Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Phân tích lợi nhuận và các giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần thuốc Sát trùng Việt Nam - Chi nhánh I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.14 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề tài: Phân tích lợi nhuận và các giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ
phần thuốc Sát trùng Việt Nam - Chi nhánh I
Họ và tên: Đoàn Thị Thanh Hoà
Lớp: 14 Khoá: 18B Hệ: Văn bằng II
Giáo viên hướng dẫn: Th.sỹ Trương Anh Dũng
Hà nội, 08/2010
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
1
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ.........................................................................................................................1
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH...........................................................................................1
Hà nội, 08/2010..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HHDV: Hàng hoá dịch vụ
TSCĐ: Tài sản cố định
TSNH: Tài sản ngắn hạn
TSDH: Tài sản dài hạn
TK: Tài khoản
SXKD: Sản xuất kinh doanh
VCSH: Vốn chủ sở hữu
XDCB: Xây dựng cơ bản
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán của Chi nhánh I 6
Bảng 1.2 : Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh I.
11
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính năm 2008 - 2009 22
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn lưu động năm 2008 - 2009. 23
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
LỜI MỞ ĐẦU
Thời gian qua nền kinh tế Việt Nam đang chuyển hướng sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các
doanh nghiệp chuyển hướng sang hạch toán kinh doanh tự chủ trong sản xuất
kinh doanh, không còn được sự bao cấp như xưa nữa. Do đó, các nhà quản lý
kinh doanh phải luôn quan tâm đến kết quả cuối cùng của đơn vị, họ ý thức
được tầm quan trọng của việc nâng cao lợi nhuận đối với sự tồn tại vầ phát
triển của doanh nghiệp.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề hiệu quả sản xuất
kinh doanh hiện nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hiệu quả sản xuất
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
kinh doanh biểu hiện tập trung nhất đó là mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt
được, mức tăng doanh thu của doanh nghiệp trở thành động lực thúc đẩy cho
sản xuất kinh doanh phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Doanh nghiệp dựa trên chiến lược chung của cả nước để xây dựng chiến
lược riêng của mình nói đúng hơn là dựa trên tín hiệu của thị trường mà xây
dựng chiến lược theo nguyên tắc: phải bán những thứ mà thị trường cần chứ
không phải bán những gì mình có. Trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh và

khát vọng lợi nhuận đã thực sự trở thành động lực thôi thúc các doanh nghiệp
tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư vào những ngành nghề
mới… với mục đích cuối cùng là đạt được chỉ tiêu lợi nhuận ngày càng lớn.
Với mục đích tìm hiểu về lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, em đã đến thực tập tại Chi nhánh I - Công ty Cổ
phần Thuốc sát trùng Việt nam(VIPESCO-I). Sau một thời gian học hỏi,
nghiên cứu em đã chọn đề tài: “ Phân tích lợi nhuận và các giải pháp tăng
lợi nhuận tại Chi nhánh I - Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm ba Chương:
Chương 1: Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Chi
nhánh I - Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam.
Chương 2: Phân tích thực trạng kế toán lợi nhuận tại Chi nhánh I - Công ty
Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam.
Chương 3: Các kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận tại Chi
nhánh I - Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam.
Vì điều kiện thời gian có hạn và kiến thức thực tế chưa nhiều nên báo cáo
thực tập của em còn có những khuyết điểm. Em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp quý báu của thầy giáo hướng dẫn ThS. Trương Anh Dũng cùng cô
chú phòng tài chính kế toán của Chi nhánh I - Công ty Cổ phần thuốc sát
trùng Việt Nam để bài viết em hoàn thiện hơn.
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cô chú phòng kế toán, đặc
biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Trương Anh Dũng đã nhiệt
tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ cho em hoàn thành bài chuyên đề
thực tập của mình.

Hà nội, ngày tháng 08 năm 2010
Sinh Viên

Đoàn Thị Thanh Hoà
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT TRÙNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH I.
1.1 Đặc điểm lợi nhuận tại Chi nhánh I - Công ty Cổ phần thuốc
sát trùng Việt Nam.
1.1.1 Khái quát các hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh I.
Chi nhánh I được thành lập năm 1990, tính đền nay đã gần 20 năm tồn tại
và phát triển sau những khó khăn vướng mắc ban đầu, hiện nay hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định, các sản phầm của Chi nhánh I
bán ra tại các tỉnh phái Bắc và miền trung đã chiếm được lòng tin của người
tiêu dùng. Để thấy rõ điều này chúng ta sẽ phân tích khái quát tình hình tài
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
sản, nguồn vốn và kết quả sản xuất kinh doanh của VIPESCO-I trong những
năm gần đây.
Trong kinh doanh, vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động SXKD trong một thời
gian nhất định. Khi đánh giá tình hình SXKD của một doanh nghiệp không
thể không xem xét tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, bởi bất cứ một
doanh nghiệp nào kho hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải cần đến vốn.
Vốn được coi là tiềm lực trong kinh doanh góp phần đem lại lợi nhuận của
doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần phải quản lý và sử dụng nguồn vốn như
thế nào để đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Để có thể đánh giá khái quát
về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, ta tiến hành xem xét tình
hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh.
Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán của Chi nhánh I
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

So sánh
Số tuyệt
đối
Tỷ lệ %
1. Tổng tài sản
26.207.73
0
29.913.503 3.705.773 14,41
-TSNH 16.969.505 20.568.524 3.599.019 21,20
+ Tiền và các khoản
tương đương tiền
1.413.504 1.452.234 38.730 2,74
+ Khoản phải thu ngắn
hạn
3.548.963 5.228.687 1.679.724 47,33
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
+ Hàng tồn kho 11.137.095 11.915.579 778.483 6,99
+ TSNH khác 869.943 1.972.024 1.102.081 126,68
- TSDH 9.238.225 9.344.979 106.754 1,19
+ Chi phí XDCB 34.903 347.131 312.228 894,57
2. Tổng nguồn vốn
26.207.73
0
29.913.503 3.705.773 14,41
- Nợ phải trả 17.739.078 20.281.320 2.542.039 14,33
+ Nợ ngắn hạn 13.797.078 16.021.167 2.224.089 16,12
+ Nợ dài hạn 3.942.203 4.260.153 317.950 8,06
- Vốn chủ sở hữu 8.468.449 9.632.183 1.163.734 13,74

+ Nguồn vốn kinh
doanh
7.938.857 9.092.373 1.153.516 14,53
Nguồn báo cáo tài chính năm 2009 của chi nhánh I
1.1.1.1 Tình hình sử dụng tài sản của chi nhánh I
Qua số liệu bảng 1.1 ta thấy tổng tài sản của Chi nhánh năm 2009 tăng
hơn so với năm 2008 là 3.705.773 nghìn đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng
14,14%. Từ đó có thể thấy Chi nhánh I đã có sự gia tăng quy mô về tài sản,
tuy nhiên để kết luận được về việc phân bổ vốn có hợp lý hay không phải đi
vào phân tích các khoản mục. Sở dĩ có sự gia tăng trên là do phần TSNH, tài
sản của Chi nhánh năm 2009 đều tăng hơn so với năm ngoái. Cụ thể như sau:
TSNH năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 3.599.019 nghìn đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng là 21.20%. Qua đó đánh giá được TSNH đã có sự gia
tăng đáng kể và kết quả đó cũng phản ánh việc phân bổ vốn của Chi nhánh I
là chưa được phù hợp với doanh nghiệp chuyên sâu về sản xuất sản phẩm. Đi
sâu xem xét từng loại tài sản có thể thấy được TSNH tăng là do sự gia tăng
chủ yếu của các khoản phải thu và TSNH khác.
Về TSNH khác, đây là khoản mục có mức tăng lớn. Năm 2009 tăng
hơn so với năm 2008 là 1.102.081 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là
126.68%. Sở dĩ có sự tăng vậy là do các khoản tạm ứng chưa được thanh
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
toán, chi phí chờ kết chuyển chưa được kết chuyển. Nên TSNH khác tăng là
chưa hợp lý.
Năm 2009 các khoản phải thu ngắn hạn tăng hơn so với năm 2008 số
tiền là 1.679.724 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 47,33%. Khoản phải thu
ngắn hạn tăng khá lớn điều này cũng dễ hiểu bởi năm 2009 Chi nhánh I tiến
hành đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu. Tuy nhiên
các khoản phải thu tăng cao là biểu hiện vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm

dụng quá nhiều, công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Ngoài ra thì khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền và hàng
tồn kho cũng tăng đáng kể. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2009
tăng hơn so với năm 2008 số tiền là 38.730 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng 2,74%. Việc gia tăng Tiền và các khoản tương đương tiền chứng tỏ mức
độ an toàn ngân quỹ của doanh nghiệp được tăng lên, đảm bảo khả năng
thanh toán của chi nhánh tăng lên. Tuy nhiên nếu Tiền và các khoản tương
đương tiền vượt quá nhu cầu sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì việc gia tăng Tiền và các khoản tương
đương tiền này là không hợp lý, chứng tỏ doanh nghiệp chưa phát huy được
hiệu quả của đồng vốn.
Với các số liệu như trên thì việc phân bổ TSNH của chi nhánh I là chưa
hợp lý vì một phần tài sản của đơn vị là "tài sản chết", một phần không nhỏ bị
chiếm dụng. Cần đánh giá cụ thể hơn cần đi sâu phân tích hàng tồn kho. Năm
2009 hàng tồn kho tăng hơn so với năm 2008 số tiền là 778.483 nghìn đồng,
tương ứng với tỷ lệ 6,99%. Nếu là do thành phẩm hàng tồn kho còn quá lớn
như vậy chứng tỏ công tác tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh chưa được hiệu
quả, đang gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp cần tìm nhiều thị trường mới
cho công tác tiêu thụ, hạ giá thành sản phẩm để tăng lượng hàng hoá bán ra.
Tuy nhiên hàng tồn kho là doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. Vì chi
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
nhánh có nhiều mặt hàng quy trình sản xuất khác nhau nên phải sản xuất với
lượng lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường, mặt khác sâu bệnh phá hại mùa
màng phát triển và thay đổi liên tục theo điều kiện khí hậu ... nên việc tăng
hàng tồn kho là tốt.
Đối với TSDH năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 số tiền là 106.754
nghìn đồng, tương ứng với 1,19%. chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản. TSCĐ ít
chứng tỏ doanh nghiệp chưa áp dụng dây chuyền công nghệ cao vào sản xuất,

điều này làm cho chi phí biến đổi trong một đơn vị tăng lên, gây khó khăn
trong việc hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên năm 2009 TSCĐ đã có sự tăng
đáng kể đó là TSCĐ hữu hình được tăng cao, như vậy doanh nghiệp đã chú
trọng đầu tư máy móc, thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất để sản xuất sản
phẩm phục vụ nhu cầu thi trường. Đồng thời Chi nhánh I tiến hành thanh lý
một số tài sản cũ không sử dụng được nữa. Hy vọng với việc tăng quy mô sản
xuất như hiện nay Chi nhánh I sẽ không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
Chi phí XDCB có xu hướng tăng, năm 2009 tăng hơn so với năm 2009
số tiền 312.228 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 894,57% mức độ tăng rất lớn
là do công ty đang bắt đầu xâm nhập vào thị trường đầu tư xây dựng. Hy vọng
công tác này sẽ đem lại nguồn lợi nhuận mới cho chi nhánh.
Nhìn chung tổng tài sản của chi nhánh tăng lên trong đó chủ yếu là do
sự tăng của TSNH, trong đó hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất, các khoản
phải thu ngắn hạn và TSNH khác có mức tăng nhanh. Như vậy việc quản lý
tài sản của doanh nghiệp có nhiều điểm tốt như doanh nghiệp biết chú trọng
đến việc đổi mới máy móc trang thiết bị, nhưng còn nhiều biểu hiện chưa tốt
như các khoản phải thu ngắn hạn tăng nhanh, vốn bị chiếm dụng, cơ cấu tài
sản chưa phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Chi nhánh. Đây là điều đáng
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
quan tâm khi thực hiện việc đánh giá tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh
của Chi nhánh.
1.1.1.2Tình hình sử dụng nguồn vốn của Chi nhánh I.
Đối với mỗi doanh nghiệp việc phân tích tình hình nguồn vốn sữ giúp
các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, các bạn hàng, các ngân hàng... có cái nhìn
đúng đắn về cơ cấu vốn của doanh nghiệp và đơn vị có liên quan, từ đó giúp
đưa ra cái nhìn đúng đắn cho doanh nghiệp
Về mặt nguồn vốn được hình thành từ hai nguồn Nợ phải trả và nguồn

vốn chủ sở hữu. Tổng nguồn vốn năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 số tiền
là 3.705.773 nghìn đồng, tương ứng với 14,14%, điều này là do sự gia tăng
của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 2.542.039 nghìn đồng,
tương ứng tỷ lệ 14,33%. Tổng nguồn vốn tăng là do nợ phải trả tăng với tỷ lệ
khá cao. Như vậy có thể khẳng định sự phụ thuộc của Chi nhánh vào vốn vay
là khá lớn, do đó khả năng tự chủ về tài chính giảm.
Trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn
78,98% và có xu hướng ngày càng tăng, năm 2009 tăng hơn so với năm 2008
là 2.224.089 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 16,12%. Chi nhánh I tăng
nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng lên, điều này
hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, tuy nhiên công ty rất dễ dàng
dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Nợ dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ là
14,49%, năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 317.950 nghìn đồng, tương
ứng tỷ lệ tăng 8,06 %.
Với cơ cấu vốn như hiện tại và nợ phải trả không ngừng tăng lên cho ta
thấy tình hình diễn biến nguốn vốn của công ty ngày càng xấu đi. Đối với
nguồn vốn chủ sở hữu tính đến ngày 31/12/2009 là 9.632.183 nghìn đồng
chiếm 31,05%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.163.734 nghìn đồng
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
tương ứng tỷ lệ tăng là 13,74%, Trong đó, là do nguồn vốn quỹ có sự tăng
thêm 1.163.734 nghìn đồng chiếm 100% nguồn vốn chủ sở hữu, trong nguồn
vốn quỹ thì nguồn vốn kinh doanh chiếm tới 99.58% và năm 2009 tăng so
với năm 2008 là 1.153.516 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 14.53%.
Như vậy, cơ cấu vốn nghiêng về nợ phải trả, chứng tỏ tình hình tài
chính của Chi nhánh I chưa thực sự vững chắc. Chi nhánh I phụ thuộc quá
lớn vào nguồn vốn bên ngoài và khó có thể độc lập về tài chính, hệ số nợ cao
(0,69 lần) thì mức độ rủi ro càng lớn. Đặc biệt trong cơ cấu nợ phải trả của

Chi nhánh I thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất cao, vì vậy nguy cơ mất khả
năng thanh toán của công ty cũng cao. Tuy nhiên Chi nhánh I làm ăn hiệu
quả thì rất có lợi. Do đó thời gian tới Chi nhánh I cần có biện pháp để trả dần
cáckhoản nợ phải trả để giảm hệ số nợ, mặt khác cũng cần nâng cao hệ số
vốn chủ sở hữu từ đó đảm bảo cân bằng giữa an toàn và rủi ro.
Tóm lại qua phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn có thể đưa ra nhận
xét là quy mô vốn của chi nhánh đã có sự tăng lên đáng kể, cơ cấu tài sản
nghiêng về TSLĐ, còn cơ cấu nguồn vốn có hệ số nợ cao và có xu hướng
tăng lên , điều này là không tốt với tình hình tài chính của Chi nhánh I. Với
cơ cấu vốn như trên chúng ta sẽ đi sâu vào tình hình kinh doanh cụ thể cũng
như hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh I.
1.1.1.3 Tình hình kết quả hoạt động SXKD của chi nhánh
I
Từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự mở cửa của
Nhà nước đã góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong cơ
chế mới. Nhưng trước sự biến động của nền kinh tế nước ta, từ khi ra đời và
phát triển Chi nhánh I cũng gặp không ít trở ngại trong hoạt động kinh doanh
của mình. Trong điều kiện như vậy Chi nhánh I đang cố gắng vượt qua những
trở, vươn lên khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Chi nhánh I đã xét
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
cho mình một đường lối kinh doanh đúng đắn đó là đẩy nhanh doanh số hàng
hoá tiêu thụ hàng năm, mở rộng thị trường, ưu tiên sản xuất các mặt hàng theo
mùa vụ của sâu bệnh, đa dạng hoá các loại sản phẩm. Thông qua số liệu là
bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta có thể khái quát về tình
hình hoạt động của Chi nhánh I:
Bảng 1.2 : Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh I.
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

So sánh
Số tuyệt
đối
Tỷ lệ %
1. Doanh thu từ hoạt
động SXKD HHDV
45.796.798
50.216.18
9
4.419.391 9,65
2.Giá vốn hàng bán 40.741.843 44.396.181 3.654.338 8,97
3. Lợi nhuận gộp 5.066.583 5.831.637 765.054 15.1
4. Doanh thu từ hoạt
động tài chính
134.568 229.098
5. Chi phí tài chính 465.729 694.044
6. Chi phí bán hàng 1.261.063 1.281.240 20.177 1,6
7. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
618.926 639.103 20.177 3,26
8. Lợi nhuận từ hoạt
động SXKD
1.986.788 2.552.228 565.440 28.46
9. Thu nhập khác 5.824 118.272 124.096 -
10. Chi phí khác 2.564 84.218 81.654 -
11. Lợi nhuận khác 3.260 34.045 30.785 944,25
12. Tổng lợi nhuận
trước thuế
1.990.073 2.586.299 596.226 29,96
13. Thuế TNDN 497.518 646.574

14. Lọi nhuận sau thuế 1.492.555 1.939.725
Trong năm 2009, tình hình sản xuất của Chi nhánh I có những kết quả
đáng nghi nhận so với năm trước. Trong năm 2009, tình hình sản xuất của chi
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
nhánh có những kết quả đáng ghi nhận so với năm trước, doanh thu tăng
thêm được 4.419.391 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng 9,65% Điều đó chứng
tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh I có chiều hướng phát triển,
tổng doanh thu của Chi nhánh I tăng là do Chi nhánh I đã mở rộng thị trường
tiêu thụ tiến hành các hoạt động marketing cho sản phẩm của mình, tạo ra
những mẫu mã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó Chi nhánh
I chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo được uy tín đối với
khách hàng. Mặc dù năm 2009 nền kinh tế bị khủng hoảng, việc tiêu thụ sản
phẩm của Chi nhánh I không giảm mà còn tăng lên, doanh thu tiêu thụ tăng
cùng với việc tăng quy mô vốn kinh doanh. Qua đó thấy được sự cố gắng chủ
quan của doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán của công ty tăng năm 2008 giá vốn hàng bán đạt
40.741.843 nghìn đồng, năm 2009 giá vốn hàng bán đạt là 44.396.181 nghìn
đồng. Như vậy năm 2009 giá vốn hàng bán tăng so với năm 2008 là
3.654.337 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,97%. Giá vốn hàng bán
tăng lên là điều dễ hiểu vì doanh thu của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên tốc độ
tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán làm cho lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên. Cùng với sự gia tăng
của doanh thu thuần, lợi nhuận gộp của công ty cũng đã tăng lên tỷ lệ tăng
khá cao. So với năm 2008, lợi nhuận gộp năm 2009 tăng lên 765.054 nghìn
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 15,1%. Điều này được coi là một tất yếu bởi
mức tăng doanh thu là 9,65% nhưng mức tăng giá vốn hàng bán là 8,97%. Sự
chênh lệch này đã làm cho lợi nhuận gộp năm 2009 tăng. Mặc dù vậy chi phí
bán hàng cũng tăng 20.177 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,6 %, chi

phí bán hàng tăng lên được coi là hợp lý bởi doanh thu tăng 9,65%. Còn chi
phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, năm 2009 tăng so với năm 2008 là
3,26% với số tiền tăng là 20.177 nghìn đồng. Như vậy mức độ tăng của chi
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
phí quản lý doanh nghiệp là nhỏ so với mức độ tăng của doanh thu. Qua đây
chứng tỏ Chi nhánh I đã rất cố gắng trong việc quản lý chi phi, chú trọng tới
việc tạo các mối quan hệ tốt đối với các đối tác.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên là
565.440 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,46%. Đây là tỷ lệ tăng khá
lớn cho thấy hoạt động sản xuất của công ty về cơ bản là tốt, thấy được sự cố
gắng toàn chi nhánh.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm, tuy nhiên hoạt động này
không phải là hoạt động chính của chi nhánh nên lợi nhuận từ hoạt động này
tuy có giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều tới tổng lợi nhuận của chi nhánh
có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như là: trong tổ chức công tác
tài chính kế toán của chi nhánh, công tác tài chính chưa được đánh giá đúng
mức, đồng thời số cán bộ am hiểu về đầu tư chứng khoán còn hạn chế.
Về lợi nhuận khác ta thấy thu nhập khác năm 2009 tăng so với năm
2008 là 124.096 nghìn đồng và chi phí khác năm 2009 tăng 81.654 nghìn
đồng, thu nhập khác tăng cao hơn so mức tăng của chi phí khác. Do đó làm
lợi nhuận khác tăng 30.785 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 944,25%.
Như vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính có sự giảm đáng kể còn lợi
nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác tăng
nhưng do tỷ trọng của những hoạt động thu nhập cao gia tăng trong khi đó tỷ
trọng của những hoạt động có thu nhập thấp giảm nên làm tổng lợi nhuận vẫn
tăng. Tổng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2009 tăng so với năm
2008 là 596.226 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 29,96%. Đây là một tốc
độ tăng khá lớn thể hiện được những nỗ lực vượt bậc của chi nhánh trong

năm qua.
Qua bảng kết quả hoạt động của chi nhánh I ta thấy tổng lợi nhuận
trước thuế năm sau cao hơn năm trước, đó là kết quả rất tốt đối với chi
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
nhánh. Trong tổng lợi nhuận thì lợi nhuận từ hoạt động SXKD và lợi nhuận
khác có xu hướng tăng còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính có xu hướng
giảm. Vậy chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý tài chính
hơn nữa. Trên đây là những đánh giá sơ bộ về kết quả sản xuất kinh doanh
năm 2008, năm 2009 của chi nhánh I. Để có cái nhìn rõ hơn ta đi sâu nghiên
cứu tình hình thực hiện lợi nhuận của chi nhánh.
1.1.2 Đặc điểm lợi nhuận tại Chi nhánh I
Thông qua việc xem xét sơ lược tình hình tài chính và những kết qủa
đạt được của chi nhánh qua 2 năm chúng ta thấy được những thành tích cũng
như tồn tại cần khắc phục. Một số điểm nổi bật mà ta dễ nhận thấy là lợi
nhuận từ hoạt động SXKD tăng, chiểm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận là
do trong những năm qua chi nhánh đã chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị
máy móc, đổi mới dây truyền công nghệ nên các sản phẩm của chi nhánh đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng. Do vậy doanh thu thu được từ hoạt động
này có xu hướng tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính có xu hướng giảm, lợi
nhuận từ hoạt động bất thường tăng.
1.1.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh I
* Những kết quả đạt được:
Năm 2009, tổng vốn kinh doanh tăng so với năm 2008 điều này cho
thấy Chi nhánh đã từng bước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận tăng, doanh thu tăng tình hình tiêu thụ hàng hóa của chi nhánh
nói chung là tốt.
Hiệu suất sử dụng vốn là tương đối tốt nhất là vốn cố định. Điều kiện
làm việc và đời sống của cán bộ công nhân viên đều được cải thiện đáng kể.

Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009 có
nhiều biểu hiện tốt so với năm 2008.
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
* Những mặt tồn tại:
- Vốn của chi nhánh công ty bị chiếm dụng nhiều.
- Công tác quản lý chi phí của chi nhánh chưa thực sự hiệu quả.
- Các khoản phải thu chiêm tỷ trọng quá cao trong tổng vốn lưu động.
1.2 Tổ chức quản lý lợi nhuận tại chi nhánh I
Tổ chức quản lý lợi nhuận của Chi nhánh I được chia cụ thể như sau:
- Ban giám đốc là nơi điều hành chung công tác quản lý về doanh thu và chi
phí kinh doanh cũng như các hoạt động khác nhằm gia tăng lợi nhuận.
- Phòng kế toán là nơi thu thập số liệu để lập nên bảng tổng hợp về lợi nhuân
của toàn chi nhánh vào cuối mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm để báo cáo cho
Ban giám đốc chi nhánh và cho Công ty.
- Phòng kinh doanh là nơi thúc đẩy mạng lới tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu
thị trường để đưa ra sản phẩm phù hợp với điều kiện thị trường, thúc đẩy việc
tăng doanh thu cho Chi nhánh.
- Phòng hành chính là nơi tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp, hạn chế
những phát sinh trong quản lý để tăng lợi nhuận.
- Phòng kỹ thuật là nơi đưa ra các phương thuốc diệt trừ sâu, cỏ... theo những
nghiên cứu thi trường mà phòng kinh doanh đưa ra để nhằm bán được nhiều
sản phẩm thúc đẩy được kinh doanh hiệu quả.
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TẠI CHI NHÁNH I -
CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM
2.1 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động sản xuẩt kinh doanh của Chi nhánh I

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh. Hoạt động sản xuất kinh doanh là
hoạt động chủ yếu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi
nhuận cơ bản của Chi nhánh. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
năm 2009 tăng so với năm 2008 là 696.243 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng 30,04%. Tỷ lệ này khá lớn cho thấy hoạt động sản xuất của công ty về
cơ bản là tốt. Mức tăng này chưa phải là lớn nên Chi nhánh cần có những
biện pháp tích cực hơn trong việc đầu tư vào thị trường nội địa và mở rộng
thị trường nước ngoài nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn cho Chi nhánh.
Tuy nhiên để đánh giá được lợi nhuận của Chi nhánh chúng ta hãy
phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận cuả Chi nhánh: Doanh
thu, các khoản giảm trừ, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.1.1 Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh của Chi nhánh I.
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, để tăng lợi nhuận thì biện pháp hữu hiệu
không thể thiếu là thực hiện giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chi phí
sản xuất kinh doanh là toàn bộ những khoản chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ
và chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện sản xuất cho một thời kỳ.
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
Đặc biệt đối với chi nhánh I là một doanh nghiệp sản xuất là chủ yếu thì việc
quản lý chi phí càng trở nên quan trọng. Chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của doanh nghiệp, trong điều kiện các
yếu tố khác không thay đổi, chi phí này tăng lên sẽ làm lợi nhuận giảm và
ngược lại. Do vậy quản lý chi phí và hạ giá thành luôn là vấn đề thu hút sự
quan tâm của của tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Giảm được chi phí hạ giá thành sản phẩm đồng nghĩa với giảm chi phí cá biệt
của doanh nghiệp và tăng lợi nhuận.
Qua phân tích trên ta thấy chi phí sản xuất kinh doanh tại chi nhánh

được cấu thành bởi các khoản mục chi phí bán hàng, gía vốn hàng bán, chi
phí quản lý doanh nghiệp.
2.1.1.1 Giá vốn hàng bán của Chi nhánh I
Để phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay và không bị phụ thuộc quá nhiều
vào nhà cung ứng, Chi nhánh cần có sự chuyển hướng kinh doanh như: đa
dạng hoá mặt hàng kinh doanh, đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất
khác....Điều này sẽ giúp cho Chi nhánh kiểm soát được giá vốn, từ đó nâng
cao lợi nhuận cho Chi nhánh. Nhưng biện pháp quan trọng nhất, cơ bản nhất
là tìm mọi biện pháp để tiết kiệm triệt để lao động sống và lao động vật hoá
kết tinh trong giá thành sản phẩm (chính là giá vốn hàng bán). Con đường cơ
bản để tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá là Chi nhánh phải xây
đựng các định mức, tiêu chuẩn tiêu hao nguyên nhiên vật liệu cấu thành thực
thể của sản phẩm và tổ chức quản lý tốt quá trình sử dụng các định mức tiêu
chuẩn đó.
Năm 2008, giá vốn hàng bán là 40.741.843 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng
91,78% trong tổng doanh thu thuần, đến năm 2009 là 44.396.181 nghìn đồng,
chiếm tỷ trọng 92,05% trong tổng doanh thu thuần. Năm 2008, doanh thu
thuần là 45.796.798 nghìn đồng, tăng 4.419.391 nghìn đồng so với năm 2009,
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
tương ứng 9,65. Xét trên sự gia tăng của gia vốn hàng hóa trong 2 năm qua
cho thấy giá vốn hàng hóa tăng lên 3.654.337 nghìn đồng, tỷ lệ tăng tương
ứng là 8,97% tuy nhiên chưa thể khẳng định giá bán tăng lên là bất hợp lý bởi
vì doanh thu thuần về hàng bán và cung cấp dịch vụ tăng thì giá vốn hàng
bán năm 2009 tăng là tất yếu. Xét trên góc độ tăng doanh thu là 9,65% mà
tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 8,97% thì tốc độ tăng của giá vốn hàng
bán là hợp lý, làm cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của chi
nhánh tăng, hơn nữa tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng chi phí sản xuất
kinh doanh là rất cao 93,68%. Vì vậy nhân tố này ảnh hưởng có tính chất

quyết định đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.
Nhân tố này phụ thuộc vào giá mua, chi phí mua, thuế. Vì vậy, bên cạnh việc
chủ động tìm hiểu nguồn hàng để mua hàng với giá thấp nhất thì chi nhánh
phải xem lại chi phí cho việc thu mua, vận chuyển hàng hóa, giảm giá vốn
hàng bán đống một vai trò quan trọng để tăng lợi nhuận. Qua tìm hiểu thực tế
cho ta thấy rằng đã có những cố gắng chủ quan trong việc tìm nguồn hàng
mua có giá mua thấp, chất liệu phù hợp. Nhưng bởi vì nguyên vật liệu của
chi nhánh chủ yếu là nhập ngoại, nên quá trình bảo quản vận chuyển khó, chi
phí vận chuyển tăng, thuế thu nhập cũng tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng.
Việc giá vốn hàng bán tăng là do các nguyên nhân:
- Doanh thu tăng dẫn đến tổng giá vốn hàng bán tăng.
- Giá vật liệu gia công tăng và hàng hoá do các cơ sở cung cấp nguồn hàng
tăng trong khi giá cả các hàng hoá do Chi nhánh bán ra không tăng.
Từ số liệu trên ta thấy, Chi nhánh hoàn toàn bị động trước nhà cung ứng.
Đây là một hiện tượng không tốt đối với Chi nhánh khi mà tỷ lệ giá vốn hàng
bán quá cao sẽ dẫn đến lợi nhuận cuả Chi nhánh bị giảm sút.
Song song với nhân tố giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
doanh nghiệp cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ tới lợi nhuận thu được
của doanh nghiệp. Muốn lợi nhuận ngày càng cao thì Chi nhánh phải không
ngừng phấn đấu hạ thấp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán là một trong những yếu tố quan trọng chủ yếu, ảnh hưởng
đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận,
giá vốn hàng bán tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại.Chi nhánh
2.1.1.2 Phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Chi
nhánh I
Phấn đấu hạ thấp chi phí hoạt động kinh doanh doanh luôn là phương
hướng cơ bản, lâu dài nhằm tăng lợi nhuận. Để làm được điều này, Chi nhánh

cần áp dụng nhiều biện pháp như quản lý chặt chẽ trong suốt quá trình mua
hàng hoá, sử dụng hợp lý tiền vốn, sức lao động, máy móc, thiết bị mà vẫn
phải đảm bảo được chất lượng hàng hoá.
* Chi phí bán hàng của chi nhánh năm 2009 tăng là 20.177 nghìn đồng so
với năm 2008 với tỷ lệ tăng là 1,6%. Chi phí bán hàng tăng lên chưa thể
khẳng định là hợp lý hay không bởi doanh thu bán hàng của chi nhánh trong
năm là tăng cao. Tuy nhiện việc chi phí bán hàng tăng quá lớn sẽ làm giảm
lợi nhuận của chi nhánh, so với tỷ lệ tăng của doanh thu thì tỷ lệ tăng của chi
phí bán hàng là nhỏ. Qua đó công tác tiêu thụ hàng hóa của chi nhánh không
tốn kém và việc quản lý chi phí này tương đối tốt.
* Đối với khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.
Năm 2009, chi phí quản lý doanh nghiệp của chi nhánh tăng so với
năm 2008 là 48.632 nghìn đồng tỷ lệ tăng là 3,26%, chi phí này chiếm một tỷ
trọng nhỏ trong tổng chi phí năm 2009. Chi phí này tăng một lượng không
lớn chứng tỏ chi nhánh đã quản lý hiệu quả chi phí này.
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
Vậy xét một cách tổng quát tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của
chi nhánh ta thấy công tác quản lý chi phí của Chi nhánh nhìn chung là tốt,
các chi phí đều tăng nhưng là do chi nhánh mở rộng quy mô sản xuất, mua
sắm máy móc thiết bị, cải tiến nâng cấp tài sản cố định. Nhưng chi nhánh
cũng cấn quản lý tốt hơn các khoản chi nguyên vật liệu trong giá vốn hàng
bán nhằm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận
Đây quả là một dấu hiệu không tốt cho Chi nhánh , là một vấn đề nan
giải mà buộc các cấp lãnh đạo của Công ty phải có những biện pháp triệt để
hơn trong việc quản lý doanh nghiệp.
2.1.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Chi nhánh I.
Năm 2008 và 2009 lợi nhuận từ hoạt động tài chính đều âm và có xu
hướng giảm: năm 2008 lợi nhuận từ hoạt động tài chính là – 331.161 nghìn

đồng, năm 2009 lợi nhuận – 461.964 nghìn đồng. Như vậy lợi nhuận từ hoạt
động tài chính năm 2009 giảm so với năm 2008 là 130.083 nghìn đồng,
tỷ lệ giảm 39,5%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tổng lợi nhuận trước
thuế. Sở dĩ có sự giảm như vậy là do năm 2009 số nợ của chi nhánh đã tăng
so với năm 2008 làm cho lãi vay tăng. Bộ phận kế toán của chi nhánh chưa
chú ý đến công tác quản lý tài chính. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp
hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ yếu thì việc vay nợ để mở rộng quy mô
sản xuất kinh doanh là điều đương nhiên. Một phần do việc mở rộng sản xuất
mà lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh năm 2009 tăng so với năm 2008. Vậy
lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm chưa hẳn đã tốt, nhưng trong thời gian
tới chi nhánh có biện pháp thích hợp để tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính
mà vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh ở mức cao nhất.
Như vậy, để thu được lợi nhuận cao từ hoạt động tài chính, Chi nhánh cần có
những chính sách đào tạo cán bộ trong công tác kinh doanh tài chính, bên
cạnh đó cần có sự phát triển ổn định của thị trường tài chính trong nước.
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
2.2 Phân tích l ợi nhuận khác của chi nhánh I
Đây là khoản thu nhập bất thường mang tính bất thường không ổn định.
Năm 2009 khoản lợi nhuận này tăng 944,25% so với năm 2008, đây là tỷ lệ
tăng rất lớn, Nếu như năm 2008 lợi nhuận khác của công ty là 3.260 nghìn
đồng năm 2009 khoản này 34.045 nghìn đồng. Qua đó thể hiện sự nỗ lực vượt
bậc của công ty trong năm qua, với việc mở rộng quy mô sản xuất thì công ty
tiến hàn thanh lý một số máy móc cũ thay vào đó là những máy móc mới hiện
đại hơn có thể sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt giá thành hạ đáp ứng
được nhu cầu thị trường.Vì vậy doanh thu từ những hoạt động này có xu
hướng tăng.
2.3 Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh I.
2.3.1 Chỉ tiêu tài chính của Chi nhánh I

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính năm 2008 - 2009
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệnh
1
Bố trí cơ cấu vốn
- TSCĐ/Tổng TS % 6,73 6,80 0,07
- TSNH/Tổng TS % 1,047 0,688 -0,359
2
Tỷ suất LN/Doanh
thu
% 0,043 0,052 0.008
3
Tỷ suất LN sau
thuế /Tổng VCSH
% 0,28 0,19 -0,09
4
Tình hình tài chính
- Nợ phải trả/Tổng
Vôna kinh doanh
% 88,56 89,98 1,39
- Vốn chủ sở
hữu/Tổng VCSH
% 11,44 10,05 -1,39
Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có
mối quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
nghiệp và ngược lại tình hình hoạt động tài chính phản ánh thực chất của hoạt
động sản xuất kinh doanh.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nếu xét về tỷ trọng thì vốn lưu động của
Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn cố định, đó là một
sự phân phối hợp lý trong một doanh nghiệp thương mại như Chi nhánh I. So
với năm 2008, năm 2009 tỷ trọng TSNH giảm 35,9%, tỷ trọng TSCĐ tăng
7% là do Chi nhánh đang đầu tư vào việc xây dựng và mở rộng xưởngấủan
xuất Đức Giang và mua một số dây chuyền công nghệ mới theo chủ trương
của Công ty và cũng để đảm bảo cho những yêu cầu, đòi hỏi của người tiêu
dùng.
Điều này khiến cho khả năng thu được lợi nhuận của Chi nhánh bị
giảm đáng kể. Đối với tỷ suất lợi nhuận sau thế trên VCSH: Cứ 100 đồng vốn
bỏ ra thì năm 2009 thu về được 0,19 đồng lãi, giảm 0,09 đồng so với năm
2008 là một kết quả quá thấp. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của Chi nhánh chưa thật tốt, mặc dù số VCSH của Chi nhánh bỏ ra
năm 2009 cao hơn năm 2008 là 1.163.734nghìn đồng. Trong năm tới Chi
nhánh cần chú trọng hơn nữa hiệu suất sinh lời của vốn. Thêm vào đó nợ
phải trả của Công ty trên tổng vốn kinh doanh là tương đối cao và có dấu
hiệu tăng lên, năm 2009 cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì Công ty phải trả
một khoản nợ 89,95 đồng, tăng hơn năm 2008 là 1,39 đồng, vốn chủ sở hữu
trên vốn kinh doanh cũng giảm 1,39 đồng so với năm 2002, báo hiệu một
năm làm ăn không có hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi
nhánh, độ rủi ro là tương đối cao. Trong năm tới, Chi nhánh cần có những
biện pháp tích cực hơn về quản lý vốn cũng như xem xét lại cơ cấu vốn trong
kinh doanh. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, cứ 100 đồng doanh thu năm
2009 mang lại 0,11 đồng lợi nhuận sau thuế là quá thấp, so với năm 2008
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học KTQD
giảm 0,04 đồng, là do trên thị trường có một số biến động khiến các mặt hàng
kinh doanh củaChi nhánh bị giảm giá.
2.3.2 Tình hình sử dụng vốn lưu động của Chi nhánh I.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn lưu động năm 2008 - 2009.
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch
Số tương
đối
Tỷ lệ
%
1
Doanh thu
thuần
Ngđ 45.796.798 50.216.189 4.419.391 9,65
2
Lợi nhuận sau
thuế
ngđ 1.492.555 1.939.725 470.170 23,1
3
Vốn NH bình
quân
ngđ 16.969.505 20.568.524 3.599.019 17,5
4=1/3
Số vòng quay
VLĐ
Vòng 2,70 2,44 -0,26 -10,66
5=360/4
Số ngày luân
chuyển TSNH
Ngày 175,61 190,48 14,87 8,47

6=3/1
Hàm lượng
TSNH
% 0.49 0,53 0,04 8,16
7=2/3
Lợi nhuận sau
thuế/TSNH
% 0,003 0,002 -0,001 -33,33
Qua bảng số liệu ta thấy vốn lưu động bình quân sử dụng năm 2003 của Chi
nhánh đã tăng lên so với năm 2008, cụ thể là năm 2009 tăng lên 17,5% tương
ứng với số tiền là 3.599.019 nghìn đồng. Tuy nhiên số vòng quay vốn lưu
động năm 2009 lại nhỏ hơn so với năm 2002 là 0,26 vòng tương ứng 10,66%.
Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2009 kém hiệu quả.
Lượng hàng tồn kho năm 2009 giảm 778.483 nghìn đồng so với năm 2008
tương ứng 6,99% là một dấu hiệu rất tốt, hàng hoá luân chuyển nhanh,
Đoàn Thị Thanh Hoà Lớp: 18B-14 MSSV: BH182799
25

×