Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CÂU HỎI BÁM BẨN ĐÓNG XỈ MÀI MÒN ĂN MÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.4 KB, 5 trang )

CÂU HỎI BÁM BẨN, ĐÓNG XỈ, MÀI MÒN, ĂN MÒN
Câu 1
Nguyên nhân hình thành đóng xỉ lỏng là gì ?
TL
-Sự đóng xỉ xảy ra chủ yếu ở các khu vực bố trí các bề mặt đốt bức xạ của
buồng lửa như dàn ống sinh hơi, dàn feston, bộ quá nhiệt… Ở các khu vực
này, nhiệt độ trong buồng đốt cao đại đa số các dạng tro ở dạng chảy lỏng
hoặc mềm, khi va đập vào các bề mặt đốt sẽ bám dính và bị làm mát trở
thành trạng thái rắn, tích tụ sẽ thành khối xỉ lớn
Câu 2
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự đóng xỉ ?
TL
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự đóng xỉ là ?
-Thành phần của tro
-Kết cấu buồng đốt
-Trạng thái khí động của buồng đốt: trung tâm ngọn lửa bị lệch, ngọn lửa sát
thành buồng đốt, kích thước vòng tròn cháy lớn, kích thước miệng ra vòi
phun không hợp lý, lượng gió trong vòi phun không đồng đều
-Các trạng thái vận hành khác: độ lọt gió buồng đốt lớn, nhiệt độ gió nóng
không đủ, bột than quá thô đều làm trung tâm cháy cao lên gây đóng xỉ cửa
ra buồng đốt
Câu 3
Nêu ảnh hưởng của sự đóng xỉ tới quá trình vận hành lò hơi ?
TL
Ảnh hưởng của sự đóng xỉ là


-Ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của lò hơi. Khi các bề mặt đốt bị đóng xỉ
làm giảm khả năng nhận nhiệt của các bề mặt đốt, lượng hấp thụ nhiệt có ích
trong buồng đốt giảm, dẫn tới nhiệt độ khói thải tăng gây tổn thất nhiệt
-Ảnh hưởng tới sự an toàn của lò hơi.


+Do dàn ống sinh hơi bị đóng xỉ, khả năng truyền nhiệt của dàn ống sinh hơi
giảm, đồng thời sự nhận nhiệt của phần bị đóng xỉ và không bị đóng xỉ khác
nhau có thể gây nổ ống
+Nhiệt độ khói thải tăng, làm tăng nhiệt độ hơi quá nhiệt có thể gây nổ ống
hơi quá nhiệt
+Khi bị đóng xỉ nghiêm trọng, các khối xỉ lớn sẽ đột ngột rơi xuống gây tắt
lửa buồng đốt, phá hỏng dàn sinh hơi gây sự cố lớn
Câu 4
Nêu các biện pháp ngăn ngừa chống đóng xỉ ?
TL
Các biện pháp ngăn ngừa đóng xỉ là ?
-Chọn loại than thích hợp với cấu tạo buồng lửa
-Tổ chức tốt quá trình cháy trong buồng lửa: không khí đưa vào hợp lý để
cháy kiệt và cháy hoàn toàn nhiên liệu, tốc độ vừa phải không cho ngọn lửa
quá cao và quá sát tường buồng lửa
-Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị như thải cáu, thổi bụi
Câu 5
Sự bám tro nhiệt độ cao hình thành như thế nào ?
TL
-Sự bám tro nhiệt độ cao xảy ra ở vùng có nhiệt độ cao của bộ quá nhiệt.
Trong vùng này sự truyền nhiệt đối lưu là chủ yếu, nhiệt độ khói tuy thấp
hơn nhiệt độ biến dạng của tro nhưng các oxit kiềm thổ vẫn bị thăng hoa
trong vùng này, khi gặp các bề mặt ống có nhiệt độ tương đối lạnh sẽ bị


ngưng lại, cùng với các oxit khác có trong khói hỗn hợp hình thành muối lưu
huỳnh. Các muối lưu huỳnh có nhiệt độ nóng chảy khá thấp, ở 1 vùng nhiệt
độ nào đó có dạng lỏng sẽ hút dính tro bay tạo thành lớp bám bẩn rất chắc
không ngừng tăng chiều dày
Câu 6

Thế nào là sự bám tro nhiệt độ thấp ?
TL
-Khi lò hơi đốt bột than nhiều lưu huỳnh, độ ẩm cao, độ tro cao, sự bám tro
do nhiệt độ thấp xảy ra khá nghiêm trọng. Lưu huỳnh trong nhiên liệu, sau
khi cháy chủ yếu hình thành SO2 nằm trong khói, một bộ phận bị oxy hóa
thành SO3. Nguồn gốc của SO3 trong khói là từ 3 nguồn: do SO2 bị oxy
hóa, do nguyên tử oxy trong ngọn lửa oxy hóa, do phân hủy nhiệt của SO2.
SO3 trong khói sẽ kết hợp với với hơi nước trong khói hình thành hơi
H2SO4. Do nhiệt độ khói thải ở vùng bộ sấy không khí và nhiệt độ không
khí vào bộ sấy không khí thấp nên nhiệt độ ống thấp, khi thấp hơn nhiệt độ
đọng sương hơi axit trên bề mặt ống sẽ dính tro bay gây bám tro nhiệt độ
thấp
Câu 7
Nêu các biện pháp ngăn bám tro nhiệt độ thấp ?
TL
-Cố gắng giảm lượng lưu huỳnh trước khi đưa vào buồng đốt
-Tổ chức quá trình cháy thật tốt
-Áp dụng biện pháp khử bụi lưu huỳnh khi đốt: phun Ca vào trong buồng
đốt để giảm lượng SO2
-Sử dụng tái tuần hoàn khói nóng để tăng nhiệt độ bộ sấy không khí
Câu 8
Nêu cơ chế mài mòn của tro bay ?


TL
-Trong khói của lò hơi đốt than có rất nhiều tro bay,các hạt tro có động năng,
khi khói quét qua bề mặt đốt, các hạt tro va đập và ma sát với bề mặt đốt làm
bề mặt đốt bị mài mòn. Lực va đập của bề mặt tro có thể phân chia làm 2
hướng: hướng vuông góc và hướng tiếp tuyến. Khi tro va đập vuông góc
hình thành vết lõm, khi va theo phương tiếp tuyến hình thành vết cắt trên bề

mặt đốt
Câu 9
Nêu các yếu tố ảnh hưởng tới mài mòn bề mặt đốt bằng tro bay ?
TL
-Tốc độ khói. Sự mài mòn tỷ lệ thuận với lập phương tốc độ khói
-Nồng độ tro bay và tần suất va đập
-Đặc tính lý hóa của tro. Tro càng cứng càng gây mài mòn lớn
-Kết cấu bề mặt đốt
-Tổ chức quá trình cháy hạn chế bột than cháy không hết, tốc độ gió đưa vào
phải hợp lý
Câu 10
Có mấy phương pháp làm giảm mài mòn bề mặt đốt ?
TL
-Khống chế tốc độ khói
-Giảm nồng độ tro bay
-Áp dụng kết cấu mới chống ăn mòn
-Tăng độ cứng của bề mặt ngoài các bề mặt đốt
Câu 11
Có mấy dạng ăn mòn phía khói ở các bề mặt đốt ?
TL


-Ăn mòn lưu huỳnh dàn ống sinh hơi: ăn mòn của muối lưu huỳnh và của
khí lưu huỳnh
-Ăn mòn lưu huỳnh ở nhiệt độ cao của bộ quá nhiệt
-Ăn mòn lưu huỳnh nhiệt độ thấp ở bộ sấy không khí
Câu 12
Có mấy dạng ăn mòn phía môi chất các bề mặt bề mặt đốt ?
TL
-Ăn mòn dưới lớp cáu xảy ra chủ yếu ở ống sinh hơi phía đối diện ngọn lửa

-Ăn mòn oxy: khi lượng oxy trong nước cấp thường xuyên vượt quá quy
định sẽ làm gỉ bề mặt ống đốt gây vết ăn sâu bề mặt ống
-Ăn mòn hơi nước thường xảy ra bộ quá nhiệt, lệch về phía vách ống có
nhiệt độ cao



×