Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG TRẦM cảm ở BỆNH NHÂN rối LOẠN tâm THẦN DO sử DỤNG đa CHẤT điều TRỊ nội TRÚ tại VIỆN sức KHỎE tâm THẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.73 KB, 60 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN NGC BCH

Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân
rối loạn tâm thần do sử dụng đa chất điều trị
nội trú tại Viện Sức khỏe tâm thần

KHểA LUN TT NGHIP BC S A KHOA
KHểA 2010 - 2016

NGI HNG DN KHOA HC:
Ths.Bs Lấ TH THU H

H NI - 2016
LI CM N


Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy, Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo Đại học và Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội đã
tạo thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch
Mai, Viện Sức khỏe Tâm thần và toàn thể nhân viên Phòng Điều trị nghiện
chất đã tạo điều kiện cho em được thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận này.
Để được thực hiện và hoàn thành khóa luận này, em cũng xin trân trọng
cảm ơn TS. Nguyễn Văn Tuấn – Trưởng bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y


Hà Nội và các thầy cô trong bộ môn đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ em.
Cuối cùng, em xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đến Ths.Bs
Lê Thị Thu Hà – Trưởng phòng Điều trị nghiện chất, giảng viên Trường Đại
học Y Hà Nội là người dìu dắt em từ những bước đầu trong quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu, người luôn nhiệt tình giúp đỡ và cho em rất nhiều lời
khuyên bổ ích trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Bích


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu
nào khác đã được công bố ở Việt Nam. Các số liệu và thông tin trong nghiên
cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được sự chấp thuận
của cơ sở nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu. Các kết quả nghiên cứu trong
luận văn này chưa từng được đăng tải trên bất kì tài liệu khoa học nào.
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Bích


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ



7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng đa chất đang ngày càng phổ biến và dần trở thành vấn nạn lớn
của nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với sự gia tăng số lượng các dạng sử
dụng của ma túy, rượu hay các chất kích thích, rất nhiều người, trong đó đa
phần là giới trẻ chọn sử dụng nhiều chất thay vì đơn độc một chất không chỉ
để thử nghiệm mà còn để tăng cảm giác sảng khoái, giảm sự thèm muốn các
loại chất khác. Các nhóm chất thường được sử dụng bao gồm: rượu, chất dạng
amphetamin, ketamin, chất dạng thuốc phiện, cần sa…
Theo Trung tâm giám sát Châu Âu về chất và nghiện chất (EMCDDA,
2009) có hơn 20% học sinh 15 - 16 tuổi ở 22 nước châu Âu có sử dụng rượu
và thuốc lá trong tháng vừa qua, 6% thừa nhận sử dụng cần sa với rượu hoặc
thuốc lá hay cả hai, và hơn 1% có sử dụng ecstasy, cocaine, amphetamin hoặc
heroin đi kèm [1]. Trong một nghiên cứu khác khi khảo sát trên 10273 học
sinh từ 12 - 17 tuổi tại Australia, Adrian B.K và cộng sự (2015) báo cáo:
8,2% số trẻ được thống kê sử dụng đa chất [2].
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2013) tại
Viện Sức khỏe Tâm thần, bệnh nhân rối loạn tâm thần liên quan sử dụng chất
dạng amphetamin vào viện có tiền sử sử dụng chất khác với tỉ lệ rất cao: với
heroin 39,4%, cần sa 30,3%, rượu 60,6% [3].
Các chất dạng amphetamin, heroin, rượu, cần sa… có thể gây ra nhiều rối
loạn cả về tâm thần và thể chất, trong đó có trầm cảm. Trạng thái trầm cảm có
thể xuất hiện với các triệu chứng: giảm khí sắc, mệt mỏi, giảm năng lượng,
buồn chán, rối loạn cảm giác ngon miệng. Đặc biệt bệnh nhân trầm cảm có
thể xuất hiện ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng đa chất
có vai trò quan trọng để phát hiện các điểm đặc trưng và phổ biến của bệnh,



8

phục vụ công tác chẩn đoán điều trị sớm, hạn chế các hậu quả nguy hiểm do
trầm cảm gây ra ở các bệnh nhân này.
Ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng đa
chất còn rất hạn chế. Vì vậy, em chọn đề tài: “Đặc điểm lâm sàng trầm cảm
ở bệnh nhân rối loạn tâm thần do sử dụng đa chất điều trị nội trú tại
Viện Sức khỏe tâm thần” với mục tiêu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn tâm thần do sử
dụng đa chất.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG ĐA CHẤT
1.1.1. Khái niệm
Theo ICD – 10: Chẩn đoán đa chất khi bệnh nhân sử dụng từ 2 chất trở
lên và không chất nào nổi trội hơn chất nào [4].
Theo DSM IV: Sử dụng đa chất được chẩn đoán bởi sử dụng 3 chất hoặc
nhiều hơn (trừ nicotine và caffeine), trong đó không có chất nào nổi trội hơn
chất nào [5].
Theo Trung tâm giám sát châu Âu về các chất ma túy và nghiện ma túy
(EMCDDA – 1999): sử dụng đa chất là sử dụng đồng thời hoặc tuần tự 2 hay
nhiều chất, nhóm chất trở lên [6].
1.1.2. Lý do sử dụng đa chất
Sử dụng đa chất được lựa chọn thay vì đơn chất có thể giải thích do

một số nguyên nhân [7]:
• Tăng cường tác dụng của một chất.
• Chống lại tác dụng tiêu cực của một chất.
• Sử dụng thay thế cho chất thường dùng khi không sẵn có (ví dụ: sử
dụng rượu hay benzodiazepine thay thế khi không có sẵn heroin hoặc
chất dạng amphetamin (ATS) để giảm cảm giác thèm nhớ).
• Giảm sự phụ thuộc một chất bằng cách sử dụng thay thế bằng chất
khác được cho là ít gây nguy hại hoặc ít gây nghiện hơn.
1.1.3. Một số chất thường gặp
1.1.3.1. Rượu
a) Khái niệm
Rượu là một hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của metylic, dễ
cháy, không màu và thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn, công
thức hóa học của nó là C2H6O hay C2H5OH.
b) Tác dụng sinh học của rượu [8]


10

- Trên hệ thần kinh trung ương: ức chế thần kinh trung ương. Tác dụng
phụ thuộc vào nồng độ rượu trong máu: với nồng độ thấp rượu có tác dụng an
thần, làm giảm lo âu, ở nồng độ cao hơn rượu gây mất khả năng điều hòa,
không tự chủ được hành động, nặng hơn rượu có thể gây hôn mê, ức chế hô
hấp, nguy hiểm đến tính mạng khi nồng độ trong máu quá cao. Ngoài ra, rượu
cũng có thể gây tổn thương não, dẫn đến suy giảm trí nhớ, lú lẫn hay ảo giác.
- Trên tiêu hóa: rượu nhẹ (dưới 10 o) làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu
động ruột, tăng khả năng hấp thu thức ăn ở ruột. Ngược lại, rượu 20 o gây ức
chế bài tiết dịch vị. Rượu 40o gây ảnh hưởng đến lớp chất nhày ở dạ dày dẫn
tới viêm dạ dày, nôn, co thắt hạ vị, giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng,
vitamin và thuốc, gây tổn thương tế bào gan, viêm gan, xơ gan, thậm chí ung

thư gan.
- Trên cơ trơn: do ức chế trung tâm vận mạch nên rượu gây giãn mạch.
Người sử dụng rượu do đó dễ bị hạ thân nhiệt, tử vong do lạnh nếu không
được giữ ấm. Ngoài ra, rượu cũng có thể gây giãn cơ trơn tử cung.
1.1.3.2. Amphetamin và các chất dạng amphetamin
a) Khái niệm
Amphetamin là một hợp chất tổng hợp có tác dụng kích thích thần kinh
trung ương mạnh, thường được sử dụng trong điều trị giảm tập trung chú ý,
chứng ngủ rũ, béo phì [9], có công thức hóa học C9H13N.
Các chế phẩm phổ biến của amphetamin hiện nay là:
+ Methamphetamin
+ Dextroamphetamin
+ Methylphenidate
Chất dạng amphetamin (ATS) là các chất được tổng hợp có cấu trúc
hóa học gần giống amphetamin. Đây là nhóm chất có tác dụng gây ảo giác,
hoang tưởng cao gấp nhiều lần so với amphetamin. Trong đó chất phổ biến


11

nhất hiện nay là 3,4 - methylendioxymethamphetamin (MDMA hay còn gọi là
Ecstasy).
b) Tác dụng sinh học
+ Ở liều điều trị: có tác dụng tăng thân nhiệt, tăng năng lượng, tăng độ
tập trung chú ý và hiệu suất làm việc, tăng ham muốn tình dục, đồng thời
cũng gây khô miệng, giảm cảm giác thèm ăn [10].
+ Khi sử dụng quá liều hay kéo dài có thể gây các tác dụng phụ như [10]:
Về cơ thể: gây tác dụng phụ trên cả hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thần
kinh và tiết niệu sinh dục. Các tác dụng đó bao gồm: tăng nhịp tim đánh trống
ngực, tăng huyết áp, rối loạn nhịp thở, run chân tay, khô miệng, nghiến răng,

đau bụng, chán ăn, buồn nôn. Tác dụng phụ nguy hiểm khác: nhồi máu cơ
tim, hôn mê, co giật cũng có thể gặp.
Về tâm thần: gây ra trạng thái bồn chồn, bất an, lo lắng, mất ngủ, tăng
kích thích hằn học hay các triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa, trầm cảm, rối
loạn giấc ngủ và các ảo giác, hoang tưởng.
1.1.3.3. Ketamin
a) Khái niệm
Ketamin thực chất là một loại thuốc, trước đây được sử dụng với mục
đích gây mê, giảm đau yên dịu hoặc chống trầm cảm [11], có công thức hóa
học là C13H16ClNO.
b) Tác dụng sinh học
- Ở liều điều trị, có tác dụng gây mê do cắt đứt chọn lọc những con
đường hội tụ ở não, thuốc gây dịu thần kinh và làm mất trí nhớ, có thể hiểu là
người bệnh vẫn có vẻ tỉnh nhưng cách biệt với môi trường, bất động và không
cảm thấy đau. Thuốc còn có tác dụng kích thích hô hấp, tuần hoàn trong các
trường hợp sốc, giãn phế quản ở các bệnh nhân hen hay giảm đau và chống
trầm cảm.


12

- Các tác dụng phụ hay gặp khác của ketamin bao gồm [12]:
+ Mắt: nhìn đôi, tăng nhãn áp, rung giật nhãn cầu.
+ Tim mạch: rối loạn nhịp tim, nhịp nhanh hoặc nhịp chậm, có thể gặp
cả huyết áp cao hay huyết áp thấp.
+ Hệ thống thần kinh trung ương: ketamin được tránh ở những người có
hoặc có nguy cơ tăng áp lực nội sọ, do lo ngại về tác dụng gây tăng áp lực nội
sọ của nó.
+ Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, tăng tiết nước bọt, nôn mửa.
+ Thần kinh cơ và xương: Tăng trương lực cơ.

+ Hô hấp: tắc nghẽn đường thở có thể gây ngừng thở do tăng tiết phế
quản, suy hô hấp, co thắt thanh quản.
1.1.3.4. Heroin
a) Khái niệm
Heroin là một dược chất thuộc dạng opioid nhân tạo, được bào chế bằng
cách thêm hai nhóm acetyl vào phân tử morphin, có công thức hóa học là
C21H23NO5.
b) Tác dụng sinh học
Heroin có tác dụng trên nhiều hệ cơ quan trong cơ thể [13]:
+ Trên tim mạch: tăng nhịp tim, co mạch, tăng huyết áp, co thắt mạch
vành gây cơn đau thắt ngực.
+ Trên hô hấp: giảm biên độ, tần số hô hấp.
+ Trên tiêu hóa: giảm cảm giác thèm ăn, gây nôn, buồn nôn, táo bón.
+ Trên thần kinh: giảm khả năng tập trung, có thể gây hôn mê, thậm chí
tử vong.
1.1.3.5. Cần sa
a) Khái niệm


13

Cannabis được dịch sang tiếng Việt là “Cần sa”, tên lóng: cỏ, tài mà…là
một loại ma túy chiết xuất từ cây gai dầu, chứa delta-9-tetrahydrocannabinol
(THC).
Cần sa có 3 dạng chính là [14]:
+ Marijuana: là lá và hoa khô của cây, là phần chứa ít THC nhất và tác
dụng kém nhất
+ Hashish (hash): là nhựa của cây được phơi khô và ép thành bánh, tác
dụng mạnh hơn marijuana.
+ Dầu Hash: là dầu chế biến từ cây, tác dụng mạnh nhất.

b) Tác dụng sinh học
+ Tác dụng tức thời ngay sau khi sử dụng: cảm giác phấn khích, nói
nhiều, mất sự kiềm chế, mất khả năng điều hợp, tăng cảm giác thèm ăn hoặc
buồn ngủ, đỏ mắt, mờ mắt, tăng nhịp tim, hạ huyết áp, thậm chí lo lắng,
hoang tưởng [14].
+ Tác dụng khi sử dụng lâu dài: giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ và
khả năng học tập làm việc. Về các bệnh lý cơ thể, cần sa có thể gây viêm phế
quản mạn tính, hen, làm tăng nguy cơ các bệnh hô hấp liên quan đến khói
thuốc (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi…), tác dụng lên quá trình
tiết hoocmon gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ và thay đổi số lượng tinh trùng ở
nam giới [14].
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng liên quan đến sử dụng đa chất
So với sử dụng đơn chất, sử dụng đa chất có một số đặc điểm lâm
sàng khác biệt do tác dụng kết hợp hoặc đối kháng của các nhóm chất với
nhau [15]:
- Sử dụng nhiều chất đồng thời tác động lên quá trình chuyển hóa của nhiều
loại chất khác nhau trong tế bào thần kinh (N – acetylaspartate, cholin,
creatine, myo - inositol…) gây ra tổn thương lâu dài cho các tế bào này. Hậu


14

quả cuối cùng là suy giảm trí nhớ, kém linh hoạt trong nhận thức, giảm khả
năng tự điều chỉnh và ra các quyết định. Bên cạnh đó, sức khỏe tâm thần của
nhóm sử dụng đa chất cũng được chứng minh là yếu hơn so với nhóm không
sử dụng chất, biểu hiện bằng các trạng thái rối loạn cảm xúc, hưng cảm, trầm
cảm, lo âu… và mức độ nặng của các trạng thái này [16].
- Rượu với heroin: cả rượu và heroin đều có tác dụng ức chế thần kinh trung
ương, do đó, khi sử dụng kết hợp làm tăng nguy cơ suy hô hấp hay thiếu máu,
thiếu oxy não dẫn tới tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

- Rượu với ATS: ATS làm lu mờ tác dụng an thần của rượu, khiến cho người
sử dụng dùng rượu với số lượng lớn hơn, gây ra ngộ độc rượu, tăng nguy cơ
tổn thương nội tạng, mất khả năng điều khiển cảm xúc. Mặt khác, rượu có tác
dụng tăng cường và kéo dài thời gian hưng phấn gây ra bởi ATS đồng thời
làm giảm một số tác dụng sinh lý của ATS như giữ nước, tăng thân nhiệt…
[17].
- Cần sa với ATS: ATS là chất kích thích mạnh, có tác dụng ức chế tái hấp thu
serotonin, kích thích các quá trình chuyển hóa và oxy hóa, trong khi cần sa
được coi là một chất chống oxy hóa. Bởi vậy, cần sa có thể làm lu mờ tác
dụng kích thích của ATS khiến người sử dụng mất kiểm soát việc sử dụng
chất. Bên cạnh đó, trong khi sử dụng kéo dài ATS gây ảnh hưởng đến trí nhớ
dài hạn thì cần sa lại tác động đến trí nhớ ngắn hạn của người sử dụng. Do đó
việc sử dụng kết hợp hai chất này kéo dài sẽ làm giảm cả trí nhớ ngắn và dài
hạn, đồng thời gây suy giảm khả năng nhận thức của người dùng [18].
- Heroin và ATS: sử dụng kết hợp làm hạ thấp ngưỡng kích thích so với dùng
đơn chất [15]. Đồng thời, cả hai chất đều tác dụng co mạch (bao gồm cả mạch
vành), tăng nhịp tim và có thể gây co giật. Do đó, sử dụng đồng thời heroin và
ATS chỉ cần một lượng nhỏ mỗi chất cũng có thể làm tăng nguy cơ tử vong
do co giật, nhồi máu cơ tim.
- Ketamin và ecstacy: ketamin ức chế không cạnh tranh thụ thể của N-methylD-aspartate trong tế bào não do đó có tác dụng giảm đau, giảm tiết hệ


15

dopaminergic gây ra các triệu chứng giống như tâm thần phân liệt, suy giảm
trí nhớ và khả năng tập trung. Trong khi ecstacy có tác dụng trên hệ serotonin
gây hưng phấn, đồng thời cũng làm giảm chức năng nhận thức và khả năng
điều hợp của não bộ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng kết hợp ketamin và
ecstacy làm giảm chức năng não thùy trán biểu hiện bằng suy giảm hiệu suất
trong công việc [19].

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM
1.2.1. Mô tả giai đoạn trầm cảm
- Giai đoạn trầm cảm thường hình thành từ từ trong nhiều tuần với biểu hiện
của hội chứng suy nhược và khí sắc ngày sàng suy giảm sau đó xuất hiện đủ
bộ 3 triệu chứng trầm cảm [20]:
• Cảm xúc bị ức chế: là triệu chứng chủ yếu nhất biểu hiện bằng cảm xúc buồn
rầu biểu hiện ở các mức độ khác nhau chán nản, thất vọng, có trạng thái buồn
chán nặng nề, sâu sắc, buồn không lối thoát và dễ dẫn đến tự sát. Buồn có thể
kèm theo trạng thái bứt rứt toàn thân, cảm giác khó chịu, đau thắt ở ngực và
cơ thể uể oải, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm sinh thể. Nỗi buồn không
liên quan đến các yếu tố căn nguyên tâm lý. Buồn chán nặng nề có thể kèm
theo triệu chứng mất cảm giác tâm thần một cách đau khổ. Bệnh nhân cảm
thấy đau đớn nặng trĩu, không lối thoát, tất cả quá khứ đau buồn, thất bại,
tương lai nhuộm màu ảm đạm, thê lương, cảm thấy mình hèn kém, đốn mạt,
mắc tội lớn, sai lầm chồng chất đối với xã hội và gia đình, gắn liền với ý
tưởng tự ti và tự buộc tội, bệnh nhân từ chối mọi sự săn sóc, cho rằng mình
không xứng đáng được nằm viện, được điều trị để nhận sự quan tâm của
người khác. Buồn chán thường kèm theo giải thể nhân cách và tri giác sai
thực tại. Tất cả dường như lờ mờ, ảm đạm, đen tối, cơ thể tan rữa, dòng máu
bị tắc nghẽn, tim đập chậm lại hoặc liên hồi. Nỗi buồn của bệnh nhân thường
được phản ánh rõ rệt trên nét mặt, cử chỉ, dáng điệu, mắt rớm lệ hoặc nằm co
quắp ở chỗ tối.


16

• Tư duy bị ức chế: quá trình liên tưởng chậm chạp, hồi ức khó khăn, tư duy bị
chìm đắm trong những chủ đề trầm cảm. Bệnh nhân thường nói chậm chạp,
trả lời câu hỏi khó khăn, nói nhỏ, thì thào từng tiếng một, đôi khi không nói
hoàn toàn có khi rên rỉ, khóc lóc. Đôi khi xuất hiện hoang tưởng nghi bệnh.

Bệnh nhân rất dễ tự sát, ý tưởng tự sát dai dẳng và hành vi tự sát có thể xảy ra
bất kì lúc nào, nhiều khi bệnh nhân giả vờ khỏi bệnh để về nhà tự sát, lừa thầy
thuốc và người thân để thực hiện hành vi tự sát.
• Hoạt động bị ức chế: bệnh nhân ngồi im hoặc nằm im lìm hàng giờ, khom
lưng, cúi đầu, nằm ép ở giường hàng ngày, hàng tháng, hoạt động bị ức chế
hoặc những hành vi đơn điệu, đi lờ đờ, quanh quẩn trong phòng. Trên cơ sở
hoạt động bị ức chế có thể xuất hiện cơn buồn sâu sắc, thất vọng nặng nề, gọi
là cơn xung động trầm cảm (la hét, thổn thức, lăn lộn), trong cơn này bệnh
nhân có thể tự sát rất nhanh, nhảy qua cửa sổ, tự đâm chém, cho tay vào cầu
giao điện, có trường hợp giết người thân, thường là cha mẹ, con cái rồi tự sát.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể có một số rối loạn tâm thần khác như hoang
tưởng, ảo giác với nội dung thường là bị tội, tự buộc tội, chú ý giảm sút do bị
ức chế. Các rối loạn tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, táo bón hay rối loạn tim
mạch giảm trương lực mạch, mạch chậm, mất kinh, rối loạn kinh nguyệt cũng
có thể gặp.


17

- Theo mô tả của ICD- 10 [4]:
Giai đoạn trầm cảm được biểu hiện bởi các triệu chứng đặc trưng và
phổ biến sau:
• Các triệu chứng đặc trưng:
- Khí sắc giảm: là biểu hiện thường gặp và ít thay đổi ở trạng thái trầm cảm.
Khí sắc bệnh nhân biểu hiện sự đau khổ, chán nản, ảm đạm và bất hạnh…
Một số bệnh nhân vẫn giữ được nụ cười bên ngoài để che giấu khí sắc giảm,
bởi vì có một số bệnh nhân từ chối cảm giác buồn của mình. Ấn tượng nụ
cười giống như một cử chỉ xã hội thông thường hơn là một sự diễn đạt cảm
xúc.
- Mất mọi quan tâm thích thú: là triệu chứng hầu như luôn luôn xuất hiện. Các

bệnh nhân thường phàn nàn về cảm giác ít thích thú, ít vui vẻ trong các hoạt
động sở thích cũ hoặc trầm trọng hơn là mất sự nhiệt tình, không còn cảm
giác hài lòng với mọi thứ. Thường xa lánh, tách rời xã hội, ngại giao tiếp với
mọi người, không thích xem phim, nghe nhạc…
- Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động: biểu hiện phổ
biến bằng mệt mỏi, yếu ớt, thiếu sinh lực, bất lực. Các công việc hàng ngày
trở nên khó khăn và phải cố gắng. Không hoàn thành được nhiệm vụ, thậm
chí phải rời bỏ hoàn toàn công việc. Giảm năng lượng dẫn đến giảm hoạt
động. Một số bệnh nhân biểu hiện giảm năng lượng bằng các rối loạn cơ thể,


-

giảm, mất dục năng.
Các triệu chứng phổ biến hay gặp:
Giảm sút sự tập trung chú ý.
Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.
Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
Nhìn vào tương ai ảm đạm.
Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát.
Rối loạn giấc ngủ.
Ăn ít ngon miệng.
Triệu chứng cơ thể (sinh học):
Mất quan tâm ham thích trong những hoạt động thường ngày gây thích thú.


18

- Không có phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh mà
thường ngày vẫn tạo phản ứng thích thú.

- Thức dậy sớm ít nhất 2 giờ so với bình thường.
- Trầm cảm nặng nề đi đôi với hoang tưởng, ảo giác mang tính chất buộc tội,


sám hối, miệt thị, chê bai.
Chậm chạp tâm lý vận động hoặc kích động nặng có thể sững sờ.
Không hoặc từ chối ăn uống.
Sút cân (thường giảm ≥ 5% trọng lượng cơ thể so với tháng trước).
Mất dục năng rõ rệt, rối loạn kinh nguyệt ở nữ.
Thời gian tối thiểu để chẩn đoán giai đoạn trầm cảm là 2 tuần [4].
1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN SỬ DỤNG
ĐA CHẤT
1.3.1. Mối quan hệ giữa trầm cảm và sử dụng đa chất
- Trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng đa chất có thể xuất hiện khi bệnh nhân
đang sử dụng chất hoặc khi bệnh nhân giảm hay ngừng sử dụng chất.
- Trầm cảm xuất hiện có thể do một chất cụ thể hoặc do sự kết hợp các
chất với nhau.
- Nghiên cứu về mối quan hệ giữa triệu chứng trầm cảm ở tuổi vị thành
niên và lạm dụng chất, Blore L.G chỉ ra rằng [21]:
• Các triệu chứng trầm cảm có thể xuất hiện trước do các thay đổi
tâm sinh lý hay những biến động cuộc sống tuổi vị thành niên và
làm tăng nguy cơ sử dụng chất ở nhóm tuổi này. Sử dụng chất
trong trường hợp này được chứng minh là để giải tỏa căng thẳng,
giảm nhẹ các triệu chứng của trầm cảm.
• Lạm dụng các chất (rượu, chất kích thích, gây nghiện, gây ảo
giác) đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc mới trầm cảm hoặc
tăng nặng các triệu chứng trầm cảm sẵn có khi giảm hay ngừng
sử dụng chất.
- Theo một báo cáo khác của Gordon A. [22]:
• Trầm cảm kết hợp với sử dụng chất làm tăng mức độ nghiêm

trọng và khả năng tái phát trầm cảm sau điều trị.


19

• Trầm cảm dễ gặp hơn ở nhóm bệnh nhân sử dụng một hay nhiều
chất (cần sa, rượu, chất dạng amphetamine hay heroin) so với
nhóm không sử dụng chất, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi.
• Mối liên quan của chất và trầm cảm:
 Sử dụng cần sa có thể được coi là một yếu tố tiên lượng
trầm cảm. Sử dụng cần sa với lượng lớn hoặc kéo dài được
chứng minh làm trầm cảm nặng hơn.
 Sử dụng rượu cũng đã được chứng minh làm nặng hơn các
triệu chứng trầm cảm so với nhóm không sử dụng, đồng
thời trầm cảm mới cũng có thể xuất hiện khi giảm hoặc
ngừng sử dụng rượu.
 Tỉ lệ trầm cảm giảm ở bệnh nhân điều trị nghiện heroin,
ngược lại thì tiếp tục sử dụng heroin làm giảm hiệu quả
điều trị trầm cảm. Heroin càng được sử dụng nhiều và kéo
dài càng làm tăng nặng các triệu chứng trầm cảm.
 Đối với các chất dạng amphetamin: bằng chứng từ các
nghiên cứu trên động vật cho thấy sự sản xuất serotonin
của tế bào thần kinh giảm sút đáng kể do sử dụng các chất
này. Đồng thời, mức độ sử dụng chất dạng amphetamin
được chứng minh là có liên quan mật thiết đến mức độ
nặng của trầm cảm. Ngoài ra, tác động của các chất này
lên giấc ngủ có thể làm trầm trọng thêm sự rối loạn chu kì
thức – ngủ liên quan đến trầm cảm.
- Tổng kết lại, giữa trầm cảm và sử dụng chất, đặc biệt là đa chất có mối
quan hệ mật thiết với nhau:

• Trầm cảm thường xuất hiện ở nhóm người sử dụng chất hơn là
nhóm không sử dụng.
• Trầm cảm có thể xuất hiện trước và là yếu tố nguy cơ dẫn đến sử
dụng chất hoặc là hậu quả sau khi sử dụng đa chất liều cao hay
kéo dài hoặc xuất hiện sau giảm hay ngừng sử dụng chất.


20

• Sử dụng đa chất vừa có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện trầm cảm
vừa gây tăng mức độ nặng của trầm cảm sẵn có trên bệnh nhân
do tác động của các chất lên các cơ quan, hệ thống trong cơ thể.
1.3.2. Một số nghiên cứu về trầm cảm và sử dụng đa chất
- Collins R.L và cộng sự nhận thấy sử dụng đa chất rất phổ biến ở thanh thiếu
niên, theo ước tính có tới 37% học sinh lớp 12 tại Mỹ báo cáo có sử dụng
đồng thời nhiều chất. Trong đó, hai chất thường gặp và hay được kết hợp với
nhau nhất trong các mô hình sử dụng chất là rượu và cần sa [23].
- Qua khảo sát 15000 đối tượng học sinh lớp 8, lớp 10 tại Mỹ Maslowsky J. và
cộng sự chỉ ra rằng [24]: tỉ lệ học sinh nữ lớp 8 sử dụng đa chất ở nhóm bị
trầm cảm cao gấp 4,3 lần nhóm không trầm cảm, tỉ lệ này ở nam là 2,4 lần.
Trong khi đó, ở nhóm trẻ lớp 10 tỉ lệ này lần lượt là 2,9 lần ở học sinh nữ và
2,0 lần ở học sinh nam.
- Theo báo cáo tóm tắt về mối quan hệ căng thẳng tâm lý và sử dụng đa chất ở
trẻ vị thanh niên của Adrian B.K và cộng sự: ở nhóm không sử dụng chất, tỉ lệ
trẻ lo âu và trầm cảm là 11,4%, trong khi ở nhóm sử dụng đa chất tỉ lệ này
tăng lên đến 27,2% [2].
- Ở một nghiên cứu khác, nhằm đánh giá hậu quả của việc kết hợp cần sa và
các chất khác, Jason P.C và cộng sự đã nghiên cứu trên 826 người sử dụng
cần sa. Trong đó, các đối tượng này được chia thành 3 nhóm: nhóm 1 sử dụng
nhiều loại chất (rượu, thuốc lá, ma túy, các chất kích thích khác) kết hợp với

cần sa, nhóm 2 sử dụng cần sa, rượu và thuốc lá, nhóm 3 chỉ sử dụng thuốc lá
và cần sa. Kết quả thu được: sử dụng chất như ở nhóm 1 làm tăng nguy cơ
nghiện chất, tăng điểm trong các thang điểm đánh giá lo âu và trầm cảm, giảm
khả năng giao tiếp hoạt động xã hội, đồng thời tăng nguy cơ xuất hiện triệu
chứng loạn thần so với hai nhóm còn lại [25].
- Nghiên cứu trên 48 đối tượng sử dụng ecstacy và 17 đối tượng sử dụng kết
hợp ecstacy với cần sa, Medina L.K nhận thấy trong nhóm đối tượng sử dụng
ecstacy có tới 25% được đánh giá trầm cảm mức độ vừa và 2% được đánh giá


21

trầm cảm mức độ nặng theo test BECK trong khi 5 trong số 17 (29%) đối tượng
dùng kết hợp ecstacy với cần sa có trầm cảm mức độ nặng [26].
- Ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào về tình hình sử dụng đa chất cũng
như đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở những bệnh nhân sử dụng đa chất.


22

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân có sử dụng từ hai chất trở lên trong số các chất: rượu, chất
dạng amphetamin, ketamin, cần sa, chất dạng thuốc phiện, LSD.
- Bệnh nhân và người nhà hợp tác nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân mắc các bệnh cơ thể mạn tính nặng (tăng huyết áp, đái
tháo đường…)

- Bệnh nhân có tiền sử trầm cảm không do sử dụng chất.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được tiến hành tại: Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện
Bạch Mai
- Thời gian: từ 17/12/2015 đến 12/05/2016
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Lấy cỡ mẫu thuận tiện, bao gồm các bệnh nhân đến khám và điều trị tại
Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai từ 17/12/2015 đến
12/05/2016.
2.3.3. Các bước tiến hành
- Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để thu thập
thông tin, khám lâm sàng đầy đủ.
- Tham khảo bệnh án.
- Tiến hành xét nghiệm:
• Xét nghiệm máu: tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan,
chức năng thận, đường máu.
• Xét nghiệm, thăm dò khác loại trừ bệnh cơ thể mạn tính, bệnh
thực tổn khác.


23

• Xét nghiệm định tính chất trong nước tiểu: opioid, marijuana,
amphetamin.
- Test đánh giá trầm cảm BECK: là bộ câu hỏi đánh giá cường độ, mức
độ, sự nhận thức về trầm cảm ở những bệnh nhân có rối loạn tâm thần.
Gồm 21 đề mục đánh giá các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân

trầm cảm.
• Đề mục 1 – 15: triệu chứng về sự ức chế toàn diện các mặt hoạt
động tâm thần: cảm xúc, tư duy, hoạt động…
• Đề mục 16 - 21: triệu chứng cơ thể: tình trạng ức chế, chậm
chạp, mệt mỏi, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ.
Mỗi đề mục tương ứng với một triệu chứng, được đánh giá từ 0 – 3
điểm, theo mức độ nặng dần của triệu chứng xuất hiện trong 2 tuần gần đây.
Kết quả đánh giá:
• ≤ 13 điểm: Không trầm cảm.
• 14 – 19 điểm: Trầm cảm nhẹ.
• 20 – 29 điểm: Trầm cảm vừa.
• ≥ 30 điểm: Trầm cảm nặng.
- Hoàn thành hồ sơ bệnh án nghiên cứu theo mẫu phù hợp.
2.3.4. Các biến số, chỉ số dùng trong nghiên cứu
- Biến số khảo sát chung về bệnh nhân:
• Đặc điểm về giới: nam, nữ.
• Đặc điểm về tuổi.
• Đặc điểm về nghề nghiệp: lao động tự do, thất nghiệp, kinh
doanh, cán bộ viên chức, nghề khác.
• Đặc điểm về nơi sinh sống: thành thị, nông thôn.
- Biến số khảo sát đặc điểm sử dụng chất của bệnh nhân:
• Tuổi bắt đầu sử dụng chất.
• Số loại chất được sử dụng.
• Mô hình sử dụng chất.
• Thời gian sử dụng chất.
• Lý do sử dụng chất: giải tỏa căng thẳng, bạn bè người thân rủ,
cảm giác sảng khoái, lý do khác.
- Biến số khảo sát về đặc điểm trầm cảm:



24

• Thời điểm xuất hiện triệu chứng.
• Các triệu chứng đặc trưng: khí sắc giảm, mất mọi quan tâm thích
thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.
• Các triệu chứng phổ biến: giảm sút sự tập trung chú ý, giảm sút
tính tự trọng và lòng tự tin, những ý tưởng bị tội và không xứng
đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan, ý tưởng và hành vi tự
hủy hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng.
• Các triệu chứng cơ thể: thức dậy sớm > 2h vào buổi sáng, bệnh
nặng hơn về buổi sáng, chậm chạp tâm lý, vận động.
• Đặc điểm hình thức tư duy và hoạt động có ý chí của nhóm
nghiên cứu.
• Chỉ số cận lâm sàng: test Beck.
2.3.5. Công cụ đánh giá
- Số liệu thu thập được phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được sự đồng ý của bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y
Hà Nội, Viện Sức khỏe Tâm thần.
- Bệnh nhân và người nhà đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu không can thiệp, không làm ảnh hưởng quá trình điều trị
của bệnh nhân.


25

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm về giới

Bảng 3.1: Giới tính của nhóm nghiên cứu
Số bệnh nhân
(n)
32
1
33

Giới
Nam
Nữ
Tổng

Tỉ lệ
(%)
97,0
3,0
100

Nhận xét:
- Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu nam giới chiếm đa số (97%).
3.1.2. Đặc điểm về tuổi
Bảng 3.2: Tuổi của nhóm nghiên cứu
Tuổi
≤ 20
21– 30
31 - 40
> 40
Tổng
Nhận xét:
3.1.3.


Số bệnh nhân
(n)
4
20
7
2
33

Tỷ lê
(%)
12,1
60,6
21,2
6,1
100

Tuổi trung
bình
28 ± 7,2

Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 28 ± 7,2 tuổi.
Nhóm 21 – 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 60,6%.
Nhóm 31 – 40 tuổi gặp với tỉ lệ 21,2%
Nhóm tuổi > 40 ít gặp chiếm 6,1%.
Tuổi thấp nhất là 18, cao nhất là 46 tuổi.
Đặc điểm về nghề nghiệp
Bảng 3.3: Nghề nghiệp của nhóm nghiên cứu
Nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên

Cán bộ, viên chức

Số bệnh nhân
(n)
3
1

Tỷ lệ
(%)
9,1
3,0


×