Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố môi trường xã hội liên quan tới ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 163 trang )

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

Bé quèc phßng

Häc viÖn qu©n y

ĐOÀN TRỌNG TRUNG

NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI
LIÊN QUAN TỚI UNG THƢ CỔ TỬ CUNG
TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2012


Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

Bé quèc phßng

Häc viÖn qu©n y

ĐOÀN TRỌNG TRUNG

NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI
LIÊN QUAN TỚI UNG THƢ CỔ TỬ CUNG
TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế


Mã số: 62.72.73.15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Lƣơng Xuân Hiến
2. PGS.TS. Lê Khắc Đức

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tiến hành nghiêm
túc, là một phần của “Nghiên cứu cứu bệnh chứng ung thư ở Việt Nam” do
Trường Đại học Y Thái Bình chủ trì thực hiện mà tôi là một nghiên cứu viên
chính. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án đã được cơ quan nghiên cứu
cho phép tôi sử dụng trong luận án. Các số liệu đảm bảo sự trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nếu sai tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận án

Đoàn Trọng Trung


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc Học viên Quân y, Bộ môn Vệ
sinh Y học dự phòng, các Bộ môn Khoa học có liên quan, Phòng Đào tạo sau
đại học đã tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, đồng thời
giúp đỡ tôi hoàn thành luận án tiến sỹ này.

Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Trung tâm nghiên cứu Dân
số và Sức khoẻ Nông thôn, Bộ môn có liên quan Trường Đại học Y Thái Bình
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập, công tác và hoàn thành luận án tiến
sỹ này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến các thầy GS.TS.
Lương Xuân Hiến, PGS.TS. Lê Khắc Đức, các thầy cô trong Hội đồng cơ sở
đã tận tâm hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành
luận án này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các bệnh viện thuộc 12
tỉnh, Ban lãnh đạo 12 bệnh viện ở Hà Nội đã tham gia nghiên cứu, cùng các điều
tra viên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập số liệu và cho phép tôi sử dụng số
liệu để làm luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động
viên và ủng hộ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô, các nhà khoa học trong Hội
đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Trường.
Hà nội, tháng 3 năm 2012

Tác giả

Đoàn Trọng Trung


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng

Danh mục biểu đồ
Danh mục hình/sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UNG THƢ CỔ TỬ CUNG ........................ 4
1.1.1. Giải phẫu cổ tử cung..................................................................................... 4
1.1.2. Bệnh lý ung thư cổ tử cung .......................................................................... 5
1.2. TÌNH HÌNH MẮC UNG THƢ CỔ TỬ CUNG...................................... 8
1.2.1. Ung thư cổ tử cung trên thế giới .................................................................. 8
1.2.2. Ung thư cổ tử cung ở Việt Nam ................................................................15
1.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƢ CỔ TỬ CUNG ......... 18
1.3.1. Các yếu tố môi trường xã hội liên quan đến ung thư cổ tử cung.............18
1.3.2. Một số yếu tố khác liên quan đến ung thư cổ tử cung..............................32
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 36
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 36
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu.....................................................................................36
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................36
2.1.3. Thời gian nghiên cứu..................................................................................37


2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................38
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu...........................................................38
2.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán, kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu .....................43
2.2.4. Nội dung, biến số nghiên cứu và một số khái niệm được sử dụng .........44
2.2.5. Công cụ thu thập số liệu và tổ chức nghiên cứu .......................................47
2.2.6. Các biện pháp khống chế sai số .................................................................53
2.2.7. Xử lý số liệu ................................................................................................54
2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..............................................................54

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 56
3.1. THỰC TRẠNG UNG THƢ CỔ TỬ CUNG ......................................... 56
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học, y tế của phụ nữ ung thư cổ tử cung................57
3.1.2. Phân loại và tỷ lệ hiện mắc ung thư cổ tử cung ........................................61
3.2. YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI UNG THƢ CỔ TỬ CUNG .................... 63
3.2.1. Liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với ung thư cổ tử cung ....63
3.2.2. Liên quan giữa việc hút thuốc với ung thư cổ tử cung .............................65
3.2.3. Liên quan giữa đặc điểm sinh sản với ung thư cổ tử cung.......................69
3.2.4. Liên quan giữa tình trạng còn kinh / đã mãn kinh, một số bệnh
mắc phải với ung thư cổ tử cung ...............................................................72
3.2.5. Liên quan giữa nạo hút thai, sử dụng các biện pháp tránh thai với
ung thư cổ tử cung......................................................................................77
3.2.6. Liên quan giữa một số yếu tố khác với ung thư cổ tử cung .....................80
3.2.7. Phân tích hồi quy logistic yếu tố liên quan ...............................................81
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................ 84
4.1. THỰC TRẠNG UNG THƢ CỔ TỬ CUNG ......................................... 84
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học, y tế của phụ nữ ung thư cổ tử cung................84
4.1.2. Phân loại và tỷ lệ hiện mắc ung thư cổ tử cung ........................................89


4.2. YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI UNG THƢ CỔ TỬ CUNG .................... 92
4.2.1. Liên quan giữa một số yếu nhân khẩu học với ung thư cổ tử cung.........93
4.2.2. Liên quan giữa việc hút thuốc với ung thư cổ tử cung .............................94
4.2.3. Liên quan giữa đặc điểm sinh sản với ung thư cổ tử cung.......................98
4.2.4. Liên quan giữa tình trạng còn kinh / đã mãn kinh, một số bệnh
mắc phải với ung thư cổ tử cung .............................................................103
4.2.5. Liên quan giữa nạo hút thai, sử dụng các biện pháp tránh thai với
ung thư cổ tử cung....................................................................................106
4.2.6. Liên quan giữa một số yếu tố khác với ung thư cổ tử cung ...................110
4.2.7. Phân tích hồi quy logistic yếu tố liên quan .............................................111

4.3. PHẠM VI VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU................................ 112
KẾT LUẬN .................................................................................................. 114
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 116
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CIN

Cervical Intraepithelial Neoplasia
(Loạn sản nội biểu mô cổ tử cung)

CTC

Cổ tử cung

FHI

Family Health International
(Tổ chức Gia đình Thế giới)

HPV

Human papolloma virus
(Vi rút gây u nhú bộ phận sinh dục ở người)


IARC

International Agency for Research on Cancer
(Tổ chức quốc tế nghiên cứu về ung thư )

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

MIF

Macrophage migration inhibitory factor
(Yếu tố ức chế di chuyển đại thực bào)

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1.

Phương pháp chẩn đoán ung thư được áp dụng..............................................56


3.2.

Tỷ lệ phụ nữ ung thư cổ tử cung hút thuốc chủ động (n=611) ......................60

3.3.

Các loại ung thư cổ tử cung được phát hiện ....................................................61

3.4.

Liên quan giữa nghề nghiệp của phụ nữ với ung thư cổ tử cung...................63

3.5.

Liên quan giữa trình độ học vấn của phụ nữ với ung thư cổ tử cung ............64

3.6.

Liên quan giữa việc hút thuốc lá của phụ nữ với ung thư cổ tử cung............65

3.7.

Liên quan giữa việc hút thuốc lào của phụ nữ với ung thư cỏ tử cung..........65

3.8.

Liên quan giữa việc hút thuốc lá của chồng với ung thư cổ tử cung .............66

3.9.


Liên quan giữa mức độ hút thuốc lá của chồng với ung thư cổ tử cung .......66

3.10. Liên quan giữa thời gian hút thuốc lá của chồng với ung thư cổ tử cung .....67
3.11. Liên quan giữa việc có hút thuốc lào của chồng với ung thư cổ tử cung ......67
3.12. Liên quan giữa mức độ hút thuốc lào của chồng với ung thư cổ tử cung .....68
3.13. Liên quan giữa thời gian hút thuốc lào của chồng với ung thư cổ tử cung ...68
3.14. Liên quan giữa tuổi quan hệ tình dục lần đầu của phụ nữ với ung thư cổ
tử cung................................................................................................................69
3.15. Liên quan giữa tuổi mang thai lần đầu của phụ nữ với ung thư cổ tử cung ..69
3.16. Liên quan giữa số bạn tình/chồng của phụ nữ với ung thư ............................70
3.17. Liên quan giữa việc mang thai với ung thư cổ tử cung ..................................70
3.18. Liên quan giữa việc sảy thai của phụ nữ với ung thư cổ tử cung...................71
3.19. Liên quan giữa việc thai chết lưu của phụ nữ với ung thư cổ tử cung........... 71
3.20. Liên quan giữa số con hiện có của phụ nữ với ung thư cổ tử cung ...............72
3.21. Liên quan giữa tình trạng còn kinh / đã mãn kinh với ung thư cổ tử cung ...72
3.22. Liên quan giữa điều trị hoóc-môn sau mãn kinh với ung thư cổ tử cung......73
3.23. Liên quan giữa một số bệnh khác với ung thư cổ tử cung .............................74
3.24. Liên quan giữa viêm âm đạo do trùng roi, lậu cầu và ung thư cổ tử cung ....75


Bảng

Tên bảng

Trang

3.25. Liên quan giữa tiền sử phẫu thuật cắt buồng trứng và ung thư cổ tử cung ..76
3.26. Liên quan giữa số bên buồng trứng bị cắt và ung thư cổ tử cung ..................76
3.27. Liên quan giữa việc nạo hút thai với ung thư cổ tử cung ...............................77

3.28. Liên quan giữa việc sử dụng thuốc tránh thai với ung thư cổ tử cung ..........78
3.29. Liên quan giữa việc áp dụng vòng tránh thai với ung thư cổ tử cung ...........78
3.30. Liên quan giữa việc triệt sản thắt vòi Fallopian với ung thư ..........................79
3.31. Liên quan giữa việc ăn trầu của phụ nữ với ung thư cổ tử cung ....................80
3.32. Liên quan giữa việc thụt rửa âm đạo bằng nước trầu không với ung thư
cổ tử cung...........................................................................................................81
3.33. Các yếu tố nghiên cứu có liên quan với ung thư cổ tử cung ..........................82
3.34. Các yếu tố nghiên cứu không liên quan với ung thư cổ tử cung sau khi
phân tích hồi quy logistic ................................................................................. 83


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1. Độ tuổi của phụ nữ ung thư cổ tử cung (n=611) ...............................................57
3.2. Trình độ học vấn của phụ nữ ung thư cổ tử cung (n=611)................................57
3.3. Nghề nghiệp của phụ nữ ung thư cổ tử cung (n=611).......................................58
3.4. Tình trạng hôn nhân và việc làm của phụ nữ ung thư cổ tử cung (n=611) ......59
3.5. Số con hiện có của phụ nữ ung thư cổ tử cung (n=611)....................................59
3.6. Tỷ lệ phụ nữ ung thư cổ tử cung có thẻ bảo hiểm y tế (n=611) ........................60
3.7. Tỷ lệ hiện mắc ung thư cổ tử cung của phụ nữ trong diện nghiên cứu,
chia theo các tỉnh (n=611) ...................................................................................62
3.8. Liên quan giữa viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ với ung thư cổ
tử cung ..................................................................................................................75
3.9. Liên quan giữa số lần nạo hút thai với ung thư cổ tử cung ...............................77
3.10. Liên quan giữa việc triệt sản bằng Quinacrine với ung thư cổ tử cung ...........79

3.11. Liên quan giữa việc từng thụt rửa âm đạo với ung thư cổ tử cung ..................80


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1. Cấu tạo giải phẫu cổ tử cung ...................................................................... 4
1.2. Cổ tử cung bình thường và ung thư ........................................................... 6

DANH MỤC HÌNH SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1. Thiết kế nghiên cứu và kết quả chọn ca bệnh, ca chứng ......................... 40
2.2. Quy trình thu thập số liệu ......................................................................... 53


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong mô hình bệnh tật của thế
kỷ 21, các bệnh không nhiễm trùng, trong đó có bệnh ung thư, là nhóm bệnh
chủ yếu đe dọa sức khỏe con người. Bệnh ung thư đã và đang tạo ra gánh

nặng về bệnh tật trong cộng đồng. Ung thư là nguyên nhân của 12% trong số
56 triệu trường hợp tử vong hàng năm trên thế giới do tất cả các nguyên nhân
khác nhau [89]. Tại Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 100.000150.000 trường hợp mắc mới ung thư và có khoảng 70.000 người chết vì căn
bệnh này [13].
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao ở nữ giới sau ung
thư vú, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [28]. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới, mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp ung thư cổ tử cung mới được
phát hiện và gây tử vong cho khoảng 233.000 người. Đó là một thách thức
trong công tác chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế cũng như tại cộng đồng
[137]. Tỷ lệ tử vong của ung thư cổ tử cung ở các nước đang phát triển hiện
đứng hàng thứ 6 sau các loại ung thư khác. Mặc dù, ở các nước này có xu
hướng giảm mạnh cả tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong trong những năm qua nhưng
ung thư cổ tử cung hiện vẫn là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở
phụ nữ các nước đang phát triển [28].
Ở Việt Nam, phụ nữ hiện vẫn là lực lượng rất quan trọng trong cơ cấu
lực lượng lao động, nhất là trong lao động nông nghiệp, chăn nuôi trồng trọt,
dệt, thủ công nghiệp [46]… Đa số điều kiện lao động các ngành nghề này
chịu nhiều tác động bất lợi và là ngành nghề lao động nặng nhọc. Bên cạnh đó
phải kể đến việc có một tỷ lệ lớn phụ nữ hiện sử dụng các biện pháp kế hoạch
hoá gia đình như đặt vòng tránh thai, dùng thuốc tránh thai, triệt sản bằng thắt
vòi trứng và bằng đặt thuốc Quinacrine vào trong buồng tử cung [21].


2

Chính vì thế, một trong những vấn đề liên quan tới ung thư cổ tử cung
đang được quan tâm nhiều hiện nay là liệu các yếu tố môi trường xã hội có tác
động lên sự gia tăng tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam. Tới
năm 2001, thời điểm trước khi thực hiện đề tài luận án, vẫn chưa có nghiên
cứu nào đi sâu phân tích mô hình ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam và

các yếu tố liên quan trong đó có việc triệt sản bằng Quinacrine. Mới chỉ có
một số ít nghiên cứu tập trung vào việc ghi nhận ung thư cổ tử cung tại các
bệnh viện, hay tiến hành nghiên cứu sàng lọc tiền ung thư cổ tử cung ở cộng
đồng trong địa bàn còn hẹp.
Do vậy, cần có những nghiên cứu về bệnh ung thư phụ khoa nói chung,
đặc biệt là ung thư cổ tử cung nói riêng, và những yếu tố liên quan đến nó
nhằm tìm ra các giải pháp khả thi có thể hạn chế các yếu tố nguy cơ gây ung
thư, phát hiện sớm và điều trị kịp thời để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Để
góp phần có được cơ sở khoa học giải quyết những vấn đề nêu trên, tác giả
luận án tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố môi trường xã hội liên
quan tới ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh phía Bắc”.
Kết quả nghiên cứu của đề tài được mong đợi giúp ngành Y tế có được
các phát hiện mới về mối liên quan với ung thư cổ tử cung của một số yếu tố
trước đây chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ ở Việt Nam.
Địa bàn nghiên cứu gồm 12 tỉnh là một yếu tố đảm bảo các phát hiện của đề
tài có tính đại diện vùng miền cao, là cơ sở khoa học góp phần cho các nhà
hoạch định các chính sách xây dựng các giải pháp can thiệp phù hợp, nâng
cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân nói chung, phụ nữ
nói riêng ở nước ta.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.

Mô tả thực trạng ung thư cổ tử cung tại 12 tỉnh phía Bắc Việt Nam,
2001-2006.


2.

Xác định một số yếu tố môi trường xã hội liên quan tới ung thư cổ tử
cung tại địa bàn nghiên cứu.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UNG THƢ CỔ TỬ CUNG
1.1.1. Giải phẫu cổ tử cung
Cổ tử cung (CTC) là một bộ phận của hệ thống sinh dục ở phụ nữ. Nó là
nơi tạo ra chất nhầy giúp tinh trùng di chuyển từ âm đạo vào CTC hoặc giữ
tinh trùng đi vào tử cung. Hàng tháng trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ
nữ thường xuất hiện một ít máu ở tử cung qua CTC ra ngoài âm đạo. Trong
suốt quá trình mang thai, CTC đóng để giữ thai nhi trong tử cung, và đến khi
sinh, CTC mở rộng ra nhờ đó mà thai nhi có thể ra ngoài.
Cổ tử cung gồm 2 phần: cổ ngoài và cổ trong. Trong đó, ở cổ ngoài là
các tế bào biểu mô lát giống tế bào biểu mô lát của âm đạo nhưng trơn láng
hơn, còn cổ trong là biểu mô tuyến gần giống như biểu mô của nội mạc tử
cung. Chỗ tiếp giáp giữa biểu mô lát của cổ ngoài và biểu mô tuyến của cổ
trong được gọi là lỗ cổ ngoài mô học và đây là vùng chuyển tiếp của 2 loại
biểu mô.

Hình 1.1. Cấu tạo giải phẫu cổ tử cung
Nguồn: Phết tế bào cổ tử cung. Bách khoa toàn thư Wikipedia (2009)


5

Các mô của CTC phần lớn là mô xơ cơ, trong đó mô xơ chiếm ưu thế.
Biểu mô CTC được chia thành các loại sau:
- Biểu mô vảy: có nhiều tầng ở cổ ngoài
- Biểu mô trụ: có ở vùng cổ trong và lớp các tuyến
- Biểu mô vảy dị sản
Cổ tử cung bình thường nhẵn và hồng không thấy mạch máu khi soi
CTC. Biểu mô vảy tăng sinh, trưởng thành và bong dưới ảnh hưởng của
oestrogen. Trái lại progesteron hạn chế sự trưởng thành của biểu mô vảy. Sự
tăng sinh tế bào được giới hạn ở tế bào đáy và cận đáy. Sự biệt hóa tế bào xảy
ra ở vùng trung gian và biểu lộ sự tăng của bào tương với sự tích lũy
glycogen. Lớp tế bào bề mặt là những tế bào biểu mô vảy biệt hóa cuối cùng
gọi là tế bào vảy bong. Mức độ biệt hóa khác nhau phụ thuộc vào tình trạng
hoóc-môn của từng người. Ở những trẻ gái và phụ nữ mãn kinh, biểu mô vảy
ít biệt hóa và sự biệt hóa chỉ xảy ra ở hầu hết tế bào đáy và cận đáy. Biểu mô
trụ cổ trong CTC bao gồm biểu mô phủ bề mặt cổ trong CTC và các tuyến
được tạo bởi các khe sâu của biểu mô bề mặt gấp nếp lại vào dưới mô đệm và
khoảng 5mm [110].
Trong hình ảnh cắt ngang có nhiều nếp gấp phức tạp xuất hiện, hình
thành những tuyến tách biệt. Biểu mô tuyến được phủ bởi cấu trúc giống lông
tơ, chúng chứa trục nhú ở trung tâm, những lông tơ được tập trung thành từng
đám giống chùm nho. Có khoảng 70% phụ nữ đang trong tuổi hoạt động tình
dục thì biểu mô tuyến có xu hướng phát triển ra phía cổ ngoài [105].
1.1.2. Bệnh lý ung thƣ cổ tử cung
1.1.2.1. Bệnh lý ung thư cổ tử cung
Ung thư CTC là ung thư xẩy ra tại vị trí của CTC. Ung thư CTC thường
xuất phát từ vùng chuyển tiếp giữa biểu mô trụ và biểu mô vảy, bắt đầu từ tổn


6
thương tiền ung thư tiến triển thành ung thư tại chỗ, sau đó là ung thư vi xâm

nhập và cuối cùng kết thúc bằng ung thư xâm lấn [51]. [123]. Ung thư CTC
đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng cơ chế bệnh sinh của nó hiện vẫn còn chưa
được biết rõ. Nhiều tác giả đã đi sâu về nghiên cứu ung thư CTC và nhận thấy
tiến triển của ung thư CTC là một quá trình liên tục trên tổn thương của CTC
[11], [25].

Hình 1.2. Cổ tử cung bình thường và ung thư
Nguồn: Phết tế bào cổ tử cung. Bách khoa toàn thư Wikipedia (2009)

Tổn thương loạn sản tại CTC thường bắt đầu từ một hay một nhóm tế
bào biểu mô, tiến triển trong 10-15 năm từ loạn sản nhẹ, loạn sản trung bình,
loạn sản nặng rồi thành ung thư tại chỗ và ung thư xâm nhập.
Các thể mô bệnh học của ung thư CTC:
- Ung thư biểu mô vảy
- Ung thư biểu mô tuyến
- Ung thư biểu mô tuyến vảy
- U dạng Carcinoid, u hắc bào ác tính, Sarcoma cơ trơn, Sarcoma mô
đệm… là các thể hiếm gặp [50].


7
1.1.2.2. Phát hiện và phòng bệnh ung thư cổ tử cung
Có nhiều nghiên cứu về các biện pháp phòng và phát hiện sớm ung thư
CTC trong cộng đồng. Tác giả Nguyễn Bá Đức đã nghiên cứu 10.439 phụ nữ
là cán bộ công nhân và nhân dân đã có chồng được khám và xét nghiệm tế
bào âm đạo CTC, soi CTC áp dụng kỹ thuật LEEP để nghiên cứu các biện
pháp cơ bản trong dự phòng và phát hiện sớm ung thư CTC đã phát hiện
1,33% có tổn thương mức độ thấp, 0,06% có tổn thương mức độ cao và
0,02% ung thư CTC xâm nhập [16].
Việc phát hiện sớm ung thư CTC góp phần rất lớn trong công tác phòng

và điều trị bệnh [14], [113], [135]. Nguyễn Vượng đã nghiên cứu phát hiện
sớm ung thư CTC qua sàng lọc tế bào. Qua khảo sát 26.492 phụ nữ ở cộng
đồng trên cả 3 miền và 3 bệnh viện (Hà Nội và Cần Thơ) bằng kỹ thuật
nhuộm Giêm-sa thông thường những trường hợp cần thiết được nhuộm bằng
kỹ thuật Papanicolaou. Kết quả đã phát hiện có tổn thương 3,36% trong đó
loạn sản nhẹ CTC là 2,49%, loạn sản nặng 0.87%, ung thư xâm nhập 0,029%.
Riêng ở cộng đồng Cần Thơ: loạn sản nhẹ 2,71%, loạn sản nặng 0,98%, ung
thư xâm nhập 0,05%. Việc phát hiện sớm ung thư CTC về tế bào học đã góp
phần trong việc điều trị tích cực ung thư CTC [52].
Qua điều tra 1.245 đối tượng để tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ và khám
phụ khoa và bằng những xét nghiệm PAS, lấy máu thử phản ứng kháng
nguyên kháng thể HPV để chẩn đoán ung thư CTC cho thấy: nhiễm trùng
chiếm 43%, tổn thương qua khám lâm sàng CIN là 0,3% còn tổn thương tế
bào CIN I chiếm 3,1% và CIN II, III là 0,1%. Như vậy, qua khám lâm sàng và
xét nghiệm đã sàng lọc được những tổn thương tiền ung thư và nhất là phát
hiện được tỷ lệ lớn đang viêm nhiễm đường sinh dục đó cũng là những yếu tố
thuận lợi cho quá trình phát triển ung thư phụ khoa [15], [20].


8
Ở Việt Nam công trình nghiên cứu “Chương trình Việt-Mỹ thí điểm
phòng chống ung thư CTC tại thành phố Hồ Chí Minh những kết quả và kinh
nghiệm” báo cáo năm 2000 có khoảng 3,58% Pap smear có tổn thương tiền
ung thư CTC [54]. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc sử dụng xét
nghiệm HPV trong các chương trình phòng chống ung thư CTC, tiến hành xác
định những người mắc loạn sản độ thấp, xác định những phụ nữ có tổn
thương về mặt tế bào và những phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ cao mắc loạn
sản nặng [26], [27], [53].
1.2. TÌNH HÌNH MẮC UNG THƢ CỔ TỬ CUNG
1.2.1. Ung thƣ cổ tử cung trên thế giới

Hàng năm trên thế giới ước tính có khoảng 471.000 ca ung thư biểu mô
CTC mới được chẩn đoán, trong đó có khoảng 380.000 ca mắc mới là ở
những nước đang phát triển và có trên 273.000 ca tử vong [83], [84]. Hiện
nay trên thế giới, ung thư CTC chiếm gần 10% trong số các loại ung thư ở nữ
giới. Về tần số xuất hiện, ung thư CTC đứng vị trí thứ 7 trong số các loại ung
thư và đứng thứ 3 trong số các loại ung thư ở nữ giới [105].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự báo về mô hình bệnh tật trong thế
kỷ 21, các bệnh không lây nhiễm trong đó có ung thư sẽ trở thành nhóm bệnh
chủ yếu đe dọa đến sức khỏe con người và chiếm tới 54% nguyên nhân gây tử
vong. Theo ước tính của WHO, hàng năm trên thế giới có khoảng 11 triệu
người mắc bệnh ung thư và 6 triệu người chết do bệnh này. Dự báo vào năm
2015 mỗi năm trên thế giới sẽ có 15 triệu người mới mắc bệnh ung thư và 9
triệu người chết do ung thư, trong đó 2/3 là ở các nước đang phát triển. Ở khu
vực châu Á Thái Bình Dương, ung thư là một trong 3 nguyên nhân chính gây
tử vong ở người. Tỉ lệ chết do ung thư lên tới 100/100.000 dân ở Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore [131], [132, [134].


9
Ung thư CTC ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người phụ nữ trên thế
giới đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, đây là những nước có tỷ lệ
mắc ung thư cao nhất đồng thời là những nước mà nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở phụ nữ là do ung thư. Ước tính tỷ lệ ung thư mới ở những nước này
chiếm khoảng 80% số ca ung thư mới trên toàn thế giới [18],[106], [133].
Tỷ lệ mắc và tử vong của ung thư CTC năm 2002 trên toàn thế giới là
493.243 ca mắc mới và số trường hợp chết là 273.505 trường hợp, trong đó ở
các nước phát triển tỷ lệ mắc và chết thấp hơn so với các nước đang phát triển
[19]. Mặc dù hiện nay đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn sự phát triển
của ung thư CTC nhưng gánh nặng bệnh tật và ảnh hưởng còn lại của căn
bệnh này là khá cao ở những nước đang phát triển, nơi mà có khoảng 85%

trường hợp mắc ung thư CTC bị tử vong [84]. Theo báo cáo gần đây của
WHO thì trong năm 2000 ước tính có khoảng 233.000 ca tử vong do ung thư
CTC trên thế giới [83].
Số ca bị ung thư CTC được chẩn đoán trong vòng 5 năm (1996-2000)
vào khoảng 1.401.400 trường hợp so sánh với 3.860.300 trường hợp ung thư
vú, ở các nước đang phát triển số ca bị ung thư CTC và ung thư vú lần lượt là
1.064.000 và 1.522.000 trường hợp [83]. Như vậy, mặc dù ung thư vú đang
gia tăng đồng thời cũng là một vấn đề khá quan trọng đối với những nước
đang phát triển, nhưng ung thư CTC là một nguyên nhân chính gây nên bệnh
tật và tử vong ở nữ giới [130].
Năm 2005 có trên 7,5 triệu người trên thế giới đã tử vong vì ung thư và
trên 70% trong số đó thuộc về những nước có thu nhập thấp và trung bình.
Trong số các dạng ung thư thì ung thư CTC là dạng ung thư phổ biến thứ 2
đối với phụ nữ [137].
Cũng theo thống kê của WHO thì trong năm 2005 có trên 500.000 ca
ung thư CTC mới trong đó 90% thuộc về những nước đang phát triển. Đồng


10
thời, ung thư CTC cũng gây tử vong cho khoảng 250.000 phụ nữ trong năm
2005, khoảng 80% trong số đó thuộc về những nước đang phát triển.Ước tính
có trên 1 triệu phụ nữ trên thế giới hiện đang bị ung thư CTC, đa số họ không
được chẩn đoán, hoặc không được tiếp cận với kỹ thuật điều trị nhằm giúp
chữa khỏi hoặc kéo dài được cuộc sống [62], [73], [137].
Nghiên cứu của Abdoul Hossain Madani [56] đã cho thấy khói thuốc lá
là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư đường miệng. Đối
với ung thư CTC, tác giả Brinton [71] cũng đã phát hiện thấy việc hút thuốc lá
làm tăng nguy cơ mắc ung thư và tăng khả năng xâm lấn của ung thư CTC.
Một số nghiên cứu khác ở trên thế giới cho thấy, có nhiều yếu tố gây nên
bệnh ung thư CTC trong số đó phải kể đến là việc nền kinh tế xã hội thấp,

quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình, mang thai sớm, sử dụng hoóc-môn
tránh thai [66], [76], [79]. Người ta cũng đã và đang quan tâm nhiều đến việc
liệu phụ nữ dùng thuốc uống tránh thai có mối liên hệ với việc nhiễm vi rút
HPV, loại vi rút đã được chứng minh là căn nguyên cơ bản gây ung thư CTC
ở phụ nữ [96].
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ Trung Quốc sống ở Mỹ có tỷ lệ
mắc và tử vong do ung thư CTC cao hơn so với người Mỹ. Một nghiên cứu
tại Los Angeles ước tính số lượng mắc ung thư CTC là 12,3/100.000 đối với
người Trung Quốc so với 7,2/100.000 ở những người da trắng không phải gốc
Latin [104].
Một nghiên cứu tại Colombia cho thấy tỷ lệ ung thư CTC của quần thể
người Trung Quốc tăng gấp 2 lần so với quần thể người Caucasia [60]. Những
phụ nữ Trung Quốc sống ở Mỹ mặc dù hiện nay có điều kiện thuận lợi hơn
trong việc tiếp cận với các phương pháp phòng chống bệnh ung thư CTC so
với những người Caucasia.


11
Ở Mỹ, ung thư CTC đứng hàng thứ 10 trong số các dạng ung thư ở phụ
nữ với ước tính khoảng 128.000 ca mắc mới trong năm 2000. Số ca ung thư
cổ cung mới ở nữ giới thuộc các nhóm chủng tộc và các tộc người là cao hơn
so với những phụ nữ da trắng, ước tính trên 4.600 phụ nữ Mỹ tử vong do ung
thư CTC năm 2000 [92]. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy so với phụ nữ da trắng,
phụ nữ da đen bị ung thư CTC có tỷ lệ tử vong vì bệnh này cao hơn khoảng
30%; phụ nữ gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ tử vong do ung thư CTC thấp hơn
mức trung bình khoảng 30%; phụ nữ gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ tử vong do
ung thư CTC thấp hơn so với phụ nữ da trắng [82], [75].
Ung thư CTC chiếm khoảng 1,7% trong số các dạng ung thư gây tử
vong ở phụ nữ. Ước tính có khoảng 12.000 phụ nữ trên toàn nước Mỹ và
khoảng 1.600 phụ nữ ở bang California sẽ được chẩn đoán bị nhiễm ung thư

CTC trong năm [58]. Có khoảng 4.200 phụ nữ ở Mỹ và 500 phụ nữ ở
California tử vong do ung thư CTC mỗi năm. California là bang có tỷ lệ ung
thư CTC cao nhất: trên 11% so với toàn nước Mỹ. Cũng tại Mỹ, có khoảng
13.000 phụ nữ bị ung thư CTC vào năm 2002, trong số đó có 4.100 trường
hợp tử vong [57].
Ấn Độ là một trong 6 quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, và cũng là 1
trong 5 nước đang chịu hậu quả của gánh nặng ung thư CTC cao nhất trên thế
giới [114]. Có khoảng 130.000 ca mắc ung thư CTC mới mỗi năm tại Ấn Độ
và căn bệnh này chiếm khoảng 20% trong số những người bị tử vong ở nước
này. Ung thư CTC ở Ấn Độ có tỷ lệ mắc theo tuổi là 30,7/100.000 và tỷ lệ
chết theo tuổi là 17,4/100.000 cao nhất trong vùng Nam Trung Á [84]. Tỷ lệ
mắc ung thư CTC ở Mumbai trong mấy năm gần đây có xu hướng giảm
nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc tuyệt đối vẫn ở mức cao đặc biệt
là ở những vùng nông thôn. Số lượng ca mắc bệnh đang tăng là do sự gia tăng
nhanh của dân số cùng với sự gia tăng của đại dịch HIV [101],[114]. Tổ chức


12
phòng chống AIDS quốc gia Ấn Độ ước tính số người bị HIV là khoảng 5,1
triệu người (chiếm 38% phụ nữ ở nước này) [100].
Tại Canada trong giai đoạn 1971-1995, tỷ lệ tử vong trên 100.000 phụ
nữ do ung thư CTC đã giảm 65%. So sánh tỷ lệ tử vong với một số nước
trong cùng thời kỳ cho thấy tỷ lệ chết do ung thư CTC ở Anh và Na Uy giảm
lần lượt là 50% và 46%, tỷ lệ này ở Pháp là 42%, Phần Lan là 74%. Ở Anh,
năm 1971 tỷ lệ tử vong thấp hơn không đáng kể so với Canada, tỷ lệ tử vong
ở 2 nước này cùng giảm mạnh cho đến năm 1983, sau đó gần như không giảm
ở Anh nhưng nó tiếp tục giảm ở Canada, tuy nhiên đến năm 1996 tỷ lệ này ở
Anh là 26% cao hơn so với ở Canada [97].
Năm 2000 ước tính có khoảng 1.500 phụ nữ ở Canada được chẩn đoán
là bị mắc ung thư CTC và khoảng 430 phụ nữ tử vong do ung thư CTC.

Trong số tất cả các loại ung thư ở phụ nữ Canada thì ung thư CTC có tỷ lệ
mắc đứng thứ 12 và tỷ lệ tử vong đứng thứ 14 [97]. Còn trong năm 2003, tại
Canada ước tính có khoảng 1.400 phụ nữ bị ung thư CTC. Các tỉnh có tỷ lệ
mắc cao nhất là Nova Scotia, Newfoundland và Labrador và P.E.I. với tỷ lệ
mắc trên 10/100.000 phụ nữ; Nova Scotia và Newfoundland và Labrador
cũng là các tỉnh có tỷ lệ tử vong cao nhất so với toàn quốc [98].
Tỷ lệ mắc ung thư CTC tùy thuộc vào từng khu vực địa lý. Ung thư CTC
xuất hiện trên toàn thế giới nhưng tỷ lệ bị mắc cao nhất được biết đến là
Trung và Nam Mỹ, Nam và Đông Phi và Caribê, đây là những nơi có tỷ lệ
mắc trung bình là trên 40/100.00 phụ nữ mỗi năm [18], [83].
Ung thư CTC là một dạng ung thư phổ biến nhất ở Đông Phi và Caribê,
chiếm từ 20% - 30% trong số các dạng ung thư ác tính [83], trong khi đó nguy
cơ bị ung thư CTC ở Tây Âu và Bắc Mỹ là rất thấp, chỉ khoảng hơn 10 ca
mắc mới hàng năm trên 100.000 phụ nữ, trong khi đó ở những nước trên có tỷ


13
lệ mắc cao hơn 10 lần so với các nước ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Đối với những
nước này, tỷ lệ ung thư CTC có xu hướng giảm mặc dù gần đây tỷ lệ này
giảm ở mức độ chậm hơn nhiều [63].
Ung thư CTC cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư đối
với phụ nữ ở châu Mỹ Latin và Caribê [83]. Khu vực này có tỷ lệ chết do ung
thư CTC cao nhất trên thế giới cùng với khu vực tiểu Sahara ở châu Phi và
khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực này, ước tính hàng năm có khoảng 72.000
ca mắc mới và gây chết khoảng 33.000 trường hợp. Những quốc gia ở khu
vực tiểu Sahara ở Châu Phi có tỷ lệ chết do ung thư CTC đứng hàng đầu thế
giới. Ví dụ, năm 1997 tại Kampala, Uganda tỷ lệ chết do ung thư CTC là
40,8/100.000 dân [127]. Tỷ lệ mắc và chết do ung thư CTC tại những vùng
này cao hơn 7 lần so với khu vực Bắc Mỹ. Gánh nặng bệnh tật lớn nhất đối
với những người phụ nữ ở Caribê và Trung Mỹ là việc sinh đẻ, ước tính tỷ lệ

chết ở Caribê là 16/100.000 và ở Trung Mỹ là 15/100.000 phụ nữ. Haiti có tỷ
lệ chết do ung thư CTC cao nhất trong khu vực châu Mỹ Latinh và Caribê
(48/100.000 phụ nữ) [106].
Mặc dù ung thư CTC là một bệnh có thể ngăn chặn được nhưng hiện nay
nó vẫn còn là một gánh nặng đối với sức khỏe cộng đồng ở khu vực tiểu
Sahara. Năm 2005, ước tính có hơn 90% trường hợp mắc ung thư CTC thuộc
về những nước có mức thu nhập thấp và trung bình, đây là những nơi rất hạn
chế trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư CTC và là những nước không
được tiếp cận hoặc tiếp cận không đầy đủ với những loại thuốc điều trị. Theo
dự đoán của WHO, số ca tử vong do ung thư CTC sẽ tăng lên 320.000 ca vào
năm 2015 và 435.000 ca vào năm 2030 [137].
Nghiên cứu tỷ lệ tử vong do ung thư CTC giữa những người Ấn Độ di
cư sang Mỹ và người Alaska bản địa sống ở Bắc và Nam Dakota trong giai


×