Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

NC khảo sát qui trình thiết lập, tích hợp trạm phát sóng 3g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.22 MB, 103 trang )

MỤC LỤC

1


DANH SÁCH HÌNH VẼ

2


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

3


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

1xEVDO
3G
3GPP
3GPP2
A.
AGC
AMR
AMPS
B.
BER
BLER
BPSK
BSIC
BTS


C.
CDMA
CN

1x Evolution – Data Optimized
Third Generation
Third Generation Global Partnership
Project
Third Generation Global Partnership
Project 2

Pha 1- Tối ưu dữ liệu
Thế hệ 3
Dự án hội nhập toàn cầu thế hệ 3

Automatic Gain Control
Adaptive Multi-Rate codec

Bộ điều khiển tăng ích tự động
Bộ mã hoá và giải mã đa tốc độ
thích nghi
Hệ thống điện thoại di động tiên
tiến (Mỹ)

Advanced Mobile Phone System
Bit Error Rate
Block Error Rate
Binary Phase Shift Keying
Base station identity code
Base Tranceiver Station


Tốc độ lỗi bit.
Tốc độ lỗi Block
Khoá dịch pha nhị phân.
Mã nhận dạng trạm gốc
Trạm gốc

Code Division Multiple Access
Core Network

Truy nhập phân chia theo mã
Mạng lõi

Frequency Division Duplex
Frequency Division Multiple Access
Frame Error Rate

Phương thức song công phân chia
theo tần số
Đa truy nhập phân chia theo tần
số

Gateway GPRS Support Node
General Packet Radio Service
Gain Processer
Global Positioning System
Global System for Mobile
Telecommunication

Nút hỗ trợ cổng GPRS

Dịch vụ vô tuyến gói chung.
Độ lợi xửlý
Hệ thống định vị toàn cầu.
Hệ thống viễn thông di động toàn
cầu

H.
HLR
HSDPA

Home Location Registor
High Speed Downlink Packet Access

HSUPA
HO

High Speed Uplink Packet Access
Handover

Bộ đăng ký thường trú
Truy nhập gói đường xuống tốc độ
cao
Truy nhập gói lên xuống tốc độ
cao
Chuyển giao

F.
FDD
FDMA
G.

GGSN
GPRS
GP
GPS
GSM

4


I.
IMT2000

International Mobile
Telecommunication 2000
IMT- Multicarrier
IMT- MC Internet Protocol
IP
International Telecommunication
ITU
Union
Iub
Iur
L.
LOS
R.
RNC
RNS
RRC

Thông tin di động toàn cầu 2000

IMT đa sóng mang.
Giao thức Internet
Liên hợp viễn thông quốc tế.
Giao diện giữa RNC và nút B
Giao diện giữa 2 RNC.

Line of sight

Tầm nhìn thẳng

Radio Network Controller
Radio Network subsystem
Radio Resoure Control protocol

Bộ điều khiển mạng vô tuyến.
Phân hệ mạng vô tuyến
Giao thức điều khiển tài nguyên
vô tuyến

T.
TDD

Time Division Duplex

TDMA

Time Division Multiple Access

TPC
TSC

U.
UE
UL
UMTS

Transmission Power Control
Trantsit/Gateway Center

Phương thức song công phân chia
theo thời gian
Đa truy nhập phân chia theo thời
gian
Điều khiển công suất phát
Trung tâm chuyển tiếp cuộc gọi
Thiết bị người sử dụng
Đường xuống
Hệ thống viễn thông di động toàn
cầu.
Modul nhận dạng thuê bao UMTS

UTRAN

User Equipment
Uplink
Universal Mobile
Telecommunication System
UMTS Subscriber Identify Module
UMTS Terrestrial Radio Access
Network


V.
VLR
VOIP

Visitor Location Registor
Voice Over Internet Protocol

Bộ đăng ký tạm trú
Truyền thoại qua giao thức
Internet.

USIM

W.
WCDMA Wideband Code Division Multiple
Access

5

Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất
UMTS

Đa truy nhập phân chia theo mã
băng rộng


PHẦN MỞ ĐẦU
Với đề tài “Quy trình lắp đặt, tích hợp thiết bị Trạm phát sóng 3G–
NodeB”, đồ án cần giải quyết 2 vấn đề: lý thuyết và thực tế.
Về lý thuyết, đồ án đưa ra lý thuyết tổng quan về hệ thống thông tin di động

thế hệ thứ ba – Third Generation (3G), bao gồm quá trình đi lên 3G từ các hệ thống
thông tin di động trước đó là 1G và 2G, tìm hiểu thế nào là công nghệ 3G.
Về thực tế, đồ án trình bày những hiểu biết về NodeB như là mô hình
chung của 1 trạm NodeB, cấu trúc và chức năng các thành phần trong NodeB
(trong phần này đặc biệt đi sâu vào loại tủ phân tán RBS 3418), quá trình tích
hợp trạm và sửa lỗi trong quá trình phát sóng.
Để hoàn thành các công việc trên, em đã tham khảo một số tài liệu, kết
hợp với quá trình nghiên cứu thực tế tại trạm phát sóng HTI – 550 của trung tâm
Viettel Hà Đông.
Song do hạn chế về mặt qui mô, đồ án chỉ bao gồm 5 chương:





Chương 1: Giới thiệu công nghệ mạng 3g
Chương 2: Cấu trúc và chức năng các thành phần NodeB
Chương 3: Quy trình lắp đặt
Chương 4: Tích hợp và sửa lỗi NodeB

6


GIỚI THIỆU CHUNG
Sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ số liệu đã đặt ra các yêu cầu mới
đối với công nghệ viễn thông di động. Thông tin di động thế hệ 2 (2G) mặc dù sử
dụng công nghệ số nhưng là hệ thống băng hẹp và được xây dựng trên cơ chế
chuyển mạch kênh nên không thể đáp ứng được dịch vụ mới này. 3G (Third
Gneration) là giai đoạn mới nhất trong sự tiến hóa của ngành viễn thông di động.
Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất – The First Gerneration (1G)của điện

thoại di động là những thiết bị analog, chỉ có khả năng truyền thoại. Hệ thống
thông tin di động thế hệ thứ hai – The Second Generation (2G) gồm cả hai công
năng truyền thoại và dữ liệu giới hạn dựa trên kỹ thuật số. Trong bối cảnh đó,
Liên minh viễn thông quốc tế(ITU) đã đưa ra đề án tiêu chuẩn hóa hệ thống
thông tin di động thế hệ thứ 3 với tên gọi IMT – 2000. IMT – 2000 đã mở rộng
đáng kể khả năng cung cấp dịch vụ và cho phép sử dụng nhiều phương tiện
thông tin. Mục đích của IMT – 2000 là đưa ra nhiều khả năng mới nhưng cũng
đồng thời đảm bảo sự phát triển liên tục của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ
hai (2G) vào những năm 2000. 3G mang lại cho người dùng những dịch vụ giá trị
gia tăng cao cấp giúp chúng ta thực hiện truyền thông thoại và dữ liệu (như email và tin nhắn dạng văn bản), tải âm thanh và hình ảnh với băng tần cao. Các
ứng dụng 3G thông dụng gồm hội nghị video di động, chụp và gửi ảnh kỹ thuật
số nhờ điện thoại và máy ảnh, gửi, nhận e-mail và file đính kèm dung lượng lớn,
tải tệp tin video và MP3,thay cho modem để kết nối đến máy tính xách tay hay
PDA, và nhắn tin dạng chữ với chất lượng cao…
Và với bất kì một hệ thống viễn thông nào thì việc truyền dẫn đóng vai trò
rất quan trọng, nó gần như là một nền móng cho 1 hệ thống viễn thông, nó ảnh
hưởng tới chất lượng, tốc độ và khả năng triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng...
Với mạng 3G thì trạm Node – B đóng vai trò quan trọng trong truy cập vô tuyến
thực hiện chuyển đổi dòng số liệu và cũng tham gia quản lý tài nguyên vô tuyến.

7


Chương 1 :
GIỚI THIỆUCÔNG NGHỆ MẠNG 3G
1.1 Công nghệ 3G

3G, hay 3-G, (viết tắt của third-generation technology) là công nghệ
truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài
thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...) với tốc độ cao. Hiện tại

các nhà mạng đang cung cấp dịch vụ 3G với hai mức tốc độ lần lượt là 3,6Mbps
và 7,2Mbps. Để sử dụng dịch vụ 3G người dùng cần trang bị Điện thoại di động
hoặc Smart Phone hổ trợ phần cứng kết nối tín hiệu 3G, ngoài ra người dùng còn
có thể dùng các thiết bị kết nối 3G cho máy tính (Máy để bàn hoặc máy xách tay
…) như USB 3G, Thẻ PCMCIA 3G … Hoặc thiết bị 3G Router để chia sẻ kết nối
3G cho nhiều thiết bị khác nhau cùng sử dụng.
Sử dụng dải tần quy định quốc tế như sau:
-Đường lên: 1885-2025 MHz.
-Đường xuống: 2110-2200 MHz.
Là hệ thống thông tin di động toàn cầu cho các loại hình thông tin vô tuyến:
-Tích hợp các mạng thông tin vô tuyến và hữu tuyến.
-Tương tác với mọi loại dịch vụ viển thông.
Sử dụng các môi trường khai thác khác nhau:
-Trong công sở.
-Ngoài đường.
-Trên xe.
-Vệ tinh.
Có thể hỗ trợ dịch vụ như:
-Môi trường ảo.
-Đảm bảo các dịch vụ đa phương tiện.

8


-Dễ dàng hỗ trợ các dịch vụ mới xuất hiện.
Môi trường hoạt động của IMT-2000 được chia thành bốn vùng:

-Vùng 1: Trong nhà, ô pico, R

b


-Vùng 2: Thành phố, ô micro R
-Vùng 3: Ngoại ô, ô macro R

b



b



2Mbps



384kbps

144kbps

b

-Vùng 4: Toàn cầu R = 9.6=kbps
Thế hệ 3G gồm có các kỹ thuật : W-CDMA (Wide band CDMA) kiểu
FDD và TD-CDMA (Time Division CDMA) kiểu TDD. Mục tiêu của IMT- 2000
là giúp cho các thuê bao liên lạc với nhau và sử dụng các dịch vụ đa truyền thông
trên phạm vi thế giới, với lưu lượng bit đi từ 144Kbit/s trong vùng rộng và lên
đến 2Mbps trong vùng địa phương. Dịch vụ bắt đầu vào năm 2001- 2002.

Hình 1.1. Các thế hệ của hệ thống thông tin di động


9


1.2 Hướng phát triển lên mạng 3G dựa trên mạng sẵn có

1.2.1Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ WCDMA
WCDMA là một tiêu chuẩn thông tin di động 3G của IMT-2000 được phát
triển chủ yếu ở Châu Âu với mục đích cho phép các mạng cung cấp khả năng
chuyển vùng toàn cầu và để hỗ trợ nhiều dịch vụ thoại, dịch vụ đa phương tiện.
Các mạng WCDMA được xây dựng dựa trên cơ sở mạng GSM, tận dụng cơ sở
hạ tầng sẵn có của các nhà khai thác mạng GSM. Quá trình phát triển từ GSM
lên WCDMA qua các giai đoạn trung gian, có thể được tóm tắt trong sơ đồ sau
đây:

Hình 1.2 Quá trình phát triển lên 3G theo nhánh sử dụng công nghệ WCDMA
- GPRS: GPRS cung cấp các kết nối số liệu chuyển mạch gói với tốc độ
truyền lên tới 171,2Kbps (tốc độ số liệu đỉnh) và hỗ trợ giao thức Internet TCP/IP
và X25, nhờ vậy tăng cường đáng kể các dịch vụ số liệu của GSM.
Công việc tích hợp GPRS vào mạng GSM hiện tại là một quá trình đơn
giản. Một phần các khe trên giao diện vô tuyến dành cho GPRS, cho phép ghép
kênh số liệu gói được lập lịch trình trước đối với một số trạm di động. Còn mạng
lõi GSM được tạo thành từ các kết nối chuyển mạch kênh được mở rộng bằng
cách thêm vào các nút chuyển mạch số liệu Gateway mới, được gọi là GGSN và
SGSN. GPRS là một giải pháp đã được chuẩn hoá hoàn toàn với các giao diện
mở rộng và có thể chuyển thẳng lên 3G về cấu trúc mạng lõi.
- EDGE: Hệ thống 2,5G tiếp theo đối với GSM là EDGE. EDGE áp dụng
phương pháp điều chế 8PSK, điều này làm tăng tốc độ của GSM lên 3 lần.
EDGE là lý tưởng đối với phát triển GSM, nó chỉ cần nâng cấp phần mềm ở trạm


10


gốc. Nếu EDGE được kết hợp cùng với GPRS thì khi đó được gọi là EGPRS.
Tốc độ tối đa đối với EGPRS khi sử dụng cả 8 khe thời gian là 384kbps.
- WCDMA:WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access) là một
công nghệ truy nhập vô tuyến được phát triển mạnh ở Châu Âu. Hệ thống này
hoạt động ở chế độ FDD & TDD và dựa trên kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp
(DSSS- Direct Sequence Spectrum) sử dụng tốc độ chip 3,84Mcps bên trong
băng tần 5MHz. WCDMA hỗ trợ trọn vẹn cả dịch vụ chuyển mạch kênh và
chuyển mạch gói tốc độ cao và đảm bảo sự hoạt động đồng thời các dịch vụ hỗn
hợp với chế độ gói hoạt động ở mức hiệu quả cao nhất. Hơn nữa WCDMA có thể
hỗ trợ các tốc độ số liệu khác nhau, dựa trên thủ tục điều chỉnh tốc độ.

1.2.1 Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ CDMA 2000.
Hệ thống CDMA 2000 gồm một số nhánh hoặc giai đoạn phát triển khác
nhau để hỗ trợ các dịch vụ phụ được tăng cường. Nói chung CDMA 2000 là một
cách tiếp cận đa sóng mang cho các sóng có độ rộng n lần 1,25MHz hoạt động ở
chế độ FDD. Nhưng công việc chuẩn hoá tập trung vào giải pháp một sóng mang
đơn 1,25MHz (1x) với tốc độ chip gần giống IS-95. CDMA 2000 được phát triển
từ các mạng IS-95 của hệ thống thông tin di động 2G, có thể mô tả quá trình phát
triển trong hình vẽ sau:

Hình 1.3 Quá trình phát triển lên 3G theo nhánh CDMA 2000.
- IS-95B: IS-95B hay CDMA One được coi là công nghệ thông tin di
động 2,5G thuộc nhánh phát triển CDMA 2000, là một tiêu chuẩn khá linh hoạt
cho phép cung cấp dịch vụ số liệu tốc độ lên đến 115Kbps
- CDMA 2000 1xRTT: Giai đoạn đầu của CDMA2000 được gọi là 1xRTT
hay chỉ là 1xEV-DO, được thiết kế nhằm cải thiện dung lượng thoại của IS-95B
và để hỗ trợ khả năng truyền số liệu ở tốc độ đỉnh lên tới 307,2Kbps. Tuy nhiên,


11


các thiết bị đầu cuối thương mại của 1x mới chỉ cho phép tốc độ số liệu đỉnh lên
tới 153,6kbps.
-CDMA 2000 1xEV-DO: 1xEV-DO được hình thành từ công nghệ HDR
(High Data Rate) của Qualcomm và được chấp nhận với tên này như là một tiêu
chuẩn thông tin di động 3G vào tháng 8 năm 2001 và báo hiệu cho sự phát triển
của giải pháp đơn sóng mang đối với truyền số liệu gói riêng biệt.
Nguyên lý cơ bản của hệ thống này là chia các dịch vụ thoại và dịch vụ số
liệu tốc độ cao vào các sóng mang khác nhau. 1xEV-DO có thể được xem như
một mạng số liệu “xếp chồng”, yêu cầu một sóng mang riêng. Để tiến hành các
cuộc gọi vừa có thoại, vừa có số liệu trên cấu trúc “xếp chồng” này cần có các
thiết bị hoạt động ở 2 chế độ 1x và 1xEV-DO.
- CDMA 2000 1xEV-DV: Trong công nghệ 1xEV-DO có sự dư thừa về tài
nguyên do sự phân biệt cố định tài nguyên dành cho thoại và tài nguyên dành cho
số liệu. Do đó CDG (nhóm phát triển CDMA) khởi đầu pha thứ ba của CDMA
2000 bằng các đưa các dịch vụ thoại và số liệu quay về chỉ dùng một sóng mang
1,25MHz và tiếp tục duy trì sự tương thích ngược với 1xRTT. Tốc độ số liệu cực
đại của người sử dụng lên tới 3,1Mbps tương ứng với kích thước gói dữ liệu
3.940 bit trong khoảng thời gian 1,25ms.
- CDMA 2000 3x(MC- CDMA ): CDMA 2000 3x hay 3xRTT đề cập
đến sự lựa chọn đa sóng mang ban đầu trong cấu hình vô tuyến CDMA 2000 và
được gọi là MC-CDMA (Multi carrier) thuộc IMT-MC trong IMT-2000. Công
nghệ này liên quan đến việc sử dụng 3 sóng mang 1x để tăng tốc độ số liệu và
được thiết kế cho dải tần 5MHz (gồm 3 kênh 1,25Mhz). Sự lựa chọn đa sóng
mang này chỉ áp dụng được trong truyền dẫn đường xuống. Đường lên trải phổ
trực tiếp, giống như WCDMA với tốc độ chip hơi thấp hơn một ít 3,6864Mcps (3
lần 1,2288Mcps).

1.3. Tổng quan mạng WCDMA
Hệ thống WCDMA được xây dựng trên cơ sở mạng GPRS. Về mặt chức
năng có thể chia cấu trúc mạng WCDMA ra làm hai phần : mạng lõi (CN) và
mạng truy cập vô tuyến (UTRAN), trong đó mạng lõi sử dụng toàn bộ cấu trúc
phần cứng của mạng GPRS, còn mạng truy cập vô tuyến là phần nâng cấp của

12


WCDMA. Ngoài ra để hoàn thiện hệ thống, trong WCDMA còn có thiết bị người
sử dụng (UE) thực hiện giao diện người sử dụng với hệ thống.
Từ quan điểm chuẩn hóa, cả UE và UTRAN đều bao gồm những giao
thức mới
được thiết kế dựa trên công nghệ vô tuyến WCDMA, trái lại mạng lõi được định
nghĩa hoàn toàn dựa trên GSM. Điều này cho phép hệ thống WCDMA phát triển
mang tính toàn cầu trên cơ sở công nghệ GSM

Hình 1.4 Mô hình cấu trúc hệ thống UMTS.
WCDMA là một giao diện vô tuyến phức tạp và tiên tiến trong lĩnh vực
thông tin di động, nó sẽ là công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc mạng
tế bào của hầu hết mạng 3G trên thế giới, hình thành kết nối giữa thiết bị di động
của người sử dụng cùng với mạng lõi.
1.3.1. Sơ đồ khối mạng WCDMA

UMTS/GSM Network
GMSC
HLR
EIR
AUC
SCF

SMS-

13


IWMSC

AN
CN
External
Networks
UE
D
MSC
E,
G
SMSGMSC
MSC

BSC

BTS
Um
SIM
MT
Abis
A
ISDN
PSTN
PSPDN

CSPDN
PDN:
-Intranet
-Extranet
-Internet

14


BSS
Note:
Not all interfaces
shown and named
F
Gr
GGSN
Gd,
Gp,
Gn+
SGSN
SGSN
Gb
Gf
Gn+
H

RNC

BS
Uu

Iur
USIM
ME

RNC

15


BS
Uu
USIM
ME
Iub
Iub
Iu
Cu
Cu
RNS
RNS
UTRAN
MGW

Hình 1.5 Cấu trúc tổng thể hệ thống UMTS/GSM
1.3.2. Chức năng từng khối
 UE (User Equipment).
Thiết bị người sử dụng thực hiện chức năng giao tiếp người sử dụng với hệ
thống. UE gồm hai phần:
- Thiết bị di động (ME: Mobile Equipment): Là đầu cuối vô tuyến được sử
dụng cho thông tin vô tuyến trên giao diện Uu.

- Thiết bị nhận dạng thuê bao UMTS (USIM): Là một thẻ thông minh chứa
thông tin nhận dạng của thuê bao, nó thực hiện các thuật toán nhận thực, lưu giữ
các khóa nhận thực và một số thông tin thuê bao cần thiết cho đầu cuối.
 UTRAN (UMTS Terestrial Radio Access Network).
Mạng truy cập vô tuyến có nhiệm vụ thực hiện các chức năng liên quan đến
truy cập vô tuyến. UTRAN gồm hai phần tử :

16


- Node B: Thực hiện chuyển đổi dòng số liệu giữa các giao diện Iub và Uu.
Nó cũng tham gia quản lý tài nguyên vô tuyến.
- Bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC: Có chức năng sở hữu và điều khiển
các tài nguyên vô tuyến ở trong vùng (các nút B được kết nối với nó). RNC còn
là điểm truy cập tất cả các dịch vụ do UTRAN cung cấp cho mạng lõi CN.
 CN (Core Network).
Các phần tử chính của mạng lõi như sau:
- HLR (Home Location Register): Là thanh ghi định vị thường trú lưu giữ
thông tin chính về lý lịch dịch vụ của người sử dụng. Các thông tin này bao gồm:
Thông tin về các dịch vụ được phép, các vùng không được chuyển mạng và các
thông tin về dịch vụ bổ sung (như trạng thái chuyển hướng cuộc gọi, số lần
chuyển hướng cuộc gọi).
- MSC/VLR (Mobile Services Switching Center/Visitor Location Register):
Là tổng đài (MSC) và cơ sở dữ liệu (VLR) để cung cấp các dịch vụ chuyển mạch
kênh cho UE tại vị trí của nó. MSC có chức năng sử dụng các giao dịch chuyển
mạch kênh. VLR có chức năng lưu giữ bản sao về lý lịch người sử dụng cũng
như vị trí chính xác của UE trong hệ thống đang phục vụ.
- GMSC (Gateway MSC): Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động cổng
kết nối với mạng ngoài.*- SGSN (Servicing GPRS Support Node): Node hỗ trợ GPRS (dịch vụ vô
tuyến gói chung) đang phục vụ, có chức năng như MSC/VLR nhưng được sử

dụng cho các dịch vụ chuyển mạch gói (PS).
- GGSN (Gateway GPRS Support Node): Node hỗ trợ GPRS cổng, có chức
năng như GMSC nhưng chỉ phục vụ cho các dịch vụ chuyển mạch gói.
Để kết nối MSC với mạng ngoài cần có thêm phần tử làm chức năng tương
tác mạng (IWF). Ngoài mạng lõi còn chứa các cơ sở dữ liệu cần thiết cho các
mạng di động như: HLR, AuC và EIR.
 Các giao diện vô tuyến.

17


- Giao diện Cu: Là giao diện giữa thẻ thông minh USIM và ME. Giao diện
này tuân theo một khuôn dạng chuẩn cho các thẻ thông minh.
- Giao diện Uu: Là giao diện mà qua đó UE truy cập các phần tử cố định của
hệ thống và vì thế mà nó là giao diện mở quan trọng nhất của UMTS.
- Giao diện Iu: Giao diện này nối UTRAN với CN, nó cung cấp cho các nhà
khai thác khả năng trang bị UTRAN và CN từ các nhà sản xuất khác nhau.
- Giao diện Iur: Cho phép chuyển giao mềm giữa các RNC từ các nhà sản
xuất khác nhau.
- Giao diện Iub: Giao diện cho phép kết nối một nút B với một RNC. Iu b
được tiêu chuẩn hóa như là một giao diện mở hoàn toàn.
1.4. Tương lai di động băng rộng bền vững cho Việt Nam

Công nghệ 3G đã và đang được triển khai tại Việt Nam đang mở ra cơ hội
phát triển mạnh mẽ cho nền công nghiệp nội dung số, hứa hẹn mang đến những
dịch vụ tiện lợi hiệu quả vượt trội so với các dịch vụ 2G. Tuy nhiên 3G sẽ trở
thành “cạm bẫy chết người” nếu các nhà mạng không cung cấp được những giải
pháp dịch vụ nội dung phong phú với giá cước rẻ tối đa, tận dụng tối đa lợi thế
của kết nối băng rộng di động.
Sự phát triển mạnh mẽ của Viễn thông Việt Nam trong thời gian qua đã rút

ngắn khoảng cách hàng chục năm so với các nước phát triển, góp phần quang
trọng vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân. Năm 2008, mặc dù
gặp nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng viễn thông
và Internet Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ, mở rộng vùng phục vụ không chỉ ở
đô thị mà còn ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức
Lai đã khẳng định “Chính phủ Việt Nam luôn dành ưu tiên cho phát triển viễn
thông để phục vụ phát triển kinh tế xã hội và tạo môi trường đầu tư thuận lợi”,
“Cơ hội để triển khai 3G tại Việt Nam đã chín muồi, dựa trên những điều kiện
cần và đủ như: Bề dày những thử nghiệm, trải nghiệm và kinh nghiệm của công
nghệ 3G trên thế giới, giá cả thiết bị hạ tầng và TBĐC đã giảm ở chặng đường
cuối để tương đối phù hợp với điều kiện sống của người dân Việt Nam, thị
trường di động và Internet Việt Nam đã phát triển một mức nhất định”...
Những số liệu thống kê mới nhất về “dân số” viễn thông và Internet đã được
công bố dự tính đến hết năm 2008, cả nước có trên 82,2 triệu thuê bao điện thoại,
gồm 16,2 triệu thuê bao cố định và 66 triệu thuê bao di động, số lượng người sử

18


dụng Internet đạt 20,6 triệu ngưòi. Mật độ điện thoại đạt 97,5 máy /100dân, tăng
gần 27 lần so với năm 2000. Trong năm 2008, các doanh nghiệp viễn thông đạt
doanh thu 92.445 tỷ đồng, tăng gần 38% so với năm 2007, cao gần gấp đôi so với
kế hoạch đề ra năm 2010 (55 ngàn tỷ đồng).
1.5. Những tiện ích của dịch vụ 3G.

Dịch vụ băng rộng trên điện thoại di động thế hệ mới (3G) sắp thành hiện
thực và sẽ đến tay người dùng sớm nhất là đầu năm 2010, với thị trường di động
phát triển nhanh như hiện nay chúng ta đang kỳ vọng vào hệ thống mạng 3G tại
Việt Nam.
Với 65% dân số trẻ dưới 30 tuổi, lứa tuổi phù hợp với đặc thù dịch vụ 3G, vì

vậy 3G chắc chắn sẽ thành công tại Việt Nam. Cơ hội để triển khai 3G tại Việt
Nam đã chín muồi, dựa trên những điều kiện cần và đủ như: bề dày những thử
nghiệm, trải nghiệm và kinh nghiệm của công nghệ này trên thế giới, giá cả thiết
bị hạ tầng và TBĐC đã giảm ở chặng đường cuối để tương đối phù hợp với điều
kiện sống của người dân Việt Nam, thị trường di động và Internet Việt Nam đã và
đang phát triển...Chính vì vậy triển khai hệ thống mạng 3G là xây dựng một
tương lai di động băng rộng bền vững cho Việt Nam.
Hiểu một cách đơn giản, công nghệ 3G (third generation technology) là tiêu
chuẩn truyền thông di động băng rộng thế hệ thứ 3. Chuẩn 3G này cho phép
truyền không dây các dữ liệu thoại (giọng nói) và phi thoại (email, hình ảnh,
video...). Như vậy, những dịch vụ 3G là những dịch vụ trên nền những tiện ích
bao gồm:
Điện thoại truyền hình (Video call): Cho phép người gọi và người nghe có thể
nhìn thấy hình ảnh của nhau trên ĐTDĐ, giống như 2 người nói chuyện trực tiếp
với nhau.
Nhắn tin đa phương tiện (MMS): Cho phép chuyển tải đồng thời hình ảnh và
âm thanh, các đoạn vidio Clip (dữ liệu động) và text cùng lúc trên bản tin với tốc
độ nhanh và dung lượng lớn.
Xem phim trực tuyến (Video Streaming): Xem phim trên ĐTDĐ với chất
lượng hình ảnh, âm thanh tốt, không bị giật hình hay trễ tiếng, truy cập internet.
Tải phim trực tuyến (Video Downloading): Người dùng dịch vụ 3G có thể tải
trực tiếp các bộ phim từ ngay ĐTDĐ của mình với tốc độ nhanh nhờ vào đường
truyền băng rộng.

19


Thanh toán điện tử (Mobile Paymet): Cho phép người dùng có thể kết nối từ
xa trên ĐTDĐ với các thiết bị điện tử tại văn phòng hay ở nhà.
Download nhạc, game, e-mail, và các tiện ích khác của Internet băng thông

rộng đều có thể triển khai trên nền tảng công nghệ 3G.
Hiểu một cách đơn giản, công nghệ 3G chính là kết nối băng rộng di động.
1.6. Thiết bị sử dụng 3G
 Điện thoại di động hoặc Smart Phone:

20


 Thiết bị 3G kết nối cho máy tính:

USB 3G

Hình 2-6. USB:
PCMCIA 3G

Hình 2-7.: PCMCIA 3G
3G Router

Hình 2-8.: 3G Router

21


Công nghệ 3G đã và đang được triển khai tại Việt Nam đang mở ra cơ hội
phát triển mạnh mẽ cho nền công nghiệp nội dung số, đã mang đến những dịch
vụ tiện lợi hiệu quả vượt trội so với các dịch vụ 2G.
Chương2
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CÁC THÀNH PHẦN NODEB
2.1.


Giới thiệu chung về NodeB

Hình 2.. Mô hình NodeB
Hình 2.1 mô tả tổng quát cấu trúc của một NodeB. Thành phần chính bao
gồm tủ phát sóng RBS (tập trung hoặc phân tán) và ăng ten phát được đặt trên
cột. Ngoài ra trạm còn có các bộ phận phụ khác như nguồn, ắc qui, truyền dẫn,
chống sét, báo động, điều chỉnh nhiệt độ, … Các bộ phận được lắp đặt với nhau

22


như trên hình vẽ.Sau đây ta đi sâu hơn vào hai bộ phận chính là antena và đặc
biệt là tủ RBS.

23


2.2. Ăng ten

Có thể sử dụng nhiều loại ăng ten cho trạm phát sóng 3G, như là ăng ten
của các hãng Kathrein, Andrew, RFS, Agisson (Huawei) – đây là các loại ăng ten
được Viettel Telecom sử dụng cho các trạm phát sóng 3G của họ. Trạm phát
thường phát ba cell nên mỗi cột phát sóng sẽ có ba ăng ten được chỉnh tilt và
azimuth sao cho khả năng phủ sóng là tốt nhất.

Hình 2.. Ảnh chụp ăng ten trên cột
Hình 2.2 cho thấy hình ảnh ăng ten trên cột (ăng ten nhỏ hơn phát sóng
3G với tần số 2GHz, ăng ten lớn hơn phát sóng 2G tần số 900MHz), gồm ba ăng
ten tương ứng với ba cell được chỉnh tilt (góc ngẩng) và azimuth (góc phương vị)
phù hợp với yêu cầu phát sóng của trạm. Mỗi ăng ten được nối với một khối điều

khiển thu phát vô tuyến RRU, và sẽ phát theo tín hiệu điều khiển của khối này.
Các ăng ten phát sóng 3G cũng có thể dùng để phát sóng GSM (2G) ở tần số
1800 MHz.

24


2.3. Tủ phát sóng RBS

Tủ phát sóng 3G RBS là thiết bị được sử dụng lắp đặt tại các nhà trạm để
thu và phát sóng 3G. Đây là thiết bị của Ericsson được nhà khai thác mạng
Viettel sử dụng cho dịch vụ của mình.
Trong quá trình thực tập tại công ty em đã được tìm hiểu chủ yếu về loại
tủ phân tán RBS 3418, do đó em xin phép chỉ giới thiệu sơ qua về loại tủ tập
trung RBS 3206.
2.3.1.
Tủ tập trung RBS 3206
Tủ RBS 3206 là loại tủ tập trung bao gồm hai bộ phận chính là Main Unit
(MU) và các khối điều khiển vô tuyến Remote Radio Unit (RRU) được lắp đặt
gần nhau trong môi trường trong nhà (in door). Chúng được nối với nhau bằng
các sợi cáp quang để truyền dẫn thông tin.

Hình 2.. Kiến trúc phần cứng của RBS 3206
2.3.2. Tủ phân tán RBS 3418

25


×