Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

hành vi bạo hành và ngược đãi trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.4 KB, 9 trang )

Hành Vi Con Người

Đề Tài :

Nhóm 1 – CTXH k30

HÀNH VI BẠO HÀNH VÀ NGƯỢC ĐÃI
TRẺ EM

MỤC LỤC
I .MỞ ĐẦU
1.Khái niệm
2.Biểu hiện
II. NỘI DUNG
1.Thực trạng
2.Nguyên nhân
3.Hậu quả
4.Giải pháp
III.KẾT LUẬN

Danh sách nhóm 1:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Nguyễn Thị Thái Ngân
Nguyễn thị Thùy nguyên


Nguyễn Thị Lụa
Hoàng Thị thúy
Lô thị Phượng
Mông Văn Quyết
Lê Thị Bích Huyền

-1-

-


Hành Vi Con Người

Nhóm 1 – CTXH k30

I. MỞ ĐẦU
1. Khái niệm :
Theo Tổ chức y tế thế giới ( WHO) định nghĩa như sau: “Lạm dụng trẻ
hay ngược đãi trẻ bao gồm tất cả các dạng đối xử có tính chất bệnh lý về thể
chất hoặc cảm xúc, lạm dụng tình dục, phớt lờ hoặc đối xử lơ là hoặc bóc
lột trẻ vì thương mại hay lý do khác, đưa đến nguy hại thực sự hay tiềm
năng nguy hại đối với sức khoẻ của trẻ, sự sống còn, sự phát triển hoặc
phẩm giá của trẻ trong bối cảnh của một mối quan hệ về trách nhiệm, tin
cậy hoặc có quyền hành”
Ở việt nam, theo Điều 8 trong Nghị định 36/2005/NĐ-CP của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em xác định rõ: Hành hạ, ngược đãi trẻ em là đánh đập hoặc có hành vi bạo
lực xâm phạm thân thể làm cho trẻ em đau đớn về thể xác và tinh thần.

2. Biểu Hiện

- Về mặt thể xác : Ngược đãi thể xác là dùng sức mạnh, tay, chân hay một
phương thức nào đó hành hạ trẻ như; đá, đấm, đánh, đập, đâm, cấu, véo, lắc,
bóp cổ, tát, đốt… và những hành động khác gây nên đau đớn và tổn thương
về thể xác, có thể để lại dấu vết thương tích trên cơ thể.
- Về mặt tinh thần: Còn ngược đãi tinh thần là dùng tác động ngôn ngữ,
hình ảnh... làm tổn hại đến tinh thần của trẻ
- về mặt tình dục: hành vi Lạm dụng tình dục ( LDTD ) trẻ em là quá
trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ
hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. Hành vi LDTD biểu
hiện ở việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng - bộ
phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay và cao hơn là giao hợp qua đường
sinh dục hoặc hậu môn. Lạm dụng tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào
các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả nhưng hành vi không tiếp xúc như
khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh
khiêu dâm trẻ em…
- Về mặt vật chất: Trẻ không được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vật chất
như: đồ ăn, nhà ở, quần áo, thuốc men,…trong khi gia đình có điều kiện.

II. NỘI DUNG
1. Thực Trạng:
Chưa bao giờ dư luận xã hội lại thấy bức xúc trước vấn nạn bạo hành trẻ
em như hiện nay. Và cũng chưa bao giờ số trẻ em bị đánh đập, hành hạ xuất
hiện trên mặt báo nhiều như vậy. Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương
-2-

-


Hành Vi Con Người


Nhóm 1 – CTXH k30

binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), trong 3 năm 2005-2007, tình trạng xâm hại,
bạo lực trẻ em ở gia đình tăng gấp 3 lần, ở cộng đồng tăng 7 lần và tại
trường học tăng 13 lần.
Trong hai năm 2008-2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ (bình quân gần
3.000 vụ một năm), trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ
em được phát hiện và xử lý, trong đó có một số vụ gây bức xúc trong dư
luận xã hội. Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, người
sử dụng lao động và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ
em có hành vi bạo lực trẻ em. Điển hình là các vụ: Cháu Nguyễn Thị Bình bị
vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương ở quận Thanh
Xuân, Hà Nội ngược đãi, đánh đập hành hạ trong một thời gian dài. Vụ
Quản Thị Kim Hoa đánh đập trẻ em tại nhóm trẻ gia đình (Biên Hòa, Đồng
Nai). Vụ cháu Hồng Anh 4 tuổi ở Xuân Mai – Hà Nội bị người “cha hờ”
đánh đập, hành hạ dã man. Vụ cháu Nguyễn Hào Anh 14 tuổi (Cà Mau) bị
vợ chồng chủ trại nuôi tôm Minh Đức hành hạ trong suốt một thời gian dài
bằng các hình thức dã man như dùng kìm bấm vào môi, bẻ răng, dùng bàn là
nóng dí lên da thịt. Vụ việc bắt cóc, tống tiền không thành dẫn đến việc sát
hại 2 trẻ em ở Đắk Lắk.
(Theo baovequyentreem.vn 28/06/2010) Hiện nay, tình trạng bạo lực gia
đình đang ở mức “báo động”. Kết quả khảo sát ở 8 tỉnh, thành do Hội
LHPNVN tiến hành những năm gần đây cho thấy: 23% gia đình có hành vi
bạo hành về thể chất, 25% có hành vi về bạo hành tinh thần. Trẻ em cũng
thường là nạn nhân trực tiếp của tình trạng bạo hành này. Theo các nhà
nghiên cứu tâm lý trẻ em, hành vi bạo hành của bố mẹ sẽ gây chấn thương
tâm thần ở trẻ, đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời.
Nghiên cứu của Bộ Công an cũng chỉ ra nguyên nhân phạm tội của trẻ vị
thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 49%
phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra 2.209 học viên các

trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà
khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố đánh chiếm 23% (gấp 6 lần mẹ
đánh); bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%.

2.Nguyên nhân:
- Hiện pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc giám sát xã hội
với các hành vi xâm hại trẻ em, chưa có quy định về tố giác bắt buộc với
người là nhân chứng của tội phạm bạo hành với trẻ em, không quy định quy
trình, thủ tục riêng về phát hiện các trường hợp xâm hại trẻ em. Đặc biệt,
pháp luật và những người thi hành pháp luật chưa tạo mọi điều kiện an toàn,
thuận lợi để nhân dân cung cấp thông tin. Chưa có quy định cho việc bảo vệ
nhân chứng, bảo vệ những người tố giác tội phạm. Do vậy, người dân không
-3-

-


Hành Vi Con Người

Nhóm 1 – CTXH k30

dám khai báo hay can thiệp vì không có các chế tài bảo vệ an toàn cho cuộc
sống của bản thân họ.
- Văn hóa “thương cho roi cho vọt” của Việt Nam làm cho người ta coi
chuyện đánh con trẻ là bình thường. Nhiều trường hợp, cha mẹ không giáo
dục con bằng lời nói, tình cảm mà lại bằng đòn roi, hành hạ, đánh đập.
- Nhận thức, hiểu biết về quyền trẻ em ở một số cán bộ, cơ quan chính
quyền địa phương con hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm
sóc trẻ em ở cơ sở quá mỏng. Hệ thống mạng lưới phát hiện, báo cáo, phối
hợp phòng chống, ngăn chặn nạn bạo hành trẻ ở địa phương còn nhiều lỗ

hổng, yếu kém như:
+ Khi đánh giá, xử lý những vụ bạo hành trẻ em không tận gốc. Thông
thường cơ quan chức năng chỉ mới tập trung xử lý “người dưng” (người thuê
lao động trẻ em...) đã trực tiếp đánh đập, ngược đãi, hành hạ trẻ em... Còn
với người thân thích, giám hộ của trẻ em (cha mẹ, anh chị...) thì dường như
cơ quan chức năng đã bỏ qua, chưa điều tra tới nơi xem liệu họ có phải là
đồng phạm với những “người dưng” bạo hành trẻ em để xử lý họ tương
xứng.
+ khi xử lý cha mẹ ngược đãi con cái, cơ quan chức năng thường chỉ
mới quan tâm đến góc độ hành chính (phạt bao nhiêu tiền), hình sự (xử bao
nhiêu tháng, năm tù) mà chưa đề nghị tòa án tước hay hạn chế quyền của cha
mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, quyền quản lý tài sản của
con (nếu có), quyền đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên theo
luật định.
- Sự thờ ơ, vô cảm của những người dân sống xung quanh, họ chưa thấy
được tầm quan trọng của vấn đề phát hiện và tố giác hành vi bạo lực và
ngược đãi đối với trẻ em, cũng như tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền
lợi cho đứa trẻ.
- Nhận thức của gia đình, của người gây ra hành vi bạo hành và ngược đãi
trẻ em còn hạn chế. Họ không hiểu biết đầy đủ về pháp luật, cũng như quyền
lợi của đứa trẻ và đã gây ra những tổn thương cho chúng. Nhiều trường hợp
nêu ra là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhưng nếu bản thân cha mẹ hiểu
biết về pháp luật, hiểu biết về quyền lợi trẻ em thì khi sự việc xảy ra, họ phải
biết cách kịp thời bảo vệ con mình.
- Một số cha mẹ thiếu hiểu biết về sự phát triển tâm sinh lý của trẻ hoặc có
những kỳ vọng quá cao ở trẻ .

-4-

-



Hành Vi Con Người

Nhóm 1 – CTXH k30

- Ở các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như: trình độ văn hóa
thấp, Bố mẹ không có việc làm ổn định, bố hoặc mẹ mắc vào các tệ nạn xã
hội, …
- Một số trẻ có hoàn cảnh như: mồ côi, lang thang, khuyết tật,… có nguy
cơ bị bạo hành, ngược đãi cao hơn so với trẻ khác.
- Hầu hết trẻ em chưa có khả năng tự bảo vệ mình, thậm chí có những trẻ
khả năng tự vệ chỉ bằng không. Trẻ không biết hoặc biết rất ít về quyền lợi
của bản thân.
- Nghèo đói cũng là một nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành và ngược
đãi ở trẻ em.

3. Hậu quả:
- Theo một số nghiên cứu về tâm lý trẻ em thì: những đứa trẻ không được
chăm sóc và dạy dỗ chu đáo sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, thích
sử dung bạo lực, thậm chí bất cần, dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo.
Theo số liệu thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho thấy 71% trẻ
vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc.
- Bạo hành về thể chất sẽ để lại những đau đớn về thể xác, những chấn
thương lớn thì ảnh hướng đến sức khỏe, hình thể xấu, có thể gây ra tàn tật
suốt đời thậm chí dẫn đến tử vong.
- Trẻ em bị LDTD có thể biểu hiện những rối loạn về hành vi cũng như tâm
thần từ nhẹ đến nặng, ngắn hạn cũng như dài hạn. Tùy thuộc vào mức độ của
LDTD mà trẻ có thể biểu hiện sợ hãi và lo lắng trước người khác giới hoặc
trước những vấn đề liên quan đến tình dục và có thể biểu hiện những hành vi

tình dục không đúng mực. Những hậu quả về mặt cơ thể có thể thấy được
ngay ở trẻ em nhỏ như rách âm đạo - trực tràng gây chảy máu nặng nề, các
tổn thương khác của bộ phận sinh dục, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường
tình dục. Với trẻ lớn hơn, nguy cơ có thai được phát hiện muộn không phải
là hiếm gặp. Với những trường hợp này, sức khỏe và tương lai của bà mẹ lẫn
trẻ em thường ở trong tình trạng rất mong manh, khó khăn.
- Nặng nề nhất vẫn là ảnh hưởng về tinh thần, Hành vi ngược đãi luôn để
lại những sang chấn tâm lý nặng nề, âm ỉ cả cuộc đời, phần lớn các em rơi
vào stress, lo âu, hoảng loạn, không ngủ được, sợ sệt, thu mình... Nếu như
các em không được giúp để vượt qua cú sốc này thì các em thường có ý
tưởng hoặc hành vi tự sát.
- Các em sẽ nhìn nhận con người khác đi, dưới con mắt trẻ thơ thì người
lớn thật đáng sợ khi các em bị bạo hành, có thể chính các em sẽ bạo hành
với bạn bè và người thân sau này của mình. Thực tế, mặc dù phải chịu đau
khổ, khiếp sợ và căm ghét thói bạo hành của người cha, nhưng khi trưởng

-5-

-


Hành Vi Con Người

Nhóm 1 – CTXH k30

thành, những đứa con, đặc biệt là con trai, lại có xu hướng “lặp lại” cách cư
xử cục cằn, độc ác đó với người thân, đặc biệt là với vợ con.
- hành vi bạo hành và ngược đãi trẻ em còn gây áp lực cho y tế, giáo dục,
kinh tế, các cơ quan ban ngành liên quan đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ
em.

Như vậy có thể nói, bạo hành, ngược đãi ảnh hưởng tới mọi mặt trong
cuộc sống của trẻ, đặc biệt là lòng tự trọng. Nhưng ảnh hưởng tới mức nào
còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và hành vi bạo hành. Thực tế cho thấy,
con cái trong những gia đình bố mẹ cư xử với nhau bằng bạo lực thường
không có cơ hội tìm thấy sự bình an trong tâm hồn. Những năm tháng sống
trong bầu không khí căng thẳng với một người cha vũ phu và một người mẹ
hoảng loạn về tinh thần sẽ khiến trẻ khó hoà nhập với cuộc sống cộng đồng
trong tương lai, cũng như không sao khắc phục được tư tưởng trầm uất triền
miên trong cuộc sống riêng tư. Đối với trẻ, bản thân bị ngược đãi lại không
ảnh hưởng quan trọng bằng việc chứng kiến bố mẹ ngược đãi lẫn nhau.
Chính điều này khiến trẻ nảy sinh tư tưởng tự tử, học kém, dễ có hành động
bạo lực, hoặc tâm tính thụ động, mắc bệnh đau đầu, đau dạ dày v.v…

4. Giải pháp:
Để ngăn chặn và hạn chế tình trạng bạo hành ở trẻ em, nhóm chúng tôi có
một số đề xuất sau:
 xã hội:
- Cần nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm và năng lực
của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc chủ động phòng ngừa có
hiệu quả các hành vi bạo lực, xâm hại đối với trẻ em. Thực hiện các hoạt
động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật, kỹ năng bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên,
cộng đồng và bản thân trẻ em. Đặc biệt phải nâng cao nhận thức, năng lực
cộng đồng để người dân khi nghi vấn, phát hiện một vụ bạo hành biết cách
nối kết với cơ quan chức năng nhanh nhất để giải quyết và hỗ trợ trẻ bị xâm
hại.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em như: Sửa đổi, bổ
sung Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó xác định rõ quyền
hạn, trách nhiệm và vai trò của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội,
nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em, đáp

ứng các nhu cầu chăm sóc và bảo vệ an toàn cho mọi trẻ em; bổ sung một
chương riêng về bảo vệ trẻ em nhằm tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn
các nguy cơ xâm hại, bạo lực trẻ em; bổ sung những quy định, chế tài cụ thể
về các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em; quy định rõ các thủ tục và
quy trình phòng ngừa, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm
-6-

-


Hành Vi Con Người

Nhóm 1 – CTXH k30

hại, bạo lực, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà
trường, gia đình và các cá nhân phòng ngừa các hành vi xâm hại, bạo lực đối
với trẻ em.
- Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội.
Nhà trường trong việc quản lý giáo dục trẻ em, cần phải thực hiện tốt công
tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy vai trò của công tác Đoàn, Đội.
Môi trường gia đình có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách, do
đó cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo. Chính quyền địa
phương phải quan tâm, chăm lo cho trẻ em. Cộng đồng không vô cảm trước
những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực.
- Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho mọi trẻ em nhằm
phòng ngừa có hiệu quả các hành vi xâm hại bạo lực đối với trẻ em; ngăn
ngừa trẻ em vi phạm pháp luật. Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng
hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, bao gồm: Dịch vụ bảo vệ trẻ em trong gia
đình (dịch vụ tư vấn, tham vấn gia đình và trẻ em; các trung tâm, điểm công
tác xã hội trẻ em …); Dịch vụ bảo vệ trẻ em ngoài môi trường gia đình (cơ

sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, trường giáo dưỡng..); Dịch vụ hỗ trợ
khẩn cấp dành cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực.
- xây dựng các mô hình, chương trình chăm sóc và bảo vệ trẻ bị bạo hành
như: xây dựng nhà bình an, trung tâm chăm sóc trẻ bị bạo hành, các chương
trình ngăn ngừa tổn thương do bị lăng nhục (cũng tương tự như Hội chứng
tổn thương ở trẻ em khi lắc mạnh, hội chứng tổn thương ở trẻ sơ sinh, những
tổn thương về não do trẻ bị đau buồn)
- tăng cường các chương trình ngăn ngừa xâm hại tình dục trẻ em. Các
chương trình này nên thực hiện trong nhà trường và dạy cho trẻ em về :
+ Quyền sở hữu thân thể;
+ Sự khác nhau giữa mối quan hệ tốt và xấu;
+ Làm thế nào để nhận biết các trường hợp bị xâm hại
+ Làm thế nào để nói “không” với ngược đãi trẻ em
+ Làm gì để báo cho người lớn biết về hành vi xâm hại đã xảy ra.
- Hành vi ngược đãi trẻ em là vi phạm pháp luật và cần phải xử lý thích
đáng, vì trẻ em là đối tượng có khả năng tự vệ kém. Để ngăn chặn nạn hành
hạ trẻ em hoặc cố ý gây thương tích cho trẻ em yêu cầu các cơ quan thực thi
pháp luật cũng như phổ biến pháp luật về chăm sóc và bảo vệ quyền lợi trẻ
em một cách rộng khắp, có đủ sức răn đe.
Việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em phải xuất phát từ tình thương yêu giữa
con người với con người, tinh thần trách nhiệm đối với trẻ em. Chúng ta cần
phải từng bước đẩy lùi sự vô cảm đang tồn tại và lan rộng trong xã hội, đặc
biệt và sự vô cảm trước nạn bạo hành, ngược đãi trẻ em. Từ đó, trẻ em mới
được bảo vệ kịp thời và thực hiện quyền lợi của mình.
-7-

-


Hành Vi Con Người


Nhóm 1 – CTXH k30

 Cha mẹ :
- Cha mẹ cần tìm phương pháp giáo dục con cái hợp lý, không nên lạm
dụng quá nhiều cách dạy con bằng đòn, roi, chửi mắng,
- Cha mẹ là những người gần gũi với trẻ, cần tạo cho trẻ sự tin cậy và an
toàn. Khi trẻ làm sai chuyện gì đó do quá lo sợ nên không dám nói ra. Trẻ về
nhà thường có biểu hiện lo lắng, thu mình, thậm chí cáu gắt. Khi ấy cha mẹ
cần: bình tĩnh, không nên quá áp đặt hay hỏi nhiều khiến trẻ càng lo sợ. Hãy
trao đổi để trẻ tự nói ra những suy nghĩ trong đầu và tìm cách giúp đỡ trẻ.
Khuyến khích, động viên, vỗ về trẻ, thể hiện lòng yêu thương đối với trẻ.
- Trước bất cứ biểu hiện khác thường nào của trẻ về mặt tâm lý, cha mẹ
cũng cần phải quan tâm, hỏi khan để tìm ra nguyên nhân và có cách can
thiệp kịp thời nếu có tổn thương về thể chất.
Những biện pháp trên đây cũng chỉ là nhưng lời khuyên chung nhất. Cốt
lõi của vấn đề là bố mẹ phải làm sao tạo được một môi trường tin cậy lẫn
nhau, quan tâm đến con cái và dĩ nhiên, chỉ có trái tim nhạy cảm của người
mẹ mới nhận thấy được những gì bất thường dù là rất nhỏ ở đứa con yêu quý
của mình.
 Bản thân trẻ:
- Trẻ không nên Giữ im lặng trước những hành vi bạo ngược đối với mình
vì nó chỉ càng khiến những hành vi này gia tăng thôi.
- Nếu trẻ hoặc bạn của trẻ đang bị ngược đãi, hãy nói với người mà trẻ hoặc
bạn của trẻ thực sự tin tưởng – một thành viên trong gia đình, thầy cô giáo,
bác sỹ, hoặc bạn học…Các thầy cô và những chuyên gia tư vấn sẽ cho bạn
biết làm thế nào để nhận ra và tố cáo hành vi ngược đãi.
- Nếu người ngược đãi trẻ lại chính là một người trong gia đình, thì trẻ nên
tìm một nơi an toàn để sống tạm thời. Việc rời khỏi nhà không bao giờ là
việc đơn giản nhưng điều đó là cần thiết đề giúp trẻ tránh những hành vi

ngược đãi có thể càng ngày càng đi xa hơn. Trẻ có thể đến nhà bạn bè hoặc
họ hàng.

III. KẾT LUẬN
Hành vi bạo hành và ngược đãi trẻ ngày một tăng, vì vậy để bảo vệ trẻ
khỏi bị bạo hành cần có sự chung tay của toàn xã hội. Trong đó, quan trọng
nhất là nhận thức và các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ tại gia đình, cộng
đồng; Nâng cao năng lực hệ thống bảo vệ trẻ bằng việc xác định rõ vai trò,
trách nhiệm của các cấp chính quyền, và xây dựng được mạng lưới dự
phòng, ngăn chặn hiệu quả nạn bạo hành trẻ em tại địa phương.

-8-

-


Hành Vi Con Người

Nhóm 1 – CTXH k30

-9-

-



×