Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

VẤN đề áp DỤNG án tử HÌNH ở VIỆT NAM và TÍNH NHÂN đạo TRONG bộ LUẬT HÌNH sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.25 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
VẤN ĐỀ ÁP DỤNG ÁN TỬ HÌNH Ở
VIỆT NAM VÀ TÍNH NHÂN ĐẠO
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện:

TS. Hà Lệ Thủy

Đặng Thị Thanh Nhàn
Mã sinh viên: 13a5011250
Lớp: Luật K37D

1


Huế,6/2016

2


MỤC LỤC

3



A. MỞ ĐẦU
1 .Tính cấp thiết của đề tài.
Cuộc sống của con người, lợi ích của con người và hạnh phúc của con
con người là thước đo của mọi giá trị cuộc sống và cũng là điều mà Đảng và
nhà nước ta luôn hướng đến và đề cao. Một nhà nước của dân do dân và vì
dân đó là điiều mà đất nước ta luôn bảo vệ và xây dựng nó ở chế độ nhà nước
đó thì lợi ích của con người luôn đặt lên hàng đầu trong mọi suy nghĩ hành
động và trong mọi trường hợp, người dân không chỉ là đối tượng được nhà
nước bảo vệ mà người dân còn là chủ là người quyết định sự sống còn không
chỉ là của riêng bản thân mình mà còn cho cả dân tộc. Ở nhà nước đó sự
nghiêm minh của pháp luật luôn được đề cao, nhưng pháp luật lại luôn vì con
người và hướng đến mục đích cao cả nhất là đem lại lợi ích và công lý cho
con người do đó pháp luật luôn mang tính nhân đạo sâu sắc nghiêm minh mà
thấu tình đạt lý. Tuy nhiên trong luật hình sự Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn
tại hình phạt tử hình khiến cho rất nhiều ý kiến hoài nghi về tính toàn diện
trong nguyên tắc nhân đạo, nhiều tranh cãi và khuynh hướng khác nhau liên
quan đến vấn đề mang tính nhạy cảm này.
Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các
nước Châu Âu đều muốn hạn chế và tiến tới xóa bỏ án tử hình đối với mọi tội
phạm, ngoài ra làn sóng đấu tranh của tổ chức nhân đạo, dân chủ uy tín trên
thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình diễn ra ngày càng
mạnh mẽ, buộc các quốc gia phải còn áp dụng hình phạt tử hình phải thực
hiện nghiêm túc và khách quan việc đánh giá hiệu quả thực sự của việc áp
dụng án tử hình. Hơn nữa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc Việt
Nam tham gia vào các cam kết quốc tế, buộc chúng ta phải chỉnh sửa các
chính sách pháp luật sao cho phù hợp với xu thế chung của nhân loại trong đó
có việc mở rộng tự do dân chủ và cắt giảm hình phạt tử hình đối với một số
loại tội phạm. Việc cắt giảm một số án tử hình trong luật hình sự năm 1999
cũng như lấy nguyên tắc nhân đạo làm nguyên tắc cơ bản của luật hình sự,

điều đó đã mang lại một cái nhìn khác đối với các quốc gia trên thế giới, cái
4


nhìn đầy tính nhân đạo trong pháp luật Việt Nam. Hơn nữa còn mang đến
niềm tin vào vào cuộc sống, tạo ra một phép màu khi sinh ra lần thứ hai một
con người giúp cho họ và gia đình họ mở ra một trang mới trong trong cuộc
sống này, là cơ hội để chuộc lại và suy ngẫm ăn năn về những lỗi lầm mà họ
đã phạm phải.
Và việc quy định giảm hình phạt tử hình đối với một số tội trong Luật
Hình sự 2015 và tính nhân đạo khi ban hành nó sẽ mang đến những vấn đề gì.
Vì những thắc mắc những trăn trở đó đã thôi thúc cá nhân tôi bắt tay vào
nghiên cứu đề tài này trên một góc nhìn và bình diện mới. Đề tài mang tên:
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Đây là một đề tài có rất nhiều người quan tâm đến, nó là một vấn đề
phức tạp ta thấy nó rất quen thuộc nhưng mà nó rất mới lạ cũ mà như mới. Đề
tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn và có rất nhiều ý kiến khác
nhau về việc áp dụng hình thức tử hình và tính nhân đạo của nó.
Song song với nhiều ý kiến tiêu cựa thì luôn có những ý kiến trái chiều,
do đó nó luôn là tâm điểm nghiên cứu cho nhiều đè tài nghiên cứu của các
giáo sư tiến sĩ các nhà khoa học nghiên cứu và mỗi người có một ý kiến khác
nhau… Một số người thì cho rằng muốn bảo vệ tính nghiêm minh của pháp
luật, muốn giữ vững công lí thì nên duy trì hình phạt tử hình, việc áp dụng
hình phạt tử hình nhằm trừng trị thích đáng những kẻ phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng thông qua đó còn có tác dụng răn đe cảnh báo cho người dân để
người dân không thực hiện những hành vi phạm tội nữa.
Riêng đối với cá nhân tôi lại có những suy nghĩ và cách tiếp cận khác
trong bài niên luận này sẽ có cái nhìn nhân tổng quan vì áp dụng hình phạt tử
hình thông qua việc đan xen đối chiếu so sánh vấn đề áp dụng án tử hình và
tính nhân đạo gtrong Bộ Luật Hình Sự 2015.


5


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu xoay quanh vấn đề án tử hình ở Việt Nam, trên cở sở tính
nhân đạo của việc áp dụng án tử hình theo quy định của bộ Luật hình sự 2015.
Nghiên cứu về vấn đề có nên tiếp tục áp dụng án tử hình hay tiến hành giảm
việc áp dụng án tử hình đối với các tội phạm và tiến tới xóa bỏ chúng
4. Phương pháp nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên
phương pháp luận, thế giới quan của Chủ Nghĩa Mac- Leenin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.Đề tài có sự đan xen của các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác
nhất là phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, quy nạp, diễn giải và bình luận
nhằm giải quyết những vấn đề mà đề tài niên luận đặt ra.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: nghiêm cứu một cách sâu sắc hơn về
việc áp dụng hình phạt tử hình trong pháp luật Việt Nam để từ đó có cái nhìn
nhiều chiều phiến diện hơn nhằm hướng tới những giá trị nhân sinh và nhân
đạo sâu sắc trong việc chỉ quy định hình phạt tử hình giới hạn trong một số tội
phạm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình này trong pháp luật của Việt Nam.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
-

Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung
Chương 2. Vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam
Chương 3. Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng thực tiễn xử lý,
kiến nghị và dự báo về tình hình áp dụng để tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình


-

trong những năm tới đây.
Phần kết luận.

6


B. PHẦN NỘI DUNG
1.1. Khái niệm
- Khái niệm hình phạt tử hình: tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất do
nhà nước áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng để loại trừ
người đó vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.
- Hình phạt tử hình là một hiện tượng xã hội mang tính khách quan. Nó
là phương tiện để bảo vệ mình của xã hội chống lại sự vi phạm các điều kiện
tồn tại của nó. Tội phạm đe dọa sự tồn tại của xã hội nên xã hội phải phản ứng
một cách tự nhiên là trừng trị người phạm tội. Hình phạt tử hình còn mang
tính lịch sử, tính giai cấp. Sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với sự phát
triển của lịch sử loài người. Nó là sản phẩm của xã hội phát triển đến một giai
đoạn nhất định mà ở đó xuất hiện nhà nước và pháp luật. Nó là công cụ mà
Nhà nước sử dụng để bảo vệ và củng cố địa vị thống trị của mình.
Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 tại Điều
35 có quy định tử hình là hình phạt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng
Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 tai khoản 1 Điều 40 có quy
định: tử hình là hình phạt đặc biêt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng thuộc trong nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm
phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy tham nhũng và một số tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

- tại sao phải áp dụng hình phạt tử hình
Việc đưa ra hình phạt tử hình trong bộ luật Hình Sự 1999 sửa đổi bổ
sung 2009 và tiếp tục duy trì hình phạt tử hình trong bộ luật Hình Sự 2015
nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đang diễn ra một cách
mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực trong tình hình phát triển đa dạng và phức tạp của
đất nước.
Như vậy hình phạt tử hình được áp dụng khi người phạm tội phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng mà mọi hình phạt ngoại trừ tử hình đề không đủ khả
7


năng bảo đảm việc bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Công lý đòi hỏi mọi
chủ thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình .
Hơn nữa tromg giai đoạn hiện nay giai đoạn mà Việt Nam từng bước
khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, ngày càng phát triển phù hợp
với xu hường toàn cầu hóa, xây dụng xã hội chủ nghĩa kéo theo đó lquyền
còn người luôn được đề cao bảo vệ và đảm bảo tuyệt đối trên mọi phương
diện nên chăng việc tiếp tục duy trì hình phạt tử hình có quá nghiêm khắ, hình
phạt tử hình phải chăng nó có vi phạm tính nhân đạo và quyền của con người
trong xã hội hiện nay không.
-

Khái niệm nhân đạo : Trong quá trình phát triển của nhân loại, nhân đạo luôn
là niềm khát vọng cháy bỏng của mỗi con người. Nó có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng đối với sự phát triển của xã hội nóichung và của mỗi con người nói
riêng. Càng ngày nhân đạo càng được khẳng định đầyđủ hơn trong các mối
quan hệ xã hội ở mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực pháp luật, nhân đạođược thể
hiện đầy đủ nhất, mạnh mẽ nhất, trở thành nền tảng tư tưởng, nguyên tắc
củanó.Vấn đề nhân đạo là vấn đề con người và được hiểu là “ cái đức yêu
thương con người,trên cở sở tôn trọng phẩm giá, quyền và lợi ích con người”,

“ là đạo đức thể hiện tìnhthương yêu với ý thức tôn trọng giá trị phẩm chất
của con người”.Nhân đạo là một phạm trù lịch sử cụ thể. Là một giá trị xã hội
được sản sinh trong quátrình đấu tranh chống cái ác của loài người, đặc biệt
trong thời kỳ đấu tranh vì tự do, bình đẳng, nhân đạo chỉ xuất hiện khi xã hội
phân chia giai cấp, Nhà nước và pháp luậtra đời. Tương ứng với một hình thái
kinh tế - xã hội, có một kiểu quan niệm thống trị vềnhân đạo trong xã hội. Nội
dung, bản chất và quan niệm thống trị đó do các điều kiệnkinh tế, văn hóa xã
hội của các xã hội tương ứng quyết định.Nhân đạo không chỉ là một phạm trù
lịch sử cụ thể mà còn là một phạm trù mang tínhgiai cấp. Trong các xã hội
khác nhau và thậm chí ngay cả trong một xã hội nhất định đãkhông có và
không thể có sự nhận thức và quan niệm thống nhất về nhân đạo. Tưtưởng,
tình cảm, thái độ đối xử của con người trong xã hội bao giờ cũng xuất phát từ
lợiích giai cấp, tầng lớp mà họ làm thành viên. Nhân đạo còn mang cả tính
8


nhân loại thể hiện ở các quan niệm truyền thống của xã hộiloại người được rút
ra từ những quy tắc tối thiểu của đời sống xã hội, những quy tắc từ bao thế kỉ
vẫn được nhắc đi nhắc lại
-

Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam: nguyên tắc nhân đạo là
nguyên tắc quan trọng của pháp luật Hình sự nhằm đảm bảo tính nhân văn,
bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Nguyên tắc này thể hiện bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể hiện tư
tưởng vì con người của định hướng đi lên nhà nước xã hội chủ nghĩaNguyên
tắc này thể hiện ở việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội chủ yếu
nhằm cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Hình phạt không
gây đau đớn về thể xác của người phạm tội. Bộ luật hình sự có nhiều quy định

tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, có cơ hội để sớm hòa nhập vào
cộng đồng như: quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt , án
treo và một số hình phạt không tước quyền tự do như hình phạt cảnh cáo, phạt
tiền,….
Được quy đinh trong Điều 3 của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung
2009 và Bộ luật hình sự 2015
1.2. Quy định của pháp luật trong việc áp dụng hình phạt tử hình và
vấn đề tương quan của hình phạt tử hình và tính nhân đạo.
1.2.1. Quy định của pháp luật
Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 Điều Tử
hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng.
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm
tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi
phạm tội hoặc khi bị xét xử.
9


Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con
dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù
chung thân.
Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử
hình chuyển thành tù chung thân.
Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 Điều 40
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia,
xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một
số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm
tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75
tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
+ Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
+ Người đủ 75 tuổi trở lên;
+ Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau
khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ
và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý
tội phạm hoặc lập công lớn.
Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người
bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù
chung thân.

10


Luật quốc tế
Theo quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị tại
Điều 6
- Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được
pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện.
- Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xoá bỏ thì chỉ được
phép áp dụng án tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn cứ vào
luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện và không được trái
với những quy định của Công ước này và của Công ước về ngăn ngừa và
trừng trị tội diệt chủng. Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án
đã có hiệu lực pháp luật, do một toà án có thẩm quyền phán quyết.
- Khi việc tước mạng sống của con người cấu thành tội diệt chủng, cần

hiểu rằng không một quy định nào của điều này cho phép bất kỳ quốc gia
thành viên nào của Công ước này, bằng bất kỳ cách nào, được giảm nhẹ bất
kỳ nghĩa vụ nào mà họ phải thực hiện theo quy định của Công ước về ngăn
ngừa và trừng trị tội diệt chủng.
- Bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin ân giảm hoặc xin
thay đổi mức hình phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử
hình có thể được áp dụng đối với mọi trường hợp.
- Không được phép tuyên án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và
không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai.
- Không một quy định nào trong điều này có thể được viện dẫn để trì
hoãn hoặc ngăn cản việc xoá bỏ hình phạt tử hình tại bất kỳ quốc gia thành
viên nào của Công ước.
1.2.2. Tính tương quan giữa nguyên tắc nhân đạo và vấn đề áp dụng
án tử hình ở Việt Nam.
Tính nhân đạo là cơ sở là nền móng cho sự ra đời của pháp luật, pháp
luật được hình thành dựa trên sự đối nhân xử thế giữa con người với con
người giữa nhà nước với con người nhà nước sử dụng các quy định của pháp
luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội và khi thực hiện vấn đề đó pháp luật
11


luôn đặt lợi ích và quyền lợi của con người lên đầu luôn hướng đến mục tiêu
là người dân được hạnh phúc sống trong một xã hội văn minh lành mạnh và
công bằng… Cho dù pháp luật có tính nghiêm minh và chặt chẽ tuy nhiên vẫn
sẽ luôn đan xen vào trong đó là những tính nhân đạo cảm thông biết tha thứ
cho con người những cơ hội những trang sách mới của cuộc sống để có thể
hòa nhập vào xã hội và làm thật nhiều việc có ích để bù đắp và chuộc lại
những lỗi lầm mà họ đã gây ra.
Thứ nhất, đều là những hiện tượng thuộc phạm trù ý thức xã hội bị quy
định bởi tồn tạixã hội mà trong đó quan hệ sản xuất là nhân tố chi phối cơ

bản. Điều đó lý giải vì sao pháp luật ngày nay càng ngày càng có tính nhân
đạo sâu sắc. Vấn đề là ở chỗ, pháp luậttrước đây được xây dựng trên nền tảng
của cơ sở kinh tế hạ tầng thấp kém, do vậy tínhnhân đạo được thể hiện trong
pháp luật cũng thấp hơn ngày nay.
Thứ hai, tồn tại trong một xã hội nhất định với tính cách là những nhân
tố quan trọngđiều chỉnh các quan hệ xã hội, cả nhân đạo và pháp luật đều gắn
liền với lợi ích màtrước hết là lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế và chính
trị trong xã hội đó.
Thứ ba, bởi là những phương tiện quan trọng điều chỉnh hành vi của con
người trong xãhội có giai cấp, cả nhân đạo lẫn pháp luật tồn tại, hoạt động
trong sự tác động, bổ sungcho nhau nhằm duy trì và củng cố trật tự xã hội.
Thứ tư, pháp luật là phương tiện ghi nhận và thực hiện nhân đạo có
hiệu quả nhất. Phápluật ra đời còn là nhằm chuyển tải, chuẩn mực hóa quan
niệm nhân đạo chung của xãhội. Qua pháp luật, các quan niệm, quan điểm tư
tưởng nhân đạo đi vào đời sống xã hộimột cách đầy đủ và mạnh mẽ.Trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhiều giá trị nhân đạo đã mang tính toàn cầu
hóa bắt buộc chung.
Điều này được thể hiện trong các điều ước quốc tế về nhân quyền.
Tuynhiên hiện nay vẫn còn có những giá trị nhân đạo ở các quốc gia còn khác
nhau. Điềunày chúng ta có thể giải thích được khi mà cơ sở kinh tế hạ tầng
12


mà yếu tố cốt lõi quyếtđịnh là lực lượng sản xuất của các quốc gia là rất khác
nhau.
Chương II. Vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam và tính nhân đạo trong
Bộ luật hình sự 2015
2.1. Đặc điểm và mục đích của án tử hình và tính nhân đạo trong Bộ
luật hình sự 2015
2.1.1. Đặc điểm của án tử hình trong Bộ luật hình sự 2015

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt
được quy định trong BLHS và do Tòa án quyết định”. Được quy định trong
Điều 30 Bộ luật hình sự 2015
Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình
phạt của pháp luật hình sự Việt Nam, được áp dụng đối với những tội phạm
đặc biệt nguy hiểm. Trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, hình phạt từ
hình cùng với các hình phạt khác trong pháp luật hình sự đã góp phần quan
trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững ổn định
chính trị, phát triển kinh tế xã hội của đất nước qua các thời kỳ. Tuy nhiên
trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập với cộng đồng quốc tế, nhất là khi
chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, thì việc nghiên cứu về mặt lý
luận và thực tiễn của việc loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt
của pháp luật hình sự có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Ở mỗi quố gia lại có nhưng quy định khác nhau về hình phạt tử hình và
ở mỗi quốc gia thì hình phạt tử hình có những đặc điểm khác nhau, ở Việt
Nam hình phạt tử hình cũng có những đặc điểm đặc thù riêng biệt không chỉ
phù hợp với tình hình xã hội mà còn phù hợp với sự phát tiển của đất nước.
Trong Luật Hình sự Việt Nam, tử hình là loại hình phạt đặc biệt và
nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, tước đi quyền sống của người bị
kết án và chỉ được áp dụng đối với người phạm tội có tính chất nguy hiểm đặc
biệt cao cho xã hội. Hình phạt tử hình được quy định trong Bộ luật Hình sự và
13


do Tòa án quyết định. Từ định nghĩa này cho thấy hình phạt tử hình có những
đặnc điểm sau:
Thứ nhất, hình phạt tử hình là hình phạt cuối cùng thể hiện sự nghiêm
khắc nhất của pháp luật đối với người phạm tội, tước đoạt đi mạng sống của
người phạm tội mà không một hình phạt nào trong hệ thống hình phạt có khả

năng này.
Hình phạt tử hình tước bỏ quyền được sống - quyền năng tự nhiên,
thiêng liêng, cao quý nhất của con người.
Áp dụng tử hình đối với người phạm tội là nhà nước loại bỏ hoàn toàn sự
tồn tại của họ trong đời sống xã hội vì lợi ích chung của cộng đồng.
Nhìn nhận một cách chính xác hơn thì cũng không có một hình phạt nào
nghiêm khắc hơn hình phạt tử hình, sự tàn khốc và triệt tiêu khả năng tồn tại
của con người khiến cho hình phạt tử hình trở thành khung hình phạt ít được
áp dụng.
Thứ hai, Chính vì sự tàn khốc, khắc nghiệt của hình phạt tử hình mà
nhiều nước trên thế giới và kể cả Việt Nam cũng coi tử hình là hình phạt đặc
biệt, nó chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một
trong nhóm các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng
con người, các tội phạm về ma túy, tham những và một số tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng khác do Bộ luật hình sự 2015 quy định. Chỉ khi hành vi phạm
tội gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, người phạm tội ở vào các trường hợp
được BLHS dự liệu trước, cùng với bản án có hiệu lực của Tòa án, việc áp
dụng tử hình mới có giá trị pháp lý thực tế. Và chỉ Tòa án có thẩm quyền mới
có quyền quyết định áp dụng hình phạt tử hình. Đây cũng chính là đòi hỏi của
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, phản ánh tính nghiêm minh của pháp
luật trong việc phòng ngừa tội phạm chung.
Thứ ba, hình phạt tử hình không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người
bị kết án, và hình phạt tử hình có tính không thể thay đổi.
Khi áp dụng án tử hình với người phạm tội cơ quan có thẩm quyền đều
cho rằng hành vi của người phạm tội thể hiện rõ học là những đối tượng không
14


thể cải tạo, không thể giáo dục và vì thế họ sẽ phải chết. Khi quyền sống của họ
bị tước đi họ không bao giờ còn tồn tại trên đời để có thể cải tạo giáo dục. Xuất

phát từ điểm này chúng ta có thể thấy hình phạt tử hình luôn có tính chất thay
đổi. Bởi nếu là 1 tội phạm khác khi đang trong quá trình chịu án mà được minh
oan rằng mình vô tội thì họ sẽ được trả tự do để hòa nhập vào cuộc sống bình
thường và có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bồi thường thiệt hại oan sai.
Nhưng nếu đối với tội tử hình thì sao một khi đã thi hành án coi như người đó
đã hết cơ hội được sống và nêu như trong quá trình kháng cáo họ được minh
oan là vô tội thì pháp luật nào có thể làm cho một con người đã chết đi có thể
sống lại được để tiếp tục cuộc sống quý giá của họ.
Tuy nhiên, tử hình vẫn đạt được mục đích phòng ngừa riêng của nó khi
loại bỏ khả năng phạm tội mới của người bị kết án. Và mục đích phòng ngừa
chung khi có tác dụng răn đe mạnh mẽ, ngăn ngừa những cá nhân không vững
vàng trong xã hội đi vào con đường phạm tội.
2.1.2. Đặc điểm về tính nhân đạo trong việc áp dụng án tử hình theo
quy định của Bộ luật hình sự 2015
Nguyên tắc nhân đạo là một trong nhưng nguyên tắc cơ bản của Bộ luật
hình sự Việt Nam, việc áp dụng án tử hình tuy tước đi quyền sống của người
phạm tội nhưng để bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng, loại trừ nguy cơ đe dọa
cộng đồng. Bên cạnh đó, việc áp dụng hình phạt tử hình chỉ được áp dụng với
một số loại tội danh, và loại trừ đối tượng bị tử hình là người dưới, phụ nữ có
thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên
khi phạm tội và xét xử.
Đặc điểm về tính nhân đạo gồm
Thứ nhất: Nguyên tắc nhân đạo thể hiện truyền thống nhân đạo của dân
tộc ta, đề cao việc bảo vệ tính mạc sức khỏe và nhân phẩm con người.
Nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi trước hết là việc phải bảo đảm bảo vệ có
hiệu quả, hài hòa các lợi ích khác nhau, tôn trọng nhân phẩm danh dự của cá
nhân. Và việc nghiêm cấm các hành vi đày đọa, hành hạ về thân thể, các hành
vi xâm phạm nhân phẩm danh dự đối với những người chấp hành án hình sự.
15



Thứ hai: nguyên tắc nhân đạo thể hiện ở sự giảm, miễn hoặc tạm đình
chỉ thi hành án phạt tù.
Bộ luật hình sự 2015 có quy định:
Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau
khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ
và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý
tội phạm hoặc lập công lớn.
2.1.3. Mục đích của việc áp dụng án tử hình và tính nhân đạo trong
Bộ luật hình sự 2015
2.1.3.1. Mục đích của hình phạt tử hình
Mục đích của hình phạt tử hình là sự phản ánh rõ nét bản chất xã hội,
bản chất giai cấp của hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng.
Trước đây, nếu các nhà làm luật quan niệm người phạm tội là kẻ đã gây ra tội
ác và ác giả ác báo, phải trừng trị thích đáng thì sẽ dẫn đến việc lạm dụng
hình phạt tử hình. Các hình thức thi hành hình phạt tử hình trong trường hợp
đó cũng dã man, tàn khốc hơn, thể hiện mục đích “ trả thù” người phạm tội.
Dần dần các quan điểm tiến bộ, nhân đạo về hình phạt tử hình đã thay thế nên
tuy vẫn duy trì ở đa số các nước nhưng hình phạt tử hình chỉ được áp dụng
đối với người phạm tội như là biện pháp cuối cùng và nghiêm khắc nhất để “
trừng trị” họ.
Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật hình sự 2015 về mục đích của hình
phạt
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm
tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc
sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại

khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
16


Tuy nhiên, đối với hình phạt tử hình thì không đặt ra mục đích cải tạo,
giáo dục người bị kết án. Vì họ không còn cơ hội để sửa chữa, khắc phục
những hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra. Không có cơ hội cải tạo,
giáo dục họ trở thành người tốt.
Sự nghiêm khắc và triệt để của hình phạt tử hình cho thấy mục đích
phòng ngừa riêng, ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới. Bởi các nhà làm
luật xét thấy rằng người phạm tội bị kết án tử hình là những người không thể
cải tạo, giáo dục, không còn khả năng tái hòa nhập với xã hội. Việc loại bỏ
hoàn toàn khả năng tái phạm với mức độ nguy hiểm cao là cần thiết hơn cả.
Tuy nhiên, có thể thấy tác dụng răn đe, phòng ngừa chung của hình phạt tử
hình trong việc ngăn ngừa các thành viên khác trong xã hội không phạm tội,
tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
2.1.3.2. Mục đích của quy định nguyên tắc nhân đạo.
Mục đích của quy định nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự là nhằm
bảo đảm cho con người những lợi ích tối thiểu, bảo đảm quyền bất khả xâm
phạm về danh dự, nhân phẩm và tính mạng. Nguyên tắc nhân đạo trong luật
hình sự là cách thể chế hóa quan điểm chính sách vì con người của nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan điểm bao dung coi giáo dục thuyết
phục nhân cách trong con người là chủ yếu.
2.2. Nguyên nhân của việc áp dụng nguyên tắc nhân đạo cho hình
phạt tử hình.
Vì mục đích tối thượng và quan trọng của hình phạt tử hình là nhằm đạt
đến sự công bằng trong xã hội dân chủ và ngăn chặn những hành vi tương tự
có thể xảy ra. Hình phạt tử hình là sự trừng trị kẻ phạm tội nhằm mục đích răn
đe trước hết là người phạm tội sau đó là các tội phạm khác. Mặc dù khi nhắc
đến việc tử hình thì ta luôn cảm thấy nó mâu thuẫn với nguyên tắc nhân đạo

bởi vì tử hình là việc tước đi mạng sống của con người tước đi quyền được
hạnh phúc quyền được tồn tại, còn nguyên tăc nhân đạo là việc thể hiện sự tôn
trọng con người luôn đặt những quyền và lợi ích của con người lên trước.
Nhưng hai phạm trù này thực ra nó không mâu thuẫn với nhau nó luôn gắn bó
17


và đi liền với nhau trong những quy định của pháp luật. Việc quy định việc áp
dụng án tử hình đề cao tính răn đe, cảnh cáo thức tỉnh con người không vi
phạm pháp luật không vi phạm đạo đức và mất đi nhân tính của mình thì bên
cạnh đó cùng với việc thừa nhận việc thực hiện hình phạt tử hình thì tính nhân
đạo đã làm dịu đi sự nghiêm khắc và cứng nhắc của nó khi đề cập đến việc
hạn chế hình phạt tử hình đối với một số trường hợp theo quy định tại Điều 31
Bộ luật hình sự 2015 tại khoản 2 và khoản 3 như:
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm
tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75
tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau
khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ
và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý
tội phạm hoặc lập công lớn.
Hơn nữa về cách thức thi hành án tử hình cũng thể hiện nguyên tắc nhân
đạo của Đảng và nhà nước ta. Theo Luật thi hành án Hình sự năm 2010, thì
cách thức thi hành án tử hình mới được áp dụng là hình thức “tiêm thuốc
độc”. hiểu bản chất của biện pháp thi hành hình phạt tử hình này là tiêm vào
người tử tội một liều thuốc độc. Sở dĩ nhiều nước lựa chọn cách tử hình này

vì không tạo ra những cảnh man rợ như đầu rơi, máu chảy, phạm nhân gào
thét vì đau đớn. Các chuyên gia y học thế giới thường nhận xét về biện pháp
tử hình này là cách "chết nhẹ nhàng", "chết không đau đớn". Một số chuyên
gia y học còn so sánh cách thi hành hình phạt tử tội này giống như người tự
sát, uống thuốc ngủ hoặc uống thuốc độc chết.
Tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình là một vấn đề mới ở nước ta. Hy
vọng việc áp dụng thành công biện pháp tử hình mới này sẽ góp phần thể hiện
18


chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng
chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Theo đó thực chất hai phạm trù khái niệm này bề ngoài có vẻ đối trọng
nhau nhưng thực chất lại không hề có sự mâu thuẫn lẫn nhau mà trái lại
nguyên tắc nhân đạo luôn làm tiền đề, định hướng, chi phối đến việc áp dụng
hình phạt tử hình, khiến cho việc áp dụng nó trở nên bị hạn chế. Do đó hiện
nay, cần tiếp tục vận dụng lý luận của nguyên tắc nhân đạo nhằm bảo vệ cho
các quyền con người trong đó có quyền sống mà có thể bị hình phạt tử hình
cướp đi.
2.3. Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam và một số
quốc gia trên thế giới.
2.3.1. Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam.
2.3.1.1. Thực trạng áp dụng hình phat tử hình ở Việt Nam thời kì phong
kiến( giai đoạn trước năm 1945)
A, Về phần thực trạng
Hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam được thể hiện rõ nét qua
nhiều thời kì, mỗi thời kì lại có những đặc điểm về hình phạt dạng khác nhau,
được thể hiện từ thời Ngô- Đinh- Tiền- Lê cho tới thời kì nhà Nguyễn. Những
hình phạt phong kiến đều được sử cũ ghi lại rất cụ thể. Điển hình, như ở thời
Lê Sơ thì các hình phạt được quy định rõ trong bộ Quốc Triều Hình Luật –

dân gian quen gọi là Bộ Luật Hồng Đức, Bộ luật tiêu biểu cho pháp luật
phong kiến Việt Nam. Ngoài ra còn có Bộ Hoàng Việt Luật Lệ của nhà
Nguyễn. Cả hai hệ thống hình phạt đều thể hiện tính dã man tàn bạo, không
chỉ đày đọa về thể xác mà cả tinh thần. Hình phạt được áp dụng với mọi loại
vi phạm pháp luật không chỉ là chế tài hình sự mà còn áp dụng với cả vi phạm
pháp luật dân sự, hành chính hay hôn nhân gia đình. Điển hình của hai hệ
thống hình phạt là việc quy định về hình phạt ngũ hình cụ thể như sau:
Thứ nhất: Xuy(phạt roi) là hình phạt đánh bằng roi mây nhỏ vào mông
người bị trừng phạt làm cho họ thấy xấu hổ nhục nhã để tự sữa lỗi lầm của
mình. Hình phạt này là nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt. Chúng được chia
19


làm năm bậc từ 10 đến 50 roi. Trong Quốc Triều hình luật suy có thể được áp
dụng độc lập ( ví dụ Điều 573, 640,…), cũng có thể là hình phạt áp dụng kèm
theo hình phạt tiền, biếm ( ví dụ Điều 295, Điều 374,…). Cả QTHL và HVLL
thì xuy đều được áp dụng cho cả nam và nữ, tuy nhiên QTHL thì thường áp
dụng cho nữ giới.
Thứ hai là Trượng (đánh bằng gậy) là hình phạt nghiêm khắc hơn hình
phạt bằng roi. Trong HVLL quy định 2 roi thì bằng một trượng, ai phạm tội
nặng hơn 50 roi thì người ta bỏ roi mà xử bằng trượng. Cả QTHL và HVLL
đều quy định phạt bằng trượng có 5 bậc từ 60 đến 100, mỗi bậc là 10 trượng.
Trong QTHL hình phạt này chỉ áp dụng đối với nam giới phạm tội ( ví dụ ở
điều 570, điều 640,…), nhưng cũng có thể là hình phạt áp dụng kèm theo các
tội lưu, tội đồ và tội biếm. Còn HVLL thì nữ giới phạm tội vẫn bị đánh bằng
trượng (tuy phạm vi áp dụng có hạn chế ) cụ thể điều 19 quyển 2 còn dự liệu
đánh trượng đối với nữ phạm nhân, nếu là tội thông gian từ bị bắt lột áo, tội
khác thì cho mặc áo mỏng. Tuy nhiên nữ phạm nhân thì được miễn thích chữ.
Nếu đàn bà phạm tội đồ hay tội lưu thì đánh hẳn 100 trượng, còn dư tội thì
cho chuộc. Điều này cho thấy việc quy định rõ đối tượng bị áp dụng trượng

thể hiện rõ tính nhân đạo ưu việt hơn của QTHL so với HVLL.
Thứ ba là Đồ (khổ sai). Đối với QTHL thì đồ là hình phạt được quy định
áp dụng kèm theo Xuy, Trượng, hoặc thích chữ, đeo xiềng. Đồ có 3 bậc: bậc
thứ nhất là dịch đinh và dịch phụ (cả nam và nữ đều phải làm việc nặng
nhọc), nam phạm tội phạt 80 trượng, nữ phạm tội phạt 50 roi. Bậc thứ hai là
tượng phường binh (lính quét dọn chuồng voi) và suy thất tùy (đàn bà làm
đầy tớ trong nhà nấu cơm), nam phạm tội thì bị đánh 80 trượng, thích vào cổ
hai chữ, nữ phạm tội bị đánh 50 roi, thích vào cổ hai chữ và đều phải làm
những công việc trên. Bậc thứ ba là chúng điền binh ( làm lính đồn điền) và
thung thất tì (đàn bà làm đầy tớ giã gạo), nam phạm tội bị đánh them 80
trượng, thích vào cổ bốn chữ, đeo xiềng, nữ phạm tội bị đánh 50 roi, khắc vào
cổ bốn chữ và đều phải làm những công việc trên. Còn đối với HVLL thì Đồ
(làm việc nặng nhọc) là hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội hơi
20


nặng. Người phạm tội bị gửi về quản thúc tại trấn nơi họ ở, đồng thời người bị
áp dụng hình phạt này làm những công việc nặng nhọc với thời hạn từ 1-3
năm. Đồ được chia làm năm bậc, mỗi bậc là 10 trượng và đồ là nửa năm.
Đồng thời tùy theo thời hạn bị áp dụng là ngắn hay dài mà mỗi bậc lại áp
dụng them một phụ hình với mức phạt 60 trượng đến 100 trượng. Việc áp
dụng hình phạt này được coi là một sự tiến bộ hơn hẳn so với hình phạt khổ
sai (năm bậc). Các phạm nhân không bị giam giữ tại trại tạm giam sau khi
làm việc, do đó tránh được cho họ cảnh lao tù và giúp họ có điều kiện để hoàn
lương vì họ vẫn được tiếp xúc với xã hội.
Thứ tư là Lưu (đi đày) là hình phạt đày đi nơi xa. Loại hình phạt này
đứng hang thứ tư trong thang hình phạt cổ. Trong QTHL thì lưu được áp dụng
kèm theo Xuy, Trượng, Thích chữ hoặc đeo xiềng. Lưu có 3 bậc là Châu gần,
Châu ngoài và Châu xa tùy theo tội mà tăng giảm. Như ở bậc Châu xa thì
đánh 100 trượng, thích vào mặt 10 chữ, bắt đeo xiềng 3 vòng, đày đi làm việc

Cao Bằng. Còn trong HVLL thì hình phạt Lưu được chép đúng như luật nhà
Thanh và chia làm ba bậc, Phạm nhân phải đày đi nơi xa 2000 dặm, 2500 dặm
hoặc 3000 dặm là những khoảng cách giữa nơi sinh sống và nơi phạm tội phải
chấp hành hình phạt. Ví dụ như nếu tỉnh của nạn nhân cư trú là Quảng Nam
mà bị phạt lưu 2000 dặm thì nơi mà người phạm tội phải đi đày là Biên Hòa.
Các phạm nhân được tự do làm việc tuy nhiên người dân xưa thường khiếp sợ
hình phạt này vì đối với họ xa quê là một cực hình và nhiều trường hợp người
đi đày không trở về quê hương được nữa.
Thứ năm là Tử (tội chết) là hình phạt được quy định áp dụng độc lập và
được chia làm ba bậc tùy theo mức nặng nhẹ là: bậc thứ nhất là thắt cổ (giảo),
chém (trảm), bậc thứ hai là chém bêu đầu (trảm kiều), bậc thứ ba là lăng trì
(róc thịt cho chết dần). Như vậy, theo QTHL thì chỉ có tử là hình phạt có khả
năng được áp dụng độc lập. Còn theo HVLL thì tử là hình phạt nghiêm khắc
nhất trong hệ thống ngũ hình. Hình phạt tử hình có hai bậc là giảo( thắt cổ) và
trảm (chém đầu). Những phạm nhân bị xử tội giảo hay tội trảm mà hành hình
ngay thì gọi là giảo quyết và trảm quyết. Điều đặc biệt ở HVLL là không quy
21


định hình thức xử tử bằng lăng trì, điều này phù hợp với phần giải thích trong
bộ luật “ Chết lăng trì là một hình phạt ghê khiếp nhất trong các hình phạt…
Ngày nay vĩnh viễn bỏ nhục hình ấy, vĩnh viễn bỏ chỉ còn giữ lại hình phạt
ghê khiếp ngoài hết thấy mọi ghê khiếp này là bằng cách chém kẻ bất trung,
bất hiếu thôi”. Tuy nhiên tại một số điều luật quy định về tội phạm trong
HVLL lại quy định hình phạt tử hình bằng hình thức lăng trì (Điều 223,
253,254,…). Việc quy định hình phạt bằng hình thức lăng trì là một sự mâu
thuẫn với phần giải thích của bộ luật và điều này tạo ra sự hạn chế nghiêm
trọng trong lịch sử lập pháp hình sự của thời nhà Nguyễn. So với QTHL thì
HVLL quy định hình phạt tử hình nghiêm khắc hơn nhiều, nếu QTHL không
quy định chế định “Tộc tru” (giết cả họ) thì trong HVLL đã chính thức quy

định chế định này tại Điều 223 (mưu đại nghịch).
Những hình phạt dã man tàn bạo không chỉ lấy đi tính mạng của người
phạm tội mà còn hạ thấp danh dự, nhân phẩm của họ. Có những tội phạm bị
gông cùm, dải đi khắp thàng để dân chúng ném, chửi. Những hình phạt trên
còn đánh vào tâm lý của người dân. Tính dã man, tàn bạo còn thể hiện dấu ấn
của hình phạt suốt đời như là thích chữ,…Các hình phạt ngoài ngũ hình bao
gồm biếm tước, phạt tiền, thích chữ, đeo xiềng và tịch thu tài sản trong đó
biếm tước và phạt tiền được quy định vừa có thể áp dụng độc lập, vừa có thể
áp dụng kèm theo hình phạt khác.
B. Về phần áp dụng
Theo đó thì hình phạt tử hình trong QTHL được quy định áp dụng với 10
loại tội ác( là các tội xâm hại đến các quan hệ xã hội quan trọng nhất của chế
độ phong kiến) và không được ân giảm đối với bất kì tầng lớp nào. Đó là các
tội được quy định tại Điều 2 QTHL: 1, Mưu phản, là mưu mô làm nguy đến
xã tắc; 2, Mưu đại nghịch, là mưu phá tong miếu, lăng tẩm và cung điện nhà
vua; 3, Mưu chống đói, là mưu phản nước theo giặc; 4, Ác nghịch; 5, Bất đạo;
6, Đại bất kính; 7, Bất hiếu; 8, Bất mục; 9, Bất nghĩa; 10, Nội loạn.
Ngoài ra hình phạt tử hình còn được quy định nhằm bảo vệ các quan hệ
xã hội phong kiến khắc như Điều 52 QTHL quy định: “ Người trèo qua tường
22


điện bị xử tội chém, trèo qua tường cấm xử tội giáo” hoặc Điều 55 quy định “
Những người vào trong cung điện làm việc hết giờ mà không ra khỏi khu vực
ngoại điện thì xử tội Lưu, ở lại trong cung bị xử tội Giáo, ở lại nơi vua nằm bị
xử tội chém”. Thậm chí, Điều 480 QTHL còn quy định” Nô tì đánh chủ nhà
thì xử tội giáo; đánh què bị thương thì phải tội chém”
Theo quy định của HVLL thì hình phạt tử hình quy định chủ yếu nhằm
bảo vệ các quan hệ xã hội phong kiến quan trọng. Điều 1( Mưu phản đại
nghịch) Quyển 12 – HVLL quy định:

Phàm kẻ mưu phản không làm lợi cho đất nước, mưu hại xã tắc và đại
nghịch không có lợi đối với vua, mưu phá hủy tôn miếu, sơn lăng và cung
tuyết
Chỉ nhúng tay vào âm mưu mà không chia cầm đầu hay tong phạm đã,
hay chưa làm đều bị xử bằng lăng trì( chém ngay).
Và được quy định tại một số quy định khác của Bộ luật này,
Qua đó có thể hiểu được rằng hình phạt tử hình trong giai đoạn phong
kiến là một hình phạt phổ biến, có những quy định tiến bộ về thi hành hình
phạt tử hình về việc áp dụng hình phạt với phụ nữ có những quy định giảm
nhẹ hơn so với đàn ông và được miễn tử hình trong một số trường hợp, hơn
nữa còn có quy định là không được tử hình trong các dịp lễ tết,….
Tuy nhiên, vấn đề thi hành hình phạt tử hình lại không được pháp luật
phong kiến quy định cụ thể rõ rang. Vì vậy, việc thi hành hình phạt tử hình
trên thực tế phụ thuoccj rất nhiều vào các quan lại xét xử. Phần lớn, sau khi
xét xử hình phạt sẽ được thi hành ngay. Thậm chí, sau khi tuyên tử hình bằng
miệng thì hình phạt tử hình đã được thi hành. Đôi khi, thi hành án tử hình
được thực hiện do một câu nói của nhà vua mà không cần qua thủ tục điều tra,
xét hỏi. Do đó việc thi hành hình phạt tử hình oan xảy ra rất nhiều. Việc thực
hiện hình phạt tử hình được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng
đa số đều rất tàn khốc, dã man, gây sự đau đớn về thể chất và tinh thần khi thi
hành đối với phạm nhân( như hỏa thiêu, bỏ vạc dầu, lăng trì, voi đày- ngụa
xé, chém ngang đầu, chém ngang lưng,…)
23


Như vậy hình phạt tử hình ở giai đoạn này cón tùy tiện và thiếu khách
quan
2.3.1.2. Hình phạt tử hình trong luật hình sự thời kì thuộc địa
Ngày 01.9.1858, Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu thời kỳ chiếm
đóng Việt Nam. Sau đó, thực dân Pháp nhanh chóng chiếm đóng ba tỉnh miền

Đông Nam kỳ và ba tỉnh miền Tây Nam kỳ, đánh ra đất Bắc, đã mở đầu cho
thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và đặt ách thống trị lên đất nước ta.
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”,
chia đất nước ta ra làm ba kỳ với ba chế độ chính trị và pháp luật khác nhau:
- Nam kỳ là đất thuộc địa, áp dụng pháp luật hình sự của Pháp (Hình luật
Canh Cải) chém đầu đối với tất cả các hành vi chống lại thực dân Pháp, trừ
một số trường hợp khác áp dụng Bộ luật Gia Long.
- Bắc kỳ là đất “nửa thuộc địa”, pháp luật áp dụng là Luật hình An Nam
vẫn chém đầu đối với tất cả các hành vi chống lại thực dân Pháp; mọi sự biểu
lộ ý định lôi kéo nhân dân hay xâm phạm tính mạng nhà vua đều bị xử tử.
- Trung kỳ pháp luật áp dụng là Bộ Hoàng Việt hình luật: tử hình được
quy định trong hệ thống hình phạt chính, áp dụng với các tội đại hình.
2.3.1.3. Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam thời kì 1945 –
1985
Sau ngày 02.9.1945, chúng ta bắt đầu chín năm kháng chiến chống Pháp,
30 kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc và biên giới Tây
Nam … đến năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam mới được ra đời.
Trong giai đoạn này, nhà nước ta ban hành nhiều văn bản pháp luật hình
sự như sắc luật, sắc lệnh, pháp lệnh, thông tư … hình phạt tử hình chủ yếu
được áp dụng đối với Việt gian, địa chủ chống chính sách cải cách ruộng đất,
các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
2.3.1.4. Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam giai đoạn năm
1985 và Bộ luật hình sự 1999
a, Thự trạng áp dụng hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự 1985
24


Trong Bộ luật Hình sự này, điều kiện, phạm vi, đối tượng áp dụng hình
phạt tử hình được quy định rõ tại Điều 27. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ

được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt này với người chưa thành niên phạm tội, đối với
phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Tử hình được hoãn thi hành
đối với phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trong Phần các tội phạm, Bộ luật Hình sự năm 1985, hình phạt tử hình
được quy định trong 29 điều luật, chiếm 14,89% trên tổng số 195 điều luật về
tội phạm. Ngày 28/12/1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự năm 1985 đã quy định thêm 4 hành vi phạm tội về ma túy trong Điều
96a, có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Ngày 12/8/1991, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985 đã quy định hình phạt tử hình
đối với các tội: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 134); Tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản riêng công dân (Điều 157); Tội nhận hối lộ (Điều
226). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985 ngày
22/12/1992 đã quy định hình phạt tử hình đối với Tội buôn lậu hoặc vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 97). Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985 ngày 10/5/1997 đã bổ sung
thêm 06 điều luật quy định các tội: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo
chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 134a); Tội lạm dụng chức vụ, quyền
hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản riêng công dân (Điều 185e); Tội cưỡng bức, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 185m) vào danh mục các
tội phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình. Đồng thời, nhà làm luật cũng tách
Điều 96a ra thành 4 điều luật mới (các điều 185b, 185c, 185d, 185đ) và giữ
nguyên hình phạt tử hình đối với các tội này. Điều 112 quy định tội hiếp dâm
cũng được tách ra thành hai tội: Tội hiếp dâm và Tội hiếp dâm trẻ em (Điều
112a) và cũng vẫn giữ nguyên hình phạt tử hình đối với các tội này.
Như vậy, Bộ luật Hình sự năm 1985, sau 4 lần sửa đổi, bổ sung đã quy
định hình phạt tử hình trong 44 điều luật về tội phạm, chiếm tỷ lệ 20,37% trên
tổng số 216 điều luật về tội phạm.
25



×