Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá tác dụng giải lo âu thực nghiệm và một số tác dụng hướng thần kinh khác của 1 tetrahydropalmatin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 60 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
**********


LÊ DOÃN TRÍ

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢI LO ÂU
THỰC NGHIỆM VÀ MỘT SỐ TÁC
DỤNG HƯỚNG THẦN KINH KHÁC
CỦA l - TETRAHYDROPALMATIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ


HÀ NỘI - 2014


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ DOÃN TRÍ

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢI LO ÂU
THỰC NGHIỆM VÀ MỘT SỐ TÁC
DỤNG HƯỚNG THẦN KINH KHÁC
CỦA l - TETRAHYDROPALMATIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ


Người hướng dẫn:
1. TS. Nguyễn Hoàng Anh
2. Ths. Nguyễn Thu Hằng
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược lực


HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới
TS. Nguyễn Hoàng Anh, Ths. Nguyễn Thu Hằng là những người thầy, người cô
đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Quốc Huy, Bộ môn Thực vật, TS.
Nguyễn Trần Linh, Bộ môn Bào chế, DS. Phạm Đức Vịnh, Bộ môn Dược lực,
trường ĐH Dược Hà Nội đã có những góp ý và giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới anh Đinh Đại Độ, kỹ thuật viên tại bộ môn Dược
lực trường ĐH Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và trực tiếp thực hiện nhiều công
việc xuyên suốt trong quá trình tiến hành đề tài.
Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới:
Các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn Dược lực đã tạo mọi điều
kiện, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, các bộ môn
trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong quá trình học tập
tại trường.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia
đình, những người bạn đã luôn kịp thời động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình

học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Lê Doãn Trí


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lo âu và rối loạn lo âu 3
1.1.1. Lo âu 3
1.1.2. Tình hình dịch tễ 4
1.1.3. Phân loại 4
1.1.4. Sinh hóa thần kinh trong rối loạn lo âu 5
1.1.5. Điều trị rối loạn lo âu bằng các thuốc hóa dược 6
1.2. l – tetrahydropalmain và tác dụng dược lý tâm thần/thần kinh 8
1.2.1. Cấu trúc hóa học và tính chất lý hóa 8
1.2.1.1. Cấu trúc hóa học 8
1.2.1.2. Tính chất lý hóa 9
1.2.2. Nguồn gốc và chiết xuất 10
1.2.3.Các tác dụng dược lý hướng thần kinh và tâm thần của
tetrahydropalmatin. 12
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Nguyên liệu 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.2. Hóa chất, thiết bị 16
2.1.3. Động vật thí nghiệm 16

2.1.4 Chuẩn bị thuốc thử 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 17
2.2.2. Nội dung nghiên cứu 17
2.2.3. Điều kiện tiến hành thí nghiệm 19
2.2.4. Liều lượng sử dụng trong nghiên cứu 19


2.2.5. Các mô hình dược lý thực nghiệm sử dụng trong nghiên cứu 20
2.2.5.1. Đánh giá tác dụng giải lo âu trên mô hình EPM 20
2.2.5.2. Đánh giá tác dụng giải lo âu trên mô hình ETM 21
2.2.5.3 Đánh giá ảnh hưởng trên vận động tự nhiên trên mô hình OFT 22
2.2.5.4. Ảnh hưởng trên thời gian ngủ do thiopental 23
2.2.5.5. Đánh giá tác dụng chống trầm cảm trên mô hình FST 23
2.3. Xử lý số liệu 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 26
3.1. Đánh giá tác dụng giải lo âu của l – tetrahydropalmatin 26
3.1.1 Trên mô hình chữ thập nâng cao, EPM 26
3.1.1.1. Thăm dò liều có tác dụng giải lo âu của l - tetrahydropalmatin 26
3.1.1.2. Tác dụng giải lo âu của l – tetrahydropalmatin sử dụng liều đơn và
liều lặp lại 5 ngày 27
3.1.2 Trên mô hình chữ T nâng cao, ETM 30
3.1.2.1. Sau khi sử dụng liều đơn l – tetrahydropalmatin 30
3.1.2.2. Sau khi sử dụng liều lặp lại 21 ngày l – tetrahydropalmatin 31
3.2.Ảnh hưởng trên hoạt động tự nhiên và khám phá của l-tetrahydropalmatin 32
3.2.1. Sau khi sử dụng liều đơn l –tetrahydropalmatin 33
3.2.2. Sau khi sử dụng liều lặp lại 5 ngày l – tetrahydropalmatin 34
3.3. Tác dụng an thần của l – tetrahydropalmatin 34
3.4. Tác dụng chống trầm cảm của l – tetrahydropalmatin 35
3.5. Bàn luận 36

3.5.1. Về tác dụng giải lo âu 37
3.5.2. Về ảnh hưởng trên hoạt động tự nhiên và khả năng khám phá 39
3.5.3. Về tác dụng an thần 41
3.5.4. Về tác dụng chống trầm cảm 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
APA
Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ (American Psychiatric Association)
ASD
Rối loạn stress cấp (Acute stress disorder)
BZD
Benzodiazepine
CLO
Clomipramin
CREB
Protein liên kết từng phần đáp ứng với AMP vòng (Cyclic-
AMP response element-binding protein)
DZP
Diazepam
DSM-IV-TR
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 4th
Edition, Text Revision
EPM
Mô hình chữ thập nâng cao (Elevated plus maze)
ERK
Protein chuyển gốc phosphat điều hòa tín hiệu ngoại bào
(Extracellular signal-regulated kinase)

ETM
Mô hình chữ T nâng cao (Elevated T maze)
FST
Mô hình bơi cưỡng bức (Forced swim test)
GABA
Gamma amino butyric acid
GAD
Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized anxiety disorder)
ICD-10
International Classification of Diseases, Tenth Revision
IMAO
Monoamino oxidase inhibitors
IR
Tia hồng ngoại (Infrared)
OCD
Rối loạn ám ảnh – cưỡng chế (Obsessive – compulsive
disorder)
OFT
Mô hình môi trường mở (Open field test)
PD
Rối loạn hoảng sợ (panic disorder)
PTSD
Rối loạn stress sau chấn thương (Post-traumatic stress
disorder)
RLLA
Rối loạn lo âu
SSRI
Ức chế tái thu hồi chọn lọc serotonin (Serotonin selective
reuptake inhibitors)



TCAs
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Tricyclic antidepressants)
THP
Tetrahydropalmatin
WHO
Tổ chức Y tế thế giới (World health organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Kết quả định lượng THP (Nguyễn Tiến Vững)
10
1.2
Kết quả định lượng THP (Lã Đình Mỡi)
10
1.3
Kết quả định lượng THP (Nguyễn Quốc Huy)
11
3.1
Tác dụng của l – tetrahydropalmatin và diazepam trên thời
gian lưu, số lần vào tay hở và tổng số lần lưu lại tay kín/tay hở
trên mô hình EPM
26
3.2
Tác dụng của l - tetrahydropalmatin và clomipramin sử dụng
liều đơn trên các chỉ tiêu đánh giá của mô hình ETM

31
3.3
Tác dụng của l - tetrahydropalmatin và clomipramin sử liều
lặp lại 21 ngày trên các chỉ tiêu đánh giá của mô hình ETM
32
3.4
Tác dụng của l - tetrahydropalmatin và diazepam sử dụng liều
đơn trên các chỉ tiêu đánh giá của mô hình OFT
33
3.5
Tác dụng của l - tetrahydropalmatin và diazepam sử dụng liều
lặp lại 5 ngày trên các chỉ tiêu đánh giá của mô hình OFT
34
3.6
Ảnh hưởng của clomipramin, l – tetrahydropalmatin thông qua
các chỉ tiêu đánh giá trên mô hình bơi cưỡng bức (FST)
36



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1
Sắc ký đồ của dịch chiết alcaloid toàn phần của 6 loài thuộc
chi Stephania Lour. (UV 254 và 365 nm)
12
2.1
Mô hình chữ thập nâng cao

20
2.2
Dụng cụ chữ T nâng cao
21
2.3
Mô hình môi trường mở
22
2.4
Dụng cụ cho thí nghiệm bơi cưỡng bức
24
3.1
Tác dụng của l – tetrahydropalmatin và diazepam sử dụng liều
đơn trên thời lưu lại tay hở
27
3.2
Tác dụng của l – tetrahydropalmatin và diazepam sử dụng liều
đơn trên số lần vào tay hở và tổng số lần lưu lại tay kín, tay hở
28
3.3
Tác dụng của l – tetrahydropalmatin và diazepam sử dụng liều
lặp lại 5 ngày trên thời lưu lại tay hở
29
3.4
Tác dụng của l – tetrahydropalmatin và diazepam sử dụng liều
lặp lại 5 ngày trên số lần vào tay hở và tổng số lần lưu lại tay
kín, tay hở
29
3.5
Ảnh hưởng trên thời gian ngủ do thiopental của diazepam
(DZP) và l – tetrahydropalmatin

35



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lo âu (anxiety disorders) là sự lo sợ quá mức trước một tình huống
xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng đến sự thích nghi với
cuộc sống của người bệnh. Đây là một trong những rối loạn tâm lý có tính phổ biến
cao, có xu hướng ngày càng gia tăng, thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như
mất ngủ, trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi [15] . Hiện nay, phương pháp
điều trị rối loạn lo âu chủ yếu là phối hợp liệu pháp tâm lý với thuốc giải lo âu
(anxiolytics). Các thuốc giải lo âu có nguồn gốc hóa dược chính được sử dụng là
các dẫn chất của benzodiazepin, buspiron và các thuốc chống trầm cảm ức chế chọn
lọc tái thu hồi serotonin hoặc chống trầm cảm 3 vòng [22]. Hạn chế lớn nhất của các
thuốc có nguồn gốc hóa dược là tác dụng phụ, khả năng lệ thuộc thuốc và phản ứng
cai thuốc xảy ra khi dừng điều trị. Thêm vào đó, giá thành cao của các thuốc này
cũng là vấn đề cần quan tâm khi sử dụng thuốc hàng ngày trong một thời gian dài
cho bệnh nhân. Vì vậy, sử dụng các thuốc và sản phẩm có nguồn gốc dược liệu hiện
được coi là hướng tiếp cận bổ sung và thay thế cho các thuốc có nguồn gốc hóa
dược trong điều trị rối loạn lo âu [52].
l – tetrahydropalmatin (l – THP) là 1 alkaloid được tìm thấy ở nhiều loài thực
vật khác nhau nhưng chủ yếu có trong các loài thuộc chi Corydalis (Yan Hu Suo)
[46] và chi Stephania Lour. [21]. Tại Việt Nam, năm 1941, Bùi Đình Sang và
Bonnet đã phát hiện và chiết xuất được l – THP đặt tên là rotundin, đưa Việt Nam
thành nước đầu tiên chiết xuất được rotundin (1944: Nhật, 1957: Cộng hòa dân chủ
Đức, 1960: Liên Xô, 1962: Trung Quốc,…). Theo Ngô Đại Quang (1999), tác dụng
dược lý của l – THP được nghiên cứu từ thời Pháp thuộc và đã được áp dụng điều
trị từ năm 1944 và trong suốt cuộc kháng chiến chống pháp đối với các trường hợp

đau tim, mất ngủ, hen, đau bụng; trong đó, tác dụng rõ rệt nhất là tác dụng an thần,
gây ngủ. l – THP có nguồn gốc từ tự nhiên nên có những ưu điểm nổi bật độc tính
thấp, sự dung nạp thuốc tốt, mang lại giấc ngủ sinh lý, không gây mệt mỏi, nhức
đầu như các thuốc có nguồn gốc hóa dược [14]. Gần đây các nhà nghiên cứu quan
2

tâm hơn và cũng có một số nghiên cứu được công bố về đánh giá và tìm kiếm mức
liều thể hiện tác dụng giải lo âu của l – THP [39] [62] [63].
Để góp phần nghiên cứu sâu hơn về tác dụng giải lo âu và các tác dụng dược
lý tâm thần kinh có liên quan của l – THP, tạo cơ sở cho việc phát triển và ứng dụng
thuốc trong điều trị các rối loạn bệnh lý liên quan , đề tài được thực hiện với 2 mục
tiêu:
1. Đánh giá tác dụng giải lo âu thực nghiệm của l – tetrahydropalmatin
2. Đánh giá các tác dụng dược lý hướng thần kinh và tâm thần có liên quan khác tại
mức liều thể hiện tác dụng giải lo âu của l – tetrahydropalmatin.
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lo âu và rối loạn lo âu
1.1.1. Lo âu
Lo âu (anxiety) là rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó
chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi
hộp, cảm giác siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu vùng thượng vị và bứt rứt,
không thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ. Lo âu là một tín hiệu báo động, báo
trước một nguy hiểm sắp xảy ra và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để
đương đầu với sự đe dọa [15].
Cần phân biệt lo âu bình thường và lo âu bệnh lý. Sự phân biệt này có thể dựa
trên khả năng kiểm soát lo âu, thời gian kéo dài, cường độ và hành vi kèm theo. Đối
với lo âu bình thường, lo âu thường xuất hiện cùng tình huống và mất đi khi tình
huống đã được giải quyết; đồng thời có thể được điều trị hiệu quả bằng cách trấn an

hoặc liệu pháp tâm lý đơn giản. Đối với lo âu bệnh lý, lo âu không có nguyên nhân
rõ rệt hoặc quá mức so với mong đợi, các triệu chứng thường nặng và gây nhiều
khó chịu, kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh và
có thể kèm theo những ý nghĩ hoặc hành vi có vẻ quá mức hoặc vô lý (như né tránh,
hành vi cưỡng chế…); đồng thời việc điều trị cần phải được điều trị theo nguyên
nhân sau khi đã được khám toàn diện về cơ năng và tâm thần [15].
Rối loạn lo âu (RLLA, anxiety disorders) là một trong những rối loạn tâm lý
có tính phổ biến cao, có xu hướng ngày càng gia tăng, thường kết hợp với nhiều rối
loạn khác như mất ngủ, trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi [15]. Trong đó,
trầm cảm và lo âu thường đi kèm với nhau; khoảng 3/4 bệnh nhân trầm cảm có lo
âu kèm theo và trên 1/2 bệnh nhân lo âu có biểu hiện trầm cảm rõ rệt [23]. Nhiều
bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể cảm thấy lo âu dữ dội cũng như ở bệnh nhân
sảng hoặc sa sút tâm thần. Lo âu cũng có thể vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của
nghiện rượu hoặc nghiện ma túy. Nhiều bệnh hệ thống cũng kết hợp với lo âu, trong
trường hợp này lo âu là do các tác động sinh lý trực tiếp của bệnh hệ thống nhưng
4

cũng có thể do điều trị hoặc nhận thức tiêu cực của người bệnh về bệnh của mình
[15].
1.1.2. Tình hình dịch tễ
Mặc dù đã được Sigmund Freud nghiên cứu từ gần một thế kỷ trước với tên
gọi loạn thần kinh lo âu (anxiety neurosis), cho đến nay RLLA vẫn luôn là một lĩnh
vực mới mẻ, thu hút sự quan tâm của nhiều nhóm nghiên cứu. Chỉ trong vòng vài
thập niên trở lại đây, các nhà khoa học và thầy thuốc thực hành đã xây dựng các tiêu
chuẩn chẩn đoán, đánh giá tỷ lệ của các RLLA khác nhau, hiểu được phần nào cơ
sở tâm lý - sinh học cũng như phát triển một số liệu pháp hóa dược và tâm lý có
hiệu quả. Các nghiên dịch tễ học tại Hoa Kỳ cho thấy cứ 4 người thì có 1 người đáp
ứng các tiêu chuẩn của ít nhất một RLLA và tỷ lệ bệnh chung trong 1 năm là
17,7%, chi phí cho rối loạn lo âu chiếm khoảng 1/3 chi phí của nghành tâm thần,
đặc biệt liên quan nhiều đến các chi phí gián tiếp. Phái nữ thường bị rối loạn lo âu

nhiều hơn phái nam với tỉ lệ bệnh chung suốt đời của hai phái lần lượt là 30,5% và
19,2%, tỷ lệ này giảm ở tầng lớp có thu nhập cao [23].
Tại Việt Nam, chưa có điều tra dịch tễ nào được thực hiện đánh giá tỷ lệ mắc
lo âu và các rối loạn liên quan khác nhưng với tốc độ đô thị hóa cao, nhịp sống công
nghiệp và cường độ làm việc căng thẳng, số lượng bệnh nhân đến khám với rối loạn
lo âu có xu hướng ngày càng gia tăng (ghi nhận của bác sĩ Nguyễn Văn Nuôi, bệnh
viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh).
1.1.3. Phân loại
Hiện nay, dựa vào các biểu hiện lâm sàng, các nghiên cứu về dịch tễ, di truyền
và sinh học cũng như sự đáp ứng với các phương pháp điều trị chuyên biệt, người ta
chia RLLA thành nhiều loại khác nhau. Sự phân loại RLLA theo hệ thống phân loại
bệnh tật quốc tế ICD – 10 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1992) và DSM-IV-TR
của Hiệp Hội tâm thần Hoa Kỳ (APA, 2000) về cơ bản giống nhau, trong đó rối
loạn lo âu được chia thành các loại như sau [20] [23]:
- Rối loạn lo âu toàn thể (generalized anxiety disorder, GAD)
- Rối loạn ám ảnh – cưỡng chế (obsessive – compulsive disorder, OCD)
5

- Rối loạn hoảng sợ (panic disorder, PD) bao gồm có hoặc không có ám sợ khoảng
rộng (agoraphorbia)
- Rối loạn ám sợ khoảng rộng không có tiền sử rối loạn hoảng sợ
- Rối loạn ám ảnh xã hội (social phorbia)
- Rối loạn stress sau chấn thương (post-traumatic stress disorder, PTSD)
- Rối loạn stress cấp (acute stress disorder, ASD)
1.1.4. Sinh hóa thần kinh trong rối loạn lo âu
Các nghiên cứu sinh lý bệnh và dược lý tại thời điểm hiện tại đề xuất mối liên
quan của RLLA với 3 cơ chế chính [23]:
- Kiểu noradrenalin: lo âu, tăng nhạy cảm và phản ứng quá mức với các tác nhân
kích thích dẫn đến điều hòa xuống (down regulation) receptor 
2

adrenergic trung
ương.
- Kiểu benzodiazepin: triệu chứng lo âu có thể do giảm hoạt động hệ GABA
A
, chất
dẫn truyền ức chế của thần kinh trung ương.
- Kiểu serotonin: các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ liên quan đến sự thâm hụt
serotonin dẫn tới giảm hoạt động của con đường dẫn truyền serotonin.
Trong rối loạn lo âu toàn thể (GAD), hiệu quả điều trị của các benzodiazepin
và buspiron đã hướng các nghiên cứu sinh học vào các hệ thống dẫn truyền thần
kinh GABA và serotonin. Các benzodiazepin (chất chủ vận receptor benzodiazepin)
có tác dụng làm giảm lo âu trong khi flumazenil (chất đối kháng) lại làm tăng lo âu.
Mặc dù chưa có bằng chứng về sự bất thường của các receptor benzodiazepin trong
rối loạn lo âu toàn thể, một số nghiên cứu đã tập trung vào thùy chẩm là vùng có
mật độ receptor benzodiazepin cao nhất trong não; các vùng não khác được cho là
có liên quan đến rối loạn lo âu toàn thể gồm: các hạch đáy não, hệ viền và vỏ não
thùy trán. Do buspiron là chất chủ vận receptor 5-HT
1A
nên có giả thuyết rằng có sự
bất bình thường trong điều chỉnh hệ serotonergic. Các hệ thống dẫn truyền thần
kinh khác cũng đã được nghiên cứu trong rối loạn lo âu toàn thể bao gồm
noradrenergic, glutamat và cholecystokinin [23].
6

Trong rối loạn hoảng sợ (PD), một số nghiên cứu về cơ sở sinh học nhận thấy
các triệu chứng của rối loạn này có liên quan đến các bất thường sinh học trong cấu
trúc và chức năng não. Các nghiên cứu này đã đưa đến giả thuyết cho rằng sự rối
loạn điều chỉnh (dysregulation) của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên có liên
quan đến sinh lý bệnh của rối loạn hoảng sợ. Hệ thần kinh tự chủ của một số bệnh
nhân mắc chứng rối loạn hoảng sợ được cho là bị tăng trương lực giao cảm, thích

ứng chậm với các kích thích mạnh và đáp ứng quá mức với các kích thích trung
bình. Các hệ thần kinh chính được cho là có liên quan bao gồm noradrenergic,
seroroninergic và acid gamma-aminobutyric (GABA). Sự rối loạn hoạt động hệ
serotonergic rất rõ rệt trong PD. Nhiều nghiên cứu với các thuốc chủ vận – đối
kháng hỗn hợp receptor serotonin đã làm tăng lo âu, các đáp ứng này có thể do sự
tăng nhạy cảm với serotonin sau synap trong rối loạn hoảng sợ. Cũng có bằng
chứng tiền lâm sàng cho rằng sự giảm chất dẫn truyền loại ức chế GABA cục bộ
trong hạnh nhân đáy bên, não giữa và dưới đồi có thể gây ra các đáp ứng sinh lý
giống lo âu. Các dữ liệu sinh học đã tập trung vào não giữa, hệ viền (có thể liên
quan tới lo âu viễn tưởng) và vỏ não trước trán (có thể liên quan tới né tránh ám
ảnh). Trong số các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau có liên quan, hệ
noradrenergic được chú ý nhiều nhất, đặc biệt với receptor α-adrenergic trước
synap. Vai trò của các receptor này được thăm dò qua thử nghiệm dược lý trên động
vật thực nghiệm với clonidin (chủ vận receptor α
2
) và yohimbin (đối kháng receptor
α
2
) gây ra các hoạt động giống hoảng loạn ở các bệnh nhân rối loạn hoảng sợ [23].
1.1.5. Điều trị rối loạn lo âu bằng các thuốc hóa dược
Hiện nay, phương pháp điều trị rối loạn lo âu chủ yếu là phối hợp liệu pháp
tâm lý với thuốc giải lo âu (anxiolytics). Ba nhóm thuốc giải lo âu có nguồn gốc hóa
dược chính sử dụng trong điều trị bao gồm: thuốc chống trầm cảm, các
benzodiazepin và các chất chủ vận receptor 5-HT
1A
của serotonin [4] [22] [23].
 Các thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc tái thu hồi serotonin (SSRI)
- Thuốc sử dụng: fluoxetin, paroxetin, fluvoxamin, sertralin, citalopram,
escitalopram.
7


- Cơ chế: Ức chế chọn lọc tái thu hồi serotonin về bọc dự trữ ở tận cùng tế bào thần
kinh trước synap, làm tăng hoạt tính serotoninergic trung ương.
- Chỉ định điều trị lo âu: Các SSRI hiện là nhóm thuốc lựa chọn đầu tay trong
nhiều thể lo âu bao gồm: rối loạn ám ảnh cưỡng chế (fluvoxamin, paroxetin,
sertralin và fluoxetin), rối loạn hoảng loạn (paroxetin và sertralin), rối loạn ám ảnh
xã hội (paroxetin và sertralin), rối loạn stress sau chấn thương (paroxetin, sertralin
và fluoxetin) do hoạt phổ giải lo âu rộng và khả năng dung nạp tương đối tốt so với
các nhóm thuốc khác.
- Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, đầy
bụng), rối loạn tình dục (giảm ham muốn, giảm cực khoái), rối loạn giấc ngủ, hội
chứng cai thuốc và tương tác thuốc (ức chế enzym chuyển hóa thuốc CYP2D6,
CYP2C19, gây hội chứng serotonin khi dùng cùng tryptophan, lithi, IMAO và các
thuốc chống trầm cảm 3 vòng).
 Các thuốc chống trầm cảm ba vòng
- Thuốc sử dụng: imipramin, clomipramin, doxepin.
- Cơ chế: Ức chế tái thu hồi serotonin và noradrenalin về bọc dự trữ ở tận cùng tế
bào thần kinh trước synap, làm tăng hoạt tính serotoninergic và noradrenergic trung
ương.
- Chỉ định điều trị lo âu: Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng hiện được xếp vào
nhóm thuốc lựa chọn thay thế (second line) trong điều trị rối loạn lo âu toàn thể, rối
loạn hoảng loạn có ám sợ khoảng rộng và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Tác dụng không mong muốn: gây rối loạn thần kinh và tâm thần (hoang tưởng,
ảo giác, ác mộng, lo lắng, lú lẫn…), kháng cholinergic (gây hạ huyết áp thế đứng,
khô miệng, táo bón), rối loạn nội tiết (rối loạn kinh nguyệt, giảm tình dục…),
độc tính cao hơn SSRI trong trường hợp quá liều, hội chứng cai thuốc khi ngừng đột
ngột.
 Các benzodiazepin (BZD)
- Thuốc sử dụng: diazepam, alprazolam, clonazepam.
- Cơ chế: là chất chủ vận receptor benzodiazepin, một phần của phức hợp

“GABA
A
-kênh Cl
-
”có nhiều ở đồi thị, hệ viền và vỏ não. Sự gắn của BZD vào
receptor tạo thuận lợi cho tác dụng ức chế của GABA, tăng số lần mở kênh Cl
-
qua
trung gian GABA.
8

- Chỉ định điều trị lo âu: Các BZD hiện là nhóm thuốc lựa chọn thay thế trong một
số thể lo âu như: rối loạn hoảng loạn (alprazolam và clonazepam), rối loạn ám sợ xã
hội (clonazepam). Do tác dụng bất lợi trên nhóm bệnh nhân có RLLA kèm theo
trầm cảm hay nhóm bệnh nhân lạm dụng/nghiện rượu nên vị trí của BZD trong điều
trị bị hạn chế hơn so với các SSRI. Khác với SSRI và thuốc chống trầm cảm 3
vòng, BZD khởi phát tác dụng rất nhanh, do đó thường được chỉ định phối hợp điều
trị với SSRI trong giai đoạn đầu.
- Tác dụng không mong muốn: an thần, tổn thương về nhận thức (khó tập trung,
giảm trí nhớ, quên thông tin mới), mất phối hợp vận động, suy hô hấp, lạm dụng
thuốc (tái phát, bật lại và hội chứng cai thuốc).
 Chất chủ vận từng phần receptor 5-HT
1A
(buspiron)
- Chỉ định điều trị lo âu: Chỉ có hiệu quả trong điều trị rối loạn lo âu toàn thể. Do
khởi phát tác dụng chậm đồng thời không chắc chắn về hiệu quả chống tái phát khi
dùng lâu dài nên buspiron được coi là thuốc lựa chọn thay thế.
- Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ
(lúc bắt đầu dùng thuốc), đôi khi gây rối loạn vận động, chứng máy cơ. Nhìn chung,
buspiron dung nạp tốt hơn so với BZD, ít gây bất lợi hơn trên đối tượng bệnh nhân

cao tuổi.
1.2. l – tetrahydropalmain và tác dụng dược lý tâm thần/thần kinh
1.2.1. Cấu trúc hóa học và tính chất lý hóa
1.2.1.1. Cấu trúc hóa học
Tại Việt Nam, năm 1941, Bonnet và Bùi Đình Sang đã chiết từ củ bình vôi
Stephania rotunda Lour. một alkaloid đặt tên là rotundin. Năm 1965, alkaloid này
được xác định là l-tetrahydropalmatin [17].
Công thức cấu tạo [6].

9

- Tên khoa học: 5,8,13,13a – tetrahydro – 2,3,9,10 – tetramethoxy – 6H –
dibenzo[a,g] quinolizin.
- Tên khác: rotundin, gindarin, caseanin, hyndarin.
- Công thức phân tử: C
21
H
25
NO
4

1.2.1.2. Tính chất lý hóa
Tính chất vật lý [6]
- l – tetrahydropalmatin là một alkaloid ở thể rắn, có màu trắng, không mùi,
không vị. Bị chuyển thành màu vàng khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc tiếp xúc
với nhiệt.
- Về tính tan, l – tetrahydropalmatin không tan trong nước, ít tan trong ethanol
và ether, tan trong chloroform, dễ tan trong acid sulfuric loãng. Khi tồn tại ở
dạng muối, l – tetrahydropalmatin dễ tan trong nước.
- Năng suất quay cực: [α]

D
20
= - 291
0
(C = 0,8 ; ethanol 95
0
).
- Điểm chảy: m
p
= 141
0
C – 144
0
C.
- Phổ hồng ngoại (IR) đặc trưng.
Tính chất hóa học [5]
- l – tetrahydropalmatin mang đặc trưng hóa tính của N bậc 3: phản ứng với
thuốc thử chung của alkaloid, tạo muối với các acid vô cơ.
- Mạch kép: oxy hóa l – tetrahydropalmatin (màu trắng) bằng iod sẽ tạo thành
palmatin có màu vàng.


l – tetrahydropalmatin (màu trắng) palmatin ( màu vàng)
Bảo quản: l – tetrahydropalmatin được bảo quản trong lọ thủy tinh kín tối
màu, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
10

1.2.2. Nguồn gốc và chiết xuất
Nguồn gốc
l – tetrahydropalmatin là 1 alkaloid được tìm thấy ở nhiều loài thực vật khác

nhau nhưng chủ yếu được tìm thấy trong các loài thuộc chi Corydalis (Yan Hu Suo)
[54] [46] và chi Stephania Lour. [21]. l – tetrahydropalmatin đã được phân lập từ 16
loài thuộc chi Stephania trên thế giới và 7 loài ở Việt Nam, và là hoạt chất chính
được phân lập từ nhiều loài nhất trong nhóm alkaloid khung protoberberin, cũng
như là thành phần hóa học chính của chi Stephania Lour. [11]. Tại Việt Nam, l –
tetrahydropalmatin chủ yếu được chiết xuất từ các loài thuộc chi Stephania Lour.
Năm 2000, Nguyễn Tiến Vững đã xác định hàm lượng tetrahydropalmatin
(THP) từ 3 loài bình vôi nghiên cứu [18]:
Bảng 1.1. Kết quả định lượng THP (Nguyễn Tiến Vững)
STT
Loài
Hàm lượng THP (%)
1
S. glabra (Roxb.) Miers
0,59
2
S. kuinanensis H.S.Lo
3,06
3
Stephania sp3.
1,52

Năm 2005, Lã Đình Mỡi đã khảo sát hàm lượng THP trong 5 loài bình vôi
nghiên cứu [13]:
Bảng 1.2. Kết quả định lượng THP (Lã Đình Mỡi)
STT
Loài
Hàm lượng
THP (%)
Hàm lượng

THP/alcaloid toàn
phần (%)
1
S. brachyandra Diels.
5,1
50,1
2
S. glabra (Roxb.) Miers
2,1
50,0
3
S.sinica Diels.
1,4
46,4
4
S.kwangsiensis H.S.Lo
1,8
50,5
5
S.hainanensis H.S.Lo
0,6
18,3
11


Vũ Xuân Giang đã xác định hàm lượng THP và palmatin trong loài S.
viridiflavens H.S. Lo thu hái ở Sơn La là: 0,63% và 0,32% [10] . Phạm Thị Duyên
(2004) đã nghiên cứu định lượng THP bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao
(HPLC) cho thấy hàm lượng THP trong loài S. dielsiana (thu hái ở Ba Vì-Hà Tây),
loài S. viridaflavens (thu hái ở Sơn La) và Stephania sp. (trong viên Balok) lần lượt

là: 0,40%; 0,62% và 1,63% [7] [8]. Bùi Thị Bằng đã xác định hàm lượng THP trong
các loài S. brachyandra và S. sinica lần lượt là: 3,55% và 1,31% [2].
Năm 2010, Nguyễn Quốc Huy tiến hành định lượng THP trong 3 loài nghiên
cứu [11].
Bảng 1.3. Kết quả định lượng THP (Nguyễn Quốc Huy)
STT
Loài
Hàm lượng THP (%)
1
S. brachyandra Diels.
3,69
2
S. dielsiana Y. C. Wu.
0,40
3
S. sinica Diels.
2,43

Có thể thấy rõ có sự khác biệt rất lớn về hàm lượng alcaloid và THP giữa các
loài chi Stephania Lour. phát hiện tại Việt Nam. Kết quả khảo sát bước đầu trên sắc
ký lớp mỏng của Đỗ Quyên và Nguyễn Quốc Huy cũng thể hiện rõ điều này:
12




Hình1.1. Sắc ký đồ của dịch chiết alcaloid toàn phần của 6 loài thuộc chi
Stephania Lour. (UV 254 và 365 nm)
BR: S. brachyandra, GL: S. glabra, KW: S. kwangsiensis, SI: S. sinica; SP1:
Stephania sp.1 (Mẫu Hòa Bình), DI: S. dielsiana, R: L-tetrahydropalmatin

Dung môi triển khai sắc ký: Cloroform : Aceton : NH4OH [8 : 2 : 0,1]
1.2.3.Các tác dụng dược lý hướng thần kinh và tâm thần của tetrahydropalmatin.
Ở mức độ phân tử, tetrahydropalmatin (THP), một alcaloid được tìm thấy ở
hầu hết các loài thuộc chi Stephania, có ái lực gắn cao với receptor α
1A
và α
2A
-
adrenergic, receptor D
1
, D
2
và D
3
của dopamin, receptor 5-HT
1A
, 5-HT
1D
, 5-HT
4

5-HT
7
của serotonin [42] [43]. Qua đó, làm cạn kiệt các cấp độ dẫn truyền thần
kinh của noradrenalin, dopamin và serotonin trong hệ thống thần kinh trung ương
[43]. Tác dụng an thần của THP được cho rằng có thể do hoạt động đối kháng của
nó trên receptor D
1
, D
2

và D
3
[38]. Tác dụng đối kháng của THP trên receptor
dopamin giảm dần theo thứ tự D
1
, D
2
, D
3
. Tác dụng giảm đau của THP được chứng
minh cũng có liên quan tới tác dụng ức chế receptor dopamin D
2
[26]. THP đã
được chứng minh rằng có tác dụng hạ huyết áp động mạch và giảm nhịp tim thông
qua quá trình giải phóng của hệ thần kinh serotonergic ở vùng dưới đồi [27]. Đã có
nghiên cứu chứng minh sự khác nhau trong cơ chế tác dụng của 2 đồng phân đối
nhau của dl – tetrahydropalmatin là: d - tetrahydropalmatin (d – THP) và l –
13

tetrahydropalmatin (l – THP), trong khi d – THP tác dụng như một chất làm cạn kiệt
nồng độ dopamin thì l – THP lại là chất đối kháng với dopamin trên receptor của
chất trung gian hóa học này [61]. THP có tác dụng đối kháng receptor α
1
-
adrenergic, chủ vận trên receptor α
2
-adrenergic và là chất điều hòa dị lập thể dương
tính của receptor GABA
A
[36] [59]. THP đối kháng tác dụng hoạt hóa các receptor

serotonin, noradrenalin và dopamin của cocain. Tác dụng trên receptor 5-HT
1A

α-adrenergic giúp giảm nhẹ tác dụng ngoại tháp do đối kháng dopamin [47]. THP
có tác dụng giảm các triệu chứng trong quá trình cai nghiện cocain và heroin trên
thực nghiệm ở chuột cống [47] [64], làm giảm sự thèm muốn và tình trạng tái
nghiện trong quá trình cai nghiện heroin [60]. THP ức chế sự phụ thuộc tâm thần
gây ra bởi oxycodon thông qua ảnh hưởng tới sự phosphoryl hóa CREB (cyclic-
AMP response element-binding protein) và ERK (Extracellular signal-regulated
kinases) ở nhân vòng và hồi hải mã (hippocampus) ở chuột cống [44].
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương của dl-tetrahydropalmatin (THP), một
alkaloid được phân lập từ nhiều loài trong chi Stephania đã được chứng minh trên
các mô hình dược lý thực nghiệm:
Nguyễn Tiến Vững đã tiến hành thăm dò tác dụng của l-THP trên điện não
thỏ. Tất cả các thỏ được tiến hành đặt điện cực vào vùng cảm giác, vận động và thể
lưới thân não. Sau khi cho thỏ uống l-THP với liều 100mg/kg thể trọng trong 7
ngày, thành phần các sóng điện não trong vỏ não vùng cảm giác-vận động và trong
thể lưới thân vỏ não có những biến động rõ. Sự tăng thành phần sóng chậm delta và
giảm thành phần sóng nhanh beta chứng tỏ rằng l-THP có tác dụng tăng cường ức
chế tế bào thần kinh ở vỏ bán cầu đại não và thể lưới thân não [18].
Về tác dụng giải lo âu, nghiên cứu của Leung và cộng sự cho thấy ở liều thấp
(0,5 – 10 mg/kg), THP có tác dụng giải lo âu rõ rệt, tác dụng an thần và giãn cơ chỉ
thể hiện ở liều cao (50 mg/kg). Tác dụng giải lo âu của tetrahydropalmatin bị đối
kháng bởi flumazenil, một chất cạnh tranh vị trí gắn của benzodiazepin trên
GABA
A
receptor, chứng tỏ cơ chế giải lo âu của THP thông qua, ít nhất một phần,
tương tác với vị trí gắn của benzodiazepin trên receptor GABA
A
[36] [39]. Cũng

14

trong nghiên cứu về THP, Hong Xue và cộng sự đã phát hiện: dl – THP thể hiện tác
dụng giải lo âu rõ rệt ở các mức liều 0,1 mg/kg đến 50 mg/kg tính theo trọng lượng
cơ thể chuột [63], trong khi đó l –THP ở các mức liều từ 0,1 mg/kg đến 2,5 mg/kg
tính theo trọng lượng chuột thể hiện tác dụng giải lo âu rõ rệt. Tác dụng an thần
xuất hiện ở mức liều cao (5 mg/kg) [62], đồng thời cơ chế tác dụng có thể liên quan
đến khả năng dl – THP và l - THP là những chất chủ vận tại vị trí gắn
benzodiazepin trên receptor GABA
A
đã được đề xuất [62] [63].
Về tác dụng an thần, trên mô hình tăng cường thời gian ngủ do thiopental,
Phạm Duy Mai và cộng sự đã cho thấy gindarin hydrochlorid (l –
tetrahydropalmatin hydrochlorid) ở mức liều 30 mg/kg thể trọng chuột kéo dài thời
gian ngủ do thiopental lên 1,5 lần so với lô chứng [12]. Cũng theo Nguyễn Tiến
Vững, l – THP ở mức liều 40 mg/kg thể trọng chuột làm tăng thời gian ngủ do
thiopental lên 8 lần so với nhóm chứng [18]. Theo Phạm Văn Vượng và cộng sự,
nghiên cứu tác dụng gây ngủ của siro laroxen (rotundin sulfat) cho thấy ở mức liều
120 mg/kg thể trọng chuột có tác dụng gây ngủ và kéo dài thời gian ngủ tương tự
diazepam [19].
Về ảnh hưởng trên hoạt động tự nhiên, Kai Yue và cộng sự đã cho thấy l –
THP ở mức liều 5 mg/kg tính theo thể trọng chuột làm giảm rõ rệt khả năng hoạt
động trên chuột cống, trong khi các mức liều thấp hơn không cho thấy ảnh hưởng
này [64]. Nghiên cứu của Hong Xue và cộng sự cho thấy mức liều làm giảm hoạt
động tự nhiên của dl –THP và l –THP tương ứng là: từ 0,1 mg/kg đến 100 mg/kg và
từ 5 mg/kg đến 40 mg/kg tính theo trọng lượng cơ thể chuột [62] [63].
Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Vượng và cộng sự cũng cho thấy Laroxen
(rotundin sulfat) mức liều 20 mg/kg cho thấy tác dụng ức chế hung hãn của chuột
với tỷ lệ phần trăm ức chế hung hãn là 36,91% tương tự diazepam. Ở mức liều 60
mg/kg, rotundin sulfat cũng thể hiện tác dụng chống co giật gây ra bởi corazol và

thể hiện tác dụng giảm đau ở mức liều 30 mg/kg [19].
Ứng dụng trong điều trị, l – tetrahydropalmatin từ lâu đã được sử dụng để điều
trị một số rối loạn bệnh lý tâm thần và thần kinh. Tại Trung Quốc, hiệu quả của l –
15

THP như một thuốc giảm đau không opioid, một hoạt chất an thần/giải lo âu, hỗ trợ
điều trị cai nghiện dẫn đến sự chấp thuận trong chỉ định điều trị các bệnh lý tương
ứng [59]. Tại Việt Nam, nhiều sản phẩm chứa THP lưu hành trên thị trường với các
biệt dược: Rotundin, Rotundin 30, Rotunda đã được sử dụng với chỉ định điều trị
an thần gây ngủ, giảm đau, hỗ trợ điều trị cai nghiện.
16

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
l – tetrahydropalmatin (Rotundin) đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm với hàm lượng
98,4%, được cung cấp bởi công ty Cổ Phần Dược phẩm Tâm Hiếu Đức. Mẫu l -
tetrahydropalmatin được kiểm nghiệm tại phòng kiểm tra chất lượng, công ty cổ
phần Traphaco theo tiêu chuẩn cơ sở CP 1998.
2.1.2. Hóa chất, thiết bị
Diazepam (biệt dược Seduxen của Gedeon Richter, Hungari), clomipramin
(biệt dược Clomidep 25 mg của Công ty Sun Pharmaceutical Industries, Ấn độ),
thiopental natri của Rotexmedica (Đức) do công ty cổ phần Dược phẩm TW2 phân
phối.
Dung dịch Tween 80 1%.
Máy nghiền bi siêu mịn Retsch mm20 sản xuất bởi hãng Retsch GmbH & Co
RG của Đức, bộ môn Bào Chế, trường Đại học Dược Hà Nội.
Bơm, kim tiêm nhựa, đồng hồ bấm giây, nhiệt kế, bóng đèn 60W, đèn bàn, cân
phân tích, cân kỹ thuật.
Cốc có mỏ 100, 250 ml, bình định mức 10, 20, 25, 50 và 100 ml, chày, cối,

micropipet 0 ÷ 5000 µl và một số dụng cụ dùng trong chăn nuôi và pha chế của bộ
môn Dược lực, trường Đại học Dược Hà Nội.
2.1.3. Động vật thí nghiệm
+ Chuột nhắt trắng giống đực, chủng Swiss albino khỏe mạnh, khối lượng
trung bình 18-22 g do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương cung cấp.
+ Chuột cống trắng cả giống cái, chủng Wistar, khối lượng 200-250 g do Học
viện Quân Y cung cấp. Chuột được chia lô ngẫu nhiên 8-10 con/lô, nuôi trong điều
kiện nhiệt độ 24±1
o
C, ánh sáng tự nhiên, được nuôi bằng thức ăn chuẩn, uống nước
tự do.

×