Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Phân tích công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.86 KB, 40 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ở HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Lệ

Giảng viên hướng dẫn
Lê Thị Thanh Nga

Lớp: K46B – KHĐT
Niên khóa: 2012-2016

Huế, tháng 1 năm 2016
1
1
1


Lời Cảm Ơn
Chuyên đề “Phân tích công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước ở huyện Cam Lộ” là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên
cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực tập và sự nỗ lực cố gắng
của bản thân.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý


thầy (cô) giáo Khoa Kinh tế & Phát triển - Trường đại học Kinh tế Huế đã nhiệt
tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô
giaó Lê Thò Thanh Nga là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo và các anh (chò) đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để có đủ thời gian và số liệu để thực hiện thành
công đề tài này.
Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy (cô) để
luận văn này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 01 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thò Lệ

2
2
2


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XDCB

: Xây dựng cơ bản

NSNN

: Ngân sách nhà nước


KT-XH

: Kinh tế xã hội

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBMT

: Ủy ban mặt trận

HM

: Hạng mục

KV

: Khu vực

SHVH&HTCĐ

: Sinh hoạt văn hóa và học tập cộng đồng

GT


: Giao thông

GTNT

: Giao thông nông thôn

KP

: Khu phố

HTX

: Hợp tác xã

TN-MT

: Tài nguyên môi trường

THCS

: Trung học cơ sở

TH

: Tiểu học

SX

: Sản xuất


KT& HT

: Kinh tế và hạ tầng

CN

: Công nghiệp

QL9

: Quốc lộ 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

3


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Chuyên đề “Phân tích công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” đi sâu phân tích tình
hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách của huyện
Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Hướng nghiên cứu chính của đề tài là tập trung tìm
hiểu thực trạng quản lý vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân
sách trên địa bàn huyện, từ thực trạng đó đưa ra những định hướng giải pháp
đối với vấn đề quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách của huyện.
Để bước vào nghiên cứu thực tế, đề tài đã tìm hiểu và góp phần hệ thống hóa
cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó, các khái niệm được tìm hiểu
qua nhiều góc độ, cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Đề tài sử
dụng nguồn dữ liệu từ năm 2012 đến năm 2014 của huyện là các báo cáo kinh tếxã hội hàng năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo tình hình thực hiện

đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm,… Ngoài ra còn sử
dụng các tài liệu khác là các giáo trình đã học, và một số tài liệu liên quan đến vấn
đề đầu tư xây dựng cơ bản.
Các phương pháp chính được sử dụng trong đề tài là phương pháp điều
tra, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thu thập số liệu, phương
pháp thống kê so sánh. Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng làm
phương pháp trung tâm cho nghiên cứu. Trong đó, phương pháp thống kê so
sánh sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu
hướng biến động, sự thay đổi của mức đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện;
phương pháp phân tích dùng để so sánh tình hình đầu tư xây dựng cơ bản qua
các giai đoạn, so sánh thực tế với kế hoạch.
Qua nghiên cứu thực tế, tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân
sách của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị rút ra các kết luận sau:

Vốn đầu tư

xây dựng cơ bản của Cam Lộ trong giai đoạn 2012- 2014 có xu hướng giảm

4


( giảm 4,9 tỷ đồng) Trong giai đoạn 2012-2014, huyện Cam Lộ đã chi cho đầu
tư xây dựng cơ bản 53,9 tỷ đồng Việc thực hiện nghiêm túc hơn trong công tác
giám sát đánh giá đầu tư đã góp phần làm vốn XDCB chuyển dịch theo hướng
CNH-HĐH, vốn chủ yếu tập trung cho ngành xây dựng cơ sở hạ tầng( 47,6%),
công nghiệp- thương mại, dịch vụ(13,4%), giao thông đô thị (13,2%). Công tác
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cam Lộ trong những
năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, bộ khung pháp lý dần được hoàn
thiện, công tác chỉ đạo điều hành, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán được tăng
cường, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Số lượng công trình hoàn thành ở giai

đoạn này là 76 công trình

. Đầu tư XDCB ở huyện vẫn tồn tại những nhược

điểm như đầu tư dàn trải, nợ đọng vốn đầu tư, chất lượng công trình còn thấp,
thất thoát lãng phí.
Để khắc phục được những tồn tại và phát huy điểm mạnh, tận dụng được
các cơ hội trong đầu tư XDCB nhằm phát triển kinh tế của huyện, đề tài nêu
lên những định hướng giải pháp về công tác quy hoạch trong đầu tư, công tác
tư vấn, thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật-dự toán, tổ chức thi công
công trình. Các giải pháp cơ bản là:

hoàn thiện công tác ra chủ trương đầu tư,

lập quy hoạch kế hoạch; nâng cao chất lượng lập, thẩm định dự án;thẩm định
và phê duyệt chặt chẽ thiết kế, tổng dự toán công trình; tổ chức đầu thầu rộng
rãi và có hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, giám sát công trình xử lý
nghiêm các vi phạm; tối ưu hóa quy trình, thủ tục thanh quyết toán công trình;
5


vận hành các công trình đúng mục đích và thực hiện bảo trì bảo dưỡng các
công trình thường xuyên để đảm bảo chất lượng vận hành.
Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở phân tích thực
trạng và những đánh giá định lượng về kết quả đầu tư XDCB các ngành trong
nền kinh tế huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

6



NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng, tạo ra hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cơ bản để thực
hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là một
hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp và luôn luôn biến động, nhất là trong điều
kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh
thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay.
Cam lộ là một trong những huyện của tỉnh Quảng Trị, là một huyện nông nghiệp,
có truyền thống cách mạng. Đóng góp vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới nền
kinh tế Quảng Trị nói chung và thay đổi bộ mặt của huyện Cam Lộ nói riêng phải kể
đến vai trò của các công cụ tài chính trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn
lực và vai trò của các giải pháp kinh tế tài chính, góp phần tăng cường quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Cam Lộ.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện còn
chậm, khối lượng vốn đầu tư được huy động rất hạn hẹp so với nhu cầu vốn đầu tư. Mặt
khác, tình trạng thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản còn diễn ra
khá phổ biến trên phạm vi cả nước, làm cho vốn đầu tư sử dụng đạt hiệu quả thấp. Vì
vậy, Huyện Cam Lộ cần phải quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhằm
nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí, dàn trải, nợ tồn đọng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách. Đây là vấn đề cần được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
nói chung và các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Cam Lộ nói riêng.

7


Chính vì thế, “Phân tích công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” là đề tài mà tôi chọn để nghiên cứu
làm chuyên đề tốt nghiệp nhằm đi sâu vào việc nghiên cứu những vấn đề có liên quan,

góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH trên địa bàn huyện Cam Lộ.

8


1.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu về công tác quản lý vốn đầu tư nhằm phản ánh đúng thực trạng về
công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Từ
đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
của huyện Cam Lộ.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Phân tích thực trạng về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Cam Lộ,
tỉnh Quảng Trị
Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị
1.3. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thống kê so sánh
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2014


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
1.1.1. Khái niệm

9


Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là việc sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung
vào NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, phát triển sản xuất nhằm
thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế
1.1.2. Phân loại
Theo cấp ngân sách gồm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và nguồn
vốn đầu tư từ ngân sách địa phương
Theo tính chất kết hợp nguồn vốn gồm nguồn ngân sách tập trung và vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư
Theo nguồn vốn được chia thành vốn có nguồn gốc trong nước và vốn có nguồn
gốc nước ngoài
1.1.3. Đặc điểm
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là khoản chi gắn liền với định hướng phát triển

-

KT-XH của đất nước, của địa phương từng thời kỳ.
-

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với quyền lực Nhà nước

-


Các tiêu chí đánh giá của vốn đầu tư XDCB từ NSNN được xem xét trên tầm vĩ
mô các kết quả về KT-XH, an ninh quốc phòng…

-

Chủ yếu đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn

-

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với hoạt động đầu tư xây dựng
1.1.4. Vai trò

-

Là công cụ để nhà nước tác động đến tổng cung, tổng cầu

-

Tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế

-

Là công cụ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế

-

Tăng trưởng tiềm lực khoa học công nghệ

-


Góp phần phát triển con người, giải quyết các vấn đề xã hội

-

Tạo tiền đề, điều kiện thu hút sử dụng các nguồn vốn khác
1.2. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
1.2.1. Khái niệm:
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động XDCB của
con người; do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện; nhằm
10


hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện
sở hữu vốn Nhà nước trong các dự án đầu tư, ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của
các dự án; kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng
vốn Nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí NSNN.
1.2.2. Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
Chủ thể quản lý: là tổng thể các cơ quan quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của

-

Nhà nước với cơ cấu tổ chức nhất định
Đối tượng quản lý: chính là vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước( xét về

-

mặt hiện vật); là các cơ quan quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cấp dưới(
xét về cấp quản lý).

1.2.3. Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
Phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước và phân cấp quản lý về đầu tư và
xây dựng phù hợp với từng loại nguồn vốn
Vốn đầu tư XDCB phải được đầu tư theo dự án, được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, phải quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm soát và sử dụng đúng mục đích, đúng
chế độ theo quy định của pháp luật
Các dự án đầu tư thuộc vốn NSNN phải được quản lý chặt chẽ theo trình tự, thủ
tục về đầu tư xây dựng, quy chế đấu thầu
Việc giải ngân vốn đầu tư phải đảm bảo các hồ sơ, tài liệu pháp lý, thực hiện cấp
vốn đúng kế hoạch, đúng nguồn vốn, đúng mục đích, trực tiếp cho người thụ hưởng
theo khối lượng hoàn thành
Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của chủ

-

đầu tư, của tổ chức tư vấn và nhà thầu.

11


1.2.4. Trình tự quản lý vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản
Theo nguyên tắc, nguồn vốn ngân sách nhà nước phải được nhà nước quản lý
chặt chẽ từ khâu giao kế hoạch cho đến khi đầu tư. Do vậy, nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản được quản lý chặt chẽ


Công tác lập kế hoạch đầu tư: Bộ kế hoạch đầu tư tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư từ
ngân sách của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế để dự báo, hướng dẫn các
ngành, lĩnh vực cần tập trung đầu tư; những cơ chế áp dụng trong kỳ kế hoạch. Sở kế
hoạch đầu tư phải xác định cụ thể danh mục đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư của các dự

án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nhà nước quản lý chặt chẽ việc thực hiện
kế hoạch đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoach, cơ cấu ngành vùng. Với các công
trình, dự án quan trọng quốc gia trong kế hoạch hàng năm và từng thời kỳ phát triển
thì do Quốc hội quyết định: Thủ tướng chính phủ duyệt mục tiêu, tổng mức vốn đầu tư
để bố trí kế hoạch cho các bộ, địa phương thực hiện.



Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua báo cáo đầu tư, dự án
đầu tư và thẩm duyệt dự án đầu tư, thẩm định các báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo
thiết kế kỹ thuật và quyết định đầu tư.



Giai đoạn thực hiện đầu tư: được nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua việc phê duyệt
quyết định đấu thầu, kết quả đấu thầu, giám sát quá trình thực hiện đầu tư, phê duyệt
quyết toán đầu tư.



Giai đoạn kết thúc đầu tư: nhà nước quản lý thông qua việc nghiệm thu bàn giao công
trình (công trình hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật
và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng)
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách Nhà nước
Nhân tố về cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng
Trách nhiệm của các cấp các ngành có liên quan
Năng lực tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư, các ban quản lý
Nhân tố về đặc điểm của sản phẩm xây dựng
Nhân tố về nguồn nhân lực


12


1.2.6. Tính tất yếu của việc hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Thứ nhất, để nâng cao lợi ích, tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công
Thứ hai, do môi trường pháp lý về đầu tư xây dựng ở nước ta còn chưa đầy đủ,
việc thực hiện đầu tư mang lại lợi ích kinh tế- xã hội chưa cao.
Thứ ba, là tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, là nhân tố quyết định làm
thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Thứ tư, nhằm định hướng hoạt động đầu tư
1.2. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước
1.3.1. Công tác lập và quản lý quy hoạch
Việc lập các dự án quy hoạch giúp chính quyền các cấp chỉ đạo, điều hành thực
hiện các nhiệm vụ đột phá về đầu tư XDCB phù hợp với từng giai đoạn, đồng thời để
định hướng cho hoạt động đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong xã hội trên cơ sở
hiểu rõ được tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, khả năng hợp tác liên doanh, liên kết
phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn
1.3.2. Về công tác lập kế hoạch vốn đầu tư
Bố trí và điều hành kế hoạch hàng năm, cần ưu tiên bố trí vốn cho các dự án
chuyển tiếp và thanh toán khối lượng hoàn thành, còn lại được ưu tiên bố trí cho công
tác quy hoạch, cho các dự án khởi công mới.
1.3.3. Phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
Quy định các biện pháp, cách thức tổ chức vận hành các biện pháp nhằm phân định
rõ thẩm quyền quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của các cơ quan có thẩm quyền.
1.3.4. Về công tác lập, thẩm định dự án đầu tư
Các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN được lập phải đúng với chủ trương đầu tư;
vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Khi thẩm định dự án, cơ quan thẩm định và quyết định đầu tư
phải xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi gồm: sự phù hợp với quy hoạch, nhu cầu

sử dụng đất đai, tài nguyên, khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn,
kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư, giải pháp phòng cháy, chữa cháy, các yếu tố ảnh
hưởng như quốc phòng an ninh, môi trường

13


1.3.5. Công tác lập và quản lý dự toán xây dựng công trình
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên mỗi công trình có giá trị riêng biệt. Dự
toán xây dựng được lập cho từng công trình, hạng mục công trình, bao gồm: chi phí
xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi
phí khác và dự phòng chi
1.3.6. Về công tác đấu thầu, chọn thầu và nghiệm thu công trình
Việc chọn nhà thầu xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu đó là: đảm bảo
được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình; chọn được nhà thầu có đủ điều
kiện năng lực hoạt động hành nghề xây dựng phù hợp với yêu cầu của gói thầu, có
phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý; Đảm bảo tính cạnh tranh,
khách quan, công khai, minh bạch; Không vi phạm các hành vi bị pháp luật cấm.
Nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi làm xong khối
lượng công trình khuất, những kết cấu chịu lực, những bộ phận hay hạng mục công
trình hoặc toàn bộ công trình.
1.3.7. Công tác thanh toán vốn đầu tư công trình xây dựng
Quy định về thanh toán vốn đầu tư theo khối lượng hoàn thành bao gồm đối
tượng, nội dung và hình thức thanh toán cho các khối lượng xây dựng, thiết bị, công
tác tư vấn… theo các hình thức lựa chọn nhà thầu và các loại hợp đồng. Trên cơ sở hồ
sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng định mức và đơn giá quy định, đảm bảo điều kiện
cấp phát thanh toán.
1.3.8. Về công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
Công tác thẩm định báo cáo quyết toán có tác dụng phản ánh chính xác, kịp thời,
đầy đủ giá trị thực của một tài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước; nó đánh giá được

chất lượng của dự án và là cơ sở tính toán đồng vốn đầu tư từ NSNN bỏ ra trong quá
trình xây dựng
1.3.9. Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB là một lĩnh vực vô cùng
khó khăn và phức tạp; phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quá trình đầu
tư một dự án; phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây thất thoát lãng phí trong
quá trình đầu tư.
14


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2012-2014
2.1. Vài nét về Huyện Cam Lộ
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Cam Lộ là một huyện nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Trị, giới hạn từ
16o41’B đến 16o53’B, 106o50’Đ đến 107o06’Đ. Phía Bắc giáp huyện Gio Linh, phía
Nam giáp huyện Triệu Phong, phía Đông giáp với thị xã Đông Hà, phía Tây giáp
huyện Đakrông.
Cam lộ có 9 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Cam Lộ là trung tâm huyện lỵ, 4
xã vùng đồng bằng là Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu và 4 xã miền núi là
Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Tuyền, Cam Thành.
Huyện Cam Lộ là cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của thành phố Đông Hà- trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Trị. Huyện Cam Lộ nằm trên giao điểm
của nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua gồm Quốc Lộ 1A; Đường Hồ Chí Minh;
Quốc lộ 9- tuyến đường liên Á nối Việt Nam-Lào-Thái Lan và các nước trong khu
vực. Dòng sông Hiếu và Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh đi ngang qua trung tâm tạo
thành trục cơ sở quy tụ dân cư, phát triển KT-XH của huyện
Với đặc điểm như vậy đã tạo cho huyện nhiều thuận lợi và cơ hội để mở rộng
giao lưu kinh tế, đón nhận đầu tư trong tỉnh, nhà nước cũng như ứng dụng khoa học kỹ

thuật. Điều này có tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH nói chung cũng như đầu
tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện nói riêng
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Huyện Cam Lộ mang sắc thái của vùng chuyển tiếp địa hình từ dãy Trường Sơn
thấp dần ra biển, độ cao địa hình từ 50-400m với ba tiểu vùng rõ rệt:
Vùng núi thấp ở phía Tây- Tây Bắc gồm các xã Cam Thành, Cam Tuyền có địa
hình nghiêng về phía Đông, độ dốc lớn, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp

15


Vùng gò đồi gồm các xã Cam Chính, Cam Nghĩa mang sắc thái tiểu vùng cao
nguyên, đây là vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày
như cây cao su, cây hồ tiêu,…
Vùng đồng bằng dọc theo hai bờ sông Hiếu thuộc các xã Cam An, Cam Thanh,
Cam Thủy, Cam Hiếu và thị trấn Cam Lộ, thích hợp cho việc phát triển cây công
nghiệp ngắn ngày và cây lương thực như lạc, lúa, ngô, sắn,...
Sự phân hóa địa hình thành các dạng nối tiếp nhau tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển liên hoàn các thế mạnh về nông- lâm- ngư nghiệp, tạo tiền đề cho việc
xây dựng thêm các khu công nghiệp chế biến, các mô hình chăn nuôi, đê điều thoát
nước… Tuy nhiên, địa hình có sự chia cắt gây khó khăn cho việc xây dựng hệ thống
giao thông, mạng lưới điện…
2.1.2.2. Khí hậu
Khí hậu của huyện Cam Lộ chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu Đông Trường
Sơn. Khí hậu Cam Lộ có những đặc trưng sau:


Nhiệt độ trung bình: 240C- 250C




Tháng thấp nhất là 18,90C ( tháng 1, tháng 2)



Tháng cao nhất là 30,30C ( tháng 6, tháng 7)



Biên độ nhiệt ngày- đêm 6,5- 70C
Lượng mưa trung bình năm trên địa bàn khá cao: 2.400mm. 80% lượng mưa tập
trung vào từ tháng 9 đến tháng 12 với cường độ mưa khá lơn, thời kỳ còn lại lượng
mưa không đáng kể
Tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Cam Lộ nói riêng đều chịu ảnh hưởng của
gió Tây Nam khô nóng xuất hiện sớm từ tháng 2 và kết thúc muộn vào tháng 9
Bão lụt là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đối với Quảng Trị. Tần suất bão lụt tập trung
từ tháng 9 đến tháng 11. Bão thường kèm mưa lớn nên dễ gây ra lũ lụt, ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân
Khí hậu phân hóa theo mùa, diễn biến thất thường, lại là nơi hội tụ của nhiều yếu
tố bất lợi như bão, lũ lụt, đặc biệt là gió Tây Nam khô nóng thổi vào mùa hạ đã ảnh
hưởng không nhỏ đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế- xã hội.

16


2.1.2.3. Thủy văn
Huyện Cam Lộ có sông Hiếu chảy qua. Do đặc điểm địa hình, có dãy Trường
Sơn núi cao ở phía Tây nên các sông ở đây có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Nguồn
nước ở sông Hiếu bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua các hẻm đá, đây là con sông

chính chảy qua địa bàn Cam Lộ cùng 10 phụ lưu như khe Chùa, khe Mài tạo thành
nguồn nước sinh hoạt, phát triển thủy lợi và đánh bắt thủy sản cho nhân dân
Với mạng lưới thủy văn dày đặc đã tạo điều kiện cho việc cung cấp nước để xây
dựng các công trình trên địa bàn
2.1.2.4. Đất đai
Đất ở huyện Cam Lộ chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, chiếm 84% diện tích, tiếp đến
là 69,7% diện tích đất tự nhiên, đất tự nhiên có tầng đất dày phù hợp phát triển cây
trồng ngắn ngày ( lạc, sắn, ngô,lúa…), cây công nghiệp dài ( hồ tiêu, cao su, cà phê) có
giá trị kinh tế.
Đất nông nghiệp của huyện chiếm diện tích lớn ( 80%) là điều kiện thuận lợi để
xây dựng các trang trại quy mô lớn.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế
Cam Lộ là huyện thuần nông với xuất phát điểm thấp nên kinh tế còn gặp nhiều
khó khăn. Tuy nhiên, bằng những nổ lực của mình, trong những năm gần đây kinh tế
của huyện đã đạt những thành tựu quan trọng
2.1.2.1. Sản xuất công nghiệp
Với quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp thì địa bàn huyện có khoảng trên
210 ha đã đưa vào đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Trong giai đoạn 2012-2014, huyện Cam Lộ đã cơ bản hoàn thành đầu tư cụm
công nghiệp Cam Thành với diện tích 10 ha, hiện đã có 5 nhà máy đã và đang triển
khai xây dựng. Huyện tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Cam Hiếu 70
ha và cụm TM-DV Tư Sòng 20 ha. Hiện nay đã thu hút được 21 doanh nghiệp đăng ký
đầu tư vào địa bàn huyện với tổng số vốn 491,16 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho
hàng trăm lao động, những dự án đầu tư chủ yếu trên các lĩnh vực xây dựng, cưa xẻ
gỗ, gạch ngói không nung, chế biến mũ cao su( Nhà máy chế biến cao su Cam Lộ),
sắn, viên nén năng lượng… nâng tổng số cơ sở công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên
17


địa bàn lên 562 cơ sở và 92 doanh nghiệp, với tổng số vốn đầu tư 935,7 tỷ đồng, tăng

bình quân 15,6% góp phần chuyển dịch tỷ trọng cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ
trọng công nghiệp, thương mại
2.1.2.2. Sản xuất nông- lâm-thủy sản
Tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực và đạt mức tăng trưởng khá, phát triển
theo hướng đa dạng hóa gắn với đầu tư thâm canh tăng năng suất. Sản lượng lương
thực có hạt bình quân ước thực hiện 13.489 tấn đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Diện tích
gieo trồng lúa hàng năm ổn định 2.670 ha, đã quy hoạch vùng lúa chất lượng cao tại
các xã Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu với quy mô 1.831 ha, hệ thống
thủy lợi được hoàn thiện dần, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa bình
quân hàng năm đạt 47 tạ/ha; Đề án xây dựng vùng chuyên canh cây cao su và cải tạo
đàn bò đã đạt một số kết quả quan trọng; Công tác bảo vệ rừng , phòng cháy chữa cháy
rừng được coi trọng nâng tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2014 đạt 50,8%; Thủy sản tương
đối phát triển diện tích nuôi cá các loại ổn định 130 ha , sản lượng bình quân 297
tấn/năm.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai tích
cực. Kết quả từ 2012-2014, tổng nguồn vốn huy động được 789,94 tỷ đồng, đã triển
khai xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất. Ước đến cuối năm 2014, tổng số tiêu
chí toàn huyện đạt 103 tiêu chí, tăng 60 tiêu chí so với hiện trạng khảo sát năm 2010.
2.1.2.3 .Thương mại- dịch vụ
Hoạt động thương mại dịch vụ được quan tâm và phát triển ngày càng đa dạng
với nhiều hình thức và ngành nghề khác nhau thu hút nhiều thành phần kinh tế tham
gia. Các loại hình kinh doanh, các chợ trên địa bàn hoạt động ổn định, chợ được xây
dựng kiên cố và sạch sẽ hơn như khu vực chợ Cùa tại xã Cam Chính được xây dựng và
cho đấu giá gần 200 lô quầy, chuyển các hộ kinh doanh sang chợ Cùa để kinh doanh
ổn định.
Nhìn chung hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện tăng trưởng khá.
Khối lượng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đều tăng, ước thực hiện từ 20122014 tốc độ tăng trưởng ngành thương mại, dịch vụ là 17,2%.

18



Mạng lưới kinh doanh xăng dầu được quy hoạch và xây dựng, dịch vụ bưu chính
viễn thông, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng…không ngừng phát triển, đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ đời sống nhân dân.
2.1.3. Công tác quy hoạch và xây dựng kết hạ tầng
Trong giai đoạn 2012-2014 huyện đã tập trung ưu tiên công tác quy hoạch như
quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch chung thị trấn Cam Lộ, quy hoạch phiá
nam thị trấn Cam Lộ,quy hoạch chương trình nông thôn mới, quy hoạch các cụm công
nghiệp-dịch vụ, quy hoạch phát triển rừng, quy hoạch phát triển cây công nghiệp…Hầu
hết các dự án quy hoạch đều phát huy được hiệu quả, định hướng mục tiêu phát triển
theo từng giai đoạn, phục vụ tốt cho việc đầu tư xây dựng, đảm bảo tiết kiệm được ngân
sách, đón đầu các dự án đầu tư của quốc gia như đường Hồ Chí Minh, đường Cam LộTúy Loan, đường xuyên Á, đường phía nam Cam Lộ và tây Triệu Phong; Huyện đã tập
trung mọi nguồn lực kết hợp với nguồn đầu tư từ Trung ương, tỉnh, các dự án ODA, phi
chính phủ…để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tập trung cho các lĩnh vực giao thông,
thủy lợi, giáo dục, y tế, hạ tầng điện, nước, cụm công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cho
các nhà đầu tư và nhu cầu xã hội.
Đến nay, kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện tương đối đồng bộ, kết nối được các
trung tâm và các trục đường lớn góp phần phục vụ tốt việc phát triển kinh tế- xã hội của
địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
2.2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong ngân sách nhà
nước trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Trong giai đoạn 2012-2014 nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước trên
địa bàn huyện Cam Lộ đã thực hiện đầu tư cho các dự án công trình thuộc các ngành
kinh tế như: Nông nghiệp, thủy lợi, công nghiệp, giao thông, giáo dục, y tế, văn hóa
thể thao và các chương trình phát triển kinh tế như: Kiên cố hóa kênh mương, bê tông
hóa đường giao thông nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp… Trong các
năm qua, huyện Cam Lộ luôn chủ động cân đối ngân sách địa phương, kết hợp huy
động sự giúp đỡ của ngân sách cấp trên để chủ động, kịp thời trong việc bố trí nguồn
vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội
và tiến độ thực hiện dự án.

19


Tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Cam Lộ nói riêng là một địa phương có
nguồn thu ngân sách còn hạn chế chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên,
tuy nhiên Huyện Cam Lộ đã khắc phục khó khăn đảm bảo hàng năm ngân sách địa
phương dành ra một nguồn vốn lớn để bố trí cho công tác XDCB của huyện. Nguồn
vốn đầu tư trong giai đoạn vừa qua được huy động từ các nguồn: Nguồn vốn ngân
sách của địa phương, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, nguồn
vốn vay, đặc biệt là từ nguồn thu tiền sử dụng đất để phục vụ cho công tác đầu tư
XDCB. Luật đầu tư công được ban hành ngày 18/06/2014 đã tác động không ít vào
việc bố trí vốn đầu tư XDCB của huyện Cam Lộ. Nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân
sách nhà nước có phần ổn định so với thời gian trước, góp phần quan trọng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế- xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo thêm việc
làm mới,cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Nguồn vốn
đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước thực sự có vai trò chủ đạo, dẫn dắt, thu hút và
làm cho các nguồn vốn của xã hội được huy động cho đầu tư phát triền hàng năm.
2.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của huyện
Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư XDCB của ngân sách huyện thực hiện qua các
năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tỷ trọng vốn đầu tư XDCB trong ngân sách Nhà nước
trong giai đoạn 2012-2014 trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Đơn vị: Tỷ đồng
STT

Năm

Chi đầu tư


Tổng chi

Tỷ lệ %

XDCB
Ngân sách XDCB/NS
1
2012
20,5
175,7
11,7%
2
2013
17,8
185,5
9,6%
3
2014
15,6
212,4
7,3%
( Nguồn: Báo cáo chi ngân sách của huyện Cam Lộ năm 2012,2013,2014)
Qua bảng 2.1 ta thấy nhìn chung vốn đầu tư XDCB được bố trí giảm dần qua các
năm. Từ năm 2012 đến năm 2014 số vốn chi cho đầu tư XDCB giảm đến 4,9 tỷ đồng

20


tương đương với 4,4% trong tổng chi ngân sách Nhà nước Do luật Đầu tư công ra đời

và có hiệu lực, chính phủ có chủ trương cắt giảm đầu tư công, ổn định kinh tế vĩ mô,
đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, huyện ta đã bố trí vốn đầu tư XDCB giảm dần trong
giai đoạn này, chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi ngân sách, góp phần củng
cố cơ sở hạ tầng huyện Cam Lộ.
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản chia theo ngành trong
giai đoạn 2012-2014 của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
STT

Ngành

Số vốn đầu tư

Tỷ trọng

( Tỷ đồng)
(%)
Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội
25,7
47,6
Công nghiệp- thương mại- dịch vụ
7,2
13,4
Văn hóa- giáo dục- y tế- xã hội
5,8
10,8
Nông lâm- thủy sản
4,3
7,9
Giao thông đô thị
7,1

13,2
Khác
3,8
7,1
Tổng cộng
53,9
100
( Nguồn: Báo cáo tình hình triển khai vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn

1
2
3
4
5
6

huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2014)
Qua bảng 2.2, nhìn chung vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2012-2014
được bố trí theo chiều hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực


Ngành xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
chi đầu tư XDCB 25.7 tỷ đồng chiếm 47,6% tổng chi đầu tư XDCB của huyệnCam Lộ
Khoản chi này chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các công trình kinh tế, xã hội như
xây dựng trạm y tế xã Cam Hiếu, xây dựng mới phòng Tài Chính- Kế hoạch và xây
dựng các khu công nghiệp điển hình là khu công nghiệp Cam Thành đã được xây dựng
và đang đi vào hoạt động. Đây là yếu tố quyết định đến công cuộc CNH-HĐH của
huyện




Ngành công nghiệp- thương mại- dịch vụ: Trong giai đoạn 2012-2014 tổng vốn đầu
tư của ngân sách huyện cho việc xây dựng cơ bản ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng
đứng thứ hai, sau ngành xây dựng cơ sở hạ tầng . Tổng mức vốn đầu tư cho công
nghiệp- thương mại- dịch vụ là 7,2 tỷ đồng chiếm 13,4% tổng chi đầu tư XDCB, tập
trung đầu tư chủ yếu cho hạ tầng khu công nghiệp. Các danh mục được tập trung vốn

21


đầu tư đó là: công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác san nền lấp trũng, hệ
thống giao thông, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cấp nước, điện chiếu sáng khu
công nghiệp… Với việc các danh mục công trình trên đang dần hoàn thành đưa vào sử
dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp, tạo cơ
sở để kêu gọi các nhà đầu tư.


Ngành giao thông- đô thị: Đây là những ngành rất quan trọng, vốn đầu tư trong giai
đoạn 2012-2014 cho ngành này là 7,1 tỷ đồng chiếm 13,2% tổng chi đầu tư XDCB
của huyện. Đây là ngành có số vốn đầu tư đứng thứ 3 trong tổng chi XDCB. Trong các
năm tới vốn đầu tư cho các ngành này vẫn cần nhiều để phục vụ cho việc hoàn thiện
hạ tầng giao thông, đô thị của huyện



Ngành văn hóa- giáo dục- y tế- xã hội: Trong giai đoạn 2012-2014 tổng vốn đầu tư
trong ngân sách huyện,xã là 5,8 tỷ đồng, chiếm 10,8% trong tổng chi đầu tư XDCB.
Vốn đầu tư đã được dàn trải cho việc xây dựng, sửa chữa các trung tâm y tế, trường
học, nhà văn hóa học tập và cộng đồng… từ huyện đến xã. Nhiều dự án công trình
hoàn thành đưa vào sử dụng tạo ra cơ sở vật chất cho các công tác văn hóa, giáo dục,

chăm sóc y tế của địa phương



Ngành nông lâm- thủy sản: Đây là ngành có số vốn đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng
thấp nhất. Trong giai đoạn 2012-2014 tổng số vốn đầu tư của huyện, xã cho ngành là
4,3 tỷ đồng chiếm 7.9% tổng chi đầu tư XDCB tập trung đầu tư cho các công trình
trọng điểm như xây dựng đê điều, cống thoát nước, thủy sản, chăn nuôi ở các xã…
Các công trình trên khi đi vào sử dụng góp phần đẩy mạnh công tác chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương
Còn lại trong tổng chi vốn đầu tư XDCB là các khoản chi cho chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, kiên cố hóa kênh mương và một số sự nghiệp kinh tế khác.
2.2.2. Công tác quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Cam
Lộ, tỉnh Quảng Trị
Công tác quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị trong những năm gần đây cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Dựa trên bộ
khung pháp lý về quản lý đầu tư và XDCB đã từng bước được bổ sung và hoàn thiện
bằng Luật Đầu tư công; quá trình chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
22


được tăng cường; công tác thanh toán vốn đầu tư được các cơ quan quản lý và cấp
phát vốn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư rút ngắn thời gian kiểm
soát hồ sơ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, các khoản chi được kiểm soát chặt chẽ theo
Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền công tác giám
sát của nhân dân đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang phát huy hiệu
quả trong việc phát hiện những yếu kém, tiêu cực trong quản lý, góp phần từng bước
hạn chế và khắc phục những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này… Về việc thực hiện
quy chế đầu tư XDCB, UBND huyện Cam Lộ đã thực hiện tương đối nghiêm túc các
khâu của quy trình quản lý đầu tư XDCB, cụ thể như sau:

2.2.2.1. Công tác chỉ đạo điều hành
Huyện đã quán triệt và thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng
cường quản lý đầu tư và khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB. Đồng thời thường
xuyên tổ chức kiểm tra và trực tiếp làm việc với các ngành, chủ đầu tư, nhất là chủ đầu
tư một số công trình trọng điểm, dự án lớn để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án, đảm bảo thực hiện đạt yêu cầu về
kỹ thuật, chất lượng và tiến độ đề ra
2.2.2.2. Công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Ngay khi có quyết định giao vốn của UBND tỉnh, UBND huyện và các phòng
ban đã kịp thời phân bổ kế hoạch vốn cho các chương trình, dự án để triển khai thực
hiện sớm; ngoài các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, huyện
đã chủ động cân đối, lồng ghép các nguồn lực, bổ sung hoặc tạm ứng từ nguồn vốn địa
phương cho một số dự án quan trọng, cấp thiết của huyện nhằm đẩy nhanh tiến độ.
UBND huyện và các phòng ban chức năng đã điều hành sát sao và cụ thể nhằm tháo
gỡ những khó khăn cho các công trình dự án , điều chỉnh bổ sung tăng kế hoạch vốn
cho các công trình có nhu cầu, giảm kế hoạch đối với các công trình dự án không có
khả năng thực hiện được hoặc hiệu quả thấp. Trên cơ sở các quy định của Luật Ngân
sách, Luật Đầu tư công, hằng năm phòng Tài chính- Kế hoạch đã lập kế hoạch nguồn
vốn đầu tư trong dự toán cân đối Ngân sách để báo cáo UBND huyện, trình với sở Tài
chính, sở Kế hoạch đầu tư; Phân bổ dự toán kinh phí đầu tư để trình UBND huyện
giao dự toán nguồn vốn cho UBND các xã, thị trấn, các dự án thuộc huyện quản lý.
23


Đảm bảo các nguồn vốn để Kho bạc Nhà nước, UBND các xã, thị trấn thanh toán kịp
thời, đúng tiến độ thực hiện của các dự án đã được UBND huyện bố trí kế hoạch vốn
đầu tư XDCB đã bớt giản trải hơn, chú trọng tập trung cho những công trình trọng
điểm của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục...
2.2.2.3. Công tác khảo sát lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán công trình
Công tác khảo sát lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán công trình mặc dù chưa thực

sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhưng nhìn chung các dự án đã bám sát nhiệm vụ quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Các dự án có
quy mô lớn, thiết kế kỹ thuật phức tạp đều được tiến hành khảo sát kỹ lưỡng để có đủ
căn cứ kỹ thuật bảo đảm cho việc thiết kế nền an toàn và kinh tế.
2.2.2.4. Công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán
Việc thẩm định dự án, thiết kế, dự toán đã được phân cấp tương đối rõ ràng theo
các hướng dẫn của UBND tỉnh, các phòng ban chức năng đã được quy định rõ về chức
năng nhiệm vụ trong quản lý đầu tư XDCB, chủ đầu tư đã được tự chủ hơn trong công
tác quản lý… Từ đó góp phần làm cho bộ máy quản lý đầu tư XDCB của huyện hoạt
động trơn tru hơn, bớt được một số khâu không cần thiết, tạo nên sự khách quan trong
quản lý đầu tư XDCB.
2.2.2.5. Hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu
Hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu các công trình xây dựng trên địa bàn huyện
Cam Lộ diễn ra khá công khai và khách quan hơn.
Đối với các dự án phải thực hiện đấu thầu thì công tác đấu thầu đã được các chủ
đầu tư thuê tư vấn thực hiện từ khâu lập kế hoạch gói thầu, lập hồ sơ mời thầu, mở
thầu, xét thầu.
Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có các đơn vị tư vấn chuyên sâu trong công tác đấu
thầu từ đó góp phần đưa công tác đấu thầu vào nề nếp và thực hiện đúng trình tự của
quy chế đấu thầu cũng như nâng cao hiệu quả của quá trình đấu thầu làm tiết kiệm
nguồn vốn đầu tư XDCB.
2.2.2.6. Công tác giám sát công trình và quản lý chất lượng công trình
Công tác giám sát công trình và quản lý chất lượng công trình trên địa bàn
huyện Cam Lộ được chú trọng hơn.
24


Việc thực hiện giám sát ngoài các chủ đầu tư trực tiếp tham gia còn thuê các đơn
vị tư vấn giám sát cùng thực hiện. Các đơn vị tư vấn và chủ đầu tư đã chấp hành đúng
theo quy định trong quá trình giám sát thực hiện thi công vì vậy trong thời gian qua,

trên địa bàn huyện chưa xảy ra các công trình bị sự cố của chất lượn công trình trong
khâu thi công.
2.2.2.7. Công tác tổ chức thi công xây lắp công trình
Công tác tổ chức thi công xây lắp công trình được đảm bảo. Trình tự xây lắp, quy
trình trong thi công được đảm bảo hơn trước, các bước nghiệm thu kỹ thuật, quản lý
chất lượng được thực hiện theo quy định. Các nhà thầu đã chú trọng đầu tư trang thiết
bị, máy móc phục vụ thi công, đảm bảo an toàn lao động, nâng cao chất lượng công
trình. Trong thi công xây lắp đã quan tâm bố trí giám sát công trình, qua đó làm giảm
và phát hiện xử lý những nội dung thi công sai thiết kế, sai quy chuẩn, chấn chỉnh bảo
đảm chất lượng công trình điển hình như công trình: Nhà làm việc UBND huyện,
HĐND huyện, các đơn vị trường học trên địa bàn…
2.2.2.8. Công tác thanh, quyết toán công trình
Công tác thanh, quyết toán công trình đang từng bước được nâng cao. Phòng Tài
chính- Kế hoạch và kho bạc Nhà nước đã phối hợp tốt thông qua kiểm tra, kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư, phát hiện và tiến hành giảm trừ các khoản chi không đúng quy
định. Riêng công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn thành được thực hiện theo
đúng hướng dẫn của Bộ tài chính về quyết toán vốn đầu tư, đảm bảo đúng quy trình và
thời gian.
Trong các năm 2012- 2014, phòng Tài chính - kế hoạch huyện Cam Lộ đã thẩm
tra, trình phê duyệt hơn 76 dự án, công trình hoàn thành, tổng giá trị quyết toán là
54.441 triệu đồng .Trong quá trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đã cắt
giảm, loại bỏ những giá trị khối lượng không đúng của chủ đầu tư và đơn vị thi công,
góp phần giảm trừ thanh toán và tiết kiệm cho Ngân sách nhà nước là 2.819,2 triệu đồng
Bảng 2.3: Tổng hợp công tác quyết toán của các công trình hoàn thành
trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Triệu đồng

25



×