Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Hoạt động khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) giai đoạn 2006 - 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.73 KB, 94 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

MỤC LỤC

Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TBH:

Tái bảo hiểm

BH:

Bảo hiểm

KQKD: Kết quả kinh doanh
BIC:


Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

TH:

Thực hiện

Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh


A. MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, các phương
tiện sử dụng trong ngành giao thông vận tải ngày càng được cải tiến và cải
thiện hơn. Sự phát triển của ngành giao thông vận tải đã đóng góp một phần
không nhỏ vào sự phát triển chung của xã hội loài người, đặc biệt sự phát
triển chung của thế giới hiện nay là xu hướng “toàn cầu hoá”. Ở Việt Nam số
lượng xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngày càng ra tăng và đa
dạng, phong phú về chủng loại. Đó là những phương tiện vận tải rất linh hoạt
giúp cho việc lưu thông được dễ dàng và góp phần vào sự phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.Tuy nhiên sự cố gắng của bản thân con người cũng như
sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, chúng ta vẫn chưa thể loại bỏ được tai nạn
giao thông đường bộ thậm chí tình hình tai nạn ngày càng tăng và mức độ tổn
thất ngày càng lớn gây thiệt hại rất lớn về người và của. Để bù đắp cho những
tổn thất về tài sản là thiệt hại vật chất xe, Bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra đời
là một biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay.
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã được phát triển mạnh mẽ trong thời
gian qua nhưng vẫn còn có những khó khăn nhất định mà công ty bảo hiểm
BIC cần khắc phục trong thời gian tới.Nhận thức được tầm quan trọng của
Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới nên em đã lựa chọn đề tài :” Hoạt động khai
thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (BIC) giai đoạn 2006-2008” cho chuyên đề thực tập
của mình. Đề tài này nhằm mục đích xem xét, đánh giá hoạt động khai thác
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong những năm gần đây và phương hướng hoạt
động trong thời gian tới tại BIC.
Chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động khai thác Bảo hiểm Vật chất xe
cơ giới
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

Chương 2: Tình hình khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới
tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) trong
giai đoạn 2006-2008
Chương 3: Một số giải pháp thúc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới tại BIC.
Do còn là sinh viên nên kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế mặc dù
đã nhiều cố gắng trong chuyên đề của mình nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót
nên em mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn góp ý của cô để em cùng các
bạn tiến bộ hơn trong các đề tài tiếp theo. Em chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn
góp ý tận tình của cô trong thời gian qua để em hoàn thành tốt hơn chuyên đề
thực tập của mình.

Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM
VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1.1.Khái quát về Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới:
1.1.1.Tai nạn giao thông đường bộ và ý nghĩa của Bảo hiểm Vật chất
xe cơ giới.
1.1.1.1.Tình hình tai nạn giao thông đường bộ:
Ngành giao thông vận tải đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Nó giúp cho việc đi lại
cũng như việc lưu thông hàng hóa được thực hiện một cách dễ dàng. Sự phát
triển của khoa học kỹ thuật đã góp phần làm ra tăng số lượng và chủng loại
các phương tiện giao thông vận tải. Với những phương tiện giao thông vận tải
thô sơ cho đến nay chúng ta đã có những phương tiện giao thông hết sức hiện
đại với hàng trăm dặm một giờ như: máy bay, ôtô, tàu hỏa tàu thủy…Sự phát
triển của ngành giao thông vận tải đã đóng góp một phần lớn vào sự phát triển
chung của loài người nhưng chúng ta vẫn chưa thể loại bỏ được các tai nạn
giao thông xảy ra ngày một tăng và mức độ tổn thất ngày càng lớn và mang
tính chất thảm họa cao. Đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ.
Tai nạn giao thông đường bộ hiện nay đã trở thành vấn đề nhức nhối
không chỉ đối với đời sống dân sinh đô thị nói riêng mà nó còn ảnh hưởng tới
toàn bộ người dân Việt Nam. Điều đó thể hiện ở số vụ tai nạn giao thông mỗi
ngày tăng lên, số người chết, số người bị thương ngày càng nhiều làm ảnh
hưởng rất lớn tới đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam hàng năm phải đầu tư một khoản tiền rất lớn để đảm bảo
an toàn giao thông đường bộ.
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

Mỗi năm trung bình tại Việt Nam, tai nạn giao thông khiến 12.000 người
bị chết và gần 30.000 người bị chấn thương sọ não và các di chứng để lại.
Theo số liệu của Ủy Ban An toàn giao thông quốc gia cho biết Việt Nam có tỷ
lệ các vụ tử vong lớn vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp
tử vong mỗi ngày. Ước tính hàng năm ở Việt Nam thiệt hại khoảng 850 triệu
đô la vì các vụ tai nạn giao thông đặc biệt với những quốc gia nghèo như
chúng ta thì đây là con số khổng lồ. Đáng chú ý nhất là các vụ tai nạn giao
thông tại các đô thị ngày càng tăng tỷ lệ thuận với quá trình đô thị hóa đang
diễn ra nhanh chóng tại các đô thị.
Trong năm năm gần đây số vụ tai nạn giao thông giảm nhưng số người
bị thiệt mạng về các vụ tai nạn giao thông tăng. Điều này cho thấy các vụ tai
nạn giao thông nghiêm trọng đang diễn ra ngày càng tăng chủ yếu là tai nạn
giao thông đường bộ.
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông phức tạp này là do:
- Ý thức tự chấp hành pháp luật của người tham gia điều khiển phương
tiện giao thông còn kém và chưa nhận thức được hết hiểm họa của tai nạn
giao thông. Phân tích các vụ tai nạn cho thấy: lỗi do người tham gia giao
thông chiếm 80%, trong đó 36% chạy quá tốc độ quy định, 21,3% tránh vượt
sai quy định, 5.9% say rượu bia điều khiển phương tiện…
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, khả năng quản lý,
công tác tổ chức giao thông còn nhiểu bất cập, việc sữa chữa nâng cấp, xây
mới các công trình giao thông còn hạn chế, chậm chễ gây ảnh hưởng lớn tới

công tác điều khiển giao thông là một trong nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn
tới ùn tắc giao thông.
- Số lượng phương tiện giao thông tăng nhanh nhất là xe gắn máy gia
tăng nhanh so với diện tích mặt đường đẫn đến tai nạn giao thông ngày
càng nhiều.
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

Tai nạn giao thông gây thiệt hại nặng nề không những cho người và tài
sản là bản thân chiếc xe làm ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh,
gây hậu quả nặng nề về kinh tế đối với chủ xe.
Trước nhu cầu đó Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới ra đời được các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ triển khai từ rất sớm. Chủ phương tiện được bù
đắp về thiệt hại vật chất xảy ra về xe từ đó khắc phục khó khăn khi có rủi ro
xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông và
sớm ổn định kinh tế.
1.1.1.2. Ý nghĩa của Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới :
Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới mang lại ý nghĩa rất thiết thực cho kinh tế
xã hội cụ thể Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới có những ý nghĩa sau:
Một là : Bảo vệ lợi ích của chủ phương tiện. Khi rủi ro xảy ra tùy vào
mức độ nặng nhẹ mà xe bị tổn thất nhiều hay ít nhưng đều gây ra những thiệt
hại đáng kể cho chủ xe như: Mất thời gian sữa chữa thay thế các phụ tùng hư

hỏng cho chủ phương tiện, mất thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng tới đời sống
công việc đặc biệt là những xe dùng cho sản xuất và kinh doanh thậm chí có
những thiệt hại lớn làm cho chủ xe ngừng kinh doanh. Khi tham gia Bảo hiểm
Vật chất xe cơ giới khi gặp rủi ro chủ xe sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm
nhanh chóng tiến hành bồi thường thiệt hại, đảm bảo quyền lợi hợp pháp và
chính đáng về thiệt hại tài sản giúp chủ xe khắc phục được hậu quả tài chính
góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế xã hội.
Hai là: Đẩy mạnh hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất góp phần làm
giảm bớt tai nạn giao thông và giảm thiêu tổn thất. Bởi vì khi chủ phương tiện
tham gia Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm thì công ty bảo
hiểm thường hướng dẫn cho chủ xe thực hiện công tác đề phòng và hạn chế
tổn thất. Ngoài ra còn có tác dụng giúp doanh nghiệp bảo hiểm và khách
hàng phối hợp với cơ quan có liên quan, ngành công an tuyên truyền về an
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

9

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

toàn giao thông thành lập ban chỉ đạo an toàn giao thông, phát động phong
trào an toàn giao thông. Giúp xã hội ngày càng an toàn hơn, văn minh hơn,
tốt đẹp hơn.
Ba là: Bảo hiểm góp phần tăng thu cho Ngân sách nhà nước tạo điều
kiện nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông, tạo công ăn việc làm
cho người lao động. Vì các công ty bảo hiểm hoạt động hàng năm có doanh

thu và lợi nhuận và các công ty bảo hiểm có nghĩa vụ đóng thuế làm tăng
Ngân sách nhà nước. Nhà nước có nguồn thu mới và các công trình giao
thông có cơ hội nâng cấp và xây dựng mới. Giúp cho việc đi lại thuận tiện
hơn, dễ dàng hơn, giảm bớt ùn tắc cũng như tai nạn.
Bốn là: Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới có lợi cho sản xuất và kết quả
kinh doanh của các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các cá
nhân. Khi bảo hiểm phát triển nhiều công ty bảo hiểm ra đời thêm giúp cho
ngành bảo hiểm có vị trí nhất định so với các ngành kinh tế khác, công ty bảo
hiểm cạnh tranh lành mạnh. Sự ra đời của nhiều công ty bảo hiểm tạo công ăn
việc làm cho người lao động làm tăng thu nhập người lao động và đời sống
người lao động ngày càng ổn định. Hơn nữa, Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới ra
đời tạo điều kiện cho sự phối hợp chặt chẽ giữa các công ty bảo hiểm và các
phòng ban liên quan như công an, tòa án, bệnh viện…
Như vậy, Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới ra đời là một tất yếu khách quan
để bù đắp cho những rủi ro, tổn thất bất ngờ về tài sản cho cho chủ xe cơ giới.
1.1.2. Đối tượng và phạm vi của Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới:
1.1.2.1.Đối tượng của Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới:
Xe cơ giới là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng
chính động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm ôtô, môtô và xe máy. Xe cơ
giới không bao gồm xe đạp máy.
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

10

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh


Đối tượng được Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc xe
có phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Có giá trị sử dụng;
- Xác định được về mặt giá trị;
- Phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi
trường;
- Phải được lưu hành hợp pháp ( có đăng kiểm và đăng ký xe );
- Phải có đầy đủ các bộ phận để được coi là một đối tượng bảo hiểm.
Đối với xe môtô, ôtô, xe máy thường các chủ xe tham gia bảo hiểm toàn
bộ vật chất thân xe.
Đối với xe ôtô, các chủ xe có thể tham gia toàn bộ hoặc cũng có thể tham
gia từng bộ phận của xe. Xe ôtô thường yêu cầu có đủ 7 tổng thành:
•Thân vỏ
•Động cơ
•Hộp số
•Hệ thống lái, cầu trước, trục sau, Xăm lốp xe.
Thông thường các chủ xe thường tham gia bảo hiểm cho tổng thành thân
vỏ xe. Vì tổng thành thân vỏ xe thường chiếm tỷ lệ lớn nhất thông thường là
hơn 50% tỷ lệ tổng thành và khi rủi ro xảy ra hay tai nạn xảy ra thì tổng thành
thân vỏ thường bị thiệt hại nhiều nhất. Hơn nữa việc kiểm soát rủi ro cho tổng
thành khác thường gặp khó khăn hơn tổng thành thân vỏ dẫn đến tình trạng
trục lợi bảo hiểm vì vậy việc bảo hiểm cho tổng thành khác thường không
hiệu quả.
Để đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xảy ra gây tổn thất
cho mình các chủ xe cơ giới ( bao gồm các cá nhân, các tổ chức có quyền sở
hữu xe hay bất cá nhân được phép sử dụng xe cơ giới kinh doanh vận chuyển
hành khách bằng xe cơ giới ) thường tham gia một số loại hình Bảo hiểm sau:
Phạm Thị Bích Nguyệt


Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

11

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hoá chở
trên xe;
- Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe;
- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;
- Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe;
- Bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Khác với bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên
xe và đối với người thứ ba được áp dụng bắt buộc bằng pháp luật đối với
các chủ xe. Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới là loại hình Bảo hiểm tài sản nên nó
được áp dụng dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện.
Chủ xe tham gia Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới là để được bồi thường
những thiệt hại vật chất xảy ra với xe của mình do những rủi ro được bảo
hiểm gây nên.
1.1.2.2.Phạm vi của Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới :
Tương tự như các nghiệp vụ Bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Vật chất xe
cơ giới bảo hiểm cho các rủi ro, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho bản thân
chiếc xe đó.
Những rủi ro được bảo hiểm gồm :
 Tai nạn do đâm va, lật đổ
 Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá

 Mất cắp toàn bộ xe
 Tai nạn rủi ro bất ngờ khác gây nên.
Ngoài ra, bảo hiểm còn chịu trách nhiệm với những chi phí phát sinh sau:
- Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất xảy ra thêm.
- Chi phí kéo xe về xưởng sữa chữa.
- Chi phí ra toà nếu có.
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

12

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

- Chi phí giám định thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường những thiệt hại vật chất xe gây ra
bởi các rủi ro như:
- Giảm giá trị xe do hao mòn tự nhiên.
- Do xe bị mất cắp bộ phận.
- Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư
hỏng mà không do tai nạn gây nên.
Để tránh những “ nguy cơ đạo đức” lợi dụng bảo hiểm, những hành vi vi
phạm pháp luật, hay một số rủi ro đặc biệt khác, những tổn thất xảy ra trong
các trường hợp sau cũng không được bồi thường:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe;
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy
định của Luật an toàn giao thông đường bộ.

- Chủ xe lái xe vi phạm nghiêm trọng Luật an toàn giao thông đường bộ
như:
+ Xe không có giấy phép lưu hành;
+ Lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ;
+ Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích khi điều khiển xe;
+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép;
+ Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định;
+ Xe đi vào đường cấm;
+ Xe đi đêm không đèn;
+ Xe sử dụng tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa;
- Những thiệt hại gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản
xuất kinh doanh.
- Thiệt hại do chiến tranh.
Cũng cần lưu ý rằng trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

sở hữu xe cho các chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực với chủ
xe mới. Tuy nhiên, nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ
xe mới thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm
cho chủ xe mới nếu họ yêu cầu.
1.1.3.Giá trị Bảo hiểm, phí Bảo hiểm, số tiền Bảo hiểm:

1.1.3.1. Giá trị Bảo hiểm:
Giá trị Bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại
thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.
Việc xác định đúng giá trị bảo hiểm rất quan trọng vì đây là cơ sở để
thường.Tuy nhiên, giá trị xe trên thị trường luôn có những biến động và
có thêm nhiều chủng loại xe mới tham gia giao thông nên đã gây khó khăn
cho việc xác định giá trị xe. Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường dựa
trên các nhân tố sau để xác định giá trị xe:
- Loại xe
- Năm sản xuất
- Mức độ mới, cũ của xe
- Thể tích làm việc của xi lanh…
Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm hay
áp dụng đó là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao. Cụ thể:
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu - Khấu hao ( nếu có ).


Xác định giá trị thân vỏ của xe ôtô:

Xe ôtô gồm nhiều tổng thành khác nhau nên mỗi tổng thành có một tỷ lệ
giá trị khác nhau so với toàn bộ giá trị xe. Vì thế ta có :
Giá trị tổng thành = Giá trị toàn bộ xe × Tỷ lệ tổng thành.
+ Trong đó giá trị toàn bộ xe là giá trị thực tế của xe.
+ Tỷ lệ tổng thành: tỷ lệ % của tổng thành trong giá trị.
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


14

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

Do trong các tổng thành thì tổng thành thân vỏ chiếm tỷ lệ cao nên công
ty bảo hiểm thường tiến hành bảo hiểm thân vỏ xe. Việc kiểm soát rủi ro tổng
thành khác thường khó khăn hơn tổng thành thân vỏ, khi gặp rủi ro đối với
tổng thành khác thì tổn thất là toàn bộ tổng thành nên khả năng trục lợi bảo
hiểm là rất cao do đó việc bảo hiểm cho các tổng thành khác thường không
hiệu quả.
Giá trị thân vỏ = Giá trị toàn bộ xe × Tỷ lệ tổng thành thân vỏ.
Tỷ lệ tổng thành thân vỏ quy định cho từng loại xe khác nhau của từng
công ty.
Ví dụ tại công ty bảo hiểm BIC:
Bảng 1.1: Tỷ lệ tổng thành xe ôtô tại BIC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Loại xe

Xe từ 5 chỗ trở xuống
Xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi
Xe từ 12 đến 15 chỗ ngồi
Xe từ 16 đến 24 chỗ ngồi
Xe trên 24 chỗ ngồi
Xe tải dưới 3 tấn
Xe tải từ 3 đến 8 tấn
Xe tải trên 8 tấn
Xe vừa chở người và hàng
Xe đầu kéo
Xe có thiết bị chuyên dùng

Tỷ lệ thân vỏ
(%)
53,5
54,5
54,5
57,1
59,8
35
37
40
55,5
27,4
30

Tỷ lệ tổng thành
(%)
46,5
45,5

45,5
42,9
40,2
65
63
60
45,5
72,6
50%
20%



cấu

chuyên dùng
Nguồn: Hướng dẫn nghiệp vụ Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới tại BIC
1.1.3.2. Số tiền Bảo hiểm:
Chủ xe cơ giới thường tham gia bảo hiểm theo nguyên tắc số tiền bảo
hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm.
Nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm thì là bảo hiểm dưới giá trị
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

15


GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

Nếu số tiền bảo hiểm bẳng giá trị bảo hiểm thì là bảo hiểm ngang giá trị.
Chủ xe cơ giới có thể tham gia bảo hiểm trên giá trị với điều kiện bảo
hiểm giá trị thay thế mới.
Khi chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ xe số tiền bảo hiểm thường lớn
hơn số tiền bảo hiểm chủ xe tham gia bảo hiểm bộ phận xe.
Trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm một số bộ phận hoặc tổng thành
xe, số tiền bảo hiểm được xác định như sau:
Số tiền bảo hiểm tổng thành xe = Số tiền bảo hiểm toàn bộ xe × tỷ lệ
tổng thành.
1.1.3.3.Phí bảo hiểm:
Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia cụ thể, các công
ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
-Loại xe.
Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có mức độ rủi ro
khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất được tính riêng cho từng loại xe. Thông
thường công ty bảo hiểm đưa ra những biểu phí xác định phí bảo hiểm phù
hợp cho hầu hết các xe thông dụng thông qua việc phân loại xe thành các
nhóm. Việc phân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc, chi
phí và mức độ khó khăn khi sử sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng. Đối
với các xe hoạt động không thông dụng như xe kéo mơ roóc, xe chở hàng
nặng…do có mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một
tỷ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản.
Giống như cách tính phí nói chung, phí bảo hiểm phải đóng trên mỗi đầu
xe đối với mỗi loại xe được tính theo công thức sau:
P=f+d
Trong đó: P - Phí thu mỗi đầu xe.
Phạm Thị Bích Nguyệt


Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

16

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

d - Phụ phí
f - Phí thuần
Theo công thức trên, việc xác định phí bảo hiểm phụ thuộc vào các
nhân tố sau:
- Tình hình bồi thường tổn thất những năm trước đó. Căn cứ vào số liệu
thống kê, công ty bảo hiểm sẽ tính toán được phí thuần f như sau:
n

f═

∑ S ×T
i

1

n

∑C
1

Trong đó :


i

( với i = 1,2,3…n )

i

S : Số vụ tai nạn xảy ra trong năm i.
i

T

i

: Thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i

C : Số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i
i

Các chi phí khác hay còn gọi là phụ phí ( d ), bao gồm các chi phí như
chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý…Phần phụ phí này thường
được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với phí bồi thường.
Trong thực tế các công ty bảo hiểm xác định cho mình một bản tỷ lệ phí
chuẩn dựa trên số liệu thống kê. Tuy nhiên khi áp dụng phí cho từng đối
tượng tham gia cụ thể, mức phí chuẩn sẽ được điều chỉnh cao hơn hoặc thấp
hơn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
+ Mục đích sử dụng xe: Đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí
bảo hiểm vì nó giúp cho công ty bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể xảy
ra.Vì xe người đi lại nhiều trong khu vực rộng lớn chắc chắn rủi ro tai nạn
càng nhiều.

+ Khu vực cất xe và giữ xe.
+ Tuổi tác kinh nghiệm lái xe người yêu cầu bảo hiểm và những người
thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm.Vì số liệu thống kê cho thấy
người lái xe trẻ tuổi thường gặp tai nạn nhiều hơn người lái xe lớn tuổi. Trong
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

17

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

thực tế công ty bảo hiểm thường áp dụng giảm phí bảo hiểm cho các lái xe
trên 50 hoặc 55 tuổi. Nhưng những lái xe quá lớn tuổi ( từ 65 tuổi trở lên )
thường phải xuất trình giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp để có thể lái xe thì
công ty bảo hiểm mới bảo hiểm.Ngoài ra, để hạn chế tổn thất xảy ra các công
ty bảo hiểm thường áp dụng mức miễn thường. Đối với những lái xe trẻ tuổi
mức miễn thường này thường cao hơn các lái xe lớn tuổi.
Giảm phí bảo hiểm: Để khuyến khích hoặc thu hút những khách hàng
lớn, các công ty bảo hiểm thường áp dụng giảm phí so với phí chuẩn.
Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ thì chủ xe chỉ phải
đóng phí cho những ngày hoạt động của xe đó.
Biểu phí đặc biệt: Trong những trường hợp đặc biệt khi khách hàng có
số lượng xe tham gia bảo hiểm nhiều, để tranh thủ sự ủng hộ, các công ty bảo
hiểm có thể áp dụng biểu phí riêng này cũng tương tự như cách tính phí được
đề cập ở trên, chỉ khác là chỉ dựa trên các số liệu về bản thân khách hàng này,
cụ thể:

- Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm;
- Tình hình bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách hàng ở
những năm trước đó;
- Tỷ lệ phụ phí theo quy định của công ty.
Trường hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung, công
ty bảo hiểm sẽ áp dụng theo mức phí đặc biệt. Còn nếu mức phí đặc biệt
tính được là cao hơn hoặc bằng mức phí chung tức là tinh hình tổn thất của
khách hàng cao hơn mức tổn thất chung thì công ty bảo hiểm sẽ áp dụng
mức phí chung.
Ví dụ tại BIC, công ty sẽ tiến hành giảm phí theo số lượng xe tham gia
bảo hiểm như sau:

Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

18

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

Bảng 1.2: Mức giảm phí Bảo hiểm vật chất xe ôtô theo số lượng xe tại BIC
Số lượng xe
Tỷ lệ giảm phí
Từ 5 đến 10 xe
5% tổng số phí bảo hiểm
Từ 11 đến 20 xe
10% tổng số phí bảo hiểm

Từ 21 đến 30 xe
15% tổng số phí bảo hiểm
Từ 31 đến 50 xe
20% tổng số phí bảo hiểm
Nguồn: Hướng dẫn nghiệp vụ Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới tại BIC.
Hoàn phí bảo hiểm:
Có những trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm, nhưng trong
năm xe không hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó. Trong trường hợp
đó công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm của những tháng ngừng hoạt
động đó cho chủ xe. Số phí hoàn lại được tính theo công thức:
Phí hoàn lại = phí cả năm × số tháng không hoạt động × tỷ lệ hoàn phí
12
Tuỳ từng công ty bảo hiểm mà quy định mức hoàn phí khác nhau nhưng
thông thường tỷ lệ này là 80%.
Trong trường hợp chủ xe muốn huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm khi chưa hết
hạn hợp đồng thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm
cho thời gian còn lại đó nhưng với điều kiện là chủ xe chưa có lần nào được
công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
1.2.Hoạt động khai thác Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới:
1.2.1. Vai trò hoạt động khai thác Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới :
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp
bảo hiểm là tổ chức kinh doanh bảo hiểm nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh thì mỗi một nghiệp vụ bảo hiểm
thường được doanh nghiệp bảo hiểm triển khai theo quy trình thống nhất gồm
3 khâu cơ bản: Thứ nhất là khâu khai thác bảo hiểm, thứ hai là đề phòng và
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

19

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

hạn chế tổn thất và thứ ba là bồi thường và giám định tổn thất khi có rủi ro
xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm.
Ba khâu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và mỗi khâu đóng một vai
trò quan trọng trong toàn bộ quy trình triển khai bảo hiểm và cả ba khâu đều
có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
bảo hiểm.
Có thể nói rằng khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển
khai bảo hiểm. Nó có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp
bảo hiểm nói chung và của từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng, đặc biệt là
nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai, những sản phẩm mới tung ra thị trường.
Xuất phát từ nguyên tắc chung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là: “lấy số
đông bù số ít” nhằm tạo lập nguồn quỹ đủ lớn để dễ dàng san sẻ rủi ro, đặc
biệt với đặc thù của sản phẩm bảo hiểm là sản phâm dịch vụ ( một sản phẩm
vô hình mà người mua không thể cảm nhận được sản phẩm bảo hiểm thông
qua các giác quan của mình. Vì thế để giúp khách hàng hiểu được tính ưu việt
của sản phẩm cũng như bán được sản phẩm này trên thị trường đòi hỏi doanh
nghiệp bảo hiểm cần phải tổ chức tốt các khâu khai thác ( tức là khâu bán
hàng ). Kết quả của khâu này chủ yếu được thể hiện ở các chỉ tiêu: Số lượng
khách hàng tham gia bảo hiểm đã được ký kết, số giấy chứng nhận bảo hiểm,
số đơn đã cấp, số phí bảo hiểm thu được…Bước này mà thực hiện tốt sẽ tạo
nhiều thuận lợi cho các bước tiếp theo.
Đối với khách hàng: Khách hàng được biết và tiêu dùng thêm một sản
phẩm nữa trong nhu cầu cuộc sống của mình. Nhờ có hoạt động khai thác mà
khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn với sản phẩm bảo hiểm và công ty bảo hiểm

nhờ đó có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tài chính
của mình nhất.
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

20

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

Đối với xã hội: Khâu khai thác bảo hiểm cũng cần phải có một số lượng
các khai thác viên do đó tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đem
lại thu nhập đáng kể cho người lao động, giúp tỷ lệ thất nghiệp ngày càng
giảm đi, xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.2. Quy trình khai thác Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới :
1.2.2.1.Quy trình khai thác Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới :
Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới cũng là một nghiệp vụ bảo hiểm chính vì
thế cũng được công ty bảo hiểm triển khai theo một quy trình thống nhất gồm
3 khâu cơ bản: khai thác, đề phòng và hạn chế tổn thất, giám định và bồi
thường. Khai thác bảo hiểm là một khâu trong quy trình thống nhất đó và để
khai thác hiệu quả cao thì khâu này cũng phải có quy trình thống nhất, mục
đích tránh các trường hợp thiếu sót, sai lệch tạo điều kiện thuận lợi cho các
khâu tiếp theo.
Quy trình khai thác Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới bao gồm 6 bước:
Bước 1: Tiếp thị, tìm kiếm thị trường và xử lý thông tin từ khách hàng:
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm mà từ đó khai thác viên có thể tìm kiếm
được thị trường khai thác, thị trường khai thác là thị trường mà ở đó có nhiều

tiềm năng, cơ hội phát triển nghiệp vụ. Đây là bước đầu tiên của quy trình
khai thác vì thế đòi hỏi khai thác viên phải thật sự khéo léo và nhạy bén. Lúc
đó khai thác viên có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng
đảm bảo tính chính xác và dễ hiểu. Nếu khách hàng đồng ý thì khai thác viên
phải tiếp nhận thông tin từ khách hàng và phải xử lý thông tin đó, tất cả
những chi tiết trên đều phải cập nhật vào Sổ ghi thông tin khách hàng theo
mẫu công ty.
Khi nhận thông tin từ khách hàng, khai thác viên cần yêu cầu khách hàng
nêu rõ: Ngành nghề của người yêu cầu bảo hiểm, thành phần kinh tế mà
người yêu cầu bảo hiểm tham gia: Nước ngoài, Liên doanh, Nhà nước hay tư
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

21

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

nhân, đối tượng cần được bảo hiểm: bao gồm loại xe, thời gian sử dụng, tình
trạng kỹ thuật,…Số tiền bảo hiểm yêu cầu, tình hình tổn thất trong các năm
trước đó công ty bảo hiểm khác hiện đang tham gia (nếu có). Các thông tin có
ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá ban đầu các rủi ro có thể xảy ra cho
đối tượng bảo hiểm.
Ngoài ra, khai thác viên cần phải cung cấp Giấy yêu cầu bảo hiểm theo
mẫu quy định của từng công ty và các tài liệu khác theo yêu cầu của khách
hàng như: Quy tắc bảo hiểm, Điều khoản bổ sung…
Bước 2: Phân tích, tìm hiểu và đánh giá rủi ro:

Khai thác viên, đại lý đánh giá rủi ro trên cơ sở trực tiếp tiếp xúc với đối
tượng được bảo hiểm đặc biệt là vật chất xe. Lúc này đòi hỏi khai thác viên
phải có hiểu biết về kỹ thuật xe cơ giới và kỹ thuật nghiệp vụ từ đó có thể
phân tích đối tượng một cách chính xác. Đối với trường hợp khách hàng yêu
cầu bảo hiểm theo những điều kiện bổ sung hoặc trong một số trường hợp đặc
biệt các khai thác viên, đại lý khai thác cũng cần phải chú ý hơn đển việc
đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm.
Khi đã có số liệu từ khách hàng như: số khung, số máy, số năm đã sử
dụng , loại xe, tình hình tổn thất của những năm trước đó,… thì lúc đó khai
thác viên phải trực tiếp kiểm tra lại các thông tin nếu có, đặc biệt khai thác
viên phải có các số liệu liên quan đến các rủi ro yêu cầu bảo hiểm để từ đó
cũng có thể vạch ra công tác quản lý rủi ro ban đầu.
Điều cần lưu ý đối với khai thác viên là Giấy yêu cầu bảo hiểm là căn cứ
thông tin ban đầu rất quan trọng trong công tác khai thác Bảo hiểm Vật chất
xe cơ giới. Cho nên khai thác viên phải nắm rõ và hướng dẫn khách hàng chi
chép đầy đủ, chính xác các thông tin trong Giấy yêu cầu bảo hiểm, làm cơ sở
cho việc đánh giá rủi ro và qua đó đưa ra mức chào phí bảo hiểm phù hợp cho
khách hàng.
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

22

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

Trong bước này khai thác viên cũng có thể từ chối chào phí đối với

khách hàng kê khai không trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu bảo hiểm
khi đối chiếu với các thông tin thu được trong quá trình kiểm tra xe trực
tiếp.
Tất cả các thông tin của khai thác viên khi đánh giá rủi ro đều được
điền vào mẫu Giấy yêu cầu bảo hiểm của từng công ty. Các thông tin đó
đều được ghi nhận một cách cẩn thận,chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho
các bước sau.
Bước 3: Xem xét đề nghị bảo hiểm:
Khi các khai thác viên thu thập đầy đủ thông tin cần thiết từ phía khách
hàng và các báo cáo đánh giá rủi ro, các số liệu thống kê,…từ đó khai thác
viên có thể tiến hàng cung cấp mức phí hợp lý cho khách hàng. Trường hợp
có những dịch vụ đặc biệt lớn, tính chất đặc biệt phức tạp khi đó khai thác
viên có thế đề xuất với lãnh đạo các phòng, hoặc chi nhánh, hoặc công ty để
có phương án giải quyết tốt nhất và hiệu quả.
Bước 4: Đàm phán chào phí:
Tiếp theo là khai thác viên tiến hành chào phí theo mẫu chào phí của
công ty. Trong bước này có thể gặp ba trường hợp xảy ra là:
Trường hợp 1: nếu sau khi khách hàng chấp nhận bản chào phí bảo hiểm
thì sẽ thực hiện tiếp tục các bước tiếp theo.
Trường hợp 2: nếu khách hàng không chấp nhận bản chào phí bảo hiểm
thì khai thác viên và lãnh đạo (nếu có) sẽ tiến hành thảo luận và đàm phán với
khách hàng để sữa đổi bổ sung bản chào phí sao cho phù hợp nhất, sau đó
khách hàng đồng ý lại tiếp tục đi bước tiếp theo.
Trường hợp 3: nếu sau khi đàm phán với khách hàng mà khách hàng vẫn
không thõa mãn thì khai thác viên có thể thông báo bằng văn bản từ chối nhận
bảo hiểm.
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

23

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và thu phí bảo hiểm:
Ở bước cuối cùng này, khai thác viên sẽ cung cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm
và sau khi đã thống nhất nội dung trong Giấy chứng nhận bảo hiểm khai thác viên
hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết để cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Căn cứ vào nội dung ghi trên Giấy yêu cầu bảo hiểm để viết Giấy chứng
nhận bảo hiểm. Vì vậy Giầy yêu cầu bảo hiểm có một vai trò quan trọng trong
khai thác bảo hiểm,do đó khi khai thác viên nhận được Giấy yêu cầu bảo
hiểm của chủ xe, khai thác viên, đại lý phải kiểm tra các điều kiện, điều khoàn
trong Giấy yêu cầu bảo hiểm đã được ghi đầy đủ và hợp lệ chưa. Giấy yêu
cầu bảo hiểm được coi là hợp lệ thì phải có đầy đủ các nội dung sau: Biển
kiểm soát, số máy, số khung, chức năng sử dụng xe, tuổi thọ của xe, giá trị xe
khi tham gia bảo hiểm, điều kiện tham gia bảo hiểm, điều khoản mở rộng, phụ
phí, mức miễn thường…
Một điều lưu ý đối với các khai thác viên khi cấp giấy chứng nhận bảo
hiểm: Đối với trường hợp người yêu cầu bảo hiểm tham gia các điều khoản
bổ sung thì yêu cầu khai thác viên phải ghi rõ trong mục điều khỏan bổ sung
của Giấy chứng nhận bảo hiểm. Ngoài ra, khai thác viên cần phải khuyến cáo
cho khách hàng về hợp đồng bảo hiểm sẽ không có giá trị khi khách hàng
cung cấp hoặc kê khai sai hoặc không khai báo chi tiết quan trọng liên quan
đến rủi ro yêu cầu bảo hiểm.
Thông báo thu phí: yêu cầu ghi rõ tên chủ xe biển kiểm soát, số phí, diễn
dải cách tính phí cho khách hàng: Phí gốc từng mục, thuế giá trị gia tăng, tăng
giảm phí theo quy định. Sau khi phát thông báo thu phí cho khách hàng, khai

thác viên và cán bộ thống kê phối hợp cùng với kế toán viên theo dõi đôn đốc
nộp phí bảo hiểm cho chủ xe, phí bảo hiểm phải thu đầy đủ ngay khi cấp Đơn
bảo hiểm.
1.2.2.2.Nhiệm vụ của khai thác viên bảo hiểm;
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

24

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

Từ quy trình khai thác viên bảo hiểm đã được phân tích ở trên, ta thấy
khai thác viên bảo hiểm có một vị trí quan trọng và họ là những người đóng
góp vào tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Vì vậy nhiệm vụ của khai
thác viên bảo hiểm là:
Giải thích cho khách hàng hiểu rõ hơn các nội dung, thông tin cần thiết
trong các bước của quy trình khai thác Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới. Đánh
giá mỗi rủi ro mà mọi người đưa tới, cụ thể là xem rủi ro này có thuộc phạm
vi bảo hiểm không, mức độ xảy ra rủi ro này như thế nào….
Quyết định chấp nhận hay không chấp nhận rủi ro và chấp nhận rủi ro
đến mức nào, xác định điều khoản, điều kiện và phạm vi bảo hiểm, ngoài ra
còn phải tính toán mức phí cho hợp lý. Cuối cùng nhiệm vụ của khai thác
viên là cùng khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm, tiến hành thu phí bảo hiểm
và chăm sóc các khách hàng đó để có thể tái tục hợp đồng trong các năm
tiếp theo.
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động khai thác

Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới:
1.2.3.1.Chỉ tiêu đánh giá kết quả khai thác nghiệp vụ:
Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm
và của cả một doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là:
Doanh thu và lợi nhuận. Khâu khai thác là khâu đầu tiên khi kinh doanh một
nghiệp vụ bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới nói riêng, vì
thế kết quả khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới được thể hiện ở
chỉ tiêu: doanh thu phí bảo hiểm, hoặc số hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp
trong kỳ.
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về kết quả khai thác bảo hiểm trong kỳ còn có
thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá các mặt liên quan đến khâu khai thác như:
Chỉ số hoàn thành kế hoạch ( i HK ): là khâu quan hệ tỷ lệ giữa mức độ
Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

25

GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

thực tế đạt được trong kỳ kế hoạch với mức độ kế hoạch đã đề ra với một chỉ
tiêu nào đó:

i

HK


y
y

1

=

k

Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch ( i NK ): là quan hệ tỷ lệ giữa mức độ kỳ kế
hoạch với mức độ thực tế của chỉ tiêu này đạt được ở trước kỳ kế hoạch.

i

NK

y

=

k

y

0

Chỉ số thực hiện ( i ): là quan hệ giữa mức độ thực tế đã đạt được trong
kỳ kế hoạch với mức độ thực tế của chỉ tiêu này đạt được trước kỳ kế hoạch.
i=


y
y

1
0

Và i =

i ×i
NK

HK

Bên cạnh các chỉ tiêu trên còn sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá chất
lượng của khâu khai thác như: Tỷ lệ tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân
xe so với tổng số xe tham gia bảo hiểm vật chất hay tỷ lệ giữa Số tiền bảo
hiểm so với Giá trị bảo hiểm. Nếu tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ xe tham gia
bảo hiểm toàn bộ chiếm nhiều hơn xe tham gia bảo hiểm từng bộ
phận.Ngoài ra, còn có các chỉ tiêu đánh giá năng suất khai thác của khai thác
viên như: số hợp đồng bảo hiểm trung bình mà một khai thác viên có thể ký
được trong kỳ,doanh thu phí bảo hiểm bình quân cho một hợp đồng cấp
được trong kỳ, tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng số đơn bảo hiểm được cấp,
tốc độ tăng lợi nhuận…
1.2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác nghiệp vụ:
Trước hết ta thấy đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm thì hiệu quả kinh

Phạm Thị Bích Nguyệt

Lớp: Bảo hiểm 47B



×