Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Quê Hương Những Đêm Chờ Sáng Alan Phan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.44 KB, 97 trang )


MỤC LỤC THAY CHO LỜI TỰA
37 năm đã trôi qua, gần một đời người.
13 ngàn đêm thiếu ngủ với cuộc bể dâu của quê hương.
Hôm nay, nhìn ra biền cả mênh mông: quá khứ và tương lai đang trộn lẫn làm mờ mịt hiện tại. Chúng ta đã mất gì, còn
gì, nhớ gì, nghĩ gì, được gì, mong gì?
Xin Ơn Trên phù hộ cho một thế hệ “thực sự mới” của Việt Nam.
Alan Phan 30/4/2012


PHẦN 1: CON NGƯỜI VÀ TƯ DUY
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ
PHẦN 3: QUAY NHÌN XÃ HỘI
PHẦN 4: NGHĨ NGOÀI CÁI HỘP PHẦN 1: CON
NGƯỜI VÀ TƯ DUY
Sự học
March 31, 2012
Tôi thường nói về việc sáng tạo trong kinh doanh, nhưng thực sự, nhiều bạn trẻ cần thêm sự sáng tạo về lối sống, lối
làm việc và giải trí, cách tiêu tiền, đường hướng nghiệp, hay cả việc tìm cho mình một nền giáo dục tốt.
Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một giáo sư đại học, chuyên viên nghiên cứu phân tích… thì một bằng cấp từ một
đại học đẳng cấp hàng đầu thế giới là cần thiết. Tuy nhiên, nếu chỉ muốn kinh doanh, thì kiến thức chuyên sâu về
ngành nghề và trải nghiệm cũng như quan hệ quan trọng hơn. Ngay cả bằng cấp chỉ là kiến thức đã chế biến thành
khoa bảng, trong khi một công trình nghiên cứu chất lượng (dù không bắng cấp) vẫn được kính nể hơn tại các “tháp
ngà đại học”.
Kỳ hội thảo qua video vừa qua, tôi có nói về một sinh viên muốn tôi tài trợ $25,000 mỗi năm để du học Mỹ (gia đình
cô chỉ có thể chi ra $5,000 mỗi năm). Tôi có nói về một đại học chất lượng do các thống đốc Mỹ lập ra để quảng bá
một giải pháp sáng tạo rẻ tiền cho nền giáo dục. Cô này có thể ghi tên học online từ Việt Nam và sẽ tiết kiệm hơn
$35,000 mỗi năm (học phí và ăn ở). Qua 4 năm học, số tiền cô tiết kiệm sẽ đủ để khởi nghiệp hay có một quỹ dự
phòng nguy cấp.
Hãy thăm: West ern Governors University
/>hay các khoá học online hoàn toàn miễn phí từ những đại học hàng đầu thế giới: /> />




Đây chỉ là một giải pháp. Còn cả trăm giải pháp khác khắp thế giới nếu bạn bỏ ra vài tuần google và đọc. Sự lười biếng
và bầy đàn là một tư duy phải gột bỏ để tiến bộ.


Buổi sáng của thiền
April 1, 2012
Ngay cả những ngày thất nghiệp, quanh quẩn suốt tuần với thì giờ rãnh rổi, những buổi sáng Chủ Nhật là những thời
khắc tôi luôn trân trọng. Nằm nướng trên giường, không có một thời biều hay hẹn hò gì, tôi thư giãn lắng nghe tiếng
chim hải âu hòa cùng tiếng sóng biển ngoài kia, ngửi mùi cà phê vọng hương từ bếp và nhìn người yêu đang say ngủ
giữa đống chăn nệm gối. Tôi có thể im lặng cả giờ, tận hưởng không khí thiền với một đầu óc trống rỗng và một thân
thể hồi sinh sau giấc ngủ dài. Thời sự thế giới, chiến trường kinh tế, thị phi thiên hạ, bức xức tuổi trẻ…dường như xa
lắm, ngoài cả hành tinh. Trong không gian này, chỉ có một mình tôi, ôm ấp một niềm vui không tên thật an bình và ấm
cúng.
Đôi khi, trong cái nặng nhọc của chuyến lữ hành qua ngày tháng, ta chỉ cần một nâng đỡ nhẹ nhàng của ai đó, như bài
hát nào từ một ký ức đã gần quên…
Tay anh em hãy tựa đầu
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi (*)
Những buổi sáng Chủ Nhật lười biếng của tôi là giờ phút giúp mình hành hương qua sa mạc để tìm vùng đất hứa. Và
bầy tỏ lòng biết ơn với định mệnh cùng thiên nhiên.
· Bài Ngậm Ngùi, thơ Huy Cận, nhạc Phạm Duy


Câu chuyện cái lò và khúc chân giò
April 19, 2012
Diễn giả Mỹ nổi tiếng ông Zig Zaglar có kể câu chuyện về truyền thống khá thú vị:
“Ngày lễ Giáng Sinh, gia đình tụ họp nấu ăn. Khi làm thịt dăm bông (ham), bà vợ dặn ông chồng là nhớ chặt 2 khúc
đầu của cái chân giò heo trước khi bỏ vào lò nướng. Ông chồng hỏi tại sao? Bà vợ giải thích vì mẹ em luôn luôn làm
vậy. Quay hỏi bà mẹ, bà ta trả lời đó là cách nướng truyền thống của gia đình, làm theo phương thức của bà ngoại.

Ông chồng vẫn tò mò muốn biết lý do, nên yêu cầu bà vợ nhấc điện thoại hỏi bà ngoại. Câu trả lời,” Tại hồi trước,
ngoại chỉ có cái lò nướng nhỏ, phải chặt hai đầu đi để bỏ vào cho vừa.”
Chúng ta có bao giờ tự hỏi là lối làm kinh tế của chúng ta và chánh phủ nó hơi kỳ lạ vì ông bà mình đã để lại một
“truyền thống” chỉ thích hợp với một cái lò nướng nhỏ hẹp?


Đường xa nắng mới
April 25, 2012
Đang đọc cuốn sách ”Đường Xa Nắng Mới” của anh bạn Nguyễn Tường Bách về những hành trình qua thế giới ngoài
kia và trong nội tâm mình. Rất thú vị.
Câu nói để trân trọng,” Đời người không đo bằng bao nhiêu hơi thở, mà bằng những nơi chốn và khoảnh khắc làm ta
nín thở” (Vô Danh).
Suy nghĩ của anh Bách khi đi lại trên Con Đường Tơ Lụa (Silk Road):
“Xuyên qua một vùng cằn cỗi đó, biết bao thế hệ đã xuôi ngược hai chiều, biết bao hàng hóa đã chuyên chở, biết bao
số phận đã diễn ra, biết bao mồ hôi và nước mắt đã chảy vì chết chóc, đói khát, nhớ thương và nhọc nhằn. Cũng trên
hệ thống các con đường đó là những đoàn quân của các đế chế, tung hàng vạn con người vào chốn bất định vì tham
vọng quyền lực…”
Thực tình, trong chuyến đi xe từ Bắc vào Nam trên Quốc Lộ 1 vài năm trước, tôi cũng đã mang tâm trạng và suy tư
này.


Chuyện lao động
May 1, 2012
Hôm nay là ngày Quốc Tế Lao Động. Tôi còn nhớ những ngày mới lớn, khoảng 50 năm về trước, tranh đấu cho quyền
lợi của người lao động là một nghĩa vụ của mọi lớp trẻ trí thức tiến bộ. Rất nhiều cuộc cách mạng xã hội đã xẩy ra
dưới danh nghĩa người lao động. Nói chung, sau vài thập kỷ, những tranh chấp của công đoàn và các tiến bộ về công
nghệ đã làm thay đổi bộ mặt của lao động trên toàn thế giới, nhất là tại các nước tư bản. Một nghịch lý: hiện nay, người
lao động bị bóc lột nhiều nhất là tại các xã hội nghèo. Và họ nghèo vì chánh quyền và nhân dân bận rộn “bảo vệ”
quyền lợi người lao động?
Để tôi giải thích thêm. Một doanh nghiệp tư nhân trong một nền kinh tế thị trưởng chỉ quan tâm đến lợi nhuận của

công ty. Vì đặc tính ích kỷ này, các nhà quản lý phải lo phục vụ khách hàng (giữ gìn thị phần), xây dựng thương hiệu
(phát triển bền vững), sáng tạo công nghệ (lợi thế cạnh tranh) và gia tăng quyền lợi của lao động (hiệu năng sản xuất).
Lợi nhuận càng nhiều, miếng bánh càng lớn và phần của người lao động càng nhiều.
Một công nhân quét dọn trong hãng xe Toyota hay một thư ký hạng thấp nhất tại Google có thể kiếm khoảng 20 đô la
một giờ hay 40 ngàn đô la mỗi năm, cộng rất nhiều phúc lộc. Để so sánh, tôi nghe nói lương ngài Thủ Tướng VN chỉ
khoảng 100 triệu đồng mỗi năm (5 ngàn đô la). Đây là báo cáo chính thống, xin các bạn đừng “bình loạn” gì thêm.
Một doanh nghiệp nhà nước hay một dự án xã hội không lo về lợi nhuận mà chì có một mục tiêu khá mơ hồ là “phục
vụ xã hội hay nhân dân”. Vì mơ hồ, ai muốn biện giải sao nghe cũng xuôi tai, nên các nhà quản lý tha hồ lợi dụng để
định nghĩa theo kiểu của mình.
Kết cuộc là chỉ có một mục tiêu “cụ thể” cho các nhà quản lý tài sản hay các quan chức nắm quyền là chia phần cho
chính mình và phe nhóm bà con mình trước. Nhân dân có thể xếp hàng đợi đến lượt họ. Khi doanh nghiệp không còn
lợi nhuận, thì cũng không gì để chia lại cho người lao động.
Một yếu tố thứ hai sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến người lao động trong tương lai gần. Thực ra, nó đang xẩy ra tại các
kinh tế đã phát triển. Đó là cuộc cách mạng thông tin và các tiến bộ vượt bực về công nghệ. Tại các nơi này, vì luật
cung cầu của thị trường, lương người lao động chân tay càng ngày càng xuống giá vì dân nhập cư gia tăng và các
công cụ kỹ nghệ hiện đại bắt đầu thay thế rất nhiều việc làm “lao động”.
Trong khi đó, nhu cầu các công việc về công nghệ cao (IT) để quản trị nền kinh tế mới khiến lương các “thợ kiến
thức” tăng vọt. Sự cách biệt về khoảng cách giàu nghèo sẽ tăng mạnh trong các thập niên mới tại mọi quốc gia; và
những đứa trẻ hay những nền kinh tế không nắm bắt “đám mây kiến thức” sẽ nghèo hoài.
Trong vài thập niên tới, ai có thể lập chương trình và điều khiển những người máy (robots) trong xã hội mới sẽ có một
sự nghiệp và thu nhập vững vàng. Lao động chân tay chỉ đủ tiền để ăn nhậu vào những ngày lễ “Lao Động”.


Cơn bão năm Thìn…
May 21, 2012
Cuối tuần, Paul Krugman, Nhà Kinh Tế đã đoạt giải Nobel, viết về “Ngày Tận Thế Sắp Đến” trên New York Times ; dĩ
nhiên là về tài chánh và rõ hơn là về Liên Âu và đồng Euro. Không có gì mới lạ vì tôi đã đoán về khả năng không trả
nợ công của Hy Lạp, Tây Ban Nha 2 năm về trước (xin lỗi, cho Alan nổ 1 chút, ở VN mấy tuần qua nên bị nhiễm virus
này) và sự giải thể sẽ phải đến của Liên Âu (Alan đã viết 6 tháng trước).
Nhưng chúng ta nên lưu ý về những hệ quả mà Krugman cảnh báo khi khủng hoảng Euro xẩy đến, nhất là với hệ

thống tài chánh toàn cầu và với các quốc gia đang làm ăn nhiều với Liên Âu.
Trước đó, một kinh tế gia cũng đẳng cấp Nobel, Dr. Nouriel Rubini, đã cảnh bảo về một “perfect storm năm 2013”
(trận bão toàn diện). Có thể nói trận bão năm Thìn mà ông Alan đã tiên đoán sắp đổ bộ ở VN sẽ kéo thêm vài cơn gió
chướng, trái mùa…
Khóa chặt cửa ngõ lại các bạn nhé…nhất là cái két sắt (safe)…


Những Đúng và Sai của Con Người
May 21, 2012
Hôm qua, một ký giả của một tờ báo mạng tận bên Đức xa xôi, điện thoại hơn 45 phút để phỏng vấn tôi về các vấn đề
kinh tế xã hội hiện tại của Việt Nam. Về những dự đoán, anh cho rằng tôi khá chính xác khi tiên liệu các đây hơn 16
tháng trong một bài viết về cơn bão tái chánh sắp đổ bộ và về cái bong bong bất động sản sẽ nổ vào cuối năm nay.
Anh hỏi có những dự đoán nào ông đã sai về Việt Nam ?
Thực ra, những cái “đúng” của tôi (cũng như của nhiều người khác) rất dễ định vị. Triệu chứng sốt cảm hay ung thư
của một con bệnh hiện diện cùng khắp. Nhìn qua các hiện tượng, nếu không bị đồng tiền hay thiên kiến làm mù mắt,
bất cứ ai cũng nhận ra những nghịch lý và yếu kém của nền kinh tế Việt Nam so với chuẩn mực bình thường của toàn
cầu. Quá dễ để đoán đúng.
Tuy nhiên, tôi thú nhận là đã “sai” khi phân luận về phản ứng của người có quyền và có lợi trong cuộc chơi. Tôi nghĩ
rằng trước biến động, mọi người sẽ tích cực thay đổi tư duy, tìm lối sáng tạo, và giải pháp sau cùng sẽ nâng sức cạnh
tranh của kinh tế Việt Nam lên vài ba bực. Tôi còn cho đây là cơ hội để tiến hành chính sách mà tôi gọi là “Đổi Mới
II”.
Dĩ nhiên, tôi đã sai hoàn toàn. Khi gặp nạn, mọi người đều hô hào phải tái cấu trúc, phải cứu con bệnh, phải thay đổi
cơ chế và con người để vượt bão. Ống loa của làng thì bảo dân cứ yên chí, mọi chuyện sẽ tốt đẹp trong vòng 2 hay 3
tháng, tối đa. Nhiều hội thảo, đề cương, quyết nghị…được thực hiện. Nhưng sau khi “nói”, đến giai đoạn phải hành xử
thì mọi người lại quay về chỗ củ, tiếp tục đẩy tảng đá của Sysiphus. Ngay cả những doanh nghiệp tư nhân và những
lớp người trẻ mà tôi kỳ vọng đã hầu như thụ động và bó tay.
Có lẽ đất nước sẽ vượt bão yên ổn vì các nhà lãnh đạo kinh tế của chúng ta có lá số tử vi tốt. Họ hay đi chùa chiền,
lên đồng, cúng bái thường xuyên nên thần linh phù hộ. Nhưng với 95% dân số, có lẽ chúng ta phải chờ thêm vài thế hệ
nữa…Đó là cái giá phải trả cho những lựa chọn đã làm.



Chuyện người và chuột
June 4, 2012
Một bạn BCA từ Pháp gởi 1 bài báo về chuyện chánh phủ Đan Mạch ngừng ba dự án viện trợ ODA cho Việt Nam vì
nghi ngờ tham nhũng và lãng phí. Đây là chuyện bình thường nếu bạn sống ở Việt Nam một thời gian, thuộc loại tin ít
người để ý. Tin một cô người mẫu gì đó bán dâm chắc chắn được theo dõi gấp trăm lần. Vả lại các dự án này thuộc
loại tép riu nếu so với các xì căng đan khác như Vinashin, Vinalines, Vina…bananas…Các cách tham nhũng như thổi
giá máy móc, dụng cụ, hợp đồng thuê ngoài, nhân viên ma, kế toán bịp bợm, gởi con đi du học bằng tiền viện trợ… thì
quả là cũ như trái đất, ai mà chẳng biết.
Tuy nhiên, kỳ này, công ty kiểm toán KPMG hạch toán lại tất cả nhũng lạm rất chi tiết, bài bản và cho thấy tổng số
tiền …cuốn theo chiều gió lên đến 23% (lập lại: hai mươi ba phần trăm). Xứ nào cũng có tham nhũng. Tôi có đọc một
tư liệu từ Nhật Bản cho thấy tiền bôi trơn phỏng định cho các dự án đầu tư tại nước ngoài dao động từ 1.2% tại
Singapore đến 18% tại Lào. Tỷ lệ cho Việt Nam là 14% và tôi đã suýt xa vì quá cao (với các bạn tò mò, Trung Quốc là
8%, Thái Lan là 9% và Indonesia là 12%). Bây giờ, con số 23% là một kỷ lục có thể dành cho Guinness Book.
Tôi nhớ một Quỹ Đầu Tư của Đan Mạch cũng đã bơm 10.6 triệu USD vào công ty Thủy Sản Bình An 4 tháng trước
khi bong bong nợ nổ tung. Có lẽ con người Đan Mạch quen với cái lạnh băng giá nhưng tinh khiết của một môi trường
không có côn trùng sâu bọ; nên khi qua đây, họ bị đau đầu với cái nắng chói chang của miền nhiệt đới?
Nhưng dù Đan Mạch hay nơi đâu, cái phí 23% là lý do chính tại sao mọi hàng hóa Việt đã có một giá thành cao nghịch
lý với mọi định luật thị trường về sản xuất, dù nhân công và thuế thu nhập rất rẻ. Cái giá mọi công dân phải trả còn
cao hơn giá trị kinh tế của con số 23%; nó còn là một soi mòn về niềm tin của các nhà đầu tư ngoại, các doanh nhân
trong nước, các công nhân trên mọi công trường và các bạn sinh viên vừa bắt đầu khởi nghiệp.
Người Mỹ có câu ngạn ngữ,” Khi các bệnh nhân tâm thần cai quản nhà thương điên…” (when the inmates took over
the asylum)…Thực ra, nó ít nguy hiểm hơn là khi lũ chuột nắm quyền kiểm soát kho gạo…


Lực đẩy chánh trị trong kinh tế Trung Quốc
June 8, 2012
Một phân tích khá giá trị của John Lee cho thấy tại sao các doanh nghiệp nhà nước lại là nền tảng cho quyền lực và sự
tồn tại của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Mô tả về “sân sau” của chánh phủ Trung Quốc cũng cho thấy tại
sao các “tư bản đỏ” sẽ phải là các hoàng tử đỏ hay COCC để duy trì hệ thống quyền lực này và các khác biệt giữa tư

bản đỏ và tư bản trắng (Âu Mỹ).
Vài trích dẫn đáng chú ý:
- Cơ cấu của hệ thống kinh tế – chính trị Trung Quốc hiện nay rõ ràng là được xây dựng để bảo đảm ĐCSTQ sẽ luôn
luôn là trung tâm chi phối,điều tiết mọi cơ hội trong các lĩnh vực thương mại, kinh doanh, nghề nghiệp và ngay cả xã
hội. Mục đích là buộc chặt mọi đặc quyền và cơ hội của tầng lớp tinh hoa Trung Quốc với ý muốn của Đảng.
- ĐCSTQ có một quan điểm, cơ bản là chủ nghĩa Lê-nin, rằng mọi chủ thể và hoạt động kinh tế phải là nhằm củng cố
ảnh hưởng kinh tế và sau đó là quyền lực chính trị của chế độ. Những chủ thể và hoạt động như thế không thể chấp
nhận đối lập chính trị trong bất cứ hình thức nào.
- Hệ thống kinh tế – chính trị Trung Quốc thời nay được thiết kế để bảo đảm ĐCSTQ luôn luôn là người ban phát mọi
cơ hội, có nghĩa là tương lai của các tầng lớp tinh hoa, ít nhất là trong lúc này,được gắn chặt với tương lai của Đảng.
Cuối tuần này, ai có thì giờ và muốn hiểu rõ hơn về những tương quan quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong xã hội
Trung Quốc, xin mời nghiền ngẫm về bài viết này. Bài đã dịch ra Việt ngữ, đăng trên Thời Đại Mới, và được web site
của G/S Trần Hữu Dũng xuất bản theo link dưới đây: o/kinhte/201224_JohnLee.pdf


Chuyện Dài 23%
June 9, 2012
Hôm thứ sáu, một bài báo trên CafeF nói về cầu Rạch Chiếc ở HCM chưa thông xe, đã bị mưa soi mòn, trơ lõi thép
cùng tuế nguyệt. Ba trăm tỷ coi như bốc hơi. Ông đại biểu QH Lê Văn Học thì lẩm cẩm hỏi tại sao đường Láng-Hòa
Lộc lại tốn 12 triệu đô mỗi km, trong khi Trung Quốc chỉ chi ra trung bình 6 triệu đô/km cho các cao tốc?
Trong khi đó, từ huyện nghèo Vũ Quang, Hà Tỉnh, ông Chủ tịch huyện cho biết lý do ông làm thất thoát 10 tỷ đồng
của ngân sách là vì “thất học”. Ông không biết chỉ cần hơn trăm triệu là đã có bằng Tiến Sĩ tại chức rồi? Hỏi tại sao
phải sửa 2 con đường trong khi chỉ hư hại có một, ông ví von, “Nó cũng giống như đôi giày vậy. Khi đã hỏng một
chiếc thì ta phải thay cả đôi thôi”.
Đọc thêm một lô báo chí khác, tôi nhận ra “hiện tượng 23%” (nêu trong bài blog ‘Chuyện Người và Chuột’ của tôi)
cũng nhiều như chuyện các hoa hậu người mẫu cởi bỏ áo quần. Nếu chúng thông dụng và xảy ra hàng ngày khắp các
huyện xã thì chắc người dân cũng đã quen thuốc, thờ ơ và coi đó là tin xe cán chó. Cũng có nghĩa là đề tài đã hết nhạy
cảm và chúng ta có thể chia sẻ vài chuyện hài hước qua tiệc rượu cuối tuần.
Một chủ tịch xã Việt Nam được thăm quan một xã nhỏ ở Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm người anh cả. Ông xã
Việt ngạc nhiên về sự giàu có khi thăm tư gia của quan Trung Quốc. Ngoài dinh thự với vườn thương uyển hơn 4 ngàn

mét vuông, ông còn thấy 3 chiếc siêu xe chục tỷ và cả bể bơi năm sao. Hỏi tại sao ngài giàu đến thế, quan Trung Quốc
chỉ vào cây cầu bắc qua sông cạnh nhà , “ông thấy nó đẹp không?”. Quan Việt gật gù. Quan Tàu nheo mắt, “15 phần
trăm đó”.
Năm năm sau, quan Tàu có dịp ghé xã nghèo để thăm trả lễ quan Việt. Ông còn ngạc nhiên hơn khi thấy một chiếc du
thuyền với vài người mẫu cạnh tòa lâu đài lộng lẫy đang đợi ông để yến tiệc. Ông nói,”tôi ngưỡng mộ sự giàu có mau
chóng của ngài. Ngài cho tôi bí quyết?” Quan Việt chỉ ra sông,” Ông thấy cây cầu bắc qua sông đẹp không?” Quan
Tàu tròn mắt,” Xin lỗi ngài. Tôi có thấy cây cầu nào đâu?” Quan Việt cười tươi,” Chính xác. 100 phần trăm”. 1, 2,
3……dzô


Yêu cho biết sao đêm dài…
July 6, 2012
Cách đây hơn 22 năm, sau sự cố Thiên An Môn, tôi ngồi tán gẫu với ba anh trí thức trẻ người Hoa ở một quán cà phê
nhỏ đường Nam Kinh, trung tâm Thượng Hải. Đề tài sôi nổi là xã hội Trung Quốc sẽ biến đổi như thế nào và bao giờ
thì “biến cố” này sẽ xẩy ra? Anh lạc quan nhất cho rẳng chỉ 2 năm nữa, TQ sẽ có một thể chế mới và nền kinh tế thị
trường sẽ chủ đạo các nguồn tài lực của quốc gia. Anh khác thì bi quan, tiêu cực…cho rằng TQ sẽ không thay đổi
cho đến khi Thế Chiến Thứ Ba xẩy ra và sau khi TQ mất 1/3 dân số. Anh còn lại theo đạo Trung Dung của cụ Khổng,
nghĩ rằng quy trình thay đổi thể chế sẽ mất khoảng 20 năm với những bước nhỏ và chậm. Tôi chỉ ngồi cười không
bình luận
Hỏi lý do, tôi trả lời, “ các anh yêu nước thì đương nhiên phải băn khoăn bức xúc. Tôi là người ngoại cuộc, sắp về lại
Mỹ. Chuyện TQ đến bao giờ mới thay đổi chắc chắn là một đề tài thú vị; nhưng không ai ngoài người Hoa thao thức vì
nó.”
Hai mươi năm sau, tôi lại ngồi cùng một số bạn người Việt ở Cafe LaFayette tại khách sạn Continental. Một anh nói là
trời sắp sáng chưa, hay đang còn giữa đêm? Tôi đùa là đêm mới bắt đầu.
Cũng như với đất nước, một cử động nhỏ gì của người mình yêu đủ làm đầu óc quay cuồng trong bão lốc. Một nụ
cười kéo ngày nắng dài ra và tô xanh biển rộng. Một giọt nước mắt biến đêm thành vô tận và ánh trăng sao khô héo
dật dờ? Một tin vui về sáng tạo và đổi mới làm đôi chân tuổi trẻ bước nhanh hơn trong công việc. Một tin xấu về lãng
phí và quan liêu làm đôi vai chùng xuống trong những quán nhậu để quên đời. Tình yêu đất nước đã làm bao nhiêu
người trong chúng ta mất ngủ?
Câu hỏi tôi nhận nhiều nhất từ các bạn BCA là bao giờ thì bình minh sẽ đến hở chú?

Năm ngoái khi ghé qua Shanghai, tôi gặp lại anh bạn “bi quan” của tôi ngày nào. Anh đã vào Đảng và đang làm bí thư
cho một huyện khá lớn ở Lanzhou. Anh bây giờ ở khách sạn RitzCarlton khi về Shanghai, xài toàn hàng hiệu và hãnh
diện với quê hương TQ, nơi có nhiều tỷ phú đô la nhất Á Châu. Hỏi thăm về anh bạn “lạc quan”, anh cho biết bạn ấy
đã di cư qua Canada và đang dạy học ở một đại học tại Toronto. Còn anh bạn theo chủ nghĩa Trung Dung đã tự tử
cách đây hơn 10 năm rồi.
Tôi bâng khuâng, có lẽ anh ta đã không đợi nổi sau một đêm dài vô tận….


Bao giờ trời sáng?
July 29, 2012
Nhi ều bạn trẻ trách sao lúc này chú Alan bi quan quá và cứ tản mạn những chuyện xã hội mà mọi người đều biết và
đều bất lực. Thực ra, trừ khi làm một khảo luận khoa học với tất cả nghiêm túc (và làm mọi người ngủ say sau khi đọc
2 trang), các tác giả, kể cả nhà bình luận, đều phải cho chút kịch tính (dramatize) để góc nhìn của mình dễ truyền đạt
đến đám đông hơn.
Tôi vừa đi Nha Trang về. Sau đàn bà, biển là một đam mê tuyệt độ. Trên chiếc ca nô chạy ra Đảo Ninh Vân của khu
nghĩ dưỡng Epikurean, chỉ 15 phút nhìn hoa biển nhấp nhô cùng những giọt nước tưới mát mặt trong một ngày nắng
nóng, tôi nghĩ mình đã thiền cả ngày. Quê hương và thiên nhiên vẫn yêu kiều như một vòng tay tình nhân, và những
nụ cười thân thiện từ những mảnh đời đang gặp khó vẫn là một xác định rõ ràng về tiềm năng hạnh phúc của xứ này.
Ở phi trường Cam Ranh, tôi gặp một BCA trẻ, vừa rời bỏ chức quản lý của một ngân hàng đầu tư, để khởi sự xây
dựng công ty của mình, tạo hướng đi mới cho sự nghiệp. Cũng như Việt nam, anh sẽ phải đối diện với rất nhiều thử
thách, hên xui và áp lực. Nhưng nhìn cái quyết tâm và sự năng động, tôi tin là anh sẽ đến đích, sớm hay muộn.
Nền kinh tế Việt cũng đang đối diện với rất nhiều thử thách. Không ai có thể dự đoán chính xác tương lai nào cho
chúng ta. Các con số thống kê thì mù mờ và ngụy tạo, các quan chức thì bất động và thích chém gió, các doanh nhân
thì chỉ có tầm nhìn chụp giựt và xin cho. Nợ đầm đìa, thủ tục hành chánh mọi nơi (kể cả lãnh vực tư) quá tải, thị
trường bị thao túng vì nhóm quyền lực can thiệp thường trực. Trên hết, niềm tin đã biến mất.
Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng trận đấu mới bắt đầu. Những biến động nội tại và từ bên ngoài có thể tạo nên những thay
đổi về tư duy, về hành xử và cả về ý chí. Khả năng sinh tồn của người Việt đã được minh chứng là bất tận qua lịch sử.
Cho nên, trong thâm tâm, tôi thực sự không quan tâm là trời sắp sáng chưa hay chỉ mới hoàng hôn. Nếu có một người
tình, hãy ôm nhau mà tận hưởng niềm vui bất chấp trời đất. Nếu chỉ một mình, hãy ra bàn viết và gắng làm một thi sĩ
hay một triêt gia.

Dù thế nào, mặt trời vẫn mọc khi bình minh trở lại. Biết đâu, bắt chước Bắc Triều Tiên, chúng ta cũng có một em ca sĩ
mượt mà lên làm mẫu nghi thiên hạ?


Đi tìm thủ phạm
August 9, 2012
Trong các truyện trinh thám Pháp, điều tra viên có một phương pháp rất hiệu lực cho mọi vụ án, “Cherchez la
femme”. Đi tìm người đàn bà thì sẽ truy ra mọi nguồn gốc của tội phạm. Chỉ tiếc cho mấy anh si tình, gặp một femme
fatale thì quên béng đi là mình đang điều tra cái gì đây?
Trong các tội lỗi về kinh tế tài chánh thì Alan tôi phải điều chỉnh lại là,” Đi tìm dòng tiền”. Dấu vết của nó sẽ đưa điều
tra viên đến ngay cửa trước hay sân sau của thủ phạm. Dĩ nhiên những anh mê tiền (phong bì) thì cũng hay quên mục
tiêu điều tra của mình.
Ở thời vàng son ngày xưa, các thủ phạm thường làm mất dấu các dòng tiền qua nhiều môi giới và qua hệ thống “cash”
(tiền mặt) rất thông dụng trong mọi giao dịch. Ngày nay, Internet và các phần mềm cài sâu trong mọi máy tính khiến
việc che giấu dòng tiền trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Phương thức truy tìm của các cơ quan cảnh sát và hệ
thống ngân hàng của những quốc gia Âu Mỹ càng ngày càng tinh vi nên chi phí rửa tiền đã tăng đến 17% trong 5 năm
vừa qua.
Lãi suất hưởng được từ các đầu tư thì quá thấp mà phí quá cao. Nhất là khi nghe lời xúi dại của bạn bè đổ vào các
bong bóng tài sản ở Việt Nam. Do đó, tôi thông cảm và thương hại vô cùng cho những tay tham nhũng và tội phạm
phải đem tiền cất giấu, nhất là xuyên quốc gia. Thời thế khó khăn thật. Khôg biết có vị nào đau tim khi nghe tin ngân
hàng Standard Chartered vừa bị chánh phủ Mỹ điều tra về việc rửa tiền? Bọn FBI Mỹ rất thâm độc: cuộc điều tra đã
diễn ra từ nhiều năm qua trong âm thầm; nhưng chúng đợi đến khi nhà cái và con bạc thảy tiền ra sòng cho thật nhiều
rồi mới quăng lưới. 250 tỷ đô la cộng tiền phạt có thể phá sản Standard Chartered.
Cho nên tôi khuyên các đại gia này hãy tiêu xài thoải mái ngay bây giờ và ngay tại quốc gia họ kiếm được tiền. Nó sẽ
kích thích kinh tế, giúp người nghèo và cho mình những hưởng thụ tuyệt vời…trước khi vào tù. Để lại cho con cái thì
chúng sẽ hoang phí vào những chuyện vô bổ ngu xuẩn; hay dòng tiền sẽ không kịp đến tay bọn chúng.
Còn các bạn trẻ muốn khởi nghiệp, mở một tiệm giặt ủi ở Singapore, hay Cambodia hay Hong Kong có thể là vé tàu
thượng hạng cho đời mới? Tình hình thế giới càng bấp bênh, doanh nghiệp của các bạn càng phát triển mạnh. Hễ kinh
doanh tốt đẹp, nhớ đừng quên “chương trình 20 triệu máy tính” của bác Alan đấy.



Gạch nối giữa giáo dục và tự do
August
17, 2012
Hôm nay mộ t cuộc khảo sát trên tờ tạp chí khoa học Health Affairsxác nhận “giáo dục” là yếu tố quan trọng trong
dự đoán số tuổi của con người. Một người xong đại học có tuổi thọ khoảng 10 năm lâu hơn là một người chỉ mới học
xong trung học (kiểu ra chợ mua bằng cấp ở VN không tính).
Tôi thường nghĩ là người làm việc lao động linh hoạt hơn với cơ bắp và không phải bận rộn với suy tư, áp lực từ trí tuệ
chắc phải sống lâu hơn. Nhưng tôi lầm và cuộc khảo sát này cho thấy tiềm năng của giáo dục cao hơn chúng ta nghĩ.
Ai cũng biết là “giáo dục” thường gia tăng lợi tức của một nhân viên ở Mỹ khoảng $6,000 cho mỗi năm học trên cấp
đại học. Theo cảm nhận cá nhân, tôi nghĩ giáo dục cũng sẽ đem lại cho mình một tâm linh sâu đậm hơn, một tinh thần
mạnh mẽ hơn (vì con người thường sợ hãi những điều họ không biết). Thêm vào đó, tôi nghĩ một người học thức
thường cư xử văn minh hơn với đồng loại.
Tóm lại trong 6 yếu tố (sức khỏe, trí tuệ, tâm linh, tinh thần, xã hội, tài chánh) mà tôi cho rằng quan trọng trong cuộc
sống hạnh phúc, trí tuệ đóng góp một phần đáng kể. Cái đòi hỏi của bao tử và hormone rất cần thiết (một người đói
dài sẽ bỏ quên mọi thứ khác); nhưng muốn cuộc đời thăng hoa đúng nghĩa, chúng ta cần trí tuệ.
Cho nên khi Mao Trạch Đông gọi “trí thức là đống phân” hay khi Pol Pot diệt chủng để đưa đồng loại về thời ăn lông ở
lỗ (vì giáo dục làm hư con người) hay khi chủ thuyết “tam vô” của đảng Lao Động TQ (vô tổ quốc, vô gia đình, vô
tôn giáo) được hô hào khắp năm châu, tôi đã nghĩ chắc mình sống nhầm thế kỷ. Mọi người thì đã phải im lặng ngao
ngán vì quá sợ hãi trước cái ngạo mạn của bạo lực.
Tuy nhiên, trời sẽ lại sáng và giáo dục phải là vũ khí bén nhọn nhất của người yếu thế. Kiến thức trên đám mây của
Google là ánh mặt trời đang soi sáng cho nhân loại. Tôi không tin vào một siêu nhân hay một anh hùng nào sẽ xuất
hiện để thay đổi thời thế. Đây là việc làm của từng người, gieo rắc kiến thức, khoa học…mỗi ngày vào từng cá nhân
một trong xã hội; bắt đầu với những người thân yêu và các bằng hữu.
Chúng ta sẽ nói KHÔNG với sự ngu xuẩn, dối trá và bất nhân. Đó cũng là lý do tại sao tôi cho việc tiếp cận với kiến
thức Internet của các trẻ vừa lớn quan trọng hơn bất cứ chương trình nào của quốc gia này.
Với giáo dục, chúng ta khỏe mạnh hơn (không ăn nhậu bừa bãi và tự đầu độc), chúng ta sá ng suốt hơn (không bị
những lời hoa mỹ bịp), thương người khác nhiều hơn (vì chúng ta biết so sánh chính mình với thế giới) và gần với
Thượng Đế hơn (khi biết đọc và tìm hiểu thêm về văn hóa nghệ thuật). Quên, chúng ta cũng giàu hơn (nếu không lúc
này thì sẽ có một ngày). Trên hết, một người có “giáo dục” là một con người tự do đúng nghĩa.



Qua cơn thành bại mất còn
August
29, 2012
Mỗi năm tôi thường về lại Mỹ vài lần. Ngoài chuyện thăm gia đình bạn hữu, gặp các đối tác làm ăn, tôi dùng cơ hội
này để nâng cấp phần mềm (download the updates) cho đầu óc vì trí tuệ Mỹ vẫn đi trước thiên hạ về tư duy, trào lưu,
thay đổi và sáng tạo. Đứng từ xa, nhìn lại môi trường sống của Á Châu, Việt Nam và những công việc đang làm mỗi
ngày bên đó cũng cho tôi một định vị chính xác hơn về thực tại.
Nhiều bạn BCA nói sao lúc này bác tiêu cực quá vậy khi nói về Việt Nam. Các bạn hay lầm giữa nhận định và thái độ.
Một tư duy khoa học không cho phép doanh nhân hay nhà phân tích được tiêu cực hay tích cực trong phán đoán. Biết
rõ thực tại rất cần thiết cho thái độ hành xử sau đó, dù tích hay tiêu cực. Nếu các bạn thấy như vậy, thì có lẽ thực tại
ở Việt nam đang xấu đi chăng?
Tuy nhiên, dù thực tại có tệ hại đến đâu đi nữa, tin mừng cho mọi người là nó có thể được thay đổi, cải thiện và tạo cơ
hội mới. Nghèo khổ hay khó khăn không bao giờ là bản án chung thân, trừ khi người nhận bằng lòng. Nhưng không
hành động mà đợi chờ một thay đổi gì xẩy đến để cuộc sống tươi đẹp hơn thì đây là thái độ tích cực của người tâm
thần.
Tôi về Việt Nam năm 1968 sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ. Sau 7 năm vất vả, tôi tạo được một tài sản khá lớn vào
thời đó. Cơn sóng thần 1975 cuốn trôi tất cả và tôi quay lại Mỹ với hai bàn tay trắng. Trong khi vợ khóc sướt mướt vì
mất mát, tôi vẫn hưng phấn và lạc quan. Trong tôi, không một chút oán hận hay giận dữ, không trách móc ai hay đổ
lỗi cho số phận xui xẻo. Bởi vì tôi hiểu là dù thực tại có bê bết, Alan Phan vẫn là Alan Phan. Đầu óc còn sáng tạo, thân
thể còn mạnh khỏe, tinh thần còn nghị lực và tâm linh còn trong suốt thì tất cả tài sản vừa mất sẽ được tái tạo mấy
hồi. Trong khi đó, một người em và nhiều người bạn đã bị tình thế chôn vùi vì sự suy sụp trong tư duy và thái độ
sống.
Một điều nữa, mỗi lần tôi mất tài sản, tôi lại kiếm được nhiều gấp trăm lần, vào dịp kế tiếp; đến độ một bạn làm ăn diễu
“ mày nên mất thêm vài chục triệu, rồi vài trăm triệu, thì mày có thể bắt kịp Bill Gates đó.”
Mấy năm vừa qua tôi lại hay về Việt Nam. Lần này công ty tôi dầu tư đang thua lỗ, nhưng đây không phải là điều tôi
quan tâm. Tiền hay tài sản, dù quan trọng, vẫn là chuyện nhỏ. Chuyện lớn hơn là mục đích truyền đạt cái tư duy và
kinh nghiệm sau 43 năm giang hồ. Tôi hy vọng là các bạn trẻ và các quan chức sẽ có can đảm và ý chí để thay đổi,
để vượt biển lớn, để tung bay tranh đấu cùng thế giới.

Tuy nhiên, tôi cũng không mấy thành công. Phần lớn các tư vấn và các buổi thuyêt giảng miễn phí đã không tạo được
lực đẩy nào đang kể ngoài vài cái gật đầu lịch sự. Nhưng tôi cho rằng có lẽ tại mình thiếu kỹ năng truyền đạt? Dù
không có ảo vọng về bất cứ thành quả gì, tôi cũng ngạc nhiên với sự hững hờ này.
Tôi chỉ hy vọng một điều vào lúc này. Là các bạn trẻ hãy giữ vững niềm tin và hiểu rằng mọi tình thế ngoài kia, tốt hay
xấu, sẽ có ảnh hưởng rất ít trong định mệnh mỗi người. Những gì tôi viết ra có thể là những tiên đoán về tương lai;
nhưng tôi muốn mọi người phải hiểu là chúng ta thực sự đang tạo dựng tương lai bằng hành động mỗi ngày. Sự thành
công hay thua kém sau này do chính chúng ta quyết định ngày hôm nay.
Doanh nhân, chiến sĩ, anh hùng, triết gia, nghệ sĩ…đến rồi đi. Vài người có thể để lại dấu ấn. Họ có thể làm cuộc sống
phong phú hơn (hay khổ cực hơn nếu họ đem đến những tư tưởng và cơ chế rác rưởi). Nhưng về lâu về dài, qua
những cơn thành bại, qua những thứ mất còn, chúng ta vẫn là chúng ta. Một con người dù đối diện với bao trải nghiệm
hỉ nộ ái ố…vẫn là một con người phản ảnh đúng nghĩa theo suy tưởng tự do của mình.
Đừng để ai cướp đi điều đó.


Tôn giáo và sự phát triển của kinh tế
September 19, 2012
Hôm thứ sáu, ngồi uống cà phê với Vũ (Cà Phê Trung Nguyên), nghe anh phán rằng,” Một quốc gia mà căn bản văn
hóa là Phật Giáo không thể phát triển mạnh về kinh tế, vì tính chất “không đấu tranh”, “hướng tĩnh”, “tiêu cực” và “xa
lánh phồn hoa”. Anh nghĩ đạo “Tin Lành” đã đẩy Mỹ-AnhĐức vượt xa các quốc gia khác và những tiến bộ gần đây
của Nam Hàn là kết quả của sự du nhập đạo này. Các thí dụ ngược chiều là xã hội Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Sri
Lanka…
Tôi học và đọc nhiều về tôn giáo thế giới và thấy mình thường thiên về triết lý nhà Phật. Tuy nhiên, là một nhà tư bản
ngoan cố, tôi chưa suy nghĩ nhiều về góc cạnh này của tương quan giữa kinh tế và tôn giáo.
Vừa rồi, chánh phủ vừa cấm dân Việt lên mạng đọc Quan Làm Báo, Dân Làm Báo, Biển Đông.., mà phải đọc báo Nhân
Dân 5 lần một ngày (hy vọng các thế lực “thân hữu” không dùng tường lửa ngăn chận). Tôi sợ các bạn chán và buồn
giữa những ngày mưa liên tục, nên mượn đề tài của anh Vũ Trung Nguyên cho các bạn chém gió.
Một vài rào cản và luật lệ của Góc Nhìn Alan các bạn không được phép vượt qua:
1. Không được đả kích bất cứ tôn giáo hay nhân vật hay comment nào.
2. Chỉ bàn về ảnh hưởng của tôn giáo trên kinh tế và xã hội; không đụng đến chánh sách hay sự kiện chánh trị;
3. Nhớ chứng minh các số liệu tranh cãi bằng nguồn xuất xứ.



Chuyện tôn giáo và kinh tế.. (phần 2)
September 25, 2012
Vũ Trung Nguyên trách tôi là sao đem một câu bình loạn ở quán cà phê làm đề tài nghiêm túc cho một bài blog tạo
nên nhiều tranh cãi nhất trên Góc Nhìn Alan từ trước đến giờ. Tôi nhận lỗi hoàn toàn với bạn Vũ, nhưng việc tôi làm
không phải là một trò đùa nghịch ngợm. Tôi thực sự muốn chính tôi và các bạn BCA nơi đây động não về một vấn đề
có thể giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho vấn nạn tụt hậu của nền kinh tế và nền tảng xã hội văn hóa của Việt Nam.
Trước khi cho đăng một suy luận dài về đề tài này (trước Thứ Hai 1/10/2012), tôi xin các bạn suy ngẫm thêm về các
khía cạnh sau:
1. Tại sao chuyện tôn giáo (một con đường giải thoát tâm linh của siêu hình khỏi những thế tục tạp nhạp) lại nhậy cảm
đến độ gây ra không biết bao nhiêu là chiến tranh trong lịch sử? 2. Sự khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo cũng như
giữa tôn giáo và các tổ chức tôn giáo. 3. Tôn giáo ảnh hưởng chính trị hay ngược lại?
4. Văn hóa được tạo dựng từ các nhân tố gì?
Nếu có thì giờ đọc những luận văn của Max Weber (nhà tư tưởng của Đức) nhất là cuốn Nền đạo đức Tin Lành
(Protestant) và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, và bài luận về vai trò tôn giáo trong lịch sử Trung Quốc.
Sau cùng, hãy suy ngẫm về câu kết của Weber trong cuốn Chánh trị như một nghề chuyên môn,” Kết quả là một
“đêm sâu thẳm trong bóng tối băng giá”, khi mà tình trạng hợp lý hóa của đời sống con người cầm giữ mọi cá nhân
trong “lồng sắt” của sự kiểm soát lý tính dặt nền tảng trên luật pháp”
Còn bạn nào thấy các đề tài này nhức đầu và không xứng đáng để các bạn phân tâm với cơm áo gạo tiền, thì hãy
ngẫm nghĩ về một thực tại:
1. Điều khó nhất là gieo trồng được ý tưởng vào đầu óc một người khác. Đây là vai trò của một THẦY GIÁO giỏi;
2. Điều khó thứ hai là móc túi người khác lấy tiền cho vào túi mình. Đây là khả năng của một DOANH NHÂN thành
đạt.
Vậy thì chúng ta hãy về ngay nhà và cúi đầu tôn sư và phong thánh cho bà vợ của mình.


Chuyện tôn giáo và kinh tế (phần 3)
October 4, 2012
Không phải vô tình mà tôi đem chủ đề này ra cho các BCA bàn luận. Tôi viết một bài dài về kinh tế Việt Nam trong

cận cảnh hiện tại; nhưng quyết định tự kiểm duyệt vì một người bạn thân nghĩ là sẽ có tác dụng ngược với ý định của
mình.
Các bạn còn nhớ khi nói về những giây phút thất vọng và buồn chán, tôi hay tìm đến một ngôi chùa hay thánh đường
vắng vẻ …để ngủ. Đối với tôi, tôn giáo là sự suy ngẫm và giác ngộ lại các chân lý đơn giản trong những bôn ba hàng
ngày; và đôi khi, tìm kiếm sự trả giá trong tâm linh cho những lỗi lầm và ngu xuẩn.
Hai bài blogs về tôn giáo đã thu hút số lượng kỷ lục những người quan tâm bình luận. Phản hồi đó cho tôi thấy một
thao thức rất cao về đức tin, về an bình nội tại, về sự thăng hoa của tâm hồn. Các bạn, dù trẻ, đã rất chin chắn trong
tư duy cởi mở và trong hành trình cải tiến “con người đích thực” của mình. Tôi hãnh diện với những người bạn đồng
hành như vậy.
Kinh tế, chánh trị, cơn bão năm Thìn, hệ thống ngân hàng, BDS, chứng khoán…chỉ là vài cột mốc rồi sẽ bụi mờ trong
con đường sự nghiệp hay kinh doanh của chúng ta. Cách này hay cách kia, đau khổ hay sung sướng, được hay mất,
thành hay bại…rồi cũng qua đi trong ký ức. Nhưng những thao thức về tôn giáo hay thân phận và ý nghĩa đời mình sẽ
theo chúng ta trọn đời. Sự quan tâm của các bạn đến nhu cầu trọng điểm của mọi thời đại cho mọi con người trong
mọi hoàn cảnh là một minh chứng cho cái “biết” của những người trẻ (không dựa trên tuổi tác). Đất nước này còn
nhiều ngọn lửa đang âm thầm cháy trong những đêm dài chờ sáng.
Tôi hứa là sẽ viết một bài “suy tư của cá nhân tôi về tôn giáo” nhưng những ngày này lại quá bận với những lình xình
của tình thế, riêng và tư. Cho tôi thêm một vài tuần hay vài năm. Khi trầm mình trong biển cả, có lẽ tôi sẽ tìm được
cảm hứng…
Hôm nay, tôi chỉ xin lập lại lời của Joseph Campbell, “God is a metaphor for that which transcends all levels of
intellectual thought”. (Thượng Đế là một ẩn dụ vượt qua mọi suy nghĩ của trí tuệ)


Một quốc gia mỏi mệt…
October
16, 2012
Trong đời sống mỗi người, chắc ai cũng trải qua những phút giây mỏi mệt, buồn chán và hoang mang. Con người như
bị lạc lối, không biết tìm đường thoát và cuối cùng, sau bao loay hoay, phó mặc cho dòng nước đẩy đưa chiếc lá…về
bến đục hay trong. Mọi thứ trong quá khứ đều là…những ngày xưa thân ái.
Một bài viết ngắn của bạn Tiểu Bối (Thế hệ của tôi…một thế hệ vất đi) tạo nên sóng lớn, dù là đồng cảm hay ác cảm.
Trong đó, tác giả đã bầy tỏ những mệt mỏi vô chừng của cá nhân mình trong tháng ngày hiện đại. Không riêng Tiểu

Bối, hai tuần qua, tôi đã trò chuyện với không biết bao nhiêu là doanh nhân, trí giả, sinh viên, công tư chức, già cũng
như trẻ, giàu và nghèo, bận rộn và rảnh rang…họ đều chia sẻ một tâm sự mỏi mệt và chán nản.
Họ bàn luận và hỏi thăm về dự đoán kinh tế, về giá vàng và BDS, về lạm phát và tỷ giá, về hội nghị trung ương…
Nhưng nhìn cách nói chuyện, bạn có thể nhận chân ra một điều là họ cũng không quan tâm gì lắm đến các đề tài trên,
hỏi cho có câu chuyện…Chuyện chung quanh họ cũng giống như cuộc tranh cử giữa Obama và Romney, họ có thể bị
ảnh hưởng nhưng hoàn toàn bất lực. Vả lại, quen sống trong bóng tối và sương mù, họ chẳng biết phải chờ đợi những
gì??? Ngồi yên trên ghế mà nghe những ruồi muỗi vi vu…
Tôi đã từng chịu đựng những giây phút tồi tệ đó trong đời, nhưng tôi may mắn hơn. Quanh tôi, xã hội vẫn năng động,
bạn bè thân thích vẫn luôn bên cạnh cổ võ động viên, đồng nghiệp vẫn chia sẻ những chuyện tiếu lâm cười ra nước
mắt…và trên bãi cỏ xanh ngoài công viên, vẫn còn những người con gái tuổi dậy thì, đùa giỡn với mặt trời và chim
chóc.
Nhưng thế hệ Việt hôm nay dường như không may mắn như vậy. Tôi áy náy nhìn những khuôn mặt trẻ lầm lũi dắt
chiếc xe máy chậm chạp giữa các con đường ngập lụt trong mưa bão, tôi buồn bã nhìn những đứa bé lên hai, lên ba…
đội nắng chói chang ngủ yên bên những gánh hàng rong của mẹ…Ở một văn phòng máy lạnh, tôi nghe bạn Giám Đốc
âu lo về phản ứng của hơn ngàn công nhân khi phải cắt bớt 50% nhân số; ngay cả một đại gia thành đạt cũng cần tư
vấn về một visa qua Mỹ trong bữa ăn trưa của một tiệm ăn nổi tiếng (giờ khá vắng khách). Tôi cảm nhận cái sinh khí,
cái ngọn lửa hào hùng đã từng dẫn đến những lạc quan vô lối…đang thoi thóp trước từng cơn gió lớn.
Năm Thìn vẫn chưa qua. Năm Tỵ có lẽ là more of the same. Một cá nhân mệt mỏi quá độ có thể xin bác sĩ một liều
thuốc chống trầm cảm.
Viên thuốc nào cho một quốc gia?


Tử huyệt của niềm tin
October
23, 2012
Bong bóng đầy hơi helium thì sẽ bay bổng trông rất ngoạn mục. Nó mang theo ước mơ tươi đẹp của bao đứa trẻ muốn
bay cao qua bầu trời, nhẹ lướt gió như con diều trên ngọn cây mái ngói. Nhưng người lớn thì thực tế hơn. Họ hiểu rằng
helium trong quả bóng sẽ xì hơi hay nổ tung theo thời gian, tùy vào áp lực và sức nóng. Nhiều người lớn không chấp
nhận định luật vật lý này. Họ muốn “trẻ mãi không già”. Thế giới gọi đây là hội chứng Peter Pan.
Tuần qua, các người “rất lớn” tổ chức hội thảo để giải quyết cục nợ gọi là “bong bóng BDS”. Họ cố tìm ra một lý giải

chính đáng để kết luận là bong bóng sẽ tiếp tục bay nếu chúng ta (người dân) có chút niềm tin vào chánh phủ và các
công ty BDS (xem bài của VN Express đăng lại nơi web site www.gocnhinalan.comnày).
Tin vào chánh phủ và các công ty BDS? Nếu đây là “tử huyệt” như vài chuyên gia nhận định, thì “tử” là cái chắc. Như
một bà vợ bắt gặp chồng ngoại tình lừa gạt không biết bao lần trong quá khứ, nhưng lần này ông chồng xin bà vợ hãy
“tin anh đi”, anh mới cởi quần áo nó ra, chưa làm gì cả.
Bỏ qua chuyện niềm tin, đây là những lý do tôi cho rằng một melt -down (chảy tan) của BDS Việt trước tháng 12năm
2013 là điều khó tránh (trong bài phỏng vấn với VTV, họ cắt phần lớn những biện giải này):
1. Chánh phủ đã hết tiền, ngân hàng đã hết tiền, các công ty BDS đã hết tiền. Người dân còn khoảng 50 tỷ USD (vàng
và ngoại tệ) và Việt kiều có thể rót thêm 15 tỷ mỗi năm, nhưng không ai có “niềm tin” để vất tiền tốt theo đống tiền
xấu. Giải pháp in tiền bừa bãi không khả thi vì sẽ gây lạm phát phi mã và kết cuộc sẽ đến nhanh hơn dự đoán.
2. Khi giá BDS xuống dưới 50%, nợ xấu ngân hàng sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay vì 67% dư nợ của ngân hàng dựa trên
thế chấp BDS. Các con nợ thường ngưng trả tiền vay khi tài sản họ mất có trị giá thấp hơn tổng số tiền vay.
3. Nếu bong bóng BDS không nổ vì bất cứ lý do gì, sự trì trệ cho nền kinh tế sẽ kéo dài ít nhất 8 năm nữa. Số lượng
căn hộ tồn kho và các căn hộ đang xây dở dang phải mất đến 10 năm mới thanh lý hết.
4. Ánh sáng le lói dưới đường hầm là gói cứu trợ của IMF (chánh phủ đã bác bỏ giải pháp này) hoặc tín dụng từ đàn
anh “lạ”. Không ai ngoài chánh phủ có thông tin để dự đoán chính xác hướng đi sắp tới của chúng ta.
5. Chúng ta vẫn đang cố gắng làm những gì chúng ta đã làm trong quá khứ (khó mà thay đổi thói quen xin-và-cho);
nhưng chúng ta đang hy vọng là kết quả sẽ khả quan và tốt đẹp (như lời các ngài quan chức đã tuyên bố gần đây).
Các quan đang muốn chứng minh là Einstein không biết gì về toán hay vật lý? Chúng ta mới là bậc trí tuệ?
Bản chất tôi là một người lạc quan và có niềm tin cao độ vào tôi cũng như vào những người chung quanh. Tôi luôn
nhìn tương lai với cặp kính mầu hồng. Gần đây, khi về lại Việt Nam, các Peter Pan cũng không còn đeo kính nữa. Có
lẽ vì chúng ta đang ở Never-Land?


Sở hữu của toàn dân
December 2, 2012
Theo luật quốc tế, người ta thường qui trách nhiệm pháp luật cho sở hữu chủ. Tôi còn nhớ một bài học đắt giá vào
năm 1977 tại California. Một người bạn thân từ Pháp ghé thăm và vì tôi phải đi làm, nên giao chiếc xe Pontiac
Bonneville của mình cho anh mượn, lái thăm quan tiểu bang mà anh yêu thích. Anh lái theo kiểu dân Paris chính cống,
lượn lách ngay cả trên các xa lộ cao tốc. Qua khỏi Burbank, xe anh đâm vào một chiếc xe khác từ sau, gây tử vong

cho một phụ nữ mới 28 tuổi.
Đương nhiên là anh có lỗi và phải chịu toàn trách nhiệm. May là xe tôi có bảo hiểm, nhưng lại bị giới hạn về tiền bồi
thường (tối đa 1 triệu đô la). Tòa xử phía bị đơn phải bồi thường tổng cộng khoảng 1.25 triệu đô la cho phiá nạn nhân.
Tôi lãnh đủ 250 ngàn tiền sai biệt sau khi hãng bảo hiểm trả phần họ; cộng với chiếc xe Pontiac hư hại hoàn toàn. Anh
bạn thì sợ bỏ trốn về Pháp 2 ngày sau khi gây tai nạn và biệt tích giang hồ.
May mà gia đình nạn nhân cũng giàu có nên họ bớt cho tôi 100 ngàn và cho tôi trả 150 ngàn đô còn lại trong 3 năm.
Sau đó các bạn tôi thường than phiền là tôi ích kỷ, không thích cho ai mượn xe.
Tuần vừa qua, một quan chức Việt Nam, ông Tường, TGD Công Ty Đường Sắt Viêt Nam, nhắc nhở lại cho chúng ta
quy tắc trên về luật sở hữu. Trách nhiệm sau cùng phải thuộc về sở hữu chủ, dù họ có can dự hay không vào “các tai
nạn” hay bất cứ “sai phạm, thất thoát, lãng phí” ngay việc “sử dụng” các tài sản này có tạo ra tội ác hay không? Ông
hoàn toàn đúng luật.
Về điểm này, tôi phải thành thực mà công nhận chủ nghĩa XH “ưu việt” hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Và các nhà lập pháp
hay hành pháp (nôm na là các bác lãnh đạo) thuộc phe XHCN xứng đáng là đỉnh cao trí tuệ của loài người.
Khi để “toàn dân” sở hữu tất cả tài sản quốc gia từ đất đai đến khoáng sản đến các công ty sân sau của phe nhóm, thì
‘toàn dân” phải chịu trách nhiệm cho mọi sự cố từ tốt đến xấu. (Thực ra, theo lịch sử, thì 5 ngàn năm qua chưa bao
giờ có sự cố tốt hay xấu cho các tài sản “tập thể”, chì có “tai nạn” và “ thảm họa” do hoàn cảnh khách quan).
Ngoài ra, vì “toàn dân” là sở hữu chủ nên họ phải chịu trách nhiệm về mọi nợ nần, hư hỏng hay phá hoại. Tôi đang đợi
một phiên tòa quốc tế có 90 triệu dân bị còng tay đưa ra xét xử về tội “xù nợ” hay “tàn phá môi trường”.
Đến ngày hôm nay, tôi mới thông hiểu hết cái thâm thúy tuyệt vời của chủ nghĩa Mác Lê. Một chủ thể gọi là “toàn
dân” mới chính là tội đồ cho mọi đổ đốn nơi đây. Tên “toàn dân” này quả là một thế lực thù địch nguy hiểm nhất của
xã hội.
Lời khuyên của ông già Alan: Bạn đừng làm “toàn dân”. Coi chừng có ngày phải đi tù vì trong sổ sách của tòa, tội
trạng của tên “toàn dân” này sau 67 năm dài hơn 48 cuốn Thư Mục Tham Khảo (encyclopedia) của Britannica… và
sắp sửa lấp đầy Thư Viện Quốc Gia.


Khu vườn của tuổi thơ
December 19, 2012
Năm tôi 3 tuổi, gia đình dọn từ Thủ Dầu Một về Saigon. Tôi thật may mắn vì cha mua được căn nhà nhỏ đường
Trương Công Định, ngay sát vươn Tao Đàn, trái tim xanh của thành phố. Dù Saigon lúc đó vẫn còn thở được, chưa ô

nhiễm, nhưng sống và chơi cạnh những tàng cây đầy bóng mát trong những buổi trưa hè, là một hạnh phúc thần tiên
của ngày mới lớn.
Cha tôi lại có một thói quen hơi kỳ lạ kéo dài cả chục năm. Mỗi ngày, sau bữa ăn trưa, ông ngủ và không muốn các trẻ
nhỏ quấy rầy. Ông tống hết 4 đứa con ra đường và khóa cửa nhà lại. Bà chị lớn nhất chắc chỉ 5 hay 6 tuổi, thằng em
bé nhất không biết đã đủ 2 tuổi chưa? Dĩ nhiên cả bọn lại kéo ra vườn Tao Đàn, lang thang khám phá thế giới của chim
choc, hoa quả và các trò chơi tự tạo…đợi khoảng tiếng rưỡi sau, cha thức dậy và mở cửa cho vào nhà.
Chúng tôi coi khu vườn Tao Đàn là sân sau của nhà. Bao nhiêu là kỷ niệm như săn tìm ve sầu, coi trộm đầm tắm trần,
thả diều bắt dế, chạy đuổi theo bầy ngựa polo của bọn Tây…Ngày nào không cười thì khóc, luôn luôn có chuyện để
kể cho bè bạn gia đình. Một tuổi thơ thật hoàn hảo. Không có Lê Văn Luyện, không có IPad Iphone, không có các
biểu ngữ quang vinh, không có sự can thiệp hay quấy rối của thế lực này nọ. Con nít được làm con nít thuần túy, ngây
thơ và khóc cười như …con nít.
Thời gian qua mau, ai cũng lớn nhanh và khu vườn ngày xưa cũng lần lần biến dạng theo đất nước. Sau 1975, các bộ
óc ưu việt bắt đầu xẻ thịt vườn Tao Đàn, như khi liên hoan ăn mừng một con nai tơ vừa đi săn bắt về. Trước hết là
những quán cà phê mọc lên tứ phía. Rồi đến các sân tennis, các quán ăn, các rạp chiếu bóng, các tiệm bán lẻ, các chỗ
đậu xe… (tiền thuê chỗ 37 năm nay chắc cũng khá nhiều). Ngạc nhiên hơn cả là vài căn biệt thự khuất kín trong
vườn, tường cao che giấu dáng dấp các cậu ấm cô chiêu…vừa lên ngôi.
Dù sao, chuyện vườn Tao Đàn chỉ là chuyện nhỏ…trong các sở hữu của toàn dân. Khắp nước, toàn dân đào khoáng
sản tài nguyên đem bán, đất công và tài sản công đem tặng không những anh hùng trong và ngoài nước biết cách kiếm
tiền, đặc quyền và độc quyền kinh tế được giao cho những quản trị gia chuyên ngành OPM từ Liên Xô, ….Ngay cả
mô hình làm ăn trong nền kinh tế đủ loại định hướng này cũng chỉ là chuyện nhỏ, …nhưng không ai biết chuyện lớn
nó tròn méo ra sao nên khỏi bàn. Vả lại, trách nhiệm là của toàn dân. Ráng mà chịu.
Sự biến thái của khu vườn nhỏ được coi như là một chu kỳ phát triển tự nhiên đang xẩy ra khắp xã hội. Ngày xưa hay
tại một nền văn hóa khác, cô trinh nữ bỗng nhiên có bầu với vài ông Tây đen có thể còn chút đàm tiếu…nhưng đây là
thời kỳ đổi mới, chúng ta đi trước nhân loại vài chục thế kỷ…he he. Vả lại, ở Việt Nam, chúng tôi bận rộn lắm, phải
chạy áp phe suốt ngày, kể cả những lúc lén vợ đi chơi bậy. Không chạy giấy tờ thì lại phải nhậu nhẹt xay xỉn thường
xuyên. Cứ như vậy, mà 37 năm trôi qua lúc nào không biết: sắp đến 37 năm tới, còn bao nhiêu là lễ hội mừng chiến
thắng phải tổ chức.
Một đời sống rất bình thường trong một văn hóa rất Kafka. Và những khu vườn của tuổi thơ chúng ta cứ thế mà lần
lượt biến mất; cho đến ngày thế hệ mới chỉ biết ổ chuột và sình lầy. Thực ra, đến lúc đó, tôi cũng đã nằm yên dưới 3
thước đất, hy vọng là cùng những xác ve sầu của mùa hè năm nào.

Khu vườn đã không còn, cây xanh đã chết, tuổi thơ đã đắp chiếu và quá nhiều zombies dật dờ trên từng bước đi. Ngay
cả danh từ quê hương cũng chỉ được dung để ám chỉ về một “xứ lạ”.


Bếp lửa quê nhà
December 31, 2012
Sau khi dời lại chuyến đi về Mỹ cả 10 ngày vì cảm cúm, tôi đến New York vào cuối tháng 11. Một người bạn luật sư
vừa thành công trong 2 phi vụ M&A lớn, kiếm được một mớ tiền và tậu cho hắn ta một biệt thự ngay sát bờ biển Long
Island. Hắn có chút thì giờ và muốn gặp lại tôi sau bao năm vì cũng có vài chuyện làm ăn thú vị bên Đông Âu. Hắn
hứa sẽ đón tôi ở phi trường, về nghỉ ngơi ở cơ dinh mới tại Long Island và hai thằng sẽ cùng “bonding” như hồi còn
độc thân vui tính bên Indonesia.
Hắn cho tài xế đón tôi ở Kennedy, cáo lỗi vì vừa “dụ” được một cô siêu mẫu nào đó từ Croatia qua, phải đưa nàng đi
ăn chơi ở Manhattan. Tài xế bỏ tôi ở Long Island và tên bạn hứa sẽ qua thăm sáng hôm sau. Đêm đó, gió từ biển thổi
vào lạnh buốt. Một mình trong căn nhà rộng gần 1,000 mét vuông, tôi loay hoay tìm các nút điều khiển điện đèn vật
dụng, và mất cả tiếng mới vặn được lò sưởi. Vừa ốm dậy, tôi run cầm cập và con vi rút cúm quái ác lại tái xuất hiện.
Hôm sau, dù đã Thứ Hai, tên bạn vẫn còn miệt mài biệt tích với cô siêu mẫu và tôi phải kêu xe tự quay lại Mahattan,
chui vào một khách sạn mid-town cho tiện việc đi lại.
Hai ngày tiếp đó, tôi có vài cuộc họp nhưng không hiệu quả vì đầu óc còn lâng lâng với thuốc trụ sinh và các cơn ho.
Rời New York về lại California, tôi vẫn không gặp lại ông bạn cũ đã long trọng mời mình qua New York. Sau đó, Los
Angeles cũng không khả quan hơn. Gió đêm của biển Malibu vẫn lạnh buốt như Long Island và tôi vẫn bị cầm tù trong
nhà vì sức đề kháng cơn bệnh của mình càng ngày càng yếu.
S au chuyến đi cả tháng trời không hiệu quả, tôi quay lại Việt Nam hôm Thứ Sáu vừa rồi. Ra khỏi phi trường Tân Sân
Nhất, tôi lại cong người vì cái nóng giữa trưa. Nắng chói chang, nhưng xe cộ vẫn đông, ồn ào và vô trật tự như
thường lệ. Có lẽ là bắt đầu tuần lễ Tết Tây? Bụi bặm, rác rười, những cư xử vô văn hóa của mọi người trên đường
phố…vẫn tràn ngập.
Nhưng lần đầu tiên, tôi không bực bội mà lại nhìn cảnh và người qua một lăng kính thú vị hơn. Cái cười của 3 em bé
đong đưa trên chiếc xe máy của cha mẹ tại một ngã tư dường như ngây thơ và an toàn hơn chuẩn mực tôi thường
phán xét.
Về đến nhà, tôi đi tắm xong rồi tự vào bếp pha một ly cà phê cho vừa miệng. Tôi nhớ cái bếp ở Long Island. Nó lớn
hơn cả nguyên tầng dưới của căn biệt thự Phú Mỹ Hưng. Đủ mọi thứ đồ chơi cho một tay đầu bếp thiện nghệ, nhưng

nó lạnh lẽo và xa lạ như cảnh trí dành cho một phim trường. Tôi còn nhớ phải mất 15 phút mới tìm ra cách làm một ly
cappuccino trên chiếc máy quá tối tân. Còn chiếc máy làm cà phê ở đây, tôi vẫn lười chưa đi mua bình thủy tinh cô
người làm đánh vỡ tháng trước.
Xong ly cà phê, tôi lần ra chiếc ghế bành quen thuộc, mơ màng vặn TV. Đài LA 34 mà tôi chưa hề xemphát ra một bài
vọng cổ buồn. Tôi thấy thanh bình trong cái nóng nhè nhẹ vừa đủ thấm mồ hôi.
Một người bạn từ Đà Lạt nghe tôi về nước gởi tặng một giỏ hoa hồng thật đẹp. Chiếc phone lại bắt đầu kêu, vài chục
tin nhắn từ mấy ngày qua hiển thị. Một bữa tiệc tất niên với hơn 15 người bạn được tổ chức vội vã ngày hôm sau. Vừa
chuyện nghiêm túc vừa chuyện bá láp nhưng tiếng cười nói không dứt.
Sợi dây ràng buộc với quê hương khá mỏng manh, nhưng tôi nghĩ mình không dễ gì thoát ra được. Mà chắc gì đã cần
bay đi cả 20 tiếng để tìm con người đang tự tại qua tháng ngày thân quen?


×