Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn lậu đượcphân lập tại bệnh viện da liễu trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.48 KB, 58 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐÊ
Bệnh lậu là một trong những bệnh LTQĐTD phổ biến ở nước ta và nhiều
nước trên thế giới. Căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn lậu có tên khoa học là
Neisseria gonorrhoeae và được Neisser mô tả lần đầu tiên vào năm 1879.
Theo thông báo của WHO năm 2011, hàng năm trên thế giới có khoảng
448 triệu người mới mắc các bệnh LTQĐTD ở độ tuổi 15-49, trong đó có
khoảng 87,7 triệu người bị bệnh lậu. Tính riêng khu vực Đông Nam Á, hàng
năm có tới 70,8 triệu người bị bệnh LTQĐTD trong đó số người mắc bệnh lậu là
22,7 triệu người [1]. Ơ Việt Nam, theo thống kê của ngành Da liễu năm 2012 có
305.234 người bị bệnh LTQĐTD trong đó có 6.625 người bị bệnh lậu.
Vi khuẩn lậu ngoài gây các bệnh lý tại hệ sinh dục tiết niệu như viêm
niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm âm đạo, viêm vòi trứng… thì còn có khả
năng gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh, viêm khớp…. Mặc dù bệnh không gây
tử vong, nhưng nếu không điều trị kịp thời, điều trị không đúng phác đồ hoặc
vi khuẩn đã kháng thuốc thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề mà quan
trọng nhất là dẫn đến vô sinh ở người lớn. Từ lâu việc điều trị bệnh lậu bằng
kháng sinh đã cho kết quả tốt. Tuy nhiên, do tình trạng sử dụng kháng sinh
không theo chỉ định đã làm gia tăng tính kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu.
Chương trình giám sát kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu ở khu vực
châu Á-Thái Bình Dương 2012 đã phân lập 9.744 chủng tại 19 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu với nhóm quinolon đang
ở mức độ cao: Ấn Độ 97,3%, Hồng Kông 96,7%, Việt Nam 96,5%, Phillippin
96,6%, Hàn Quốc 92,7%, Trung Quốc 89,4%, Nhật Bản 72,5% [2]. Ơ Việt
Nam, theo nghiên cứu của Phạm Thị Lan và cộng sự năm 2011, tỷ lệ kháng
của vi khuẩn lậu trên invitro với ciprofloxacin 98%, penicillin 48%,
tetracyclin 28% [3].


2



Mặc dù ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lậu và
tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu. Tuy nhiên do việc sử dụng
kháng sinh không theo kê đơn, sự lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng và
các cơ sở y tế đã làm gia tăng tính kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu, điều
này đã đặt ra thách thức cho việc điều trị triệt để. Vì vậy, cần thường xuyên
theo dõi, giám sát tính kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu để có thể điều trị
bệnh lậu đạt kết quả, giảm chi phí và thời gian điều trị, đồng thời cắt đứt
nguồn lây cho cộng đồng. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi tiến hành
đề tài: “Tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn lậu được
phân lập tại Bệnh viện Da liễu Trung ương” với mục tiêu:
1.

Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn lậu trên bệnh nhân có hội chứng tiết

2.

dịch niệu đạo, âm đạo đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Đánh giá mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn
lậu phân lập được.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh lậu
1.1.1. Lịch sử bệnh lậu
Bệnh lậu là một trong những bệnh được loài người biết đến sớm nhất
và đã được người Ai Cập cổ đại mô tả từ năm 1550 trước công nguyên. Vào

thế kỉ thứ IV và thứ V trước Công nguyên, Hippocrates đã viết rất nhiều về
bệnh lậu. Ông gọi bệnh lậu cấp là “chứng đái són đau”. Ơ châu Âu, những
hiểu biết về bệnh lậu và những bệnh LTQĐTD khác còn rất ít cho tới cuối
thời kì Trung cổ. Sau khi bệnh giang mai lan tới châu Âu vào cuối thế kỉ XV,
có sự nhầm lẫn đáng kể về mối quan hệ giữa bệnh lậu và bệnh giang mai. Cho
tới khi nhà hoa liễu Pháp, Philippe Ricorod (1799-1889), phân biệt được hai
bệnh này bằng một loạt các thực nghiệm.
Hiểu biết thực sự về căn nguyên gây bệnh lậu chỉ được sáng tỏ sau mô
tả của Neisser (1855-1916) về Neisseri gonorrhoeae vào năm 1879 và nuôi
cấy được vi khuẩn lần đầu tiên trên môi trường nhân tạo của Leistikow và
Loeffler vào năm 1882. Năm 1962, môi trường Thayer-Martin ra đời đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc chẩn đoán và làm tăng tỷ lệ phát hiện vi khuẩn
lậu bằng nuôi cấy.
1.1.2. Tình hình nhiễm vi khuẩn lậu và sự kháng kháng sinh của vi khuẩn
lậu trên thế giới
1.1.2.1. Tình hình nhiễm vi khuẩn lậu trên thế giới
Tại Mỹ, mỗi năm ước tính có khoảng 820.000 trường hợp mới mắc vi
khuẩn lậu và bệnh lậu đứng hàng thứ 2 trong những bệnh truyền nhiễm tại
quốc gia này [4]. Ơ Nga, tỷ lệ mắc vi khuẩn lậu là 68,47/100000 người và con
số này là 34,60/100.000 tại nước Anh. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn lậu tại Colombia
lên đến 25% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục [5].


4

1.1.2.2. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu trên thế giới
Việc dùng kháng sinh điều trị bệnh lậu đã cho kết qủa tốt, song do việc
sử dụng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ ở những nước đang phát
triển đã tạo điều kiện làm gia tăng sự đề kháng kháng sinh thông thường sử
dụng trong điều trị bệnh lậu. Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu đã được

nhắc tới từ những năm 1970 tại vùng Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Vi khuẩn lậu kháng penicillin, kháng spectomycin đã được đề cập đến từ
những năm 1980, và quinolon những năm 1990, có những báo cáo từ Nhật Bản
về sự kháng lại cephalosporin thế hệ 3. Tại khu vực châu Âu (2015) tỷ lệ vi
khuẩn lậu kháng ciprofloxacin là 52,9%, azithromycin 5,4%, kháng cefixime
4,7% được phát hiện tại 13/21 quốc gia [6]. Ơ Mỹ (2014), có tới 33,9% trường
hợp vi khuẩn lậu kháng kháng sinh, trong đó kháng penicillin 4,5%, tetracyclin
11,7%, quinolone 4,7%, kháng từ 2 kháng sinh trên trở lên 13,1% [7]. Điều này
đã đặt ra thách thức cho việc điều trị.
1.1.3. Tình hình nhiễm vi khuẩn lậu và sự kháng kháng sinh của vi khuẩn
lậu tại Việt Nam
1.1.3.1. Tình hình nhiễm vi khuẩn lậu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng từ 50.000-100.000 trường
hợp bị nhiễm vi khuẩn lậu [8]. Theo Nguyễn Hữu Sáu, thống kê phòng khám
Bệnh viện Da liễu Trung ương về các bệnh lây truyền qua đường tình dục từ
năm 2006-2010 cho kết quả ghi nhận được như sau [9].
Năm Số mắc bệnh LTQĐTD
Số mắc lậu
% lậu/LTQĐTD
2006
2924
210
7,2%
2007
3047
151
5,0%
2008
3603
938

26,0%
2009
5014
285
5,7%
2010
5672
362
6,4%
Tổng
20262
1946
9,6%
1.1.3.2. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn tại Việt Nam
Theo Lê Văn Hưng, nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh tại viện Da
Liễu Quốc gia qua 3 năm 2008, 2009, 2010 cho kết quả như sau [10].


5

Năm
KS
Penicillin
Ciprofloxacin
Tetracyclin
Azithromycin
Cefotaxim
Spectomycin
Ceftriaxone


2008 (n=153)

2009 (n=80)

2010 (n=86)

32,0%
96,1%
39,2%
0%
0%
0%
0%

39%
98,7%
45%
0%
0%
0%
0%

48,8%
96,5%
46,5%
2,3%
0%
0%
0%


Sự kháng với ciprofloxacin là cao hơn nhiều so với Nga (2007): 49,6%
[11], Mỹ (2006): 13,3% [12], Nam Phi 7% [13], tỷ lệ kháng thấp hơn Nga
(2007) azithromycin 2,3%, spectomycin 0,9% [11].
1.2. Đặc điểm sinh học
1.2.1. Hình thể và cấu trúc
-

Hình thể: vi khuẩn lậu là những cầu khuẩn, hình hạt cà phê, bắt mầu
Gram(-), đứng thành đôi, hai mặt dẹt quay vào nhau, có kích thước 0,6µm x
0,8µm, khoảng cách giữa hai cầu khuẩn bằng 1/5 chiều rộng. Khi ở trong tế
bào bạch cầu đa nhân trung tính, vi khuẩn lậu là loại vi khuẩn độc chiếm tế
bào (có nó thì không có loại vi khuẩn nào sống trong tế bào). Có thể bắt gặp
một cặp, hai cặp, bốn cặp hoặc nhiều hơn, có khi lèn chặt vào bạch cầu đa
nhân trung tính thoái hóa. Vi khuẩn lậu không sinh nha bào, không có lông,
không có tiêm mao, một số chủng có pili.
-

Cấu trúc:

+ Pili: pili hay còn gọi là nhung mao, là cấu trúc phụ của vi khuẩn có vai trò
quan trọng trong chức năng bám dính, dưới kính hiển vi điện tử, pili xếp
thành từng sợi hoặc thành từng tập hợp, có khả năng bám rộng tới vài
micromet ở trên bề mặt tế bào. Pili làm tăng sự bám dính vào các mô vật chủ,
chúng gắn tốt hơn vào tế bào biểu mô trụ ở người so với tế bào sừng và gắn
tốt hơn vào tế bào của người so với các tế bào không phải của người.


6

+ Cấu trúc màng: bao gồm protein, phospholipid, và lipopolysaccharide

(LPS). Vi khuẩn lậu, một cách đặc trưng, giải phóng các mảnh vỡ của màng
ngoài gọi là “blebs’ trong suốt quá trình tăng trưởng vào môi trường xung
quanh. Các blebs này chứa LOS và có thể đóng vai trò tác nhân gây bệnh
trong quá trình nhiễm trùng.
1.2.2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn lậu khó nuôi cấy, khi ra khỏi cơ thể, vi khuẩn lậu rất dễ chết.
Vi khuẩn lậu không phát triển được trong môi trường thông thường mà đòi
hỏi giàu chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh và các yếu tố dinh dưỡng
khác. Các môi trường được sử dụng để nuôi cấy vi khuẩn lậu là thạch
chocolat, Martin-Thayer, Martin-Lewis. Tuy nhiên, hiện nay thường nuôi cấy
trên môi trường Martin-Thayer và làm kháng sinh đồ.
Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp của vi khuẩn lậu là 35-37oC, độ ẩm
>70%, khí trường CO2 từ 3-10%, pH 7,3. Sau 24 giờ nuôi cấy, đường kính
khuẩn lạc 0,5-1mm, tròn, bờ đều, lồi, nhày bóng óng ánh và màu hơi xám.
1.2.3. Tính chất sinh vật hóa học
-

Test oxidase: dương tính
Test catalase: dương tính
Phân giải đường glucose
Chuyển hóa peptid
Khử nitrit sinh nitơ

1.2.4. Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn lậu rất phức tạp và đặc biệt cho
từng tuýp: kháng nguyên lipopolysaccharide (LPS) là kháng nguyên ngoài
màng, nhưng chúng không có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh.
Vi khuẩn lậu có pili, ở dạng T1 và T2 có mất pili. Pili giúp vi khuẩn lậu
bám vào tế bào, giúp cho trao đổi vật liệu di truyền giữa những chủng có pili.
Trong các nghiên cứu về vật liệu di truyền đáng quan tâm nhất là 3 dạng

plasmid:


7

-

Loại 1: plasmid 24,5 Md có khả năng hoạt hóa các plasmid khác.

-

Loại 2: plasmid 2,6 Md chưa có chức năng rõ ràng.

-

Loại 3: plasmid quy định sinh β-lactamase, đây là plasmid quy định tính
kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu. Có nhiều plasmid β-lactamse trên loại vi
khuẩn này gây bệnh ở các nước trên thế giới, chúng có trọng lượng phân tử
thay đổi 4,4 Md; 3,2 Md; 2,9 Md.
1.3. Cơ chế bệnh sinh [14],[15]
1.3.1. Khả năng gây bệnh
Bệnh lậu ở người trưởng thành phần lớn là do lây truyền qua quan hệ
tình dục. Vi khuẩn lậu bám chặt vào tế bào biểu mô hình trụ, và xâm nhập vào
tế bào, sinh sản trên màng đáy. Nhiều tác giả cho rằng: khả năng bám dính và
sự xâm nhập của vi khuẩn lậu vào niêm mạc tế bào là 2 yếu tố chính giúp vi
khuẩn lậu gây bệnh.
Sự bám dính: sự bám dính của vi khuẩn lậu được thực hiện qua trung
gian là protein pili và protein opa (P.II) mặc dù bên cạnh đó còn có sự tham
gia của các yếu tố không đặc hiệu và sự biến đổi kháng nguyên. Vi khuẩn chỉ
tấn công các vi nhung mao của các tế bào biểu mô trụ không có lông mà

không tấn công các tế bào có lông.
Sự xâm nhập: hầu hết những thông tin về quá trình xâm nhập của vi
khuẩn lậu đến từ những nghiên cứu nuôi cấy tế bào mô và ống dẫn trứng. Sau
khi vi khuẩn lậu tấn công được vào các tế bào biểu mô không có lông của ống
dẫn trứng, chúng được bao bọc bởi các vi nhung mao, nhờ đó chúng được đưa
tới bề mặt của các tế bào niêm mạc. Vi khuẩn lậu xâm nhập vào các tế bào biểu
mô nhờ cơ chế thực bào. Trong quá trình thực bào, màng tế bào lõm vào, bao
bọc lấy vi khuẩn và tạo thành một không bào nội bào chứa vi khuẩn. Không bào
sau đó vận chuyển vi khuẩn tới đáy của tế bào, tại đó vi khuẩn được giải phóng
vào các mô dưới lớp biểu mô nhờ một quá trình gọi là xuất bào.


8

Trong nhiễm trùng, các lipooligosaccharide (LOS) và peptidoglycan
được giải phóng bởi sự tự tiêu hủy các tế bào. Các bạch cầu trung tính ngay
lập tức đến có mặt và nuốt các vi khuẩn. Tuy nhiên nhiều vi khuẩn lậu vẫn có
thể tồn tại trong quá trình thực bào.
Yếu tố độc lực của vi khuẩn lậu: vi khuẩn, đầu tiên bám dính vào các
tế bào biểu mô nhờ các tiêm mao đặc biệt là N-methylphenylamin (Type 4)
mà các tiểu đơn vị chính của nó là PilE. Sau sự bám dính ban đầu vi khuẩn
bước vào giai đoạn thứ 2 là giai đoạn liên kết trung gian qua protien P.II
( được biết đến là protein Opa) của màng ngoài, protein này cần thiết cho sự
gắn kết chặt chẽ hơn và cho sự xâm nhập vào các tế bào biểu mô. Protein ở
màng ngoài vi khuẩn lậu P.I (được gọi là Por) cho phép các chất hoàn tan đi
qua màng ngoài vi khuẩn. Tuy nhiên P.I cũng có vai trò trong độc lực của vi
khuẩn lậu, cho phép vi khuẩn lậu tồn tại trong các đại thực bào. P.I cũng được
chứng minh là có khả năng ức chế sự thực bào, giết chết vi khuẩn của đại thực
bào. LOS ở màng ngoài vi khuẩn được cho là căn nguyên dẫn đến hầu hết các
triệu chứng ở bệnh nhân mắc bệnh lậu. LOS của vi khuẩn gây ra phản ứng

viêm dữ dội. Tiếp đó, các bổ thể được hoạt hóa, các đại thực bào được thu hút
tới để tiến hành hoạt động thực bào, sau đó các đại thực bào này tự phân giải
để trở thành một trong các thành phần của mủ. Yếu tố hoại tử u (TNF) được
tạo ra dưới tác dụng của LOS ngay tại nơi xảy ra phản ứng viêm, được cho là
nguyên nhân chính gây tổn thương ống dẫn trứng. Pmp(P.III) là một protein
ngoài màng được tìm thấy ở tất cả các chủng vi khuẩn lậu, không trải qua sự
biến đổi kháng nguyên và được tìm thấy trong một phức hợp với Por và LOS.
Kháng thể kháng Rmp, được tạo ra bởi sự nhiễm vi khuẩn lậu hoặc E.Coli,
đều có xu hướng ngăn chặn các kháng thể kháng khuẩn chống lại Por và LOS;
trên thực tế kháng thể kháng Rmp làm tăng tính nhạy cảm với vi khuẩn lậu.


9

Bên cạnh đó, vi khuẩn lậu có hệ thống thu gom sắt rất phát triển cho
phép vi khuẩn này lấy sắt từ vật chủ trong suốt quá trình tăng trưởng, tạo điều
kiện cần thiết cho sự xâm lấn của vi khuẩn lậu. Trong điều kiện hàm lượng sắt
thấp, vi khuẩn bộc lộ 2 thụ thể transferrin (Tbp1 và Tbp2) và một thụ thể
lactoferrin (Lbp) có trong màng ngoài, những thụ thể này, có khả năng lấy sắt
trực tiếp từ transferrin và lactoferrin, đồng thời cũng có khả năng tách sắt từ
hem và hemoglobin.
1.3.2. Nhiễm trùng do vi khuẩu lậu
Một loại hình cụ thể bệnh gây ra do vi khuẩn lậu là viêm niệu đạo. Trên
lâm sàng, bệnh luôn liên quan đến màng nhày của đường niệu đạo, dẫn tới
hình thành mủ, triệu chứng này ở nam giới thì rầm rộ và rõ ràng hơn ở nữ
giới. Vi khuẩn lậu thường giới hạn lây nhiễm đối với bề mặt niêm mạc của
các tế bào biểu mô trụ. Những vị trí lây nhiễm thường gặp nhất là niệu đạo, cổ
tử cung, trực tràng, họng và kết mạc. Biểu mô lát tầng - lớp biểu mô bao phủ
âm đạo phụ nữ trưởng thành, ít bị gây nhiễm bởi vi khuẩn lậu, tuy nhiên lớp
biểu mô âm đạo ở bé gái trước tuổi dậy thì - chưa có sự ảnh hưởng của

hormon giới tính estrogen nên chưa được sừng hóa lại có thể bị ảnh hưởng.
Do đó, bệnh lậu ở những bé gái có thể biểu hiện như hội chứng viêm âm hộ,
âm đạo. Nhiễm trùng niêm mạc thường được đặc trưng bởi sự “xả mủ”.
Bệnh lậu không biến chứng ở nam giới trưởng thành là sự nhiễm trùng
sinh mủ của màng nhày ở niệu đạo trước. Triệu chứng phổ biến nhất là sự tiết
dịch, có thể từ tình trạng ra ít, trong suốt đến mủ đục, số lượng nhiều. Bên
cạnh đó, tiểu khó là triệu chứng thường xuyên xuất hiện. Vì bị viêm các mô
niệu đạo, khu vực viêm thường có biểu hiện đỏ, sưng tấy, nóng, đau, bệnh
nhân sẽ cảm thấy nóng rát khi đi tiểu.
Nhiễm trùng cổ tử cung là hình thức phổ biến nhất của nhiễm vi khuẩn
lậu không biến chứng ở phụ nữ. Biểu hiện đặc trưng khi mắc bệnh ở phụ nữ


10

thường là sự tiết dịch âm đạo đôi khi có tiểu khó. Khoảng 50% phụ nữ bị
nhiễm trùng ở cổ tử cung không có biểu hiện triệu chứng, bên cạnh đó nhiễm
trùng niệu đạo không triệu chứng cũng xuất hiện ở nam giới, những đối tượng
này là nguồn lây nhiễm quan trọng cũng như có nguy cơ cao phát triển thành
bệnh lậu có biến chứng. Điều này đã đặt ra một vấn đề lớn bởi những trường
hợp này mang bệnh nhưng chưa được xác nhận và trở thành nguồn lây nhiễm
cho người lành.
Ơ nam giới vi khuẩn lậu có thể xâm nhập vào tuyến tiền liệt gây viêm
tuyến tiền liệt hoặc lan rộng đến tinh hoàn dẫn tới viêm tinh hoàn. Còn ở nữ
giới thông qua tử cung vi khuẩn lậu có thể lan tới ống dẫn trứng và buồng
trứng. Sự viêm nhiễm đến các cơ quan như tinh hoàn, vòi trứng và buồng
trứng có thể dẫn tới tình trạng vô sinh, trong một số trường hợp có thể xuất
hiện nhiễm vi khuẩn lậu lan tỏa. Những hình thức mắc bệnh lậu lan tỏa phổ
biến nhất là viêm da, viêm khớp, viêm nội tâm mạc và viêm màng não.
Viêm nhiễm trực tràng do vi khuẩn lậu xuất hiện ở 1/3 số phụ nữ viêm

cổ tử cung. Trong khi đó, bệnh lậu trực tràng ở người đồng tính nam hầu hết
là do giao hợp qua đường hậu môn và thường có biểu hiện triệu chứng rõ ràng
hơn. Đối với những trường hợp này, bạn tình của họ cũng cần được điều trị để
tránh tái nhiễm.
Nhiễm khuẩn mắt do vi khuẩn lậu có thể dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng như sẹo hoặc thủng giác mạc. Bệnh này thường gặp nhất ở trẻ
sơ sinh, những trẻ tiếp xúc với dịch tiết âm đạo của người mẹ mang bệnh
trong quá trình sinh đẻ.
1.3.3. Cơ chế phòng vệ của tổ chức
Sự nhiễm trùng kích thích phản ứng viêm và đáp ứng miễn dịch tại chỗ
(IgA). Phản ứng viêm khi nhiễm trùng là cơ chế bảo vệ của tổ chức tuy nhiên
nó cũng biểu hiện tình trạng bệnh lý của bệnh. Các kháng thể có trong huyết


11

thanh cũng xuất hiện, IgG và các bổ thể có thể là thành phần của dịch tiết ổ
viêm. Có một số yếu tố không đặc hiệu liên quan đến sức đề kháng tự nhiên
của cơ thể khi bị mắc bệnh lậu. Những thay đổi về pH âm đạo và các hormon
sinh dục ở phụ nữ có thể làm tăng khả năng đề kháng với vi khuẩn lậu ở
những thời điểm xác định của chu kì kinh nguyệt. Nước tiểu cũng có các
thành phần có khả năng kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn có thể chống lại sự
xâm nhập của vi khuẩn lậu. Các yếu tố quan trọng có thể kể đến như pH, độ
thẩm thấu và nồng độ ure.
Hầu hết những người không bị mắc bệnh đều có các kháng thể có khả
năng phản ứng với kháng nguyên của vi khuẩn lậu trong huyết thanh. Những
kháng thể này có thể xuất hiện trong huyết thanh sau khi bị nhiễm những vi
khuẩn Gram âm có các kháng nguyên phản ứng chéo. Những “kháng thể tự
nhiên’ này có thể đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch không
đặc hiệu hoặc trong sự nhạy cảm với nhiễm trùng của cơ thể.

Nhiễm vi khuẩn lậu kích thích các kháng thể của cả cơ thể và các
kháng thể tại niêm mạc để chống lại loạt các kháng nguyên của vi khuẩn lậu.
Các kháng nguyên chủ yếu là IgA và IgG. Các kháng thể chống lại Por hiển
nhiên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn lậu. Tuy nhiên, IgG phản ứng với Rmp,
lại chống lại khả năng diệt khuẩn của các kháng thể vốn có khả năng chống
lại Por và LOS một cách trực tiếp. Ngoài ra, nhiễm trùng đường sinh dục bởi
vi khuẩn lậu còn kích thích một phản ứng kháng thể trong huyết thanh chống
lại thành phần LOS của chủng gây nhiễm. Nồng độ các kháng thể chống lại
LOS ở những bệnh nhân mắc bệnh lan tỏa cao hơn nhiều so với các bệnh
nhân chỉ mắc bệnh tại cơ quan sinh dục.
1.4. Nguồn lây
- Bệnh

thường lây truyền trực tiếp qua quan hệ tình dục không bảo vệ:

đường âm đạo, hậu môn và sinh dục - miệng.


12

- Mẹ

mắc bệnh lậu nếu không được điều trị có thể lây nhiễm cho trẻ sơ

sinh khi đẻ gây viêm kết mạc mắt.
1.5. Biểu hiện lâm sàng
1.5.1. Ở nam giới
1.5.1.1. Lậu cấp
- Thời


kì ủ bệnh trung bình 3-5 ngày, có thể sớm nhất là 1 ngày, chậm

nhất là 2 tuần. Thời gian này vẫn có khả năng lây cho người khác.
- Biểu hiện cấp tính: sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm
theo đái dắt, đái buốt, đái ra mủ. Miệng sáo, quy đầu viêm đỏ, có mủ chảy ra
tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt dọc từ gốc dương vật, kèm theo bệnh nhân có
thể sốt, mệt mỏi.
1.5.1.2. Lậu mạn
Biểu hiện lâm sàng thường khó nhận biết, tuy nhiên có thể thấy các
triệu chứng như đái ra mủ, thường thấy vào buổi sáng (gọi là giọt mủ ban
mai), cũng có thể đái buốt không rõ ràng, bệnh nhân có cảm giác nóng rát dọc
niệu đạo, đái dắt do viêm niệu đạo sau, có thể có các biến chứng như áp xe, viêm
tiền liệt tuyến, viêm túi tinh…
1.5.2. Ở nữ giới
1.5.2.1. Lậu cấp
Thời kì ủ bệnh thường kéo dài hơn, trung bình 5-7 ngày. Lâm sàng
thường âm thầm không rõ ràng. Khám bộ phận sinh dục có thể thấy mủ tại vị
trí âm hộ, lỗ niệu đạo viêm đỏ, các lỗ tuyến Skène, Bartholin đỏ, cổ tử cung
viêm đỏ, có mủ nhầy.
1.5.2.2. Lậu mạn
Triệu chứng nghèo nàn, ra “khí hư” như bất cứ viêm nhiễm nào ở bộ
phận sinh dục. Có thể gây biến chứng như viêm niêm mạc tử cung, áp xe
phần phụ hai bên, viêm cổ tử cung lộ tuyến, viêm tắc vòi trứng, viêm vùng hố
chậu, vô sinh.


13

1.5.3. Lậu ở một số vị trí khác
- Lậu ở hầu họng: thường do quan hệ sinh dục - miệng, biểu hiện lâm

sàng có đau họng, ngứa họng, khám thấy họng đỏ, viêm họng mạn, có thể
kèm giả mạc.
- Lậu hậu môn - trực tràng: ở nam chủ yếu là do quan hệ theo đường
sinh dục - hậu môn, ở nữ có thể do quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc do mủ
chảy từ âm hộ xuống hậu môn.
- Lậu mắt: lậu mắt ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sau đẻ từ 1-3 ngày,
có thể bị một hoặc cả 2 mắt, mắt sưng nề, không mở được, có rất nhiều mủ từ
mắt chảy ra, kết mạc, giác mạc viêm đỏ và loét. Có thể gặp lậu mắt người lớn
biểu hiện thường là viêm kết mạc, viêm giác mạc có mủ, mắt sưng nề.
- Viêm âm hộ do lậu: bệnh có thể gặp ở trẻ gái bị cưỡng dâm, hay bò
lê la dưới mặt đất hoặc do dùng chung khăn, chậu bị nhiễm khi vệ sinh bộ
phận sinh dục. Biểu hiện lâm sàng thường thấy tình trạng âm hộ viêm đỏ
có mủ vàng xanh kèm theo đái buốt.
1.6. Chẩn đoán xét nghiệm
1.6.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Nhuộm soi trực tiếp.
- Nuôi cấy phân lập.
- PCR.
1.6.2. Chẩn đoán gián tiếp
-

Tìm kháng thể kháng lậu bằng kháng thể đơn dòng gắn huỳnh quang.
Tìm IgM bằng ELISA để chẩn đoán nhiễm vi khuẩn lậu ngoài đường sinh
dục.
1.7. Phòng và điều trị
1.7.1. Điều trị
- Nguyên tắc điều trị: điều trị đồng thời Chlamydia, điều trị sớm, đúng phác
đồ, điều trị cả bạn tình đồng thời tuân thủ chế độ điều trị không quan hệ tình dục,



14

không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị. Xét nghiệm huyết thanh
giang mai và HIV trước và sau điều trị để phát hiện sàng lọc hai bệnh này.
- Phác đồ điều trị
+ Cefixime 400mg, uống liều duy nhất hoặc
+ Ceftriaxone 25mg, tiêm bắp liều duy nhất hoặc
+ Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất

1.7.2. Phòng bệnh
- Tuyên

truyền, giáo dục cho cộng đồng biết được nguyên nhân, cách thức

lây truyền và cách phòng bệnh.
- Hướng dẫn tình dục an toàn: chung thủy một vợ một chồng. Sử dụng bao
cao su khi quan hệ tình dục: dùng đúng cách và thường xuyên, đặc biệt các
đối tượng có nguy cơ cao như gái mại dâm, khách làng chơi. Thực hiện
chương trình 100% sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.


15

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng: là 1251 bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo
đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 10/2015 - 3/2016.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tất cả các bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo được bác

sĩ khám lâm sàng và nghi ngờ có nhiễm vi khuẩn lậu.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đang dùng thuốc kháng sinh, đặt thuốc âm đạo tại thời điểm
lấy bệnh phẩm 7 ngày.
- Bệnh nhân HIV- AIDS có hội chứng tiết dịch âm đạo, niệu đạo.
- Bệnh nhân đang hành kinh, rong kinh, rong huyết, xuất huyết âm đạo.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.4. Vi khuẩn nghiên cứu : Neisseria gonorrhoeae.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Trang thiết bị - dụng cụ - hóa chất – sinh phẩm
- Mỏ vịt, găng tay, kính hiển vi với vật kính dầu
- Lam kính, giá cất lam, giá phơi lam, bút viết lam kính
- Nước muối sinh lí 0,9%, thuốc nhuộm Gram
o
- Tủ ấm nuôi cấy vi khuẩn, đèn cồn và cồn 90
- Thước đo vòng ức chế của kháng sinh với vi khuẩn
- Các khoanh giấy kháng sinh của hãng Oxiod.
2.2.2. Môi trường phân lập vi khuẩn [16],[17]
Môi trường Thayer-Martin: thạch GC chứa 10% Hemoglobin Powder của
hãng BBL-Mỹ.
- Chuẩn bị: hỗn hợp thạch GC: 36g/ 1L, nước cất 2 lần có pH=7,3:500mlx2,
Hemoglobin Power: 10g/1L
- Cách pha chế: cho hỗn hợp thạch hòa vào 500ml nước cất 2 lần, trộn đều, đun
cách thủy cho hết thạch, hấp ướt 121oC trong 15 phút, lắc đều và để nguội
xuống 50oC. Cho 100ml nước cất 2 lần vào Hemoglobin Powder, trộn đều đến


16


tan hết, cho đủ 500ml nước cất, hấp ướt 121oC trong 15 phút, lắc đều và để
nguội xuống 50oC. Khi thạch nguội xuống 50 oC cho 1% chất tăng sinh, 1%
chất ức chế, tiếp theo cho dung dịch Hemoglobin Powder, lắc đều, phân phối
ra các hộp petri. Bảo quản môi trường tủ lạnh 4-8 oC, sử dụng trong vòng 30
ngày.
Môi trường Thayer-Martin làm kháng sinh đồ: pha chế như môi
trường Thayer-Martin trong nuôi cấy nhưng không cho chất ức chế.
2.2.3. Test sinh vật hóa học: test oxidase, test enzyme BartiCard Neisseria
2.3. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang
Chọn toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đến khám trong thời gian làm
nghiên cứu.
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Quy trình
Mục tiêu
Bệnh nhân (1251)
Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm

Tư vấn, lấy thông tin

Lấy bệnh phẩm
Nhuộm soi
Âm tính

Nuôi cấy
Dương tính

Âm tính
Dương tính với vi khuẩn lậu

Kháng sinh đồ


Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn lậu

Đánh giá mức độ nhạy cảm với kháng sinh

2.3.2. Các bước tiến hành
2.3.2.1. Tư vấn: giải thích rõ cho bệnh nhân hiểu về đề tài nghiên cứu, hướng
dẫn điền thông tin vào phiếu điều tra. Phổ biến cho bệnh nhân kỹ thuật và vị
trí lấy mẫu bệnh phẩm.
2.3.2.2. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm [16],[17]: theo tài liệu xét nghiệm Da liễu,
Bộ Y tế, Bệnh viện Da liễu Trung ương, quy trình kỹ thuật lấy bệnh phẩm của
WHO (2013).


17

Ở nữ giới: lấy bệnh phẩm chủ yếu ở niệu đạo và cổ tử cung, 2 tuyến
Skène, 2 tuyến Bartholin. Ngoài ra còn lấy bệnh phẩm ở hậu môn, họng, da,
mắt nếu có yêu cầu của bác sĩ lâm sàng.
Cổ tử cung: làm ẩm mỏ vịt bằng nước cất vô trùng, đặt mỏ vịt để bộc
lộ cổ tử cung, dùng tăm bông vô trùng đưa sâu vào cổ tử cung 2-3cm, để 5-10
giây cho dung dịch ngấm vào tăm bông, dàn mỏng trên tiêu bản.
2 bên của tuyến Skène, 2 bên của tuyến Bartholin: lấy bệnh phẩm
bằng que cấy hoặc tăm bông vô trùng rồi dàn đều bệnh phẩm lên tiêu bản.
Niệu đạo: dùng tăm bông vô trùng loại nhỏ đưa sâu vào niệu đạo
khoảng 1,5-2cm rồi xoay nhẹ tăm bông, để khoảng 5-10 giây cho dịch tiết
ngấm vào băng bông. Rút tăm bông ra một cách nhẹ nhàng và dàn mỏng và
đều với đường kính 10mm lên lam kính sạch đã đánh thứ tự hoặc tên tuổi
bệnh nhân.
Ở nam giới: bệnh nhân bộc lộ bộ phận sinh dục, vuốt từ gốc dương vật

lên, dùng bông thấm nước cất vô trùng lau bỏ phần mủ ở ngoài niệu đạo trước
khi lấy bệnh phẩm. Dùng tăm bông vô trùng đưa sâu vào lỗ niệu đạo 1,5-2cm,
xoay tròn tăm bông 5-10 giây cho dịch thấm vào tăm bông, rồi rút ra một cách
nhẹ nhàng, dàn mỏng bệnh phẩm lên tiêu bản.
2.3.2.3. Kỹ thuật nhuộm soi vi khuẩn [16],[17]: nhỏ dung dịch tím gentian,
phủ kín nơi dàn đồ phiến, duy trì 1 phút. Đổ dung dịch tím gentian, rửa tiêu
bản dưới vòi nước chảy nhẹ. Nhỏ dung dịch Lugol 30 giây. Đổ dung dịch
Lugol, rửa nước. Nhỏ vài giọt cồn 90% lên tiêu bản, nghiêng đi nghiêng lại để
cho cồn chảy từ cạnh nọ sang cạnh kia để tẩy màu. Khi thấy màu tím trên lam
kính vừa phai thì rửa nước ngay. Nhỏ dung dịch đỏ fuchsin, để 1 phút. Rửa
nước kỹ, để khô, soi kính hiển vi.
2.3.2.5. Kỹ thuật nuôi cấy: lấy bệnh phẩm như đối với kỹ thuật lấy bệnh phẩm
nhuộm soi trực tiếp. Ria bệnh phẩm trên môi trường Thayer-Martin bằng
những đường zíc zắc hoặc kĩ thuật cấy phân vùng. Để đĩa thạch vào tủ ấm ở
nhiệt độ 35-360C, khí trường 3-10% CO2, độ ẩm > 70%. Sau 18-24 giờ, quan
sát xem đã mọc khuẩn lạc chưa, nếu chưa mọc, để thêm 24 giờ nữa.


18

2.3.2.6. Các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định vi khuẩn N. gonorrhoea [16],
[17]
+ Nhuộm soi trực tiếp: bằng phương pháp nhuộm Gram, trên tiêu bản
nhuộm, cầu khuẩn hình hạt cà phê, đứng thành đôi, quay mặt dẹt vào nhau,
bắt màu Gram(-) nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính.
+ Nuôi cấy: sau 18-24 giờ nuôi cấy, N. gonorrhoeae thấy khuẩn lạc
dạng S, lấp lánh như giọt sương và có màu hơi xám. Lấy khuẩn lạc nhuộm
Gram thấy song cầu hạt cà phê bắt màu Gram(-) đa hình thái.
+ Test oxidase: dương tính. Dùng pipette Pasteur hơ qua trên ngọn lửa
đèn cồn, lấy khuẩn lạc nghi ngờ phết lên giấy thấm Whatman No 1 kích thước

2,5x0,5 cm đã được làm ẩm 2-3 giọt thuốc thử Tetramethyl P- phenylendiamin
hydrochloride 1%. Vi khuẩn lậu cho kết quả dương tính với test oxidase:
trong vòng 5 giây sau khi thấm vi khuẩn lậu lên giấy thấm Whatman, giấy
thấm chuyển từ màu đỏ hồng sang tím đậm vì những vi khuẩn có men oxidase
khi tiếp xúc với Tetramethyl P - phenylendiamin và sự có mặt của oxy ngoài
không khí sẽ làm chuyển màu giấy thấm.
+ Test enzyme Remel BactiCard Neisseria
Nguyên lý: remel BactiCard Neisseria. Sử dụng hệ thống các enzyme,
để xác định các loài Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Neisseria
lactamica và Moraxella catarrhalis. Vật liệu dùng để xác định gồm một thanh
có 4 vòng tròn thử nghiệm, thanh giếng được tẩm các chất tạo màu với
indoxyl butyrate esterase (IB), prolyl aminopeptidase (PRO), gamma-glutamyl
aminopeptidase (GLUT), và beta-galactosidase (BGAL). Các chất tạo màu
cho phép định danh các vi khuẩn tương ứng M.catarrhalis, N.gonorrhoeae,
N.meningitidis, và N.lactamica. Enzym BGAL (của N.lactamica) thủy phân
5-bromo-4-chloro-3indolyl-β-D-galactoside và IB (của M.catarrhalis) thủy phân
5-bromo-4-chloro-3-indolyl butyrate trong điều kiện có oxy để tạo thành phức
hợp màu xanh lá cây. GLUT (của N.meningitidis) thủy phân gammaglutamyl-β-naphthylamide và PRO (của N.gonorrhoeae) thủy phân L-prolineβ-naphthylamide để tạo thành màu đỏ. Kết quả định danh bằng BactiCard
Neisseria cho 558 chủng phân lập, được đối chiếu với kết quả định danh bằng
phương pháp thông thường trong một thử nghiệm mù. Các BactiCard


19

Neisseria xác định đúng 254/254 chủng Neisseria gonorrhoeae (đạt 100%),
125/125 chủng Neisseria meningitides (đạt 100%), 53/54 chủng Neisseria
lactamica (đạt 98,2%), và 123/125 Moraxella catarrhalis (đạt 98,4%). Đây là
một test được thực hiện nhanh chóng và cho kết quả chính xác để xác định
các vi sinh vật trong phòng thí nghiệm.[18]
Chuẩn bị: thẻ test BactiCard Neisseria gồm thành phần các chất phản

ứng 5-bromo-4-chloro-3 indolyl-β-D-galactoside (BGAL), 5-bromo-4-chloro-3indolylbutyrate (IB), gamma-glutamyl-β-naphthylamide (GLUT), L-proline-βnaphthylamide (PRO); rehydrating fluid (1lọ, 6ml) có chứa cất bảo quản; chất
tạo màu (1 lọ, 6ml) có thành phần 0,02% p-dimethylaminocinnamaldehyde.
Các bước tiến hành (theo đúng thường quy của hướng dẫn kit)
Kiểm tra tính thuần khiết của chủng nuôi cấy được sau 18-48h trên môi
trường Thayer-Martin, nếu nghi ngờ khuẩn lạc là không thuần khiết cần tiến
hành nuôi cấy trên thạch chocolate. Các chủng chấp nhận được cho thử
nghiệm bao gồm test oxidase dương tính, nhuộm gram thấy song cầu khuẩn
gram(-). Tiến hành nhỏ vào mỗi vòng tròn test một giọt rehydrating fluid
được cung cấp trong bộ kit. Phết khuẩn lạc phân lập được lên mỗi vòng tròn
test. Ủ ở nhiệt độ phòng trong 2 phút. Quan sát vòng tròn IB nếu cho kết quả
màu xanh lá cây là dương tính. Nếu IB âm tính, tiếp tục ủ ở nhiệt độ phòng
thêm 13 phút (tổng thời gian kiểm tra là 15 phút). Quan sát vòng tròn BGAL
nếu cho màu xanh lá cây là kết quả dương tính. Nếu BGAL âm tính, nhỏ một
giọt chất tạo màu vào vòng tròn PRO và GLUT. Quan sát sự chuyển màu
hồng sang màu đỏ là dương tính. Tham khảo bảng để cho kết quả.
Loài
IB
BGAL GLUT
PRO
Moraxella catarrhalis
+
*
*
*
Neiserria lactamica
+
*
*
Neisseria gonorrhoeae
+

Neisseria mengitidis
+
V
(*:không áp dụng, V: có thể thay đổi)
2.3.2.6. Kỹ thuật kháng sinh đồ [16],[17]
Cách tiến hành: theo kỹ thuật GASP, đây là kỹ thuật của WHO thực
hiện tại khu vực TâyThái Bình Dương. Vi khuẩn lậu nuôi cấy trên môi trường
Martin-Thayer không có chất ức chế. Sau 18-24 giờ, hòa đều với nước muối


20

sinh lý 0,9%, so với độ đục tiêu chuẩn Mc Farland 0,5 (tương đương với
3x108 vi khuẩn/1ml). Dùng pipette Pasteur hút huyền dịch láng đều lên bề mặt
đĩa thạch có đường kính 9 cm với độ dày 4 cm. Hút bỏ huyền dịch thừa, để
khô mặt thạch ở nhiệt độ phòng. Đặt các khoanh giấy kháng sinh lên mặt đĩa
thạch, để khoảng 10 phút rồi đặt vào tủ ấm ủ ở tủ ấm 35-36 0C, 3-10% CO2, độ
ẩm >70%. Đọc kết quả sau 18-24 giờ, đo đường kính vùng ức chế tính bằng
mm. Đo đường kính vùng ức chế. Nếu vùng ức chế không tròn đều thì chọn
rìa nào tròn nhất để đo đường kính. So kết quả với bảng.
Bảng 2.1. Các loại kháng sinh và giới hạn đường kính vòng vô khuẩn xếp
loại mức độ nhạy cảm của N. gonorrhoeae (CLSI 2015)
Nồng

Đường kính vòng vô khuẩn
độ
hiệu
(mm)
ST
I

Kháng sinh
(µg)
R
S
T
(trung
(đề kháng)
(nhạy cảm)
gian)
1 Penicillin G
10
P
≤ 26
27-46
≥ 47
2 Azithromycin
15
AZM
≤ 13
14-17
≥ 18
3 Cefotaxim
30
CTX
≥ 31
4 Ceftriaxon
30
CRO
≥ 35
5 Ciprofloxacin

5
CIP
≤ 27
28 – 40
≥ 41
6 Spectinomycin
100
SPT
≤ 14
15 – 17
≥ 18
7 Tetracyclin
30
TE
≤ 30
31-37
≥ 38
8 Cefuroxime
30
CXM
≤25
26-30
≥31
9 Cefixime
5
CFM
≥31
2.4. Y đức trong nghiên cứu: được sự đồng ý và hợp tác của bệnh nhân trước
khi tiến hành lấy thông tin của bệnh nhân phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Tuyệt đối giữ bí mật các thông tin bệnh nhân cung cấp cũng như các thông

tin về bệnh của bệnh nhân như tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ, nghề nghiệp…
2.5. Xử lí số liệu: phần mềm Microsoft excel 2010.


21

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn lậu trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu
đạo, âm đạo đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
3.1.1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn lậu
Trong tổng số 1.251 bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến
khám chúng tôi tiến hành chẩn đoán bằng kỹ thuật nhuộm soi và nuôi cấy.
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn lậu (n=1.251)
Kết quả

Nhuộm soi

Nuôi cấy phân lập

Số bệnh nhân

Tỷ lệ(%)

Số bệnh nhân

Tỷ lệ(%)

Dương tính


76

6,1%

80

6,4%

Âm tính

1175

93,9%

1171

93,6%

Tổng

1251

100%

1251

100%

Nhận xét: tỷ lệ phát hiện được vi khuẩn lậu bằng phương pháp nhuộm
soi là 6,1% và bằng phương pháp nuôi cấy là 6,4%.



22

3.1.2. Những yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm vi khuẩn lậu
3.1.2.1. Giới tính
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo
phân bố theo giới (n=1.251)
Nhận xét: tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến
khám ở nam giới chiếm 63,8%, ở nữ giới chiếm 36,2%.

Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lậu theo giới (n=1.251)
Giới

Tổng số bệnh nhân

Dương tính

Tỷ lệ (%)

Nam giới

798

66

8,3

Nữ giới


453

14

3,1

Tổng

1251

80

Biểu đồ 3.2. Số lượng bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lậu phân bố theo giới


23

Nhận xét: tỷ lệ nhiễm vi khuẩn lậu ở nam giới là 8,3% chiếm 82,5%
tổng số bệnh nhân dương tính với vi khuẩn lậu, ở nữ giới tỷ lệ nhiễm là 3,1%
chiếm 17,5% tổng số bệnh nhân dương tính với vi khuẩn lậu.


24

3.1.2.2. Nhóm tuổi

Biểu đồ 3.3. Số lượng bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo, niệu đạo
đến khám phân bố theo nhóm tuổi
Nhận xét: số lượng bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo
đến khám bệnh tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 21-30 tuổi (47,6%) và 31-40

tuổi (25,4%).

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ phát hiện vi khuẩn lậu theo nhóm tuổi
Nhận xét: tỷ lệ nhiễm vi khuẩn lậu cao ở nhóm tuổi 21-30 chiếm 7,6%
và nhóm tuổi 31-40 chiếm 7,2%, chúng tôi cũng ghi nhận 2 trường hợp nhiễm
vi khuẩn lậu ở nhóm tuổi 0-10 chiếm 9,1%.


25

3.1.2.3. Chỉ số bạch cầu trên tiêu bản soi (n=80)
Bảng 3.3. Tỷ lệ bạch cầu trên tiêu bản soi

Số lượng bạch cầu

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

>10

79

98,8

5-10

0

0


<5

1

1,2

Tổng

80

100

Nhận xét: trong 80 bệnh nhân dương tính với vi khuẩn lậu, có 79 bệnh
nhân có số lượng bạch cầu >10 chiếm tỷ lệ 98,8%, có 1 trường hợp bạch cầu
<5 chiếm tỷ lệ 1,2%, không ghi nhận trường hợp nào có 5

×