Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tình phụ tử qua 2 tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc Lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.52 KB, 2 trang )

Đề bài: Phân tích và so sánh nhân vật người cha trong hai tác phẩm “Lão
Hạc” của Nam Cao và “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
( Đề thi vào 10 Chuyên ĐHSP Hà Nội, năm học 2007-2008, Sở Giáo dục và
Đào tạo Hà Nội ).
=> Gợi ý:
I. Yêu cầu chung
- Thấy được những nét chung và những đặc sắc riêng của hình tượng người
cha qua một tác phẩm hiện thực phê phán của Nam Cao và tác phẩm văn học
Cách mạng của Nguyễn Quang Sáng.
- Không chỉ thấy nét riêng ở nội dung tư tưởng, mà cả ở cả bút pháp nghệ
thuật của mỗi tác phẩm.
II. Yêu cầu cụ thể:
HS có thể có nhiều cách triển khai bài làm, nhưng cuối cùng hướng tới các ý
cơ bản sau:
1 . Nét chung:
- Hai tác phẩm cùng hướng tới một đề tài: thể hiện vẻ đẹp tình phụ tử của
con người Việt Nam. Lão Hạc (Lão Hạc) và ông Sáu (“Chiếc lược ngà”) đều
là những người cha yêu con hết mực, hết lòng hi sinh cho con.
- Đều thể hiện bằng thể loại truyện ngắn, xúc động, hấp dẫn, chân thực…
2. Nét riêng: mỗi tác phẩm gắn với một giai đoạn lịch sử, một khuynh hướng
sáng tác, một cá tính sáng tạo…nên có những phát hiện, thể hiện riêng.
a. Hình tượng người cha trong “Lão Hạc” của Nam Cao.
- Truyện ngắn “Lão Hạc” ra đời trước cách mạng tháng Tám, tiêu biểu cho
phong cách Nam Cao ở giai đoạn này.
- Lão Hạc là một người nông dân lương thiện, người cha nhân hậu, có trách
nhiệm, dành hết yêu thương cho con, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng cho con
(day dứt khi con không có tiền cưới vợ, chăm con chó - kỉ vật của con,
chuẩn bị cái chết để không ảnh hưởng đến tương lai của con…).
- Sống trong xã hội cũ, người cha ấy thương con, nhưng bế tắc vì quá nghèo
khổ, một người cha đáng trọng nhưng cũng rất đáng thương. Cái chết của lão
thật cao thượng, nhưng xót xa, tương lai của đứa con lão cũng mịt mờ, bế


tắc.
- Nam Cao đã khắc họa thành công người cha bằng bút pháp hiện thực đẫm
chất nhân đạo: tạo tình huống bất ngờ, miêu tả ngoại hình, phân tích nội tâm
ngôn ngữ vừa giàu chất trữ tình, vừa có chất triết lí…
b. Hình tượng người cha trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Truyện viết giữa lúc chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt (1966), từ đó làm
hiện lên vẻ đẹp của người cha-người chiến sĩ Cách mạng.
-Ông Sáu là người cha yêu con tha thiết (phân tích chi tiết ông trở về với tâm
trạng mong mỏi gặp con, sự hụt hẫng khi con không nhận mình, ông làm


chiếc lược ngà cho con…).
- Hết lòng yêu thương con, nhưng ông cũng không quên nhiệm vụ chiến đấu
cho tổ quốc. Ông hi sinh, nhưng trước khi chết ông dùng tất cả sức lực để
trao lại chiếc lược, nhờ đồng đội gửi lại cho con . Cái chết của ông không
phải là biểu hiện của sự bế tắc, mà là cái chết vinh quang, cho con, cho đất
nước. Bé Thu sau này đã trở thành một giao liên, một chiến sĩ, tiếp bước con
đường của cha. Ông Sáu là người cha, người chiến sỹ đáng khâm phục tự
hào.
- Nguyễn Quang Sáng xây dựng hình tượng ông Sáu bằng lối viết riêng. Nhà
văn tạo được tình huống kịch tính, miêu tả tính cách người cha Nam Bộ
mạnh mẽ mà đằm thắm, chọn được những chi tiết đắt giá. Đặc biệt, ngôn
ngữ truyện đậm chất Nam Bộ… Truyện tuy buồn nhưng không bi thương,
vẫn có một niềm lạc quan Cách mạng.
3. Đánh giá chung: tình phụ tử là đề tài quen thuộc, nhưng bằng tài năng và
tấm lòng của mình, Nam Cao và Nguyễn Quang Sáng đã có những đóng góp
riêng, góp phần làm phong phú cho nền văn học dân tộc, góp phần tôn vinh
một vẻ đẹp nhân cách con người.




×