiến và hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ
môi trường phù hợp với công ty TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen (Việt Nam) trong
thời gian tới.


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH công nghiệp đinh ốc
Evergreen (Việt Nam) và khu vực xung quanh.
+ Phạm vi thời gian: Từ 08/01/2016 đến 30/06/2016
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng nhằm mục đích thu thập và
nghiên cứu các tài liệu, các văn bản pháp lý liên quan tới BVMT mà công ty TNHH công
nghiệp đinh ốc Evergreen phải tuân thủ và thực hiện như: Đánh giá tác động môi trường,
Luật BVMT, hợp đồng đăng ký xử lý chất thải nguy hại, báo cáo giám sát môi trường định
kỳ, các thông tư, nghị định, các loại QCVN… từ đó làm cơ sở để đánh giá, so sánh, đối
chứng với các quy định của pháp luật, các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và sự
tuân thủ theo thực tế của công ty.
Thu thập tài liệu, sô liệu thứ cấp tại: Công ty TNHH công nghiệp đinh ốc
Evergreen, Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hải Dương, Ủy Ban Nhân Dân Thành
phố Hải Dương…
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Đối với phương pháp này người thự hiện sẽ tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn
công ty TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen và khu vực dân cư xung quanh công ty. Để
nhằm mục đích quan sát, kiểm tra tình hình vận hành, sản xuất, các công trình BVMT xem

có hoạt động đúng với các văn bản đã cam kết hay không? Đưa ra những hình ảnh khách
quan về hệ thống xử lý nước thải, nước thải đầu ra, công trình thu gom, xử lý chất thải rắn,
dây chuyền sản xuất, hệ thống nhà xưởng… đẻ làm tư liệu nghiên cứu và căn cứ giúp cho
đồ án thuyết phục hơn.
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp điều tra về mức độ ảnh hưởng, ô
nhiễm của công ty đối với sức khỏe con người và môi trường.
Phương pháp được thực hiện bằng cách: Xây dựng 4 mẫu phiếu điều tra dành cho 4
đối tượng là: Cán bộ quản lý môi trường, cán bộ môi trường của công ty, công nhân làm
việc trong công ty và người dân xung quanh khu vực công ty.
- Tổng số lượng phiếu dự kiến là 70 phiếu, trên thực tế thu được là 55 phiếu.


2.2.4. Phương pháp thống kê và xử lý thông tin
Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị. Số liệu được quản
lý và phân tích với phần mềm Microsoft Excel và phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft
Word và phần mềm vẽ bản đồ Mapinfo.
2.2.5. Phương pháp tổng hợp viết báo cáo
Được thực hiện bằng cách: Từ tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp viết báo cáo
thể hiện việc đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan tới BVMT của công ty
TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen. Đồng thời phân tích, xử lý số liệu thu thập được từ
phiếu điều tra và tài liệu thứ cấp làm tư liệu để hoàn thành báo cáo.

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại
công ty TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen (Việt Nam)
3.1.1. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
a) Căn cứ pháp lý để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Căn cứ theo số thứ tự 54, phụ lục 02 Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02
năm 2015 Nghị định của Chính Phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá

môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2015 thì các dự án xây dựng cơ sở mạ, phun phủ đánh
bóng kim loại có công suất từ 500 tấn sản phẩm/ năm trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường và là đối tượng phải thực hiện báo cáo tất cả các công trình bảo vệ môi
trường.
 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban hành

ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.


-

Khoản 1, điều 19, chương II quy định về đánh giá tác động môi trường; Các dự án
có nguy cơ tác động xấu tới môi trường đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi

-

trường.
Điếm c, khoản 1 điều 20, chương II quy định về việc lập báo cáo đánh giá môi
trường bổ sung khi có sự thay đổi tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm
tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động

-

môi trường đã được phê duyệt.
Khoản 1, điều 68, chương VII quy định về BVMT cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ phải thu gom xử lý CTR thông thường, CTNH, nước thải, khí thải, bụi theo quy
chuẩn kỹ thuật môi trường.

-


Khoản 1, điều 87, chương IX quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;

-

Điều 95, chương IX quy định về trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường;

-

Khoản 1, điều 96, chương IX quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông
thường;

-

Khoản 2, Khoản 3, điều 100, chương IX quy định về thu gom, xử lý nước thải;

-

Điểm c khoản 1, khoản 2, khoản 4, điều 101, chương IX quy định về hệ thống xử lý
nước thải;

-

Khoản 1, điều 102, chương IX quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải;

-

Khoản 1, điều 103, chương IX quy định về quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung,
ánh sáng, bức xạ;


-

Khoản 1, điều 148, chương XVI quy định về phí BVMT;

-

Điểm a, khoản 2, điều 5, chương II, nghị định 25/2013/NĐ-CP nghị định của Chính
Phủ ngày 29 tháng 03 năm 2013 quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2013.

 Nghị định 38/2015/NĐ-CP nghị định của Chính Phủ ngày 24 tháng 04 năm 2015

quy định về quản lý chất thải và phế liệu. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 06
năm 2015.


-

Điều 7, chương II quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH;

-

Khoản 1, khoản 2, điều 15, chương III quy định về phân loại, lưu giữ chất thải rắn
sinh hoạt;

-

Khoản 3, điều 16, chương III quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát
sinh chất thải rắn sinh hoạt;


-

Khoản 1, điều 29, chương IV quy định về phân loại và lưu giữ chất thải rắn công
nghiệp thông thường;

-

Điều 30, chương IV quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải công
nghiệp thông thường;

-

Điểm a, khoản 3, điều 37, chương V quy định về thu gom, xử lý nước thải;

-

Điều 38, chương V quy định về xả nước thải vào nguồn nước;

 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 28

tháng 05 năm 2015 quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi
trường đơn giản, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 07 năm 2015.
-

Điểm c, khoản 1, điều 9, chương II thực hiện đề án chi tiết sau khi được phê duyệt
đối với cơ sở chưa hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường;

 Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15 tháng 05 năm 2013 hướng

dẫn thực hiện nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ

về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07
năm 2013.
-

Điểm a, khoản 2, điều 4 quy định về mức thu phí;

-

Điểm a, khoản 2, điều 5 quy định về xác định số phí phải nộp;

-

Điểm a, khoản 2, điều 6 quy định về kê khai, thẩm định và nộp phí;

b) Thực tế thực hiện tại công ty TNHH công nghiệp đinh ốc Evergreen (Việt Nam)


×