Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

THIẾT KẾ KỸ THUẬT XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHẦN MỀM ỨNG DỤNG QUẢN LÝ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TỈNH LÀO CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.91 KB, 52 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

*****************************

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ KỸ THUẬT XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHẦN
MỀM ỨNG DỤNG QUẢN LÝ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN
KHOÁNG SẢN TỈNH LÀO CAI

Địa điểm thực tập

: Trung tâm công nghệ thông tin
- Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai
Cán bộ hướng dẫn : Nguyễn Thế Dũng
Đơn vị công tác
: Phòng công nghệ thông tin
Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thu Trang
Lớp
: DH2C2
MSV
: DC00101544

1
1


Lào Cai, ngày 22 tháng 4 năm 2016
LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian thực tập và làm báo cáo thực tập tốt nghiệp với sự giúp đỡ
nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn kỹ sư Nguyễn Thế Dũng đã giúp em đã hoàn thành
xong báo cáo đúng thời gian quy định của nhà trường.
Em chân thành bày tỏ sự kính trọng và vô cùng biết ơn đến các cán bộ tại
trung tâm công nghệ thông tin sở tài nguyên và môi trường Lào Cai đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin chân thành
cảm ơn cán bộ hướng dẫn tại Nguyễn Thế Dũng đã hết lòng hướng dẫn em hoàn
thành báo cáo tốt nghiệp.

Lào Cai, ngày 22 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Thu Trang

2
1


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG ĐỒ ÁN
STT HÌNH VẼ

TÊN HÌNH VẼ

TRANG

1

Hình 4.1

Biều đồ phân cấp chức năng của hệ thống


24

2

Hình 4.2

Biểu đồ mức tổng quát của hệ thống

25

3

Hình 4.4

Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

26

4.

Hình 4.5.1

Biểu đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh của chức
26
năng quản trị hệ thống

5

Hình 4.5.2


Biểu đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh của chức
27
năng cập nhật

6

Hình 4.5.3

Biểu đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh của chức
28
năng xem

7

Hình 4.5.4

Biểu đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh của chức
29
năng báo cáo

8

Hình 4.6

Mô hình quan hệ giữa các thực thể

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỒ ÁN

3

1

30


TT

TÊN BẢNG

TRANG

1

Bảng Các thành phần của biểu đồ luồng dữ liệu

25

2

Bảng NhomKS

32

3

Bảng KHKS

33

4.


Bảng Huyen

33

5

Bảng Xa

33

6

Bảng NguonGoc

33

7

Bảng Mo_DiemQuang

34

8

Bảng DiaTang

34

9


Bảng TinhTrangMo

35

10

Bảng ChatLuongQuang

35

11

Bảng CoQuanCapPhep

35

12

Bảng DangKyHoatDongKS

36

13

Bảng LoaiDN

36

14


Bảng DoanhNghiep

36

15

Bảng CapPhep

37

16

Bảng DeAn

37

17

Bảng NguoiDung

38

18

Bảng QuyenDN

38

4

1


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nghĩa

1

CL

Chất lượng

2

CN

Cập nhật

3

CQCP

Cơ quan cấp phép

4


DN

Doanh nghiệp

5

KHKS

Kí hiệu khoáng sản

6

KS

Khoáng sản

7



Hoạt động

8

TT

Thông tin

9


TT CQCP

Thông tin cơ quan cấp phép

10

TT DN

Thông tin doanh nghiệp

11

TT KHKS

Thông tin kí hiệu khoáng sản

12

TT KS

Thông tin khoáng sản

13

SL

Số lượng

5

1


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới có tiềm năng khoáng sản khá phong phú. Theo

tài liệu điều tra, thăm dò về địa chất - khoáng sản trên địa bàn Lào Cai đã phát hiện
được trên 30 loại khoáng sản với trên 150 mỏ và điểm mỏ khác nhau. Trong đó có
nhiều mỏ khoáng sản quy mô lớn và có quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Lào Cai và cả nước.
- Những năm qua ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn
tỉnh đã và đang phát triển mạnh, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội
của tỉnh và đất nước. Các loại khoáng sản đã và đang được khai thác, sử dụng có
hiệu quả gồm: apatít, đồng, sắt, chì, km, fenspat và các loại vật liệu xây dựng thông
thường khác,…
- Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động khoáng sản luôn có nguy cơ gây
tác động xấu, làm ảnh hưởng đến đất đai, môi trường và các nguồn tài nguyên khác,

- Để bảo đảm hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản tiết kiệm, có hiệu quả cao gắn
với bảo vệ môi trường, đất đai và tài nguyên thiên nhiên khác, bảo đảm an ninh,
quốc phòng,… nhằm mục tiêu phát triển bền vững thì việc quản lý những hoạt động
liên quan đến khoáng sản là cần thiết và cấp bách.
- Vì vậy, việc quản lý những hoạt động liên quan đến khoáng sản tỉnh Lào Cai là
nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hiện nay để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về
nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước.
- Với những kiến thức đã được trang bị trên nhà trường, cùng những kiến thức em đã

tìm hiểu thêm ngoài thực tiễn trong quá trình thực tập tại địa phương em đã quyết
định chọn và đăng ký đề tài “Thiết kế xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng quản
lý dữ liệu tài nguyên khoáng sản tỉnh Lào Cai” .
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
• Đối tượng thực hiện: khoáng sản và một số hoạt động liên quan đến khai thác
khoáng sản
• Phạm vi thực hiện:
- Về không gian: Vùng nghiên cứu bao gồm khu vực tỉnh Lào Cai có tổng diện tích là
6360.76 km2, có tọa độ theo hệ tọa độ VN 2000, hệ quy chiếu UTM, Zone 48.
- Về thời gian: từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 20 tháng 4 năm 2016
• Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu các lĩnh vực có liên quan; tổng hợp
thống kê và phân tích tài liệu, số liệu.
3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
a. Mục tiêu:
7


Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên khoáng sản đảm bảo lưu trữ một cách hệ
thống, đầy đủ, dễ dàng tra cứu, sử dụng, cập nhật các thông tin, dữ liệu về địa chất
khoáng sản của tỉnh và một số tài liệu liên quan phục vụ hiệu quả công tác quản lý
dữ liệu địa chất khoáng sản của toàn vùng.
- Thiết lập giải pháp công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo tương thích với hệ thống
cơ sở dữ liệu của ngành liên quan, nhằm đảm bảo cho công tác: lưu trữ, cập nhật,
truy xuất và nâng cao tính bảo mật về thông tin, giảm thiểu chi phí vận hành, nâng
cấp khi cần thiết, tiết kiệm sức lao động cho người sử dụng;
Nâng cao hiệu quả tham mưu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong
toàn ngành;
- Tăng cường tính thống nhất thông tin giữa các cấp, các lĩnh vực đáp ứng theo nhu
cầu thông tin về địa chất, khoáng sản cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ

chức, cá nhân.
b. Nội dung của chuyên đề:
- Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tiềm
năng và sự phân bố tài nguyên khoáng sản và hiện trạng của các hoạt động khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
Kiểm tra, rà soát tính đồng bộ giữa dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và kiểm
tra tính chính xác của các thông tin dữ liệu đưa vào;
Đề xuất các giải pháp, chính sách thực hiện.
-

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1 Thông tin chung

- Tên đầy đủ: Trung tâm công nghệ thông tin - Sở tài nguyên và môi trường
tỉnh Lào Cai

8


- Địa chỉ: Tầng 5, trụ sở khối VII, đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Nam
Cường, Tp Lào Cai
- Mã số thuế: 5300132817
- Người ĐDPL: Phạm Đức Thuận
- Ngày hoạt động: 15/03/2010
- Giám đốc: Lê Ngọc An
- Số điện thoại:
1.2 Chức năng
- Trung tâm Công nghệ Thông tin (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp
có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi

trường, chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Lào Cai.
-

Trung tâm có chức năng giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai
chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi
trường trên địa bàn tỉnh; thu nhập, tích hợp, xử lý, quản lý, khai thác hệ thống cơ sở
dữ liệu về tài nguyên và môi trường thuộc tỉnh; phục vụ quản lý nhà nước và cộng
đồng; hỗ trợ ứng dụng phát triển công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu dùng chung
cho các tổ chức thuộc sở và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; lưu trữ, bảo
quản thông tin tư liệu thuộc phạm vi quản lý và theo phân cấp của Sở Tài nguyên và
Môi trường.

1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn
-

Triển khai chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành tài nguyên
và môi trường trên địa bàn tỉnh.

-

Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm
về xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; phát
triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường.

-

Tổ chức xây dựng, tích hợp, xử lý, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu; hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện thu nhập, xử lý, khai thác thông tin về tài nguyên và môi trường
đối với cấp huyện , xã theo phân cấp;


-

Thu nhập, xử lý, lưu trữ thông tin, bao gồm: bản đồ địa hình, bản đồ địa chính,
bản đồ nền, bản đồ hành chính, bản đồ chuyên đề các loại; các tài liệu điều tra cơ
bản về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; tài liệu thống kê, kiểm kê tổng
hợp về tài nguyên và môi trường theo định kỳ; sản phẩm, kết quả của các công trình
phục vụ thành lập cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Tài liệu
là ấn phẩm nộp lưu để sử dụng lâu dài như: luận chứng kinh tế -kỹ thuật, kết quả
các dự án, kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học sau khi đã hoàn thành, các loại ấn
phẩm bản đồ theo quy định;
9


-

Cung cấp thông tin, tư liệu về tài nguyên và môi trường đáp ứng nhu cầu sử dụng
của các cơ quan trên địa bàn tỉnh; tổ chức kinh tế, xã hội và các đối tượng khác theo
quy định của pháp luật;

-

Tổ chức xây dựng và quản lý thư viện điện tử về thông tin, tư liệu thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường;

-

Tham gia thẩm định các dự án triển khai công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu thuộc
phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường;


-

Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động cho các phòng, ban, đơn
vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tìa nguyên và Môi trường các huyện,
thành phố; tổ chức nối mạng thông tin và bảo mật thông tin về tài nguyên và môi
trường khi đưa lên mạng;

-

Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện công tác ứng dụng công
nghệ thông tin và nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao;

-

Thực hiện các chương trình, các đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về
thông tin tư liệu theo phân công của Sở Tài nguyên và Môi trường;

-

Thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ, xử lý thông tin tư liệu, đào tạo bồi dưỡng
kỹ thuật nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan đơn vị, cho tổ
chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và của Sở Tài nguyên và Môi trường giao;
Hợp đồng dịch vụ xây dựng, biên tập các loại bản đồ bằng công nghệ số;

-

Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, tài chính của Trung tâm theo
quy định của pháp luật và phân cấp của tỉnh;

-


Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường
giao.

10


CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý
Lào Cai là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ địa
lý 21 40’- 22050’ vĩ độ Bắc, 103020’ - 104038’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Vân
Nam của Trung Quốc với chiều dài đường biên giới là 203 km, phía Tây giáp tỉnh
Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang. Tổng diện
tích tự nhiên toàn tỉnh là 6360,76 km 2, có 08 huyện và 01 thành phố, bao gồm 164
đơn vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn.
0

Lào Cai có vị trí địa lý quan trọng trên tuyến giao thông huyết mạch Côn
Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ nối Việt Nam với các nước ASEAN và vùng Tây Nam
Trung Quốc. Do đó Lào Cai có rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, thương mại với
các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.
2.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình Lào Cai thuộc khối nâng kiến tạo mạch, có hướng dốc chính từ Tây
Bắc xuống Đông Nam, hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi
cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía Đông và phía Tây tạo ra các vùng
đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này, đã tạo cho địa hình của Lào Cai có độ
chênh cao lớn, điểm cao nhất là đỉnh Fansipan trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao

3143m, được ví như nóc nhà của Đông Dương, điểm thấp nhất có độ cao 52,2m (so
với mực nước biển) thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên. Đặc điểm địa hình rất phức tạp
và mức độ chia cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây sạt lở, trượt khối. Độ
phân tầng lớn và phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m đến 1000m
chiếm phần lớn diện tích của tỉnh.
2.1.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn
Do địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn hình thành cho Lào Cai nhiều tiểu
vùng khí hậu: nhiệt đới, á nhiệt đới, cận ôn đới. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình
từ 1800mm đến 2000mm. Nhiệt độ trung bình ở vùng núi cao từ 15 - 20 0C, vùng
thấp từ 23 - 290C.
11


Hệ thống sông ngòi dày đặc và phân bố khá đều, trên địa bàn tỉnh có hơn
10000 sông, suối lớn nhỏ, trong đó 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên. Có 2 dòng
sông lớn chảy qua tỉnh là sông Hồng và sông Chảy. Nhiều sông, suối khác nhỏ hơn
nhưng cũng có ảnh hưởng mạnh đến chế độ thuỷ văn của tỉnh như sông Nậm Thi,
suối Ngòi Đum, Ngòi Bo, Ngòi Nhù, ... mật độ sông suối giảm dần từ vùng cao
xuống vùng thấp. Với những đặc điểm trên của hệ thống sông ngòi và chế độ thuỷ
văn, Lào Cai có điều kiện thuận lợi trong phát triển các công trình thuỷ điện vừa và
nhỏ. Tuy nhiên, do đặc điểm sông suối có lòng hẹp, độ dốc lớn nên về mùa mưa
thường xảy ra lũ quét, lũ ống, lụt gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của
nhân dân.
2.2 Tài nguyên khoáng sản
2.2.1 Khái niệm khoáng sản, tài nguyên khoáng sản
• Khoáng sản là thành phần tạo khóang vật của lớp vỏ trái đất, mà thành phần hóa

học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích
trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân.

• Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong
vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tó
có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.
2.2.2 Tầm quan trong, sự cấp thiết của tài nguyên khoáng sản
Dữ liệu về địa chất khoáng sản là một ngân hàng khổng lồ, việc xây dựng cơ
sở dữ liệu đã là một vấn đề lớn phức tạp, nhưng việc quản lí các dữ liệu địa chất
khoáng sản còn khó khăn và phức tạp hơn. Quản lí dữ liệu khoáng sản đòi hỏi có
tính tổng quát, đồng thời phải thiết kế các trường dữ liệu cho phù hợp và có hiệu
quả trong tìm kiếm và báo cáo thống kê. Việc quản lí khai thác và sử dụng có hiệu
quả tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa hết sữc quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của con người.vì vậy chúng ta cần xây dựng một hệ thống phần mềm quản lý
có hiệu quả để quản lý tài nguyên địa chất khoáng phù hợp với tính cấp thiết của nó.
2.2.3 Vai trò của tài nguyên khoáng sản
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua việc cung cấp nguyên nhiên vật
liệu cho các ngành sản xuất kinh tế.
- Là nguồn cung cấp mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
- Là nhân tố có khả năng tạo vùng, góp phần sự thúc đẩy sự phân công lao
động theo lãnh thổ.
- Góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội:tạo việc làm cho người dân..
2.2.4 Tài nguyên khoáng sản tỉnh Lào Cai
12


a. Giới thiệu chung:
Lào Cai là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, trữ lượng lớn và
có tính đại diện về chủng loại của cả nước. Đến nay đã phát hiện được 150 mỏ và
điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được
thăm dò, đánh giá trữ lượng và khai thác.
Quặng sắt: Phân bố bên bờ phải sông Hồng (Quý Sa xã Sơn Thuỷ, huyện
Văn Bàn) có trữ lượng địa chất 120 triệu tấn, trữ lượng khai thác 98 triệu tấn, hàm

lượng sắt trong quặng là 53%.
Quặng đồng: Có 2 mỏ đồng (ở Sin Quyền thuộc Bát Xát và Tả Phời thuộc
TP.Lào Cai); riêng mỏ Sin Quyền trữ lượng mới phát hiện lần này cộng với trữ
lượng thăm dò từ trước là 56 triệu tấn, sẽ đưa tổng trữ lượng quặng đồng trên địa
bàn tỉnh Lào Cai lên hơn 100 triệu tấn và được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á.
Mỏ Sin Quyền là mỏ đa kim, ngoài đồng còn có vàng, đất hiếm, lưu huỳnh,
bạc...Kết quả làm giàu quặng ở mỏ đồng Sin Quyền cho thấy, bằng phương pháp
tuyển nổi có thể đạt độ thu hồi đồng 92,3 - 94,1%, hàm lượng đồng và các thành
phần khác được nâng lên (Cu 18 - 22%, S 31%, Au 11,5 g/tấn tinh quặng…).
Apatit: Quặng apatit Lào Cai là loại quặng thuộc thành hệ metan photphorit
(apatit-dolomit), là thành hệ chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất
phân bón chứa lân ở nước ta. Về trữ lượng thuộc thành hệ apatit-dolomit có trữ
lượng lớn nhất. Mỏ Apatit Lào Cai nằm ở hữu ngạn sông Hồng với có chiều dày
200m, chiều dài khoảng 100 km từ Lũng Pô - Bát Xát đến Bảo Hà thuộc tỉnh Lào
Cai, rộng từ 1 đến 4 km.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn có một số loại khoáng sản như đá vôi
và sét xi măng, sét gạch, ngói, kaolin, Fenspat và một số mỏ quặng có giá trị kinh tế
cao như quặng Đôlomit (mỏ Cốc San), quặng Grafit (mỏ Nậm Thi)...
Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, quý hiếm và có trữ lượng lớn
là sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Lào Cai phát triển
các ngành công nghiệp như luyện kim, hoá chất, phân bón, vật liệu xây dựng… Tuy
nhiên, cơ sở hạ tầng của tỉnh còn chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên năng suất
và hiệu quả trong khai thác, chế biến khoáng sản chưa cao.

13


b. Đặc điểm khoáng sản

Quá trình điều tra cơ bản về địa chất - khoáng sản đã phát hiện trên địa bàn

tỉnh Lào Cai có trên 30 loại khoáng sản phân bố tại hàng trăm mỏ, điểm mỏ khác
nhau:
- Nhóm kim loại: sắt, mangan, chì, kẽm, antimon, molipden, đồng, vàng và đất hiếm
- Nhóm khoáng chất công nghiệp: apatit, mica, serpentin, graphit, đôlômit;
- Nhóm khoáng chất - vật liệu xây dựng: pegmatit, kaolin, đá vôi, cuội sỏi và sét.;
- Nhóm nhiên liệu khoáng có than nâu, than bùn và nước nóng - nước khoáng.
 Khoáng sản kim loại

* Quặng sắt
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã phát hiện trên 30 mỏ, điểm mỏ quặng sắt; các
mỏ, điểm mỏ quặng này phân bố tập trung tại các vùng như sau:
- Vùng Bát Xát từ xã A Mú Sung đến xã Bản Vược dọc theo bờ phải Sông
Hồng có 18 điểm mỏ sắt quy mô nhỏ nhưng chất lượng khá tốt, chủ yếu là quặng
manhetit, hàm lượng > 60% Fe, điển hình như: các điểm Nậm Mít, Bản Pho, Tung
Qua, Nậm Chạc Hồ, Na Non, Tân Quang, Cốc Mỳ, Bản Vược và Sang Bang-Minh
Tân... Các điểm mỏ đã và đang được tổ chức khai thác từ nhiều năm nay. Tổng trữ
lượng còn lại khoảng 450000 tấn.
- Vùng Phú Nhuận - Võ Lao (huyện Văn Bàn) gồm các mỏ Làng Cọ, Làng
Vinh và các điểm Ngòi Cọ, Khe Bá. Quy mô các mỏ khu vực này từ nhỏ đến trung
bình, chất lượng quặng chủ yếu là limônit có hàm lượng Fe = 40 - 50%. Các mỏ đều
đã được khai thác từng phần. Trữ lượng dự báo khoảng 6,8 triệu tấn.
- Vùng Văn Bàn gồm các mỏ Quý Xa, Làng Lếch - Ba Hòn và các điểm mỏ
Tác Ái, Minh Lương, Tam Đỉnh. Đây là khu vực tập trung phần lớn trữ lượng quặng
sắt của Lào Cai. Chất lượng quặng tốt, trong đó mỏ sắt Làng Lếch - Ba Hòn là
quặng manhetit, còn lại là quặng limônit. Tổng trữ lượng khoảng: 121 triệu tấn.
Ngoài ra còn có các điểm phân bố đơn lẻ như mỏ Kíp Tước - thành phố Lào
Cai; các điểm Sán Chải, Cán Hồ (huyện Si Ma Cai); điểm Lùng Đinh (huyện
Mường Khương); Điểm Bản Bảy (Sơn Hải - Bảo Thắng). Tổng trữ lượng khoảng: 8
triệu tấn.


14


Như vậy, trữ lượng quặng sắt chủ yếu tập trung trên địa bàn của huyện Văn
Bàn, điển hình là Mỏ sắt Quý Xa với trữ lượng khoảng 136,752 triệu tấn, chất
lượng quặng chủ yếu là limonit, hàm lượng > 50% Fe.
* Quặng đồng
Trên diện tích của tỉnh Lào Cai đã phát hiện, tìm kiếm và thăm dò 10 điểm,
mỏ quặng đồng gồm: Pin Ngan Chai, Lũng Pô, Thùng Sáng, Nậm Mít, Trịnh
Tường, Sin Quyền, Lùng Thàng, Quang Kim (Bát Xát); Tả Phời (thành phố Lào
Cai) và Tu Giao-Nậm Xé (Văn Bàn). Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 1
triệu tấn đồng kim loại, trong đó có 2 mỏ được thăm dò là Lũng Pô và Sin Quyền; 4
điểm đã được tìm kiếm sơ bộ là Trịnh Tường, Thùng Sáng, Nậm Mít và Lùng
Thàng; mỏ đồng Tả Phời hiện đã được thăm dò đánh giá trữ lượng và đang trong
quá trình lập hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác. Nhìn chung các điểm và mỏ quặng
đồng phân bố tập trung ở huyện Bát Xát và khu vực Cam Đường, các địa phương
khác trong tỉnh cũng có các điểm quặng nhưng quy mô và triển vọng hạn chế. Dự
báo trên địa bàn tỉnh có khoảng 1 triệu tấn đồng kim loại với 2 mỏ lớn là Sin Quyền
(Bát Xát) và Tả Phời (thành phố Lào Cai), tiêu biểu cho loại hình khoáng sản này có
mỏ đồng Sin Quyền với tổng trữ lượng khoảng 551 nghìn tấn đồng kim loại, hàm
lượng trung bình từ 0,62 % đến 1,27 % Cu.
* Quặng vàng
Có nhiều dấu hiệu quặng vàng gốc và sa khoáng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Cho đến nay mới ghi nhận và đánh giá được 3 mỏ và điểm quặng vàng gốc gồm: khu
mỏ Minh Lương - Sa Phìn, Nậm Xây (Văn Bàn), Tà Lạt (Mường Khương). Các điểm
quặng vàng sa khoáng đã được ghi nhận và khai thác từ những năm 80 của thế kỷ
trước, song do không có tài liệu theo dõi được hoặc lượng tài nguyên đã được khai
thác gần hết, nên trong Quy hoạch không đề cập đến những điểm quặng này. Tiêu
biểu cho loại hình khoáng sản này có khu mỏ quặng vàng gốc Minh Lương - Sa Phìn.
Khu mỏ vàng gốc Minh Lương - Sa Phìn thuộc địa phận 2 xã Minh Lương

và Nậm Xây, huyện Văn Bàn. Tại đây trong những năm 2000 đến 2003 Liên đoàn
địa chất Tây Bắc tiến hành tìm kiếm đánh giá trên diện tích 4km 2. Đã phát hiện và
đánh giá được nhiều thân quặng vàng gốc dạng mạch, chiều dài từ 314m đến
1400m, chiều dày trung bình từ 1,6m đến 2,77m; hàm lượng Au trung bình thân
quặng từ 1,4 g/t đến 7,5 g/t.

15


Trữ lượng dự báo toàn khu mỏ khoảng 35000 kg Au, riêng khu Minh Lương
trữ lượng cấp 212 và tài nguyên dự báo cấp P1 đã xác định được là 12743 kg Au,
trong đó cấp 212: 3196kg; 15180 tấn WO3 cấp P1. Đây là một điểm quặng được
đánh giá rất có triển vọng, hiện nay Tổng Công ty Khoáng sản - Vinacomin
đã tiến hành thăm dò và sẽ tiến tới khai thác quy mô công nghiệp.
* Đất

hiếm

Đất hiếm phân bố trên diện rộng ở khu vực Bát Xát, thường đi cùng với
khoáng sản đồng, molipden, xạ. Năm 1983 Liên đoàn Xạ Hiếm đã tiến hành tìm
kiếm đánh giá đất hiếm khu vực Mường Hum, huyện Bát Xát, đã phát hiện được 9
thân quặng có chiều dày 5 - 25 m, dài 200 - 400 m, Trữ lượng Tr 2O3 từ 1,0 - 3,18 %
đạt 3000000 tấn; ThO2 từ 0,05 - 0,22 % đạt 3300 tấn; U 3O8 từ 0,1 - 0,3 % đạt 225
tấn.
* Quặng chì - kẽm
Kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 mới
đây đã phát hiện và đăng ký được 4 điểm quặng chì, kẽm trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
chúng đều tập trung ở huyện Mường Khương và Si Ma Cai, gồm các điểm quặng
Gia Khâu A, Bản Mế, Cao Sơn và Suối Thầu. Hầu hết các thân quặng đã phát hiện
được đều nằm trong đới dập vỡ của các đá carbonat thuộc hệ tầng Chang Pung có

tuổi Cambri; chiều dày từ 0,5m đến 4,0m, chiều dài từ 50m đến 300m; hàm lượng
Pb từ 0,5% đến 28,71%; Zn từ 0,69% đến 30,98%. Tài nguyên dự báo cho các điểm
quặng này khoảng 135 nghìn tấn chì kẽm, tương đương khoảng 3510000 tấn quặng,
hàm lượng trung bình 10% Pb + Zn.
* Quặng antimon
Kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 mới
đây, đã phát hiện và đăng ký được 3 điểm quặng antimon trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
chúng đều tập trung ở huyện Mường Khương, gồm các điểm quặng Bắc Nậm Chảy,
Cốc Râm và Gia Khâu B. Trong đó, hai điểm Bắc Nậm Chảy và Cốc Râm là dạng
quặng lăn, điểm Gia Khâu B là quặng gốc; cả 3 điểm quặng này đều phân bố trên
diện lộ của các đá trầm tích carbonat thuộc hệ tầng Chang Pung có tuổi Cambri.
Nhìn chung đây là các điểm quặng có hàm lượng trung bình 5,13% Sb, tài nguyên
dự báo cho các điểm quặng này khoảng 19,8 nghìn tấn antimon, tương đương
283000 tấn quặng, hàm lượng trung bình 7% Sb.

16


* Quặng molipden
Trên địa phận tỉnh Lào Cai đã phát hiện và đánh giá được 6 điểm quặng
molipden gồm: Vi Kẽm, Kim Tchang Hồ (Bát Xát), Bản Khoang, Ô Quý Hồ, Sín
Chải và Tây Nam Ô Quý Hồ (Sa Pa), tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng
28000 tấn Mo, tương đương khoảng 18,6 triệu tấn quặng, hàm lượng trung bình
0,15% Mo, trong đó hai điểm Vi Kẽm, Kim Tchang Hồ thuộc địa phận huyện Bát
Xát mới được phát hiện và tìm kiếm sơ bộ trong quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất;
4 điểm còn lại là Bản Khoang, Ô Quý Hồ, Sín Chải và Tây Nam Ô Quý Hồ thuộc
huyện Sa Pa đã được tìm kiếm đánh giá. Nhìn chung, các điểm quặng molipden có
giá trị tập trung trên địa bàn huyện Sa Pa; các địa phương khác trong tỉnh cũng có
các điểm quặng molipden nhưng quy mô và triển vọng hạn chế hơn.
Điểm quặng molipden Ô Quý Hồ thuộc địa phận xã San Sả Hồ và thị trấn Sa

Pa, cách thị trấn Sa Pa khoảng 10 km về phía đông bắc, đã được Đoàn Địa chất 301,
Liên đoàn Địa chất Tây Bắc tìm kiếm chi tiết (1988-1993), trữ lượng và tài nguyên
dự báo cấp 212 + P1 đã tính được cho 12 thân quặng có hàm lượng Mo > 0,10% là
15000 tấn Mo, trong đó cấp 212 là 7000 tấn. Điểm quặng molipden Ô Quý Hồ thuộc
loại quặng giàu; quy mô trung bình; nhưng phân bố gần thị trấn du lịch Sa Pa. Do
vậy, cần có quy hoạch thăm dò, sử dụng đất hợp lý để đảm bảo cảnh quan môi
trường.
* Quặng mangan
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã phát hiện và đăng ký được hai điểm quặng
mangan là Phú Nhuận (Bảo Thắng) và Võ Lao (Văn Bàn). Trong đó điểm mangan
Phú Nhuận dạng thấm đọng có hàm lượng thấp, quy mô nhỏ. Điểm mangan Võ Lao
dạng xâm tán tạo thành các lớp mỏng nằm xen trong các đá biến chất cổ, hàm lượng
thấp. Cả hai điểm biểu hiện quặng này ít có giá trị công nghiệp, cần điều tra bổ sung
và làm rõ tiềm năng của khoáng sản này.
 Khoáng chất công nghiệp

Khoáng chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đa dạng về chủng loại,
bao gồm: apatit, kaolin, fenspat, mica, serpentin và graphit, quắc zít. Trong đó có ý
nghĩa hơn cả là apatit và graphit.
* Apatit
Tỉnh Lào Cai là tỉnh duy nhất của Việt Nam có khoáng sản apatit, đây là một
mỏ lớn đã được phát hiện và khai thác từ lâu; công tác điều tra địa chất, tìm kiếm,
17


thăm dò loại khoáng sản này cũng đã được tiến hành từ rất sớm, có thể gọi đây là
vùng mỏ apatit Lào Cai; song căn cứ vào sự phân bố các vỉa quặng cũng như mức
độ tìm kiếm, thăm dò có thể chia vùng mỏ thành 3 phân vùng và 21 khu mỏ như
sau:
- Phân vùng Bát Xát - Lũng Pô gồm các khu mỏ Nậm Chạc, Trịnh Tường và

Bản Vược.
- Phân vùng Bát Xát - Ngòi Bo gồm các khu mỏ Bắc Nhạc Sơn, Làng Mòn,
Ngòi Đum - Đông Hồ, Làng Tác, Ngòi Đum - Làng Tác, Cam Đường 1,2,3; Mỏ
Cóc, Làng Cáng 1, 2, 3, 4 và Làng Mô.
- Phân vùng Ngòi Bo - Bảo Hà gồm các khu mỏ Ngòi Bo - Ngòi Chát, Phú
Nhuận, Ngòi Chăm - Làng Thi và Tam Đỉnh - Làng Phúng.
Về mức độ tìm kiếm thăm dò: đã có 3 khu mỏ được thăm dò khai thác, 8
khu mỏ được thăm dò tỷ mỷ, 3 khu mỏ được thăm dò sơ bộ, 3 khu mỏ được tìm
kiếm tỷ mỷ và 3 khu mỏ được tìm kiếm sơ bộ và tìm kiếm đánh giá. Như vậy, có thể
nói vùng mỏ apatit Lào Cai đã được đầu tư thích đáng trong công tác điều tra cơ
bản và thăm dò khoáng sản.
Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo của khoáng sản apatit đến độ sâu
600m là 2,1 - 2,5 tỷ tấn; trong đó, trữ lượng đã được thăm dò đến cấp
111+121+211 là 446 triệu tấn và cấp 111+121+211+212 là 909 triệu tấn, chia ra 4
loại như sau:
+ Quặng loại I với hàm lượng P2O5 là 36-42% có trữ lượng cấp
111+121+211 là 33 triệu tấn và cấp 111+121+211+212 là 48 triệu tấn. Loại quặng
này có thể sử dụng trực tiếp để sản xuất super lân, không cần phải làm giàu.
+ Quặng loại II với hàm lượng P2O5 là 22-35% có trữ lượng cấp 111+121+211
là 124 triệu tấn và cấp 111+121+211+212 là 257 triệu tấn. Loại quặng này có thể sử
dụng trực tiếp để sản xuất phân lân nung chảy, không cần phải làm giàu.
+ Quặng loại III với hàm lượng P 2O5 là 16-18% có trữ lượng cấp
111+121+211 là 174 triệu tấn và cấp 111+121+211+212 là 246 triệu tấn. Đối với
loại quặng này, để có thể sử dụng được cần phải làm giàu để nâng hàm lượng P 2O5 lên
trên 30-32%.
+ Quặng loại IV với hàm lượng P2O5 là 10-16% có trữ lượng cấp
111+121+211 là 115 triệu tấn và cấp 111+121+211+212 là 358 triệu tấn. Loại quặng

18



này hiện chưa được khai thác và sử dụng và cần có kế hoạch nghiên cứu công nghệ
làm giàu đạt chất lượng đáp ứng các yêu cầu sử dụng.
* Kaolin, fenspat, mica
- Kaolin: Đây là loại khoáng sản khá phổ biến ở Lào Cai thường đi cùng với fenspat.
Đáng chú ý là các mỏ Ngòi Xum - Ngòi Ân, Thái Niên, Làng Giàng, Bản Phiệt
(Bảo Thắng); Mỏ Sơn Mãn (TP Lào Cai); Tích Lan Hồ (Bát Xát); Làng Bon (Bảo
Yên). Nhìn chung các mỏ Kao lin ở Lào Cai có quy mô từ nhỏ đến trung bình, chất
lượng thuộc loại trung bình, có thể khai thác chế biến làm nguyên liệu cho sản xuất
gốm, sứ và một số vật liệu xây dựng.
- Fenspat. Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và đăng ký được nhiều điểm mỏ fenspat,
song có quy mô nhỏ, chất lượng trung bình. Đáng chú ý là mỏ Sơn Mãn (đi cùng
Kao lin), mỏ Bản Phiệt, mỏ Làng Mạ (Văn Bàn) và các điểm mỏ Lương Sơn, Long
Phúc (Bảo Yên).
- Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo cho Kaolin - fenspat khoảng 20 triệu tấn.
- Nguyên liệu khoáng mica đã phát hiện được ở rất nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Lào
Cai, song đáng chú ý và có giá trị hơn cả là mỏ mica Sơn Mãn và mỏ mica Làng
Múc. Hai mỏ này đã được tiến hành thăm dò trong những năm 1960-1965, mica có
màu trắng, kích thước vảy khoảng vài cm 2, hiếm khi đạt tới 10cm2. Trữ lượng các
mỏ đã thăm dò được xác định khoảng trên 10 nghìn tấn; có thể thu hồi được khi
khai thác pegmatit tại đây.
* Serpentin
- Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có một mỏ serpentin Thượng Hà, thuộc xã Thượng Hà,
huyện Bảo Yên ngay sát quốc lộ 70. Tại đây đã được tiến hành thăm dò trong những
năm 1980.
- Thân khoáng serpentin là một thể xâm nhập có dạng thấu kính kéo dài theo phương
Tây Bắc - Đông Nam, xuyên cắt các đá biến chất cổ thuộc phức hệ Sông Hồng; diện
lộ của thân khoáng dài 1750m, rộng từ 40m đến 440m.
- Thành phần khoáng vật gồm serpentinit từ 70% đến 98%, pyroxen tàn dư từ 1%9%, ít biotit, tremolit. Hàm lượng SiO2: 39,58-43,39%; MgO: 22,32-34,81%; CaO:
0,56-2,30%; Al2O3+Fe2O3: 9,75-14,32%.

- Với các chỉ tiêu tính trữ lượng gồm: Hàm lượng MgO tối tiểu 29%; SiO 2 tối thiểu
36%; Al2O3+Fe2O3 tối đa 11%, đã xác định được trữ lượng cấp 111 + 121+ 211 +
19


212 toàn khu mỏ là 21 triệu tấn, trong đó cấp 111 là 1 triệu tấn và cấp 121 là 2 triệu
tấn.
* Graphit
- Trong địa bàn tỉnh Lào Cai đã phát hiện và đăng ký được nhiều điểm biểu hiện, điểm
khoáng sản và mỏ khoáng graphit; song đáng chú ý và có quy mô đáng kể là các mỏ
graphit Na Non (Bát Xát), Nậm Thi (thành phố Lào Cai) và Bảo Hà (Bảo Yên) và
một số điểm mỏ khác. Trong đó mỏ Nậm Thi đã được thăm dò (1962) có trữ lượng
9,7 triệu tấn quặng công nghiệp, điểm Bảo Hà được tìm kiếm đánh giá (2001) trữ
lượng đã được đánh giá vào khoảng 2,2 triệu tấn, chất lượng quặng thuộc loại khá tốt,
với hàm lượng C = 8-12% ở dạng vảy, dễ làm giàu.
* Thạch anh, đô lô mít
- Thạch anh, đôlômít đã phát hiện được khá nhiều, phân bố trên diện rộng, đặc biệt là
đôlômít có trữ lượng lớn tại khu vực Cam Đường và Sa Pa. Các điểm thạch anh
thường có quy mô nhỏ, phân bố rải rác. Trữ lượng 2 loại khoáng sản này chưa được
đánh giá đầy đủ nhưng rất có triển vọng và có thể khai thác được ở nhiều nơi phục
vụ cho luyện kim, sản xuất phốt pho vàng.
 Nhiên liệu khoáng, than bùn và vật liệu xây dựng

- Trên địa bàn tỉnh Lào Cai công tác điều tra địa chất và khoáng sản đã phát hiện và
đăng ký được hai điểm than là Chiềng Ken và Khe Thi.
* Khoáng sản nhiên liệu
- Điểm than Chiềng Ken thuộc địa phận xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn, cách huyện
Văn Bàn khoảng 15km về phía Đông Nam, điểm than đã được tìm kiếm sơ bộ
(1982-1984).
- Tại đây đã phát hiện và bước đầu đánh giá được 5 vỉa (thấu kính) than: vỉa 1 chiều

dài 150m, dày 0,8-1,0m; vỉa 2 chiều dài 130m, dày 0,3-1,0m; vỉa 3 chiều dài 80m,
dày 0,3-0,75m; vỉa 4 chiều dài 60m, dày 0,25m; vỉa 5 chiều dài 250-300m, dày
0,75m.
- Kết quả phân tích một số mẫu cho thấy độ tro từ 16,18 - 44,20%, nhiệt lượng 5890
cal/g. Đây là một điểm than có quy mô nhỏ, chất lượng trung bình, nên có thể tổ
chức khai thác với quy mô nhỏ để phục vụ nhu cầu của địa phương.

20


* Khoáng sản than bùn
Ở Lào Cai không có nhiều, mới chỉ phát hiện được điểm than bùn Củm Hạ
thuộc xã Đồng Tuyển - Thành Phố Lào Cai có thể khai thác phục vụ sản xuất phân
bón NPK, quy mô điểm mỏ nhỏ, chất lượng trung bình.
* Khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có rất nhiều loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
như: đá vôi, đá, sét ximăng, đá granít, cát, sỏi, đất sét sản xuất gạch,... nhiều loại có
quy mô, trữ lượng lớn, phân bố ở nhiều nơi. Theo tài liệu khoáng sản và Quy hoạch
vật liệu xây dựng hiện nay trên địa bàn tỉnh có 66 mỏ khoáng sản với nhiều loại
khoáng sản.
 Nước nóng và nước khoáng

Tiềm năng nước nóng và nước khoáng của Lào Cai không lớn, trên địa bàn
đã phát hiện được 05 điểm, trong đó có 03 điểm có thể khai thác phục vụ du lịch và
đời sống nhân dân trong vùng đó là: điểm nước nóng Pom Hán; Cốc San; Gia Phú.
Trong đó, điểm nước nóng Pom Hán – Cam Đường – Thành phố Lào Cai thuộc loại
nước khoáng Bicacbonat, lưu lượng mùa khô đạt 3 – 4 l/s, hàm lượng HCO 3 : 818
mg/l; Cl : 15,7 mg/l; Ca2+: mg/l; Mg 2+: 29,16 mg/l; Na2+: 87 mg/l; K2+: 19 mg/l
H2SiO3: 60,3 mg/l. Nhiệt độ 37 – 38oC.
c. Hiện trạng sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai


Lào Cai là tỉnh khá phong phú về tài nguyên khoáng sản, trên địa bàn tỉnh đã
phát hiện trên 150 mỏ và điểm mỏ với hơn 30 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó,
có một số loại khoáng sản có quy mô và trữ lượng lớn nhất cả nước, như
quặng Apatít với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, quặng sắt với trữ lượng 136,7 triệu tấn, quặng
đồng trữ lượng 100 triệu tấn, secpentin trữ lượng 21 triệu tấn, graphít trữ lượng 17
triệu tấn, cao lanh, feldspat trữ lượng 20 triệu tấn,...
-

-

Ngành công nghiệp khai khoáng được xác định là ngành mũi nhọn và là khâu đột
phá để phát triển công nghiệp của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai
lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2011 – 2015 xác định: “Ưu tiên phát triển công nghiệp khai
thác – chế biến khoáng sản theo hướng tập trung, hiệu quả”.
Từ những chủ trương đúng đắn nêu trên, những năm qua tỉnh Lào Cai đã đặc biệt
quan tâm và ưu tiên phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
Căn cứ vào quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tỉnh đã khuyến

21


-

-

-

-


-

khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư triển khai các
dự án khai thác, chế biến sâu khoáng sản.
Các loại khoáng sản đã và đang được đầu tư khai thác, chế biến gồm: apatít, đồng,
sắt, chì, kẽm, vàng, cao lanh, fenspát và vật liệu xây dựng,…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 89 giấy phép hoạt động khoáng sản. Trong
đó nhóm khoáng sản không là vật liệu xây dựng thông thường có 30 giấy phép (Bộ
cấp 09 giấy phép và UBND tỉnh Lào Cai cấp 21 giấy phép); nhóm khoáng sản là vật
liệu xây dựng thông thường có 59 giấy phép.
Hiện có 12 nhà máy tuyển làm giàu quặng, một số nhà máy chế biến khoáng sản đã
xây dựng và đi vào hoạt động tạo ra các sản phẩm có giá trị cao như: vàng, bạc và
đồng kim loại; phốt pho vàng, phân lân nung chảy, super lân,… Các nhà máy gang
thép, phân bón DAP có quy mô lớn cũng đang được xây dựng và dự kiến sẽ đi vào
hoạt động vào cuối năm 2012 và những năm tiếp theo. Các dự án này đều được xây
dựng tập trung tạo thành các Khu công nghiệp lớn và điển hình như Tằng Loỏng,
Sin Quyền, Cam Đường,…
Hoạt động khoáng sản và đặc biệt là chế biến sâu khoáng sản đã từng bước nâng
cao giá trị sản phẩm, sử dụng triệt để tài nguyên, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho
các ngành kinh tế trong nước, cung cấp phân bón cho ngành nông nghiệp, thay thế
nguồn nhập khẩu; nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp.
Năm 2011 giá trị công nghiệp khai khoáng đạt khoảng 1.700 tỷ đồng, chiếm hơn 75
% giá trị toàn ngành công nghiệp; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 6.000
lao động; nguồn thu ngân sách từ khai thác và tuyển khoáng đạt khoảng 670 tỷ
đồng, góp phần tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Theo định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng trên địa bàn
tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định trong Chương hành
động số 50-CTr/TU ngày 30/12/2011 của Tỉnh uỷ Lào Cai thực hiện Nghị quyết 02NQ/TW của Bộ Chính trị, trong giai đoạn tới, ngành công nghiệp khai khoáng sẽ
tập trung mạnh vào khâu chế biến sâu, đặc biệt là phát triển các ngành luyện kim,

hoá chất, phân bón tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, nâng tỷ trọng công nghiệp
khai khoáng trong ngành công nghiệp lên 86% vào năm 2015 và trên 90% vào
những năm sau 2020.

CHƯƠNG III
MÔ TẢ YÊU CẦU NGHIỆP VỤ CỦA HỆ THỐNG PHẦN MỀM ỪNG DỤNG
TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN.
22


3.1 Mô tả hệ thống
Để hệ thống phục vụ tốt cho công tác quản lý của người quản trị hệ thống,
việc cập nhật các dữ liệu về địa chất khoáng sản của khu vực tỉnh Lào cai được thực
hiện dễ dàng và đầy đủ, cũng như đáp ứng được nhu cầu tra cứu, sử dụng. Hệ thống
phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chức năng phân quyền phải đảm bảo yêu cầu bảo mật của hệ thống với các
quyền:
+ Quyền của người quản trị hệ thống.
+ Quyền của người xem.
- Việc cập nhật các thông tin của dữ liệu khoáng sản phải đảm bảo nhanh
chóng, đúng đắn, an toàn và riêng tư.
- Việc truy cập vào hệ thống phải thuận tiện và đảm bảo bảo mật.
- Chức năng tìm kiếm hợp lý, chặt chẽ.
- Quyền quản trị hệ thống sẽ quản lý việc đăng nhập vào hệ thống, nắm các
thông tin của người sử dụng.
- Việc truy cập thông tin hệ thống phải nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- Hỗ trợ bảo mật và phục hồi và tránh mất mát dữ liệu.
- Hỗ trợ khả năng trợ giúp thuận tiện và đầy đủ.
- Người quản trị muốn vào hệ thống cần đăng nhập bằng tên truy cập và mật
khẩu. Người quản trị quản lý người dùng của hệ thống.

- Khi vào hệ thống, các đối tượng khác nhau có quyền thao tác vào hệ thống.
+ Người quản trị có quyền cao nhất: Được quyền thực hiện tất cả các chức
năng của hệ thống như quản trị dữ liệu về địa chất khoáng sản của khu vực tỉnh Lào
Cai.
+ Người xem chỉ có quyền tra cứu thông tin về địa chất khoáng sản của khu
vực tỉnh Lào Cai.
Hệ thống được mô tả sơ lược như sau:
Phần mềm phục vụ gồm 2 đối tượng chính:

23


-

-

Đối tượng 1: Những người được quyền truy cập vào hệ thống với quyền USER
(người dùng). Tại giao diện của phần mềm, nếu muốn sử dụng, truy cập vào dữ liệu
của khu vực tỉnh Lào Cai thì nhóm người này phải đăng nhập với một loại tài
khoản. Tuy vậy, những người này chỉ có thể truy cập CSDL với quyền VIEW –
không có quyền thao tác chỉnh sửa, cập nhật … CSDL.
Đối tượng 2: Người được giao quyền cao nhất, người quản trị toàn bộ website.
Người dùng sẽ đăng nhập với tài khoản ở quyền cao nhất. Với quyền này, người
quản trị sẽ có thể tham gia quản lý tin tức website, chỉnh sửa, cập nhật CSDL.
3.2 Biểu đồ phân cấp chức năng
Yêu cầu của bài toán đặt ra cho ta thấy hệ thống cần có những chức năng
sau:
- Chức năng quản trị hệ thống
- Chức năng cập nhật CSDL
- Chức năng tìm kiếm

- Một số chức năng hỗ trợ người dùng, báo cáo.

3.2.1

Chức năng quản trị hệ thống
Kiểm soát người dùng, kiểm tra quá trình đăng nhập hệ thống, Với yêu cầu
thực tế của bài toán, nhóm người dùng được chia làm 3 như đã trình bày ở phần mô
tả hệ thống. Khi đăng nhập vào hệ thống thì người quản trị hệ thống sẽ có tất cả các
quyền thao tác các chức năng trong hệ thống. Còn người dùng thì chỉ có quyền xem
các dữ liệu. Khách thì chỉ có quyền xem tin tức và những nội dung công khai.

3.2.2

Chức năng cập nhật thông tin
Chức năng này cho phép những người có tài khoản đăng nhập với quyền
ADMIN sẽ có thể can thiệp vào CSDL của hệ thống. Các thao tác của nhóm người
dùng này ngoài việc xem cơ sở dữ liệu thì còn có quyền thêm, sửa, xóa các dữ liệu.
Các thông tin người dùng có quyền quản trị thao tác thêm, sửa, xóa đó là:
* Cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin, quản lý người dùng hệ thống
* Cập nhật thông tin dữ liệu về địa chất:
- Địa tầng
* Cập nhật thông tin dữ liệu về khoáng sản:
- Kí hiệu khoáng sản
- Nhóm khoáng sản
24


- Nguồn gốc
- Biểu hiện khoáng hóa- điểm khoáng sản
- Chất lượng quặng

- Tình trạng mỏ
- Huyện
- Xã
* Cập nhật thông tin dữ liệu về hoạt động khoáng sản:
- Cấp phép cho doanh nghiệp hoạt động khoáng sản
- Cơ quan cấp phép hoạt động khoáng sản
- Loại hình đăng ký của doanh nghiệp
- Đề án doanh nghiệp thực hiện
- Doanh nghiệp hoạt động
- Loại hình doanh nghiệp
3.2.3 Chức năng tìm kiếm – tra cứu thông tin
Chức năng này cho phép người dùng đăng nhập với tài khoản ở mức USER
có thể xem được CSDL địa chất khoáng sản của khu vực tỉnh Lào Cai. Tùy theo yêu
cầu của người sử dụng có thể vào các chuyên mục như:
* Tìm kiếm và tra cứu thông tin dữ liệu về địa chất:
- Địa tầng.
* Tìm kiếm và tra cứu thông tin dữ liệu về khoáng sản và hoạt động khoáng
sản:

3.2.4

- Doanh nghiệp hoạt động liên quan đến khoáng sản
- Biểu hiện khoáng sàng – điểm khoáng sàng
- Tình trạng mỏ.
Chức năng thống kê, báo cáo
Các dữ liệu tra cứu liên quan đến địa chất khoáng sản cũng như hoạt động
liên quan đến khoáng sản, nếu người dùng thấy có ích và cần phải sao lưu, tải về thì
người dùng có thể sử dụng chức năng này của chương trình. Chức năng này cho
phép người dùng có thể chủ động xuất và tải về dữ liệu dưới 3 dạng file cơ bản như:
.pdf, .doc, .xls. Từ đó sẽ giúp ích người dùng trong việc tổng hợp dữ liệu.


CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

4.1 Biểu đồ phân rã chức năng
Quản lý CSDL địa chất khoáng sản tỉnh Lào Cai

25


×