Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần dệt may huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.35 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

1

1


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, ngành dệt may là một trong những
ngành có sự tăng trưởng tương đối lớn, sau khi gia nhập WTO, ngày càng có uy
tín và có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Để có thể đứng vững được
trên thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải đạt được hiệu quả cao trong lao
động sản xuất kinh doanh, tức là phải thu được lợi nhuận. Muốn vậy doanh
nghiệp cần phải tổ chức và quản lý tốt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phải
có kế hoạch hoạt động và công tác kiểm soát hoạt động của mình để đứng vững
và không bị đào thải ra khỏi vòng cạnh tranh đó.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất, yếu tố cơ bản không thể thiếu được
cho quá trình sản xuất đó là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, nó là cơ sở tạo
nên hình thái vật chất của sản phẩm. Do đó chi phí về nguyên vật liệu và công
cụ dụng cụ thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm,
nó có tác động và quyết định rất lớn đến hiệu quả của quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh nói chung cần phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
từ khâu thu mua đến khâu sử dụng, có như vậy mới đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu
của sản xuất ,tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Để làm được yêu cầu
trên, các doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ quản lý gì? Trong đó kế toán có
phải là một công cụ quản lý giữ vai trò quan trọng không?... Đó cũng là những
điều kiện giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Công ty cổ phần dệt may Huế - một công ty sản xuất – kinh doanh các mặt
hàng dệt may, nhờ có tầm nhìn chiến lược tốt, công ty mới có thể cạnh tranh và


chiếm lĩnh được thị phần so với các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường. Vì
vậy, công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty là hết sức cần
thiết. Nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa trên cùng với sự mong muốn học hỏi
của bản thân cũng như muốn được đóng góp ý kiến của mình kết hợp giữa lý
2

2


luận và thực tiễn nên tôi chọn đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
tại Công ty Cổ phần dệt may Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Liên quan đến vấn đề trên có Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006, đề tài “kế toán
nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ ở điện lực Thừa Thiên Huế” ; Phan Thị
Kim Ngân, 2014, đề tài “ kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty
cổ phần gạch Tuynel Hương Thủy” và Phạm Thị Thanh Thảo, 2015, đề tài “
Công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần dệt may
Phú Hòa An” đã nêu lên được các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp, thực trạng công tác kế toán nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Nhưng của Phạm Thị
Thanh Thảo có bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến công tác kế toán
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất theo những quy
định mới của Bộ Tài Chính trong thông tư 200/2014/TT – BTC.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu khái quát về bộ máy cũng như hoạt động của bộ phận kế toán tại
công ty cổ phần dệt may Huế. Đặc biệt đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về quy trình
kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thực tế tại công ty nhằm hiểu sâu hơn
về lý thuyết đã học. Đồng thời đánh giá thực trạng công ty, thông qua đó đưa ra
một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ
dụng cụ tại Công ty cổ phần dệt may Huế.

3. Đối tượng nghiên cứu
Về lý thuyết: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Về thực tế: Phản ánh thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ tại công ty dệt may Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tập trung tìm hiểu tại phòng kế toán của Công ty Cổ phần
dệt may Huế.

3

3


Về thời gian: Tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty qua 2 năm 2014 - 2015.
Về nội dung: Các thông tin, số liệu kế toán sử dụng trong bài được lấy từ
dữ liệu của tháng 12 năm 2015 tại công ty về công tác kế toán nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Nghiên cứu giáo trình: “Kế toán tài chính” - NGƯT Phan Đình Ngân,
slide bài giảng “kế toán tài chính 1” – Th.s Nguyễn Thị Thu Trang, “Kế toán chi
phí” – Th.s Huỳnh Lợi, slide bài giảng “Kế toán chi phí” – Th.s Nguyễn Ngọc
Thủy,...để làm phần cơ sở lý luận.
+ Nghiên cứu thông tin công ty cổ phần dệt may Huế để tìm hiểu đặc
điểm, chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của công ty.
+ Tham khảo các khóa luận, chuyên đề của các khóa trước.
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Quan sát hoạt động của bộ máy kế toán, trình tự luân chuyển chứng từ và
cách thức ghi sổ.

+ Thu thập thống kê số liệu cụ thể và các chứng từ có lien quan tại phòng
kế toán trong công ty.
+ Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và kinh nghiệm của các anh
chị kế toán trong công ty.
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Sử dụng số liệu thô đã thu thập được để xử lý, tổng hợp, phân tích đưa ra
những số liệu cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
+ Thiết lập các bảng, biểu phản ánh một cách khoa học các số liệu đã thu
thập được để thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá, so sánh và rút ra kết luận
một cách khách quan.
- Phương tiện sử dụng: Máy tính, phần mềm excel để tính toán, so sánh, thể
hiện số liệu.
4

4


6. Kết cấu đề tài
- Phần I: Đặt vấn đề
- Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp, gồm 3
chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại
công ty cổ phần dệt may Huế.
+ Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
tại Công ty cổ phần dệt may Huế.
+ Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán
nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần dệt may Huế.
- Phần III: Kết luận và kiến nghị

5


5


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU,
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.

Những vấn đề cơ bản về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong
doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
=> Đưa khái niệm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào là để hiểu được

nguyên vật liệu là gì? Công cụ dụng cụ là gì? Đặc điểm của nguyên vật liệu là gì?
Công cụ dụng cụ có đặc điểm gì? Để hiểu được mình nghiên cứu vấn đề gì. Phải
hiểu được khái niệm, đặc điểm của nó thì mình mới biết mình cần làm những gì
và không làm những gì. Tránh lạc đề, sai hướng nghiên cứu của đề tài.
1.1.2. Vai trò của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
=> Nêu những tác dụng, vai trò của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong
doanh nghiệp. Sẽ giúp nắm bắt được nội dung, công dụng của từng loại nguyên
liệu phù hợp với đặc điểm nào.
1.1.3. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
=> Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp thường sử dụng loại nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ nào? Để quản lý và hạch toán nguyên vật liệu , công
cụ dụng cụ được thuận tiện và chính xác cần phải phân loại và đánh giá nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ như thế nào?
1.2.

Nội dung kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh

nghiệp
1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
=> Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có những nhiệm vụ gì? Để phát

huy vai trò, chức năng của kế toán trong công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ trong doanh nghiệp thì kế toán cần thực hiện những nhiệm vụ nào.

6

6


1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
=> Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho: là xác định giá
vốn thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo tổng nguồn thu nhập.
Như nhập kho do mua ngoài, nhập kho do được biếu tặng, viện trợ…
=> Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho: căn cứ vào giá trị
thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho bằng các phương pháp
như tính giá đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước- xuất trước, nhập sau –
xuất trước,…
1.2.3. Tài khoản, chứng từ và ghi sổ kế toán
=> Kế toán nguyên vật liệu sử dụng tài khoản gì, kế toán công cụ dụng cụ
sử dụng tài khoản gì? Những chứng từ nào được sử dụng, dùng mẫu ghi sổ nào?
=> Đưa những mẫu chứng từ, ghi sổ của công ty vào để có thể hiểu them.

7

7



CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
2.1.

Khái quát tình hình chung của công ty Cổ phần Dệt may Huế
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
=> Cần phải tìm hiểu vấn đề này để biết quá trình hình thành và phát triển

như thế nào? Nhằm hiểu rõ hơn về công ty mà mình đang thực tập.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty
=> Nêu ra những chức năng, nhiệm vụ của công ty. Những lĩnh vực kinh
doanh chính của công ty. Để hiểu rõ về công ty hơn.
2.1.3. Quy trình sản xuất sản phẩm
=> + Sản phẩm chính của công ty là gì?
+ Tổ chức sản xuất như thế nào?
+ Sử dụng quy trình công nghệ nào?
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
=> + Tổ chức quản lý công ty gồm những phòng ban nào?
+ Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như thế nào?
Để hiểu rõ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
=> + Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty gồm những phần hành kế toán nào?
+ Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán như thế nào?
2.2.

Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công
ty cổ phần dệt may Huế
2.2.1. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
2.2.1.1. Kế toán nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
=> Xem phiếu nhập kho, kiểm tra nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trước


khi nhập vào kho như chủng loại, mẫu mã, số lượng, chất lượng đúng theo thoả
thuận theo hoá đơn giá trị gia tăng không? Giá thực tế nhập kho nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ?
2.2.1.2. Kế toán xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

8

8


=> Xem phiếu xuất kho, kiểm tra nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trước
khi xuất kho như chủng loại, mẫu mã, số lượng, chất lượng đúng theo thỏa thuận
không? Giá thực tế xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ?
2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho – xuất kho
=> +Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho như thế nào?
Theo phương pháp nào?
+ Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho như thế nào? Theo
phương pháp nào?
2.2.3. Kế toán chi tiết về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
=> + Hạch toán ban đầu: hạch toán phải dựa trên cơ sở chứng từ kế toán để
phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến xuất, nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
+ Thủ tục xin mua về nhập kho và thủ tục xuất kho như thế nào?
+ Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ như thế nào? Theo
phương pháp nào? Được tiến hành ở kho, ở phòng kế toán như thế nào?
2.2.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
=> + Sử dụng tài khoản nào? Sử dụng như thế nào? Theo phương pháp
nào? Và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp gì?
+ Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ như thế nào?


9

9


CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THÀNH CÔNG
TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
3.1.

Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
tại công ty
=> + Những kết quả đạt được.
+ Những vấn đề còn tồn tại chưa được giải quyết.

3.2.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần Dệt may Huế
=> Các cơ sở để đưa ra các giải pháp: Dựa trên những khó khăn của công

ty trong phần nghiên cứu trên và những đổi mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật để
đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ tại công ty cổ phần dệt may Huế.

10

10



PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
=> Đánh giá tính khả thi của đề cương: Đề tài “ kế toán nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần dệt may Huế” đến nay chưa ai nghiên cứu
nên cũng là một ưu điểm và nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một yếu tố cơ
bản của quá trình sản xuất. Đặc biệt trong ngành sản xuất cơ bản chi phí nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng lớn trong tính giá thành sản phẩm.

11

11



×