Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thực tiễn trên địa bàn thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.59 KB, 44 trang )

Họ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO
CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN
THỪA THIÊN HUẾ.

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ LÃM THÚY

1


THÀNH PHỐ HUẾ, 6/2016
Họ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
KHÓA 37

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO
CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN
THỪA THIÊN HUẾ.



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

PGS.TS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG

LÊ THỊ LÃM THÚY
MSSV: 13A5011370
LỚP: K37D LUẬT HỌC

2


THÀNH PHỐ HUẾ, 6/2016

3


MỤC LỤC

4


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, thủ tục hành chính ở nước ta đang còn nhiều bất cập như :hình
thức đòi hỏi nhiều giấy tờ, nhiều cửa, cấp trung gian. Công việc có liên quan
đến các cấp, các ngành thì tổ chức, cá nhân phải đến từng cấp, từng cơ quan để
được hướng dẫn và giải quyết; do đó gây nhiều trở ngại, phiền hà cho tổ chức, cá

nhân. Cơ sở vật chất của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sơ sài, trang thiết bị lạc
hậu chưa đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính . Việc kiểm tra, giám sát
các quá trình giải quyết các công việc của các cơ quan nhà nước và phòng
chuyên môn, cán bộ, công chức chưa thường xuyên; tình trạng chưa khép kín
trong tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả chưa được khắc phục, là kẽ hở cho
những tiêu cực có thể xảy ra. Chính những thủ tục hành chính quan lưu ,phiền
hà đã là bức xúc lớn của người dân, không phù hợp với thời kì đổi mới và hội
nhập, gây ra trở ngại cho việc giao lưu, hợp tác quốc tế, gây ra hiện tượng cửa
quyền, tạo điều kiện cho nạn tham nhũng phát sinh.Để giải quyết những tồn
tại nêu trên, việc áp dụng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa,
một cửa liên thông theo hướng hiện đại là chủ trương đúng đắn phù hợp với
tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của thời kỳ công nghiệp hoáhiện đại hoá, xu thế hội nhập quốc tế, phù hợp với mong muốn của Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân. Sau 05 năm hoạt động, mô hình cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế
bước đầu cơ bản đã giải quyết nhanh chóng, thuận tiện thủ tục hành chính đối
với một số lĩnh vực thực hiện theo cơ chế một cửa, đảm bảo đơn giản, rõ ràng,
đúng pháp luật.
Với tư cách là sinh viên trường Đại học Luật Huế, sinh ra và lớn lên trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nên em lựa chọn đề tài: “Cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông .Thực tiễn trên địa bàn Thừa
Thiên Huế.” làm niên luận để phần nào làm rõ những thành quả đạt được

5


cũng như những tồn tại, hạn chế trong công tác thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong cải
cách thủ tục hành chính.

- Xem xét, nghiên cứu về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông của Tỉnh Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian 2011-2015.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Làm sáng tỏ cơ sở lí luận của vấn đề cải cách thủ
tục hành chính hiện nay.Nghiên cứu cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”
trong cải cách thủ tục hành chính nhằm thực hiện tốt cải cách thể chế; xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo động lực
thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và
hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ
công.Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng thực hiện cơ chế một cửa , một
cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để đề xuất giải pháp góp
phần đạt hiệu quả trong công tác cải cách thủ tục hành chính
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết những tồn tại trong quá trình thực
hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Đồng thời đưa ra các giải pháp
cơ bản trong thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”
theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá
đất nước.
4.Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu: Niên luận được nghiên cứu trên cơ sở
phương pháp luận biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh; Phương pháp thu thập tài liệu; phương pháp chọn lọc tài liệu; phương
pháp phân tích, so sánh, đánh giá, chuyên gia…
5.Ý nghĩa của đề tài
Qua đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa
liên thông” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để rút ra các bài học kinh
6


nghiệm và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất trong giải quyết thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại góp phần

đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế.
6.Bố cục của niên luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị nội dung niên luận gồm có 2
chương:
Chương 1: Lý luận về cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế
một cửa, một cửa liên thông.
Chương 2: Thực trạng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN
CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
1. Một số vần đề chung về cải cách thủ tục hành chính
1.1 Cải cách thủ tục hành chính
1.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính
Theo từ điển tiếng việt thông dụng, thủ tục là cách tiến hành một công
việc với nội dung trình tự nhất định, theo quy định của nhà nước.Theo đó, hoạt
động quản lí nhà nước nào cũng được tiến hành theo trình tự , thủ tục nhất
định.Khái niệm thủ tục hành chính có nhiều cách hiểu khác nhau.Thủ tục hành
chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động hành chính nhà nước, là
cách thức mà nhà nước áp dụng để làm cho các quy định của luật pháp có được
sự đảm bảo thống nhất trong quá trình thực thi và áp dụng vào đời sống.
Thủ tục hành hính bao gồm những nội dung cơ bản như:
- Số lượng các hoạt động cụ thể cần thực hiện để tiến hành hoạt động
quản lí nhất định.
-Trình tự các hoạt động cụ thể và mối liên hệ giữa các hoạt động đó.

-Nội dung , mục đích của các hoạt động đó.
-Cách thức tiến hành, thời hạn tiến hành các hoạt động đó.
Từ những điều đã trình bày ở trên, có thể đưa ra một định nghĩa tổng
quan về thủ tục hành chính như sau: Thủ tục hành chính là một loại quy phạm
pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một
thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc
của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ
chức và cá nhân công dân.
1.1.2 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính
Hiện nay thủ tục hành chính ở nước ta còn những nhược điểm: Hình
thức đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho nhân dân; nặng nề, nhiều
8


cửa, nhiều cấp trung gian, rườm rà, không rõ ràng về trách nhiệm; không phù
hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa và hội nhập. Thủ tục hành chính thiếu
thống nhất, thường bị thay đổi một cách tuỳ tiện, thiếu công khai, minh bạch.
Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bức xúc của nhân
dân, doanh nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá
của tiến trình cải cách hành chính Nhà nước. Trong tiến trình phát triển và hội
nhập, cải cách thủ tục hành chính có một vai trò đặc biệt quan trọng.
Nếu thủ tục hành chính nói riêng, nền hành chính nói chung không được
hay chậm cải cách thì sẽ là một rào cản kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước ta. Nghị quyết 38/CP ngày 1/5/1994 của Chính phủ “Về cải cách
một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và
tổ chức” là khâu đột phá trong cải cách hành chính Nhà nước đã phát huy tác
dụng và đạt được những kết quả nhất định trong thời gian qua. Tuy nhiên,
trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, thủ tục hành chính cần phải cải
cách mạnh mẽ hơn nữa.
Theo nghĩa chung nhất, cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải

quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và
yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định.
Cải cách hành chính có thể được hiểu như là một quá trình thay đổi
nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và
phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới
trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước. Cải cách thủ tục
hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa
Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà nước của nhân
dân. Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá trong cải cách nền
hành chính Nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống
nền hành chính quốc gia, thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên.
Những yêu cầu cảu quá trình cải cách hành chính tròn giai đoạn hiện nay
của nước ta là:
-

Phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống thủ tục hành chính.
9


-

Bảo đảm sự chặt chẽ của hệ thống thủ tục hành chính.
Bảo đảm tính hợp lý của thủ tục hành chính
Bảo đảm tính khoa học của quy trình thực hiện các thủ tục hành chính đã ban

-

hành.
Bảo đảm tính rõ ràng và công khai của các thủ tục hành chính.
Dễ hiểu, dễ tiếp cận.

Bảo đảm tính ổn định cần thiết của quy trình thủ tục hành chính.
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, xác định công tác cải cách hành chính là giải
pháp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần ngăn ngừa, hạn
chế tham nhũng, quan liêu, tiêu cực trong bộ máy chính quyền; các cấp, chính
quyền tỉnh chú trọng đến công tác này, xem đây là một trong những chương
trình trọng điểm của tỉnh. Uỷ Ban Nhân Dân(UBND) tỉnh đã ban hành các
văn bản cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết thủ tục hành chính. Đáng
chú ý là xây dựng các quy trình giải quyết công việc, giảm thời gian thụ lý,
tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại các cơ quan,
đơn vị. Trên các lĩnh vực hiện đang bức xúc như xây dựng cơ bản, đăng ký
kinh doanh, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp phép đầu tư, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất..., Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt
việc cải cách hành chính. Cải cách hành chính được tập trung làm rõ các nội
dung và cải cách về quy trình giải quyết công việc: nhanh chóng, thuận lợi.
UBND tỉnh đã chỉ đạo cụ thể về quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục, thời gian
giải quyết, phí và lệ phí... Xác lập cơ chế vận hành, quy trình công tác, hình
thành quy chế phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính.
2. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cải cách thủ tục hành chính
2.1 Khái niệm cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cải cách thủ
tục hành chính
Tại điều 1 quy chế “Thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”
tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương” (Ban hành kèm theo Quyết
định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ) quy định:

10


Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức
thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong

việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và
trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của cơ quan hành chính nhà nước.
Cơ chế một cửa liên thông là cách thức gải quyết công việc của cá nhân,
tổ chức thuộc trách nhiêm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà
nước cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc
công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả
kết quả được thực hiên tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của một cơ quan hành chính nhà nước.
Trên thực tế có nhiều loại hồ sơ hành chính có liên quan đến thẩm quyền
giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới có kết
quả cuối cùng. Cơ chế "một cửa liên thông" đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà
nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý hồ sơ, không để tổ chức,
công dân cầm hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác. Người dân có nhu
cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối. Những cải cách
này đã giúp cho cơ quan hành chính nhà nước phục vụ ngày càng tốt hơn
những nhu cầu của người dân.
2.2 Nguyên tắc của cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cải
cách thủ tục hành chính
Để thực hiện cải cách thủ tục hành chính có hiệu quả cần tuân theo
những nguyên tắc nhất định.
Nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính được quy định tại điều 3 quy
chế” Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương” ( Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ) quy định :
Một là, niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính tại
Quyết định công bố thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
theo quy định.
11



Hai là, bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho cá
nhân,tổ chức; việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện không quá một
lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ tại một cơ quan chuyên môn.
Ba là, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính nhà
nước trong việc giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức.
Bốn là, việc thu phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức được thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật.
2.3 Cơ quan áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Tại điều 4 quy chế” Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương” ( Ban hành kèm theo Quyết định số
09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ) quy định:
Cơ quan áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông:
- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là cấp huyện).
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( gọi chung là cấp xã).
- Các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa
phương (gọi chung là các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc).
2.4 Phạm vi áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Tại điều 5 quy chế” Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương” ( Ban hành kèm theo Quyết định số
09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ) quy
định:
Cơ chế một cửa được thực hiện trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền của một trong các cơ quan quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
12



Cơ chế một cửa liên thông được thực hiện trong giải quyết thủ tục hành
chính thuộc các lĩnh vực: Đầu tư; đất đai; đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép
xây dựng; tư pháp và các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan
hành chính nhà nước.

2.5 Vị trí của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Tại điều 8 quy chế” Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương” ( Ban hành kèm theo Quyết định số
09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ) quy định:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh đặt tại Văn phòng cơ quan và chịu sự quản lý, chỉ đạo
của Văn phòng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh được tổ chức tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có trung tâm hành chính tập trung.
-Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đặt tại
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hoặc Văn phòng Uỷ ban
nhân dân nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện; chịu sự
quản lý, chỉ đạo của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp
huyện.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp xã đặt tại trụ
sở Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan được tổ chức theo
ngành dọc thực hiện theo quy định của cơ quan chủ quản.
2.6 Quy trình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
2.6.1 Đối với cơ chế một cửa

13



Tại điều 6 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương.(Ban hành kèm theo Quyết định số
09/2015/QĐ-TTg ngày 25tháng 3 năm 2015của Thủ tướng Chính phủ) quy định:
1. Tiếp nhận hồ sơ

a) Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến ở những nơi có quy định
nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, nhận hồ sơ trực tuyến;

b) Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá
nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể theo mẫu số 01 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này;
c) Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu số 02
tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và phần mềm điện tử (nếu có);
lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Quyết định này;
d) Trường hợp công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả được phân công giải quyết hồ sơ thì nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và
phần mềm điện tử (nếu có):
Đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay, không phải lập
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả: Công chức thẩm định, trình cấp có
thẩm quyền quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức;
14


Đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết: Công chức lập Giấy tiếp
nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định

và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.
7. Chuyển hồ sơ

a) Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này,
công chức lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ theo mẫu số 04 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này;
b) Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ
quan, tổ chức liên quan giải quyết. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ
được chuyển theo hồ sơ và lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
8. Giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức phân công cán bộ, công chức
giải quyết như sau:

a) Trường hợp không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công
chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải
quyết hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
b) Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chức
báo cáo người có thẩm quyền phương án thẩm tra, xác minh và tổ chức thực
hiện. Quá trình thẩm tra, xác minh phải được lập thành hồ sơ và lưu tại cơ
quan giải quyết;
Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh đủ điều kiện giải quyết: Công chức
thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết
hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
15


Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh chưa đủ điều kiện giải quyết: Công
chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn
bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung. Thời gian mà cơ quan, tổ chức đã

giải quyết lần đầu được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ;
c) Các hồ sơ quy định tại Điểm a, b Khoản này sau khi thẩm định không
đủ điều kiện giải quyết, công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ và
thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thông báo được
nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ. Thời hạn thông báo phải
trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định;
d) Các hồ sơ quá hạn giải quyết: Cơ quan, tổ chức giải quyết hồ sơ phải
thông báo bằng văn bản cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và văn bản xin
lỗi cá nhân, tổchức, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả.
9. Trả kết quả giải quyết hồ sơ

Công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhập vào Sổ theo dõi hồ
sơ và phần mềm điện tử (nếu có) và thực hiện như sau:
a) Các hồ sơ đã giải quyết xong: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân,
tổ chức và thu phí, lệ phí (nếu có); trường hợp cá nhân, tổ chức đã đăng ký nhận
kết quả qua dịch vụ bưu chính thì việc trả kết quả, thu phí, lệ phí (nếu có) và
cước phí được thực hiện qua dịch vụ bưu chính; nếu thực hiện dịch vụ công trực
tuyến mức độ 4 thì việc trả kết quả và thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
b) Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ
chức để yêu cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan, tổ chức giải quyết
hồ sơ và văn bản xin lỗi của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (nếu là lỗi của
công chức khi tiếp nhận hồ sơ);

16


c) Đối với hồ sơ không giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại
hồ sơ kèm theo thông báo không giải quyết hồ sơ;
d) Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết: Thông báo thời hạn trả kết quả lần
sau và chuyển văn bản xin lỗi của cơ quan, tổ chức làm quá hạn giải quyết

cho cá nhân, tổ chức;
đ) Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá
nhân, tổ chức nhận kết quả;
e) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đến nhận hồ sơ theo giấy tiếp nhận
hồ sơ và hẹn trả kết quả thì kết quả giải quyết hồ sơ được lưu giữ tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả.
2.6.2 Đối với cơ chế một cửa liên thông
Tại điều 7 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương.(Ban hành kèm theo Quyết định số
09/2015/QĐ-TTg ngày 25tháng 3 năm 2015của Thủ tướng Chính phủ) quy
định:
Quy trình liên thông
a) Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ
quan chủ trì giải quyết thủ tục hành chính (sau đây gọi chung là cơ quan chủ
trì) hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến ở những nơi có quy định
nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, nhận hồ sơ trực tuyến;
b) Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính
hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điểm b, c
Khoản 1 Điều 6 Quy chế này;

17


c) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chủ trì tổ chức lấy ý kiến của các cơ
quan phối hợp bằng văn bản, cơ quan được hỏi ý kiến phải trả lời trong thời
gian quy định;
Trường hợp việc giải quyết thủ tục hành chính cần được thực hiện sau
khi có kết quả giải quyết của cơ quan phối hợp thì cơ quan chủ trì gửi văn
bản, hồ sơ cho cơ quan phối hợp để giải quyết trong thời gian quy định;
d) Trên cơ sở giải quyết hồ sơ của các cơ quan phối hợp, cơ quan chủ trì

thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết
hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nơi cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ;
đ) Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Cơ quan có trách
nhiệm trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội
dung cần bổ sung.
Thời gian mà các cơ quan chuyên môn, tổ chức đã giải quyết lần đầu
được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
liên hệ với cá nhân, tổ chức để chuyển văn bản xin lỗi của Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả (nếu là lỗi của công chức khi tiếp nhận hồ sơ) và yêu cầu bổ
sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan có trách nhiệm;
e) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết: Cơ quan có trách
nhiệm trình cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không
giải quyết hồ sơ.
Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ. Thời
hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết theo quy định;
g) Trường hợp hồ sơ quá hạn giải quyết: Cơ quan có trách nhiệm phải có
văn bản gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và văn bản xin lỗi cá nhân, tổ
chức của cơ quan ghi rõ lý do quá hạn và thời hạn trả kết quả. Công chức Bộ
18


phận tiếp nhận và trả kết quả nhập sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử
(nếu có), thông báo thời hạn trả kết quả và chuyển văn bản xin lỗi của cơ
quan làm quá hạn giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức;
h) Trả kết quả giải quyết hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều
6 Quy chế này.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1. Thực trạng
1.1. Điều kiện kinh tế-xã hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm
phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông.
Phía Đông giáp với Biển Đông.
Phía Tây giáp với Quảng Trị và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
Phía Nam giáp với Đà Nẵng.
Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị.
Diện tích của tỉnh là 5.053,990 km², dân số theo kết quả điều tra tính
đến năm 2012 là 1.115.523 người.
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành
phố Huế, thị xã Hương Thủy và 07huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương
Trà, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông).

19


Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vùng duyên hải đồng
bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng oi bức, có
khi lên tới gần 40 độ C
1.1.2Tình hình kinh tế xã hội
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng, huy động đầu tư tăng nhanh, hầu hết các thành phần kinh tế đều phát
triển; đầu tư có trọng điểm hơn, kết cấu hạ tầng tăng nhanh. Văn hoá, xã hội
có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.
Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đô thị phát triển.
Văn hóa xã hội có nhiều điểm tiến bộ , đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả quan trọng, các vấn
đề bức xúc xã hội được tập trung giải quyết.

Giáo dục và đào tạo được cũng cố và phát triển toàn diện, công tác bảo
vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân được nâng cao.
Tình hình an ninh chính trị tiếp tục giữ vững, trật tựu an toàn xã hội
được đảm bảo, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
1.2 Thực trạng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Uỷ
Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015
Về thể chế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện nhiều biện pháp để cải
cách thủ tục hành chính, như ban hành các văn bản cụ thể hóa làm cơ sở pháp
lý cho việc giải quyết thủ tục hành chính, xây dựng các quy trình giải quyết
công việc, giảm thời gian thụ lý, tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính theo
cơ chế “một cửa” tại các cơ quan, đơn vị. Tỉnh đã thực hiện cải cách thủ tục
hành chính trong một số lĩnh vực bức xúc, như xây dựng cơ bản, cấp phép
đầu tư, đăng ký kinh doanh, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp giấy phép xây
dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,... Trong từng lĩnh vực, tỉnh chú
trọng làm rõ các nội dung và tập trung cải cách về quy trình giải quyết công
việc, hồ sơ, thủ tục, thời gian giải quyết, phí và lệ phí; xác lập lại cơ chế vận
20


hành của bộ máy hành chính, cải tiến quy trình công tác, hình thành quy chế
phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung quy chế
làm việc, quy trình thẩm tra, thẩm định các hồ sơ, dự án theo tinh thần cải
cách thủ tục hành chính bảo đảm rõ ràng, công khai, kịp thời và hiệu quả. Quá
trình này được các sở, ngành và ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện gắn với
việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong quản lý hành chính.
Ngày 08/12/2015, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định
số 2845/QĐ-UBND năm 2015 về kế hoạch Cải cách hành chính năm 2016.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của
Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011-2020,Kế hoạch cải cách hành chính năm 2016 của tỉnh

Thừa Thiên Huế tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu là: Tập
trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực;rà soát chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn cấp huyện; rà soát thể
chế về tổ chức,hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương;nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh,UBND cấp
huyện và UBND cấp xã theo quyết định 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015
của Thủ tướng Chính phủ…
Với mục tiêu quan trọng là tập trung làm tốt công tác cải cách hành
chính nhằm nâng cao chỉ số xếp hạng của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành
phố làm tốt, tin tưởng công tác cải cách hành chính năm 2016 của tỉnh Thừa
Thiên Huế sẽ đạt mục tiêu đề ra.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định 888/QĐ-UBND
năm 2016 về việc ban hành thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông tại UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố. Ban hành kèm
theo Quyết định này danh mục 290/295 thủ tục hành chính thực hiện tiếp
nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố.
21


Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 31
tháng 3 năm 2016 ban hành danh mục 128/141 thủ tục hành chính thực hiện
tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên
thông tại Văn phòng sở và các Phòng Công chứng trực thuộc Sở Tư pháp, bao
gồm:
-40 thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo
cơ chế một cửa tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng Sở Tư
pháp.

-63 thủ tục hành chính áp dụng quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết
quả theo cơ chế một cửa tại Phòng Công chứng.
-25 thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo
cơ chế một cửa liên thông tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng
Sở Tư pháp.

Thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ
tướng Chính phủ, ngày 27/7/2015, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số
84/KH-UBND triển khai Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa
liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
- Kế hoạch quy định nội dung tuyên truyền: Tổ chức quán triệt đầy đủ
nội dung của Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg để nâng cao nhận thức, trách
nhiệm thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các cơ quan
hành chính nhà nước về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông,
nhằm mục tiêu phục vụ tổ chức, cá nhân ngày càng tốt hơn; tạo sự đồng
thuận, ủng hộ và tăng cường vai trò giám sát của người dân, tổ chức, xã hội
đối với việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.
- Về kế hoạch triển khai thực hiện: Gồm các nội dung chính:
22


+ Hoàn chỉnh hệ thống văn bản liên quan đến giải quyết thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
+ Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng
ISO, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 gắn với việc đầu tư, xây
dựng Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại…
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một
cửa liên thông.
Trong lĩnh vực tài chính :Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban
hành Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2016 về việc ban hành danh mục thủ

tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại sở tài chính.
Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục 14/14 TTHC thực hiện tiếp
nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
của Sở Tài chính, cụ thể là:
- 07 TTHC thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một
cửa tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài chính;
- 07 thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo
cơ chế một cửa liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài
chính.
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định
1913/QĐ-UBND năm 2015 về việc ban hành danh mục thủ tục hành chính
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại sở tài nguyên và môi trường.
Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục 51/74 thủ tục hành chính thực
hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và trả
kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm:

23


- 31 TTHC thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một
cửa;
- 20 TTHC thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một
cửa liên thông.
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định
1916/QĐ-UBND năm 2015 về danh mục thủ tục hành chính thực hiện cơ chế
một cửa, một cửa liên thông của Sở lao động –thương binh và xã hội. Danh
mục 53/66 TTHC thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế
một cửa, một cửa liên thông của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Chi
cục Phòng chống tệ nạn xã hội, cụ thể:
- 41 TTHC thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một

cửa tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội.
- 05 thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo
cơ chế một cửa liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội.
- 07 TTHC áp dụng quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ
chế một cửa liên thông tại Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội.
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định
2712/QĐ-UBND năm 2015 về danh mục thủ tục hành chính thực hiện cơ chế
một cửa, một cửa liên thông tại cơ sở y tế và các đơn vị trực thuộc sở y tế tỉnh
Thừa Thiên Huế.Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục 75/75 thủ tục
hành chính thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Sở Y tế và
các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, bao gồm:

24


- 57 thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo
cơ chế một cửa tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế.
- 03 thủ tục hành chính áp dụng quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết
quả theo cơ chế một cửa tại Trung tâm Y tế dự phòng.
- 06 thủ tục hành chính áp dụng quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết
quả theo cơ chế một cửa tại Chi An toàn vệ sinh thực phẩm.
- 09 thủ tục hành chính áp dụng quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết
quả theo cơ chế một cửa tại Trung tâm Giám định y khoa.
Quyết định 1807/QĐ-UBND năm 2015 về danh mục thủ tục hành chính
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại sở ngoại vụ do tỉnh Thừa
Thiên Huế ban hành. Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục 06/06 thủ
tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Ngoại vụ,
bao gồm:

- 03 thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo
cơ chế một cửa tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả;
- 03 thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo
cơ chế một cửa liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định 51/QĐUBND năm 2013 về việc ban hành quy định hướng dẫn , tiếp nhận, giải quyết
và giao trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa
liên thông tại các sở, ban, ngành thuộc Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh.
Cơ chế “một cửa” đã được tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai trước quy
định gần 1 năm (từ năm 2003) tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp
huyện. Tại UBND cấp xã, trong 2 năm 2001 - 2002 triển khai ở 25 xã,
phường thuộc thành phố Huế và năm 2004 triển khai ở các xã còn lại. Tất cả
25


×