Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng bằng giác hơi tại bệnh viện thanh nhàn năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.69 KB, 68 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thắt lưng là bệnh lý rất thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế
giới, bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, gặp nhiều nhất ở độ tuổi lao động, ảnh
hưởng tới năng suất lao động [1].Allan D.B và Waddell G cho rằng đau lưng
là phổ biến nhất.Theo một số tác giả thì đau thắt lưng đứng hàng thứ hai sau
các bệnh cảm cúm khiến người bệnh phải đi khám [2].Tại Mỹ, đây là nguyên
nhân hàng đầu gây hạn chế vận động của phụ nữ dưới 45 tuổi, là nguyên nhân
đứng thứ hai khiếnbệnh nhân đi khám bệnh và là nguyên nhân nằm viện đứng
thứ 5 và đau vùng thắt lưng đứng thứ 3 trong số các bệnh phải phẫu thuật
(Andersson – 1999) [3].
Ở Mỹ, tỷ lệ các bệnh đau thắt lưng hàng năm là 15 – 20%.Ở Việt nam,
theo Phạm Khuê trong điều tra tình hình bệnh tật, đau thắt lưng chiếm 2%
trong nhân dân, chiếm 17% những người trên 60 tuổi. Năm 2014,tại khoaY
học cổ truyền Bệnh viện Thanh Nhàn số lượt điều trị liên quan đến đau thắt
lưng là 111/680 lượt bệnh nhân nội trú chiếm 16,32%,tại khoa Phục hồi chức
năng con số này là 191/777,chiếm 24,58%.Theo Nguyễn Văn Đăng, số bệnh
nhân đau thắt lưng vào điều trị tại các khoa khớp, khoa vật lý trị liệu chiếm
khoảng 50% so với các bệnh khác [4].Đau thắt lưng không chỉ khiến người
bệnh phải nghỉ việc, phải trả chi phí điều trị ảnh hưởng đến kinh tế gia đình
và kinh tế xã hội, mà cịn làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và sự
phát triển của cộng đồng.Chi phí hàng năm cho điều trị đau thắt lưng là rất
lớn. Theo Fremoyer, ở Mỹ hàng năm con số này là 20 – 85 tỷ đơ la, cịn ở
Anh là 6 tỷ đơ la [5]. Vì vậy điều trị đau thắt lưng có hiệu quả là một vấn đề
thời sự của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị đau thắt lưng. Điều trị nội
khoa đã được đề cập đến từ lâu và mang lạihiệu quả nhất định, nhưng phương


2



pháp này có nhược điểm là các thuốc giảm đau chống viêm khi sử dụng dài
ngày sẽ để lại nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến người bệnh.
Theo y học cổ truyền, đau thắt lưng thuộc phạm vi chứng yêu thống và
đã có nhiều phương pháp điều trị chứng bệnh này như châm cứu, xoa bóp
bấm huyệt,giác hơi, thuốc thang sắc uống…Giác hơi là phương pháp y học
cổ truyền lâu đời, sử dụng ống giác lên vị trí huyệt nhất định để điều trị bệnh
dựa trên cơ sở học thuyết âm dương, tạng phủ, kinh lạc đã đem lại hiệu quả
điều trị cao trong điều trị các bệnh cơ xương khớp trong đó có đau thắt
lưng[6],[7],[8].Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu chính thức nào đánh
giá tác dụng của giác hơi trong điều trị đau thắt lưng. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng bằng
giác hơi tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2015” nhằm hai mục tiêu:
1.

Đánh giá hiệu quả điều trị đau thắt lưng bằng phương pháp giác
hơi tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2015.

2.

Khảo sát tác dụng không mong muốn của phương pháp.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu –sinh lý cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng: Gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển
đoạn. Đây là nơi chịu tải 80% trọng lượng cơ thể và có tầm hoạt động rộng

theo mọi hướng [9],[10],[11],[12].

Hình 1.1.Các đốt sống thắt lưng
1.1.1. Cấu tạo đĩa đệm – khớp liên cuống
- Đĩa đệm: Nằm trong khoang gian đốt, là một cấu trúc không xương kết
nối hai thân đốt sống trong trụ cột trước. Cấu trúc đĩa đệm đặc trưng gồm hai
phần: Nhân nhầy chứa chất căn bản keo và phần ngoại vi là những bó sợi xếp
thành các vịng đồng tâm.
- Khớp liên cuống: Là những khớp thực thụ, gồm diện khớp là sụn,
bao hoạt dịch, hoạt dịch và bao khớp. Khi đĩa đệm bị thối hóa hoặc


4

thoát vị, chiều cao khoang gian đốt giảm dẫn đến sai lệch vị trí khớp,
thúc đẩy q trình thối hóa và gây đau cột sống.
1.1.2. Cơ – dây chằng
- Cơ vận động cột sống: Gồm hai nhóm cơ chính, nhóm cơ cạnh cột
sống và nhóm cơ thành bụng.
+ Nhóm cơ cạnh cột sống: Chức năng làm duỗi cột sống, đồng thời
có thể phối hợp với nghiêng, xoay cột sống.
+ Nhóm cơ thành bụng:
 Cơ thẳng: Là cơ gập thân người rất mạnh.
 Nhóm cơ chéo: Chức năng xoay thân người, khi xoay sang bên trái cần
cơchéo ngoài phải và cơ chéo trong trái hoạt động và ngược lại.
- Dây chằng cột sống: Tăng cường cho sự liên kết giữa các thân đốt
sống giúp cho cột sống vững vàng đồng thời hạn chế những vận động quá
mức của cột sống. Dây chằng dọc trước nằm ở mặt trước các đốt sống, đi
từ đốt đội tới phần trên mặt trước xương cùng.Dây chằng dọc sau nằm ở
mặt sau các thân đốt sống bắt đầu từ xương chẩm chạy tới xương cùng.

1.1.3. Lỗ liên đốt – sựphân bố thần kinh cột sống
- Lỗ liên đốt sống: Rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống qua lỗ liên
đốt.
- Phân bố thần kinh cột sống: Từ phía trong, rễ thần kinh chọc
thủng màng cứng đi ra ngoài tới hạch giao cảm cạnh sống chia hai
nhánh:
+ Nhánh trước: Phân bố cho vùng trước cơ thể.
+ Nhánh sau: Phân bố cho da, cơ vùng lưng cùng bao khớp và diện
ngoài của khớp liên cuống. Nhánh này tách ra một nhánh nhỏ quặt
ngược chui qua lỗ ghép đi vào chi phối cảm giác trong ống sống.
1.2. Đau thắt lưng theo y học hiện đại
1.2.1. Khái niệm về đau thắt lưng


5

Đau thắt lưng là hội chứng đau khu trú trong khoảng từ ngang mức L1
đến nếp lằn mông, đây là một hội chứng xương khớp thường gặp trong thực
hành lâm sàng. Khoảng 65 – 85% những người trưởng thành trong cộng đồng
có đau cột sống thắt lưng cấp tính hoặc từng đợt một vài lần trong cuộc đời và
khoảng 10% số này bị chuyển thành đau cột sống thắt lưng mạn tính [13],
[14].Đau vùng thắt lưng do nhiều nguyên nhângây nên, địi hỏi phải xácđịnh
ngun nhân thì điều trị mới có kết quả.
1.2.2. Nguyên nhân
Đau thắt lưng là hội chứng bệnh lý gặp trong nhiều chuyên khoa khác
nhau có nguyên nhân rất phức tạp.Chỉ có 10 – 15% số trường hợp đau thắt
lưng xác định được nguyên nhân, còn tới 85 – 90% chưa xác định được
nguyên nhân chính xác, người ta gọi là đau thắt lưng cơ năng. Những nguyên
nhân này chỉ có hiện tượng đau và hạn chế vận động cột sống thắt lưng nhưng
khơng có rối loạn về cận lâm sàng và Xquang. Có rất nhiều nhân tố ảnh

hưởng đến đau thắt lưng, trong đó có các vấn đề về kinh tế, xã hội, tâm lý. Do
đó, đau lưng không thể coi chỉ là một bệnh của y học mà còn là phức hợp các
yếu tố: Tâm sinh lý, xã hội trong đó yếu tố tâm lý là rất quan trọng [15],[16],
[17].
Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng được chia thành hai nhóm chính:
Do ngun nhân cơ học hoặc là triệu chứng của một bệnh toàn thể.
Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học, còn gọi là đau vùng thắt lưng
“thông thường” (les lombalgies communes)bao gồm các nguyên nhân tương
ứng với các bệnh lý cơ giới, có thể ảnh hưởng tới cơ, đĩa đệm, các khớp liên
mấu. Các nguyên nhân này chiếm tới 90 – 95% số nguyên nhân đau vùng thắt
lưng, diễn biến thường lành tính.
Đau vùng thắt lưng triệu chứng gợi ý một bệnh trầm trọng hơn như các
bệnh lý về xương, thấp khớp, chấn thương, nhiễm khuẩn, ung thư. Nhóm này
rất cần được khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm nhằm xác định chẩn
đoán và có hướng điều trị theo nguyên nhân.


6

Một số nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng hay gặp như sau:
- Nguyên nhân cơ học: Thoát vị, lồi đĩa đệm, thối hóa khớp liên mấu
sau, trượt đốt sống, hẹp ống sống, các chứng gù vẹo cột sống.
- Các bệnh do thấp: Viêm cột sống dính khớp, viêm cột sống phản ứng,
xơ xương lan tỏa tự phát.
- Nhiễm khuẩn: Viêm đĩa đệm cột sống do lao, viêm đĩa đệm cột sống do
vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, áp xe ngồi màng cứng…
- U lành và u ác tính: Bệnh đa u tủy xương, ung thư nguyên phát, di căn
ung thư vào cột sống…
- Nội tiết: Loãng xương, nhuyễn xương, cường cận giáp trạng.
- Nguyên nhân nội tạng: Tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, tuần hồn…

- Ngun nhân khác: Xơ tủy xương, tâm thần….[3].
1.2.3. Phân loại đau thắt lưng
Đau thắt lưng là hội chứng của nhiều bệnh, thuộc nhiều chuyên khoa
khác nhau, vì vậy việc phân loại cịn chưa thống nhất, có cách phân loại theo
thời gian, có cách dựa theo nguyên nhân, có cách lại dựa vào đặc điểm lâm
sàng để phân loại. Cách phân loại dựa theo thời gian đau và đặc điểm lâm
sàng của Mooney hiện nay thường được sử dụng [18].
Bảng 1.1. Phân loại đau lưng theo phương pháp Mooney
1

Cấp
tính

2

Bán
cấp

3

Mạn
tính

1.1
1.2
1.3

Đau thắt lưng dưới 7 ngày, khơng lan
Đau thắt lưng dưới 7 ngày, lan xuống đùi
Đau thắt lưng dưới 7 ngày, lan xuống chân


2.1
2.2
2.3

Đau thắt lưng từ 7 ngày – 3 tháng, không lan
Đau thắt lưng từ 7 ngày – 3 tháng, lan xuống đùi
Đau thắt lưng từ 7 ngày – 3 tháng, lan xuống chân

3.1
3.2
3.3

Đau thắt lưng trên 3 tháng, không lan
Đau thắt lưng trên 3 tháng, lan xuống đùi
Đau thắt lưng trên 3 tháng, lan xuống chân

1.2.4. Triệu chứng đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học


7

1.2.4.1. Lâm sàng
Đau thắt lưng kiểu cơ học, có kèm hoặc khơng kèm theo đau thần kinh
tọa. Đau có thể lan tỏa toàn bộ cột sống thắt lưng, ở vùng đai, lưng hoặc một
bên… hoặc đau lan về phía mào chậu hoặc xuống phía dưới xương cùng, hoặc
về phía mơng. Mức độ đau tùy trường hợp. Có thể biểu hiện bởi đau, cảm
giác nặng hoặc bỏng rát…
Có 5 đặc điểm lâm sàng gợi ý đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học.
- Cách thức bắt đầu: Khơng có tiền sử ngã hoặc chấn thương rõ rệt, mà

hình thành dần dần ở người có tiền sử đau cột sống thắt lưng cấp hoặc đau
thần kinh tọa, hoặc đã từng đau cột sống thắt lưng thoáng qua.
- Các yếu tố ảnh hưởng: Đau tăng khi gắng sức, đứng lâu, khi gấp thân,
khi ngồi, khi ngủ trên giường mềm, và ngược lại, giảm đau khi bỏ gắng sức,
khi nằm tư thế hợp lý, nằm giường cứng…đáp ứng tốt với thuốc chống viêm
không steroid.
- Thời điểm đau: Hầu như liên quan đến thay đổi thời tiết. Nếu ở phụ nữ
có thể liên quan đến thời ký trước hành kinh.Bệnh nhân đau vào buổi tối, khi
đi ngủ. Một số trường hợp sau ngủ dậy hết hẳn đau, tuy nhiên có một số bệnh
nhân chỉ đau ít và nhanh chóng hết đau sau vài động tác vận động đơn giản.
- Tiến triển đau cột sống thắt lưng: Khá đặc trưng kể từ khi xuất hiện:
Cường độ thay đổi từ tuần này sang tuần khác với các đợt thuyên giảm rồi
tăng dần sau gắng sức, thay đổi.
- Các triệu chứng âm tính: Cần xem xét tiền sử về các rối loạn chức năng
và toàn thân khác, lưu ý khơng có các triệu chứng gợi ý đau vùng thắt lưng do
bệnh tồn thể, đó là:
+ Gần đây tình trạng tồn thân khơng bị thay đổi, khơng sốt.
+ Khơng có các rối loạn chức năng mới xuất hiện: Chức năng dạy dày,
ruột, sản phụ khoa, phế quản – phổi…


8

+ Khơng có biểu hiện đau các vùng cột sống khác: Lưng, cổ, sườn, khớp
khác…
+ Cũng cần khai thác về cách thức sống, đặc điểm cá nhân và trạng thái
tinh thần của bệnh nhân vì đau vùng thắt lưng do nguyên nhân tâm lý cũng rất
thường gặp. Với loại đau thắt lưng này, các xét nghiệm và Xquang hồn tồn
bình thường [19].
1.2.4.2.Cận lâm sàng

- Hội chứng viêm sinh học và bilan phospho – calci âm tính: Đây là triệu
chứng âm tính hết sức quan trọng và là điều kiện để chẩn đoán đau vùng thắt
lưng do cơ học.
- Xquang quy ước: Nói chung khơng cần thiết phải chụp Xquang với tất
cả người bệnh. Có thể gặp một số hình ảnh dưới đây:
+ Xquang cột sống thắt lưng bình thường.
+ Hình ảnh thối hóa cột sống: Hẹp khe khớp đĩa đệm; đặc xương dưới
sụn;xẹp các diện dưới sụn;chồi xương(gai xương tại thân đốt sống)…
+ Hình ảnh trượt đốt sống ra trước thường do gãy phần lá tại cung đốt
sống, còn gọi là “gãy cổ chó”.
+ Hình ảnh lỗng xương: Các đốt sống tăng thấu quang; khe đĩa đệm
không hẹp, không nham nhở; các mâm đốt sống rõ nét, đặc, tạo thành các
đường viền giới hạn thân đốt sống.
1.2.5. Các phương pháp điều trị
Điều trị đau thắt lưng được chia ra làm hai phương pháp: Bảo tồn và phẫu thuật.
1.2.5.1. Nguyên tắc chung[1]
- Nghỉ ngơi và bất động.
- Dùng thuốc giảm đau và giãn cơ.
- Kết hợp vật lý trị liệu.
- Sử dụng một số biện pháp khi cần: Tiêm ngoài màng cứng, tiêm vào đĩa đệm.


9

- Phẫu thuật trong một số trường hợp cần thiết.
- Điều trị nguyên nhân.
1.2.5.2. Điều trị bảo tồn
 Điều trị bằng thuốc [1],[17]

- Thuốc chống viêm giảm đau: Chủ yếu là các thuốc chống viêm không

steroid: celecoxid, meloxicam…
- Thuốc giãn cơ, an thần: Myonal, mydocalm, seduxen…
- Vitamin nhóm B liều cao: Vitamin 3B…
 Điều trị không dùng thuốc [20]

- Điều trị bằng nhiệt: Chườm nóng, bó paraphin, chiếu tia hồng ngoại,
sóng ngắn, vi sóng…
- Điều trị bằng từ trường.
- Masage.
- Kéo giãn cột sống thắt lưng.
 Các phương pháp phong bế[21]

- Phong bế cạnh sống.
- Phong bế rễ thần kinh ở lỗ ghép.
- Phong bế ngoài màng cứng.
1.2.5.3. Điều trị phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật điều trị đau thắt lưng được chỉ định trong các
trường hợp:
- Các di lệch đốt sống, chèn ép tủy sống, hội chứng đuôi ngựa.
- Phẫu thuật làm cứng, cố định từ hai đốt sống trở nên khi có nguy cơ lún
đốt sống, gù vẹo.
- Thốt vị đĩa đệm gây chèn ép tủy sống hoặc thần kinh nặng.
- Hẹp ống sống gây ép tủy sống nặng.
1.3. Chứng yêu thống theo y học cổ truyền


10

Y học cổ truyền xếp đau thắt lưng vào chứng tý, chứng “yêu thống” [6],
[7],[8],[22].

1.3.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.3.1.1. Nội thương:
Chính khí hư yếulàm cho khí huyết lưu thông ở hệ kinh lạc bị ứ trệ.Theo lý
luận của y học cổ truyền “thông tắc bất thống, thống tắc bất thơng” nghĩa là khí
huyết vận hành trong kinh lạc được lưu thơng thì khơng đau, cịn khí huyết vận
hành trong kinh lạc bế tắc sẽ gây đau, bế tắc chỗ nào sẽ gây đau chỗ đó.
Do tuổi cao, mắc bệnh quá lâu sức khỏe kém đến nỗi thận tinh sút kém,
hoặc do bẩm tố tiên thiên thận tinh bất túc gây ra “ Yêu thống’’.
1.3.1.2. Ngoại nhân:
Do tà khí từbên ngồi cơ thể thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập vào kinh lạc
gây bệnh. Trong nội kinh đã mô tả, nguyên nhân của chứng tý chủ yếu do ảnh
hưởng của phong tà, hàn tà và thấp tà.
Phong tà: Phong là gió, chủ khí mùa xn, có tính di chuyển, đột ngột xuất
hiện và đột ngột mất đi. Bệnh thường khởi phát đột ngột, diễn biến nhanh.
Hàn tà: Chủ khí mùa đơng, có tính chất ngưng trệ làm cho khí huyết,
kinh lạc bị bế tắc. Do bản thân người bệnh sẵn có tình trạng ngưng trệ khí
huyết ở kinh lạc, gặp thêm hàn tà xâm nhập nên bệnh dễ có điều kiện phát
sinh, huyết trệ nặng hơn thành huyết ứ. Tính co rút của hàn rất cao làm co rút
cân, cơ. Ngồi ra hàn tà cịn gây cảm giác đau buốt và sợ lạnh.
Thấp tà: Là chủ về cuối mùa hạ, thường có xu hướng phát triển từ dưới
lên (thấplà âm tà). Người bệnh thường có cảm giác tê bì, nặng nề, rêu lưỡi
nhờn dính, chất lưỡi bệu.
1.3.1.3. Do bất nội ngoại nhân
Do chấn thương làm khí trệ huyết ứ gây đau, hạn chế vận động.
1.3.2. Các thể bệnh lâm sàng theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, yêu thống được phân thành 4 thể: Thể phong hàn
thấp, thể thấp nhiệt, thể huyết ứ và thể can thận âm hư. Tuy nhiên, dựa theo


11


tình hình bệnh của bệnh nhân tại khoa, nghiên cứa của chúng tôi tập trung vào
3 thể sau.
1.3.2.1. Thể phong hàn thấp
Triệu chứng: Đau thắt lưng sau khi gặp mưa lạnh, ẩm thấp. Đau thường
tại chỗ, đau có điểm cố định, đau tăng khi gặp lạnh, ẩm, chườm ấm đỡ đau.
Tồn thân sợ gió sợ lạnh, rêu trắng, mạch phù khẩn.
Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn.
Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
1.3.2.2.Thể huyết ứ
Triệu chứng lâm sàng: Xuất hiện sau một sang chấn, vận động sai tư thế.
Đau dữ dội ở vùng thắt lưng, có thể lan xuống mơng và chân, khơng đi lại
được hoặc đi lại khó khăn. Nằm trên giường cứng, co chân dễ chịu hơn.Đau
tăng khi ho, hắt hơi, đại tiện hoặc đi lại vận động.Ăn ngủ kém, mạch nhu sáp.
Chẩn đoán bát cương: Biểu thực.
Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, thơng kinh hoạt lạc.
1.3.2.3. Thể can thận âm hư
Triệu chứng lâm sàng: Đau vùng thắt lưng âm ỉ, đau tăng khi vận động,
giảm khi nghỉ ngơi, kèm hoa mắt chóng mặt, ù tai, triều nhiệt, cốt chưng, đạo
hãn. Đại tiện táo, tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch trầm tế sác.
Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực, nhiệt.
Pháp điều trị: Tư bổ can thận, thông kinh hoạt lạc.
1.3.3. Điều trị theo y học cổ truyền
Cũng như y học hiện đại, y học cổ truyền cũng có nhiều phương pháp
điều trị chứng yêu thống mang lại hiệu quả cao.
1.3.3.1. Phương pháp dùng thuốc


12


Theo y học cổ truyền, mỗi thể bệnh có một pháp điều trị đặc thù với
nhiều bài thuốc cho từng thể. Trên lâm sàng, mỗi bệnh nhân với các đặc điểm
khác nhau, phải dựa theo chứng mà gia giảm cho phù hợp [8].
- Thể phong hàn thấp dùng bài “Can khương thương truật thang” gia giảm.
- Thể huyết ứ dùng bài “Tứ vật đào hồng thang” gia vị.
- Thể can thận âm hư:
+ Độc hoạt tang ký sinh thang.
+ Nếu thiên thận dương hư dùng bài “Hữu quy hoàn”.
+ Nếu thiên thận âm hư dùng bài “Tả quy hoàn”.
1.3.3.2. Phương pháp khơng dùng thuốc
 Xoa bóp bấm huyệt[23]
Xoa bóp là phương pháp ra đời từ rất sớm và phát triển trên cơ sở tích
lũy những kinh nghiệm trong q trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Dưới
ánh sáng của lý luận y học cổ truyền, xoa bóp được làm một cách bài bản, tác
động một cách có hiệu quả lên bì phu, cơ nhục, gân cốt và các điểm đặc biệt
mà y học cổ truyền gọi là huyệt. Thông qua tác động vào kinh lạc, và huyệt,
xoa bóp bấm huyệt có thể đuổi ngoại tà, điều hịa dinh vệ, thơng kinh hoạt lạc,
từ đó điều hịa chức năng tạng phủ, lập lại cân bằng âm dương mà chữa được
bệnh. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt trở thành một thế mạnh của y học cổ
truyền trong điều trị các bệnh thần kinh, cơ xương khớp.
Trong điều trị “yêu thống”, mức độ xoa bóp nhẹ hay nặng tùy thuộc thể
bệnh và ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân.Hư thì bổ, làm nhẹ và thời gian lâu;
thực thì tả, lực tác động mạnh trong thời gian ngắn.Thời gian mỗi lần làm
khoảng 20 – 30 phút.
Các thủ thuật hay dùng: Xoa, xát, day, lăn, bóp, đấm, chặt, ấn huyệt,
bấm huyệt, vận động cột sống, làm từ nông đến sâu, từ nhẹ đến mạnh, từ nơi
không đau đến nơi đau.


13


 Phương pháp châm cứu[24],[25]
Theo quan niệm của y học cổ truyền, bệnh tật phát sinh do sự mất cân
bằng âm dương gây ra bởi các tác nhân bên ngoài (tà khí của lục dâm); hoặc
do thể trạng suy nhược, sức đề kháng giảm yếu (chính khí hư); hoặc do sự
biến đổi bất thường về mặt tình cảm, tâm thần (nội nhân); cũng có khi do
những nguyên nhân khác như thể chất suy yếu, ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt
không điều độ… Khi chính khí suy yếu, tà khí xâm nhập vào kinh lạc làm sự
vận hành khí huyết trong kinh lạc bị tắc trở, “bất thông tắc thống”. Cơ chế tác
dụng của châm cứu là điều hòa sự cân bằng âm dương, làm thơng kinh hoạt
lạc, giúp khí huyết được lưu thơng, từ đó hết đau, chữa khỏi bệnh.
Theo y học hiện đại, cơ chế của châm cứu trong điều trị đau thắt lưng
thứ nhất là do tác động theo tiết đoạn thần kinh, vì huyệt nằm tại nơi đau và
có nhiều đầu mút thần kinh; thứ hai theo cơ chế thể dịch, châm cứu có làm
tăng tiết endophrin có tác dụng làm tăng ngưỡng chịu đựng đau. Ngồi ra,
châm cứu cịn có tác dụng làm giãn cơ, tăng cung cấp máu và dinh dưỡng tại
chỗ do đó có tác dụng giảm đau.
Trong điều trị “Yêu thống”, châm cứu được chỉ định trong mọi mức độ
đau. Các huyệt được lựa chọn theo nguyên tắc “tuần kinh thủ huyệt” và theo
kinh nghiệm. Các huyệt thường được dùng là: Hoa Đà giáp tích, Thận du, Đại
trường du, Ủy trung, Dương lăng tuyền và một số huyệt khác…Bệnh nhiệt thì
châm, bệnh hàn thì cứu.
Để tăng thêm tác dụng của châm cứu, và thuận tiện cho việc thực hiện thủ
thuật này, ngày nay sử dụng phương pháp điện châm, kim châm cứu được mắc
với các nguồn điện kích thích phù hợp, làm tăng hiệu quả giãn cơ, giảm đau.
1.4. Phương pháp giác hơi
1.4.1. Đại cương


14


Liệu pháp giác hơi có nguồn gốc từ y học cổ truyền Trung Quốc, có lịch
sử từ hàng ngàn năm nay. Sử dụng một trong các loại chén tre, chén sành,
chén thủy tinh, đặt chúng lên các vùng trên da bệnh nhân, để làm chỗ đó xung
huyết hoặc chảy máu cục bộ, nhằm mục đích chữa bệnh. Việc sử dụng giác
hơi trong điều trị bệnh nói chung là an tồn qua thực tế lâm sàng sử dụng lâu
dài và các báo cáo từ các nghiên cứu lâm sàng. Có 7 phương pháp giác chính
được sử dụng ở Trung Quốc là:Giác cơ bản, huyết giác, uốn kim, thuốc giác,
uốn nước, đèn flash giác, kim giác. Mỗi phương pháp giác được sử dụng điều trị
các bệnh khác nhau và mục đích điều trị khác nhau như: Giảm đau, giãn cơ liên
quan đến đau cơ mãn tính, đau thần kinh, thối hóa cột sống, đau do Zona; giảm
ho và hen suyễn do lạnh; cảm lạnh thông thường; điều trị mụn trứng cá; mề đay;
viêm tuyến vú…[26]. Tác dụng của giác ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ
giác, áp suất giác, thời gian lưu giác, vị trí giác, tình trạng sức khỏe của bệnh
nhân. Phương pháp giác hơi khơng chỉ có tác dụng điều trị bệnh mà cịn giúp hỗ
trợ chẩn đốn, đánh giá hiệu quả lâm sàng và phòng bệnh [27].
Hiện nay, có rất nhiều cách giác, có thể là dùng lửa đốt vào lòng ống giác
cho cháy hết oxy rồi úp nhanh vào các huyệt vịtrên da. Dưới tác dụng của nhiệt
và chân không sẽ làm da xung huyết tại chỗ, có tác dụng chữa bệnh.Ngồi ra cịn
có cách khác khơng dùng nhiệt là rút khơng khí tronglịng ống giác, tạochân
không làm cho ống giác bám vào bề mặt da,cũng có tác dụng chữa bệnh.
Ở Việt Nam, quy trình thực hiện thủ thuật giác hơi sử dụng các dụng cụ sau:
+ Ống tre nứa nhỏ, ống cốc bằng thủy tinh hoặc ống giác nhựa.
+ Pince vô khuẩn, bông , cồn 70o ,cồn 90o.
+ Có thể dùng thêm: Dầu xanh,nước thuốc thảo dược.


15

Hình 1.2. Ống giác hơi

1.4.2. Cơ chế tác dụng của giác hơi theo y học hiện đại
Những nghiên cứu của y học hiện đại cho rằng: Giác hơi tạo ra kích thích
cơ giới phụ áp. Kích thích này có thể thông qua da và các mạch máu dưới da,
đi qua các tế bào thần kinh truyền tới vỏ não, quá trình điều tiết hưng phấn và
ức chế có tính phản xạ, khiến cho tồn bộ hệ thống thần kinh ln ở trạng thái
cân bằng. Cách thức điều tiết này là một dạng điều tiết cơng năng hai chiều, có
tác dụng rất tốt đối với công năng bệnh lý của cơ thể con người. Khi cơ thể
đang ở trạng thái hưng phấn, giác hơi có thể ức chế lại được, ngược lại khi cơ
thể đang ở trạng thái ức chế thì giác hơi có thể đem lại cảm giác hưng phấn.
Liệu pháp “giác hơi” có thể giúp tăng cường chức năng thực bào, thực khuẩn
của bạch cầu và mạng lưới nội bì, tăng cường khả năng đề kháng bệnh tật của cơ
thể. Tại hai vùng sống lưng trước và sau khi tiến hành giác hơi, người ta so sánh
chỉ số tiêu diệt vi khuẩn của tế bào bạch cầu số lượng huyết thanh. Kết quả cho
thấy sau khi giác hơi, chỉ số này cao hơn rõ rệt. Ngoài ra liệu pháp“giác hơi” cũng
có tác dụng nâng cao rõ rệt đối với một số chức năng miễn dịch đặc biệt khác.
1.4.3. Cơ chế tác dụng của giác hơi theo y học cổ truyền
Như đã trình bày ở phần châm cứu,bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng
âm dương, và cơ chế chữa bệnh là lặp lại cân bằng âm dương đã mất. Giác
hơi thông qua việc đặt ống hút lên một số vị trí xác định trên cơ thể, có thể


16

giúp điều chỉnh phủ tạng khí cơng, giúp cơ thể đạt được trạng thái cân bằng
âm dương.Bệnh tật phát sinh do nguyên nhân bên ngoài (lục dâm), hoặc do
nguyên nhân bên trong (thất tình). Tà khí thực thì phải loại bỏ tà khí, chính
khí hư thì phải bổ. Thơng qua tác dụng của giác hơi, có thể đưa tà khí ra ngồi
và nâng cao chính khí cho cơ thể.
Kinh lạc là đường vận hành của khí huyết, khi cơ thể phát sinh bệnh
tật,kinh lạc bị ứ trở khơng thơng, khí huyết khơng điều hịa.Theo y học cổ

truyền “thơng thì bất thống, thống thì bất thơng”.Thơng qua lực hút và nhiệt
độ của giác hơi có thể làm đả thơng kinh lạc, khí huyết lưu thơng, đã thơng thì
khơng cịn đau nữa, từ đó đạt được hiệu quả chỉ thống (cắt đứt cơn đau).
1.4.4. Chỉ định
- Cảm mạo phong hàn.
- Bệnh đường hô hấp: Viêm phế quản, hen suyễn...
- Bệnh đường tiêu hóa: Đau bụng, sơi bụng, đại tiện lỏng.
- Bệnh cơ xương khớp: Đau cổ vai gáy, đau lưng, thối hóa khớp.
- Bệnh hệ thần kinh: Đau đầu, đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa...
- Bệnh phụ khoa: Thống kinh, bế kinh...
1.4.5. Chống chỉ định
- Người gầy cơ thể suy kiệt.
- Sốt cao mê sảng co giật.
- Vùng da bị bệnh,trầy xước,dị ứng nổi mẩn,vết thương hở,đầu khớp.
- Người bị bệnh tim, thận, phổi, bệnh ưa chảy máu, dễ bị xuất huyết dưới
da, bệnh da toàn thân, ung thư, phù thũng.
- Phụ nữ có thai, đang hành kinh, trẻ em, người tinh thần không ổn định.
1.4.6. Tác dụng không mong muốn
- Bỏng: Làm vừa đủ nhiệt độ tránh làm bệnh nhân bị bỏng.
- Dị ứng da vùng giác hơi.


17

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
2.1.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học hiện đại

- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán xác định đau thắt lưng do
2 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm và thối hóa cột sống thắt lưng, tiêu chuẩn
chọn dựa vào phim chụp XQ và MRI cột sống thắt lưng.
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ đúng liệu trình điều trị.
- Khơng áp dụng phương pháp điều trị nào khác trong quá trình tham gia nghiên cứu.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền
- Bệnh nhân được chẩn đoán đau thắt lưng thuộc thể phong hàn thấp,
huyết ứ và can thận âm hư.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bệnh nhân đau thắt lưng do ngun nhân tồn thân (ung thư, viêm cột
sống dính khớp…)
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý như: Tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái
tháo đường chưa được kiểm soát, bệnh lý tâm thần…
- Bệnh nhân không tuân thủ điều trị, hoặc không tự nguyện tham gia
nghiên cứu.
2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Bộ giác hơi bằng trúcdo Công ty Thiết bị y tế Dũng Giao sản xuất, ống
giác có đường kính 6 – 8cm.


18

Hình 2.1. Bộ giác hơi bằng trúc
- Máy điện châm Electrolic Acupuncture do Công ty TNHH thương
mạivà sản xuất thiết bị y tế Hà nội sản xuất.

Hình 2.2. Máy điện châm
- Pince vô khuẩn, bông, cồn 70o, cồn 90o
- Thước đo độ giãn cột sống thắt lưng, thước đo thang điểm VAS, thước
đo tầm vận động cột sống thắt lưng.



19

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, can thiệp lâm sàng,so
sánh kết quả trước – sau điều trị và có đối chứng.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Lấy mẫu thuận tiện, chọn 60 bệnh nhân được chẩn đoán là đau thắt lưng
do nguyên nhân cơ học, phân bố thành hai nhóm theo phương pháp ghép cặp
tương đồng về mức độ đau.
2.3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/2015 – 09/2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Thanh Nhàn.
2.3.4. Quy trình nghiên cứu
- Tuyển chọn bệnh nhân: Gồm 60 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn theo tiêu
chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu.
- Sau khi bệnh nhân vào viện:
+ Hỏi bệnh và khám lâm sàng toàn diện cho bệnh nhân.
+ Chia bệnh nhân vào hai nhóm ngẫu nhiên.
- Áp dụng phương pháp điều trị đối với từng nhóm:
+ Nhóm nghiên cứu: Điện châm kết hợp giác hơi vùng thắt lưng.
+ Nhóm chứng: Điện châm.
- Liệu trình điều trị cho cả hai nhóm là 14 ngày.
- Theo dõi các biểu hiện lâm sàng và tác dụng không mong muốn trước
(D0) và sau điều trị 14 ngày (D14)
- Đánh giá kết quả điều trị và so sánh hai nhóm.



20

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học
Khám lâm sàng và cận
lâm sàng tại thời điểm D0.

Nhóm nghiên cứu (n = 30)

Nhóm chứng (n = 30)

Điện châm

Điện châm + giác hơi

Khám lâm sàng và cận
lâm sàng tại thời điểm
D14
So sánh kết quả điều trị

Kết luận

 Giác hơi


21

- Vị trí: Vùng thắt lưng tại vị trí các huyệt: A thị huyệt, Thận du, Đại trường du…
- Giác hơi: 20 phút/ lần/ ngày × 5 ngày/ tuần × 2 tuần.
- Cách thức tiến hành:

+ Chuẩn bị bệnh nhân.
+ Tẩm bông cồn 90˚, lấy lượng cồn vừa đủ.
+ Dùng lửa làm cháy ống giác, không để lửa cháy vào miệng ống giác.
+ Úp nhanh lên da vùng thắt lưng của bệnh nhân, lưu ống giác khoảng 15 – 20
giây.Sử dụng 4 ống giác có đường kính 6cm cho 1 lần thực hiện thủ thuật.
 Điện châm

- Công thức huyệtchung: Chọn theo phác đồ điều trị đau thắt lưng của
khoa y học cổ truyền bệnh viện Thanh Nhàn.
Tên huyệt
A thị huyệt
Thận du
Đại trường
du

Đường kinh
Ngồi kinh
Túc thái
dương Bàng
quang
Túc thái
dương Bàng
quang

Giáp tích L1
Ngồi kinh
– L5

Vị trí
Huyệt tại vị trí đau


Cách châm
- Châm thẳng

Từ khe đốt sống L2
– L3 đo ngang ra
hai bên 1,5 thốn.
Từ khe đốt sống L4
– L5 đo ngang ra
hai bên 1,5 thốn
Từ khe đốt sống L1
– L5 đo ngang ra
hai bên 0,5 thốn.

- Châm xiên xuống dưới45˚.

Ủy trung

Túc thái
dương Bàng
quang

Ở chính giữa nếp
lằn khoeo chân.

Dương lăng
tuyền

Túc thiếu
dương đởm


Chỗ lõm giữa đầu
trên xương chày và
xương mác.

Thể bệnh
Can thận âm hư

- Châm xiên xuống dưới 45˚

- Châm xiên xuống dưới gần
sát mặt da 15 – 20 ˚.
- Châm thẳng

- Châm chếch 45˚ – 60˚

Cách châm
- Châm bổ


22

Phong hàn thấp
Huyết ứ

- Gia huyệt
- Châm tả
- Gia huyệt
- Châm tả
- Gia huyệt


- Điện châm:30 phút/ lần/ ngày × 5 ngày/ tuần × 2 tuần.
- Tần số kích thích:
+ Châm bổ: 1 – 3 Hz
+ Châm tả: > 3 Hz
- Cường độ kích thích: 1 – 10 mA.
2.3.5.Chỉ tiêu nghiên cứu
- Đánh giá mức độ đau theothang điểm VAS.
- Mức độ hạn chế vận động cột sống thắt lưng thông qua tầm vận động
cột sống thắt lưng (gấp, ngửa, nghiêng), độ giãn cột sống thắt lưng theo
Schober, chức năng hoạt động cột sống thắt lưng.
- Các triệu chứng không mong muốn trên lâm sàng:
+ Vựng châm, chảy máu, nhiễm trùng tại chỗ châm, dị ứng ngoài da…
+ Bỏng, dị ứng vùng da nơi giác hơi….
2.3.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị
• Tình trạng đau của cột sống thắt lưng trước và sau điều trị
Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale) từ 1
đến 10 điểm bằng thước đo của hãng Astra – Zeneca [28].


23

Hình 2.3. Hình ảnh thước đau VAS
Đánh giá cảm giác đau bằng thang điểm VAS là dựa vào hỏi bệnh nhân
và để bệnh nhân tự chỉ ra mức độ đau của mình. Trước khi đo, để bệnh nhân
nghỉ ngơi, yên tĩnh, khơng có các kích thích khác từ bên ngồi, sau đó giải
thích và mơ tả cho bệnh nhân hiểu rõ việc mình cần làm.
Thước đo VAS là một thước hai mặt. Mặt quay về phía bệnh nhân có các
hình tượng đa biểu thị từ không đau cho đến đau tột đỉnh, để bệnh nhân dễ
dàng so sánh với mức đau của mình, mặt đối diện quay về phía thầy thuốc, có

chia từ 0 đến 10 điểm. Khi so sánh bệnh nhân tự di chuyển con trỏ đến mức
đau tương ứng, thầy thuốc biết điểm đau của họ ở mặt quay về phía mình.
Hình tượng thứ nhất (tương ứng 0 điểm): Bệnh nhân không cảm thấy bất
kỳ một đau đớn, khó chịu nào.
Hình tượng thứ hai (tương ứng từ 1 – 2,5 điểm): Bệnh nhân thấy hơi đau,
khó chịu, khơng mất ngủ, không vật vã và các hoạt động khác bình thường.
Hình tượng thứ ba (tương ứng từ 2,5 – 5 điểm): Bệnh nhân đau, khó
chịu, mất ngủ, bồn chồn, khơng dám cử động hoặc kêu rên.
Hình tượng thứ tư (tương ứng từ 5 – 7,5 điểm): Bệnh nhân đau nhiều,
đau liên tục, khơng thể vận động, ln kêu rên.
Hình tượng thứ năm(tương ứng từ7,5 – 10điểm): Bệnh nhân đau đớn tận
cùng, có thể thống ngất.


24

- Cách đánh giá:
Kết quả
Mức độ đau
Điểm
Hình tượng thứ I
Khơng đau
4
Hình tượng thứ II
Đau nhẹ
3
Hình tượng thứ III
Đau vừa
2
Hình tượng thứ IV

Đau nhiều
1
Hình tượng thứ V
Đau khơng chịu nổi
0
• Sự thay đổi độ giãn cột sống thắt lưng (Nghiệm pháp Schober)trước và sau
điều trị[17],[29].
- Cách đo: Bệnh nhân đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, hai bàn chân
mở một góc 60˚, đánh dấu mốc thứ nhất chính giữa khe L4 – 5 đo lên 10cm
và đánh dấu mốc thứ hai. Yêu cầu bệnh nhân gập người tối đa trong khi vẫn
giữ hai gối thẳng, rồi đo khoảng cách hai điểm đó. Kết quả được tính bằng số
đo lần sau trừ đi 10cm. Bình thường giá trị này là 4 – 6cm. Độ giãn cột sống
thắt lưng được xem là giảm khi chỉ số này dưới 4cm.
- Cách đánh giá:
Tốt (d ≥ 4 cm)
:4 điểm
Khá (3 ≤ d < 4 cm)
:3 điểm
Trung bình (2 ≤ d < 3 cm)
:2 điểm
Kém (d <2 cm)
:1 điểm
• Đánh giá chức năng hoạt động cột sống thắt lưng [30],[31],[32]
Sử dụng bộ câu hỏi Oswestry Disability, gồm 10 câu hỏi về tình trạng
hạn chế trong sinh hoạt và hoạt động hằng ngày của bệnh nhân (phụ lục2).
Mỗi câu có 5 mức trả lời: Mức độ 0 là tốt nhất, mức độ 4 là kém nhất. Bệnh
nhân chọn mức độ trả lời phù hợp nhất với tình trạng của mình.
- Cách đánh giá:
Chỉsố Oswestry Disability
0 – 20 %


Mức độ

Điểm

Tốt

4


25

20 – 40 %

Khá

3

40 – 60 %

Trung bình

2

60 – 80 %

Kém

1


60 – 80 %

Rất kém

0

2.3.5.2. Đánh giá tác dụng không mong muốn:
+ Vựng châm, chảy máu, nhiễm trùng tại chỗ châm, dị ứng ngoài da…
+ Bỏng, dị ứng vùng da nơi giác hơi….
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
2.4.1. Xử lý số liệu
- Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý theo phương
pháp xác suất thống kê y sinh học. Các số liệu được xử lý trên máy vi tính qua
phần mềm SPSS 16.0, T Student, χ2.
- Nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
2.4.2. Phương pháp khống chế sai số
- Bệnh nhân nghiên cứu được nằm nội trú tại bệnh viện, được hướng dẫn
đầy đủ về yêu cầu của điều trị, được theo dõi và giám sát chặt chẽ trong suốt
quá trình điều trị.
- Các bệnh nhân được điều trị theo đúng phác đồ nghiên cứu. Trong thời
gian nghiên cứu bệnh nhân không dùng các phương pháp khác để điều trị.
- Các số liệu được xử lý khách quan và trung thực.
2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài
- Đề tài nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng khoa học bệnh viện
Thanh Nhàn
- Nghiên cứu chỉ nhằm nâng cao kết quả điều trị cho bệnh nhân, không


×