Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

ẢNH HƯỞNG của nước THẢI tại CÔNG TY cổ PHẦN THUỐC sát TRÙNG VIỆT NAM (VIPESCO) CHI NHÁNH II đến môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM (VIPESCO) CHI NHÁNH II
ĐẾN MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ NHẬT LINH

Niên khóa: 2012 - 2016
1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM (VIPESCO)
CHI NHÁNH II ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Sinh viên thực hiện

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Nhật Linh



TS. Nguyễn Quang Phục

Lớp: K46 Kinh tế TNMT
Niên khóa: 2012 – 2016

Huế, tháng 05 năm 2016
2


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sư
giúp đỡ của các thầy cô giáo, cơ quan, các cán bộ và
các hộ dân trên địa bàn tổ 17, phường Phú Bài, thành
phố Huế.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới quy
Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã trang bị
cho tôi hệ thống kiến thức làm cơ sở để tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo TS. Nguyễn Quang Phục – người đã hướng
dẫn tận tình, đầy trách nhiệm trong suốt thời gian
tôi thực tập đề tài nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Công ty Cổ
phần Thuốc Sát trùng Việt Nam (VIPESCO) – Chi
nhánh II đã nhiệt tình cung cấp thông tin, tư liệu cần
thiết để tôi hoàn thành bài luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn tới tất cả
người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên

khích lệ tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu đề
tài.
Huế, tháng 05 năm
2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Nhật
Linh

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………….i

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

:

Bảo vệ thực vật

UBND


:

Ủy ban nhân dân

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT


:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

CP

:

Cổ phần

HCHC

:

Hợp chất hữu cơ

CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên

KCN


:

Khu công nghiệp

ĐTM

:

Đánh giá tác động môi trường

WHO

:

World Health Organization

FIFRA

:

Federal Insecticide, Fungicide and Rodenticide Act

OECD

:

Organization for Economic Cooperation and Development

PPP


:

Polluter Pays Principle

BPP

:

Benefit Pays Principle

IOP

:

Institute Of Physics

POPs

:

Persistant Organic Pollutants

QĐ-CP

:

Quy định Chính Phủ

QĐ-BYT


:

Quy định Bộ Y tế

NĐ-CP

:

Nghị định Chính phủ

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

5


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1: Hệ thống phân phối thuốc BVTV tại Việt Nam…………………………….. 39
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty……………………………………………….. 46
Hình 3: Quy trình sản xuất thuốc nước (Azodrin, Methamidophos…)........................ 50
Hình 4: Quá trình sản xuất thuốc hạt……………………………………………….…51
Hình 5: Sơ đồ hệ thống lọc bụi………………………………………………………..74
Hình 6: Hệ thống xử lí khí thải………………………………………………………..75
Hình 7: Hệ thống xử lí nước thải bằng phương pháp Ozon……………………….. …76

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

6


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Bảng phân chia các nhóm độc theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới)………… 19
Bảng 2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại…………………………………. 21
Bảng 3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ độc
cần ghi trên nhãn……………………………………………………………………... 22
Bảng 4. Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập…………………………………… 23
Bảng 5: Thời gian bán phân hủy các loại thuốc thuộc POPs……………… ………....28
Bảng 6: Độc tính đối với cá, ong mật trong môi trường nước……………… …….….30
Bảng 7: Nồng độ giới hạn cho phép trong không khí (mg/m3)……………… ….……31
Bảng 8: Tỉ lệ thiệt hại do côn trùng trên một số hoa màu tại Mỹ……………….….…33
Bảng 9: Diện tích đất các vùng kinh tế của Việt Nam……………………………….. 36
Bảng 10: Cơ cấu cây trồng chính và thị phần thuốc BVTV của các vùng…………… 38
Bảng 11: Một số thuốc BVTV thường dùng ở Việt Nam……………………………. 40
Bảng 12: Cơ cấu lao động theo trình độ……………………………………………… 47
Bảng 13: Một số máy móc thiết bị chính Công ty đang sử dụng………………… …..49
Bảng 14: Kết quả phân tích chất lượng không khí và tiếng ồn……………….…… ....55
Bảng 15: Tiêu chuẩn chất lượng không khí bao quanh………………………………. 56
Bảng 16: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn (dBA) khu vực công cộng và dân cư (theo
mức âm tương đương)……………………………………………………………….. 56
Bảng 17: Vị trí lấy mẫu không khí…………………………………………………… 58
Bảng 18: Kết quả đo đạc các mẫu tiếng ồn, bụi, không khí………………………….. 58
Bảng 19: Tác động của nước thải Nhà máy thuốc trừ sâu đến không khí.................... 64
Bảng 20: Bảng phân loại sức khỏe của CBCNV……………………………………...68
Bảng 21: Bảng phân loại thể lực của CBCNV……………………………………… ..68
Biểu đồ 1: Ý kiến của người dân về không khí tại khu dân cư………………………. 65
Biểu đồ 2: Triệu chứng thường gặp do nước thải……………………………………..66
Biểu đồ 3: Phân loại sức khỏe CBCNV…………………………………………… …68
Biểu đồ 4: Phân loại bệnh tật………………………………………………………….70

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT


7


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Thuốc BVTV là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và
cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc BVTV được phân thành hai loại chính là thuốc trừ
sâu và thuốc diệt cỏ. Việc dùng thuốc BVTV để bảo vệ cây trồng trong nông nghiệp
đã hạn chế nhiều thiệt hại cho người nông dân.
Quá trình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV không chỉ tác hại đến sức khỏe con
người, mà còn tác động xấu tới chất lượng không khí, nước, đất và tài nguyên sinh học
nếu không sử dụng hợp lí. Ngoài ra, hoạt động xử lí nước thải sản xuất không chỉ tác
động đến môi trường mà còn góp phần tăng thêm nguy cơ bệnh tật, đặc biệt hơn hết là
chính mùi hôi của nó đã làm ô nhiễm tới một bộ phận dân cư, gây ra những hậu quả
nặng nề mà chính công nhân và quản lí bị ảnh hưởng trực tiếp.
Từ thực tế trên tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của nước thải tại Công ty Cổ
phần Thuốc sát trùng Việt Nam (Vipesco) - Chi nhánh II đến môi trường” làm đề
tài nghiên cứu nhằm biết được mức độ ảnh hưởng của nước thải nhà máy thuốc trừ sâu
đến môi trường không khí và sức khỏe con người ở đây.
Mục đích nghiên cứu:
-

Tìm hiểu, đánh giá tác động của nước thải nhà máy thuốc trừ sâu đến môi trường

-

không khí và sức khỏe của người dân, công nhân trực tiếp sản xuất.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhà máy đến
môi trường không khí và sức khỏe cho dân cư ở khu vực xung quanh, công nhân tại
Xưởng.
Các phương pháp sử dụng:


-

Phương pháp điều tra thu thập số liệu: Số liệu sơ cấp và thứ cấp.
Phương pháp chuyên gia tham khảo: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập qua 20 hộ gia
đình thuộc Tổ 17, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, được thực hiện bằng cách
phỏng vấn trực tiếp với bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên
cứu. Ngoài ra, có hơn 20 ý kiến đóng góp của công nhân thông qua lấy thông tin bằng

-

đối thoại.
Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu: Sử dụng thống kê mô tả.

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

8


Đề tài nghiên cứu đạt được một số kết quả sau:
-

Thấy được quá trình sản xuất, cách xả thải, các đánh giá của người dân và công nhân

-

về mức độ ô nhiễm tại địa bàn nghiên cứu.
Đánh giá tác động môi trường về các vấn đề ô nhiễm như nước, khí, bụi.
Tìm hiểu các hoàn cảnh bị sự ô nhiễm từ nguồn nước thải tác động để thấy được khó
khăn, xem xét quá trình lao động của công nhân khi đối mặt với chất độc hằng ngày.

Từ các thông tin thu thập được, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các tác
động của nước thải nhà máy đến môi trường không khí, sức khỏe của người dân và
công nhân, đánh giá ý kiến của những người bị ảnh hưởng. Qua đó đưa ra các giải
pháp khắc phục nhằm hạn chế các tác động xấu nhất của nhà máy đến con người và
môi trường ở đây.

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế xã hội mà không gây ô nhiễm môi trường là phương pháp
phát triển bền vững đúng đắn mà hầu hết các tổ chức Quốc tế và các quốc gia trên thế
giới quan tâm. Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới và nóng ẩm
của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng thuận lợi cho sự
phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại. Do vậy, việc sử dụng thuốc BVTV
để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc
gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ
ra thông điệp phải đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng, phát triển bền vững. Theo đó, Nhà nước có chính sách thúc đẩy ứng dụng sâu
rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản
xuất, quản lý nông nghiệp. Nói riêng về ngành thuốc BVTV, do Việt Nam có nền sản
xuất nông nghiệp chủ đạo nên việc sử dụng thuốc BVTV là một trong những biện
pháp không thể thiếu đối với sản xuất cây trồng.

Bên cạnh những kết quả tốt mà thuốc BVTV mang lại là những tác động xấu
đến môi trường do thuốc BVTV thường có độc tính rất cao và khó phân hủy khi thải ra
môi trường. Gần đây, tình trạng lạm dụng thuốc BVTV xảy ra khá phổ biến đã ảnh
hưởng đến an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường cũng như việc xuất khẩu nông sản
v.v… Vì vậy đã có nhiều ý kiến phê phán thậm chí muốn loại trừ thuốc BVTV bằng
mọi giá. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhìn nhận đúng mức vai trò của thuốc BVTV
trong thực tại và tương lai để có những biện pháp khả thi trong việc quản lí và sử dụng
thuốc BVTV một cách an toàn và hiệu quả.
Tình trạng nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam vẫn còn nghiêm trọng.
Thống kê sơ bộ tại 38 tỉnh, thành phố, trong năm 2007 đã xảy ra gần 4.700 vụ, với
5.207 trường hợp bị nhiễm độc thuốc BVTV và 106 người đã tử vong. Năm 2009 có
4.372 vụ nhiễm độc với 4.515 trường hợp, tử vong 138 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,05 %.
Theo Hà Minh Trung và cộng sự, cả nước hiện có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, số người
tiếp xúc nghề nghiệp với thuốc BVTV ít nhất cũng tới 11,5 triệu người. Với tỷ lệ
nhiễm độc thuốc BVTV mãn tính là 18,26 % thì số người bị nhiễm độc mãn tính trong
cả nước có thể lên tới 2,1 triệu người
SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Nhà máy thuốc trừ sâu thuộc Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam – Chi
nhánh II được xây dựng trên địa bàn Phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế nhiều năm qua đã gặp không ít lần bị người dân phản đối, trình đơn lên Ủy
ban, các bài báo và cả đài truyền hình nhưng mọi chuyện vẫn tiếp tục diễn ra bình
thường. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế từng phối hợp UBND thị

xã Hương Thủy kiểm tra hoạt động của nhà máy đã phát hiện “mùi hôi đặc trưng của
hóa chất sản xuất thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn phát tán trong không
khí ở cả trong lẫn ngoài xưởng. Rác thải sinh hoạt vương vãi nhiều nơi trong khuôn
viên của xưởng sản xuất nhưng công ty chưa hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu
gom rác thải sinh hoạt” (Báo Công Lý, 2013). Điều này không chỉ gây khó khăn cho
việc sản xuất của Nhà máy mà còn ảnh hưởng đến tâm lí và sức khỏe cộng đồng, mâu
thuẫn giữa người dân với Ban lãnh đạo ngày càng sâu sắc.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, em chọn đề tài “Ảnh hưởng của nước thải
tại Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam (Vipesco) – Chi nhánh II đến môi
trường” để nghiên cứu nhằm biết được mức độ ảnh hưởng của nước thải từ nhà máy
đến môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Từ đó, đề xuất các giải pháp để hạn
chế các tác động xấu nhất đến người trực tiếp sản xuất và cư dân bị ảnh hưởng nhằm
quản lí tốt hơn chất thải của Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam.
2.1.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của nước thải tại Công ty Cổ phần Thuốc sát
trùng Việt Nam - Chi nhánh II, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp cũng như phương án
khống chế ô nhiễm môi trường nhằm cải tiến công nghệ hoặc tìm dự án xây dựng nhà

2.2.
-

máy mới cách xa dân cư hơn nhưng vẫn phải đảm bảo về chất lượng môi trường.
Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về môi trường, ô nhiễm môi trường và tác động

-


của ô nhiễm môi trường đến không khí nói riêng, con người nói chung.
Đánh giá ảnh hưởng của nước thải tại nhà máy đến môi trường.
Đề xuất các giải pháp để hạn chế các tác động xấu nhất đến người trực tiếp sản xuất và
cư dân bị ảnh hưởng nhằm quản lí tốt hơn chất thải của Công ty Cổ phần Thuốc sát

-

trùng Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm môi trường, tác động của ô nhiễm môi trường và
ảnh hưởng của xử lí nước thải đến môi trường.
SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

11


Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

-

Tình hình quản lí nước thải thải tại Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tổ 17, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy gồm Xưởng sản xuất

-

thuốc và 20 hộ dân cư xung quanh.

Phạm vi thời gian: Các dữ liệu, thông tin sử dụng được thu thập trong năm 2014 và

5.1.

2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
a. Số liệu thứ cấp:
Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: Đánh giá tác động môi trường,
phương án khống chế ô nhiễm, Báo cáo Giám sát chất lượng môi trường,… Các số
liệu thu thập qua Xưởng Phú Bài. Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp nhiều tài liệu qua sách,

báo, mạng internet, khóa luận của các khóa trước.
b. Số liệu sơ cấp:
+ Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về thực trạng ô nhiễm từ
nước thải của Nhà máy đối với sinh hoạt của người dân trên địa bàn nghiên cứu.
+ Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của các hộ gia đình về hiện trạng
không khí, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Chọn mẫu điều tra: Để tiến hành đánh giá hiện trạng không khí, cũng như ảnh hưởng
từ nước thải của Nhà máy, em đã chọn ngẫu nhiên 20 hộ gia đình trong tổ 17 để tiến
hành điều tra.
+ Phương pháp điều tra: Việc thu thập số liệu được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực
tiếp thành viên trong gia đình với bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mục đích
nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

12



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

5.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với Xưởng trưởng, Xưởng
phó chuyên ngành và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ các khúc mắc để thu thập
thêm nhiều kiến thức về chuyên môn.
5.3. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu
+ Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lí số liệu để trên cơ sở đó
làm tiền đề đánh giá ảnh hưởng nước thải tại Nhà máy đến môi trường tại Công ty Cổ
phần Thuốc sát trùng Việt Nam – Chi nhánh II tại tổ 17, phường Phú Bài, thị xã
Hương Thủy.
+ Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS và vẽ biểu đồ bằng Excel.

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm môi trường
Theo Điều 3, Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam (2005): “Môi trường bao gồm

các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là
địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến
đổi của môi trường. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía
cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo
đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi
trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua
việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc
gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.
Theo khoản 8, điều 3, Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam (2005): “Sự cố môi
trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc
biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng”.
Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là
cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có
thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên
đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái
nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ,
thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.
1.1.1.2.

Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo khoản 6, điều 3, Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam (2005): “Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay bắt nguồn từ các nguyên nhân như do
các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh học; các hóa chất bảo vệ thực vật
và chất độc hóa học; tác nhân phóng xạ, chất thải rắn; tiếng ồn, bụi khói hay do sinh
SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT


14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

vật gây bệnh… Trong khi con người chưa có biện pháp xử lí hữu hiệu thì nồng độ chất
thải ngày càng tăng, dẫn đến những hậu quả khôn lường. Bên cạnh nguyên nhân yếu
kém trong công tác quản lí thì hành động của con người là nguyên nhân chính dẫn đến
sự suy hoá nghiêm trọng. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương
lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa –
hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh
nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng
con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự
phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển
là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách
tiêu cực tới môi trường.
1.1.1.3.

Khái niệm ô nhiễm không khí
Môi trường không khí ở nước ta đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị lớn
vẫn tồn tại những dấu hiệu ô nhiễm đáng ko ngại. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp
chưa được trang bị các hệ thống xử lí bụi và khí độc hại và hàng giờ hàng ngày thải
vào bầu khí quyển một lượng khổng lồ các chất độc hại làm ô nhiễm môi trường
không khí nghiêm trọng.
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ, độc hại trong khí quyển, làm
biến đổi thành phần và chất lượng của không khí theo chiều hướng xấu đối với sự

sống. Có nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí: nguồn tự nhiên (núi lửa, cháy rừng, gió
bụi, một phần gây ra bởi các hạt bụi được hình thành bởi một loạt các chất như phấn
hoa, bụi và quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên), nguồn gốc nhân tạo rất
đa dạng nhưng chủ yếu do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và
các phương tiện giao thông.
Ô nhiễm môi trường không khí hiện nay không những tác động xấu tới sức khỏe
của con người, thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Nhiều
chương trình nghiên cứu đã cho thấy biến đổi khí hậu không chỉ thuần túy do tác động
của tự nhiên mà còn do tác động của con người thông qua việc sử dụng các loại nhiên
liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp, giao thông, vận tải, nông nghiệp, kéo theo
SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

lượng phát thải khí nhà kính CO2 không ngừng gia tăng nhanh, góp phần gây nên biến
đổi khí hậu.
1.1.1.4.
-

Các chức năng cơ bản của môi trường
Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người: Môi trường Trái đất là nơi lưu

-

trữ và cung cấp thông tin cho con người.

Ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử

-

xuất hiện và phát triển của văn hóa loài người.
Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy
hiểm đối với con người và sinh vật sống trên Trái đất như: các phản ứng sinh lí của cơ
thể sống trước khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt

-

như bão, động đất…
Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật,
các hình thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mĩ, tôn giáo

-

và văn hóa khác.
Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động bên ngoài: Các thành phần trong
môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật
tránh khỏi những tác động bên ngoài như: tầng ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp
thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực
và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình
bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác
như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức
không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian
sống mất đi khả năng tự phục hồi.

1.1.2. Khái niệm và phân loại nước thải

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị
thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
-

Tùy vào nguồn gốc phát sinh, người ta phân ra các loại nước thải chủ yếu sau:
Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại,

-

trường học và các cơ sở tương tự khác.
Nước thải công nghiệp: Là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải

-

sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở thành phố hiện
đại, nước thải tự nhiên được thu gom bằng một hệ thống riêng.
SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

-

Nước thấm qua: Đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều cách khác nhau


-

như qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành ống ga, hố người.
Nước thải đô thị: Là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát nước của

một thành phố.
1.1.3. Khái quát về thuốc bảo vệ thực vật và những tác động của thuốc bảo vệ thực vật
1.1.3.1. Khái niệm về thuốc BVTV
FIFRA (Đạo luật Liên bang Mỹ về thuốc trừ côn trùng, nấm và nhóm gặm nhấm)
định nghĩa về thuốc BVTV như sau:
Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ hoặc hữu cơ), những chế phẩm
sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm siêu vi trùng, tuyến trùng…), những chất có
nguồn gốc động vật, thực vật được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại
sự phá hại của những sinh vật gây hại như côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim,
thú rừng, nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, rong, rêu, cỏ dại, ốc sên,…
Theo quy định tại điều 1, Chương I, Điều lệ quản lí thuốc bảo vệ thực vật (ban hành
kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng
phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV bao gồm cả những chế phẩm
có tác dụng điều tiết sinh trưởng thực vật, những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu
hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Do những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng, nhện, tuyến
trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, rong, rêu, cỏ dại,…) có một
tên chung là dịch hại (pest), nên ở nhiều nước thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch
hại (Pesticide).
Cũng theo quy định ở nhiều nước, thuốc BVTV bao gồm các chất làm khô cây
hoặc các chất làm rụng lá cây; được dùng trước ngày thu hoạch cho một số cây trồng
như bông vải, khoai tây… để giúp thu hoạch mùa màng bằng cơ giới có thể tiến hành

-


thuận lợi.
Thế giới cũng quy định thuốc BVTV còn bao gồm thuốc trừ ruồi, muỗi trong y tế.
Ngoài ra, còn có những khái niệm liên quan đến thuốc BVTV như:
Thuốc BVTV bị cấm sử dụng: Bao gồm những loại thuốc có độ độc tính quá cao hoặc
có khả năng gây ung thư, gây quái thai, sảy thai hay tồn lưu lâu trong môi trường, gây

-

nguy hiểm lớn cho môi sinh.
Thuốc BVTV hạn chế sử dụng: Là những thuốc có hiệu lực phòng trừ dịch hại cao,
gây độc cho sinh vật có ích, nhưng vẫn cần dùng cho một số cây trồng đặc thù hay
dùng với mục đích đặc biệt (xử lí gỗ, khử trùng nông sản). Mặc dù chúng có độ độc
SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

tính cao với động vật máu nóng nhưng chưa có thuốc thay thế nên vẫn phải sử dụng,

+
+
+
+
+
-


trong quá trình sử dụng phải tuân theo những hướng dẫn nghiêm ngặt.
Các thuốc nằm trong nhóm hạn chế sử dụng có thể có các hạn chế sau:
Hạn chế về hàm lượng hoạt chất trong sản phẩm.
Hạn chế về dạng thuốc.
Hạn chế về loại cây trồng sử dụng và giai đoạn sử dụng.
Hạn chế về trình độ người sử dụng.
Hạn chế nhập khẩu.
Dư lượng thuốc BVTV: Là phần còn lại của hoạt chất, các sản phẩm chuyển hóa và
các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước sau một
thời gian dưới tác động các hệ thống sống và điều kiện ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm,…). Dư lượng thuốc được tính bằng mg (miligam) thuốc có trong 1 kg nông
sản, đất hay nước (mg/kg).
Như vậy, dư lượng thuốc BVTV bao gồm bất kì dẫn xuất nào của thuốc cũng
như các sản phẩm chuyển hóa của chúng có thể gây ngộ độc cho môi sinh, môi trường.
Dư lượng có thể có nguồn gốc từ những chất đã xử lí vào đất hay trên bề mặt vật phun;
phần khác lại bắt nguồn từ sự ô nhiễm (biết hay không biết) có trong không khí, đất và
nước.
Mặc dù các nhà khoa học, nhà sản xuất đã có nhiều cố gắng nghiên cứu tạo ra
các hợp chất trừ sâu diệt cỏ có các ưu điểm nêu trên nhưng hiện nay các chất này vẫn
có độc tính cao. Thời gian bán hủy của nhiều chất rất lâu, trên 50 năm (ví dụ: DDT).
Tạo ra các chất độc như dioxin khi sử dụng, gây ngộ độc cấp khi cơ thể nhiễm phải
lượng lớn.
Hơn nữa trong quá trình sử dụng con người đã lạm dụng mặt tích cực, không chú
ý đúng mức đến mặt tiêu cực dẫn đến phá vỡ hệ sinh thái, gây hậu quả xấu cho môi

1.1.3.2.

trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Phân loại thuốc BVTV
Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng có

thể gây biến đổi về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá hủy nghiêm trọng
những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc hoặc bị chết.

-

Phân loại theo tính độc:
Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một lượng nhất định
của chất độc đó.
Để thể hiện mức độ độc của mỗi loại thuốc, người ta sử dụng chỉ số gây độc cấp
tính LD50 hay còn gọi là liều lượng gây chết trung bình căn cứ thử nghiệm trên chuột
SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

nhà. Người ta chia các thuốc BVTV ra thành 4 cấp độc từ I – IV và đã đưa ra 5 nhóm
độc theo tác động của độc tố tới cơ thể tới cơ thể qua miệng và da như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục


Bảng 1. Bảng phân chia các nhóm độc theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới)
Độc cấp tính LD50 (chuột nhà) mg/kg
Phân nhóm
Biểu tượng
và kí hiệu
Qua miệng
Qua da
nhóm độc
nhóm độc
Thể rắn
Thể lỏng
Thể rắn
Thể lỏng
Ia. Độc mạnh

Đầu lâu,

“Rất độc”

xương chéo

(chữ đen, nền

(đen trên nền

đỏ)

trắng)


Ib. Độc
(chữ đen, nền
đỏ)

5

20

10

40

5 – 50

20 – 200

10 - 100

40 – 400

50 – 500

500 – 2000

100 - 1000

400 - 4000

500 – 2000


2000 – 3000

>1000

> 4000

> 2000

> 3000

Đầu lâu,
xương chéo
(đen trên
nền trắng)

II. Độc trung
bình

Chữ thập

“Có hại” (chữ đen trên nền
trắng
đen, nền
vàng)
III. Độc ít
Chữ thập
“Chú ý” (chữ

đen trên nền


đen, nền xanh trắng
dương)
IV. Nền xanh

Không có

lá cây

biểu tượng

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, Giáo trình sử dụng thuốc BVTV)
Trong thực tế, người ta thường đề cập đến liều lượng gây chết 50% sinh vật thí
nghiệm, kí hiệu LD50 (lethal dose) là liều lượng của thuốc gây chết cho 50% số cá thể
SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

sinh vật thí nghiệm (thường là chuột) trong điều kiện môi trường đồng nhất. Đơn vị
của LD50 là mg a.i.kg (mg chất độc hoạt động (active ingredient) trên mỗi kg thể trọng
của sinh vật thí nghiệm). Một loại thuốc có LD50 càng thấp thì càng độc.
+ Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một giọt uống hay nhỏ mắt.
+ Liều 5 – 50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê.
+ Liều 50 – 500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp.
Bảng 2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại
Nhóm độc

Nguy hiểm (I)

Báo động (II)

< 50

50 - 500

500 – 5000

>5000

< 200

200 - 2000

2000 – 20 000

>20000

<2

0,2 – 2

2 – 20

>20

LD50 qua
miệng (mg/kg)

LD50 qua da
(mg/kg)
LD50 qua hô
hấp (mg/kg)

Gây hại niêm
Phản ứng
niêm mạc mắt

mạc, đục
màng, sừng
mắt kéo dài > 7
ngày

Phản ứng da

Cảnh báo (III) Cảnh báo (IV)

Đục màng
sừng mắt và

Gây ngứa niêm Không gây

gây ngứa niêm

mạc

ngứa niêm mạc

mạc 7 ngày


Mẩn ngứa da

Mẩn ngứa 72

Mẩn ngứa nhẹ

Phản ứng nhẹ

kéo dài

giờ

72 giờ

72 giờ

(Nguồn : Nguyễn Trần Oánh và cs, Giáo trình sử dụng thuốc BVTV)

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

21


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Bảng 3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về
độ độc cần ghi trên nhãn


Qua miệng

Thể rắn

Thể lỏng
200

50 -500

> 200 - 2000

00 – 2000

2000 – 3000

> 2000

> 3000
(Nguồn : Asian Development Bank, 1987)
- Phân loại theo nguồn gốc hóa học:
+ Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi trường.
+ Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666,…
Nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể
người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn
chế sử dụng.
+ Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,…
Độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau
+


phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn so với nhóm clo hữu cơ.
Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…
Đây là thuốc được dùng rộng rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ

độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủy tương tự nhóm lân hữu cơ.
+ Nhóm Decis, Sherpa, Sumicidine
Nhóm này dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể
người.
+ Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích thích
hành vi của những sinh vật khác cùng loài.
+ Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…): Là những chất được
dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ
SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

22


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

tuổi nhỏ sang tuổi lớn hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: ít độc với
người và môi trường.
+ Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,....)
Rất ít độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại.
Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu
mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.
Tại Việt Nam để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, hàng năm Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng, hạn sử dụng, cấm sử dụng. Tuy được phép sử dụng nhưng thuốc BVTV cũng có

nhiều tác động đến cây trồng và hệ sinh thái, cụ thể như:
+

Ở liều quá cao cũng làm cây trồng ngộ độc cấp tính hoặc ngộ độc mãn tính. Ở liều quá

thấp, một số thuốc có tác dụng kích thích nhất định đối với sinh trưởng của cây trồng.
+ Dùng hóa chất BVTV sẽ ảnh hưởng đến quần thể sinh vật: tăng loài này và giảm loài
kia…
Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Các loại thuốc trừ sâu đều có
tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong
thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại
nông sản này có thể bị ngộ độc. Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh
nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc trên

+
+
+
+

đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt.
Dựa vào con đường xâm nhập đến dịch hại
Vị độc: thuốc xâm nhập qua đường tiêu hóa.
Tiếp xúc: thuốc xâm nhập qua da.
Xông hơi: thuốc xâm nhập qua đư.ờng hô hấp
Lưu dẫn, nội hấp.
Bảng 4. Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập
Loại chất độc
Chất độc tiếp xúc

Chất độc vị độc


Con đường xâm nhập
Xâm nhập qua biểu bì của dịch hại. Thuốc sẽ phá hủy bộ máy
thần kinh của dịch hại như Bassa, Mipcin,…
Là thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua
đường tiêu hóa của dịch hại như 666, Dupterex,…

Chất độc xông

Là loại thuốc có khả năng bốc hơi, đầu độc bầu không khí xung

hơi

quanh cơ thể dịch hại qua bộ máy hô hấp.

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

23


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Là loại thuốc được xâm nhập vào cây, qua lá, thân, rễ, cành…
Chất độc nội hấp

rồi được vận chuyển tích lũy trong hệ thống dẫn nhựa của cây,
tồn tại trong đó một thời gian và gây chết cơ thể sinh vật.


Chất độc thấm
sâu

Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua tế bào thực vật chủ
yếu theo bề ngang, nó có tác dụng tiêu diệt dịch hại sống ẩn nấp
trong tổ chức tế bào thực vật như Wofatox,…
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, Giáo trình sử dụng thuốc BVTV)

- Phân loại theo đối tượng phòng chống:
+ Thuốc trừ sâu: Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay
di chuyển bất kì loại côn trùng nào có mặt trong môi trường. Chúng được dùng để diệt
trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia
súc, con người.
Trong thuốc trừ sâu, dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trưởng,
người ta còn chia ra: thuốc trừ trứng và thuốc trừ sâu non.
+ Thuốc trừ chuột: Là những hợp chất vô cơ, hữu cơ; hoặc có nguồn gốc sinh học có
hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột gây
hại trên ruộng, trong nhà, kho hàng và các loài gặm nhấm. Chúng tác động đến chuột
chủ yếu bằng con đường vị độc và xông hơi (ở nơi kín đáo).
+ Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị các loài vi sinh vật gây hại tấn
công tốt hơn là diệt nguồn bệnh và không có tác dụng chữa trị những bệnh do những
yếu tố phi sinh vật gây ra (thời tiết, đất úng,...). Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ
nấm và trừ vi khuẩn.
+ Thuốc trừ nhện: Hầu hết thuốc trừ nhện thông dụng hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc.
Đại đa số thuốc trong nhóm là những thuốc đặc hiệu có tác dụng diệt nhện, có khả
năng chọn lọc cao, ít gây hại cho côn trùng có ích và thiên địch. Nhiều loại thuốc trừ
nhện có thời gian hữu hiệu dài, ít độc với động vật máu nóng.
+ Thuốc trừ tuyến trùng: các chất xông hơi và nội hấp được dùng để xử lí đất trước tiên
trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây.
+ Thuốc trừ cỏ: các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản trở sự sinh trưởng cây

trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng ruộng, quanh các công trình kiến
trúc, sân bay, đường sắt... và gồm cả các thuốc trừ rong rêu trên ruộng, kênh mương.

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

24


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy, khi dùng các thuốc trong
-

nhóm này cần đặc biệt thận trọng.
Phân loại theo độ bền vững
Thuốc BVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể lưu động trong
môi trường không khí, đất, nước và trong cơ thể động, thực vật. Nó có thể gây ra
những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người. Dựa vào độ bền vững
của chúng, có thể sắp xếp vào các nhóm sau:

+

Nhóm chất không bền vững: Nhóm này gồm các hợp chất phospho hữu cơ,
cacbamate. Các hợp chất nằm trong nhóm này có độ bền vững kéo dài trong vòng từ 1

– 12 tuần.
+ Nhóm chất bền vững trung bình: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 1- 18
tháng. Điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4-D (thuộc loại hợp chất có chứa phenol).

+ Nhóm chất bền vững: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 2 -5 năm. Thuộc
nhóm này là các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam như DDT, 666… Đó
là các hợp chất Clo bền vững.
+ Nhóm chất rất bền vững: Đó là các hợp chất kim loại hữu cơ, loại chất này có chứa
các kim loại nặng như Thủy ngân (Hg), Asen (As),… Các kim loại này không bị phân
hủy theo thời gian chúng đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Linh - Lớp: K46 TNMT

25


×