Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Những đặc trưng chủ yếu của thị trường lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.83 KB, 4 trang )

Nh ữ
ng đặc tr ư
ng ch ủy ếu c ủa th ị tr ườ
n g lao độn g






Một là lao động không thể tách rời khỏi người cung
cấp, người lao động. Đối với các loại hàng hóa thông
thường, mối quan hệ giữa người bán và người mua sẽ kết
thúc khi thỏa thuận xong việc mua bán, và quyền của
người bán đối với hàng hóa của mình chấm dứt sau khi
nhận được thanh toán sòng phẳng. Nhưng đối với hàng
hóa sức lao động của mình mà người làm thuê phải tham
gia tích cực, và chủ động trong quá trình khai thác và sử
dụng sức lao động của mình, để tạo ra sản phẩm hàng
hóa- dịch vụ với số lượng và chất lượng ngày càng tốt
hơn. Đây là nét đặc trưng cơ bản, khác với thị trường
khác của kinh tế thị trường
Hai là người lao động là người giữ quyền kiểm soát
số lượng và chất lượng sức lao động, cho nên mối quan
hệ lao động là mối quan hệ khá lâu dài. Để nâng cao năng
suất và hiệu quả của quá trình lao động thì việc giữ vững
và phát triển các mối quan hệ lao động là rất cần thiết. Do
đó người sử dụng lao động phải xây dựng một cơ chế
khuyến khích, tạo động lực đối với người lao động một
cách phù hợp. Ngoài khuyến khích về tiền công, tiền
thưởng, phúc lợi.. thì cần kích thích người lao động cả về


mặt tinh thần.
Ba là chất lượng lao động của người lao động không
đồng nhât. Nó phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, thể lực, trí
thông minh về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, vv… Vì
vậy việc đánh giá chất lao động của người lao động trong


quá trình tuyển dụng, trả công phù hợp với từng người
gặp khó khăn, phức tạp.






Bốn là, lao động vừa là đầu vào của quá trình sản
xuất, vừa quy định số lượng và chất lượng sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra. Cho nên, các chính
sách, các quy định về tuyển dụng, tiền lương, bảo
hiểmvv… vừa ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
các đơn vị, vừa ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
như giá cả, việc làm.
Năm là thị trường lao động luôn có giới hạn về địa lý
theo cung về chuyên môn theo ngành, nghề. Vì vậy phải
nghiên cứu sự chuyển dịch và sự liên kết giữa các thị
trường được phân đoạn theo các dấu hiệu (tiêu thức)
khác nhau giữa các vùng, các nghề…
Sáu là TTLĐ cũng giống như các loại thị trường khác
trong hệ thống thị trường đều chịu sự tác động của pháp
luật. Các thể chế, quy chế được luật hóa và các quy định

thành văn bản có tác động đến hành vi và điều kiện của 2
chủ thể người lao động và người sử dụng lao động trong
quá trình thỏa thuận các điều kiện và giá cả của dịch vụ
lao động hay TTLĐ chịu sự điều tiết của Chính Phủ thông
qua quy chế, hình thức luật, mức tiền lương tối thiểu…
Các dạng thị trường lao động
Tùy vào mục đích nghiên cứu, sự tương tác giữa cungcầu lao động sự tác động của Chính Phủ, thị trường lao
động được phân loại như sau:
Theo khả năng cạnh tranh của thị trường


Thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo
Trong thì trường cung cầu lao động được điều chỉnh linh
hoạt theo giá cả của lao động, chỉ tồn tại một thị trường
duy nhất, không bị chia cắt. Đường cầu của thị trường là
tập hợp các đường cầu của cá nhân vận động tương ứng
với đường cung của lao động. Đường cung là tổng hợp
các đường cung của doanh nghiệp, tuy nhiên tiền lương
có thể hạ thấp tùy ý.
Thị trường lao động nhiều khu vực
Trong thị trường này, cung-cầu lao động bị chia cắt, bị
phân mảng thành các thị trường riêng (ngành, nghề, trình
độ đào tạo, giới tính…) Mỗi thị trường có đường cầu và
đường cung riêng biệt với cơ chế vận động khác nhau.
Trong thị trường này tồn tại đồng thời thất nghiệp hữu
hình và thấp nghiệp cơ cấu. Kết quả tiền lương có sự
phân biệt lớn giữa các vùng, nghành nghề, giới…
Theo mức độ tương hỗ giữa cung cầu lao động
Thị trường dư thừa lao động: Khi tốc độ của cung lớn hơn
rất nhiều so với tốc độ tăng của cầu thì sẽ dẫn đến sự dư

thừa lao động trên TTLĐ. Trong trường hợp này, cung lao
động gần như một đường nằm ngang. Cầu lao động rất
yếu và tiền công là một điểm rât thâp, không có phản ứng
với mức cầu và giá lao động
Theo mức độ can thiệp của Nhà nước trong hệ thống
thị trường








Hệ thống thị trường tự do: các cá nhân tự chịu trách
nhiệm về các quyết định về tiền lương, việc làm. Hiệu quả
kinh tế trong thị trường này được bảo đảm thông qua việc
phân bố và sử dụng nguồn lực rất hợp lý nhưng vẫn chưa
chú ý đúng mức đến hiệu quả xã hội:
Hệ thống thị trường kế hoạnh hóa tập trung: Nhà
nước là người giữ vị trí quan trọng, trực tiếp trong việc
điều chỉnh các mối quan hệ lao động xã hội vơi mục tiêu
bảo đảm việc làm đầy đủ cho mội thành viên trong xã hội.
Vai trò của người lao động, người sử dụng lao động
(doanh nghiệp, tổ chức) rất thấp, từ đó việc sử dụng
nguồn lực lao động kém hiệu quả.
Hệ thống thị trường hỗn hợp: Đây là thị trường mà ở
đó vừa có sự can thiệp của Chính Phủ thông qua kế
hoạch hóa tập trung, vừa sự điều tiết của hệ thống thị
trường. Tùy vào đặc trưng về kinh tế, chính trị mà hệ

thống thị trường hỗn hợp ở mỗi nước không giống nhau.



×