Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Thực trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.4 KB, 39 trang )

Họ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ THANH THỦY

1

1


THÀNH PHỐ HUẾ, 6/2016
Họ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
KHÓA 37

TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

PGS.TS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG

PHẠM THỊ THANH THỦY
MSSV: 13A5011376
LỚP: K37D LUẬT HỌC

2

2


THÀNH PHỐ HUẾ, 6/2016

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo Đại học Luật
– Đại học Huế đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích
trong quá trình học tập và rèn luyện.
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Duy Phương đã tận tình
giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thành bài niên luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh
Khánh Hòa đã tạo điều kiện cho em có được những số liệu thực tiễn để em
hoàn thành bài niên luận của mình, đồng thời góp phần làm cho niên luận
mang tính thực tế cao.
Mặc dù trong quá trình thực hiện niên luận em đã rất cố gắng, tuy nhiên
do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, nên có thể đề tài không thể trách

khỏi những thiếu sót. Rất mong sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô để niên
luận được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính chúc quý thầy cô nhiều
niềm vui, sức khỏe, niềm tin để tiếp tục truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai
sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Huế, tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thanh Thủy

3

3


4

4


MỤC LỤC

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tình cấp thiết của đề tài.

“Mọi thứ thay đổi chúng ta, nhưng chúng ta luôn bắt đầu và kết thúc mọi
thứ với sự quan tâm của gia đình” Gia đình không chỉ là nơi chúng ta được

sinh ra, lớn lên bên cạnh những người thân yêu. Gia đình còn là nơi chúng ta
tìm được sự chia sẻ và yêu thương, được chở che, được phép vấp ngã mà luôn
nhận những lời chỉ bảo và động viên, tiếp sức cho chúng ta có nhiều nghị lực
để vượt qua những áp lực trong công việc và các thử thách hay khó khăn bên
ngoài xã hội. Gia đình là tổ ấm, là chỗ dựa bình yên, vững chắc cho bất cứ ai
trong số chúng ta. Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi
trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người,
bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội.
Gia đình tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp. Chính vì vậy, sự xuất hiện ngày
càng mạnh mẽ của hiện tượng bạo lực gia đình đã làm cho rất nhiều thành
viên trong các gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em rơi vào trạng thái bất ổn
thật sự. Các nghiên cứu khoa học cho thấy bạo lực gia đình (BLGĐ) xảy ra
khá phổ biến, từ xã hội phương Tây đến xã hội phương Đông, từ vùng thành
thị về đến vùng nông thôn vùng sâu vùng xa, không chỉ tồn tại đối với dân trí
thấp mà thậm chí xảy ra ngay cả trong những tầng lớp tri thức có văn hóa,
nhận thức cao... Có thể nói, vấn nạn BLGĐ hiện nay không còn là vấn đề
riêng của mỗi gia đình, mỗi quốc gia nữa mà thực sự nó đã trở thành vấn nạn
của toàn xã hội, toàn cầu. BLGĐ dù diễn ra dưới bất kì hình thức nào thì hậu
quả do nó gây ra hết sức ngiêm trọng. Đây là một trong những hành vi vi
phạm pháp luật và cần được loại trừ nhất là trong một xã hội hiện đại văn
minh, cần có có những giải pháp để khắc phục triệt để tận gốc rễ những
nguyên nhân mầm móng sâu xa của nó.Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực
5


trạng này? Chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn truyền thống đạo đức, nhân
cách con người tạo nền tảng hạnh phúc trong gia đình để đưa xã hội ngày một
lớn mạnh về mọi mặt. Đó chính là vấn đề mà em muốn chia sẻ và quyết định
chọn đề tài “Thực trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu

2.1.

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là hệ thống cơ sở khoa học về
BLGĐ, về bình đẳng giới, làm rõ thực trạng BLGĐ, và công tác phòng chống
BLGĐ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó
phân tích và làm rõ những nguyên nhân. đánh giá được hậu quả nghiêm trọng
của BLGĐ từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm
tiến tới xóa bỏ tình trạng BLGĐ ở tỉnh Khánh Hòa nói riêng và ở Việt Nam
nói chung, góp phần vào công cuộc phòng chống BLGĐ trên cả nước.
Nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.

Từ những mục tiêu trên đề tài hướng tới những nhiệm vụ sau:
-

Làm rõ khái nhiệm, đặc điểm của BLGĐ.

-

Chỉ ra và phân tích các hình thức BLGĐ.

-

Làm rõ các nguyên nhân và hậu quả của BLGĐ.

-


Tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến BLGĐ.
-

Phân tích thực trạng của nạn BLGĐ từ đó đề xuất giải pháp để góp

phần phòng chống BLGĐ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu tập trung nghiên cứu thực trạng BLGĐ đồng thời đưa ra
những giải pháp phương hướng nhằm ngăn chặn, xóa bỏ vấn nạn BLGĐ.

3.2.

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ở tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2008-2015.
4. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, niên luận đặc biệt coi trong các phương pháp hệ
6


thống, lịch sử, lô-gic, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự báo, kết hợp với
phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn lọc tri thức khoa học, kinh
nghiệm thực tiễn.

7



5. Kết cấu của niên luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục các
từ viết tắt, nội dung đề tài gồm có 2 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học về bạo lực gia đình.
Chương 2. Thực trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
trong giai đoạn hiện nay,giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật nâng cao
hiệu quả phòng chống bạo lực gia đình.

8


B.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Cơ sở lý luận về BLGĐ

1.1.

1.1.1. Khái niệm về BLGĐ

Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về BLGĐ,
đứng ở những góc độ khác nhau thì sẽ có những nhận định những khái niệm
riêng về BLGĐ:
BLGĐ nhìn từ góc độ xã hội


1.1.1.1.

Hiện nay, thì nhận thức về BLGĐ vẫn còn hạn chế, nhiều người vẫn coi
đó là việc của mỗi gia đình- mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, nên phần lớn
người dân vẫn có cái nhìn chưa đầy đủ, chính xác về BLGĐ.
Bạo lực trong gia đình là hiện tượng một hay nhiều thành viên dùng
quyền lực và bạo lực trong cả một quá trình để thực hiện hành vi làm cho
thành viên khác trong gia đình đau đớn về thể xác, bị khủng hoảng về tinh
thần và bị bế tắc về mặt xã hội nhằm khống chế và kiểm soát người đó. Mặt
khác, BLGĐ là hành vi cố ý, mục đích của nó là để đe dọa, hạ nhục hoặc
khiến nạn nhân sợ hãi từ đó thiết lập và duy trì quyền lực và sự kiểm soát đối
với người khác.
BLGĐ là bất kỳ hành vi bạo lực hay đe dọa có hành vi bạo lực xãy ra
giữa các thành viên trong gia đình. BLGĐ là ngược đã bằng tình cảm. thể xác
hay tình dục một thành viên trong gia đình bằng một thành viên khác.
BLGĐ nhìn từ góc độ giới

1.1.1.1.

Theo Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW), Bạo lực trên cơ sở giới là một hình thức phân biệt đối xử bạo lực
nhằm vào một phụ nữ hoặc gây ra sự mất công bằng đối với phụ nữ. BLGĐ
bao gồm các hành động gây đau đớn về thể xác, tinh thần hay tình dục, bao
gồm cả sự đe dọa thực hiện những hành động này, sự cưỡng bức hay tước
đoạt tự do dưới các hình thức khác nhau.
9


Tháng 12/1993. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa về
BLGĐ như sau: “BLGĐ bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ

sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình
dục hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có
những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự
tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư”.
BLGĐ nhìn từ góc độ pháp luật

1.1.1.2.

Thuật ngữ BLGĐ lần đầu tiên được sử dụng trong báo cáo của Hội nghị
Phụ nữ Quốc tế 1980 tại Copenhagen, báo cáo kêu gọi “Cần phải ban hành và
thực hiện luật pháp về ngăn ngừa BLGĐ và bạo lực đối với phụ nữ”. Mỗi
quốc gia thì có định nghĩa riêng về BLGĐ.
Bộ luật của bang Georgia (Mỹ) 19-13-1 đã định nghĩa BLGĐ là một
hành vi tội phạm thực hiện giữa những con người có quan hệ với nhau. Các
hình thức tội phạm bao gồm hành hung, dọa nạt, rình rập, phá hoại tài sản
mang tính tội phạm, câu thúc bất hợp pháp, xâm nhập mang tính tội phạm và
bất cứ tội hình sự nào khác. Các hành vi giữa những con người có liên hệ với
nhau như vợ chồng trong hiện tại hay quá khứ, là cha mẹ chung của một đứa
trẻ, cha mẹ và con cái, cha mẹ kế và con kế hoặc ngay cả những người ngoài
hiện đang hoặc đã sống chung trong một gia đình [32].
Luật phòng ngừa và điều chỉnh BLGĐ B.E của Thái Lan quy định:
“BLGĐ là bất kỳ hành vi nào được thực hiện một cách cố ý nhằm gây ra
những thương tích về thân thể, sức khỏe hoặc tinh thần hoặc các hành vi có
khả năng gây nguy hiểm cho thân thể, sức khỏe hoặc tinh thần của các thành
viên hộ gia đình hoặc cưỡng ép lạm dụng quyền lực để các thành viên hộ gia
đình phải thực hiện hoặc không thực hiện hoặc phải chấp nhận thực hiện
những hành vi sai trái, bỏ mặc [32].
Luật bảo vệ chống BLGĐ của Bun-ga-ri ngày 29/3/2005 BLGĐ là bất kỳ
hành vi bạo lực về thể chất, tinh thần hay tình dục nào kể cả những hành vi
trên trong giai đoạn chưa đạt, cũng như việc áp đặt hạn chế tự do và sự riêng

10


tư cá nhân, nhằm vào các cá nhân đang hay đã có quan hệ gia đình hoặc họ
hàng chung sống như vợ chồng hoặc chung sống trong một nhà [32].
Ở Việt Nam, trong kì họp thứ 2 của Quốc hội khóa XII đã thông qua
Luật phòng, chống BLGĐ năm 2007. Luật này đã định nghĩa “BLGĐ là hành
vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về
thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình” [16,
K2 Đ1].
Dù có nhiều định nghĩa khác nhau về BLGĐ nhưng dù có đứng ở góc độ
nào đi nữa thì BLGĐ cũng có các đặc điểm sau:
+ Về chủ thể: BLGĐ xảy ra giữa các thành viên gia đình hoặc những
người đã từng có quan hệ gia đình, có thể là BLGĐ giữa vợ - chồng; cha mẹ các con; ông bà - các cháu; anh, chị, em, họ hàng trong gia đình với nhau.
+Về hình thức lỗi: Luôn thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.
+ Về mục đích : thiết lập và duy trì quyền lực hoặc kiểm soát đối với
người khác về mọi mặt…
+ BLGĐ tồn tại dưới nhiều kiểu loại và dạng thức khác nhau.
+ BLGĐ khó bị phát hiện, khó can thiệp bởi nó thường xảy ra trong gia
đình; mà đã là chuyện gia đình thì người ngoài rất ít khi can thiệp.
1.1.2. Các hình thức BLGĐ

Phân loại các hình BLGĐ là một vấn đề phức tạp, tuy nhiên việc phân
loại này đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi nó cho phép ta có một cái
nhìn trực diện, đa dạng, khái quát hơn thực trạng của vấn đề qua đó có thể tìm
ra phương thức hữu hiệu cho phép khắc phục những tồn tại hệ lụy của vấn đề.
Dựa theo kết quả nghiên cứu về BLGĐ và căn cứ vào kiểu bạo lực có thể
phân loại BLGĐ thành các hình thức sau:
Bạo lực thân thể


1.1.2.1.

Bạo lực thân thể là hành vi bạo lực sử dụng vũ lực, tác động trực tiếp
đến sức khỏe nạn nhân bao gồm đá, đấm, tát, đánh đập.... gây ra thương tích
đau đớn về thân thể cho đối tượng và có thể dẫn đến tử vong. Những hành vi
như này thường xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa
11


chồng và vợ, cha mẹ và con cái hoặc con cái và cha mẹ già. Từ bảng số liệu,
ta có thể nhận thấy rằng hình thức bạo lực thân thể diễn ra rất phổ biến chiếm
phần lớn các vụ BLGĐ hiện nay.
Hình thức
bạo lực
Thân thể
Thinh thần
Tình dục
Kinh tế

2009
40.727
7.442
1.062
3.721

2010
44.736
8.829
883
4.415


2011
33.443
8.360
929
1.857

2012
36.044
9.645
762
4.315

6 tháng
đầu năm
2013
8.137
3.390
271
1.764

Số liệu thống kê 5 năm thi hành Luật Phòng, chống BLGĐ [21].
Bạo lực tình dục

1.1.2.2.

Bạo lực tình dục là hành vi một người sử dụng vũ lực, cưỡng bức hoặc
trấn áp về tâm lý nhằm ép buộc quan hệ tình dục khi người kia không muốn,
ngăn chặn sử dụng các biện pháp tránh thai hay ép buộc mang thai hay phá
thai theo ý muốn của chồng... Bạo lực tình dục bao gồm hiếp dâm, quấy rối

tình dục và các hình thức bạo lực tình dục khác trong hôn nhân mà đối tượng
gây ra là các thành viên trong gia đình.
Theo khảo sát của Trung tâm ứng dụng khoa học về giới gia đình, phụ
nữ và vị thành niên (CSAGA) năm 2012 hơn 37% phụ nữ được khảo sát cho
biết họ bị ép quan hệ tình dục trong giai đoạn từ 1 - 3 năm chung sống cùng
nhau; 60% phụ nữ cho biết buộc phải quan hệ tình dục ngay cả trong thời kỳ
kinh nguyệt hoặc lúc đang đau ốm. Tuy nhiên, 83% phụ nữ bị bạo lực chấp
nhận và cam chịu, chỉ 13% chị em phản ứng quyết liệt và cương quyết cự
tuyệt khi bị ép quan hệ [30].
Bạo lực tinh thần

1.1.2.3.

Bạo lực tinh thần hay còn gọi là bạo lực tâm lý, đây là loại bạo lực khá
phổ biến nhưng nó khó nhận dạng được so với bạo lực thể chất. Với bạo lực
thể chất nỗi đau đớn thể hiện rõ trên cơ thể còn đối với bạo lực về tinh thần
thì nỗi đau ấy thể hiện nông sâu nặng nhẹ thế nào thì không ai có thể đong
đếm được. Nạn nhân phải chịu các kiểu hành hạ như chửi mắng, hạ nhục, lăng
12


mạ với những lời lẽ thô thiển, nặng nề xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự.
Không những thế, bạo lực tinh thần nhiều khi còn tồn tại dưới nhiều dạng như
đe dọa tinh thần, khủng bố tâm lý hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực
thường xuyên... gây nên sự phẫn uất, khủng hoảng ý thức và tâm sinh lý…
Nếu như các vết thương về thể chất theo năm tháng sẽ có thể lành lặn, phai
mờ dần thì đối với những tổn thương về tinh thần lại là những tổn thương khó
lành, thậm chí theo thời gian nó cằng hằn sâu từng ngày từng giờ ngặm nhấm
ý chí, suy nghĩ, tư tưởng của nạn nhân khiến họ luôn trong tình trạng căng
thẳng, buồn tủi, có những suy nghĩ tiêu cực, nhiều người quá bế tắc phải tìm

đến cái chết để tự giải thoát cho bản than mình.
Cuộc điều tra 2006 trên tổng số 2.000 phụ nữ đã từng lập gia đình
cho biết 25% trong số họ đã từng bị bạo lực tinh thần trong chính gia đình
họ [39].
Bạo lực kinh tế

1.1.2.4.

Theo quy định của Luật Phòng, chống BLGĐ cũng như Nghị định số
167/2013 ngày 21/12/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã
hội; phòng, cháy và chữa cháy; phòng, chống BLGĐ thì hành vi bạo lực về
kinh tế được hiểu như sau:
“- Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích
chính đáng;
- Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
- Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc
nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc
khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
- Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống” [8,
Đ56].
Như vậy, Bạo lực kinh tế có thể hiểu là hành vi bao vây kinh tế, kiểm
soát tiền bạc, bắt nạn nhân phụ thuộc hoàn toàn về tài chính, chiếm đoạt, huỷ
hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành
13


viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình. Bạo
lực kinh tế còn thể hiện dưới hành vi cưỡng ép thành viên gia đình lao động
quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là kiểm soát thu nhập

của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến BLGĐ

Gia đình là nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã đối với mỗi con người. Nhưng trong nhiều
trường hợp, bạo lực đang trở thành một trong những nguy cơ biến gia đình
thành “địa ngục trần gian”. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào,
BLGĐ không chỉ để lại hậu quả về thể chất, tinh thần mà còn về mặt kinh tế xã hội. Tìm ra nguyên nhân của BLGĐ sẽ giúp chúng ta đưa ra các giải pháp
thiết thực để ngăn chặn, phòng chống vấn nạn này. BLGĐ xảy ra do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Các nghiên cứu khác nhau tuy có đưa ra những điểm
khác nhau về nguyên nhân dẫn đến BLGĐ, nhưng nhìn chung các nghiên cứu
này đều thống nhất chỉ ra một số nhóm nguyên nhân cơ bản như sau:
Nhóm nguyên nhân về tâm lý và nhận thức

1.1.3.1.

Nhóm nguyên nhân về tâm lý và nhận thức bao gồm các nguyên nhân:
bất bình đẳng giới; quan niệm trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng; tâm
lý che dấu, cam chịu; học vấn thấp, nhận thức kém, không biết quyền, thiếu
hiểu biết luật pháp, không biết cách ứng xử phù hợp... Đây được xem là nhóm
nguyên nhân chính gây nên sự gia tăng và nghiêm trọng của tình trạng BLGĐ
hiện nay.
Nguyên nhân sâu xa của BLGĐ là do tư tưởng bất bình đẳng giới, lối xử
sự gia trưởng từng tồn tại ở nước ta. Từ lâu nay, chế độ phụ hệ, tư tưởng
“trọng nam, khinh nữ” kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.
Trước đây, người phụ nữ bị hành hạ do sống phụ thuộc chủ yếu vào chồng.
Khi nền kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ có nhiều thay đổi và thành đạt
hơn chồng thế nhưng họ vẫn bị chồng ngược đãi. Bạo lực đối với phụ nữ
thường bị coi nhẹ như thể nó là điều hết sức bình thường trong xã hội, ngay
cả đối với chính những nạn nhân BLGĐ. Một điều tra khảo sát của Viện

14


nghiên cứu gia đình và giới tại 4 tỉnh về bình đẳng giới đã đưa ra các chỉ số
như tỷ lệ đồng ý chồng có thể đánh/chửi vợ ở các tiêu chí như vợ không biết
cách ứng xử với nhà chồng. Trong đó số đó chỉ có 7 % đàn ông cho rằng
chồng có thể đánh vợ nhưng số phụ nữ cho rằng đáng bị đánh lên đến 12 %,
vợ không nghe lời chồng thì đàn ông chỉ có 7 % nhưng phụ nữ đồng ý chồng
có thể đánh lên đến 15 %. Hay như việc vợ không chung thủy, thì 50 % chị
em phụ nữ cho rằng đáng bị đánh/chửi, đàn ông chỉ có 24,2 %. Như vậy, bản
thân chị em phụ nữ cho rằng việc bị chồng đánh khi không làm tốt nghĩ vụ
làm vợ là đương nhiên [31].
Bên cạnh đó nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ
em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ, nhiều thói quen, phong tục,
tập quán như văn hoá “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” bấy
lâu nay khiến cho người ta coi chuyện đánh con là “bình thường” đó là quyền
của cha mẹ phải dạy cho con nên người, phải nghe theo sự sắp xếp của mình.
Mặt khác do trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung
và pháp luật về phòng chống bạo lực nói riêng, dẫn đến tình trạng những
người trong cuộc cũng chưa nhận thức được tính nghiêm trong của vấn đề.
Một nguyên nhân khác thuộc nhóm này là sự thiếu kỹ năng ứng xử, các nạn
nhân còn chưa biết cách tự bảo vệ mình, tầm nhìn còn hạn chế, vì sự mặc
cảm, xấu hổ sợ “vạch áo cho người xem lưng” nên họ ít khi tìm đến sự giúp
đỡ từ các tổ chức xã hội, cơ quan có thẩm quyền.
Nhóm nguyên nhân xuất phát từ lối sống và hoàn cảnh sống
Nhóm nguyên nhân này chủ yếu bao gồm nguyên nhân từ tình trạng tệ

1.1.3.2.

nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, lô đề, ma túy…, nguyên nhân kinh tế, hoặc

bất đồng về quan điểm, lối sống.Thống kê cho thấy 60% nạn bạo hành gia
đình xảy ra sau khi người chồng uống rượu. Rượu hay các chất kích thích
khác sẽ làm giảm sự kiềm chế cũng như nhận thức của bản thân để phán đoán
đâu là đúng sai từ đó dẫn đến trạng thái dễ nóng nảy, cau có khó chịu, và có
những hành vi bạo lực.

15


Bên cạnh đó, những bất đồng về kinh tế, nuôi dạy con cái, tình dục quan
hệ hôn nhân... cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực. Điều kiện kinh tế khó
khăn nói chung làm cho con người không còn bình tĩnh để ứng xử một cách
khôn ngoan, tình trạng bắt nạt thường xảy ra, khó khăn về kinh tế thường tạo
ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn
tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây
nên BLGĐ.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại cho thấy trong một số trường hợp thì
đây không phải là những nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân chính dẫn đến
BLGĐ. Nếu chúng ta đọc truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn
Minh Châu thì ta sẽ nhận thấy rằng nhhân vật chính của chuyện ngắn là một
người đàn bà làng chài có số phận bất hạnh, bà ta cũng phải hằng ngày sống
trong nghịch cảnh BLGĐ, hằng ngày, bà thường xuyên bị chồng đánh bằng
dây thắt lưng to. Nhiều lúc người đàn bà chỉ ước “giá mà lão uống rượu… thì
tôi đỡ khổ” bởi lẽ uống rượu thì sẽ không đánh vợ. Thực tế thấy rằng nhiều
người đàn ông không uống rượu nhưng vẫn đánh vợ, đánh con . Có người chỉ
uống rượu và đánh vợ con, đập phá đồ đạc chứ không đánh bất kỳ người nào
khác (một người bất kỳ, bạn bè hoặc sếp của anh ta). Điều đó có nghĩa là anh
ta xác định việc sử dụng bạo lực chỉ đối với người vợ con anh ta. Rượu chỉ là
cái lý do ngụy biện cho cái hành vi bạo lực của người chồng khiến họ mất tự
chủ và gây ra bạo lực.

BLGĐ diễn ra ở mọi tầng lớp trong xã hội, bất kể giàu nghèo, có học
thức hay không có học thức, thành thị hay nông thôn. Không phải cứ có khó
khăn về kinh tế là nhất thiết phải có BLGĐ. Thực tế cho thấy nhiều gia đình
có mức sống, thu nhập thấp nhưng gia đình vẫn hòa thuận và ngược lại có
những gia đình khá giả nhưng bạo lực vẫn xảy ra. Bạo lực không xuất phát từ
nguyên nhân nghèo đói hay không có học thức mà nó xuất phát từ mối quan
hệ bất bình đẳng về quyền lực, xuất phát từ những quan niệm hủ tục tồn tại
lâu đời.

16


Nhóm nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài gia đình

1.1.3.3.

Trong nhóm nguyên nhân này ta có thể kể đến các nguyên nhân như: hệ
thống pháp luật, công tác tuyên truyền hay sự quan tâm của công đồng xung
quanh…
Việc phòng, chống BLGĐ hiện chưa được quan tâm đúng mức; chính
quyền địa phương chưa xử lý triệt để những vụ việc về bạo hành gia đình;
thiếu những quy định cụ thể về luật pháp để giáo dục, xử lý có hiệu quả đối
với người gây bạo lực để họ thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Các điều
luật còn chung chung, còn thiếu những quy định cụ thể.
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống BLGĐ còn
hạn chế, sự quan tâm của cộng đồng tới phòng, chống BLGĐ còn chưa đầy
đủ. Cộng đồng và các gia đình vẫn coi BLGĐ là vấn đề riêng tư trong mỗi gia
đình và người ngoài không nên can thiệp. Cộng đồng, xã hội coi vấn đề
BLGĐ là chuyện thông thường, chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai
nhà nấy rạng”, sự can thiệp, lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa

phương chỉ mang tính chất nhất thời, mờ nhạt. Các quy định của pháp luật
không được tuân thủ một cách nghiêm túc và toàn diện. Một số cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền không nhận thức được vai trò và trách nhiệm của họ
trong việc phòng, chống BLGĐ.Chính vì vậy, phản ứng của cộng đồng đối
với các hành vi BLGĐ còn thờ ơ, chưa mạnh mẽ. Việc phòng ngừa, phát hiện,
ngăn chặn và xử lý hành vi BLGĐ còn chưa kịp thời, nghiêm minh, vì thế bạo
lực vẫn tiếp tục xảy ra mà không bị ngăn chặn.
1.1.4. Ảnh hưởng của BLGĐ

Đối với nạn nhân

1.1.4.1.

Về sức khỏe thể chất: Sức khỏe bị hủy hoại, bị gây thương tích đau đớn,
có thể bị tàn tật suốt đời, có thể dẫn đến tử vong.
Đối với phụ nữ, hơn 60% phụ nữ đã từng bị chồng bạo lực cho rằng họ
đã bị ảnh hưởng tới sức khỏe ví dụ như: Bị những vết cào cấu, trầy da, bầm
tím (chiếm 88,9%), bị rách màng nhĩ, tổn thương ở mắt (chiếm 12,9%) và 7,3
% bị thương tích do các vết cắt sâu hoặc các vết thương dài và sâu. Những
17


hình thức bạo lực thô bạo như: kéo tóc, bóp cổ... tuy không để lại những vết
thương sâu như những hành vi khác nhưng gây ảnh hưởng mạnh tới sức khỏe
tâm thần của người bị bạo lực gây mắc các bệnh như tim mạch, mất hoặc suy
giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung [29].
Đối với trẻ em, cơ thể trẻ đang phát triển mọi hành vi bạo lực đối với trẻ
đều ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ. Bên cạnh đó
hành vi bạo lực làm cho tinh thần trẻ sa sút cũng là nguyên nhân làm cản trở
sự phát triển thể chất ở trẻ. Bạo hành cũng làm trẻ không thể phát triển về thể

chất một cách bình thường. Trẻ có thể trở nên còi cọc, chậm lớn, hoặc hung
dữ… ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập, kỹ năng sống, hòa nhập xã hội của
trẻ em. Theo UNICEF, hiện có khoảng 275 triệu trẻ em đang sống trong cảnh
BLGĐ, phải chịu đựng sự bóc lột về thể chất, tinh thần và cả tình dục của cha
mẹ cũng như người giám hộ [36].
Về sức khỏe tinh thần : Các nạn nhân của BLGĐ luôn cảm thấy xấu hổ
và tội lỗi, luôn bị ám ảnh bởi bạo lực, chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất
tự tin, hoang mang, trầm cảm, cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và
tuyệt vọng, rối loạn ăn uống, giấc ngũ.
Về sức khỏe tình dục: Nguy cơ mang thai ngoài ý muốn do không thể sử
dụng các biện pháp tránh thai, mắc các bệnh phụ khoa, mác các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS. Các biến chứng sản khoa, vô
sinh, rối loạn tình dục.
Đối với người có hành vi bạo hành

1.1.4.2.

Từ trước dến nay người ta vẫn cho rằng BLGĐ không gây ảnh hưởng gì
đến những người đã thực hiện nó.Tuy nhiên, chúng ta cầc có sự nhìn nhận
khách quan người có hành vi gây bạo lực tuy là người chủ động thực hiện
nhưng phần lớn họ đều rơi vào trạng thái kích động tâm lý cho nên rất nhiều
người trong số họ sau khi thực hiện hành vi họ cảm thấy rất hối hận về hành
vi của mình. Nhưng những người này sau khi thực hiện hành vi thường bị xã
hội, bạn bè, gia đình lên án, xa lánh, coi thường, họ bị gán cho cái mác vũ
18


phu, vũ lực, đanh đá … vì thế họ thường hay cảm thấy tội lỗi, mặc cảm, khó
giao tiếp hòa nhập với cộng đồng.
Bên cạnh đó những người thực hiện hành vi bạo lực đối với các thành

viên gia đình còn phải chịu trác nhiệm trước pháp luật. Những trường hợp nhẹ
thì họ có thể bị xử phạt hành chính, còn những trường hợp nặng hơn, hành vi
của họ tàn độc và gây hậu quả nghiêm trọng thì họ có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Lúc đó một loạt các hệ lụy tiếp theo sẽ xảy ra.
Đối với gia đình và xã hội

1.1.4.3.

BLGĐ làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng đến
thế hệ tương lai. Ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi BLGĐ mà khi
còn nhỏ, chúng được chứng kiến. BLGĐ đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy
giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam.
Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả
nước có khoảng 8.000 vụ ly hôn có nguyên nhân từ BLGĐ. Số liệu khảo sát
điều tra xã hội học cho biết: BLGĐ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%, gây tổn
thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối
loạn trật tự, an toàn xã hội: 89% [31].
BLGĐ ở Việt Nam cũng làm gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật. Số
liệu thống kê của Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao 2008 cho thấy 71% trẻ vị
thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đúng mức.
Nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ
phạm tội có bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Vụ án bé
Hào Anh là một minh chứng rõ nhất cho điều này.
Theo số liệu điều tra 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới
49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của
bố mẹ. Số em bị bố đánh chiếm 23% (gấp 6 lần mẹ đánh); bị dì ghẻ, bố dượng
đánh chiếm 20,3%. BLGĐ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới xã hội và gia
đình [35].Từ đó những hậu quả này chất thêm gánh nặng cho hệ thống y tế
quốc gia, hệ thống giáo dục, và cả cơ quan tư pháp.

19


1.2.

Cơ sở pháp lý về phòng chống BLGĐ

1.2.1. Khái quát về pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình

BLGĐ phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và các nước trên thế giới, hậu
quả để lại của nó hết sức nặng nề ảnh hưởng rất nhiều đến các khía cạnh của
cuộc sống. BLGĐ đã và đang là điểm nóng trong nghị sự của mỗi quốc gia,
dân tộc trên trái đất, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. BLGĐ vi
phạm quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân; là
nguyên nhân làm suy giảm sự bền vững gia đình-“tế bào của xã hội” . Việc
phòng, chống BLGĐ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của toàn thể là
trách nhiệm của toàn thể gia đình và xã hội. Vì thế việc thể chế các quy phạm
pháp luật về phòng, chống BLGĐ vào trong các văn bản pháp luật có ý nghĩa
rất quan trọng.
Vấn đề bình đẳng giữa con người nói chung, giữa các thành viên trong
gia đình nói riêng đã được thể hiện rõ nét qua các bản Hiến Pháp. Hiến pháp
1946 “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diên”.Tại Điều 24,
Hiến pháp năm 1959 quy định: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có
quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội và gia đình” Và đặc biệt tại Hiến pháp 1959 thì Nhà nước đã đặc biệt
quan tâm đến gia đình: “ Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”
Đến Hiến pháp 1980, đây được xem là bản hiến pháp tiến bộ về gia đình
khi đã kế thừa những điểm tích cực về quyền con người đặc biệt là quyền của
phụ nữa và trẻ em- những đối tượng dễ bị tổn thương. Hiến pháp năm 1980
dành một điều riêng quy định quyền của trẻ em (Điều 65), trong đó xác định

rõ nghĩa vụ của Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, bảo
đảm cho trẻ em phát triển bình thường, toàn diện.
Hiến Pháp 1992 hoàn thiện hơn điều 64 của Hiến pháp 1980 với việc bổ
sung nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình đối với nhau “Cha mẹ có
trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận
kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ”.
20


Với việc Hiến Pháp 1992 được thông qua và có hiệu lực là một cơ sở
pháp lý cho sự ra đời hàng loạt các văn bản pháp luật có ý nghĩa pháp lý to
lớn trong việc, đảm bảo chế độ hôn nhân gia đình, phòng chống BLGĐ. Có
thể kể đến như là Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, Bộ Luật Hình sự 1999,
Luật về Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004, Luật Bình đẳng giới
2006, Luật Phòng, chống BLGĐ 2007, Luật Người Cao tuổi 2009…
Và mới đây nhất chính là Hiến pháp 2013 được thông qua tạo cơ sở cho
một loạt văn bản pháp luật mới ra đời như: Luật Hôn nhân và Gia đình 2014,
Luật Hình sự 2015,…
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát thì các quy định trong các văn bản
này còn tản mạn sơ sài, thiếu tính cụ thể chi tiết. Để khắc phục những hạn chế
của hệ thống pháp luật phòng, chống BLGĐ, tạo ra một cuộc tiên phong trong
việc đẩy lùi các hành vi bạo hành sử dụng vũ lực gia đình, ngày 21 tháng 11
năm 2007 tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam khoá XII đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực trong gia gồm 6
chương với 46 điều có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể chế hóa chủ trương của
Đảng, Nhà nước về phòng, chống BLGĐ, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ
của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về
Quyền con người mà nước ta là thành viên, thực hiên CEDAW, Công ước
Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em …
Luật định nghĩa cụ thể hành vi BLGĐ, đó là: “hành vi cố ý của thành

viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần,
kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” [16, K2, Đ1]. Quy định như
vậy nhằm tạo cơ sở phân biệt với hành vi bạo lực khác cũng như để xác định
trách nhiệm và xử lý vi phạm trong BLGĐ.
Bên cạnh đó Luật Phòng, chống BLGĐ đã đặt ra các nguyên tắc và biện
pháp cũng như vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc phòng
chống BLGĐ. Luật đã quy định các biện pháp toàn diện liên quan đến thông
tin, truyền thông và giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng và giáo dục cộng
đồng về phòng chống BLGĐ.
21


Ngay sau khi Luật phòng, chống BLGĐ được Quốc hội khóa XII thông
qua, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đã nhanh chóng triển khai
nhằm đưa Luật vào cuộc sống.
1.2.2. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống BLGĐ

Điều 42, Luật Phòng, chống BLGĐ quy định về xử lý người có hành vi
vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ như sau:
“1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ tuỳ theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân có hành vi BLGĐ nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của
khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng,
chống BLGĐ, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người
có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ.”[16,Đ42].

Như vậy, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ có
thể bị xử lý bằng các biện pháp khác nhau, bao gồm:
Xử lý kỷ luật

1.2.2.1.

Hình thức xử lý kỷ luật được áp dụng với những người là cán bộ, công
chức theo quy định tại Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, đã có hành
vi vi phạm Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các
hình thức kỷ luật đối với cán bộ bao gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức;
Bãi nhiệm. Các hình thức kỷ luật đối với công chức bao gồm: Khiển trách;
Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.
Cán bộ, công chức không chỉ chiếm số lượng lớn mà còn là đối tượng có
khả năng gây ảnh hưởng tới đời sống xã hội. Việc pháp luật quy định về việc
kỷ luật cán bộ, công chức có hành vi BLGĐ là cơ sở để thực thi công tác
phòng, chống BLGĐ một cách có hiệu quả.
22


Xử lý hành chính

1.2.2.2.

Những quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng, chống BLGĐ đã được ghi nhận tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP
ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;
phòng, chống BLGĐ. Nghị định này thay thế Nghị định số 110/2009/NĐ-CP
ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống BLGĐ, theo đó quy định rất chi tiết về phạm vi điều chỉnh, đối tượng

áp dụng, thẩm quyền, nguyên tắc, hình thức xử phạt, các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ…
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ là hành vi
BLGĐ và các hành vi khác do cá nhân thực hiện một cách cố ý vi phạm các
quy định của pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ mà không phải là
tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực phòng, chống
BLGĐ không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên
quan; hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ đối với
trẻ em thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành
chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Xử lý theo pháp luật dân sự

1.2.2.3.

Điều 4, Luật Phòng, chống BLGĐ quy định nghĩa vụ của người có hành
vi BLGĐ là “Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân BLGĐ khi có yêu cầu và
theo quy định của pháp luật”[16, K4, Đ4]. Điều 42 của Luật này cũng ghi
nhận: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ tuỳ theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật” [16, K1, Đ42].

23


Xử lý theo pháp luật hình sự

1.2.2.4.


Căn cứ theo các quy định trong Bộ luật Hình sự 1999, các biểu hiện của
hành vi khách quan và sự phân nhóm tội phạm mang tính chất BLGĐ như
trên, thì có thể sắp xếp những quy định trong BLHS hiện hành theo bảng sau:
Các tội danh danh được quy định
trong BLHS 1999
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
Vũ lực
người khác.
Điều 110. Tội hành hạ người khác.
Điều 111. Tội hiếp dâm.
Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em.
Nhóm 1: Tội phạm
Điều 113. Tội cưỡng dâm.
Giao cấu
mang tính chất BLGĐ
Điều 114. Tội cưỡng dâm trẻ em.
sử dụng hành động.
Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em.
Điều 116. Tội dâm ô đối với trẻ em.
Điều 146. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc
cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Hành
Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ
động khác
ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình.
Nhóm 2: Tội phạm
Điều 121. Tội làm nhục người khác.

mang tính chất BLGĐ
sử dụng lời nói.
Nhóm

Dạng bạo
lực

Trong đó các tội quy định tại Điều 146 và Điều 151 được coi là có liên
quan chặt chẽ nhất đến BLGĐ
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP-BCATANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các
tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình” của Bộ luật Hình sự năm 1999: chỉ
có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi người vi phạm đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Chương2. THỰC TRẠNG BLGĐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (2008-2015), GIẢI PHÁP VÀ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NÂNG CAO
HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
24


2.1.

Thực trạng BLGĐ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Thực trạng BLGĐ trên toàn tỉnh Khánh Hòa nhìn chung trong thời gian
qua tuy có giảm nhưng không đáng kể, những vụ mà cơ quan chức năng phát
hiện và thống kê được đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. BLGĐ tồn tại
dưới nhiều hình thức khác nhau nên khó phát hiện hoặc được gia đình. Công
tác phát hiện và xử lý các vụ BLGĐ trong thời gian qua còn gặp nhiều khó
khăn do sự hợp tác của gia đình và nạn nhân thiếu tích cực. Mặt khác do nạn
nhân còn e ngại không mạnh dạn báo cơ quan chính quyền để được bảo vệ và

kịp thời xử lý những hành vi sai trái. Theo số liệu thống kê, từ năm 2008 đến
cuối năm 2015 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa xảy ra 1.795 vụ BLGĐ. Trong
đó: bạo lực thân thể 1.125 vụ, bạo lực tinh thần 488 vụ, bạo lực tình dục 06
vụ, bạo lực kinh tế 176 vụ. Nạn nhân bị BLGĐ chủ yếu là đối tượng yếu thế
như: phụ nữ và trẻ em 1.736 vụ. BLGĐ xảy ra nhiều nhất ở khu vực nông
thôn, miền núi mà đối tượng chủ yếu là phụ nữ [3].
Nội dung
thống kê
Tổng số vụ
BLGĐ
Hình thức
BLGĐ
Tinh thần
Thân thể
Tình dục
Kinh tế

Năm thống kê
Năm 2014
Nôn
Tổng Thành Nông Tổng Thành
g
số
thị
thôn
số
thị
thôn

Tổng Thành Nông


150

30

120

282

41

241

309

37

272

40
101
0
09

16
16
0
02

24

85
0
07

99
154
1
28

11
21
0
8

88
133
1
20

53
223
1
32

24
41
0
13

29

182
1
19

Năm 2015

Năm 2013
số

thị

thôn

Báo cáo việc thực hiện hoạt động phòng chống BLGĐ 2008-2015[3].
Nạn nhân bị BLGĐ chủ yếu là đối tượng yếu thế như: phụ nữ 606 vụ
2015.
Giới tính

25

Năm

Tổng số

Năm

309

Độ tuổi


Nam

Nữ

Dưới 16
tuổi

8

201

5

Từ 1659 tuổi
142

Từ 60
tuổi trở
lên
5


×