Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Hiệu quả kinh tế dự án sản xuất trà rau má ở HTX quảng thọ II, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.51 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:

HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN SẢN XUẤT
TRÀ RAU MÁ TẠI HỢP TÁC XÃ QUẢNG THỌ II,
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên: Lê Thị Kim Hiếu

Giáo viên hướng dẫn:

Lớp

: K46 C KH-ĐT

Ths Phạm Thị Thanh Xuân

MSV

: 1240110146

Huế 2016

1


Lời Cảm Ơn


Để hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp cũng như hoàn thành
khóa học chuyên ngành Kế hoạch – Đầu tư, em đã nhận được sự chỉ
dạy tận tình, những kinh nghiệm quý báu và kiến thức bổ ích từ
Thầy, Cô giáo Bộ môn Kế hoạch – Đầu tư, KHoa Kinh tế & Phát triển,
Trường Đại học Kinh tế Huế.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu cùng
quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tạo một môi
trường học tích cực và vui vẻ cho em cũng như các bạn sinh viên trong
Trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo – Thạc sĩ
Phạm Thị Thanh Xuân. Cô đã dành nhiều thời gian và tâm huyết của
mình để hướng dẫn em thực hiện tốt Khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời, em cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể cán
bộ, thành viên trong hợp tác xã nông nghiệp Quảng Thọ II đã giúp
đỡ, tạo điều kiện hướng dẫn nhiệt tình cho em trong thời gian thực
tập tại cơ sở.
Cuối cùng, em xin được cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ,
động viên em trong thời gian hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.
Những người đồng hành cùng em trong suốt thời gian vừa qua.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em không tránh khỏi sai sót.
Kính mong nhận được sự góp ý từ phía Thầy, Cô và các bạn để bài
làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Kim Hiếu

2



MỤC LỤC

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐKKD

: Điều kiện kinh doanh

ĐVT

: Đơn vị tính

HTX

: Hợp tác xã

NN

: Nông nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân

VietGAP

: Vietnamese Good Agricultural Practices


4


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

5


DANH MỤC BẢNG

6


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Rau an toàn” hay “thực phẩm sạch” là những cụm từ không chỉ được nhắc nhiều
mà còn là vấn đề đang được sự quan tâm đặc biệt của người dân. Đời sống người dân
ngày càng được nâng cao, cuộc sống ngày càng cải thiện, con người càng có xu hướng
sử dụng rau an toàn để bảo vệ sức khỏe, làm đẹp từ thiên nhiên và từ các loại thảo
dược. Những mô hình trồng rau sạch, rau an toàn ngày càng được nhân rộng. Bên cạnh
đó sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản đã nâng cao giá trị của các sản
nông nghiệp.
Rau má là một loại rau thông dụng thường được người dân Việt Nam nói chung
và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng dùng để chế biến các món ăn bổ mát, ép nước hoặc
chế biến thành trà. Trà rau má là loại trà được chiết xuất từ lá rau má. Nó có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết cơ thể, tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má ở
trong trà có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo
trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu.
Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền được xem là một “vựa” rau má lớn của tỉnh
Thừa Thiên Huế, với diện tích trồng rau má 44,5 ha (năm 2015). Người dân ở đây

phần lớn sống chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp, đặt biệt sản xuất rau
má đã đem lại thu nhập cao cho người dân. Thực hiện các chính sách, chủ trương của
Tỉnh và các chương trình hỗ trợ khuyến nông, HTX Quảng Thọ II đã chuyển đổi
phương thức trồng rau má truyền thống sang mô hình rau an toàn. Việc trồng rau má
an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần nâng cao chất lượng rau, tăng giá trị kinh
tế và có tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh
học, đồng thời đáp ứng đầu vào nguyên liệu cho việc tiến hành dự án sản xuất trà rau
má ở HTX Quảng Thọ II.
Trà rau má Quảng Thọ II không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường
Thừa Thiên -Huế mà còn rất được ưa chuộng ở các tỉnh miền Nam và miền Trung.
Vì vậy, nghiên cứu các vấn đề về sản xuất, chế biến và thị trường có ý nghĩa quan
trọng trong sự phát triển kinh tế của HTX Quảng Thọ II, xã Quảng Thọ và tỉnh

7


Thừa Thiên Huế. Để thương hiệu trà rau má Quảng Thọ II ngày càng có uy tín thì
phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của HTX Quảng Thọ II trong việc nâng cao hiệu quả
sản xuất, vừa đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào cho sản
xuất, vừa giải quyết tốt bài toán đầu ra cho sản phẩm.
Xuất phát từ những lý do đó, em quyết định lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế
dự án sản xuất trà rau má ở HTX Quảng Thọ II, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế dự án sản xuất trà rau má ở HTX Quảng Thọ II, huyện

2.1.

-


Quảng Điền, tỉnh TT Huế.
Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế dự án sản xuất trà rau má.
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường dự án sản xuất trà rau má ở HTX

-

Quảng Thọ II, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế dự án sản xuất trà rau má.

2.2.

3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.
3.1.1.

Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
Số liệu sơ cấp
Thu thập thông tin tình hình sản xuất rau má, tác động của dự án sản xuất trà rau
má của HTX Quảng Thọ II đến người dân dựa trên phiếu điều tra.
Phỏng vấn trực tiếp 50 hộ sản xuất rau má trên địa bàn HTX Quảng Thọ II, các

hộ sản xuất được chọn một cách ngẫu nhiên.
3.1.2. Số liệu thứ cấp
Những tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài được thu thập
thông qua báo cáo, tài liệu tham khảo, sách báo, kết quả nghiên cứu trước đây, trong
các thư viện và internet.

8



3.2. Phương pháp phân tích
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
-

Số tuyệt đối.

-

Số tương đối.

-

Số bình quân.
3.2.2.

Phương pháp phân tích độ nhạy

Phân tích sự biến động của hiệu quả khi chi phí sản xuất, giá và các yếu tố đầu
vào khác thay đổi. Những tính toán nhằm mục đích đo lường các yếu tố ảnh hưởng
đến dự án, với những giả định thì dự án có thực thi hay không.
3.2.3.

Phương pháp phân tích lợi ích- chi phí

Phân tích chi phí- lợi ích (CBA) là một quá trình có hệ thống để tính toán và so
sánh lợi ích và chi phí của một dự án chính sách, hoặc quyết định chính phủ. Để xác
định có nên ra quyết định đầu tư hay không (tính đúng đắn/ khả thi). Cung cấp một cơ
sở để so sánh dự án. Nó liên quan đến việc so sánh tổng chi phí dự kiến của từng lựa

chọn so với tổng lợi ích dự kiến, để xem liệu những lợi ích có lớn hơn chi phí, và lớn
hơn bao nhiêu. CBA có liên quan, nhưng khác với phân tích tính hiệu quả chi phí.
Trong CBA, lợi ích và chi phí được thể hiện về tiền bạc, và được điều chỉnh cho
các giá trị thời gian của tiền, để tất cả các dòng chảy của lợi ích và dòng chảy của chi
phí dự án theo thời gian.
3.2.4.

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Được sử dụng để tham vấn ý kiến của cơ sở sản xuất là các nhà quản lý, các cán
bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông và hộ sản xuất có kinh nghiệm sản xuất rau má lâu
năm về những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, chế biến rau má. Những thông
tin thu thập là các căn cứ chính xác, trung thực, khách quan, có ý nghĩa thực tiễn làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất trà rau má.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kinh tế dự án sản xuất trà rau má xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền,

9


4.2.

tỉnh Thừa Thiên Huế
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tình hình trồng và sản xuất rau má ở HTX Quảng Thọ II, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Về thời gian: Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất trà rau má của HTX thu thập

trong hai năm 2014-2015 và hiệu quả sản xuất trà rau má thu thập trong năm 2015.

10


PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Hiệu quả kinh tế

1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế
Trong bối cảnh nguồn lực sản xuất có hạn, đòi hỏi người sản xuất phải khai thác
có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra lượng hàng hóa lớn nhất với chi phí lao động xã
hội thấp nhất. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng có
thể tóm tắt thành 3 quan điểm sau:
 Quan điểm thứ nhất cho rằng “ Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả

thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan điểm này, hiệu quả đầu tư
được thể hiện bằng công thức sau: H = Q/C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra.
Quan điểm này có ưu điểm là phản ánh rõ việc sử dụng nguồn lực thông qua chi
phí sản xuất, nhược điểm là không phản ánh quy mô hiệu quả đầu tư. Theo quan điểm
này chưa phân tích được tác động, sự ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực tự nhiên.
 Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa tỷ giá sản xuất đạt

được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó và được thể hiện dưới dạng công
thức tính là: H = Q – C

Trong đó: H là hiệ quả kinh tế
Q là kết quả đạt được,
C là chi phí bỏ ra.
Ở đây phản ánh quy mô đầu tư, song không rõ ràng và chưa phản ánh hết mong
muốn của nhà sản xuất kinh doanh, chưa xác định được năng suất lao động xã hội khả
năng cung cấp sản phảm cho xã hội của các cơ sở sản xuất có lợi nhuận như nhau.
 Quan điểm thứ ba: Khác với những quan điểm trên, trước tiên phải xem xét hiệu quả

trong thành phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất, hiệu quả kinh tế biểu hiện
bằng tỷ số phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí theo quan điểm

11


này được thể hiện qua công thức:
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
là phần tăng thêm của kết quả thu được
là phần tăng thêm của chi phí
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta biết được mức độ sử dụng các nguồn lực
trong quá trình sản xuất đã đạt hiệu quả hay chưa, đã tối ưu hóa các chi phí sản xuất
chưa. Đồng thời biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả để từ đó có biện pháp
khắc phục hợp lý. Đánh giá hiệu kinh tế còn là căn cứ để xác định mục tiêu phương
hướng sản xuất trên cơ sở những cái đạt được và chưa đạt được.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và sự phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày
càng tăng cho mỗi thành viên trong xã hội. Trong qua trình sản xuất của con người
không đơn thuần chỉ chú ý đến hiệu quả kinh tế, còn phải xem xét đánh giá hiệu quả
xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái.
Từ những quan điểm trên chúng ta có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế như
-


sau:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế, nâng
cao chất lượng hoạt động kinh tế là tăng cường sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Đây
đòi hỏi tính khách quan của nền kinh tế sản xuất của xã hội, do yêu cầu của công tác
quản lý kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động kinh

-

tế đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là một
lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra khối lượng sản phẩm lớn nhất, điều đó
cho thấy quá trình sản xuất có sự liên kết mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố

-

đầu ra, là sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là vấn đề trung tâm của mọi quá trình kinh tế, có liên quan đến tất cả

-

các phạm trù và quy luật kinh tế khác.
Hiệu quả kinh tế gắn liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức là

-

giảm đến mức tối thiểu chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo thành.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển kinh tế - xã
hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần cho mọi đối tượng

trong xã hội.

12


Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với đặc điểm sản xuất
nông nghiệp. Là tổng hợp các chi phí về lao động, vật chất để sản xuất ra sản phẩm
nông nghiệp. Nó thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng
chi phí lao động và vật chất bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp
phải tính đến việc sử dụng đất đai, các nguồn dự trữ vật chất lao động trong nông
nghiệp, tức là sử dụng các nguồn lực tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp. Các tiềm
năng này bao gồm: vốn sản xuất, vốn lao động và đất đai.
1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Phân loại hiệu quả kinh tế là hết sức thiết thực, nó là phương thức để các tổ chức
xem xét đánh giá kết quả mà mình đạt được và là cơ sở để thành lập các chính sách,
chiến lược, kế hoạch kinh doanh của mình.
Căn cứ vào nội dung mà người ta phân thành:
Hiệu quả kinh tế: Được thể hiện ở mức độ đặc trưng quan hệ giữa lượng kết quả đạt
*

-

được và chi phí bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế phải xem xét đầy đủ mối quan hệ,
kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đôi. Hiệu quả kinh tế
ở đây được hiểu bằng tổng giá trị sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi
-

nhuận, mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.
Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả về mặt xã
hội) và tổng chi phí xã hội gánh chịu. Hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với


-

các loại hiệu quả khác và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người.
Hiệu quả môi trường: Là hiệu quả vừa mang tính lâu dài vừa đảm bảo lợi ích trước
mắt, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và

-

môi trường sinh thái.
* Theo phạm vi, hiệu quả kinh tế được phân thành:
Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là xem xét hiệu quả kinh tế cho toàn bộ nền kinh tế. Dựa
vào chỉ tiêu này chúng ta đánh giá một cach toàn diện tình hình sản xuất và phát triển
sản xuất của nền kinh tế, hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước tác động đến

-

nền kinh tế xã hội nói chung.
Hiệu quả kinh tế ngành: Nền kinh tế quốc dân bào gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
sản xuất. Mỗi ngành lại được chia thành nhiều ngành nhỏ ( VD: ngành nông nghiệp,
công nghiệp; được chia thành các ngành nhỏ như: ngành trồng trọt, chăn nuôi, công
nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ…). Trong hiệu quả kinh tế người ta tính toán hiệu quả

13


-

riêng cho mỗi ngành sản xuất.
Hiệu quả kinh tế vùng: Phản ánh hiệu quả kinh tế của một vùng (vùng kinh tế, vùng


-

lãnh thổ).
Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức sản xuất: Đánh giá hiệu quả các quy mô khác

nhau như: quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.
* Căn cứ theo các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương thức tác động vào sản xuất thì
-

hiệu quả kinh tế gồm có:
Hiệu quả sử dụng lao động và các yếu tố tài nguyên như: đất đai, nguyên liệu, năng

-

lượng.
Hiệu quả sử dụng vốn, máy móc, thiết bị.
Hiệu quả áp dụng kỹ thuật mới và quản lý.
1.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành kinh tế dặc thù với những đặc điểm riêng biệt, vì vậy
mà đầu tư trong nông nghiệp cũng có những nét đặc trưng riêng, không giống bất cứ
một ngành kinh tế nào trong nền kinh tế.
*

Đất đai

Đặc trưng thứ nhất là đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp là quá trình thực hiện một
công cuộc đầu tư cũng như việc thu hoạch những kết quả của nó chịu ảnh huởng nhiều
của các điều kiện tự nhiên. Điều đặc trưng này là do đặc điểm ngành nông nghiệp chi
phối. Đầu tiên, khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, do đất đai là tư liệu sản xuất chủ

yếu nên chúng ta phải nghiên cứu rất kĩ về các điều kiện của đất , chất lượng và đặc
điểm của đất và đặc điểm về địa hình. Bởi vì đất tốt hay xấu ảnh hưởng rất mạnh tới
quá trình thực hiện đầu tư và thành quả thu được. Nếu đất tốt thì cây trồng phát triển
thuận lợi, có xây dựng hạ tầng cơ sở thì cũng giảm chi phí và ngược lại. Nghiên cứu về
đất còn cho chúng ta biết nên trồng loại cây nào, nên nuôi loại động vật gì, để từ đó có
kế hoạch sản xuất.Địa hình cũng có ảnh hưởng tới đầu tư, nếu địa hình bằng phẳng thì
có thể đầu tư nhiều loại cây trồng, vật nuôi thích hợp cho vùng đồng bằng, đỡ tốn công
san lấp và thuận lợi về giao thông do vậy vận chuyển các nông sản mang ra thị trường
nhanh và đảm bảo tươi sống. Khi đầu tư dựa vào điều kiện của địa hình để có những
chính sách đầu tư phù hợp nhất.

14


*

Khí hậu

Khí hậu ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, nó có ảnh hưởng mạnh tới
kết quả của sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như khi tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống
thuỷ lợi thì thường tiến hành vào mùa nước cạn, bởi khi nước lên thì việc xây dựng rất
khó và cực kì tốn kém. Do vậy mà khi đầu tư vào nông nghiệp các nhà đầu tư phải
nghiên cứu rất kĩ đặc điểm tự nhiên của từng vùng để có thể có những công cuộc đầu
tư mang hiệu quả cao hoặc có những biện pháp phòng tránh ảnh hưởng xấu của tự
nhiên hữu hiệu.
*

Tính thời vụ

Do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên đầu tư trong nông nghiệp cũng mang

tính thời vụ khá rõ rệt. Rất nhiều hoạt động đầu tư trong nông nghiệp phải nghiên cứu
thời điểm đầu tư và chọn khu vực điểm điểm đầu tư. Bởi vì, trồng trọt và chăn nuôi
không thể tiến hành quanh năm cho nên chọn thời điểm để sản xuất là rất cần thiết.Do
vậy khi đầu tư vào một loại đối tượng nào đó thì ta chỉ có thể bắt đầu đầu tư tại một
thời gian rõ ràng và cố định trong năm, như trồng cây thì thường phải vào mùa xuân.
Tuy nhiên , với trình độ khoa học phát triển chúng ta có thể đầu tư đa dạng và với
khoảng thời gian rộng hơn.
*

Vốn đầu tư

Một đặc trưng nổi rõ của đầu tư trong nông nghiệp đó là nó đỏi hỏi một lượng vốn
đầu tư khá lớn, có độ rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn nhiều so với các
ngành , lĩnh vực khác.Cụ thể, khi ta tiến hành đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng (như hệ
thống thuỷ lợi) hay khoa học công nghệ thì lượng vốn đầu tư thất không nhỏ chút nào.
Ví dụ như để phát hiện ra một loại giống mới cho sản xuất nông nghiệp thì lượng vốn bỏ
ra và số nhà khoa học cần cho nghiên cứu không thua kém để cho một sản phẩm công
nghiệp mới ra đời. Hoặc chi phí để xây một hệ thống thuỷ lợi cũng không kém việc xây
dựng một nhà máy hay một khách sạn du lịch. Vì vậy mà khi đầu tư , đỏi hỏi các nhà
đầu tư phải có những chính sách biện pháp huy động đủ vốn và kịp tiến độ.

15


*

Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nông thôn cũng là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả

kinh tế. Chúng bao gồm các công trình giao thông, thủy lợi, thông tin, các dịch vụ về

sản xuất, khoa học và kỹ thuật, sự hỗ trợ của công nghệ chế biến nông sản và sự hình
thành các vùng chuyên môn hóa.
* Biện pháp kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất
Điều này có nghĩa là cải tiến, đổi mới các biện pháp kỹ thuật công nghệ trong
sản xuất kinh doanh nông nghiệp có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng tiết kiệm các
nguồn lực. Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp giảm chi phí sản xuất, đa dạng
hóa sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
* Chính sách của chính phủ
Các chính sách về giá, thuế hay các chương trình khuyến nông, dự án, đề án phát
triển kinh tế xã hội, phát triển cơ sở hạ từng, phát triển giáo dục có tác động đến kết
quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
* Cơ cấu thị trường
Bao gồm thị trường các nguyên liệu đầu vào và đầu ra sản phẩm trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Ví dụ như tính cạnh tranh, môi trường cạnh tranh cũng là điều
kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Tóm lại , hoạt động đầu tư trong nông nghiệp có những nét riêng, chính vì những
nét này mà các nhà đầu tư thường không muốn bỏ vốn của mình đầu tư vào ngành nồng
nghiệp, hoặc có thì cũng rất ít. Do vậy để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển thì đòi hỏi
chính phủ mỗi nước phải có những chính sách khuyến khích , hỗ trợ đầu tư nhằm thu
hút vốn đầu tư và bản thân nhà nước phải bỏ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở.
1.2.

Hệ thống các chi tiêu nghiên cứu

1.2.1. Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong
một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau:
GO =
Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất trong một chu kỳ hoặc một năm.
: Năng suất bình quân trong một chu kỳ hoặc một năm.

: Gía bình quân 1kg trà rau má.

16


Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ hoặc một năm sản xuất đơn vị
sản xuất tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị bao nhiêu.
1.2.2. Khấu hao
Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài
sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định
được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định .
Trong bài tác giả sử dụng phương pháp khấu theo đường thẳng, công thức:
Mức khấu hao = Nguyên giá/Thời gian khấu hao
1.2.3. Giá trị hiện tại ròng ( Net present value): NPV
Giá trị hiện tại ròng được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các
khoản thu với giá trị hiện tại của các khoản chi phí đầu tư dự án
Giá trị hiện tại ròng cho biết quy mô lợi ích của dự án, được tính theo mặt bằng
thời gian ở hiện tại.
Trong đó:
n: là số năm hoạt động của thời kỳ đánh giá
t: thời gian (t=0,1…n)
: doanh thu thuần của năm t.
: chi phí của năm t.
: tỷ suất chiết khấu.
- Nếu dự án có NPV lớn hơn hoặc bằng 0 thì dự án đó đáng giá về mặt tài chính.
- Nếu dự án có nhiều phương án loại bỏ nhau thì phương án có NPV lớn nhất là
phương án đáng giá nhất về mặt tài chính.
1.2.4. Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ ( Internal rate of return): IRR
Chi tiêu này được gọi là hệ số hoàn vốn nội bộ, chính là lãi suất chiết khấu (IRR)
mà ứng với mức lãi suất này thì thu nhập của dự án vừa đủ hoàn vốn đầu tư, có thể nói

cách khác là IRR là lãi suất tính toán mà ứng với giá trị hiện tại ròng NPV bằng 0.
Tỷ suất này được xác định bằng nghiệm của phương trình:
Trong đó:
: là một IRR tự do bất kỳ để cho >0.

17


: là một IRR tự do bất kỳ để cho <0.
1.2.5. Tỷ số lợi ích/chi phí ( Benefit/cost): B/C
Là tỷ số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của một dự án đầu tư tính theo
hiện giá.
Công thức tính:
Trong đó:
n: là số năm hoạt động hoặc là số năm đánh giá.
t: là năm thứ t của dự án.
: là doanh thu thuần của dự án năm t.
: là chi phí của năm t.
r: là tỷ suất chiết khấu.

18


1.2.6. Thời gian hòa vốn
Là khoảng thời gian cần thiết được tính bằng năm, tháng để thu nhập của dự án
vừa đủ bù đắp được chi phí đầu tư đã bỏ ra.
Công thức tính toán như sau:
Trong đó:
n: số năm hoạt động hoặc số năm trong thời kỳ đánh giá.
t: năm thứ t của dự án, t >0.

: là doanh thu thuần của dự án năm t.
: là chi phí của năm t.
r: là tỷ suất chiết khấu.
Tùy theo đặc điểm của dự án và lĩnh vực đầu tư ngân hàng Việt Nam quy định
thời gian hoàn vốn đầu tư tối đa (định mức) như sau:
-

Hoạt động thương mại, dịch vụ, đầu tư chiều sâu, tiểu thủ công nghiệp, cây công

-

nghiệp ngắn ngày: T không lớn hơn 5 năm.
Ngành công nghiệp nhẹ: T không lớn hơn 7 năm.
Công trình công nghiệp nặng, cây công nghiệp dài ngày: T không lớn hơn 7 năm.
* Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng đầu vào không an
toàn và đại lượng đầu ra.

-

Các đại lượng đầu vào không an toàn thường là:
Mức lãi suất tính toán trong dự án
Sản lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ
Giá cả đơn vị sản phẩm dịch vụ
Chi phí khả biến
Thời kỳ hoạt động của dự án
Các đại lượng đầu ra bị ảnh hưởng là:
Giá trị hiện tại thuần (NPV)
Tỷ lệ thu hồi nội tại (IRR)
Thời gian thu hồi vốn có xét yếu tố thời gian của tiền tệ

Điểm hòa vốn
Nếu kết quả phân tích cho thấy: Sự thay đổi bất lợi của các đại lượng đầu vào mà
dự án vẫn có hiệu quả thì đó là một dự án chắc chắn, có thể triển khai được. Còn trong
trường hợp ngược lại, phải có biện pháp đề phòng hoặc khước từ dự án.
1.3.

Vai trò và quy trình kỹ thuật sản xuất trà rau má

19


1.3.1. Vai trò
Rau má, Tích Tuyết Thảo hay Liên Tiền Thảo tên khoa học là Centerlla asiatica,
là một loại rau thông dụng, sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Rau má là cây rau dại
thuộc họ Hoa tán Umnelliferae, thường mộc ở những nơi ẩm ướt như thung lũng, bờ
mương thuộc vùng nhiệt đới Việt Nam, Lào… Cây rau má có thân nhẵn, mộc lan trên
mặt đất, có rễ ở các mấu. Lá có cuống dài mộc ra từ gốc hoặc từ mấu, hơi tròn có mép
khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới chân vịt, hoa mọc ở kẽ lá, cánh hoa màu đỏ
hoặc tía.
Rau má không chỉ là thực phẩm mà còn là dược phẩm, được người tiêu dùng ưa
chuộng với thành phần của rau má bao gồm những chất như: beta caroten, photphos,
mamganene và các loại vitamin B1,B2, B3, vitamin C, K, là thức uống giải khát, thanh
nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Ngoài ra rau má cũng là loại thảo dược có tính bổ
dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất oxi hóa có tác dụng dưỡng
âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và chữa được nhiều
chứng bệnh ngoài da, thích hợp cho mọi đối tượng sử dụng.
-

Trà rau má là loại trà được chiết xuất từ lá rau má. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải
độc, hạ huyết cơ thể, hạ sốt. Khi trẻ bị sốt có thể dùng trà rau má thay cho rau má tươi,


-

pha một cốc lớn, khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa.
Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má ở trong trà có tác dụng cải thiện
vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm
gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa
động mạch máu nếu sử dụng trà rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng

-

cholesterol trong máu, hạn chế những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.
Giúp tăng cường trí nhớ: trà rau sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5

-

gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.
Rau má tươi hoặc trà rau má khô giúp giải rượu. Sắc lấy nước bỏ thêm chút đường, đá

-

uống thay nước lọc sẽ mau chóng tỉnh rượu và giúp cơ thể ít mệt mỏi.
Giảm stress: Trierpenoids trong rau má có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức
năng thần kinh. Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong hỗ trợ điều trị chứng mất

-

ngủ, xơ cứng bì, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp.
Làm đẹp: Rau má hay trà rau má không chỉ bổ mát làm đẹp hiệu quả. Trà rau má còn


20


có tác dụng dưỡng ẩm da, làm chậm sự lão hóa, làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.
Trà rau má được chiết xuất 100% từ cây rau má sạch và chế biến theo tiêu chuẩn
VietGAP có nhiều tác dụng hỗ trợ bồi bổ sức khỏe con người. Có nguồn gốc từ vùng
nguyên liệu rau má sạch HTX Quảng Thọ II, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
1.3.2. Quy trình sản xuất trà rau má
Bước 1: Thu mua nguyên liệu.
Hàng năm vào vụ Xuân Hè, thời tiết tốt cho rau má phát triển nên lượng rau bà
con thành viên sản xuất ra rất lớn. Đây chính là lúc thu mua rau má cho bà con thành
viên HTX nhằm tranh thủ mùa nắng để phơi khô. Với khối lượng cho một chu kỳ sản
xuất là 100kg rau má tươi, HTX có thể huy động 4-5 công lao động/ngày để tiến hành
thu mua nguyên liệu.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu.
Loại bỏ tạp chất: sau khi thu mua về bằng hình thức thủ công nhặt, loại bỏ tạp
chất: những lá già, lá ngã vàng, cây cỏ lẫn trong nguyên liệu. Thời gian cho công đoạn
này mất 5 giờ và 5 lao động, sau đó tiếng hành đo lường khối lượng nguyên liệu với
100kg rau má tươi để tiến hành bước tiếp theo.
Bước 3: Rửa sạch nguyên liệu
Sau khi loại bỏ những tạp chất băng thủ công, cho nguyên liệu vào bể rửa thứ
nhất rửa bằng nước máy. Tiếp theo vớt nguyên liệu ra và cho vào bể rửa thứ hai, rửa
bằng nước máy mất 3 giờ với 2 lao động.
Bước 4: Sục khí ozone
Sau rửa sạch nguyên liệu bằng hai bể rửa nước máy, cho tiếp nguyên liệu vào bể
rửa thứ ba xử lí bằng máy sục khí ozone để loại bỏ sạch những tạp chất, kim loại nặng
còn sót lại trong vòng 3 giờ với 2 lao động.
Bước 5: Phơi nguyên liệu trong nhà kính
Sau khi qua công đoạn xử lí bằng sục khí ozone, vớt nguyên liệu ra để ráo nước,

rồi cho vào nhà kính phơi héo 2 ngày, 2 công lao động/ ngày. Lúc này, hao hụt khối
lượng lớn nguyên liệu còn lại khoảng 40kg - 50kg rau má.
Bước 6: Sấy khô nguyên liệu bằng máy điện từ
Đây là bước rất quan trọng mang tính chất quyết định để tạo ra sản phẩm trà rau
má. Do đó HTX đã đầu tư máy sấy, máy sao hiện đại, cho thông số kỹ thuật trong vận

21


hành để đưa ra sản phẩm đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng. Với thời gian 3 giờ và
2 lao động.
Bước 7: Sao thành trà
Nguyên liệu được sấy khô bằng máy điện từ tiếp tục cho vào máy sao trục quay.
Đây là khâu cũng rất quan trọng quyết định đến mùi vị, màu sắc, hương thơm, chất
lượng của sản phẩm. Mỗi lần sao 10kg -15kg rau má, với 2 lao động trong vòng 1 giờ.
Kết thúc bước sao trà, 100kg rau má tươi ban đầu còn lại 10kg thành phẩm.
Đến công đoạn này đã hoàn thành xong các khâu quan trọng để đóng gói và tiến
hành đóng gói thành phẩm "Trà Rau Má sấy khô" (hay Trà Rau Má lạng). Tùy vào nhu
cầu thị trường với từng loại sản phẩm mà HTXVÙNG
tiến hành
đóng
lượng
và thời
SX RAU
MÁgói
ANsố
TOÀN
VietGAP
NGUYÊN LIỆU
gian đóng gói cụ thể với gói có khối lượng 100g.

Bước 8: Phối trộn và xay vò nguyên liệu.
TẠP CHẤT
Sau khiLOẠI
hoànBỎ
thành
bước 7, một phần dùng để đóngBẰNG
gói tràTHỦ
rauCÔNG
má sấy khô, một
phần dùng để xay nhỏ nguyên liệu bằng máy xay đa năng để làm Trà Rau Má túi lọc.
Việc sử dụng
máy
xayQUA
đa năng
vệ sinh
thực
phẩm, cho ra
RỬA
SẠCH
2 BỂ góp phần đảm bảo an toàn
BẰNG
NƯỚC
MÁY
sản phẩm một cách nhanh chóng và tiết kiệm được chi phí lao động.
Bước 9: Đóng gói thành phẩm Trà Rau Má túiBẰNG
lọc. MÁY SỤC KHÍ OZONE
RỬA
LẦN
3
Trên cơ sở nguyên liệu đã sấy khô, phối trộn và xay vò đạt yêu cầu về sản phẩm

là trà rau má, HTX xin đăng ký nhãn hiệu trà và in trên bao bì để đóng gói tạo ra Trà
rau má túi lọc bằng
máy
góiNHÀ
2kgKÍNH
– 3kg trà trong
PHƠI
HÉOđóng gói đa năng. Máy có thể đóng
TRONG
vòng 2 giờ và 1kg cho ra khoảng 400-500 túi trà rau má.
Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất trà rau má
SẤY KHÔ
BẰNG MÁY ĐIỆN TỪ
SAO THÀNH TRÀ

BẰNG MÁY SAO TRỤC QUAY

ĐÓNG GÓI THÀNH PHẨM TRÀ RAU MÁ LẠNG

XAY NHỎ NGUYÊN LIỆU

BẰNG MÁY XAY ĐA NĂNG

ĐÓNG GÓI TÚI LỌC

BẰNG MÁY ĐÓNG GÓI ĐA NĂNG
22

ĐÓNG HỘP THÀNH PHẨM TRÀ RAU MÁ TÚI LỌC



23


1.4.

Tình hình sản xuất và tiêu dùng trà

1.4.1. Việt Nam và trên thế giới
Trong thế kỷ 20, nguồn gốc của trà lan rộng khắp thế giới, từ Nhật Bản đến châu
Phi và Nam Mỹ. Đến cuối thế kỷ 20, một sự gia tăng bổ sung trong tiêu thụ trà trên thế
giới xảy ra và cũng có bằng chứng là một nhu cầu đối với các loại trà chất lượng. Sự
gia tăng trong tiêu thụ trà ở phương Tây từ lý do chính là sự gia tăng phổ biến của xu
hướng trở lại với thiên nhiên và một khát vọng để có một cuộc sống đơn giản cho sức
khỏe vàng.Trà có khả năng kích thích lao động và đem lại niềm vui, trà có lợi ích cho
hô hấp và tim mạch, có khả năng ức chế, ngằn ngừa sự phát triển tế bào ung thư vì
trong trà có chứa một loại dược tính gọi là ECGC (Epi gallocatechine gallate), loại
chất có khả năng chống ung thư (từ ngăn cản tế bào ung thư đến chặng đứng sự di căn
của các khối u). ECGC có sức sống chất ôxy hóa mạnh gấp 100 lần so với vitamin C
và gấp 25 lần so với vitamin E. Trà là một thức uống tự nhiên có lợi cho sức khỏe rõ
ràng, phù hợp hoàn hảo với phong cách sống này.
Ngày nay, phạm vi hoạt động kinh tế trên toàn thế giới ngành công nghiệp chè
hay trà ở mức hơn ba tỷ đô la một năm. Trà được trồng và sản xuất tại hơn 40 quốc gia
trên toàn thế giới.Mỗi năm, có hơn 2,5 triệu tấn chè được sản xuất trên toàn thế giới,
hầu hết ở các nước Châu Á.
Ở Việt Nam, trà từ lâu đã trở thành thức uống thân thuộc của người Việt từ Bắc
vào Nam, từ nông thôn đến thành phố đâu đâu chén trà cũng là mở đầu câu chuyện.
Việt Nam có rất nhiều loại trà khác nhau từ trà xanh, trà khô, trà sen… cho tới những
loại trà được cách tân theo nhu cầu và cải tiến xã hội như trà gừng, trà atisô, trà hoa
cúc, trà linh chi, trà thảo dược. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trà ngày một gia tăng, việc

đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất các sản phẩm trà có nguồn gốc từ thiên nhiên, đảm bảo
sức khỏe và an toàn cho người sử dụng là không ngừng phát triển.
1.4.2. Tình hình sản xuất trà rau má ở HTX Quảng Thọ II
Nắm bắt được su hướng người tiêu dùng, tận dụng những nguồn lực tại địa
phương, năm 2013 HTX Quảng Thọ II đã tiến hành phân tích, đánh giá mô hình sản
xuất trà rau má. Với mục đa dạng hóa loại hình kinh doanh của HTX, sử dụng hiệu quả
nguồn nguyên liệu rau an toàn, giải quyết việc làm cho bà con tại địa phương và hướng đến

24


ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tạo tiềm năng phát triển kinh tế cho vùng.
Cơ sở sản xuất, chế biến, phân phối các sản phẩm từ cây rau má, bao gồm: trà rau
má lạng, trà rau má túi lọc của Hợp tác xã chính thức đưa dây chuyền sản xuất Trà rau
má đi vào hoạt động cuối tháng 10 năm 2014. Bước đầu mạng lại kết quả tốt, tổng
doanh thu các dịch vụ của HTX năm 2014 là: 2.621,1 triệu đồng tăng so với năm 2013
là: 1.503,2 triệu đồng. Giải quyết việc làm cho 10 lao động tại địa phương với mức
lương bình quân: 2,4 triệu đồng/người/tháng.
Đầu tư máy móc thiết bị, đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, tạo điều kiện cho
phát triển bền vững, nhằm chế biến các sản phẩm từ cây rau má sẵn có tại địa phương
để chế biến trà rau má, trà rau má túi lọc… Góp phần giải quyết việc làm và tăng thu
nhập cho cơ sở và lao động tại địa phương. Với mục tiêu xây dựng thương hiệu trà rau
má ngày càng lớn mạnh, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm chiếm thị phần tiêu thụ trà
trong nước ngày càng cao, tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.

25


×