Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành nuôi trẻ của bà mẹ một số dân tộc ít ngưởi điện biên và lai châu năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.58 KB, 60 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

PHM VN DNG

TìNH TRạNG DINH DƯỡNG CủA TRẻ EM DƯớI 5 TUổI
Và KIếN THứC, THựC HàNH NUÔI TRẻ CủA Bà Mẹ
MộT Số DÂN TộC íT NGƯờI ở ĐIệN BIÊN Và LAI CHÂU NĂM 2015

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2010 - 2016

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS PHM VN PH

H NI - 2016
LI CM N


Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Viện Đào
tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn
Thực phẩm, cùng toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Y Hà Nội.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy
Phạm Văn Phú – Phó trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm,
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Để thực hiện khóa luận này, em cũng không thể không nhắc đến và biết
ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ địa phương tỉnh Điện Biên và Lai Châu đã


tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thu thập số liệu
tại địa phương.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới
bố mẹ, anh chị em và bạn bè, những người đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ
em, cùng em chia sẻ những khó khăn trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Phạm Văn Dũng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu của mình là hoàn
toàn trung thực và chưa từng được công bố.
Tôi xin chịu trách nhiệm với các kết quả đã đưa ra trong khóa luận này.
Hà Nội ngày 23 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Phạm Văn Dũng


DANH MỤC VIẾT TẮT
CSSK
CN/T
CC/T
CN/CC
SDD
SDDTE
TTDD
UNICEF

WHO

Chăm sóc sức khỏe
Cân nặng theo tuổi
Chiều cao theo tuổi
Cân nặng theo chiều cao
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng trẻ em
Tình trạng dinh dưỡng
Qũi nhi đồng liên hợp quốc
Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng, phát
triển, bệnh tật của trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ em từ lúc mới sinh
cho tới 5 tuổi là thời kì phát triển đặc biệt quan trọng trong của cuộc đời, đây

là thời kì tăng trọng lượng nhanh nhất trong cuộc đời trẻ, nhiều hệ thống cơ
quan trong cơ thể được hoàn chỉnh đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương
và hệ vận động của trẻ. Do vậy việc đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
trong giai đoạn này của trẻ là hết sức quan trọng và giai đoạn này nhu cầu
dinh dưỡng của trẻ cũng là rất cao [1],[2],[3].
Theo báo cáo của UNICEF năm 2008 trên thế giới có khoảng 146 triệu
trẻ em dưới 5 tuổi được xem là thiếu cân, trong đó có khoảng 20 triệu trẻ dưới
5 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng cần được chăm sóc khẩn cấp, phần lớn tập
trung ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Trong số này có khoảng 2 triệu trẻ em
từ Việt Nam [4].
Ở nước ta trong nhiều năm qua nhờ triển khai “Chương trình quốc gia
phòng chống suy dinh dưỡng” đạt hiệu quả, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể, từ 43,9% năm 1995 còn 14,5% năm 2014
[5],[6]. Tuy nhiên mức độ giảm xuống không đồng đều ở các khu vực, suy
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn cao và rất cao ở các vùng miền núi cao,
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa [7],[8].
Suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi là hậu quả trực tiếp của thiếu ăn và
bệnh tật, suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi cũng đặc biệt liên quan tới kiến thức
về dinh dưỡng, hiểu biết về nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ vì bà mẹ chính là những
đối tượng trực tiếp chăm sóc, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho trẻ.
Nước ta có nhiều dân tộc thiểu số, sống tại những khu vực vùng sâu
vùng xa, vùng núi cao, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, đời sống


9

nhân dân còn nghèo, chất lượng dịch vụ y tế còn thấp, trong khi đó nhiều thói
quen tập quán lạc hậu còn tồn tại. Miền núi phía Bắc nước ta là nơi sinh sống
của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, đó cũng là một trong những vùng có tỷ
lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn cao so với cả nước khoảng 19,8%

vào năm 2014 [6]. Trước đây cũng đã có một số nghiên cứu về tình trạng dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở dân tộc Tày, Nùng, Thái… Tuy nhiên, chưa có
nhiều nghiên cứu trên các trẻ em dân tộc Dao và H’Mông. Do vậy đề tài:
“Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành
nuôi trẻ của bà mẹ một số dân tộc ít người ở Điện Biên và Lai Châu năm
2015” được thực hiện nhằm mục tiêu:
1.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc
H’Mông và dân tộc Dao ở Điện Biên, Lai Châu.

2.

Mô tả kiến thức, thực hành trong chăm sóc, nuôi trẻ của bà mẹ
người dân tộc H’Mông và dân tộc Dao ở Điện Biên, Lai Châu.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm chung về dinh dưỡng
Dinh dưỡng: Là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các
thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, đảm bảo chức
năng sinh lý, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội.
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD): Là tập hợp các đặc điểm về chức phận,
cấu trúc và hóa sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
TTDD là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như: tình trạng an
ninh thực phẩm hộ gia đình, tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương, kinh tế
hộ gia đình, điều kiện vệ sinh môi trường, công tác chăm sóc trẻ em, gánh

nặng công việc lao động của bà mẹ…
TTDD của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh
dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức
ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể thiếu hoặc thừa dinh dưỡng là thể
hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc vấn đề về dinh dưỡng.
TTDD của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ các cá thể bị tác
động bởi các vấn đề dinh dưỡng. TTDD của trẻ dưới 5 tuổi thường được coi
là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực phẩm của toàn bộ cộng đồng [9].
Suy dinh dưỡng (SDD): Là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và
các vi chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều
mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh
thần và vận động của trẻ. Tuỳ theo sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà SDD
biểu hiện các thể, các hình thái khác nhau [8].
1.2. Tình hình SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi
1.2.1. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới
Theo báo cáo của UNICEF công bố ngày 2/5/2006 cho biết hơn 1/4 trẻ
dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu cân, cuộc sống đang bị đe dọa.


11

Dinh dưỡng không đầy đủ vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn tới một nửa số ca tử
vong ở trẻ em khoảng 5,6 triệu trẻ mỗi năm [10]. Cũng theo UNICEF hàng
năm có hơn 10 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trong đó một nửa trong giai đoạn chu
sinh đã chết vì SDD và các bệnh có thể phòng chống được. Trung bình cứ 1
giờ thì có khoảng 800 trẻ chết vì SDD [11]. Mặc dù đã có tiến bộ ở một số
quốc gia nhưng trong 15 năm qua các quốc gia đang phát triển trung bình mới
chỉ giảm được 1,5% trẻ thiếu cân. Hiện tại khoảng 27% trẻ em ở các nước
đang bị thiếu cân (khoảng 14 triệu trẻ). Gần 3/4 trẻ em thiếu cân trên thế giới
đang sống ở 10 quốc gia và hơn một nửa số đó sống ở 3 nước Bangladet, Ấn

Độ và Pakixtan. Năm 2004 tỷ lệ trẻ em từ 0-59 tháng tuổi bị thiếu cân ở
Bangladet là 48%, Ấn Độ là 47%, Pakixtan là 38% [12].
Các cuộc điều tra của nhiều nước trên thế giới cho thấy tỷ lệ SDD có
sự chênh lệch giữa vùng nông thôn và thành thị. Kết quả khảo sát tình hình
kinh tế xã hội quốc gia ở Indonesia năm 2003 cho kết quả lệ SDD ở trẻ em
dưới 5 tuổi vùng thành thị là 25% trong khi đó ở nông thôn là 30% [13].
Tại Kenya, theo báo cáo chung năm 2003, tỷ lệ SDD ở thành thị là 13%
còn ở nông thôn là 21% [14].
Thống kê của Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), Ngân hàng Thế giới năm 2011 về suy dinh dưỡng trẻ em
(SDDTE) dưới 5 tuổi Châu Á vẫn là châu lục đứng đầu về tỷ lệ 19,3% nhẹ
cân (69,1 triệu) và tỷ lệ 10,1% gầy còm (30,1 triệu). Riêng trẻ thấp còi châu
Phi chiếm tỷ lệ cao nhất 36,5% (56,3 triệu), tiếp theo là châu Á 26,8% (98,4
triệu). Hai châu lục này chiếm 90% trẻ thấp còi trên toàn cầu [15]. Một số
nước ở khu vực Đông Nam Á, các nước có tỷ lệ SDD cao và không có khả
năng đạt được mục tiêu thiên niên kỷ bao gồm: Lào (40%), Campuchia
(36%), Myanmar (32%) và Đông Timor (46%). Nhiều nước đã đạt được tiến
bộ trong giảm tỷ lệ SDD cấp độ quốc gia song một số bộ phận dân cư vẫn
phải đối mặt với điều kiện CSSK và dinh dưỡng kém như Indonesia (28%),


12

Philippine (28%) và Việt Nam (21%) [16]. Trong những năm gần đây
SDDTE có xu hướng giảm trên phạm vi toàn cầu.
1.2.2. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam
Nước ta là một trong những nước có tỉ lệ SDDTE nhẹ cân giảm liên tục
từ mức rất cao 51,5% vào năm 1985 xuống còn 44,9% vào năm 1995, mỗi
năm giảm trung bình 0,66% [5]. Từ năm 1995 bắt đầu thực hiện kế hoạch
quốc gia về dinh dưỡng, SDDTE thể nhẹ cân giảm trung bình mỗi năm 1,5%,

được các tổ chức quốc tế thừa nhận và đánh giá cao: năm 2000 là 31,1%, đến
năm 2012 còn 16,2% ngang mức trung bình của WHO năm 1997 [17],[18],
[19]. Tỷ lệ trẻ thấp còi cũng đã giảm từ 59,7% năm 1985 xuống còn 29,3%
năm 2010, bình quân 1,3% mỗi năm và đến năm 2012 còn mức trung bình
26,7% [17],[18],[20].
Bảng 1.1. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam theo
khu vực năm 2007
Tên Vùng
Toàn quốc
Đồng bằng sông Hồng
Tây Bắc
Đông Bắc
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

Thể nhẹ cân
(%)
21,2
18,3
27,2
23,8
25,0
20,7
31,0
17,9
20,7


Thể thấp còi
(%)
33,9
29,8
37,6
36,2
36,2
33,2
42,3
28,1
30,8

Thể gầy còm
(%)
7,1
6,7
7,6
7,6
7,6
7,6
7,8
6,6
7,5

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2007)

Phân bố về tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi là không đều theo các khu vực,
miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ cao hơn cả ở cả 3 thể.
Theo số liệu báo cáo năm 2014 của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ SDDTE dưới
5 tuổi của nước ta đã giảm nhiều cụ thể là: Thể nhẹ cân 14,5%, thể thấp còi

24,9%, SDD cân nặng/chiều cao (CN/CC) độ I là 6,8%, độ II là 4,8%, theo
các vùng sinh thái, thì tỷ lệ SDD cụ thể là:


13

Bảng 1.2. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam theo
khu vực năm 2014
Tên vùng
Toàn quốc
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ - DHMT
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

Thể nhẹ

Thể thấp

cân (%)
14,5
10,2
19,8
17,0
22,6
8,4
13,0


còi (%)
24,9
20,3
30,7
28,1
34,9
18,3
24,0

Thể gầy còm (%)
Vừa
Nặng
6,8
4,8
5,2
4,1
8,2
2,8
6,7
3,9
7,8
3,2
5,4
9,9
6,8
5,9

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2014)

 Tình hình SDDTE dân tộc thiểu số

Nghiên cứu cho thấy ở nước ta có sự chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ SDDTE ở
vùng đồng bằng và vùng miền núi, nông thôn và thành thị, giữa người dân tộc
thiểu số và người dân tộc Kinh.
Năm 2003, Nguyễn Minh Tuấn và Hoàng Khải Lập đã tiến hành nghiên
cứu TTDD và các yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại Phú
Lương - Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi dân tộc Tày là
41,9%, cao hơn rất nhiều so với trẻ em người Kinh cùng khu vực (29,5%). Tỷ
lệ SDD chung ở đây là 39,1%, SDD thể thấp còi là 45,3%, SDD thể gầy còm
là 9,4% [21].
Năm 2011 Lê Danh Tuyên và cộng sự đã khảo sát tại huyện miền núi
Tuyên Hóa, Quảng Bình thu được kết quả tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ là
57,7%, tỷ lệ thấp còi là 43,7% và gầy còm là 19,2% [22]. Cũng là dân tộc
thiểu số nhưng trẻ em vùng dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao có tỷ lệ SDD
cao hơn trẻ em dân tộc thiểu số sống ở vùng núi thấp. Nghiên cứu ở Bắc Cạn
cho thấy trẻ em dân tộc Dao sống ở vùng núi cao có tỷ lệ SDD là 51,5% cao
gấp 2 lần những đứa trẻ cùng độ tuổi người dân tộc Tày ở vùng núi thấp [7].


14

Điều tra của Nguyễn Hoàng Linh Chi năm 2011 ở trẻ 12 đến 36 tháng
tuổi của đồng bào dân tộc Pakoh và Vân Kiều tại Quảng Trị thấy tỷ lệ SDD
rất cao trong đó tỷ lệ nhẹ cân là 53,9%, thấp còi 67,1%, gầy còm 14,5% [23].
Tác giả Nguyễn Hải Anh khi phân tích tỷ lệ SDD theo 3 khu vực hành
chính của tỉnh Lào Cai đã cho thấy ở khu vực 3 nới chủ yếu là đồng bào dân
tộc Dao và dân tộc H’Mông sinh sống có tỉ lệ SDD cao hơn khu vực 1 nơi có
người Kinh cư trú là chính. Tỷ lệ SDD ở khu vực 3 rất cao: 50,0% SDD thể
nhẹ cân, 67,7 % SDD thể thấp còi, 10,8% SDD thể gầy còm, trong khi đó khu
vực 1 tỷ lệ này tương ứng là 13,7%, 14,5% và 5,9% [24].
Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SDD của trẻ em sống ở vùng

núi cao, cao hơn nhiều so với trẻ em sống tại vùng đồng bằng, tỷ lệ trẻ SDD
thuộc dân tộc thiểu số cao hơn nhiều so với trẻ dân tộc Kinh.
1.3. Một số phương pháp đánh giá
Đánh giá TTDD là quá trình thu thập và phân tích thông tin, số liệu về
TTDD và nhận định tình hình trên cơ sở các thông tin, số liệu đó. Tình hình
dinh dưỡng của một cộng đồng, một địa phương cũng như trên phạm vi cả
nước là một nguồn dẫn liệu rất quan trọng để xây dựng và đánh giá các dự án
về sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội.
Những phương pháp đánh giá TTDD thường dùng: nhân trắc học, điều
tra khẩu phần và tập quán ăn uống, các thăm khám thực thể/dấu hiệu lâm
sàng, đặc biệt chú ý tới các triệu chứng thiếu dinh dưỡng kín đáo và rõ ràng,
xét nghiệm chủ yếu là hoá sinh (máu, nước tiểu...), kiểm nghiệm chức phận
để xác định các rối loạn chức phận do thiếu hụt dinh dưỡng, điều tra tỷ lệ
bệnh tật và tử vong để tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh tật và TTDD, đánh
giá các yếu tố sinh thái liên quan đến TTDD và sức khỏe… Trong đó phương
pháp nhân trắc học dinh dưỡng thường được sử dụng trong cộng đồng.


15

Nhân trắc học dinh dưỡng là đo các kích thước và cấu trúc cơ thể để
đánh giá TTDD. Đó là kết quả tổng hợp của các yếu tố di truyền và môi
trường bên ngoài, trong đó yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng. Nhiều
nghiên cứu gần đây cho thấy dinh dưỡng hầu như giữ vai trò chi phối chính
trong sự phát triển của trẻ em, ít nhất là đến 5 tuổi. Vì vậy thu thập các kích
thước nhân trắc là rất quan trọng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng.
Có thể chia ra nhóm kích thước nhân trắc sau đây:
• Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng.
• Các kích thước về độ dài, đặc hiệu là chiều dài nằm, chiều cao
đứng, chu vi vòng cánh tay.

• Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein, thông qua
các mô mềm bề mặt: lớp mỡ dưới da và cơ [9].
1.3.1. Một số cách phân loại SDD tại cộng đồng
- Phân loại SDD theo WHO 2006:
Thể nhẹ cân: là những trẻ có cân nặng/tuổi thấp so với chuẩn (quần thể
tham chiếu). Nhẹ cân chỉ là một đặc tính chung của thiếu dinh dưỡng không cho
biết cụ thể đó là SDD vừa mới xảy ra hay đã tích lũy từ lâu. Tuy nhiên việc theo
dõi cân nặng là dễ triển khai trên cộng đồng nên SDD thể nhẹ cân (CN/T) vẫn
được sử dụng phổ biến nhưng đây là tỷ lệ chung của thiếu dinh dưỡng.
Thể thấp còi: là những trẻ có chiều cao/tuổi thấp. Thấp còi phản ánh tình
trạng chậm tăng trưởng do điều kiện dinh dưỡng và sức khỏe kém trong thời
gian dài. Đây là một chỉ tiêu tốt để đánh giá tình trạng kinh tế xã hội. Thông
thường ở các nước đang phát triển tỷ lệ thấp còi tăng nhanh sau 3 tháng tuổi,
đến 3 tuổi tỷ lệ này ổn định và đi song song với đường biểu diễn của quần thể
tham khảo.


16

Thể gầy còm: là những trẻ có cân nặng/chiều cao thấp. Gầy còm thường
phản ánh một tình trạng thiếu ăn hoặc mới bị bệnh tật, một tình trạng SDD
cấp tính. Thông thường tỷ lệ này cao nhất ở trẻ trên 2 tuổi [25].
- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra bảng phân loại sau để nhận
định ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của thiếu dinh dưỡng.
Bảng 1.3. Mức độ thiếu dinh dưỡng trên cộng đồng
Chỉ tiêu
Thấp còi (Stunting)
Nhẹ cân (Underweight)
Gầy còm (Wasting)


Mức độ thiếu dinh dưỡng theo tỷ lệ
Thấp
Cao
Trung
Rất cao
(%)
< 20
< 10
<5

bình (%)
20 - 29
10 - 19
5-9

(%)
30 - 39
20 - 29
10 - 14

(%)
≥ 40
≥ 30
≥ 15

- Phân loại theo Gomez (1956): Gomez đã đưa ra thang phân loại SDD dựa
vào tiêu chí CN/T và quần thể tham khảo Harvard để chia SDD làm 3 loại:
Bảng 1.4. Phân loại SDD dựa vào phân trăm trung vị
% Cân nặng mong đợi Phân loại dinh dưỡng
Phân mức độ SDD

> 90%
Bình thường
Bình thường
76 - 90
SDD nhẹ
SDD độ I
61 - 75
SDD trung bình
SDD độ II
≤ 60
SDD nặng
SDD độ III
- Phân loại của Wellcome 1970: cách phân loại này cũng chỉ sử dụng chỉ
số cân nặng/tuổi so với trung vị của quần thể Harvard, nhưng chú ý thêm trẻ
có bị phù hay không để phân biệt giữa thể: Marasmus và Kwashiokor.
Bảng 1.5. Phân loại SDD theo Wellcome
% Cân nặng
Triệu chứng phù
So với chuẩn

Không
80 - 60
Kwashiokor
Thiếu dinh dưỡng
Dưới 60
Marasmus - Kwashiokor
Marasmus
- Phân loại theo Waterlow (1972)



17

Dựa vào chiều cao theo tuổi so với chuẩn và cân nặng so với chiều cao.
Phân loại này có ưu điểm dễ thực hiện tại cộng đồng và cho biết tỷ lệ SDD
cấp hay mạn tính.
Bảng 1.6. Bảng phân loại SDD theo Waterlow
Cân nặng theo chiều cao (80% hay -2SD)
≥ 80%
< 80%
Chiều cao/tuổi
≥ 90%
Bình thường
Gầy mòn
(90% hay -2SD)
< 90%
Còi cọc
Gầy mòn - còi cọc
1.3.2. Phương pháp đánh giá TTDD trẻ em dưới 5 tuổi
Chỉ tiêu

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới WHO các chỉ tiêu đánh giá
tình trạng dinh dưỡng là cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng
theo chiều cao. Thiếu dinh dưỡng được ghi nhận là khi các chỉ tiêu nói trên
thấp hơn 2 đơn vị độ lệch chuẩn (-2SD) hoặc dưới -2 Z-Score so với quần thể
tham chiếu.
Bảng 1.7. Phân loại mức độ dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của WHO
Chỉ tiêu
Phân loại
Bình thường


CN/T
(Nhẹ cân W/A)
≥ -2SD

CC/T
(Thấp còi H/A)
≥ -2SD

SDD

< -2SD

< -2SD

Độ I

Từ < -2SD đến -3SD

Dưới -2SD đến -3SD

Độ II

Từ < -3SD đến -4SD

Độ III

Dưới -4SD

CN/CC
(Gầy còm W/H)

≥ -2SD

- 2SD

Dưới -3SD

Bảng 1.8. Phân loại WHO năm 2006 theo Z-Score
Chiều cao/Tuổi
< -2: Thấp còi
< -3: Thấp còi trầm trọng
Cân nặng/Chiều cao
> 3: Béo phì
> 2: Thừa cân
> 1: Nguy cơ thừa cân
< -2: Còm
< -3: Còm trầm trọng

Cân nặng/Tuổi
< -2: Nhẹ cân
< -3: Nhẹ cân trầm trọng
BMI/Tuổi
> 3: Béo phì
> 2: Thừa cân
> 1: Nguy cơ thừa cân
< -2: Còm
< -3: Còm trầm trọng


18


Với Z- Score được tính theo công thức
Z- Score =
1.4. Nguyên nhân, dự phòng SDD
1.4.1. Nguyên nhân
- Thiếu dinh dưỡng: Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân chiếm 60%
SDDTE, thiếu dinh dưỡng có thể do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng
tiêu thụ hoặc cả hai. Giảm cung cấp thường do chế độ ăn của trẻ không đủ
cả về số lượng và chất lượng, thiếu năng lượng, protein cùng các vi chất
dinh dưỡng, trong đó có sắt, axid folic, kẽm hoặc trẻ biếng ăn, ăn không đủ
nhu cầu hoặc chế biến thức ăn không phù hợp, năng lượng thấp. Tăng tiêu
thụ khi trẻ bị ốm, thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý. Phần lớn SDD xảy
ra ở trẻ nhỏ là do cả hai nguyên nhân trên [26],[27]. Cung cấp dinh dưỡng
không đủ cho trẻ trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện kinh tế của gia đình, phong tục văn hóa, xã hội tại địa
phương mà trẻ sinh sống.
- Nhiễm khuẩn: Trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc các
bệnh nhiễm khuẩn rất cao trong đó nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy, nhiễm
giun là những bệnh hay gặp hơn cả. Nhiễm khuẩn có liên quan mật thiết tới
SDD, khi trẻ bị nhiễm khuẩn sẽ làm cho cơ thể mất chất dinh dưỡng, đồng
thời cũng làm trẻ chán ăn, ngăn cản cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Đồng thời SDD cũng làm cho hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy giảm dẫn tới
trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn, kéo dài thời gian mắc bệnh, ảnh hưởng tới sự phát
triển của trẻ trong một thời gian dài. Nghiên cứu của Hà Huy Khôi và cộng sự
trên 2 lô trẻ dinh dưỡng tốt và dinh dưỡng kém cho thấy: ở lô dinh dưỡng kém
trước khi SDD trẻ thường rất lười ăn, ăn ít, hay bị ốm vặt, tỷ lệ mắc bệnh ỉa
chảy kéo dài và viêm phế quản phổi thường bị tái đi tái lại nhiều lần. Nghiên
cứu của Hồ Quang Trung năm 1999 cho thấy các bệnh xếp hàng đầu ở trẻ em


19


đó là ỉa chảy và nhiễm khuẩn hô hấp. Số lần mắc trung bình của trẻ em Việt
Nam trong 1 năm đối với ỉa chảy là 2,2 lần, viêm phổi là 1,6 lần [28]. Như
vậy cùng với thiếu dinh dưỡng thì nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân hàng
đầu dẫn tới trẻ SDD [8].
- Do mẹ thiếu kiến thức: Kiến thức của bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ
ảnh hưởng rất lớn tới TTDD của trẻ. Những nghiên cứu ở cộng đồng cũng
cho thấy số trẻ SDD 71% là con thứ nhất, 60% các bà mẹ không biết cách cho
con ăn bổ sung và không biết thế nào là tô màu bát bột cho trẻ. Đối với trẻ
còn đang trong thời bú mẹ thì yếu tố nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung
không hợp lý đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu của
một số tác giả cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về trình độ văn hóa cũng như
kiến thức dinh dưỡng giữa nhóm bà mẹ có con SDD và nhóm bà mẹ có con
khỏe mạnh [29],[30]. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2002 cho thấy:
tỷ lệ trẻ ăn bổ sung quá sớm là rất cao, ngay ở tháng tuổi thứ 2 đã được ăn bổ
sung là 12,5%, trước 4 tháng là 32,7% [31]. Ăn bổ sung là rất cần thiết cho sự
phát triển của trẻ nhưng hiện nay do thiếu kiến thức của các bà mẹ nên việc
thực hiện ăn bổ sung cho trẻ còn chưa đúng thời gian, thức ăn bổ sung chưa
đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Một số nguyên nhân khác: Trẻ bị dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, hẹp,
phì đại môn vị, tim bẩm sinh, SDD bào thai, đẻ non…
1.4.2. Một số hoạt động làm giảm nguy cơ SDD của trẻ
- Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho phụ nữ mang thai và cho con
bú: Phụ nữ mang thai và cho con bú cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp
lý, quản lý thai nghén.
- Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ không chỉ là nguồn thức ăn
có giá trị dinh dưỡng tốt nhất giúp cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ
mà còn cung cấp một lượng lớn các kháng thể giúp trẻ chống đỡ bệnh tật
trong những năm đầu của cuộc đời và đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Vì vậy



20

cần phải cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh, không được
vắt bỏ sữa đầu, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ngay cả khi trẻ bị bệnh và
cho trẻ bú mẹ kéo dài 18 đến 24 tháng và có thể lâu hơn.
- Cho ăn bổ sung hợp lý: Từ 6 tháng tuổi trẻ phát triển nhanh, nhu cầu
của trẻ nhiều hơn nên sữa mẹ không thể đáp ứng được đầy đủ do đó cần
phải cho trẻ ăn bổ sung. Với từng lứa tuổi trẻ sẽ cần được cung cấp số bữa
ăn, số lượng và thành phần khác nhau. Ăn bổ sung sớm hay muộn, thức ăn
không đạt yêu cầu và cả số lượng và chất lượng đều dẫn đến tình trạng
SDD của trẻ [32].
1.5. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.
+ Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc nước ta, phía
Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây
Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp với nước
Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào.
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện nay là 9562,9 km 2 với dân số
459100 người. Trên địa bàn tỉnh có 21 dân tộc anh em sinh sống với những
nét văn hoá đặc trưng riêng, trong đó dân tộc H’Mông là một trong ba dân tộc
có dân số lớn trong 21 dân tộc tại Điện Biên chiếm 29,6% dân số toàn tỉnh,
nguồn sống chính của người H’Mông là làm nương rẫy, trồng ngô, trồng lúa.
Huyện Mường Chà là huyện giáp biên giới với Lào, toàn huyện có 9 xã,
xã cách xa huyện nhất gần 100km, trong đó có hơn 40km không có đường ô
tô vào trung tâm xã, là huyện biên giới khó khăn, có 4 xã có đông đồng bào
dân tộc H’Mông sinh sống gồm các xã: Huổi Lèng, Hừa Ngài, Sa Lông, Ma
Thì Hồ. Có xã đến hơn 99% là người dân tộc H’Mông. Về mặt y tế làm
chương trình dinh dưỡng ở huyện có 4 cán bộ hoạt động lồng ghép với các
chương trình khác, có trình độ đào tạo: 2 Y sỹ đa khoa, 2 Điều dưỡng trung
học, 9/9 xã có cán bộ y tế chuyên trách chương trình dinh dưỡng có trình độ



21

đào tạo: 3 Y sỹ đa khoa, 2 Nữ hộ sinh, 4 Điều dưỡng trung cấp. Huyện có 104
thôn bản hiện mới có 89/104 có y tế thôn bản hoặc cô đỡ thôn bản.
+ Lai Châu là tỉnh miền núi cao, nằm phía Tây Bắc nước ta, phía Bắc
tỉnh Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai,
Yên Bái, Sơn La, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Điện Biên.
Diện tích tự nhiên gồm 9112,3 km 2, dân số: 319.900 người, gồm 20 dân
tộc cùng chung sống, dân tộc Dao gồm 51.995 người chiếm 13,41% tổng dân
số, là nhóm đông dân thứ 4 tại Lai Châu. Người Dao có nền văn hoá lịch sử
lâu đời và tri thức dân gian rất phong phú, đặc biệt là y học cổ truyền, các bài
thuốc dân gian lưu truyền trong cộng đồng, bằng ngôn ngữ, chữ viết riêng,
truyền thống văn hóa được bảo tồn và phát triển trong cộng đồng. Thầy cúng
là người có uy tín lớn nhất bản. Người Dao là một cộng đồng cư dân canh tác
vào vùng rẻo cao giữa đồi núi. Họ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương
và lúa nước, nhưng còn nặng nề nhiều hủ tục lễ nghi cúng bái, vừa tốn kém
vừa rườm rà.
Huyện Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, giáp với
Trung Quốc, diện tích 1746 km2, giao thông đi lại khó khăn, xã xa nhất cách
huyện 180 km và chưa có đường ô tô vào trung tâm xã. Huyện gồm 21 xã và
01 thị trấn. Đội ngũ cán bộ y tế làm chương trình dinh dưỡng tuyến huyện có
5 người trong đó có 2 người có trình độ đại học, 22/22 xã có cán bộ chuyên
trách dinh dưỡng với trình độ đào tạo: 9/22 là Y sỹ đa khoa, 6/22 là Nữ hộ
sinh + y tá kỹ thuật, 7/22 là Điều dưỡng trung học, 187/212 thôn bản có y tế
thôn bản hoặc cô đỡ thôn bản hoạt động.
4 xã có đồng bào dân tộc Dao sinh sống gồm: Tả Phìn, Căn Co, Nậm
Hăn, Phăng Sô Lin chiếm hơn 80% dân số trong xã.



22

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
+ Điện Biên: tại huyện Mường Chà
+ Lai Châu: tại huyện Sìn Hồ
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ dân tộc H’Mông ở Mường Chà, Điện Biên.
- Trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ dân tộc Dao ở Sìn Hồ, Lai Châu.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn
- Trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc H’Mông và Dao.
- Bà mẹ của trẻ được chọn, đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Trẻ em dưới 5 tuổi mắc các bệnh bẩm sinh hoặc đang mắc bệnh lý.
- Bà mẹ bị bệnh tâm thần, rối loạn trí nhớ và các bà mẹ từ chối tham gia
nghiên cứu.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2016
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.
- Cỡ mẫu chọn cho mỗi huyện được tính theo công thức:
Trong đó:
Z = 1,96 (mức ý nghĩa thống kê α = 0,05)
p = 20% (0,2) là tỷ lệ SDD (nhẹ cân) của các tỉnh miền núi phía Bắc (2014)



23

= 0,05 là độ chính xác mong muốn
Thay vào công thức n = x 0,2(1 – 0,2) / = 246
Như vậy ta sẽ chọn mỗi huyện tối thiểu 246 trẻ tham gia nghiên cứu.
Tổng số trẻ được điều tra của 2 huyện thuộc 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu là
492 trẻ.
- Phương pháp chọn mẫu: theo nhiều giai đoạn
Giai đoạn 1: Dựa vào số liệu dân số của Cục thống kê tỉnh Điện Biên và
Lai Châu năm 2014, chọn 2 huyện Mường Chà và Sìn Hồ
Giai đoạn 2: Từ mỗi huyện chọn 4 xã có tỷ lệ đồng bào dân tộc H’Mông
và Dao chiếm đa số > 70% được xác định là:
+ Huyện Mường Chà (Điện Biên): Huổi Lèng, Hừa Ngài, Sa Lông, Ma Thì Hồ.
+ Huyện Sìn Hồ (Lai Châu): Tả Phìn, Căn Co, Nậm Hăn, Phăng Sô Lin.
Giai đoạn 3: Từ 8 xã được chọn vào nghiên cứu, lập danh sách trẻ dưới
5 tuổi người dân tộc H’Mông và dân tộc Dao với đầy đủ thông tin về ngày
tháng năm sinh, tên bà mẹ của mỗi xã. Tiến hành chọn mẫu nghiên cứu theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn cho đến khi lấy được ít nhất là đủ số
lượng theo cỡ mẫu dự kiến.
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.5.1. Đo các chỉ số nhân trắc của trẻ dưới 5 tuổi
- Cách tính tuổi:
* Tuổi bà mẹ: Tính bằng năm
* Tuổi của trẻ: Tính bằng tháng
* Tuổi theo tháng:


24

+ Trẻ từ 1 - 29 ngày: 0 tháng

+ Trẻ từ 30 - 59 ngày: 1 tháng tuổi
- Chiều cao
* Đo chiều dài nằm của trẻ dưới hai tuổi:
Dụng cụ: Sử dụng thước đo chiều dài nằm cho trẻ dưới 2 tuổi (< 24
tháng tuổi). Thước phải có 2 rãnh thước đo ở 2 bên với độ chia tối thiểu
0,1cm.
Vị trí đặt thước: Đặt thước đo trên mặt phẳng cứng, tựa vào bàn hay các
mặt phẳng ngang sao cho thước đứng vững, cân bằng.
Thao tác: Yêu cầu bà mẹ tháo bỏ bất cứ vật dụng gì trên đầu của trẻ làm
ảnh hưởng đến việc đo chiều cao. Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt của thước đo,
giữ đầu trẻ để mắt trẻ nhìn thẳng lên trần nhà. Mảnh gỗ chỉ số 0 áp sát đỉnh
đầu của trẻ, ấn thẳng gối và đưa mảnh gỗ ngang thứ 2 áp sát gót, chú ý để gót
chân sát mặt phẳng nằm ngang và bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả, ghi kết
quả theo cm với 1 số lẻ.
* Đo chiều cao của trẻ từ 24 - 59 tháng:
Dụng cụ: Sử dụng thước đo chiều cao đứng cho trẻ từ 24 tháng tuổi.
Thước phải có độ chia tối thiểu 0,1 cm.
Vị trí đặt thước: Đặt thước đo trên mặt phẳng cứng, tựa vào tường, bàn,
cây hay cầu thang sao cho thước đứng vững, cân bằng.
Thao tác: Yêu cầu bà mẹ tháo bỏ bất cứ vật dụng gì trên đầu của trẻ làm
ảnh hưởng đến việc đo chiều cao, trẻ đi chân không, đứng quay lưng vào
thước đo. Cố định thước theo chiều thẳng đứng. Đảm bảo 9 điểm chạm: 2 gót
chân, 2 bắp chân, 2 mông, 2 vai và chẩm áp sát vào thước đo, trục cơ thể của
trẻ theo một chiều thẳng đứng, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng


25

nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên mình, dùng êke di chuyển áp sát
đỉnh đầu trẻ. Kết quả được ghi theo đơn vị cm với 1 số lẻ.

- Cân nặng
Sử dụng cân điện tử TANITA và cân lòng máng, chính xác đến 0,1 kg.
Cân được chuẩn trước mỗi lần cân cho trẻ.
Phòng cân: Phải thoáng mát và có đầy đủ ánh sáng.
Vị trí đặt cân: Cân được đặt trên các mặt phẳng chắc chắn, không gồ ghề.
Thao tác: Trẻ không mang theo các đồ vật nào khác bên người vì có
thể làm sai số cân nặng thực của trẻ. Hai bàn chân của trẻ được đặt theo
hình chữ V trên mặt cân, đứng yên, người cân sẽ đọc cân nặng của trẻ đến
một chữ số thập phân. Trong trường hợp trẻ không thể đứng trên cân điện
tử thì cân lòng máng sẽ được sử dụng. Trẻ cũng được chuẩn bị và được cân
tương tự như trên.
2.5.2. Các yếu tố khác
Các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, tình hình nuôi dưỡng, chăm sóc và
bệnh tật của trẻ theo phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp bà mẹ.
2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Dựa vào bảng phân loại dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của WHO năm
2006 (Bảng 1.8). Với điểm ngưỡng được chọn là -2SD đơn vị. Những trẻ có
các chỉ tiêu < -2SD (theo CC/T, CN/T, CN/CC) sẽ được coi là SDD và trẻ có
chỉ tiêu càng thấp thì tình trạng SDD càng nặng.


×