Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đánh giá tình hình đầu tư trang thiết bị sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH nhà nước một thành viên khoáng sản thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.67 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
--------------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ SẢN
XUẤT KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT
THÀNH VIÊN KHOÁNG SẢN THỪA THIÊN HUẾ

ĐỖ THỊ LỆ GIANG


Khóa học: 2012 - 2016
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
--------------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ SẢN
XUẤT KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT
THÀNH VIÊN KHOÁNG SẢN THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:


Đỗ Thị Lệ Giang

ThS. Đào Duy Minh

Lớp: K46A-KHĐT
Niên khóa: 2012 – 2016


Huế, tháng 05 năm 2016


Lời Cảm Ơn
Em xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến sự dạy dỗ ân cần
và chu đáo của Quý Thầy Cô giáo Khoa Kinh Tế Và Phát Triển, Trường
Đại học Kinh tế Huế trong 4 năm vừa qua, đã truyền đạt cho em những
kiến thức bổ ích nhất.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo ThS.
Đào Duy Minh đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và đầy trách nhiệm cho
em trong suốt quá trình hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các Cô, các Chú, các Anh Chị ở Công ty
TNHH Nhà nước một thành viên khoáng sản Thừa Thiên Huế, đặc biệt
là Chú Nguyễn Văn Cừ và Anh Chị ở phòng kỹ thuật đã nhiệt tình giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình em thực tập tại
Công ty.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi thiếu sót
và hạn chế khi thực hiện chuyên đề này. Vậy, kính mong Quý Thầy Cô
giáo đóng góp ý kiến cho em để bài chuyên đề tốt nghiệp được hoàn
thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !
Huế, tháng 05 năm 2016

Sinh viên
Đỗ Thị Lệ Giang

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1:ĐẶTVẤN ĐỀ........................................................................................................................................... 6
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦAĐỀTÀI................................................................................................................................................6
2.MỤCTIÊUNGHIÊNCỨUĐỀTÀI............................................................................................................................................7
1.1.MỤCTIÊUCHUNG......................................................................................................................................................7
1.2.MỤCTIÊUCỤTHỂ......................................................................................................................................................7
3.PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU.............................................................................................................................................7
1.3.THUTHẬPSỐLIỆU......................................................................................................................................................7
1.4.XỬ LÝSỐLIỆU...........................................................................................................................................................8
1.5.PHÂN TÍCHSỐLIỆU......................................................................................................................................................8
4.ĐỐITƯỢNGVÀPHẠMVINGHIÊN CỨU....................................................................................................................................8
1.6.ĐỐITƯỢNGNGHIÊN CỨU..............................................................................................................................................8
1.7.PHẠMVINGHIÊN CỨU..................................................................................................................................................8
5.KẾT CẤUBÀIBÁO CÁO.....................................................................................................................................................8
PHẦN II: NỘI DUNGVÀ KẾTQUẢNGHIÊNCỨU............................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ CƠSỞ THỰCTIỄN VỀĐẦUTƯVÀOTRANG THIẾTBỊSẢN XUẤT VÀ HIỆUQUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. .9
1.1.CƠSỞLÝ LUẬN.........................................................................................................................................................9

1.1.1.Các khái niệm................................................................................................................................................9
1.1.1.1.Đầutư................................................................................................................................................................. 9
1.1.1.2.Hiệuquảsảnxuấtkinhdoanh.......................................................................................................................................9
1.1.1.3.Trangthiếtbị......................................................................................................................................................... 10

1.1.2.Đặc điểmcủahiệuquảsảnxuất kinhdoanh.........................................................................................................10
1.1.3.Các vaitròcủahiệuquảsảnxuất kinhdoanh.........................................................................................................11
1.1.4.Các nhântốảnhhưởngđếnhiệuquảsảnxuấtkinhdoanh........................................................................................12
1.1.4.1.Cácnhântốbênngoài..............................................................................................................................................12
1.1.4.2.Cácnhântốbêntrong..............................................................................................................................................14

1.1.5.Hệ thốngcác chỉtiêunghiêncứu........................................................................................................................17
1.2.CƠSỞTHỰCTIỄN VỀ ĐẦU TƯTRANG THIẾT BỊVÀHIỆUQUẢSẢNXUẤT KINH DOANHTRONGLĨNHVỰC KHAITHÁC VÀCHẾBIẾN KHOÁNGSẢN..........................17
1.2.1.Hiệuquảkinhtế đầutư...................................................................................................................................17
1.2.1.1.Kháiniệmhiệuquảkinhtếđầutư.................................................................................................................................17
1.2.1.2.Bảnchấthiệuquảkinhtếđầutư..................................................................................................................................18
1.2.1.3.Ýnghĩacủaviệcnghiêncứuhiệuquảkinhtếđầutư.............................................................................................................18
1.2.1.4.Cáchxácđịnhhiệuquảkinhtếđầutư............................................................................................................................19

1.2.2.Đầutưtrangthiếtbị chocôngty........................................................................................................................19
1.2.2.1.Đầutưvàcáckháiniệmliênquan.................................................................................................................................20
1.2.2.2.Đặcđiểmcáchoạtđộngđầutư...................................................................................................................................20
1.2.2.3.Phânloạihoạtđộngđầutư........................................................................................................................................20

1.2.3.Trangthiết bị sảnxuấtcủacôngty......................................................................................................................22
CHƯƠNG 2: ĐÁNHGIÁTÌNHHÌNHĐẦUTƯTRANGTHIẾT BỊSẢNXUẤTKINHDOANH VÀHIỆUQUẢSẢNXUẤTKINHDOANH CỦACÔNG
TY TNHHNHÀNƯỚC MỘT THÀNHVIÊN KHOÁNG SẢNTHỪATHIÊN HUẾ..........................................................................25

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

2.1.TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦACÔNG TY.....................................................................................................................................25
2.1.1.Lịchsửhìnhthànhvàphát triển.........................................................................................................................25
2.1.1.1.Bộmáytổchứccủacôngty........................................................................................................................................25
2.1.1.2.Tìnhhìnhđầutưthiếtbịsảnxuấtcủacôngty.....................................................................................................................26

2.1.2.Tìnhhìnhtiêuthụsảnphẩmtrước vàsaukhi đầutưtrangthiếtbị sảnxuất kinhdoanh......................................................31
2.1.3.Phântíchcác chỉtiêuđánhgiáhiệuquảđầutưthiết bị sảnxuất củacôngty....................................................................33
2.2.YẾU TỐKỸTHUẬT HOẠT ĐỘNGCỦATHIẾT BỊSẢNXUẤT................................................................................................................33
2.2.1.Nguyênlýhoạtđộngchung.............................................................................................................................33
2.2.2.Tiêuchí lựachọnthiếtbị sảnxuất.......................................................................................................................35
2.2.3.Đặc điểmcủathiếtbị sảnxuất...........................................................................................................................36
2.3.CHIPHÍĐẦU TƯTHIẾT BỊSẢN XUẤT....................................................................................................................................37
2.3.1.Chi phí banđầu............................................................................................................................................37
2.3.2.Chi phí saukhi đầutưtrangthiếtbị sảnxuất..........................................................................................................41
2.4.HIỆU QUẢKINH TẾĐẦUTƯVÀO THIẾT BỊSẢNXUẤT...................................................................................................................42
2.5.HIỆUQUẢXÃHỘIVÀMÔITRƯỜNG KHIĐẦUTƯVÀO THIẾT BỊSẢNXUẤT..............................................................................................42
2.6.KẾT QUẢVÀHẠNCHẾCỦAĐẦU TƯTHIẾT BỊSẢN XUẤT................................................................................................................43
CHƯƠNG III:MỘTSỐ GIẢIPHÁPNÂNG CAOHIỆUQUẢ ĐẦUTƯTHIẾTBỊ SẢNXUẤT KINH DOANH VÀHIỆUQUẢ SẢNXUẤT KINH DOANH
CỦACÔNGTYTNHHNHÀ NƯỚC MỘTTHÀNHVIÊN
KHOÁNG SẢNTHỪA THIÊN HUẾ............................................................................................................................ 44
3.1.ĐẦU TƯĐỔIMỚIMÁYMÓC THIẾT BỊ..................................................................................................................................45
3.2.HOÀN THIỆNCÔNG TÁC BÃO DƯỠNG SỮACHỮAMÁY MÓCTHIẾT BỊ.................................................................................................45
3.3.NÂNG CAOTHỜIGIAN LÀM VIỆC CỦAMÁY MÓCTHIẾT BỊ .............................................................................................................47
3.4.BỐTRÍSỬ DỤNGHỢP LÝMÁY MÓCTHIẾT BỊ ..........................................................................................................................49
3.5.TĂNG CƯỜNGĐÀO TẠOVÀNÂNG CAOTRÌNHĐỘ CHO CÁN BỘ QUẢNLÝ VÀCÔNGNHÂNVẬN HÀNH MÁY...........................................................49

3.6.TĂNG CƯỜNGQUẢN TRỊCHIẾN LƯỢCKINHDOANH VÀPHÁT TRIỂNCÔNG TY.........................................................................................52
3.7.CÔNG TÁC QUẢNTRỊVÀTỔCHỨCSẢNXUẤT.........................................................................................................................52
PHẦN III: KẾTLUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................................... 54
1.KẾT LUẬN...............................................................................................................................................................54
2.KIẾN NGHỊ...............................................................................................................................................................55
TÀILIỆUTHAMKHẢO......................................................................................................................................... 56

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KH

Khấu hao

KTHL

Khai thác hầm lò

KVN

Khoáng vật nguyên

LNST

Lợi nhuận sau thuế




Quyết định

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TQ

Trung Quốc

UB

Ủy ban

UBND

Ủy ban nhân dân

VN

Việt Nam

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1: TRANGTHIẾT BỊ SẢNXUẤTCỦACÔNG TY....................................................................................................... 22
BẢNG 2: TÌNHHÌNHMUA SẮM MÁYMÓC THIẾTBỊ
CỦACÔNGTYGIAI ĐOẠN 2010- 2014...................................................................................................................... 27
BẢNG 3: CƠ CẤUHOẠTĐỘNG ĐẦUTƯPHÁTTRIỂN
CỦACÔNGTYGIAI ĐOẠN 2010– 2014...................................................................................................................... 28
BẢNG 4: TỶ LỆ CÁCHOẠT ĐỘNGĐẦUTƯPHÁT TRIỂN
CỦACÔNGTYGIAI ĐOẠN 2010- 2014...................................................................................................................... 28
BẢNG 5: TÌNHHÌNHTIÊUTHỤSẢN PHẨM CỦACÔNGTYGIAI ĐOẠN2010- 2014...................................................................31
BẢNG 6: KẾTQUẢSẢN XUẤTKINHDOANHCỦA CÔNG TY.............................................................................................. 31
BẢNG 7: THUNHẬPĐẦUTƯVÀ CHIPHÍ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN2010 –2104.....................................................................33
BẢNG 8: NGUỒN VỐN VÀVỐN ĐẦUTƯPHÁT TRIỂN
CỦACÔNGTYGIAI ĐOẠN 2010- 2014...................................................................................................................... 37
BẢNG 9: CHI PHÍ TRANGTHIẾT BỊ............................................................................................................................ 38
BẢNG 10:CHI PHÍHOẠT ĐỘNGCỦA CÔNG TY GIAIĐOẠN 2010 –2014...............................................................................41

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

BIỂUĐỒ1:TỶLỆ CÁC HOẠTĐỘNG ĐẦUTƯPHÁTTRIỂN
CỦACÔNGTYGIAI ĐOẠN 2010– 2014...................................................................................................................... 29
BIỂUĐỒ2: TÌNHHÌNHĐẦUTƯTRANG THIẾT BỊ
CỦACÔNGTYGIAI ĐOẠN 2010– 2014...................................................................................................................... 30
BIỂUĐỒ3:LỢI NHUẬNCỦA CÔNG TY TNHHNHÀNƯỚC
MỘT THÀNHVIÊNKHOÁNGSẢN THỪATHIÊNHUẾ..................................................................................................... 32

SƠĐỒ1:SƠĐỒ BỘMÁYTỔCHỨC CỦACÔNGTY....................................................................................................... 26
SƠĐỒ2: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ MỘTGIAI ĐOẠN SẢNXUẤTXỈ TITAN...................................................................................34

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp của quá trình sản
xuất chính vì thế việc hiện đại hoá máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức
quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn
tồn tại và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới công
nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất
lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng,
tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu…Nhờ vậy sẽ tăng
khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ thực sự là
hướng đi đúng đắn của một doanh nghiệp công nghiệp giàu tiềm năng.
Trang thiết bị sản xuất trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng

phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng
để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Trang thiết bị sản xuất đem lại sức
mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất dù
chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tàu sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trò
quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh
nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi… Trang thiết bị sản xuất
của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại hiệu quả
cao bất nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng, kho
tàng, cửa hàng, dây chuyền công nghệ, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có
mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dân cao…và thuận lợi về
giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vô hình rất lớn đó là lợi thế kinh
doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.
Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất của doanh nghiệp ảnh
hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng
phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất còn có công nghệ sản xuất tiên
tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng
SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

cao năng suất và chất lượng sản phẩm, còn nếu trình độ kỹ thuật sản xuất của doanh
nghiệp thấp kém hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng
suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.
Công Ty khai thác và chế biến các sản phẩm là tinh quặng Ilmenite, Rutile,

Monazite, Zircon , bột Zircon và xỉ titan, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng của
khách hàng trong nước và ngoài nước. Sản phẩm được dùng làm nguyên liệu đầu vào
cho nhiều ngành công nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất gạch,
gốm, thuỷ tinh, sơn, luyện kim và nguyên liệu đa dạng cho nhiều ngành công nghiệp
khác. Trên thực tế để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tăng năng suất lao động, tiết
kiệm nguồn nhân lực thì một phần nhờ vào thiết bị kỹ thuật của doanh nghiệp. Vậy, để
hiểu rõ hơn về hiệu quả đầu tư vào thiết bị sản xuất của Công ty và trên lý thuyết chưa
có ai nghiên cứu đề tài đó tại Công ty nên tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá tình
hình đầu tư trang thiết bị sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế”
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình đầu tư trang thiết bị máy móc và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty thông qua đó đề tài đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao đầu
tư vào trang thiết bị máy móc cũng như là hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trang thiết bị và hiệu
quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng sản
Thừa Thiên Huế.
- Thực trạng đầu tư trang thiết bị máy móc và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty về đầu tư trang thiết bị.
3. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Thu thập số liệu
- Đối với số liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin tại Công ty
TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế. Sử dụng phương pháp
nghiên cứu có sự tham gia của công nhân trong Công ty.
SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang


7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

- Đối với số liệu thứ cấp: Số liệu đã được công bố và xử lý về tình hình đầu tư
trang thiết bị của Công ty.
1.4. Xử lý số liệu
- Thông qua số liệu thu thập, tổng hợp được từ nguồn sơ cấp và thứ cấp, tiến
hành sử dụng các phần mềm thống kê, các phép toán để xử lý số liệu.
1.5. Phân tích số liệu
- Thống kê mô tả: Là sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (tỷ lệ %, tăng giảm tuyệt đối,
tương đối ) để mô tả và phân tích tình hình đầu tư trang thiết bị sản xuất và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế.
- Phân tích so sánh: Tiến hành so sánh năng suất lao động qua các năm từ
những kết quả đạt được trước và sau quá trình đầu tư trang thiết bị của Công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả đầu tư vào trang thiết bị sản xuất kinh doanh của Công ty trách nhiệm
hữu hạn Nhà nước một thành viên khoáng sản Thừa Thiên Huế.
1.7. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014.
- Về không gian: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên
khoáng sản Thừa Thiên Huế.
5. Kết cấu bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, khóa luận được chia làm 3
chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư vào trang thiết bị sản xuất và hiệu

quả sản xuất kinh doanh.
Chương II: Đánh giá tình hình đầu tư trang thiết bị sản xuất và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên
Huế.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư thiết bị sản xuất kinh
doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Khoáng sản Thừa Thiên Huế.
SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ VÀO
TRANG THIẾT BỊ SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Đầu tư
- Góc độ nguồn lực: Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt
động nào đó nhằm đem lại mục đích, mục tiêu của chủ đầu tư trong tương lai.
- Góc độ tài chính: Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu của chủ đầu tư
nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hòa vốn và sinh lời.
- Góc độ tiêu dùng: Đầu tư là sự hy sinh hay hạn chế mức tiêu dùng hiện tại để
thu về một mức tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
- “Hoạt động đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành
các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương

lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó”.
1.1.1.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng
hàng hoá khác”.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm
đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
- Hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết
quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại
lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với
lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối
với nhu cầu của thị trường.

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

1.1.1.3. Trang thiết bị
- Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế: Máy móc thiết bị có thể bao gồm:
những máy móc thiết bị không cố định và những máy nhỏ hoặc tập hợp các máy riêng
lẻ. Một loại máy cụ thể thực hiện một loại công việc nhất định.
- Theo tiêu chuẩn thẩm định giá khu vực: Máy móc thiết bị là một tài sản bao
gồm dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị và trong trường hợp đặc biệt có thể bao

gồm cả nhà xưởng.
+ Nhà xưởng, dây chuyền sản xuất bao gồm một dây chuyền các loại tài sản mà
trong đó có thể bao gồm các nhà xưởng, máy móc thiết bị.
+ Máy móc bao gồm những máy riêng biệt hoặc cả một cụm máy móc, một cái
máy là chủng loại thiết bị sử dụng năng lực máy móc, nó có một số chi tiết hay phụ
tùng tạo thành để thực hiện một loại công việc nhất định.
- Thiết bị phụ trợ: Là những tài sản phụ được sử dụng trợ giúp thực hiện các
chức năng của doanh nghiệp. Như vậy máy móc thiết bị được hiểu bao gồm nhà
xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc (và cả nhóm máy) và thiết bị phụ giúp sản xuất.
- Trang thiết bị là những tài sản hữu hình, phục vụ tạo ra thu nhập cho người chủ
sở hữu. Là những tài sản phụ trợ được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động máy móc.
1.1.2. Đặc điểm của hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có
thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
- Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật
thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với
khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các
chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình này càng
phát triển.
- Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho
công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể
kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động...
- Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận.

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

10


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Th.S Đào Duy Minh

1.1.3. Các vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh
nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động
sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các
nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà
doanh nghiệp đề ra. Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không
những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả
đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được
các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí tăng kết quả
nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư
cách là một công cụ quản trị kinh doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được
sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực
đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá
trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở
từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực
tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không
thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối
ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của
doanh nghiệp đã đề ra.
- Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như
là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với các nhà quản trị khi nói đến các
hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy
mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị
kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh.


SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.4.1. Các nhân tố bên ngoài
a. Môi trường pháp lý
- “Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình , quy phạm kỹ
thuật sản xuất...Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đểu tác động trực
tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp”.
- Môi trường pháp lý tạo môi trường hoạt động, một môi trường pháp lý lành
mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động SXKD của
mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng chú trọng đến các
thành viên khác trong xã hội, quan tâm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu lợi
nhuận. Ngoài ra các chính sách liên quan đến các hình thức thuế, cách tính, thu thuế có
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
- Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi doanh
nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của mình. Trong nền
kinh tế thị trường mở cửa hội nhập không thể tránh khỏi hiện tượng những doanh
nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh sẽ thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ. Nhà nước
đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp “yếu thế” có thể duy trì hoạt động
SXKD của mình và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho phù hợp với cơ chế, đường
lối kinh tế chung cho toàn xã hội.
- Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh

mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng thể sẽ lớn hơn, ngược lại,
nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động kinh doanh bất chính, sản xuất hàng
giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường
làm hại tới xã hội.
b. Môi trường chính trị, văn hóa – xã hội
- Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các
chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động
SXKD của các doanh nghiệp.

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

12


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

- Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước
ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt
động SXKD của mình. Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không
những hoạt động hợp tác SXKD với các doanh nghiệp nước ngoài hầu như là không có
mà ngay hoạt động SXKD của doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều bất ổn.
- Môi trường văn hoá- xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục
tập quán, trình độ, lối sống của người dân... Đây là những yếu tố rất gần gũi và có ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị
hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất.
Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hoá- xã hội quy định.
c. Môi trường kinh tế

- Môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả
SXKD của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của Chính
phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế, tỷ lệ
lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại...luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến
các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả va hiệu quả hoạt động
SXKD của từng doanh nghiệp.
- Là tiền đề để Nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như: chính sách
tài chính, các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động
đầu tư,… Ảnh hưởng cụ thể đến kế hoạch SXKD và kết quả SXKD của Công ty.
- Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ cạnh tranh
cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mình. Một môi
trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát triển, cùng
hướng tới mục tiêu hiệu quả SXKD của mình. Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý
kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt động và có các
chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.

d. Môi trường thông tin
SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

- Trong nền kinh tế thị trường cuộc cách mạng về thông tin đang diễn ra mạnh
mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Để làm bất kỳ một khâu nào của quá
trình SXKD cần phải có thông tin, vì thông tin bao trùm lên các lĩnh vực, thông tin để
điều tra khai thác thị trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin về kỹ thuật sản xuất,

thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin
về kinh nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp đi trước.
Doanh nghiệp muốn hoạt động SXKD của mình có hiệu quả thì phải có một hệ thống
thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Ngày nay thông tin được coi là đối tượng kinh
doanh, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế thông tin hoá.
- Biết khai thác và sử dụng thông tin một cách hợp lý thì việc thành công trong
kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp doanh nghiệp xác định
phương hướng kinh doanh tận dụng được thời cơ hợp lý mang lại kết quả kinh doanh
thắng lợi.
e. Môi trường quốc tế
- Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay thì môi trường quốc tế có
sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Các xu hướng,
chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động về chính trị, những cuộc bạo
động, khủng bố, những khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thái độ hợp tác làm ăn của
các quốc gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hoá có liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
không chỉ với những doanh nghiệp. Môi trường quốc tế ổn định là cơ sở để các doanh
nghiệp tiến hành nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của mình.
1.1.4.2. Các nhân tố bên trong
a. Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức
- Hoạt động SXKD của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị của
doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh
doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất,huy động nhân sự, kế hoạch, chiến lược
tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra, đành giá
và điều chỉnh các quá trình trên, các biện pháp cạnh tranh, các nghĩa vụ với nhà nước.

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

14



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

Vậy sự thành công hay thất bại trong SXKD của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào vai trò điều hành của bộ máy quản trị .
- Bộ máy quản trị hợp lý, xây dựng một kế hoạch SXKD khoa học phù hợp với
tình hình thực tế của doanh nghiệp, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các thành
viên trong bộ máy quản trị, năng động nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tiếp cận thị
trường bằng những chiến lược hợp lý, kịp thời nắm bắt thời cơ, yếu tố quan trọng là bộ
máy quản trị bao gồm những con người tâm huyết với hoạt động của công ty sẽ đảm
bảo cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
- Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các phòng ban, các chức vụ trong doanh nghiệp,
sự sắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thế mạnh của từng bộ phận và của từng cá
nhân được phát huy tối đa thì hiệu quả công việc là lớn nhất, khi đó không khí làm
việc hiệu quả bao trùm cả doanh nghiệp. Không phải bất lỳ một doanh nghiệp nào
cũng có cơ cấu tổ chức hợp lý và phát huy hiệu quả ngay, việc này cần đến một bộ
máy quản trị có trình độ và khả năng kinh doanh, thành công trong cơ cấu tổ chức là
thành công bước đầu trong kế hoạch kinh doanh.
- Ngược lại nếu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bất hợp lý, có sự chồng chéo về
chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng, các bộ phận hoạt động kém hiệu quả, không khí
làm việc căng thẳng cạnh tranh không lành mạnh, tinh thần trách nhiệm và ý thức xây
dựng tổ chức bị hạn chế thì kết quả hoạt động SXKD sẽ không cao.
b. Nhân tố lao động và vốn
- Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp, kết hợp các
yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, để doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là vấn đề lao động.
Công tác tuyển dụng được tiến hành nhằm đảm bảo trình độ và tay nghề của người lao
động. Có như vậy thì kế hoạch sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD mới

thực hiện được. Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành hoạt động
SXKD và công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành
hoạt động SXKD có hiệu quả cao.
- Trong quá trình SXKD lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể có những
sáng tạo khoa học và có thể áp dụng vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

SXKD. Lực lượng lao động tạo ra những sản phẩm (dịch vụ) có kiểu dáng và tính
năng mới đáp ứng thị hiếu thị trường làm tăng lượng hàng hoá dịch vụ tiêu thụ được
của doanh nghiệp, tăng doanh thu làm cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Lực lượng lao động là nhân tố quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất lao
động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác như vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu
nên tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD. Ngày nay hàm lượng khoa học
kỹ thuật kết tinh trong sản phẩm ngày càng lớn đòi hỏi người lao động phải có mộ
trình độ nhất định để đáp ứng được các yêu cầu đó, điều này phần nào cũng nói lên
tầm quan trọng của nhân tố lao động.
- Bên cạnh nhân tố lao động của doanh nghiệp thì vốn cũng là một đầu vào có vai
trò quyết định đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả
năng tài chính không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động SXKD
ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị tiếp thu công nghệ
sản xuất hiện đại hơn nhằm làm giảm chi phí, nâng cao những mặt có lợi, khả năng tài
chính còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động khai thác và sử

dụng tối ưu đầu vào.
c. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật
- Doanh nghiệp phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận động và đổi
mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh vực sản xuất
của doanh nghiệp mình. Vấn đề này đóng một vai trò hết sức quan trọng với hiệu quả
hoạt động SXKD vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗ đứng trong thị
trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại khác.
- Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình để
tận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hay
tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trwn thị trường nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
d. Vật tư, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư nguyên liệu của
doanh nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

- Đây cũng là bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động SXKD.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài những yếu tố nền tảng cơ sở thì
nguyên liệu đóng vai trò quyết định, có nó thì hoạt động SXKD mới được tiến hành.
- Kế hoạch SXKD có thực hiện thắng lợi được hay không phần lớn phụ thuộc
vào nguồn nguyên liệu có được đảm bảo hay không.
1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Giá trị hiện tại thuần (NPV) là tổng giá trị hiện tại của dòng thu nhập thuần mà
đầu tư mang lại trong cả vòng đời của thiết bị.

Trong đó: Bt là thu nhập đầu tư của năm t.
Ct là chi phí đầu tư của năm t.
n là số năm đầu tư.
r là tỷ suất chiết khấu.
t là thời gian.
- Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR).

1.2. Cơ sở thực tiễn về đầu tư trang thiết bị và hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản.
1.2.1. Hiệu quả kinh tế đầu tư
1.2.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế đầu tư
- Theo sách Giáo trình kinh tế đầu tư – Th.S Hồ Tú Linh – Đại học Kinh tế Huế:
“Hiệu quả kinh tế đầu tư là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện, các mục
tiêu hoạt động của chủ thể đầu tư và chi phí mà chủ thể bỏ ra đẻ có được kết quả đó
trong những điều kiện nhất định”.

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

- Theo nhà kinh tế học người Anh Adamsimith cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là kết
quả trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá, hiệu quả kinh tế được đo

bằng kết quả hiệu số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó”.
- Hiệu quả kinh tế đầu tư là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Từ
khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biễu diễn khái quát phạm trù
hiệu quả kinh tế như sau:

Trong đó: H là hiệu quả kinh doanh.
K là kết quả kinh doanh.
C là hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.
- Như vậy hiệu quả kinh tế đầu tư là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm
đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
1.2.1.2. Bản chất hiệu quả kinh tế đầu tư
- Bản chất của hiệu quả kinh tế đầu tư chính là hiệu quả của lao động xã hội,
được xác định bằng cách so sánh giữa chất lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được
với lượng hao phí lao động xã hội. Do vậy thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí
lao động xã hội. Và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi
phí dựa trên những điều kiện hiện có.
- Bản chất của hiệu quả kinh tế đầu tư là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt

động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy
móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

1.2.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế đầu tư

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

18



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế đầu tư để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư
trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tức là phân tích đầy đủ, toàn diện những
đóng góp thực sự của dự án vào việc phát triển nên kinh tế quốc gia và việc thực hiện
các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế đầu tư để chỉ ra đóng góp thực sự của dự án vào tất
cả các mục tiêu phát triển (kinh tế và không kinh tế) của đất nước, vào lợi ích chung
của toàn xã hội.
- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế đầu tư để đưa ra quyết định có nên thực hiện đầu
tư hay không.
- Để đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động đầu tư ở hiện tại
và tương lai.
1.2.1.4. Cách xác định hiệu quả kinh tế đầu tư
- So sánh giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất.
Hiệu quả sản xuất = Kết quả sản xuất – Chi phí sản xuất
- So sánh giữa kết quả kinh doanh và hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.

Trong đó: H là hiệu quả kinh doanh.
K là kết quả kinh doanh.
C là hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.
- So sánh phần tăng thêm của kết quả sản xuất với phần tăng thêm của chi phí
sản xuất.

Trong đó: H là hiệu quả kinh doanh.
ΔK là phần tăng thêm của kết quả sản xuất.
ΔC là phần tăng thêm của chi phí sản xuất.

1.2.2. Đầu tư trang thiết bị cho công ty
SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

1.2.2.1. Đầu tư và các khái niệm liên quan
- Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó
nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn
lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
- Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là một bộ phận của đầu tư phát triển, là
hoạt động chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt
động và làm tang them tài sản của doanh nghiệp, tạo them việc làm và nâng cao đời
sống của các thành viên trong đơn vị.
- Vốn đầu tư là phần tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh – dịch
vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng
trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn
hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt cho mỗi gia đình.
- Trang thiết bị là những tài sản hữu hình, phục vụ tạo ra thu nhập cho người chủ
sở hữu. Là những tài sản phụ trợ được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động máy móc.
1.2.2.2. Đặc điểm các hoạt động đầu tư
- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cho các hoạt động đầu tư thường rất lớn.
- Vốn đầu tư nằm khe đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
- Thời kỳ đầu tư kéo dài.
- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.
- Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao.

1.2.2.3. Phân loại hoạt động đầu tư
a. Theo hoạt động các kết quả đầu tư
- Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc
mua chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất phụ thuộc vào kết quả
sản xuất kinh doanh của công ty phát hành.
- Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hoá và
sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán.
Hai loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm tăng tài sản tài
chính của người đầu tư. Tuy nhiên, chúng đều có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển.

SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Đào Duy Minh

- Đầu tư phát triển: Là hoạt động đầu tư mà trong đó người có tiền bỏ tiền ra để
tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản
xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm,
nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây
dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng và đào
tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của
các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm
lực mới cho nền kinh tế xã hội.
b. Theo chủ thể đầu tư
- Đầu tư nhà nước.
- Đầu tư doanh nghiệp.

- Đầu tư cá nhân.
c. Theo nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn trong nước.
- Nguồn vốn nước ngoài.
d. Theo mức độ quản lý của chủ đầu tư
- Đầu tư gián tiếp: Trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành
quá trình quản lý, quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp: Trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quá trình điều hành,
quản lý quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp được phân
thành hai loại sau:
+ Đầu tư dịch chuyển: Là loại đầu tư trong đó người có tiền mua lại một số cổ
phần đủ lớn để nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Trong trường hợp
này việc đầu tư không làm gia tăng tài sản mà chỉ thay đổi quyền sở hữu các cổ phần
doanh nghiệp.
+ Đầu tư phát triển: Là việc bỏ Vốn đầu tư để tạo nên những năng lực sản xuất
mới (về cả lượng và chất) hình thức đầu tư này là biện phát chủ yếu để cung cấp việc
làm cho người lao động, là tiền đề đầu tư gián tiếp và đầu tư dịch chuyển.
e. Theo góc độ tái sản xuất
SVTH: Đỗ Thị Lệ Giang

21


×