TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
NGUYỄN VĂN CHÂU
NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ RỦI RO KỸ THUẬT
TRONG THI CÔNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
MÃ SỐ: 62.58.02.05.
HÀ NỘI, 2016
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................3
4. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................................................4
5. Kết cấu của luận án ..........................................................................................................................5
CHƢƠNG 1 ..............................................................................................................................................6
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO, QUẢN LÝ RỦI RO VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN
LÝ RỦI RO TRONG XÂY DỰNG ..................................................................................................6
1.1
Khái niệm và phân loại rủi ro ....................................................................................................6
1.1.1 Khái niệm rủi ro .....................................................................................................................6
1.1.2 Phân loại rủi ro (PLRR) .........................................................................................................7
1.2 Khái niệm quản lý rủi ro (QLRR) ..................................................................................................9
1.3 Tình hình nghiên cứu về rủi ro và QLRR trên thế giới ................................................................10
1.3.1 Tình hình chung ...................................................................................................................10
1.3.2 Tình hình nghiên cứu về RR và QLRR trong ngành xây dựng............................................12
1.4 Tình hình nghiên cứu về RR và QLRR ở Việt Nam ...................................................................17
1.5 Hƣớng nghiên cứu của luận án.....................................................................................................19
1.5.1 Cơ sở hình thành hƣớng nghiên cứu ....................................................................................19
1.5.2 Khung nghiên cứu của luận án.............................................................................................20
1.6 Kết luận chƣơng ...........................................................................................................................20
CHƢƠNG 2 ............................................................................................................................................22
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG XÂY DỰNG .................................................22
2.1 Nội dung QLRR dự án .................................................................................................................22
2.1.1 Quy trình QLRR dự án ........................................................................................................22
2.1.2 Nhận dạng rủi ro (NDRR)....................................................................................................23
2.1.3 Phân tích rủi ro .....................................................................................................................26
2.1.4 Ứng phó rủi ro......................................................................................................................29
2.1.5 Phân bổ rủi ro (PBRR) .........................................................................................................30
iv
2.2 Một số phƣơng pháp QLRR áp dụng trong nghiên cứu ...............................................................37
2.2.1 Phƣơng pháp Delphi ............................................................................................................37
2.2.1.1 Lý do lựa chọn phƣơng pháp Delphi ................................................................................37
2.2.1.2 Giới thiệu chung về Delphi ...............................................................................................38
2.2.1.3 Đặc điểm quy trình của phƣơng pháp Delphi ...................................................................40
2.2.2
Phƣơng pháp F-AHP .......................................................................................................42
2.2.2.1 Lý do lựa chọn phƣơng pháp F-AHP ................................................................................42
2.2.2.2 Tổng quan về phƣơng pháp F-AHP ..................................................................................42
2.2.2.3 Phƣơng pháp AHP ............................................................................................................43
2.2.2.4 Lý thuyết tập mờ ...............................................................................................................45
2.3 Kết luận chƣơng ...........................................................................................................................46
CHƢƠNG 3 ............................................................................................................................................47
NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TRONG THI CÔNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ....................................................................47
3.1 Nhận dạng các nhân tố rủi ro .......................................................................................................47
3.1.1 Các NTRR tiềm năng từ những nghiên cứu trƣớc ...............................................................47
3.1.2 Thảo luận nhóm chuyên gia .................................................................................................47
3.1.3 Xây dựng BCH thử nghiệm .................................................................................................48
3.1.4 Kết quả khảo sát thử nghiệm................................................................................................50
3.1.4.1 Thông tin ngƣời trả lời ......................................................................................................50
3.1.4.2 Đánh giá BCH thử nghiệm................................................................................................50
3.1.5 Xây dựng BCH chính thức...................................................................................................51
3.2 Thu thập dữ liệu ...........................................................................................................................52
3.2.1 Xác định kích thƣớc mẫu .....................................................................................................52
3.2.2 Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu ...................................................................................................52
3.2.3 Cách thức thu thập dữ liệu ...................................................................................................53
..........................................................................................................................53
3.3.1 Chọn lọc dữ liệu ...................................................................................................................53
3.3.2 Đặc điểm ngƣời trả lời .........................................................................................................54
v
3.3.3 Đánh giá độ tin cậy của BCH khảo sát ................................................................................54
3.3.4 Xếp hạng các nhân tố rủi ro .................................................................................................55
3.4 Phân loại các nhóm rủi ro ............................................................................................................57
3.5 Phân nhóm - Phân tích đánh giá các NTRRKT ...........................................................................59
3.5.1 Phân nhóm ...........................................................................................................................59
3.5.2 Phân tích đánh giá các NTRRKT .........................................................................................61
3.5.3 Đánh giá quan điểm của các bên liên quan đối với các NTRRKT ......................................62
3.6 Kết luận chƣơng ...........................................................................................................................63
CHƢƠNG 4 ............................................................................................................................................65
XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC NTRRKT TRONG THI CÔNG XDCTGTĐB Ở
VIỆT NAM BẰNG PHƢƠNG PHÁP DELPHI .............................................................................65
4.1 Quá trình thực hiện phƣơng pháp Delphi.....................................................................................65
4.1.1 Quá trình lựa chọn chuyên gia .............................................................................................65
4.1.2 Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu..........................................................................67
4.2 Giải pháp ứng phó đối với từng NTRRKT ..................................................................................71
4.2.1 Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán còn nhiều sai sót (TR1)........................71
4.2.2 Tiến độ dự án đƣa ra không phù hợp với thực tiễn (TR2) ...................................................72
4.2.3 Áp lực đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án trƣớc thời hạn (TR3) .....................................72
4.2.4 Bổ sung hoặc thay đổi thiết kế từ yêu cầu của CĐT hoặc cơ quan QLNN (TR4) ...............73
4.2.5 Năng lực TVGS không đảm bảo, yếu chuyên môn và thiếu kinh nghiệm (TR5) ................73
4.2.6 Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn không đầy đủ, có nhiều sai sót (TR6) .............74
4.2.7 Hồ sơ thiết kế có nhiều sai sót, phải chỉnh sửa (TR7) .........................................................74
4.2.8 Lựa chọn giải pháp kỹ thuật và công nghệ thi công không phù hợp (TR8) .........................75
4.2.9 Năng lực chuyên môn của NTTC yếu kém (TR9) ...............................................................76
4.2.10 Sai sót trong công tác giám sát chất lƣợng của NTTC (TR10) ..........................................76
4.2.11 Trình độ cán bộ kỹ thuật của NTTC không đảm bảo, bố trí không phù hợp và không đủ số
lƣợng (TR11)...................................................................................................................................77
4.2.12 Biện pháp TCTC không đảm bảo (TR12) ..........................................................................77
4.2.13 Thi công không tuân thủ theo tiêu chuẩn, qui trình kỹ thuật (TR13).................................77
vi
4.2.14 Sai sót trong công tác thí nghiệm (TR14) ..........................................................................78
4.2.15 Máy móc thiết bị thi công không đảm bảo, thƣờng xuyên hƣ hỏng (TR15)......................79
4.2.16 Thi công không đảm bảo theo hồ sơ thiết kế (TR16).........................................................79
4.2.17 Hƣ hỏng nền móng, kết cấu công trình (TR17) .................................................................80
4.2.18 Khối lƣợng phát sinh không có trong hồ sơ thiết kế (TR18) .............................................81
4.2.19 Các qui trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong khảo sát, thiết kế và thi công còn nhiều
tồn tại (TR19) ..................................................................................................................................81
4.2.20 Công nghệ thi công đặc biệt, đòi hỏi thiết bị chuyên dùng (TR20) ...................................82
4.3 Kết luận chƣơng ...........................................................................................................................82
CHƢƠNG 5 ............................................................................................................................................84
ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ RRKT TRONG TCCTGTĐB Ở VIỆT NAM BẰNG PHƢƠNG PHÁP F-AHP
.........................................................................................................................................................84
5.1 Quy trình thực hiện phƣơng pháp F-AHP ....................................................................................84
5.1.1 Xây dựng cấu trúc thứ bậc ...................................................................................................85
5.1.2 Xây dựng các ma trận so sánh cặp mờ .................................................................................85
5.1.3 Kiểm tra tính nhất quán của các chuyên gia ........................................................................87
5.1.4 Tổng hợp ý kiến chuyên gia .................................................................................................88
5.1.5 Thực hiện khử mờ ................................................................................................................89
5.1.6 Tính toán trọng số ................................................................................................................90
5.2 Áp dụng phƣơng pháp F-AHP xác định trọng số của các NTRRKT ...........................................91
5.2.1 Xây dựng BCH so sánh cặp .................................................................................................91
5.2.2 Xây dựng các ma trận đánh giá mờ .....................................................................................91
5.2.3 Tổng hợp ý kiến các chuyên gia ..........................................................................................92
5.2.4 Thực hiện khử mờ ................................................................................................................93
5.2.5 Kiểm tra hệ số nhất quán tổng hợp và tính toán trọng số.....................................................94
5.2.6 Phân tích độ nhạy .................................................................................................................98
5.2.7 Đề xuất thang đo mức độ rủi ro kỹ thuật .............................................................................99
5.2.8 Đo lƣờng mức độ RRKT của dự án ...................................................................................100
vii
5.3 Áp dụng mô hình đề xuất vào một số dự án thực tế điển hình...................................................100
5.3.1 Giới thiệu sơ lƣợc về dự án ................................................................................................100
5.3.2 Đánh giá các NTRRKT cho từng dự án .............................................................................100
5.3.3 Tính toán mức độ RRKT ...................................................................................................101
5.3.4 Phân tích đánh giá MĐRR của các nhân tố tại 3 dự án đại diện ........................................101
5.4 Phần mềm tính toán mức độ RRKT ...........................................................................................122
5.4.1 Sơ đồ khối ..........................................................................................................................122
5.4.2 Giới thiệu phần mềm..........................................................................................................122
5.4.3 Các giao diện tính toán và các công thức cơ bản sử dụng .................................................123
5.4.4 Hƣớng dẫn sử dụng phần mềm ..........................................................................................125
5.5 Kết luận chƣơng .........................................................................................................................125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................................126
1. Kết luận ........................................................................................................................................126
2. Kiến nghị ......................................................................................................................................127
3. Hƣớng phát triển của Luận án ......................................................................................................127
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ............................................................................................. a
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................... c
viii
MỤC LỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Ký hiệu
Tên hình
Hình 1.1
Các giai đoạn QLRR theo Wideman
16
Hình 1.2
Khung nghiên cứu của luận án
20
Hình 2.1
27
Hình 2.3
Một ví dụ về ma trận RR
So sánh kết quả đầu ra của phƣơng pháp định tính và định
lƣợng
Yếu tố thành công quan trọng cho quá trình phản ứng RR
Hình 2.4
Qui trình PBRR trong dự án hạ tầng BOT
31
Hình 2.5
Khái niệm về PBRR hợp lý
34
Hình 2.6
Quy trình thực hiện phƣơng pháp Delphi
40
Hình 2.7
Số mờ hình tam giác
46
Hình 2.8
Số mờ hình thang
46
Hình 3.1
Qui trình thiết kế BCH
49
Hình 3.2
Qui trình thu thập dữ liệu bằng BCH
49
Hình 3.3
Sơ đồ xây dựng BCH chính thức
51
Hình 3.4
Tỷ lệ thành phần các nhóm NTRR
59
Hình 3.5
Tỷ lệ thành phần các nhóm NTRRKT
61
Hình 4.1
Quy trình lựa chọn chuyên gia
66
Hình 4.2
Quá trình thực hiện phƣơng pháp Delphi
68
Hình 4.3
Thang đo Likert 5 đƣợc sử dụng cho BCH Delphi
69
Hình 5.1
Quy trình thực hiện phƣơng pháp F-AHP
84
Hình 5.2
Cấu trúc thứ bậc đƣợc xây dựng cho nghiên cứu
85
Hình 5.3
89
Hình 5.4
Giá trị -cut và số mờ tam giác
Chi tiết cấu trúc thứ bậc áp dụng cho nghiên cứu
Hình 5.5
Biểu đồ thể hiện trọng số của các nhân tố cấp 1
95
Hình 2.2
Trang
29
30
92
Biểu đồ thể hiện trọng số của các nhân tố cấp 2
Trọng số nhân tố ứng với thái độ ngƣời ra quyết định bi quan
Hình 5.7
( = 0)
Trọng số nhân tố ứng với thái độ ngƣời ra quyết định bình
Hình 5.8
thƣờng ( = 0.5)
Trọng số nhân tố ứng với thái độ ngƣời ra quyết định lạc quan
Hình 5.9
( = 1)
Hình 5.10 Thang đo mức độ RRKT đề xuất
100
Hình 5.11 Mức độ RRKT (TRL) của các dự án áp dụng
101
Hình 5.12 Sơ đồ khối
122
Hình 5.6
96
98
99
99
ix
Ký hiệu
Tên hình
Trang
Hình 5.13 Cụm menu phần mềm và tùy chọn giao diện
123
Hình 5.14 Kiểm tra tính nhất quán của các chuyên gia
123
Hình 5.15 Mờ hóa các đánh giá của các chuyên gia cho các ma trận
123
Hình 5.16 Ma trận số mờ
124
Hình 5.17 Ma trận khoảng
124
Hình 5.18 Ma trận số thực
124
x
MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU
Ký hiệu
Tên bảng
Bảng 2.1
Thang đo đánh giá mức độ so sánh cặp
44
Bảng 2.2
Các phép tính cơ bản của số mờ
46
Bảng 3.1
Kiểm định hệ số Crombach‟s Alpha
55
Bảng 3.2
Bảng phân loại nhóm các NTRR
58
Bảng 3.3
Bảng phân loại các NTRRKT
60
Bảng 3.4
Top 10 NTRRKT hàng đầu
61
Bảng 5.1
Thang đo mờ đƣợc sử dụng trong so sánh cặp
86
Bảng 5.2
Bảng xác định giá trị của hệ số ngẫu nhiên RI
88
Bảng 5.3
Bảng tính toán trọng số các tiêu chí (Bƣớc 1)
90
Bảng 5.4
Bảng tính toán trọng số các tiêu chí (Bƣớc 2)
91
Bảng 5.5
Kết quả tính toán chỉ số nhất quán tổng hợp
94
Bảng 5.6
Tóm tắt 3 dự án điển hình đánh giá mức độ RRKT
Trang
102
xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
AHP
ANOVA
APM
BOT
Viết đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Analytic Hierachy Process
Qui trình phân tích cấu trúc thứ bậc
Analysis of variance
Association for Project
Management
Phân tích sự khác biệt
Built - Operation – Transper
Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển
giao
Chỉ số nhất quán
Tổng Công ty Xây dựng công trình
giao thông 5
Hệ số nhất quán
Qui trình phân tích cấu trúc thứ bậc
mờ
Hiệp hội quản lý dự án
CI
Consistency Index
Civil Engineering Corporation
CIENCO 5
No5
CR
Consistency Ratio
Fuzzy Analytic Hierachy
F-AHP
Process
International Standards
ISO
Organization
International Tunnelling
ITIG
Insurance Group
PMI
Project Management Institute
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
Tập đoàn bảo hiểm hầm Quốc tế
Viện quản lý dự án
Public Private Partnerships
Quan hệ đối tác công tƣ
RI
Random Index
Chỉ số ngẫu nhiên
RIS
Risk-Index Score
Điểm chỉ số rủi ro
RBS
Risk Breakdown Structure
Cấu trúc chia nhỏ rủi ro
RQM
Risk Quanlity Model
Mô hình định lƣợng rủi ro
RMP
Risk Management Process
Qui trình quản lý rủi ro
Risk Score
Strenghts - Weaknesses Opportunities - Threats
Work Breakdown Structure
Washington State Department of
Transportation
Technical Risk Level
Điểm rủi ro
Điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội nguy cơ
Cấu trúc chia nhỏ công việc
Bộ Giao thông vận tải bang
Washington
Mức độ rủi ro kỹ thuật
PPP
RS
SWOT
WBS
WSDOT
TRL
Viết tắt
Viết đầy đủ
Viết tắt
Viết đầy đủ
Bảng câu hỏi
PTĐL
Phân tích định lƣợng
BPTCTC
Biện pháp tổ chức thi công
PTĐT
Phân tích định tính
BQLDA
Ban quản lý dự án
PTRR
Phân tích rủi ro
BCH
xii
Viết tắt
Viết đầy đủ
Viết đầy đủ
Viết tắt
BTCT
Bê tông cốt thép
QLDA
Quản lý dự án
BVTC
Bản vẽ thi công
QLNN
Quản lý nhà nƣớc
CĐT
Chủ đầu tƣ
QLRR
Quản lý rủi ro
CHT
Chỉ huy trƣởng
RR
Rủi ro
CPXD
Cổ phần xây dựng
RRKT
Rủi ro kỹ thuật
CNXD
Công nghiệp xây dựng
SXKD
Sản xuất kinh doanh
CTCP
Công ty cổ phần
TCTC
Tổ chức thi công
CTXD
Công trình xây dựng
DAĐT
Dự án đầu tƣ
TKKT
Thiết kế kỹ thuật
DAXD
Dự án xây dựng
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
DNXD
Doanh nghiệp xây dựng
ĐCCT
Địa chất công trình
TVGS
Tƣ vấn giám sát
ĐGRR
Đánh giá rủi ro
TVTK
Tƣ vấn thiết kế
HTGT
Hạ tầng giao thông
XDCB
Xây dựng cơ bản
GTVT
Giao thông vận tải
XDCT
KSRR
Kiểm soát rủi ro
TCCTGTĐB
LTRR
Lý thuyết rủi ro
XLRR
MĐRR
Mức độ rủi ro
Xây dựng công trình
Thi công công trình giao
thông đƣờng bộ
Xử lý rủi ro
Dự án giao thông đƣờng
bộ
NCS
Nghiên cứu sinh
NDRR
Nhận dạng rủi ro
NTRR
Nhân tố rủi ro
NTRRKT Nhân tố rủi ro kỹ thuật
NTTC
Nhà thầu thi công
PBRR
Phân bổ rủi ro
PGĐ
Phó giám đốc
PLRR
Phân loại rủi ro
TK BVTC
TV KSTK
DAGTĐB
Thiết kế bản vẽ thi công
Tƣ vấn khảo sát thiết kế
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đƣờng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nƣớc. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc, ngành CNXD đã không
ngừng vận động và tăng nhanh cả về số lƣợng lẫn quy mô. Các dự án đã có sự tham gia
rộng rãi của các tập đoàn, các công ty trong nƣớc và các tổ chức nƣớc ngoài đƣợc cấp
phép hoạt động trong ngành CNXD tại Việt Nam.
Hạ tầng giao thông nói chung và giao thông đƣờng bộ nói riêng đƣợc đánh giá là
một trong những nhân tố hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc. Vì vậy, hạ
tầng giao thông đã, đang và sẽ đƣợc Chính phủ và Bộ GTVT đầu tƣ đáng kể bằng
nhiều hình thức, nhiều nguồn vốn khác nhau.
Cùng với sự đầu tƣ đáng kể đó, trong thời gian gần đây, nhiều báo cáo và các
phƣơng tiện thông tin đại chúng đã nêu một loạt những vấn đề trong TCCTGTĐB nhƣ:
Tổng mức đầu tƣ vƣợt quá lớn; Tiến độ thực hiện bị chậm trễ trong một thời gian dài;
Chất lƣợng công trình không đảm bảo; Tai nạn lao động, tai nạn giao thông liên tiếp
xảy ra; CTXD kém hiệu quả; Lãng phí vốn đầu tƣ; Nhiều sai phạm xảy ra … Điều này
đã làm ảnh hƣởng đến uy tín của toàn ngành GTVT. Phải nói rằng chƣa bao giờ mà
việc thực hiện các DAGTĐB bị nhiều chỉ trích nhƣ hiện nay. Một DAGTĐB ở nƣớc ta
bị trễ hẹn từ 3 đến 5 năm hay vƣợt tổng mức đầu tƣ vài nghìn tỷ đồng đã không còn là
chuyện xa lạ. Điển hình nhƣ dự án đƣờng Láng - Hòa Lạc khi đƣợc đƣa vào sử dụng,
số vốn đã đội lên gấp đôi so với mức đầu tƣ ban đầu. Cụ thể, mức đầu tƣ ban đầu
(tháng 7/2003) của dự án là khoảng 3.700 tỉ đồng, nhƣng đến khi hoàn thành (tháng
10/2010), tổng mức đầu tƣ đã đƣợc điều chỉnh tăng lên hơn 7.500 tỉ đồng. Tiếp đến là
dự án Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng chiều dài 56 km đƣợc Kiểm toán Nhà nƣớc
phát hiện đã đội vốn hơn 5.000 tỉ đồng so với ban đầu. Tổng mức đầu tƣ dự án ban đầu
chỉ có 3.734 tỷ đồng (năm 2004) đã đội lên thành 8.974 tỷ đồng (năm 2010). Chất
lƣợng công trình rất kém. Cùng với tình trạng này là dự án đƣờng cao tốc Tp Hồ Chí
Minh - Trung Lƣơng, Thanh tra Chính phủ có kết luận “Chất lƣợng chuẩn bị đầu tƣ
thấp, thực hiện không đúng về qui định quản lý chi phí, làm tăng tổng mức đầu tƣ từ
6.500 tỷ đồng lên 9.800 tỷ đồng …”, một số cán bộ tham gia dự án đã bị kỷ luật, truy
2
cứu trách nhiệm hình sự do thi công không đúng theo thiết kế, nhiều NTTC đã phải bỏ
chi phí rất lớn để sửa chữa những hƣ hỏng.
Về mặt khách quan, có thể giải thích các tồn tại nhƣ trên tại các DAGTĐB bởi
những nguyên nhân dễ dàng nhận thấy nhƣ: Thứ nhất, các DAGTĐB có thời gian xây
dựng dài, khối lƣợng công việc lớn, nguồn vốn đầu tƣ lớn; Thứ hai, các DAGTĐB có
qui mô xây dựng lớn, chiều dài xây dựng từ vài km đến hàng chục hàng trăm km, khu
vực có liên quan đến XDCT thƣờng đi qua nhiều vùng miền, nhiều địa phƣơng khác
nhau, do đó chịu tác động trực tiếp từ nhiều môi trƣờng khác nhau nhƣ chính trị, kinh
tế, xã hội, con ngƣời, tự nhiên, luật pháp, công nghệ, vật liệu; Thứ ba, có nhiều loại
công trình khác nhau trong các DAGTĐB, nhƣ nền, móng và mặt đƣờng, các công
trình thoát nƣớc lớn nhỏ, đƣờng hầm, các công trình an toàn giao thông, các công trình
phục vụ. Do đó, các DAGTĐB yêu cầu sự tham gia của rất nhiều đơn vị; Thứ tư, các
DAGTĐB thực hiện ngoài trời, thời gian và quá trình xây dựng dài, điều kiện khí hậu,
địa chất thuỷ văn và môi trƣờng kinh tế - xã hội của các khu vực khác nhau là khác
nhau. Vì vậy có nhiều NTRR trong các DAGTĐB, nhƣ những RR trong quá trình ra
quyết định phê duyệt, KSTK, xây dựng, kỹ thuật công nghệ, chất lƣợng, đầu tƣ, thiên
tai, bất khả kháng … , mà hầu nhƣ các RR bao trùm toàn bộ quá trình thực hiện xây
dựng; Thứ năm, quá trình xây dựng thƣờng là duy nhất, hiếm khi có sự lặp lại.
Từ đó, có thể thấy đã có quá nhiều RR đã, đang và sẽ xảy ra trong các DAGTĐB ở
nƣớc ta. Tuy nhiên, nếu nhận định rằng các DAGTĐB có quá nhiều RR là do có những
đặc điểm khó khăn riêng, do quy mô đầu tƣ lớn hay do áp dụng kỹ thuật công nghệ
hiện đại thì không thực sự thuyết phục. Điều này phần nào đƣợc minh chứng khi nhìn
vào CTXD cầu treo dân sinh Chu Va 6 đƣợc khởi công xây dựng vào tháng 8/2012 và
đƣợc hoàn thành đƣa vào khai thác tháng 12/2012. Tổng mức đầu tƣ gần 1,247 tỉ đồng.
Sáng ngày 24/2/2013, cầu đã bị lật nghiêng khi một đám tang đi qua khiến 8 ngƣời
thiệt mạng và 38 ngƣời bị thƣơng. Theo kết luận điều tra, nguyên nhân cầu bị sập là do
thi công không đúng theo thiết kế. Tiếp theo là CTXD cầu Hoàng Hoa Thám ở Tp Hồ
Chí Minh khởi công tháng 9/1998. Cầu có chiều dài 103,5 m; rộng 14 m và đƣờng dẫn
vào cầu dài 212 m. Công trình đã bị đình trệ thi công, chất lƣợng công trình kém đã
gây nhiều thiệt hại nhƣ tăng kinh phí đầu tƣ dự án từ 19 tỷ lên 155 tỷ đồng. Công trình
3
kéo dài suốt 12 năm và trải qua 3 CĐT mới đƣợc hoàn thành.
Vậy tại sao các DAGTĐB ở Việt Nam có quá nhiều RR nhƣ vậy, đặc biệt là các
NTRRKT xảy ra trong giai đoạn thi công dự án? Nguyên nhân/ nhân tố nào đã gây
nên? Giải pháp nào/ làm thế nào để ứng phó với chúng? Xác định và đo lƣờng chúng
nhƣ thế nào? Đó là lý do tác giả lựa chọn “Nghiên cứu quản lý rủi ro kỹ thuật trong thi
công công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án này sẽ hƣớng đến việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
- Nghiên cứu tổng quan về RR và QLRR trong lĩnh vực xây dựng trên thế giới và
ở Việt Nam.
- Nhận dạng những NTRR trong TCCTGTĐB ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá, xếp hạng và phân nhóm các NTRR trong TCCTGTĐB ở
Việt Nam, đặc biệt là các NTRRKT.
- Xây dựng hệ thống các giải pháp ứng phó đối với các NTRRKT trong
TCCTGTĐB ở Việt Nam.
- Xây dựng mô hình đo lƣờng mức độ RRKT trong TCCTGTĐB ở Việt Nam dựa
trên cơ sở lý thuyết phƣơng pháp F-AHP.
- Áp dụng mô hình đã đề xuất để đo lƣờng mức độ RRKT tại một số dự án điển
hình đã và đang triển khai.
- Xây dựng trình tự thực hiện và tính toán mức độ RRKT trong TCCTGTĐB ở
Việt Nam bằng phần mềm tự động hóa.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tập trung vào vấn đề quản lý RRKT trong giai
đoạn thi công các DAGTĐB ở Việt Nam trên góc nhìn của các bên liên quan chính đến
dự án. Các bên liên quan chính đến dự án ở giai đoạn này là CĐT, Ban QLDA, Tƣ vấn
KSTK, TVGS & NTTC.
Dữ liệu thu thập của luận án trong giai đoạn khảo sát thông qua nhiều nguồn thông
tin khác nhau, nhƣ: họp nhóm, phỏng vấn trực tiếp, phát BCH, gửi mail, online, điện
thoại. Đối tƣợng thu thập dữ liệu là những ngƣời có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên làm
4
việc trong các bên liên quan, các nhà nghiên cứu, giảng dạy, và có trình độ chuyên môn
liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu từ đại học trở lên.
Dữ liệu thu thập của Luận án trong giai đoạn đánh giá thông qua nguồn thông tin
phỏng vấn trực tiếp và gửi mail. Đối tƣợng thu thập dữ liệu là các chuyên gia có kinh
nghiệm trên 10 năm làm việc trong các bên liên quan, các nhà nghiên cứu, giảng dạy,
và có trình độ chuyên môn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu từ đại học trở lên.
Với mục tiêu nghiên cứu của Luận án, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ xem xét
nghiên cứu những mặt tiêu cực của RR, mặt tích cực của RR sẽ đƣợc xem là cơ hội
hoặc thắng lợi của các bên liên quan.
4. Đóng góp của nghiên cứu
Về mặt thực tiễn
- Giúp cho các nhà quản lý, các kỹ sƣ của các bên liên quan nhận dạng, phân tích
và đánh giá nhanh đƣợc các NTRR, đặc biệt là các NTRRKT trong
TCCTGTĐB ở Việt Nam. Từ đó giúp họ áp dụng hệ thống các giải pháp ứng
phó đối với các NTRRKT đã đƣợc xây dựng vào dự án thực tế mà họ đang thực
hiện nhằm loại trừ, giảm thiểu, chia sẻ, chuyển giao hoặc chấp nhận RR, để
nâng cao hiệu quả xây dựng dự án.
-
Mang đến cho các nhà quản lý, các kỹ sƣ của các bên liên quan một góc nhìn
mới, một quan niệm mới về QLRR kỹ thuật trong TCCTGTĐB thông qua mức
độ RRKT (TRL). Chỉ số TRL là một chỉ số hữu ích, dựa vào chỉ số TRL họ có
thể đánh giá mức độ RRKT trong thi công các dự án của mình. Các công ty có
thể dự đoán tốt hơn những khó khăn tiềm tàng, những RR và sự không chắc
chắn trong các dự án mà họ đang thực hiện, và có kế hoạch tốt hơn cho việc
thực hiện. Kết quả là: nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn thiết bị… sẽ đƣợc
phân bổ một cách khôn ngoan giữa các dự án trong danh mục thực hiện của họ.
Về mặt khoa học
- Luận án đã nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết về RR và QLRR trong xây
dựng trên thế giới, góp phần làm giàu kiến thức về RR và QLRR trong
TCCTGTĐB ở Việt Nam. Đây là một lĩnh vực phải nói rằng khá mới và chƣa
5
đƣợc quan tâm đúng mức trong các DAGTĐB ở Việt Nam.
- Luận án đã tiếp cận và xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu, từ đó đã xác định
đƣợc danh sách các NTRR đang thực tế tồn tại trong TCCTGTĐB ở Việt Nam.
- Luận án đã đi sâu phân tích, phân loại, xếp hạng, đánh giá các NTRR, phân
nhóm và đặt tên nhóm các NTRR, đặc biệt là phân nhóm các NTRRKT.
- Luận án đã xây dựng đƣợc hệ thống các giải pháp ứng phó theo thứ tự ƣu tiên
đối với các NTRRKT cho các bên liên quan đến dự án.
- Luận án đã xây dựng đƣợc mô hình đo lƣờng mức độ RRKT thông qua chỉ số
TRL, kết hợp với thang đo 11 điểm đƣợc đề xuất. Công việc tính toán chỉ số
TRL đƣợc thực hiện bằng phần mềm tự động hóa.
- Ở Việt Nam, khái niệm “MĐRR” trong TCCT còn khá mới mẻ và chƣa tìm thấy
công trình nào đã nghiên cứu trƣớc đây, đặc biệt là mức độ RRKT trong
TCCTGTĐB. NCS hy vọng và mong muốn các tác giả sau này tiếp tục đi sâu
nghiên cứu, tìm hiểu những khía cạnh khác nhau về khái niệm MĐRR của dự
án, nhằm mục đích hỗ trợ cho các bên liên quan đạt hiệu quả cao nhất trong quá
trình thực hiện dự án của họ.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm có 5 Chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
- Chương 1: Tổng quan về RR, QLRR và các công trình nghiên cứu về QLRR
trong xây dựng.
-
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về QLRR trong xây dựng.
- Chương 3: Nhận dạng, phân tích và đánh giá các NTRR trong TCCTGTĐB ở
Việt Nam.
- Chương 4: Xây dựng giải pháp ứng phó đối với các NTRRKT trong
TCCTGTĐB ở Việt Nam bằng phƣơng pháp Delphi.
- Chương 5: Đo lƣờng mức độ RRKT trong TCCTGTĐB ở Việt Nam bằng
phƣơng pháp F-AHP.
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO, QUẢN LÝ RỦI RO VÀ CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG XÂY DỰNG
1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro
1.1.1 Khái niệm rủi ro
Trƣớc khi tiến hành thực hiện QLRR, việc hiểu rõ chính xác khái niệm của RR là
điều cực kỳ quan trọng [54]. Trong các nghiên cứu trƣớc, khái niệm “RR” đƣợc hiểu
theo nhiều nghĩa khác nhau, ví dụ nhƣ là hiểm họa hay bất trắc và chƣa có một khái
niệm nhất quán nào đƣợc đƣa ra. Hầu hết các khái niệm về RR chỉ tập trung vào mặt
trái của RR nhƣ tổn thất hoặc thiệt hại mà bỏ qua mặt tích cực của nó nhƣ là lợi nhuận
và cơ hội [38]. Ý nghĩa của RR cũng tùy thuộc vào từng ngƣời mà cụ thể là tùy thuộc
vào quan điểm, thái độ và kinh nghiệm [44]. Trên thế giới, có rất nhiều nhà nghiên cứu
đã đƣa ra khái niệm về RR. Có thể chia ra hai trƣờng phái chính nhƣ sau:
- Trường phái thứ nhất: xem xét RR là sự xuất hiện một biến cố bất lợi xảy ra
trong tƣơng lai có thể đo lƣờng đƣợc. Điển hình cho trƣờng phái này là Frank
Knight [76], cho rằng “RR là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc”. Tƣơng tự, theo
Pfeffer [98] thì “RR là tổng hợp những sự kiện ngẫu nhiên mà chúng có thể đo
lƣờng đƣợc bằng lý thuyết xác suất”. Hay nhƣ theo McCarty [86], “RR là một
tình trạng mà các biến cố xảy ra trong tƣơng lai có thể đo lƣờng đƣợc”.
- Trường phái thứ hai: xem xét RR với sự chú trọng đến kết quả đạt đƣợc mà
không cần quan tâm đến xác suất xảy ra. Trong trƣờng phái này phải kể đến
Willet [131], tác giả cho rằng RR là một sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc
xuất hiện một biến cố không nhƣ mong đợi. Theo William [132], RR là sự biến
động một cách tiềm ẩn ở kết quả đầu ra.
Một quan điểm khác, Mehdizadeh [88] cho rằng có rất nhiều NTRR tác động đến
dự án nhƣng vấn đề là ở chỗ tất cả các nhân tố này đều đƣợc gọi một cách mơ hồ là
“RR” mà không hiểu rõ bản chất của nó. Ví dụ nhƣ nhân tố trễ tiến độ và vƣợt chi phí
có thể xem là các “hậu quả” của quá trình thực hiện trong khi các nhân tố khác nhƣ
biến động thị trƣờng, thiên tai… thì có thể xem nhƣ là “nguồn gốc”. Từ đó tác giả đi
7
tổng hợp các nghiên cứu trƣớc theo hai quan điểm khác nhau về định nghĩa của “RR”
đƣợc thể hiện ở Phụ lục 1.
Ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành CNXD, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
đến lĩnh vực QLRR và đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Từ Quang Phƣơng [26] định
nghĩa RR là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên (bất trắc) có thể đo lƣờng bằng xác suất,
là những bất trắc gây nên các mất mát thiệt hại. RR trong QLDA là một đại lƣợng có
thể đo lƣờng đƣợc.
Một cách tƣơng tự, Bùi Ngọc Toàn [30] định nghĩa RR dự án là tổng hợp những
yếu tố ngẫu nhiên, những tình huống không thuận lợi liên quan đến bất định, có thể đo
lƣờng bằng xác suất không đạt mục tiêu đã định của dự án và gây nên các mất mát,
thiệt hại. Một nghiên cứu khác, Nguyễn Văn Chọn [2] đƣa ra khái niệm RR của DAĐT
là một loạt các biến cố ngẫu nhiên tác động tiêu cực lên toàn bộ các giai đoạn, làm thay
đổi kết quả đầu tƣ theo chiều hƣớng bất lợi và có thể đo lƣờng bằng các khái niệm xác
suất RR. RR còn có thể đƣợc hiểu là khả năng có sai lệch giữa một bên là những gì xảy
ra trên thực tế với một bên là những gì đƣợc dự kiến từ trƣớc, mà sự sai lệch này lớn
đến mức khó chấp nhận.
Ở đây cũng cần phân biệt rõ RR và bất trắc. Bất trắc phản ánh tình huống trong đó
không thể biết đƣợc xác suất xuất hiện của sự kiện. Khái niệm bất trắc chứa đựng yếu
tố chƣa biết nhiều hơn khái niệm RR. RR và bất trắc có thể xem nhƣ hai đầu của đƣờng
thẳng. RR nằm ở phía đầu có khả năng đo lƣờng đƣợc nhiều hơn và nhiều số liệu thống
kê hơn để đánh giá. Bất trắc nằm ở đầu còn lại sẽ không có số liệu. Tuy nhiên việc
phân định giữa RR và bất trắc chỉ mang tính chất tƣơng đối. Tuỳ thuộc vào thông tin có
thể có đƣợc và khả năng đánh giá của mỗi cá nhân hay tổ chức mà nó có thể là RR
hoặc là bất trắc. Chẳng hạn đối với NTTC, khả năng CTXD của họ gặp động đất hoặc
lũ lụt có thể đƣợc coi là bất trắc, nó khó lƣờng và không xác định đƣợc xác suất xảy ra,
trong khi hiện tƣợng này có thể lại đƣợc xem là RR đối với công ty bảo hiểm, họ có cơ
sở dữ liệu để có thể tính toán đƣợc xác suất và mức độ thiệt hại xảy ra [34].
1.1.2 Phân loại rủi ro (PLRR)
Để nhận biết và QLRR một cách hiệu quả và trực quan, ngƣời ta thƣờng PLRR
8
theo những khía cạnh khác nhau tùy vào mục đích sử dụng trong các hoạt động hƣớng
đến. Có nhiều tác giả nghiên cứu về RR đã đƣa ra cách phân loại của riêng mình. Ví dụ
nhƣ Walker [125] đã PLRR bao gồm môi trƣờng xã hội và sai sót do con ngƣời gây ra;
Christensen [58] cho rằng RR có thể phân loại thành RR có thể tính toán đƣợc và RR
không thể tính toán đƣợc; Caltrans [50] phân RR thành các RR phát sinh từ môi trƣờng
bên ngoài (khách quan) và môi trƣờng bên trong (chủ quan); Al-Bahar
Crandall [38]
đã phân chia RR trong xây dựng thành sáu thành phần chính sau: RR do thiên tai, RR
vật lý, RR tài chính và kinh tế, RR môi trƣờng và chính trị, RR liên quan đến thiết kế
và RR thi công.
Ở Việt Nam, Ngô Thị Ngọc Huyền và cộng sự [19] cho rằng RR có thể đƣợc phân
loại thành RR tĩnh và RR động. Đoàn Thị Hồng Vân [34] lại phân RR theo môi trƣờng
tác động, bao gồm môi trƣờng thiên nhiên, luật pháp, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,
công nghệ. Ngoài ra, còn phải kể đến cách phân loại của Nguyễn Văn Chọn [2], Lê
Kiều [22], Nguyễn Liên Hƣơng [20]. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng về cách PLRR
thì nghiên cứu của Trịnh Thùy Anh [1] là khá rõ ràng và toàn diện. Do vậy Luận án
này PLRR dựa trên cơ sở đó.
Phân loại rủi ro theo môi trƣờng tác động
- RR do môi trƣờng bên trong: là những RR do phát sinh từ môi trƣờng nội tại
bên trong gây ra.
- RR do môi trƣờng bên ngoài: là những RR do yếu tố bên ngoài nhƣ thiên nhiên,
xã hội, chính trị, luật pháp, kinh tế ... mang lại.
Phân loại theo đối tƣợng rủi ro
Phân loại theo đối tƣợng RR tác động có thể bao gồm ba loại: RR ảnh hƣởng đến
chi phí; RR ảnh hƣởng đến thời gian; và RR ảnh hƣởng đến chất lƣợng.
Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động
Phân theo tiêu thức này thì RR bao gồm: RR trong công nghiệp, nông nghiệp, kinh
doanh thƣơng mại, RR trong hoạt động ngoại thƣơng, kinh doanh ngân hàng, du lịch,
RR đầu tƣ, RR trong ngành xây dựng, RR trong ngành GTVT …
9
Phân loại theo bản chất rủi ro
- RR thuần tuý: là loại RR nếu nó xảy ra thì dẫn đến kết quả tổn thất về kinh tế
nhƣ hoả hoạn, tai nạn lao động.
- RR suy tính: hay còn gọi là RR đầu cơ, là loại RR mà khi nó xảy ra có thể dẫn
đến kết quả là lời hoặc lỗ, đƣợc thua hoặc không đổi, do ảnh hƣởng của những
nguyên nhân rất khó dự đoán trong khi phạm vi ảnh hƣởng rất rộng lớn.
Phân loại theo khả năng lƣợng hoá
- RR có thể tính toán đƣợc: là loại RR mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán
đƣợc ở một mức độ tin cậy nhất định.
- RR không thể tính toán đƣợc: là RR mà tần số xuất hiện của nó quá bất thƣờng
và rất khó dự đoán đƣợc.
Phân loại theo khả năng bảo hiểm
- RR không thể bảo hiểm.
- RR có thể bảo hiểm.
Rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống
Theo tiêu chí này tổng RR nhà đầu tƣ có thể chia thành 2 loại:
- RR không hệ thống: là RR đồng nhất cho mỗi nhà đầu tƣ riêng biệt, nhƣ sự xuất
hiện của đối thủ cạnh tranh, hoặc quản lý không có hiệu quả.
- RR hệ thống: là RR xuất hiện do các yếu tố tác động lên toàn bộ thị trƣờng nhƣ
chiến tranh, khủng hoảng năng lƣợng, chiến lƣợc cạnh tranh quốc gia.
1.2 Khái niệm quản lý rủi ro (QLRR)
Theo Lam [78], QLRR là một công cụ quan trọng để đối phó với những RR quan
trọng trong ngành CNXD vì: (1) đánh giá và xác định tính khả thi của dự án; (2) phân
tích và kiểm soát các RR để giảm thiểu tổn thất; (3) giảm nhẹ các RR bằng cách lập kế
hoạch thích hợp; và (4) tránh các dự
nhuận. Theo Flanagan và Norman [66]
đƣợc từ việc áp dụng quy trình QLRR.
ợi
ải thiện đáng kể hiệu quả QLDA có thể đạt
10
Một vài nhà nghiên cứu đã đƣa ra các định nghĩa về QLRR, nhƣ Uher và Toakley
[120] định nghĩa QLRR là một quy trình kiểm soát mức độ RR và giảm thiểu ảnh
hƣởng củ
; Merna và Njiru [90] định nghĩa QLRR là mộ
đƣợc thực hiệ
ộng bất kỳ
ặc công ty với nỗ lực để làm thay đổi các RR xuất
hiện từ việc kinh doanh của họ; Wang và cộng sự [128] định nghĩa QLRR là mộ
ật tự
ệc nhận dạ
ứng phó RR một cách có hệ
thống trong suốt vòng đời của một dự án.
Phát biểu một cách chi tiết hơn, QLRR là việc NDRR, đo lƣờng MĐRR, trên cơ sở
đó lựa chọn, triển khai và quản lý các hoạt động nhằm hạn chế và khắc phục RR trong
suốt vòng đời dự án. QLRR là chủ động kiểm soát các sự kiện tƣơng lai dựa trên cơ sở
kết quả dự báo trƣớc các sự kiện xảy ra chứ không phải phản ứng thụ động. Nhƣ vậy,
một chƣơng trình QLRR hiệu quả không những làm giảm bớt xác suất xuất hiện RR,
mà còn làm giảm mức độ ảnh hƣởng của chúng đến mục tiêu dự án [30].
QLRR luôn là một quá trình khó khăn, đòi hỏi phải có một khuôn khổ quản lý phù
hợp cả về lý luận lẫn thực tiễn. QLRR đòi hỏi một quá trình bài bản, có trật tự, có hệ
thống xác định, phân tích, và ứng phó RR trong suốt vòng đời của một dự án, để từ đó
tối ƣu hóa việc loại bỏ, giảm thiểu và KSRR. Công tác QLDA có thể đạt đƣợc những
cải tiến đáng kể nhờ vào việc áp dụng quá trình QLRR [66].
Theo Hiệp hội QLDA (APM) [41], QLRR là một quá trình có tổ chức cho phép các
RR riêng lẻ và RR chung của dự án đƣợc hiểu và quản lý một cách chủ động, tối ƣu
hóa thành công của dự án bằng cách giảm thiểu thiệt hại và tối đa các cơ hội.
1.3 Tình hình nghiên cứu về rủi ro và QLRR trên thế giới
1.3.1 Tình hình chung
Ngày nay, QLRR đã trở thành một trong những nội dung rất quan trọng và phổ
biến trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong ngành XDCT nói
riêng. Bởi thế giới thực tại đang phát triển quá nhanh chóng và chứa đựng quá nhiều
NTRR có thể ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân. Các phƣơng
pháp QLRR chính thống mặc dù mới đƣợc hoàn chỉnh trong vài mƣơi năm trở lại đây
nhƣng bản thân nó gắn liền với một lịch sử hình thành và phát triển rất lâu dài.
11
Pascal giới thiệu lý thuyết xác suất vào năm 1657, một trong những ứng dụng đầu
tiên của Ông là mở rộng ma trận của Arnobius bằng cách áp dụng phân phối xác suất.
Sau đó, có nhiều nhà khoa học vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển ý tƣởng đó của Pascal.
Vào năm 1692, John Arbuthnot cho rằng xác suất của những nguyên nhân tiềm tàng
khác nhau của một sự kiện có thể tính toán đƣợc. Năm 1693, Halley đề xuất một bảng
tuổi thọ trung bình thống kê mới dựa vào phân phối xác suất. Năm 1728, Hutchinson
đã nghiên cứu sự thỏa hiệp giữa xác suất và các tiện ích trong các tình huống lựa chọn
RR. Vào đầu thế kỷ 18, Cramer và Bernoulli đã đề xuất những giải pháp cho nghịch lý
St. Petersburg. Sau đó, vào năm 1792, LaPlace đã phát triển một bản nguyên thủy cho
mô hình ĐGRR định tính hiện đại, một phân tích xác suất tử vong trong trƣờng hợp
tiêm hay không tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa [60].
Đến thế kỉ 19, các nhà toán học lý thuyết nhƣ Poisson và các nhà kinh tế học nhƣ
Jevons bắt đầu giải thích đƣợc rằng các vấn đề bất trắc có thể giải quyết bằng các
phƣơng pháp xác suất thống kê xuất phát từ quan sát hoặc kinh nghiệm trƣớc đấy.
ĐGRR hoàn chỉnh dựa vào lý thuyết xác suất đầu tiên do Von Bortkiewiczl, ứng dụng
vào phép đo tần xuất tai nạn trong diễn tập của quân đội Đức.
Vào thế kỷ 20, các công cụ toán học ứng dụng đƣợc phát triển mạnh mẽ, áp dụng
hiệu quả cho ngành quân đội và kinh doanh mà tiêu biểu là Lý thuyết Trò chơi. Đóng
góp tiêu biểu trong nghiên cứu RR ở thời kỳ này đó là Frank Knight (1885-1972). Ông
là một nhà khoa học, nhà kinh tế học nổi tiếng với tác phẩm lớn nhất của Ông đối với
ngành kinh tế học là cuốn RR, Bất định và Lợi nhuận [76]. Mục tiêu cơ bản của tác
phẩm này không chỉ là giải thích sự điều tiết lợi nhuận trong kinh doanh dƣới dạng một
hàm số của RR bất định mà còn có tác dụng gắn kết những vấn đề về mặt lý thuyết
giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô.
Tiếp đến năm 1950, Gumbel phát triển một lý thuyết cực hạn mà có thể sử dụng để
tiên đoán tần suất của các sự kiện cực đại. Lý thuyết này lần đầu đƣợc áp dụng vào các
sự kiện tự nhiên nhƣ là dòng chảy sông cực đại, gió cực đại... Nó cũng đƣợc dùng để
xác định sự thích hợp của các dự án điều khiển đập và lũ lụt, khả năng chống gió của
các kết cấu cao tầng... Và kết quả là phát triển đƣợc Lý thuyết cây sai lầm. [27]
Theo H. Wayne Snider thuộc đại học Temple của Hoa Kỳ thì QLRR bắt đầu đi vào
12
một giai đoạn mang tính quốc tế từ giữa những năm 70, Ông gọi đó là “giai đoạn toàn
cầu hóa”. Thời kỳ thịnh vƣợng của QLRR đƣợc thấy ở việc các Hiệp hội của những
nhà QLRR đƣợc sáng lập góp phần cho sự phát triển của ngành khoa học này. Hiệp hội
quốc gia những người mua bảo hiểm đƣợc thành lập vào năm 1950 tại Mỹ, sau đó trở
thành Hội QLRR và bảo hiểm. Vào năm 1954, tổ chức này đã công bố tạp chí đầu tiên.
Năm 1963 đã tổ chức hội nghị thƣờng niên đầu tiên và năm 1965 đã đƣa ra chƣơng
trình đào tạo về lĩnh vực QLRR [28]. Cũng trong khoảng thời gian này, hàng loạt các
hiệp hội QLRR ra đời ở Mỹ nhƣ Hội QLRR công cộng, Hội QLRR về chăm sóc sức
khỏe Mỹ, Hội QLRR và bảo hiểm trường đại học.
Một trào lƣu tƣơng tự cũng phát triển mạnh ở Châu âu. Hiệp hội những nhà quản
trị bảo hiểm trong các lĩnh vực công nghiệp và thương mại (AIMIC) đƣợc thành lập
vào năm 1963 ở Anh Quốc. Ở Hội nghị đầu tiên vào năm 1976, Hiệp hội đã bàn bạc về
vấn đề “tự bảo hiểm”, chỉ rõ xu hƣớng phát triển mới của QLRR cho tất cả các nhà bảo
hiểm ở Anh quốc. Năm 1974 AIMIC đã đổi tên thành Hiệp hội các nhà quản trị bảo
hiểm RR trong công nghiệp và thương mại. Năm 1993 ở Pháp, Nhóm những người
được bảo hiểm trong thương mại và công kỹ nghệ và Hiệp hội những người phụ trách
bảo hiểm của các doanh nghiệp Pháp đƣợc thành lập. Hai tổ chức này coi phát triển
chức năng QLRR trong các doanh nghiệp là mục tiêu của mình. Với mục tiêu đó, vào
tháng 5 năm 1993 hai tổ chức này đã hợp nhất và cho ra đời tổ chức Hiệp hội QLRR và
bảo hiểm các doanh nghiệp.
Ngày nay, khoa học và ứng dụng của việc đánh giá và QLRR đã phát triển một
cách nhanh chóng cả về quy mô lẫn chất lƣợng. Việc nghiên cứu về lĩnh vực RR đã và
đang nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn của khoa học nhân loại. Ngày càng có nhiều đề tài
nghiên cứu khoa học về QLRR đƣợc đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế
giới [92]. Và ngày càng có nhiều tổ chức chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
QLRR ra đời. Điều này đã khẳng định rõ tầm quan trọng của QLRR không chỉ trong
hoạt động nghiên cứu khoa học mà còn áp dụng thực tiễn trong các hoạt động xã hội.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu về RR và QLRR trong ngành xây dựng
So với nhiều ngành công nghiệp khác, ngành CNXD chịu nhiều RR hơn do các đặc
điểm riêng biệt trong hoạt động xây dựng, chẳng hạn nhƣ thời gian thực hiện kéo dài,
13
quá trình thi công phức tạp, điều kiện môi trƣờng tác động trực tiếp, vốn đầu tƣ lớn và
cơ cấu tổ chức luôn thay đổi [66][37][111]. Do đó, việc áp dụng hữu hiệu những công
cụ QLRR để quản lý các RR liên quan đến hoạt động xây dựng trở nên vô cùng quan
trọng. Xác định một phƣơng pháp QLRR hiệu quả không những có thể giúp ngƣời sử
dụng nhìn thấy đƣợc những RR đang phải đối mặt, mà còn giúp họ quản lý các RR đó
trong các giai đoạn khác nhau của dự án [109].
Có rất nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện về nhiều khía cạnh khác nhau trong lĩnh
vực QLRR các DAXD. Nghiên cứu kinh điển có lẽ phải kể đến trong lĩnh vực này là
của Akintoye và Macleod [37]. Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên khảo sát BCH
hƣớng đến các NTTC và các nhà QLDA. Nghiên cứu cho thấy rằng QLRR là vô cùng
cần thiết trong các hoạt động xây dựng bởi việc tối thiểu hóa thiệt hại và nâng cao lợi
nhuận. Tiếp đến là Edwards [64], tác giả cuốn “QLRR thực tiễn trong ngành xây
dựng”, Ông đã đem đến một cái nhìn dễ hiểu về quy trình QLRR trong ngành xây
dựng với những đặc thù riêng của nó. Nghiên cứu này đã đƣa ra những ví dụ áp dụng
thực tiễn và thảo luận làm thế nào để quản lý các RR. Qua đó, tác giả đã chỉ rõ các RR
có thể có liên quan đến CĐT, NTTC, Tƣ vấn KSTK và TVGS.
Các loại RR mà một tổ chức phải đối mặt đƣợc dàn trải trên một phạm vi rộng và
thay đổi từ tổ chức này sang tổ chức khác. Điều đó có thể là các RR thất bại trong kinh
doanh, RR thua lỗ tài chính dự án, RR tai nạn lao động, RR tranh chấp và RR tổ chức.
Việc hiểu biết và nhận dạng những RR này càng sớm càng tốt, từ đó áp dụng các chiến
lƣợc phù hợp để giảm thiểu các khía cạnh tiêu cực có thể có của RR [127]. Bajaj và
cộng sự [43] đã nhận dạng, điều tra và ĐGRR ở giai đoạn đấu thầu và lập dự toán cho
các NTTC.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất các quy trình QLRR, thông thƣờng gồm có ba
giai đoạn chính: (1) NDRR; (2) phân tích, ĐGRR; và (3) XLRR [127][121]. Quy trình
QLRR bắt đầu với việc nhận dạng những RR ban đầu. Chúng có liên quan trực tiếp
hoặc hiện hữu tiềm tàng trong các DAXD. Phân tích và ĐGRR là quá trình trung gian
giữa nhận dạng và XLRR. Nó kết hợp yếu tố không chắc chắn vào PTĐL và PTĐT để
đánh giá tác động của RR. Việc đánh giá thƣờng tập trung vào RR với xác suất xảy ra
cao, hậu quả tài chính lớn hoặc kết hợp giữa chúng mang lại một tác động đáng kể.
14
Một khi những RR của một dự án đƣợc xác định và phân tích cụ thể, thì cần phải
có một phƣơng pháp ứng phó RR thích hợp. Trong khuôn khổ QLRR, NTTC nên quyết
định làm thế nào để xử lý từng NTRR và xây dựng chiến lƣợc xử lý hoặc biện pháp
giảm thiểu RR thích hợp. Các biện pháp giảm thiểu nói chung là dựa trên tính chất và
hậu quả của RR. Mục tiêu chính là loại bỏ càng nhiều càng tốt các tác động tiềm năng
và tăng mức độ KSRR. Việc kiểm soát càng nhiều thì chứng tỏ phƣơng pháp càng hiệu
quả. Quá trình QLRR không nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn các RR từ một dự án.
Mục tiêu của nó là để phát triển một hệ thống có tổ chức, để hỗ trợ các nhà quản lý
kiểm soát hiệu quả RR, đặc biệt là những nhân tố quan trọng [97].
Wang và cộng sự [126] đã nhận dạng, ĐGRR và phát triển một quy trình QLRR
cho các DAXD ở các nƣớc đang phát triển. Một cuộc khảo sát quy mô lớn đã đƣợc
thực hiện. Kết quả đã xác định đƣợc 28 NTRR then chốt và phân loại thành 3 cấp độ:
quốc gia, thị trƣờng và dự án. Đồng thời, với mỗi nhân tố đã xác định, các tác giả đã đề
xuất phƣơng pháp giảm nhẹ RR thực tiễn và đánh giá cụ thể. Theo Thobani [115], ở
các nƣớc đang phát triển, các DAXD hạ tầng thƣờng chứa đựng nhiều RR. Bởi thời
gian thực hiện dự án kéo dài, chịu áp lực chính trị, thay đổi luật pháp và quy định, vƣợt
chi phí hoặc biến động giá cả và lãi suất. Tác giả cho rằng chính phủ nên cải thiện môi
trƣờng đầu tƣ để giúp giảm thiểu RR cho CĐT. Điều này đƣợc thực hiện bằng cách
theo đuổi chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, bảo mật thông tin, thực thi tốt hệ thống
pháp luật và quy định, tăng cƣờng bộ máy tƣ pháp. Lĩnh vực QLRR ở các nƣớc đang
phát triển đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Raftery và cộng sự
[101], Li và cộng sự [80], Yeo và Tiong [134], Ozdoganm và Birgonul [94]… đã đƣa
ra những bài học hữu ích về QLRR đối với các DAXD khác nhau ở các quốc gia này.
Trong các DAXD, Thompson và Perry [117] trình bày 4 cách để ứng phó RR, đó
là: (1) Loại bỏ RR; (2) Thuyên chuyển RR; (3) Giảm thiểu RR; và (4) Chấp nhận RR.
Strassman và Wells [112] đã xác định đƣợc một số NTRR liên quan đến ngành xây
dựng. Từ quan điểm của CĐT, những RR này là: chi phí dự án leo thang không thể
lƣờng trƣớc, công trình bị lỗi và cần sửa chữa thƣờng xuyên, dự án đã thanh toán một
phần nhƣng bị đình trệ. Những NTRR từ quan điểm của NTTC là: thời tiết khắc nghiệt,
chậm trễ bàn giao mặt bằng, điều kiện địa chất thủy văn không lƣờng trƣớc đƣợc, chi