BAÙO CAÙO TOÙM TAÉT
CỤC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Y TẾ - BỘ Y TẾ QUỸ NHI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC
TÓM TẮT
Một trong các nội dung của chương trình phòng chống SDD trẻ em là thực hiện
vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch, tẩy giun đònh kỳ, rửa tay trước khi
ăn và sau khi đi đại, tiểu tiện. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu về mối
liên quan giữa SDD trẻ dưới 5 tuổi với yếu tố vệ sinh môi trường, sử dụng nước
sạch và kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ về vệ sinh cá nhân cho trẻ
chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ngay trong thiết kế nghiên cứu của điều tra giám
sát dinh dưỡng toàn quốc năm 2009 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì mối liên
quan giữa điều kiện cung cấp nước sinh hoạt, nhà tiêu hộ gia đình, kiến thức,
thái độ, thực hành vệ sinh cá nhân của các bà mẹ với tình trạng suy dinh dưỡng
trẻ em cũng chưa được đề cập tới.
Nghiên cứu này được phát triển từ một phần kết quả của điều tra giám sát dinh
dưỡng toàn quốc năm 2009. Cụ thể là tiến hành điều tra về tình trạng VSMT,
nguồn nước hộ gia đình và hành vi vệ sinh chăm sóc trẻ của 3356 trẻ dưới 5 tuổi
đã được cân đo tại 72 xã thuộc 6 tỉnh Nam Đònh, Điện Biên, Hà Tónh, Kon Tum,
Ninh Thuận và An Giang.
Với việc điều tra và phân tích tình trạng nguồn nước, nhà tiêu gia đình và một số
hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong chăm sóc trẻ của người mẹ/người chăm
sóc trẻ của những trẻ đã được cân đo trong cuộc giám sát dinh dưỡng, các tác
giả đã sử dụng mô hình hồi quy logistic đơn biến và đa biến để xác đònh mối liên
quan giữa các yếu tố VSMT, nguồn nước hộ gia đình và hành vi vệ sinh trong
chăm sóc trẻ của bà mẹ/người chăm sóc trẻ chính với tình trạng suy dinh dưỡng
trẻ em dưới 5 tuổi. Khi phân tích đơn biến, các tác giả đã sử dụng test ÷2 để
phân tích mối liên quan, tính tỷ số chênh OR để xác đònh độ mạnh của sự kết
hợp khi đã hiệu chỉnh sai số chuẩn theo quyền số, chùm và tầng. Dựa trên kết
quả phân tích đơn biến, các biến có mối liên quan với tình trạng SDD trẻ em được
đưa vào mô hình hồi quy đa tầng và đa biến để kiểm soát các yếu tố nhiễu.
Phương pháp mô hình phân tích đa tầng (multilevel or hierarchically) được áp
dụng trong nghiên cứu này nhằm khai thác tối đa các yếu tố có ảnh hưởng đến
tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trong mô hình này bao gồm 3 tầng phân tích: 1)
tầng cá thể của đối tượng nghiên cứu; 2) tầng hộ gia đình; và 3) tầng cộng đồng
(xã phường). Tuy nhiên, đây là điều tra cắt ngang nên chỉ cho phép xác đònh mối
liên quan chứ không xác đònh được nguyên nhân.
3
Kết quả điều tra cho thấy:
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở đòa bàn điều tra còn ở mức cao và chênh lệch nhiều giữa
các thể suy dinh dưỡng cũng như giữa các đòa phương: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể
thấp còi theo tuổi chung của trẻ em dưới 5 tuổi ở 6 tỉnh được điều tra là 35,4% và
tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 21,3%. Cả 2 tỷ lệ này đều cao nhất ở Kon
Tum (46,4% và 27,8%) và thấp nhất ở Nam Đònh (23,9% và 14,9%). Tỷ lệ trẻ
SDD thể thấp còi và thể nhẹ cân có xu hướng tăng lên khá rõ theo độ tuổi, kể từ
khi trẻ được 1 tuổi trở lên. Tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi và thể nhẹ cân ở dân tộc
Kinh thấp hơn so với các dân tộc khác; ở các gia đình nghèo cao hơn ở các gia
đình không nghèo; ở khu vực miền núi cao hơn khu vực đồng bằng. Tỷ lệ trẻ
SDD thể thấp còi và thể nhẹ cân có xu hướng giảm dần theo trình độ học vấn
của mẹ/người chăm sóc trẻ, và tăng dần theo số con của mẹ.
Tỷ lệ SDD ở 6 tỉnh trong điều tra so với kết quả toàn quốc năm 2009
- Điều kiện nguồn nước, nhà tiêu hộ gia đình ở các đòa bàn điều tra không đồng
đều và còn nhiều khó khăn:
15,1% số gia đình hiện vẫn đang sử dụng nước sông suối/ao hồ làm nguồn nước
chính cho ăn uống và sinh hoạt; 30,4% hộ gia đình có nguồn nước chính không
HVS; 4,6% và 15,3% nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm cao và rất cao. Tỉnh với tỷ
lệ nguồn nước hộ gia đình có nguy cơ ô nhiễm cao và rất cao: cao nhất là An
Giang (54,1%) và thấp nhất là Hà Tónh (3,6%);
4
31.9
18.9
35.4
21.3
0
5
10
15
20
25
30
35
40
SDD thể thấp còi SDD thể nhẹ cân
6 tỉnh
Tồn quốc
Tỷ lệ gia đình có nguồn nước chính được đánh giá cảm quan là hợp vệ sinh
59% hộ gia đình có xà phòng bánh/gel tại chỗ rửa tay, trong đó thấp nhất là ở
Điện Biên (29,1%); 30,9% số hộ gia đình có nhà tiêu HVS. Điện Biên và Kon
Tum có tỷ lệ nhà tiêu HVS thấp nhất là 4,3% và 10,2%.
Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản tính
trên tổng số hộ điều tra
- Nhiều bà mẹ/người chăm sóc trẻ chính thiếu hiểu biết và không thực hiện các
hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong chăm sóc trẻ: 23,8% bà mẹ/người chăm
sóc trẻ chính thỉnh thoảng mới rửa tay; 36,2% thường xuyên rửa tay bằng xà
phòng sau đại tiện, 22,8% rửa tay xà phòng trước khi ăn, 19% rửa tay xà phòng
trước và sau khi chế biến thức ăn, và 14,9% rửa tay xà phòng sau khi đổ bô, rửa
cho trẻ; 41,2% bà mẹ/người chăm sóc trẻ chính đã không xử lý đúng phân của
trẻ, như: để cho chó, lợn ăn (21,1%), đổ ra vườn (16,3%), đổ ra đồng/sông
(13,6%)…; Tỷ lệ biết những công việc cần làm để đảm bảo vệ sinh khi chế biến
5
69.6
51.3
61
63.2
74.7
88.1
77.8
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Nam Định Ninh Thuận Hà Tĩnh Điện Biên Kon Tum An Giang Tính chung
Loại nhà tiêu
Nam
Đònh
(n=489)
Điện
Biên
(n=494)
Hà Tónh
(n=506)
Kon
Tum
(n=403)
Ninh
Thuận
(n=482)
An
Giang
(n=495)
Chung
(n=286
9
Tự hoại 56,0 1,8 15,0 8,9 35,9 14,7 22,3
Hai ngăn 0,8 2,2 9,9 0,2 0,2 0,0 2,3
Chìm có ống thông hơi 0,0 0,0 0,0 0,2 0,4 0,0 0,1
Thấm dội nước 1,6 0,2 0,6 0,5 9,3 21,8 5,8
Biogas 1,2 0,0 0,4 0,2 0,0 0,0 0,3
Tính chung 59,7 4,3 25,9 10,2 45,9 36,6 30,9
thức ăn, khi sử dụng và bảo quản thức ăn đều thấp: tỷ lệ biết cần rửa tay trước
khi chế biến và trước khi ăn là 36,4%, biết cần ngâm kỹ thực phẩm, rửa sạch rau
quả khi ăn sống là 38,9%, biết thức ăn sống, chín phải để riêng là 13,8%.
Tỷ lệ thường xuyên rửa tay xà phòng tính trên tổng số đối tượng được
phỏng vấn
- Kết quả phân tích đơn biến cho thấy có mối liên quan giữa một số yếu tố sau với
tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi: 1) Ở cấp độ cộng đồng: Khu vực
sống (nông thôn miền núi - nông thôn đồng bằng); điều kiện kinh tế (xã nghèo -
không nghèo); chỉ số phúc lợi xã hội; số hộ có nhà tiêu HVS trong xã; 2) Ở cấp
độ gia đình: điều kiện nhà ở, nguồn nước, nhà tiêu, nhà tắm, nơi rửa tay và xà
phòng rửa tay; 3) Đối với người chăm sóc trẻ chính: yếu tố dân tộc, trình độ học
vấn, số con và các hành vi vệ sinh cá nhân/ vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
- Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy có mối liên quan thực sự giữa
tình trạng SDD của trẻ với các yếu tố là: 1) Cấp gia đình: Nhà ở chật chội thiếu
thông thoáng, sử dụng nguồn nước ăn uống không HVS, không có nhà tiêu hoặc
nhà tiêu không HVS; 2) Cấp cá nhân người chăm sóc trẻ: không rửa tay xà phòng
trước và sau khi chế biến thức ăn, không vệ sinh vú ngay trước khi cho trẻ bú.
- Dựa trên mô hình hồi quy, theo tính toán PAR, độ tin cậy 95%, ước tính có thể
giảm được tỷ lệ SDD ở trẻ với những điều kiện sau: Giảm từ 0% đến 23% số trẻ
suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 0 đến 33% số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở
trẻ dưới 5 tuổi với điều kiện tất cả các hộ gia đình đều sử dụng nguồn nước hợp
vệ sinh; Giảm từ 1% đến 10% số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 4 đến 16%
số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi với điều kiện tất cả các hộ
6
57.7
36.2
14.6
22.5
8.3
36.9
28.3
24.7
22.8
11.2
14.6
4.7
32.6
25.1
25.2
19
6.2
21.7
10.7
7.1
6.7
35.2
14.9
29.1
24.3
48
19.6
36.5
0
10
20
30
40
50
60
70
Kon Tum Hà Tĩnh Điện Biên Ninh Thuận An Giang Nam Định Tổng
Sau đại tiện Trước khi ăn Trước và sau chế biến thức ăn Sau đổ bơ, rửa cho trẻ
gia đình đều sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; Giảm từ 1% đến 10% số trẻ suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân nếu tất cả các bà mẹ và người trông trẻ đều rửa tay xà phòng
trước và sau khi chuẩn bò thức ăn cho trẻ.
Qua kết quả điều tra và phân tích, các tác giả đã đưa ra các khuyến nghò:
Về chính sách:
- CTMTQG NS&VSMT giai đoạn III cần tập trung vào lónh vực vệ sinh môi trøng,
vệ sinh cá nhân. Tỷ trọng đầu tư theo thứ tự ưu tiên: vùng sâu vùng xa, vùng có
tỷ lệ bao phủ về nhà tiêu và chuồng trại hợp vệ sinh thấp.
- Cần xây dựng kế hoạch hành động toàn diện và lộ trình rõ ràng cho việc thực
hiện hợp phần vệ sinh trong CTMTQG NS&VSMT trong giai đoạn mới.
- Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho việc hình thành thò trường thiết bò và
vật liệu phục vụ cho việc xây dựng nhà tiêu HVS, phù hợp với vùng miền và mức
sống của người dân.
- Có chính sách hỗ trợ các gia đình nghèo có con SDD, tập trung vào vùng đồng
bào dân tộc.
- Lồng ghép, phối hợp các hoạt động cải thiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá
nhân vào các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và các chương
trình khác đang triển khai tại cùng một đòa bàn.
Về can thiệp:
- Tiếp tục phát huy và thực hiện những mô hình khuyến khích vệ sinh đang phát
huy hiệu quả như cộng đồng tham gia vào việc giải quyết triệt để việc phóng uế
bừa bãi, vệ sinh môi trường mở rộng…, nhằm tăng nhanh tỷ lệ xây dựng và sử
dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Nghiên cứu và xây dựng thêm mô hình tiếp thò vệ sinh, phù hợp với vùng miền
và mức sống của người dân.
- Tư vấn để người dân biết lựa chọn loại nhà tiêu phù hợp với điều kiện đòa lý
của đòa phương và điều kiện kinh tế của gia đình, đặc biệt hướng dẫn để họ xây
dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh.
- Cải thiện chất lượng truyền thông giáo dục về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường và chất lượng nước nhằm làm cho người dân có nhu cầu sử dụng nhà
tiêu, sử dụng nước sạch và cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân.
- Hướng dẫn cho các bà mẹ/người chăm sóc trẻ biết và thường xuyên thực hiện
các hành vi vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh cho trẻ.
7