ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
tr-ờng ĐạI HọC KHOA HọC XÃ HộI Và NHÂN VĂN
--------------------------
PHAN THị HảI YếN
ĐảNG Bộ HUYệN YÊN LạC (VĩNH PHúC) LÃNH ĐạO
KINH Tế NÔNG NGHIệP Từ NĂM 1995 ĐếN NĂM 2010
LUậN VĂN THạC Sĩ LịCH Sử
Hà Néi - 2014
ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
tr-ờng ĐạI HọC KHOA HọC XÃ HộI Và NHÂN VĂN
--------------------------
PHAN THị HảI YếN
ĐảNG Bộ HUYệN YÊN LạC (VĩNH PHúC) LÃNH ĐạO
KINH Tế NÔNG NGHIệP Từ NĂM 1995 ĐếN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
MÃ số: 60 22 03 15
LUậN VĂN THạC Sĩ LịCH Sử
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Thøc
Hµ Néi - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành luận văn “Đảng bộ huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc)
lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010”, tôi đã khai thác
và sử dụng kết quả của các cơng trình nghiên cứu, tài kiệu tham khảo đã được
công bố trong phạm vi cho phép, nhưng không sao chép một cách thiếu trung
thực. Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của
TS Trần Văn Thức. Nhiều kết quả của luận văn chưa được công bố trong bất
kì cơng trình và luận văn nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 29/ 10/ 2014
Tác giả luận văn
Phan Thị Hải Yến
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,
với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới
toàn thể quý thầy cơ giáo trong bộ mơn lịch sử nói riêng và trong tồn trường nói
chung đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành bài luận văn này.
Đặc biệt cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới TS Trần Văn Thức - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tơi hết sức
tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn.
Xin cảm ơn các cô chú và các anh chị ở Huyện ủy Yên Lạc, Phòng
Thống kê huyện Yên Lạc, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Yên
Lạc, Uỷ ban nhân dân xã Liên châu đã giúp đỡ tôi trong công tác thu thập tài
liệu và cung cấp cho tôi những tài liệu thiết yếu nhất liên quan đến đề tài.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln cổ vũ, động viên tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài luận văn. Đặc biệt là người chồng đã luôn giúp đỡ
tôi trong quãng thời gian thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song vốn kiến thức có hạn, kinh nghiệm
nghiên cứu cịn ít, nên dù không mong muốn đề tài luận văn chắc chắn vẫn
không thể tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót.
Rất mong nhận được nhiều ý kiến, nhận xét, đánh giá, đóng góp của
quý thầy cô và các bạn để đề tài luận văn được hồn thiện hơn. Tơi xin chân
thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 29/ 10/ 2014
Tác giả luận văn
Phan Thị Hải Yến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN YÊN LẠC (VĨNH PHÚC) VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
(1995 - 2000) ..................................................................................................... 8
1.1 Chủ trƣơng của Đảng và Đảng bộ ....................................................... 8
1.1.1 Điều kiện ........................................................................................... 8
1.1.2. Chủ trương...................................................................................... 20
1.2. Sự chỉ đạo, thực hiện .......................................................................... 25
Tiểu kết chƣơng 1. ..................................................................................... 31
Chƣơng 2: LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP (2000 - 2010) ..................................................................... 33
2.1. Đảng bộ huyện Yên Lạc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
nông nghiệp (2000 - 2005) ......................................................................... 33
2.1.1. Chủ trương CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng và
Đảng bộ .................................................................................................... 33
2.1.2. Sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện ......................................................... 38
2.2. Lãnh đạo đẩy mạnh cơng nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn
(2005 - 2010) ............................................................................................... 45
2.2.1 Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tiếp tục đẩy CNH - HĐH
nơng nghiệp, nơng thơn ............................................................................ 45
2.2.2. Q trình chỉ đạo, thực hiện ........................................................... 51
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 61
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ .......................... 63
3.1. Nhận xét chung ................................................................................... 63
3.1.1. Về những thành tựu và nguyên nhân ............................................. 63
3.1.2. Về những hạn chế và nguyên nhân ................................................ 74
3.2. Những kinh nghiệm ............................................................................ 82
3.2.1. Kinh nghiệm về phát triển kinh tế nông nghiệp ............................. 82
3.2.2 Kinh nghiệm về công tác lãnh đạo kinh tế nông nghiệp. ................ 86
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 96
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 110
QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
: Ban chấp hành
CNH - HĐH : Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
BVTV
: Bảo vệ thực vật
BTV
: Ban thường vụ
UBND
: Ủy ban nhân dân
HĐND
: Hội đồng nhân dân
HTX
: Hợp tác xã
DV
: Dịch vụ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích đất đai các loại từ năm 2000 đến năm 2010 ................... 10
Bảng 1.2. Đất đai phân theo đơn vị hành chính năm 2009 ............................. 11
Bảng 1.3. Cơ cấu dân số và mật độ dân số (2000 - 2010) .............................. 16
Bảng 1.4. Lao động và cơ cấu lao động huyện Yên Lạc (2000 - 2010) ......... 17
Bảng 2.1. Đàn gia súc, gia cầm ....................................................................... 41
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất thủy sản ................................................................. 42
Bảng 2.3. Bảng kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2006- 2010). ..................... 52
Bảng 2.4. Giá trị và tốc độ tăng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản .......... 54
Bảng 2.5. Tổng đàn gia súc, gia cầm và sản lượng xuất chuồng những
năm 2005 - 2010 ............................................................................. 58
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp là chính. Đối
với con người Việt, nơng nghiệp được xem là nguồn gốc của sự bình n và
no ấm. “Tính đến năm 2013, với 46,9% lao động hoạt động trong ngành kinh
tế nơng nghiệp”1, ngành kinh tế này vẫn đóng vai trò là ngành kinh tế quan
trọng thiết yếu của đất nước. Mặc dù trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã xác định mục tiêu
phấn đấu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước CNH - HĐH, nhưng
trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng luôn chú trọng đến việc
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Việc giành sự quan tâm cho ngành kinh tế này là hết sức cần thiết. Bởi
vì đơ thị hố và cơng nghiệp hố trong giai đoạn hiện nay là xu hướng tất yếu
đã làm giảm diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, cần thiết phải sắp xếp, bố trí
lại cơ cấu sản xuất của ngành, dân cư và phát triển ngành nghề phi nông
nghiệp ở nông thôn để thu hút lao động, tạo việc làm mới ổn định cho lao
động khu vực nông thôn.
Mặt khác, kinh tế nông nghiệp cung cấp những nhu cầu thiết yếu nhất,
cơ bản nhất của con người là lương thực, thực phẩm. Hằng số nông nghiệp nông dân - nông thôn ln có mối quan hệ khăng khít, có tác động qua lại,
ảnh hưởng lẫn nhau. Khi kinh tế nông nghiệp phát triển sẽ kéo theo diện mạo
vật chất và đời sống tinh thần của nông thôn phát triển. Ngược lại, kinh tế
nông nghiệp kém phát triển sẽ tác động kiến cho đời sống của nông thôn,
nông dân chưa được đảm bảo. Do đó, để đảm bảo cuộc sống cho đời sống
nông dân, nông thôn nhất thiết phải chú trọng đến việc phát triển có hiệu quả
ngành kinh tế nơng nghiệp.
1
Tổng cục thống kê: Thơng cáo báo chí tình hình kinh tê - xã hội năm 2013, ngày 23/12/2013 (nguồn:
).
1
Yên Lạc là một huyện trọng điểm về lúa ở phía Nam của tỉnh Vĩnh
Phúc. Sản xuất nơng nghiệp ln là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển và
nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo huyện. Trải qua hơn ba phần tư
thế kỉ, kể từ khi có Đảng lãnh đạo, mà trực tiếp là Đảng bộ huyện Yên Lạc
(tháng 6/1946) và sau khi tái lập huyện vào tháng 10 năm 1995, Yên Lạc có
những năm đi đầu về năng suất lúa của tồn tỉnh.
Có được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, định hướng
kinh tế đúng đắn của Đảng nói chung và của Đảng bộ huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh
Phúc) nói riêng. Đảng bộ huyện đã luôn khơi dậy và phát huy được sức mạnh to
lớn của nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng: lấy
phát triển công nghiệp, dịch vụ để đầu tư trở lại cho nông nghiệp, huy động các
nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nơng nghiệp.
Nhờ đó sản xuất nơng nghiệp của huyện có bước tăng trưởng khá cao.
Tuy nhiên, trong q trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ
huyện Yên Lạc khơng tránh khỏi những hạn chế ngồi ý muốn. Kinh tế tăng
trưởng nhanh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu nội bộ ngành
nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chuyển dịch còn chậm, chất lượng và sức cạnh
tranh của một số mặt hàng nơng sản cịn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực
còn thấp so với u cầu phát triển nơng nghiệp.
Trước thực trạng trên, địi hỏi cần phải tìm hiểu về vấn đề Đảng bộ
huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp những năm
gần đây, để thấy được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn
tồn tại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm đưa kinh tế
nông nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng của huyện.
Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài “Đảng bộ huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh
Phúc) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010”, làm đề
tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, kinh tế nông nghiệp luôn đóng
vai trị quan trọng đối với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Đặc
biệt kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xây dựng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế, vấn đề nông nghiệp
càng được quan tâm hơn. Cho đến nay đã có rất nhiều sách, báo, tạp chí, luận
văn, luận án viết về vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn. Tiêu biểu trong các cơng
trình đó là một số tác phẩm, bài viết sau:
Thứ nhất, là một số bài viết về vấn đề nông nghiệp, nông thơn được
đăng trên các báo và tạp chí: Nguyễn Sinh Cúc (2004), Nông nghiệp Việt Nam
nửa đầu kế hoạch 5 năm 2001-2005, tạp chí Cộng sản, số 6, tr59-63; Nguyễn
Tấn Dũng (2002), Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn,
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, báo Nhân dân ngày 19/3; Phan Diễn (2002), Tạo bước chuyển biến
nông nghiệp hơn nữa tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,
nơng thơn, tạp chí Cộng sản, (số 28), tr3-5; Đặng Kim Oanh (2009), Quan
điểm của Đảng về phát triển nơng nghiệp trong thời kì đổi mới, tạp chí Lịch
sử Đảng số 8.
Thứ hai là một số cơng trình chun khảo về vấn đề nông nghiêp, nông
thôn được viết thành sách như: Nguyễn Văn Bích, Chu Quang Tiến (1996),
“Chính sách kinh tế và vai trị của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hồng Vinh
(1998), Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Trương Thị Tiến
(1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở miền Nam Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp nông thôn
Việt Nam thời kì đổi mới (1986-2002), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội vv…
3
Thứ ba một số luận văn, luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ có liên quan đến đề tài
nghiên cứu như: Nguyễn Thị Bình (2009), Đảng bộ huyện Từ Liêm lãnh đạo
phát triển nông nghiệp trong những năm 1986-2005, Luận văn thạc sĩ,
ĐHQGHN; Nguyễn Tuấn Thành (2009), Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo
phát triển nông nghiệp, nông thôn những năm 1997- 2006, Luận văn thạc sĩ,
ĐHQGHN; Trần Việt Dũng (2010), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát
triển sản xuất nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009, Luận văn thạc sĩ,
ĐHQGHN; Quách Thị Hương (2011), Quá trình lãnh đạo kinh tế nông
nghiệp của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ năm 1996 đến năm 2010, Luận văn thạc
sĩ, ĐHQGHN; Nguyễn Thị Thoa (2012), Đảng bộ huyện Mỹ Đức (tỉnh Hà
Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008, Luận văn thạc
sĩ, ĐHQGHN; Nguyễn Thị Thùy Dung (2012); Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo
phát triển sản xuất nơng nghiệp (1954-1960), Luận văn thạc sĩ, ĐHQGHN.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu này tuy tiếp cận vấn đề nơng
nghiệp ở những góc độ, khía cạnh khác nhau, nhưng đều khẳng định vai trị to
lớn của nơng nghiêp đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước hiện nay. Một số tác phẩm đã phân tích, trình bày khá chi tiết thực trạng
phát triển của nông thôn hiện nay, cũng như những thành tựu và hạn chế trong
vấn đề quản lý, xây dựng, phát triển nông nghiệp. Một số luận văn, luận án đã
cho thấy được việc vận dụng đường lối của Đảng vào vấn đề xây dựng nông
nghiệp, nông thôn của một số Đảng bộ địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay
chưa có cơng trình nào nghiên cứu về “Đảng bộ huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc)
lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010”.
Riêng về những cơng trình đề cập trực tiếp đến kinh tế nông nghiệp của
huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) hiện nay khơng nhiều. Ngồi cuốn lịch sử Đảng
bộ huyện n Lạc, chủ yếu chỉ có những Báo cáo tổng kết hàng năm, niên
giám thống kê, báo cáo chính trị vv… Nội dung của những cơng trình này chỉ
4
viết một cách chung chung, tổng quát, rời rạc từng năm về vấn đề nông
nghiệp của huyện, không đi sâu vào phân tích cụ thể, chi tiết và hệ thống tình
hình phát triển nơng nghiệp của huyện n Lạc từ năm 1995 đến năm 2010.
Tuy nhiên, trên đây là những tài liệu quý báu, quan trọng để bài nghiên
cứu tiếp thu, tham khảo, là cơ sở để phân tích, đánh giá những thành tựu và
hạn chế của Đảng bộ huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) trong quá trình thực hiện
đường lối, chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Làm rõ q trình Đảng bộ huyện n Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) vận dụng
đường lối kinh tế nông nghiệp của Đảng vào trong thực tiễn. Đồng thời tìm
hiểu được quá trình lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế nơng nghiệp của huyện Yên Lạc
(tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1995 đến năm 2010. Đánh giá được những kết quả,
thành tựu trong công cuộc xây dựng, phát triển nông nghiệp cũng như những
hạn chế còn tồn tại. Rút ra những bài học kinh nghiệm đối với vấn đề phát
triển bền vững kinh tế nơng nghiệp của huyện.
Nhiệm vụ
+ Trình bày một cách khách quan, tồn diện chủ trương, biện pháp và
q trình Đảng bộ huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo kinh tế nơng
nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010.
+ Trình bày q trình hiện thực hóa chủ trương, biện pháp của Đảng bộ
huyện Yên Lạc về kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010.
+ Rút ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu cũng như hạn chế trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Yên Lạc
(tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1995 đến năm 2010. Đồng thời rút ra những kinh
nghiệm lịch sử.
5
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) về
kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010.
Phạm vi
Về mặt nội dung là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Yên Lạc
(Vĩnh Phúc) về kinh tế ngành nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ...). Những thành tựu và hạn chế cũng như một vài bài học kinh
nghiệm của Đảng bộ huyện Yên Lạc trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
kinh tế ngành nông nghiệp.
Về thời gian là từ năm 1995 đến năm 2010. Năm 1995, là mốc thời gian
tái lập huyện Yên Lạc. Ngày 7/10/1995, Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 63/CP, chia tách Vĩnh Lạc thành hai huyện
Yên Lạc và Vĩnh Tường. Năm 2010 là năm kết thúc nhiệm kì Đại hội lần thứ
XIX (2005 - 2010) của Đảng bộ huyện Yên Lạc. Tuy nhiên, Luận văn cũng
đã đề cập một cách khái qt đến tình hình kinh tế nơng nghiệp, của huyện
trước và sau mốc giai đoạn trên.
Về không gian, luận văn giới hạn không gian nghiên cứu trên địa bàn
huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc). Tính từ năm tái lập huyện (năm 1995) đến
2010, Yên Lạc gồm có thị trấn Yên Lạc và 16 đơn vị hành chính khác là
Đồng Cương, Đồng Văn, Bình Định, Trung Nguyên, Tề Lỗ, Tam Hồng, Yên
Đồng, Văn Tiến, Nguyệt Đức, Yên Phương, Hồng Phương, Liên châu, Hồng
Châu, Đại Tự, Trung Kiên, Trung Hà.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồ n tài liê ̣u chủ yế u phu ̣c vu ̣ cho công tác nghiên cứu là mô ̣t số cuố n
sách như Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc , Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Lạc,
các Báo cáo Chính trị trong các kỳ Đại hội Đại biểu của Đảng bộ huyện Yên
6
Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) lần thứ XVII nhiệm kì (1996 - 2000), lần thứ XVIII
nhiệm kì (2000 -2005), lần thứ XIX nhiệm kì (2005 - 2010); lần thứ XX
nhiệm kì (2010 - 2015), các Báo cáo tổng kết hàng năm của Huyện ủy Yên
Lạc; niên giám thống kê của huyện các năm có liên quan; các Báo cáo của
Ban chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh
Phúc); các văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần VIII, IX, X. Ngồi ra, đề tài
cịn sử dụng nguồn tư liệu trên báo, internet, các Luận văn, Luận án có liên
quan đến đề tài.
Phương pháp chủ yế u là phương pháp lich sử và phương pháp logic
̣
.
Ngồi ra cịn kết hợp các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so
sánh vv…
6. Đóng góp của Luận văn
Thơng qua việc trình bày một cách tương đối hệ thống và toàn diện sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) đối với vấn
đề kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010, qua đó thấy được những
thành tựu to lớn trong kinh tế nông nghiệp thời gian qua là nhờ vào sự lãnh
đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng bộ huyện, đồng thời những hạn
chế là do những khó khăn, thiếu sót trong cơng tác lãnh đạo. Cuối cùng, đưa
ra một vài kinh nghiệm lịch sử trong việc lãnh đạo kinh tế nông nghiệp hiện
nay của huyện.
7. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì Luận văn
được bố cục làm 3 chương:
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Yên Lạc
(Vĩnh Phúc) về kinh tế nông nghiệp (1995 - 2000)
Chương 2: Lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp (2000 -2010).
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm lịch sử
7
Chƣơng 1:
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN YÊN LẠC (VĨNH PHÚC) VỀ KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP (1995 - 2000)
1.1 Chủ trƣơng của Đảng và Đảng bộ
1.1.1 Điều kiện
Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý, Yên Lạc là một huyện đồng bằng, thuộc phía Nam của
tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích tự nhiên là 107,6 km2, chiếm khoảng 7,8% tổng
diện tích tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc. Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính, gồm 1
thị trấn, 16 xã với tổng cộng là 77 thơn, xóm.
n Lạc nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Vĩnh
Phúc. Huyện có vị trí địa lý rất thuận lợi, tiếp giáp với các thị xã và huyện có
tốc độ tăng trưởng nhanh. Phía Bắc giáp với huyện Tam Dương; phía Đơng
giáp huyện Bình Xun, Mê Linh; phía Tây giáp huyện Vĩnh Tường; phía
Nam là sơng Hồng. Mặt khác, n Lạc nằm gần quốc lộ số 2, đường sắt tuyến
Hà Nội - Lào Cai, nối huyện với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh ở đồng bằng sông
Hồng và các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Huyện có quốc lộ 13 đi qua, nối
Vĩnh Phúc với Sơn Tây (cũ), lên Tây Bắc, có tỉnh lộ 303 từ Đồng Văn đến
Nguyệt Đức, sang Bình Xun... Có sơng Hồng chảy qua 6 xã của huyện với
12 km đê Đại Hà, tạo thành hai đường giao thông thủy, bộ song song nối liền
Việt Trì với Hà Nội. Ngồi ra huyện cịn có nhiều tuyến đường liên thôn, liên
xã nối liền huyện với các địa phương khác.
Với vị trí địa lý như trên, Yên Lạc có lợi thế phát triển những sản phẩm
nơng sản sạch, chất lượng cao, đồng thời có điều kiện phát triển dịch vụ du
lịch nghỉ dưỡng, tâm linh, thu hút đông đảo khách từ thị trường tiêu dùng ở
các tỉnh lân cận, đặc biệt là Hà Nội rộng lớn.
8
Địa hình Yên Lạc tương đối bằng phẳng. Độ dốc trung bình từ 3-5 độ,
nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Có một số xã vùng trũng. Nhìn chung, địa
hình của huyện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và ni trồng thuỷ sản.
Tuy nhiên, có 6 xã phía Nam ven Sông Hồng: Đại Tự, Liên Châu, Hồng
Châu, Trung Kiên, Trung Hà, Nguyệt Đức thường xuyên lũ lụt ảnh hưởng
tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Về khí hậu, thuỷ văn, nằm trong vùng Đồng bằng Sơng Hồng, huyện
Yên Lạc mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của vùng với những nét đặc trưng là
nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,9oC. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là
29,8oC (tháng 6) và nhiệt độ thấp nhất là 16,6oC (tháng 1).
Độ ẩm trung bình trong năm là 82- 84%. Trong đó, tháng cao nhất là
85% (tháng 8), tháng thấp nhất là 73- 74% (tháng 12 ).
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1300- 1400mm. Trong đó, tập
trung mưa nhiều vào tháng 8 hàng năm và thấp nhất là tháng 11. Tổng số giờ
nắng trong năm từ 1000 - 1700 giờ.
Khí hậu có hai mùa rõ rệt, độ ẩm cao, mưa nhiều, thuận lợi cho phát
triển nền nông nghiệp nhiệt đới và một số loại cây ôn đới chất lượng cao. Tuy
nhiên, mưa lớn vào các tháng 6, 7, 8 khiến cho một số năm nước sông Hồng
dâng cao, gây ra ngập úng, thiệt hại về vật chất, hoa màu khá lớn.
Về thủy văn, Yên Lạc có hai sơng lớn chảy qua là sơng Hồng và sông
Phan. Sông Hồng cung cấp nguồn nước tưới chủ yếu cho đồng ruộng với hàm
lượng phù sa cao, chất lượng phù sa tốt và nước sơng chứa nhiều chất khống.
Sơng Hồng đã bồi đắp cho huyện Yên Lạc một dải đồng bằng phì nhiêu, màu
mỡ để trồng nhiều loại hoa màu khác nhau. Sông Phan chảy qua các xã Tề
Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương.
9
Ngồi ra phía Đơng huyện có nhiều dải đầm ở các xã Bình Định, Minh
Tân, Tam Hồng, Liên Châu.
Đất đai, thổ nhưỡng của huyện Yên Lạc được sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau, nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là cho phát triển nơng nghiệp.
Bình qn (2005 - 2010), đất nông nghiệp chiếm 65,38%, đất chưa sử dụng và
sử dụng vào mục đích khác chỉ có 687.5 ha, chiếm 6,36% tổng diện tích. Với
diện tích nhỏ và dân số đơng nên diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu
người rất thấp, khoảng 537m2/người và 1.146 m2/lao động nông nghiệp.
Bảng 1.1. Diện tích đất đai các loại từ năm 2000 đến năm 2010
ĐV
T
2000
Ha
10672. 10672. 10672. 10677. 10677. 10677. 10767.
2
2
2
2
2
2
3
Ha
7780.5 7006.9 7006.9 6962.7 6949.5
3
8
8
9
7
7460.
6940
9
Ha
1580.6 1707.4 1707.4 1741.0 1750.5
6
3
3
3
5
1419.
1750
8
Đất ở
Ha
1282.1 1282.1 1292.8 1296.5
621.51
1
1
4
4
1413.
1300
3
Đất khác
Ha
689.54 675.74 675.74
687.2 473.3
Diện tích
nhiên
tự
Đất nơng nghiệp
Đất
dùng
chun
2005
2006
2007
680.6
2008
680.6
2009
2010
Nguồn: Phịng Thống kê Yên Lạc
Đất sản xuất huyện Yên Lạc được chia làm ba loại là đất phù sa sông
Hồng, đất phù sa cổ và đất lầy lụt. Đất phù sa sông Hồng, được bồi đắp hàng
năm ở các xã Hồng Châu, Hồng Phương, Trung Kiên, Trung Hà và một phần
các xã Liên Châu, Hồng Châu, Đại Tự, Nguyệt Đức. Đất phù sa cổ, có nhiều
ở các xã Đồng Văn, Trung Kiên, Đồng Cương, Bình Định, Tề Lỗ. Đất lầy
lụt, thuộc các xã Yên Đồng, Tam Hồng, Yên Phương, Nguyệt Đức. Tuy
nhiên, phần lớn đất nông nghiệp của Yên Lạc là đất phù sa sơng Hồng có độ
10
phì cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực, rau,
đậu và cây ăn quả.
Hệ số sử dụng đất nông nghiệp của Yên Lạc rất cao, đạt 2,4 lần trong
những năm (2005 - 2009). Hiện nay, việc nâng cao hơn nữa hệ số sử dụng đất
nông nghiệp của huyện là việc gần như không thể. Vì vậy, để nâng cao hiệu
quả sử dụng đất, gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp cần thay đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi theo hướng đưa vào sử dụng những loại giống cây trồng
và vật ni mới có giá trị và năng suất cao.
Bảng 1.2. Đất đai phân theo đơn vị hành chính năm 2009
Đơn vị tính: ha
Chia ra
Tổng số.
Đất
Nông
nghiệp
Đất
chuyên
dùng
Đất để ở
Đất
chƣa sử
dụng
Đất mặt
nuớc
chuyên
dùng
115.52
565.08
TỔNG SỐ
10677.26
6949.57
1750.55
1296.54
1-TT Yên Lạc
693.31
455.76
152.68
74.87
10
2-Đồng Cương
682.54
486.27
111.09
58.98
26.2
3- Đồng Văn
701.28
480.06
98.62
66.34
56.26
4- Bình Định
762.65
504.58
137.07
51.49
69.51
5-Trung Nguyên
719.07
489.32
135.33
69.42
25
6-Tề Lỗ
412.03
261.37
86.76
47.02
16.88
7-Tam Hồng
914.16
645.96
167.1
101.1
0
8-Yên Đồng
764.1
556.92
117.19
88.62
9-Văn Tiến
474.56
323.11
73.83
61.85
15.77
10-Nguyệt Đức
649.14
444.13
123.12
65.74
16.15
11- Yên Phương
526.6
383.44
91.51
51.65
12-Hồng Phương
320.47
216.83
41.86
36.76
13- Trung Kiên
434.6
239.84
48.43
97.03
11
0.77
0.16
0.6
24.86
49.3
14- Liên Châu
849.84
582.07
138.81
111.61
17.35
0
15- Đại Tự
898.41
530.86
151.65
118.66
97.24
0
16- Hồng Châu
517.61
333.68
45.46
98.4
40.07
17- Trung Hà
356.89
15.37
30.04
97
214.48
Niên giám thống kê Yên Lạc 2009
Tài nguyên khoáng sản, cho đến nay trên địa bàn huyện chưa phát hiện
được loại tài ngun, khống sản, kim loại gì. Tài ngun đáng kể nhất là đất
sét chất lượng tốt làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.
Về tài nguyên nước của huyện rất phong phú, gồm có nguồn nước từ
Sơng Hồng và các đầm, ao, hồ phân bố rải rác khắp các xã trong huyện.
Nguồn nước ngầm đã được khoan thăm dò ở địa bàn các xã Bình Định,
Trung Ngun, có chất lượng tốt. Trên thực tế, nhân dân đang sử dụng nguồn
nước ngầm khoan ở độ sâu trên 10 - 20 mét để phục vụ nhu cầu sinh hoạt
(nước sạch).
Như vậy về điều kiện tự nhiên, Yên Lạc có những thuận lợi cơ bản là
tài nguyên đất đai khá đa dạng với hầu hết là nhóm đất phù sa có độ phì khá
đã được khai thác sử dụng cho sản xuất nơng nghiệp. Địa hình bằng phẳng,
thuận lợi cho việc bố trí nhiều cơng trình sản xuất kinh doanh và phát triển
kinh tế xã hội. Mạng lưới sơng ngịi chạy qua địa bàn khá thuận lợi cho giao
thông, du lịch sinh thái. Nguồn nước dồi dào, đảm bảo phục vụ sản xuất nông
nghiệp và đời sống.
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên huyện Yên Lạc cũng có một số hạn chế,
khó khăn. Diện tích đất đai ít, trong khi mật độ dân số đông, ảnh hưởng đến
việc mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân. Đất nông
nghiệp qua các năm đều bị thu hẹp, hệ số sử dụng đất đã quá cao, ảnh hưởng
đến khả năng tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng. Một số xã vùng trũng,
sản xuất còn chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
12
Điều kiện kinh tế - xã hội
Quá trình hình thành.
Yên Lạc nằm ở vùng đất cổ, gắn liền với quá trình hình thành và phát
triển của dân tộc Vịêt Nam. Những phát hiện của ngành khảo cổ học qua
nhiều lần khai quật ở di chỉ Đồng Đậu (thuộc xã Minh Tân) đã chứng minh
ngay từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, mảnh đất Yên Lạc đã có con
người sinh sống. Những hiện vật ở di chỉ Đồng Đậu được phân tích là đã có
cách ngày nay khoảng 3.500 năm. Người Việt cổ trong quá trình du canh, du
cư đã định canh, định cư, dừng lại ở Đồng Đậu (Yên Lạc), trồng lúa nước và
ngày càng tập trung vào nơng nghiệp, góp phần xây dựng nên nền văn minh
sơng Hồng rực rỡ.
Ở vùng đất cổ, có điều kiện thuận lợi để trồng trọt, phát triển nông
nghiệp, con người đã sinh sống ở Yên Lạc lâu đời. Có thể nói, huyện Yên Lạc
được hình thành từ khá sớm. Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi (thế kỉ
XV), Đại Việt địa dư tồn biên của Phương Đình, Nguyễn Văn Siêu (thế kỉ
XIX), Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vv…
thì tên huyện Yên Lạc đã có từ thời Đinh (thế kỉ X). Từ “Yên Lạc” có nghĩa
là vùng đất “yên ổn” và “vui vẻ”. Cùng với những biến cố của lịch sử dân tộc,
cái tên Yên Lạc cũng có nhiều thay đổi qua các thời kì lịch sử.
Trải qua thời gian hình thành và phát triển, người Yên Lạc đã xây
dựng, vun đắp nhiều truyền thống tốt đẹp, mà nổi trội hơn cả là truyền thống
hiếu học và truyền thống kiên cường, bất khuất trong đấu tranh giữ nước. Chỉ
tính riêng trong vịng 13 thế kỷ (từ thế kỷ VI đến thế kỷ XIX) vùng đất Yên
Lạc ngày nay đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu cho tinh thần yêu nước
và có tới 26 danh nhân được sử sách lưu truyền, tiêu biểu như Phạm Cơng
Bình, Nguyễn Khắc Khoan, Phùng Bá Kì, Phạm Du vv… Các danh nhân Yên
Lạc thực sự đã trở thành niềm kiêu hãnh, tự hào và là nguồn động viên
13
khuyến khích cho lớp cháu con đang ngày đêm góp sức vào việc xây dựng và
vun đắp một cuộc sống mới tươi đẹp, ấm no trên quê hương Yên Lạc.
Đoàn kết, cần cù và sáng tạo trong lao động cũng trở thành một truyền
thống của Yên Lạc. Yên Lạc có Đền Thính (đền Bắc Cung) thờ Sơn Tinhngười tiêu biểu cho tinh thần quyết chiến thắng thiên tai của người Lạc Việt.
Để có được những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ, bao thế hệ người dân ở đây
đã phải chung lưng, đấu cật, đoàn kết khai phá rừng hoang, đầm lầy, chống lũ,
chống hạn.
Truyền thống tiêu biểu nhất của nhân dân Yên Lạc, đó là truyền thống
yêu nước, kiên cường, bất khuất chống áp bức, chống giặc ngoại xâm. Đặc
biệt là trong hai cuộc khãng chiến chống Pháp, Mỹ.
Phát huy truyền thống của quê hương anh hùng cách mạng, từ khi tái
lập huyện (1995), Đảng bộ huyện Yên Lạc tập trung lãnh đạo nhân dân phát
triển kinh tế - xã hội giành thắng lợi lớn, toàn diện trên tất cả các mặt. Với
những kết quả đạt được, từ năm 1996 đến nay, nhiều cơ quan, đơn vị của
huyện được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương lao động, Bằng khen, và cờ
thi đua của Chính phủ. Đó là sự ghi nhận, nguồn cổ cũ, động viên to lớn để
Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Lạc quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên mảnh đất quê hương anh hùng.
Về dân số, lao động, Yên Lạc có số dân là 148.600 người, trong đó nữ
chiếm trên 50%. Số lao động trong độ tuổi là 78.200 người, chiếm trên 50%
dân số (năm 2010). Qua các năm, qui mô dân số của huyện không thay đổi
nhiều. Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số trên địa bàn huyện không cao. Năm
2009 là 1,25%, năm cao nhất cũng chỉ đạt 1,27% (năm 2007), năm thấp nhất
là 0, 98% (năm 2005).
Do dân số đơng và diện tích ít, nên mật độ dân số của huyện khá cao.
Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2009, mật độ dân số đều trên 1.300
14
người/km2, thuộc nhóm cao nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Dân cư sống trên địa bàn là
tộc người Kinh.
15
Bảng 1.3. Cơ cấu dân số và mật độ dân số (2000 - 2010)
Dân số
trung
Năm bình
(1000
ngƣời)
Chia theo giới
tính
Nam
Nữ
Chia theo
Thành
thị
Nơng
thơn
Tỷ lệ
Mật
sinh thô
độ dân
của dân
số
số (%)
Tỷ lệ
tăng
tƣ
nhiên
dân số
(%)
Dân số
trong độ
tuổi lao
động
(1000
Ngƣời)
2000
140.3
67.7
72.6
12
128.3
1315
1.47
1.07
70.4
2004
144.8
70.8
74
13
131.7
1357
1.46
1.01
72.8
2005
145.9
71.2
74.7
13.1
132.7
1367
1.41
0.98
71.9
2006
145.6
71.1
74.5
13.3
132.3
1364
1.53
1.09
72.4
2007
145.5
71.05
74.45
13.4
132.1
1363
1.75
1.27
73.2
2008
145.5
71.1
74.4
13.5
132
1363
1.73
1.23
73.3
2009
145.6
71.1
74.5
13.6
132
1364
1.77
1.25
73.2
2010
148.6
73.550
75.036
13.356
135.23
1380
1.5
0.98
78.2
Tỷ lệ của từng bộ phận dân số (%)
2000
100.00
48.25
51.75
8.55
91.45
50.18
2004
100.00
48.90
51.10
8.98
90.95
50.28
2005
100.00
48.80
51.20
8.98
90.95
49.28
2006
100.00
48.83
51.17
9.13
90.87
49.73
2007
100.00
48.83
51.17
9.21
90.79
50.31
2008
100.00
48.87
51.13
9.28
90.72
50.38
2009
100.00
48.83
51.17
9.34
90.66
50.27
2010
100.00
49.5
50.5
8.99
91.01
52.6
Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê huyện Yên Lạc
Theo số liệu năm 2010, phần lớn dân cư tập trung ở khu vực nông thôn
với 135.230 người, chiếm 91,01% tổng dân số huyện. Dân số đô thị tập trung
ở khu vực thị trấn Yên Lạc với 13,4 nghìn người (chiếm xấp xỉ 9% tổng dân
số). Mức độ đơ thị hố rất thấp, q trình đơ thị hóa mới chỉ bắt đầu một cách
từ từ trong một vài năm gần đây.
16
Lao động ở Yên Lạc đông về số lượng, tập trung chủ yếu vào nông
nghiệp và khu vực kinh tế tập thể. Theo thời gian, tỷ trọng lao động công
nghiệp và dịch vụ gia tăng, phản ánh xu hướng tất yếu của q trình cơng
nghiệp hóa. Tuy nhiên, lao động chưa được đào tạo chun mơn là chủ yếu và
có một bộ phận lao động đi làm tại các địa phương khác. Nhìn chung chất
lượng lao động khơng cao.
Bảng 1.4. Lao động và cơ cấu lao động huyện Yên Lạc (2000 - 2010)
Năm
2000
2005
2006
2007
2008
Lao động thực tế làm việc trong các ngành kinh tế (1000 ngƣời)
Tổng
72.6
78.9
78.2
78.1
77.9
2009
2010
78.18
41.3
17.5
19.1
77.7
39.7
17.9
20.1
2.7
39.8
1.25
34.35
77.9
2.7
38.5
1.32
35.38
77.7
2.7
37.8
1.35
35.85
100.00
100.00
100.00
100
57.23
20.74
53.02
22.46
51.09
23.04
56.66
22.64
22.02
24.52
25.87
20.70
Tỷ lệ lao động thực tế làm việc trong các thành phần kinh tế (%)
44.50 100.00
Tổng 100.00 100.00 100.00
Nhà nước
3.58
3.55
3.93
3.32
3.46
Tập thể
89.26
79.19
78.71
39.64
50.96
Tư nhân
0.28
1.14
1.39
1.53
1.60
Cá thể
6.89
16.12
15.97
0.00
43.98
100.00
3.47
49.42
1.69
45.42
Nông, lâm thuỷ sản
Công nghiệp, xây dựng
Thương mại, dịch vụ
65
4.1
3.5
52.3
11.5
15.1
47.5
14.9
15.8
44.7
16.2
17.2
Lao động thực tế làm việc theo thành phần kinh tế (1000 ngƣời)
72.6
78.9
78.2
78.1
Tổng
Nhà nước
Tập thể
Tư nhân
Cá thể
2.6
64.8
0.2
5
3.1
62.1
1.1
12.6
2.6
31
1.2
0
Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế (%)
100.00 100.00 100.00
Tổng
Nông, lâm thuỷ sản
89.53
66.29
60.74
Công nghiệp, xây dựng
5.65
14.58
19.05
Thương mại, dịch vụ
4.82
19.14
20.20
44.3
17.7
16.18
Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê huyện Yên Lạc (2000 - 2010)
17