Tải bản đầy đủ (.docx) (166 trang)

“Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của nhện đỏ 2 chấm (Tetranychus urticae) và nhện đỏ son (Tetranychus cinnabarinus)hại sắn tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 166 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC
--------o0o---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái
học của nhện đỏ 2 chấm (Tetranychus urticae) và nhện đỏ son
(Tetranychus cinnabarinus)hại sắn tại Hà Nội”

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Tùng
Bộ môn: Côn trùng
Người thực hiện: Nguyễn Khánh Vân
Lớp: BVTVB MSV: 570236
Khóa: 57

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban chủ nhiệm khoa Nông Học, các thầy cô giáo
trong Bộ môn Côn trùng, gia đình và cùng toàn thể bạn bè trong và ngoài Học viện
Nông nghiệp Việt Nam.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến TS. Nguyễn
Đức Tùng, Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông Học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt cho tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu và hoàn chỉnh khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô Bộ môn Côn Trùng,
Khoa Nông Học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận.


Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Khánh Vân


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

3


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực, thực phẩm, thức ăn gia
súc, chế biến tinh bột và hiện là cây nguyên liệu chính để chế biến nhiên liệu sinh
học có lợi thế cạnh tranh cao của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
(Hoàng Minh Tâm và cs., 2010)
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng sau lúa và ngô. Bởi cây sắn
có những lợi thế như: chịu được những vùng đất xấu, bạc màu, khô hạn (lượng
mưa từ 500 – 1.000 mm/năm có thể trồng sắn) nên sắn được trồng rộng rãi từ Bắc
chí Nam. Bên cạnh đó thế mạnh của cây sắn là dễ trồng, ít phải chăm sóc, chi phí
thấp, dễ thu hoạch, dễ chế biến,… nên cây sắn là sự lựa chọn số một của các hộ
nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Ở miền Bắc, sắn được trồng trên vùng
đồi và trung du với diện tích khá lớn nhưng không tập trung, sản phẩm của sắn chủ
yếu là sắn lát phơi khô hoặc tiêu thụ tươi, phục vụ chăn nuôi và một phần làm
lương thực. (Hoàng Kim, 2013)

Trong thời gian gần đây, sắn đã trở thành 1 trong 7 loại hàng hóa có thể xuất
khẩu của Việt Nam đem lại nguồn thu nhập khá cho bà con nông dân một số địa
phương ở vùng Tây Nguyên, nhất là những nơi đã trồng giống sắn mới và đưa các
nhà máy chế biến tinh bột vào hoạt động thì hiệu quả kinh tế từ sắn là khá cao so
với lại một số cây trồng khác có cùng điều kiện đất đai, khí hậu. Vì vậy sắn là một
trong những cây quan trọng góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc và tham gia đắc
lực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là ở trung du và miền núi.
Tuy nhiên với những lợi ích và giá trị kinh tế mà cây sắn mang lại thì việc
mở rộng các vùng chuyên canh, thâm canh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trở
4


nên khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh vấn đề về giống, kỹ
thuật canh tác, thì việc quản lí tình hình dịch hại là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Đặc biệt là cây phải chịu sự phá hoại của nhiều loài sâu bệnh hại : bệnh chổi rồng,
bệnh virus trên sắn, thán thư sắn… và đặc biệt các loài sâu hại như rệp sáp bột
hồng hại sắn (Phenacoccus manihoti), sùng trắng (ấu trùng của bọ hung)… Gần
đây, đã có nhiều nghiên cứu nhận thấy có các loài nhện đỏ nhỏ hại sắn rất quan
trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức sống và năng suất cây trồng, chúng dùng kim
chích vào mô cây hút dịch làm cho cây còi cọc, làm chết đỉnh sinh trưởng, rụng
lá… Do cơ thể nhện hại thường rất nhỏ bé, khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Những hiểu biết và nhận thức về nhện còn hạn chế, người nông dân nhiều lúc
không phân biệt được triệu chứng gây hại của nhện hại cũng như cách phòng trừ
đúng đắn.
Để hiểu thêm về loài nhện đỏ hại sắn có ảnh hưởng như thế nào, đặc điểm
của chúng ra sao, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học,
sinh thái học của nhện đỏ 2 chấm (Tetranychus urticae) và nhện đỏ son
(Tetranychus cinnabarinus) hại sắn tại Hà Nội”
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài:
2.1. Mục đích đề tài:

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học nhện 2 chấm (Tetranychus
urticae) và nhện đỏ son (Tetranychus cinnabarinus) hại sắn
2.2. Yêu cầu của đề tài:
-

Điều tra thành phần, diễn biến mật độ sâu , nhện đỏ và thiên địch của chúng

-

trên sắn tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội.
Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái học của nhện đỏ 2 chấm (T. urticae) và
nhện đỏ son (T. cinnabarinus) hại sắn
5


-

Tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ thả nhện đỏ đến triệu chứng hại trên cây sắn

6


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI:
1. Những nghiên cứu về cây sắn:
Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh và được trồng
cách đây khoảng 5.000 năm được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18.
Sắn là cây lương thực ăn củ có thể sống lâu năm, thuộc họ Đại
kích (Euphorbiaceae). Hiện nay, ở Việt Nam, sắn được trồng rộng rãi từ Bắc chí

Nam do sắn là 1 nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo vì sắn dễ
trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ, sắn
được xem như là cây lương thực chính đứng thứ 3 chỉ sau lúa và ngô.
Năm 2011, toàn thế giới có 100 nước trồng sắn với tổng diện tích đạt 19,64
triệu ha, năng suất củ tươi bình quân 12,83 tấn/ ha, sản lượng 252,20 triệu tấn.
Ở nước ta những năm gần đây, cây sắn thực sự đã trở thành cây hàng hoá
góp phần rất lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay cả nước có 53 nhà
máy công suất trên 50 tấn tinh bột ngày đêm và khoảng hơn 2.000 cơ sở chế biến
thủ công. Sản lượng tinh bột hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, đóng góp đáng kể cho
nền kinh tế quốc dân.
Giá trị từ củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%;
chất protein, béo, xơ, tro trong 100g được tương ứng là 0,8-2,5 g, 0,2-0,3 g, 1,1-1,7
g, 0,6-0,9 g; chất muối khoáng và vitamin trong 100 g củ sắn là 18,8-22,5 mg Ca,
22,5-25,4 mg P, 0,02 mg B1, 0,02 mg B2, 0,5 mg PP. Lá sắn trong nguyên liệu khô
100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất
7


khoáng 6,7%, xanhthophylles 350 ppm. Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các
acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.
Sản phẩm từ sắn (củ, thân, lá) được dùng để chế biến ra nhiều loại sản phẩm
phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp như: Dược, dệt, hoá dầu thực phẩm, chăn
nuôi… Giá trị của cây sắn ngày càng được nâng cao nhờ những ứng dụng rộng rãi
của nó. Trong ngành dược, tinh bột sắn được sử dụng làm tá dược trong sản xuất
thuốc, biến tính tinh bột sắn cho nhiều sản phẩm có giá trị như đường gluccose,
fructose … để làm dịch truyền hoặc các phụ gia cho các sản phẩm khác. Tinh bột
sắn còn được dùng để làm hồ vải, làm lương thực, thực phẩm cho người, đặc biệt
tinh bột sắn là thành phần không thể thiếu được trong ngành công nghiệp chế biến
thức ăn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản do nó có độ dẻo cao và không bị tan trong
nước. Từ tinh bột sắn có thể chế biến được gần 300 loại sản phẩm khác nhau. Lá

sắn dùng để chế biến thức ăn gia súc hoặc dùng để nuôi tằm Eri rất tốt, do chứa
nhiều axit amin và một số chất dinh dưỡng. Thân sắn dùng để chế biến cồn, làm
giấy, ván ép, chất đốt hoặc làm giá thể trồng nấm …
Một trong những ứng dụng có thể nói nổi bật nhất hiện nay của cây sắn là
sản xuất xăng sinh học để dùng cho các động cơ đốt trong, không gây ô nhiễm môi
trường. đây là hướng phát triển chủ yếu hiện nay.
2. Các nghiên cứu chung về nhện và 2 loài nhện đỏ, nhện đỏ 2 chấm
(Tetranychus urticae) và nhện đỏ son (Tetranychus cinnabarinus)
2.1 Nghiên cứu về nhện nhỏ hại cây trồng
Dẫn theo bách khoa toàn thư khoa học 2002, lớp nhện Arachnida là nhóm lớn
thứ hai của động vật chân đốt Arthropoda. Phân bố trên toàn thế giới. Hiện có hơn
70.000 loài nhện trong đó bộ nhện lớn, bộ ve bét và bộ bọ cạp là ba bộ có ý nghĩa
nhất. Hầu hết nhện sống trên mặt đất và một số sống trong môi trường nước, thở
8


bằng phổi hoặc khí quản. Nhện có tám chân, chung không có râu. Các cơ quan của
nhện được chia thành hai phần, đầu ngực ở phía trước và phía sau là bụng. Ngoại
trừ một số loài ve bét có hai phần hợp nhất gần nhau nên không thể nhìn thấy sự
tách biệt.
Acarina thuộc lớp Arachnida phân ngành động vật chân kìm . Môi trường
sống chủ yếu của ve bét là trên cạn, số ít sông dưới nước, với hơn 50.000 loài được
mô tả trên toàn thế giới, thức ăn của chúng rất phong phú như thực vật, xác chết
động vật và kí sinh trùng. Cơ thể gồm 2 phần chính là đầu ngực và bụng, có 4 cặp
chân, không có cánh và râu . Khác với nhện, ấu trùng ve bét chỉ có 6 chân, giai
đoạn nhộng và trưởng thành mới đủ 8 chân. Ve bét có kích thước rất nhỏ, hầu hết
dài từ 0,3-0,5mm riêng họ Eriophyidae chỉ dài 0,1-0,2 mm. Cấu trúc của các phần
phụ tùy theo thói quen sinh hoạt và thức ăn. Chúng được sử dụng để bắt và giết
chết con mồi. Trong một số con ve và bọ ve các phần phụ được sử dụng để điều
chỉnh cho giao phối (Zhi-Qiang Zhang, 2003). Lớp da của ve bét rất mỏng gồm

nhiều lớp biểu bì, các lớp da thường xanh xao sau mỗi lần lột xác những sẽ sớm trở
về thành màu vàng, trắng hay đỏ khi trưởng thành. Chúng hô hấp qua da hoặc khí
quản, các khí quản mở qua 1-4 cặp lỗ thở nằm ở phía trước của cơ thể hoặc
ở hai bên. Ve bét có một hoặc hai cặp mắt, đôi khi có một mắt duy nhất.
Ve bét là đơn tính khác gốc. Lưỡng hình giới tính được thể hiện dưới nhiều hình
thức của họ. Các vị trí của lỗ sinh dục khác nhau rất nhiều. Hầu hết ve và bọ ve là
loài đẻ trứng. Các giai đoạn phát triển gồm trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành
(Uri Gerson et al, 1988). Trong bộ nhện hại cây trồng gồm 4 họ chính là họ
Tetranychidae, Tarsonemoidae, Tenuipalpidae, Eriophyidae.
Theo Zhi-Qiang Zhang (2003), họ Tetranychidae hay còn gọi là họ nhện
chăng tơ thuộc bộ Acari gồm 1200 loài, phân bố trên toàn thế giới, gây hại kinh tế
nghiêm trọng trên các cây lương thực chính và cây cảnh. Cơ thể mềm, dài khoảng
9


0,4mm thường có màu đỏ, cam hoặc vàng trong. Vòng đời của nhện kéo dài 1-2
tuần hoặc hơn tùy thuộc vào loài nhện, nhiệt độ, cây chủ, độ ẩm và các yếu tố môi
trường khác. Họ Tetranychidae có các loài nguy hiểm như nhện đỏ son
(Tetranychus cinnabarinus Boisduval ), nhện đỏ 2 chấm (Tetranychus urticae )
Nhện đỏ 2 chấm Tetanychus urticae (Koch) thuộc họ Tetranychidae là
một trong những loài phổ biến nhất trên toàn thế giới, gây hại trên 150 cây kí
chủ có giá trị kinh tế và hơn 300 loài thực vật trong nhà kính. Nhện ăn các lục
lạp tế bào của lá làm lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng nhạt đến nâu.
Thiệt hại nặng có thể gây khô rụng lá dẫn đến cây bị chết (Zhi-Qiang Zhang,
2003)
Nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus Boisduval (Acari: Tetranychidae)
phân bố trên toàn thế giới, gây hại nghiêm trọng trên các cây rau như đậu, cà tím,
ớt, cà chua, bầu bí. Ngoài ra chúng còn gây hại trên cây ăn quả và cây cảnh. Chúng
sống ở mặt dưới lá, chúng dùng vòi chích hút vào mặt mô lá tạo những vết chích
nhỏ li ti, vết chích ban đầu trắng nhạt sau chuyển sang vàng nhạt. Nếu không kiểm

soát sẽ gây rụng lá. (Ronald FL Mau, JaymaL. Martin Kesing 1992)
Họ Tarsonemoidae hay còn gọi là nhện trắng thuộc lớp động vật chân đốt
Arachnida. Phân bố trên thế giới với khoảng 500 loài. Thức ăn của chúng rất đa
dạng bao gồm nấm, thực vật và kí sinh vật cộng sinh trên côn trùng (Asharf
Montasser, 2010). Chúng có kích thước rất nhỏ, chiều dài trung bình khoảng
0,1mm và không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chu kì sống của nhện rất ngắn,
thường kéo dài hơn 1 tuần, vòng đời có trứng, ấu trùng và trưởng thành các tuổi.
Con cái đẻ 1-5 trứng mỗi ngày trong 1-2 tuần. Con cái sông lâu hơn con đực và
thường xuất hiện nhiều hơn (Zhi-Qiang Zhang, 2000)
Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus (Banks) (Acari: Tarsonemoidae) là
một dịch hại lớn trên khắp các vùng nhiệt đới và trong nhà kính của vùng ôn đới.
10


Chúng tấn công rất nhiều loài cây trong đó nhiều cây có giá trị kinh tế như cà chua,
tiêu, dưa chuột, hoa cúc. Chúng thường xuất hiện ở mặt dưới của lá non gây triệu
chứng như lá nhăn nheo, đổi màu, dị dạng. Nếu không được kiểm soát cây sẽ
ngừng tăng trưởng và sự sống của cây bị đe dọa (Zhi-Qiang Zhang, 2003)
Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley (Acari: Tarsonemidae) được ghi
nhận một dịch hại nghiêm trọng trên lúa (Krishna Karmakar, 2008). Nhện có kích
thước rất nhỏ và có khả năng sinh sản cao. Chúng sống tập trung trong bẹ lá và gân
lá. Nhện tán công mạnh làm lúa sẽ thiếu dinh dưỡng dẫn đến lúa không trổ, hạt lép
nhều làm giảm năng suất lúa (Natalie A. Hummel, 2009)
Nhện Phytonemus pallidus (Banks) (Acari: Tarsonemoidae) là một loài phổ
biến đến từ Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á, châu Úc, châu Âu và châu Phi. Nó là một
dịch hại trên dâu tây, cải xoong và nhiều cây cảnh giống anh thảo, violet, hoa đỗ
quyên, cẩm chướng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Chúng thích ăn lá non và nụ hoa.
Triệu chứng thường gặp là lá bị xoăn, biến dạng, khi bị nhiễm nhện nặng lá sẽ
giòn, chuyển sang màu nâu hoặc màu bạc, hoa và quả non cũng bị đổi màu nặng
chuyển màu đen dẫn đến cây chết (Zhi-Qiang Zhang, 2003)

Họ Eriophyidae phân bố trên toàn thế giới gồm 1859 loài. Eriophyidae hại
trên rất nhiều loài thực vật như cà chua, đào, táo, nho, lúa, ngô, hành, tỏi,.. gây
triệu chứng u sưng, chổi, quăn lá, phồng rộp, gỉ sắt, mạ bạc, rám quả. Chúng có
kích thước rất nhỏ không thể quan sát bằng mắt thường, có hình củ cà rốt, màu
vàng nhạt, không giống như hầu hết các ve khác Eriophyidae chỉ có 4 chân nằm
gần đầu. Chúng không có mắt, trên lưng mang lá chắn, 2 cặp chân hướng về phía
trước. Các lỗ sinh dục ở nữ là ngang và nằm ở phía sau (Ryan S. Davis, 2011).
Chúng di chuyển rất chậm nhưng chúng có thể phát tán một quãng đường xa nhờ
gió và con người, sau khi di chuyển được đến một cây nào đó, nhện có thể phân
biệt được đó có phải cây kí chủ hay không (Katarzyna Michalska et al., 2009). Cả
11


con đực và con cái đều hoàn thành chu kì sống khoảng 1 tuần. Chúng sinh sản rất
nhanh, con cái có thể đẻ 3 quả trứng mỗi ngày và mỗi con cái đẻ tới 87 quả trứng
trong gần 1 tháng sinh sản. Chu kì sống trải qua các pha trứng, ấu trùng, nhộng cà
trưởng thành (Zhi-Qiang Zhang, 2003). Mùa đông chúng ẩn nấp trong chồi lá hoặc
các kẽ hở của cây. Một số loài có thể truyền virus làm biến dạng thực vật và gây
thiệt hại kinh tế cho các loại cây trồng khác nhau. Để kiểm soát chúng cần cắt tỉa,
sử dụng xà phòng, các loại dầu làm vườn, nhện bắt mồi và thuốc trừ sâu.
(Ryan S. Davis, 2011)
Nhện rám vàng hại cam chanh Phyllocoptruta oleivora thuộc họ Eriophyidae
là một dịch hại nghiêm trọng trên cam quýt gây thiệt hại lớn về kinh tế nếu không
được kiểm soát. Tại Israel, nhện gây hại trên tất cả cây có múi. Nhện rám vàng có
kích thước rất nhỏ, con trường thành dài 0,15mm có màu vàng nhạt. Ở điều kiện lí
tưởng nhện sinh sôi nhanh chóng, con cái đẻ từ 20 đến 30 quả trứng trong 20 ngày.
Trứng có hình cầu, thường nằm cạnh gân chính. Nhện phát triển mạnh vào khoảng
tháng 6, tháng 7. Nhện thích những quả ở tán bên ngoài tiếp xúc với ánh sáng mặt
trời, nhưng khi chích hút sẽ chọn chích phần không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
của quả đó, ( Yonatan Maoz et al. , 2014). Khi cây bị nhện tấn công, lá cây sẽ xoắn

lại, xuất hiện những vết li ti trên mặt lá do nhện chích hút, quả bị nám và đổi màu
(McCoy, C. W.; Albrigo, L. G., 1975)
2.2 Những nghiên cứu về nhện đỏ 2 chấm (Tetranychus urticae) và nhện đỏ
son (Tetranychus cinnabarinus)
Vị trí, phân loại
Ngành :Chân đốt (Arthroppoda)
Lớp: Nhện (Arachinidae)
Bộ : Acariforme
Họ : Tetranychidae
12


Loài : Tetranychus urticae (nhện đỏ 2chấm)
Tetranychus cinnabarinus (nhện đỏ son)
Nhện đỏ gây hại lớn trên nhiều loại cây trồng, một số đã trở thành dịch hại
nguy hiểm, ảnh hưởng đến kết quả trồng trọt. Tùy điều kiện canh tác mà thiệt hại
có thể từ vài phần trăm đến 60 – 70%, thậm chí mất trắng. Nhóm nhện hại là các
đối tượng gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng ở nhiều vùng trên thế
giới, chúng là điểm thu hút của nhiều nhà khoa học. Nhiều công trình nghiên cứu
đã xác định thành phần các loài nhện hại trên cây trồng khá phong phú. Nhện hại
cây trồng là những động vật nhỏ đến rất nhỏ, thuộc ngành chân khớp
(Arthroppoda).
Nguyễn Văn Đĩnh (2004) đã nghiên cứu và nhận thấy rằng do cơ thể của
nhện hại rất nhỏ, thường không thấy bằng mắt thường và vết gây hại của chúng
nhỏ li ti nên thời kì gây hại ban đầu không phát hiện được. Toàn bộ thời gian từ lúc
chúng xuất hiện đến khi có triệu chứng gây hại điển hình xảy ra trong vòng 1 – 2
tuần. Việc bùng nổ số lượng nhện gây nên hiện tượng cháy lá, chết điểm sinh
trưởng thường hay xảy ra đối với những cây trồng sử dụng quá nhiều chất hóa học
đặc biệt là thuốc trừ sâu. Hậu quả do nhện gây ra thường bị nhầm là do nắng hạn
làm cháy sém hoặc rám. Theo lịch sử nghiên cứu, thuật ngữ “Acari” được dùng từ

những năm 1650. Cho mãi tới những năm 1660 Ve bét vẫn được gọi là “chấy rận”
hay côn trùng nhỏ. Người đầu tiên đặt tên khoa học Acarus cho Ve bét vào năm
1735 là Linnacus. Đối với cây trồng, một nhóm khá đông đảo gồm hàng trăm loài
nhện hại cây trồng quan trọng như nhện đỏ Tetranychus urticae, nhện trắng
Polyphagotarsonemus latus, nhện xanh T. tanajoa, nhện đỏ hại cam chanh, nhện
đỏ hại táo,... đã gây lên tổn thất vô cùng lớn đối với cây trồng ngoài đồng như làm
rụng lá, phá hỏng quả, làm chết cây, truyền các bệnh nguy hiểm cho cây. Trong
13


kho bảo quản chúng tấn công gây hại hạt cũng như các sản phẩm cất trữ khác kể cả
những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên có một nhóm nhện nhỏ lại là
kẻ thù tự nhiên quan trọng đối với nhện hại cây và có một nhóm khác lại là kẻ thù
tự nhiên của côn trùng và nấm gây hại. Chúng chủ yếu nằm trong họ nhện nhỏ bắt
mồi Phytoseiidae và một số nhóm nhện bắt mồi (NNBM) khác. Rất nhiều loài nhện
nhỏ có tác dụng to lớn trong chu trình tuần hoàn vật chất, phân hủy các chất lân
hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu của đất.
Họ Tetranychidae thuộc tổng họ Tetranychoidea, họ nhện này có trên 1200
loài thuộc 70 giống, là loài ăn thực vật và một số đang là dịch hại chính trên đồng
ruộng. Các nghiên cứu của Prichrad & Baker (1955), Guttereiz (1985) về các khóa
phân loại được Nguyễn Văn Đĩnh đề cập đến cho thấy họ Tetranychidae có đặc
điểm chính sau: có kìm di dộng dài trong đầu giả hoặc kìm có các đốt nhập chung
gốc, đốt xúc biện thứ 4 có 1 vuốt to, đốt bàn I, II và đôi khi đốt ống có các đôi lông
đặc trưng, bàn chân có các lông nhỏ, đệm vuốt có hoặc không có lông mịn, lỗ sinh
dục cái là đặc trưng cho họ và cho loài. Thông thường, có ba đôi lông phía trước
lưng, bốn đôi lông mép lưng, 5 đôi lông lưng và 1 đôi lông mép ngang giữa lưng.
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004), đặc điểm hình thái nhện đỏ son Tetranychus
sp. có các pha phát triển là : trứng, nhện non tuổi 1, nhện non tuổi 2, nhện non tuổi
3 và trưởng thành. Qua mỗi một tuổi, nhện lột xác 1 lần giống như các loài côn
trùng. Chỉ ở gia đoạn trưởng thành chúng mới đầy đủ các cơ quan hoàn chỉnh và

tiến hành sinh sản. Cơ thể hình cầu khá lớn, có thể thấy bằng mắt thường. Kích
thước trưởng thành cái là 440 x 237 µm và trưởng thành đực là 335 x 147 µm. Cơ
thể có màu đỏ hơi son hoặc màu đỏ hơi vàng. Trên lưng mỗi bên có một vệt đỏ
sẫm. Trên lưng có nhiều lông, lông không có u lông. Con đực có cơ thể thon nhỏ,
cuối bụng nhọn, cơ thể có màu đỏ vàng. Đoạn thắt lại của dương cụ có chiều dài
bằng chiều rộng, phía ngoài vát chéo, phía trong tù hay hơi tròn. Trứng hình cầu
14


trơn nhẵn, màu vàng nhạt, khi sắp nở có màu hơi nâu được đẻ rải rác từng quả.
Nhện non tuổi 1 có màu trắng ngà hình bầu dục với 3 đôi chân, trên thân có nhiều
lông dài. Nhện non tuổi 2 có 4 dôi chân, màu vàng nhạt và có nhiều lông dài. Nhện
non tuổi 3 rất giống trưởng thành tuy kích thước nhỏ hơn. Màu vàng rơm hoặc
màu vàng đậm, bắt đầu xuất hiện 2 đốm hơi nâu hoặc đỏ nhạt trên lưng. Tập quán
sinh sống và quy luật phát sinh gây hại: nhện đỏ son đẻ trứng ở mặt dưới lá. Sau 3
ngày trứng nở thành nhện non có 3 đôi chân. Sau 1,8 ngày nhện non lột xác sang
tuổi 2 có 4 đôi chân và sau 2 ngày lột xác lần 2 sang tuổi 3 có 4 dôi chân. Trong
các giai đoạn phát triển thì giai đoạn trưởng thành dài nhất. Một năm có thể có 20 –
25 thế hệ. Nhện đỏ có tỷ lệ sống tự nhiên cao, sau 14 ngày vẫn đạt 100%. Thời
gian đẻ trứng cao vào các ngày 10 – 17, mỗi con cái có thể đẻ từ 4,5 – 8,0 quả
trứng trong ngày. Kết thúc đẻ vào ngày thứ 25 – 30. Trung bình một con cái có thể
đẻ từ 40 – 85 trứng, cao nhất đạt 100 – 120 trứng. Trong năm phát triển mạnh vào
các tháng nóng và khô là tháng 4,5,8 và 9. Trên cây sắn đã phát hiện 6 loài thiên
địch nhện đỏ son gồm một loài bọ rùa đen nhỏ Stethorus sp. (Coccinellidae), cánh
cộc Oligota sp. (Staphylinidae), bọ trĩ Scolothrips sp. (Thripide), muỗi
Lestodiplisis sp. (Cecidomyiidae) và 2 loài nhện bắt mồi Phytoseiulus sp. và
Amblyseius sp. (Phytoseiidae). Trong đó, loài nhện bắt mồi Amblyseius sp. Có mật
độ khá cao, diễn biến mật độ khá đồng điệu với diễn biến mật độ nhện đỏ và có tác
dụng kiềm chế nhện đỏ khá rõ.
Auger et al. (2013) đề làm rõ vấn đề phân loại loài T.cinnabarinus vẫn

không chắc chắn đối với một số loài cùng họ trong bộ ve bét. Họ đã đề xuất để
kiểm tra tình trạng phân loại của nhện nhỏ Tetranychid này thông qua việc xem xét
các nghiên cứu nhằm làm rõ của mình vị trí phân loại. Từ đó đã trình bày và thảo
luận về các kết quả chính liên quan đến các khía cạnh chủ yếu điều tra suốt văn
học được xuất bản từ những mô tả của Boisduval vào năm 1867. Các nghiên cứu
15


liên quan đến dữ liệu hình thái, sinh học và phân tử đã được sử dụng để tách hoặc
synonymise T. cinnabarinus và T. urticae. Dữ liệu hình thái và sinh học mới bổ
sung cũng được bao gồm. Trong việc xem xét đối chiếu các số liệu, các tác giả kết
luận rằng T.cinnabarinus nên được coi như một loài đồng đẳng của các hình thái
loài T. urticae mà nó tạo thành dạng màu đỏ. Theo Vrie et al. (1972) tổng hợp các
tài liệu trước đây của nhiều tác giả về T. cinnabarinus trước đây, loài này thường
được coi là T. urticae, nhưng các nghiên cứu gần đây đã cho thấy nó sẽ khác biệt.
Nó xuất hiện rộng rãi trên cây cảnh, cây rau, cây ăn quả, thuốc lá, bông, và cỏ dại.
nghiên cứu sự xuất hiện của trạng thái ngừng phát dục của ve Tetranychus urticaecinnabarinus ở Lebanon. Đã phát hiện ra các loại khác nhau của con ve, tùy thuộc
vào độ cao. Ở vùng núi ở độ cao khoảng 4,500ft T.urticae trên cây táo có một
trạng thái ngừng phát dục; tại các khu vực ven biển, T.cinnabarinus tái tạo quanh
năm.
Theo Macke et al. (2012) đã đưa ra nghiên cứu về hệ thống xác định giới
tính di truyền nhện nhỏ T. urticae. So sánh con cái mới lớn và con cái giao phối, họ
đã thử nghiệm giả thuyết rằng. Con cái giao phối thay đổi kiểu phân bổ của chúng
để tối đa hóa xác suất để tạo ra con cái tiếp theo. Con cái giao phối được tạo ra ít
hơn nhưng lượng trứng nhiều hơn, đưa đến kết quả chung giống như thúc đẩy sinh
sản nhưng tăng xác suất của việc tạo con cái, vì trứng loài này nhiều hơn có nhiều
khả năng được thụ tinh và do đó trở thành con cái. Hơn nữa, con cái chúng giao
phối tập trung sinh sản sớm trong đời. Thêm nữa, điều này có thể là một cách để
tạo ra nhiều con cái hơn, vì tinh trùng phong phú hơn những năm đầu đời. Đối với
các con cái chưa giao phối, góp phần sinh sản lan rộng có thể là một cách để tiết

kiệm nguồn kéo dài tuổi thọ, do đó làm tăng xác suất của chúng để gặp một bạn
tình. Con cái với nhiều cơ hội giao phối tạo ít trứng và một tỷ lệ giới tính nhỏ thiên

16


về giống cái hơn so với con cái chỉ giao phối 1 lần, đưa ra câu hỏi về lý giải tại
sao giao phối phức thường xảy ra ở các loài này.
Nhiều nhện nhỏ sống trên cây cỏ có thể tấn công cây dâu tây, trong đó có
loài nhện đỏ phương nam, Oligonychus ilicis McGregor, và nhện hai chấm,
T.urticae. Chúng được tìm thấy cùng nhau ăn trên cùng một cây trên phần trên và
dưới của lá. Fadini et al. (2007) đã nghiên cứu các lựa chọn thức ăn cho các vị trí
của O.ilicis và T.urticae trên cây dâu tây. Giả thuyết đầu tiên thử nghiệm xem vị trí
ăn có thể liên quan đến sự phù hợp của các loài. Giả thuyết thứ hai xử lý cho dù
lựa chọn vị trí ăn sẽ được xác định bởi sự hiện diện của một heterospecific nhện
nhỏ. Đánh giá các sở thích, sinh học và khả năng sinh sản của O.ilicis và T. urticae
trên dưới và bề mặt phía trên của lá dâu tây bị nhiễm khuẩn hoặc không do
heterospecific. O.ilicis thích ở trên bề mặt phía trên trong khi T.urticae ưa thích
dưới. Ưu tiên cho các bề mặt lá có tương quan với khả năng sinh sản của các loài
(đo bằng tỷ lệ tăng trưởng nội tại). Mô hình lựa chọn các trang web fedding không
làm thay đổi khi các thử nghiệm lựa chọn đã được áp dụng bằng cách sử dụng các
vị trí trước đây bị nhiễm khuẩn do heterospecific. Mặc dù O.ilicis và T.urticae, rõ
ràng, không tương tác trực tiếp cho vị trí ăn, có một cơ hội mà các loài đầu tiên gây
ra sự phòng thủ trong nhà máy dâu tây giúp làm giảm sự phù hợp của loài thứ hai.
Khả năng của những loài ở lại với nhau trên dâu tây làm tăng khả năng thiệt hại
cho trồng trọt.
Một số nghiên cứu khác đề cập đến, ảnh hưởng của cây kí chủ đến loài nhện
hại T. urticae. Như Filho et al. (2010), đã so sánh sinh học và tập tính của T.
urticae và Phytoseiulus macropilis Banks (Acari: Phytoseiidae) trên bông chuyển
gen và không chuyển gen Bt. Đã nhận định rằng nhện nhỏ 2 chấm, T. urticae là

một động vật ăn cỏ có mục đích hướng đến trên bông Bt, nhưng tìm được và tích
tụ với mức độ cao hơn ở chất độc Cry hơn được thể hiện bằng cây chuyển gen.
17


Hay như tác giả Dermauw et al. (2012), đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa sự
thích ứng của cây chủ và tính kháng thuốc trừ sâu một cách có hệ thống, nhện hai
chấm, T. urticae, là một sự lựa chọn tuyệt vời. T. urticae là một trong những loài
ăn thực vật tạp nhất, được biết: Nó có thể kiếm ăn trên 1.100 loài cây khác nhau ở
hơn 140 họ thực vật tạo ra một loạt các phòng thủ hóa học, nhện đã biểu hiện
nhanh chóng sự thích nghi mới mẻ hoặc chủ thể ít thuận lợi mà không có một
đánh giá tương quan so sánh thể lực với các chủ thể gốc. Hơn nữa, sự thích ứng lâu
dài trên một chủ thể duy nhất không rõ rệt làm giảm biến đổi về di truyền hoặc sau
khả năng thích ứng với một chủ thể khác nhau. Ngoài ra, theo kinh nghiệm phát
triển đã chỉ ra rằng mặc dù gây ra phản ứng thực vật đến T. urticae ăn thực vật
giảm thể lực của con ve không thích nghi, phản ứng cây trồng gây ra dẫn đến
những con ve có thể lực cao thích nghi, cho thấy nhện có thể vượt qua cả phòng vệ
của cây thiết lập và gây ra. Song song với loạt phổ kí chủ khá rộng, T. urticae đã
chứng tỏ khả năng chưa từng có để phát triển tính kháng thuốc trừ sâu; bất kể các
hợp chất hóa học, các trường hợp đầu tiên của tính kháng thường được báo cáo
trong vòng một vài năm sau khi giới thiệu một bộ ve bét mới. Sự lựa chọn cho sức
đề kháng trong T.urticae được gia tăng bởi sức sinh sản cao và vòng đời rất ngắn
và còn bởi có khả năng xác định hệ thống giới tính bất thường của chúng (con cái
không phối ra những con đực đơn bội)
Tác giả Suzuki et al. (2008), lại nghiên cứu phổ hoạt động để chống
Arylalkylamine N-acetyltransferase Hoạt tính trong nhện 2 chấm T. urticae, có đề
cập đến nghiên cứu của Veerman và các đồng nghiệp đã tiến hành điều tra hiện
tượng cơ bản về cơ chế xác định quang chu kỳ của trạng thái ngừng phát dục ở
T.urticae.
Một nghiên cứu có liên quan khác về ảnh hưởng của vi khuẩn Wolbachia đã lựa

chọn nhện T.urticae là loài nghiên cứu. Vi khuẩn Wolbachia là vi khuẩn nội bào đã
18


nói lên sự quan tâm đặc biệt vì nó có khả năng thay đổi sinh học của vật chủ của
nó trong nhiều cách khác nhau. Trong hai phát hiện nhiện nhỏ, T. urticae, vi khuẩn
Wolbachia có thể gây ra sự không tương thích tế bào chất phức hợp (CI) kiểu hình
và biến đổi thể lực, mặc dù là ít biết về các cơ chế. Các câu trả lời đã được tìm thấy
là sự kết hợp cụ thể, với sự phiên mã của gen là 251 ảnh hưởng ở con cái và 171
gen bị ảnh hưởng theo con đực. Một số các gen bị ảnh hưởng sâu sắc hơn nữa
trong cả hai giới thủ thể các tế bào tương tác gen và các gen tham gia giảm quá
trình oxy hóa, tiêu hóa và giải độc. Một số gen khác có vai trò tiềm năng trong sinh
sản. Con nhện nhỏ T. urticae là dịch hại nông nghiệp với một phạm vi rộng lớn và
kí chủ kháng thuốc trừ sâu mạnh. Hệ gen của nó, ở 90 MB, là giải trình tự nhỏ nhất
của động vật chân đốt gen. Nó cũng là bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên trong số các
động vật chân khớp , mà tách ra từ động vật chân đốt khác dòng dõi với hơn 450
Mya ( Zhang et al., 2014). Cũng cùng tài liệu về ảnh hưởng của Wobachia đến
nhện nhỏ, Breeuwer báo cáo rằng Wobachia gây ra sự không tương thích tế bào
chất trong 2 loài nhện nhện, T. uticae và T. turkestani, trong phép lai giữa các cá
nhân nhiễm và không nhiễm nhệt nhỏ không bị nhiễm bệnh đã được bắt nguồn từ
dòng bị nhiễm kháng sinh điều trị.
T. urticae là một loài ăn tạp cao với một phân bố có tính quốc tế, có tình trạng dịch
hại trên hơn 100 loại cây trồng quan trọng về kinh tế trên toàn thế giới. Mặc dù có
một số nỗ lực trước đó để cô lập các marker di truyền, chỉ có một bộ suy nhược
của microsatellite locus đã được công bố. Tận dụng lợi thế của các trình tự bộ gen
toàn bộ của T. urticae mà gần đây đã trở thành có sẵn; họ phân lập và mô tả một
tập mới của microsatellite loci và thử nghiệm mức độ đa hình ở quần thể có nguồn
gốc từ một khu vực địa lý rộng (Sauné et al., 2015)
Northcraft and Watson (1987) đã nghiên cứu sinh học phát triển của nhện đỏ son,
T. cinnabarinus, được xác định ở ba mức nhiệt độ dao động bất thường, và bảng

19


sống đã được xây dựng. Nhiệt độ và phương tiện của chế độ 3 dao động là: 15.030.00C ; 19.4-33.60C và 23.1-38.60C. Thời gian phát triển, tỷ lệ tuổi thọ, và sự sống
còn của con cái trưởng thành đã giảm đáng kể tất cả với nhau tăng nhiệt độ. Giai
đoạn tiền đẻ trứng và tỷ lệ và thời gian đẻ trứng cũng có xu hướng giảm với mỗi sự
gia tăng nhiệt độ. Lần thế hệ trung bình là 17.7, 14.3 và 11.6 ngày, tương ứng, tại
nhiệt độ 22.7, 26.6 và 30.5. Có tỷ lệ nội tại cao hơn tăng tự nhiên, rm, với mỗi gia
tăng nhiệt độ. phép nhân mỗi thế hệ, R0, cho mỗi nhiệt độ tăng là 31.2, 33.0 và
27.3, tương ứng.
Theo Xu et al. (2014) nhện đỏ son, T. cinnabarinus, là một loài nhện nhỏ là
sâu bệnh quan trọng trong nông nghiệp, bởi vì nó có thể phát triển kháng thuốc trừ
sâu một cách dễ dàng. Để có được thông tin gen có giá trị và cơ sở phân tử cho các
nghiên cứu kháng thuốc tương lai của nhện đỏ son, phân tích transcriptome đầu
tiên của nhện đỏ son đã được tiến hành. Mười loại gen có liên quan đến thuốc trừ
sâu kháng trong động vật chân đốt đã được tạo ra từ hệ phiên mã nhện đỏ son, bao
gồm cả 53 P450-, 22GSTs-, 23 CarEs-, 1 AchE-, 9 nAChRs-, 8 GABA receptor-, 1
sodium channel-, 6 ATPase- và 12 Cyt b genes. Từ đó họ đã phát triển tài nguyên
phân tử quan trọng cho giải thích T. cinnabarinus liên quan đến kháng thuốc trừ
sâu. Các phân tích lắp ráp transcriptome sẽ tạo thuận lợi đáng kể của chúng tôi
nghiên cứu về cơ chế thích nghi môi trường căng thẳng (bao gồm cả thuốc trừ sâu)
trong nhện đỏ son ở cấp độ phân tử, và sẽ rất quan trọng cho việc phát triển các
chiến lược kiểm soát mới chống nhện nhỏ này.
Theo Kazak and Cemal (2007) thì thời gian phát triển, tỷ lệ sinh sản, và các
thông số tăng trưởng dân số của T. cinnabarinus trên 8 giống dâu tây (Fragaria ×
ananassa Duchesne) đã được đánh giá trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tổng thời
gian phát triển của cả con đực và con cái chưa trưởng thành không bị ảnh hưởng
đáng kể bởi các giống dâu tây. T. cinnabarinus đẻ nhiều hơn đáng kể trứng mỗi
20



ngày trên giống Muir (8.46) so với các giống khác. Tương tự như vậy, T.
cinnabarinus trên Muir có tỷ lệ sinh sản ròng (Ro) cao nhất (120,19 con cái/ con
cái), trong khi Ro là thấp nhất trên cây dâu tây ngọt (39,51 con cái/ con cái) Thời
gian thế hệ dao động từ 18,96 đến 22.32 ngày, nhưng không có ảnh hưởng đáng kể
của giống đã được nhìn thấy. Tỷ lệ nội tại của sự gia tăng (rm) cho thấy một mô
hình tương tự như của Ro; Tỷ lệ nội tại của sự gia tăng là cao nhất trên Muir
(0,253) và thấp nhất Sweet Charlie (0,208).
Mặt khác theo sự nghiên cứu của Zeng and Wang (2010) sự phát triển, sinh sản và
thuốc diệt ve nhạy cảm của T. cinnabarinus đã được nghiên cứu sau một thời gian
dài (khoảng 40 thế hệ) tiếp xúc với các nồng độ khác nhau của axit mưa; pH 2.5,
3.0, 4.0, và 5.6. Nước khử Ion hóa (pH 6.8) dung như là một chất điều khiển.
Những con nhện được nuôi trên lá cà tím ở 28 °C, 80% RH và thời gian chiếu sáng
là 14:10 (L: D) trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy rằng thời gian giai đoạn
chưa trưởng thành bị ảnh hưởng đáng kể do tiếp xúc với mưa axit. Thời gian ngắn
nhất (8.90 ngày) đã được ghi lại khi các quần thể tiếp xúc với mưa axit có pH là
5.6, trong khi thời gian lâu nhất (9,37 ngày) xảy ra sau khi tiếp xúc với mưa axit có
pH là 2,5. So với quần thể đối chứng, tuổi thọ con trưởng thành đã được rút ngắn
với sự gia tăng nồng độ axit. Tương tự như vậy, thời gian đẻ trứng cũng ngắn hơn
bởi sự gia tăng nồng độ axit. Theo thống kê, sức sinh sản của con cái không có sự
khác biệt đáng kể giữa pH 5,6, pH 4,0 và các quần thể đối chứng, nhưng đã có sự
khác biệt đáng kể giữa các quần thể đối chứng và những quần thể tiếp xúc với
mưa axit có pH 2,5 và pH 3,0. Điều này cho thấy rằng nhện bị sinh sản ra dị tật
bẩm sinh sau thời gian dài tiếp xúc với mưa axit có nồng độ axit cao (pH 2.5 và
3.0). Tỷ lệ gia tăng nội tại trong các nhóm quần thể khác nhau không bị ảnh hưởng
đáng kể, nhưng tỷ lệ sinh sản ròng của các quần thể tiếp xúc với mưa axit có pH
2.5 và 3,0 là ít hơn đáng kể so với pH 4.0, 5.6, và quần thể đối chứng. Kết quả thí
21



nghiệm sinh học cho thấy rằng sau thời gian tiếp xúc với mưa axit, tính nhạy cảm
của những con nhện từ hai loại thuốc diệt ve (Dichlorvos và Fenpropathrin) là
không thay đổi đáng kể.
Bên cạnh đó, Wang et al. (2006) cho rằng sự phát triển, sinh sản và ve bét mẫn
cảm của Tetranychus cinnabarinus (Boisduvals) (Acari: Tetranychidae) đã được
nghiên cứu sau thời gian dài (khoảng 40 thế hệ) tiếp xúc với nồng độ khác nhau
của mưa axit; pH 2.5, 3.0, 4.0, và 5.6. Nước khử Ion hóa (pH 6.8) phục vụ như là
một điều khiển. Những con nhện đã được nuôi trên lá cà tím ở 28°C, 80% RH và
thời gian chiếu sáng của 14:10 (L: D) trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy
rằng thời gian giai đoạn chưa trưởng thành bị ảnh hưởng đáng kể do tiếp xúc với
mưa axit. Thời gian ngắn nhất (8.90 ngày) được ghi nhận cho quần thể tiếp xúc với
pH 5.6 mưa axit, trong khi thời hạn dài nhất (9.37 ngày) xảy ra sau khi tiếp xúc với
pH 2.5 mưa axit. So với quần thể kiểm soát, tuổi thọ của con trưởng thành đã được
rút ngắn với sự gia tăng nồng độ axit. Tương tự như vậy, thời gian đẻ trứng cũng
ngắn hơn do sự gia tăng nồng độ axit. Theo thống kê, sức sinh sản của con cái
không có sự khác biệt đáng kể giữa pH 5.6, pH 4.0 và quần thể kiểm soát, nhưng
không có sự khác biệt đáng kể giữa quần thể kiểm soát và loài tiếp xúc với pH 2.5
và pH 3,0 mưa axit. Điều này gợi ý rằng nhện nhỏ bị dị tật bẩm sinh sản sau thời
gian dài tiếp xúc với mưa axit có nồng độ axit cao (pH 2.5 và 3.0). Tỷ lệ nội tại của
sự gia tăng trong các quần thể khác nhau không bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng tỷ lệ
sinh sản ròng của các quần thể tiếp xúc với pH 2.5 và 3,0 mưa axit là ít hơn pH4.0,
5.6, và kiểm soát quần thể đáng kể. Kết quả xét nghiệm sinh học cho thấy sau thời
gian dài tiếp xúc với mưa axit, tính nhạy cảm của những con nhện đến hai loài ve
bét, dichlorvos và Fenpropathrin, không thay đổi đáng kể.
Còn tác giả Bu et al. (2015) T.cinnabarinus là một dịch hại nông nghiệp ăn tạp trên
toàn thế giới mà có danh hiệu là kháng thuốc tốt nhất trong các động vật chân đốt.
22


Họ báo cáo trước đây việc xác định các thuốc diệt ve hợp chất β-sitosterol từ

Mentha piperita và Inula japonica. Tuy nhiên, cơ chế diệt ve của β-sitosterol là
không rõ ràng. Do các nghiên cứu di truyền hạn chế thực hiện, họ bắt đầu lắp ráp
giải mã hệ phiên mã của T.cinnabarinus sử dụng trình tự Illumina và tiến hành một
phân tích biểu hiện khác biệt của nhện đối chứng và nhện lây nhiễm bằng βsitosterol.
Mặc dù phương pháp phòng trừ chủ yếu loài nhện đỏ này là hóa học nhưngcó
nhiều mặt hạn chế về sức khỏe con người môi trường. Như Singh et al. (2005)
trong số các nhện nhỏ sống bằng cây cỏ, T. urticae là loài nhện hại nhiều nhất và
tấn công vào một loạt các loại rau. Amblyseius longispinosus (Evans) là nhện săn
mồi tiềm năng của T. urticae. Việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc trừ sâu kết quả
để bùng nổ của T. urticae và dẫn đến việc giết chết nhện săn mồi. Bởi vậy, gần đây
các nhà nghiên cứu đã ưu tiên nghiên cứu các biện pháp đấu tranh sinh học bằng
các loài thiên địch thuộc nhóm nhện bắt mồi chủ yếu thuộc họ Phytoseiids. Theo
tác giả Argolo (2012) nghiên cứu về Tích hợp quần thể nhện đỏ T. urticae, tối ưu
hóa kiểm soát sinh học trên Clementine. Kết quả cho thấy Phytoseiids thể hiện một
mô hình phân bố không gian tương tự theo mật độ con mồi khác nhau. Cả hai
Phytoseiids được tìm thấy chủ yếu trên lá, nơi T. urticae đã có mặt. Tuy nhiên, với
mật độ sâu thấp, N. californicus cho thấy một xu hướng cao hơn để di chuyển đến
các thân cây. Hơn nữa, phát hiện con mồi bằng các phương pháp phân tử chứng
minh P. persimilis là một động vật ăn thịt cao, thậm chí ở các mật độ con mồi thấp.
Dựa trên những kết quả này, việc sử dụng thêm của P.persimilis được khuyến
khích để đưa vào khống chế quần thể nhận đỏ 2 chấm. Wang et al. (2007) nghiên
cứu về ảnh hưởng đến hoạt động của loài nhện đỏ T. viennensis và T. cinnabarinus
từ chất chiết xuất từ lá cây óc chó. Chất chiết xuất có tiếp xúc cả hai và nhiễm độc
toàn thân những con ve.
23


Các nhện hai đốm T. urticae là một loại sâu bệnh quan trọng và ăn tạp trên diện
tích canh tác ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những nỗ lực nghiên cứu đáng kể đã được dành cho
việc tìm kiếm chiến lược thay thế cho sự đàn áp của T. urticae. Động vật ăn thịt

Phytoseiid như P. persimilis Athias-Henriot (Acari: Phytoseiidae) là loài kiểm soát
sinh học quan trọng nhất của con ve sống bằng cây cỏ trong các chương trình quản
lý dịch hại tổng hợp cây trồng ngoài trời và nhà kính. Mặc dù hiệu quả của các loài
bắt mồi Phytoseiid để kiểm soát sinh học của nhện trên cây chủ của chúng, chúng
không thể có khả năng duy trì các quần nhện nhỏ dưới mức tổn thất kinh tế cho
một khoảng thời gian dài. Vì vậy, kiểm soát sinh học của T.urticae phải được thực
hiện trong sự hiện diện của các ứng dụng hóa học. Trong sự hiện diện của các ứng
dụng hóa học, kiểm soát sinh học của nhện nhỏ có thể đạt được bằng các loại thuốc
trừ sâu có chọn lọc hoặc ít độc hại. Một số loại thuốc trừ sâu tự nhiên, bao gồm xà
phòng mềm, đã được thử nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm cho các hiệu
ứng côn trên nhện T. cinnabarinus và côn trùng nhỏ khác. Xà phòng mềm được coi
là hiệu quả nhất để kiểm soát bọ ve. Tuy nhiên, đó không phải là loại độc cao đối
với những quả trứng của nhện và mật độ quần thể tăng rất nhanh chóng và ứng
dụng thường xuyên là cần thiết cho việc kiểm soát qần thể nhện. Tác dụng của xà
phòng mềm trên T.cinnabarinus, trên dưa chuột trồng trong điều kiện nhà kính
cũng đã được nghiên cứu. Thuốc trừ sâu thay thế đã được nghiên cứu trong nhà
kính cho cả quản lý dịch hại tổng hợp và nông nghiệp hữu cơ và kết quả đầy hứa
hẹn đã thu được với việc sử dụng xà phòng mềm (Çobanoğlu & Alzoubi, 2013)
Cũng có nghiên cứu về Hiệu quả của năm hợp chất khác nhau "Agrin, Abamectin,
Super Misrona dầu, Micronized Sulfur và chất chiết xuất từ tỏi giống" được thử
nghiệm với các nhện cái hai đốm, T. urticae và nhện săn mồi của nó, P. persimilis
trong điều kiện phòng thí nghiệm. Và nhận thấy kết quả của nghiên cứu này chỉ ra
rằng Abamectin là hợp chất hiệu quả nhất chống lại T. urticae và P. persimilis, và
các hợp chất thử nghiệm có thể được sắp xếp theo một thứ tự giảm dần như sau:
24


Abamectin, Micronized Sulfur, Super Misrona dầu, Agrin và chất chiết xuất từ tỏi
giống. Ngoài ra nó có thể kết luận rằng, P. persimilis đã chịu thuốc chống lại nhiều
hơn với năm hợp chất đối với T. urticae. (El-Deen and Abdallah, 2013). Erdogan

et al. (2012) cũng đã nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành để xác định hiệu
quả của thuốc trừ sâu chiết xuất từ năm loài cây khác nhau. Bao gồm Allium
sativum L. (Amaryllidaceae), Rhododendron luteum S. (Ericaceae) , Helichrysum
arenarium L. (Asteraceae), Veratrum album L. (Liliaceae), and Tanacetum
parthenium L. (Asteraceae). Kết quả cho thấy đáng khả quan, chiết xuất mang lại
tỷ lệ tử vong cao.
Theo Aksoy et al. (2007) nghiên cứu Pseudomonas putida dạng sinh học B như là
một tác nhân kiểm soát khả năng sinh học của T. urticae. Các vi khuẩn được phân
lập trong đất nhà kính từ Carsamba, Thổ Nhĩ Kỳ. Số lượng nhện chết và trứng
được bắt đầu vào ngày thứ 3 sau khi liệu pháp, và quan sát đã được tiếp tục hàng
ngày cho đến khi tất cả các con ve đã chết và ấp trứng đã kết thúc. Cả hai loại ứng
dụng của vi khuẩn giảm đáng kể tổng số trứng và ấp trứng, so với các điều khiển
tương ứng của họ. Phun thuốc của vi khuẩn là đáng kể hiệu quả hơn ứng dụng
nhúng-phun, chứng minh 100% hiệu quả và kết quả là trứng khả thi ít nhất. Các kết
quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng P. putida dạng sinh học B có hiệu quả mạnh
mẽ trong việc gây ra tử vong ở T. urticae.
Để đánh giá các chiến lược qua đông của nấm Neozygites floridana, một kẻ thù tự
nhiên quan trọng của T. urticae, chế độ ngủ đông ở con cái T. urticae là điều tra sự
hiện diện của các cấu trúc nấm trong suốt một mùa đông trên ruộng trồng dâu tây
trong điều kiện khí hậu lạnh ở Na Uy. Nghiên cứu này khẳng định rằng N.
floridanasurvives ở mùa đông khi bị cơ thể nhiễm khuẩn sợi nấm bán nhiễm tiềm
ẩn, bảo vệ bên trong con cái ngủ đông vẫn sống. Do đó nó đã sẵn sàng để phát triển
và sinh bào tử ngay khi điều kiện khí hậu cho phép, gây nhiễm trùng đầu mùa tới
25


×