Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN: Giáo dục tư tưởng, chính trị trong giảng dạy Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 và bài 38, 39 lớp 9 nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trường THCS Nga Trường đối với quê hương, đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giảng dạy địa lí trong trường THCS không chỉ là cung cấp kiến thức cho
học sinh mà cịn giáo dục tư tưởng, chính trị cho học sinh nhằm nâng cao ý thức
trách nhiệm của học sinh đối với q hương đất nước mình. Chính vì vậy cho
đến nay khơng giáo viên dạy địa lí nào là khơng thấy sự cần thiết và khả năng
giáo dục tư tưởng, chính trị cho học sinh qua mơn địa lí nhất là địa lí lớp 8 phần
Địa lí tự nhiên Việt Nam và bài 38, 39 lớp 9. Nhiều giáo viên đã cố gắng soạn
bài để trong qua trình giảng dạy cùng với việc cung cấp kiến thức lồng ghép vào
trong bài học của mình nội dung có tính giáo dục tư tưởng, chính trị cao và trên
thực tế đối với bản thân là giáo viên mơn địa lí trực tiếp giảng dạy tôi đã thấy
được một số kết quả mà rõ nét nhất là làm cho học sinh thấy được đất nước ta
giàu và đẹp từ đó tự hào, yêu đất nước, có ý thức xây dựng, bảo vệ đất nước
cũng như thấy những khó khăn do thiên nhiên gây ra.
Tuy nhiên việc giáo dục đó cịn có nhiều mặt hạn chế hoặc do nội dung còn
phiến diện, chưa thực tế, hoặc do phương pháp lồng ghép vào giảng dạy cịn đơn
điệu, gị bó. Vì vậy từ thực tế và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân đã bước
đầu khẳng định một số vấn đề trong giáo dục tư tưởng, chính trị qua giảng dạy
địa lí nhằm tăng cường một bước tính giáo dục của bộ mơn nâng cao chất lượng
giảng dạy và học tập địa lí.
Để học sinh thêm yêu môn học, yêu đất nước ta, sau này lớn lên với kiến thức,
tình u đất nước, lịng nhiệt tình của tuổi trẻ sẽ mang hết trí lực, tài lực xây
dựng đất nước ta ngày càng to lớn hơn giàu đẹp hơn, “sánh vai với các cường
quốc năm châu” như lời Bác căn dặn với suy nghĩ đó tơi đã mạnh dạn chọn đề
tài “ Giáo dục tư tưởng, chính trị trong giảng dạy Địa lí tự nhiên Việt Nam
lớp 8 và bài 38, 39 lớp 9 nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh
trường THCS Nga Trường đối với quê hương, đất nước” mà tôi đã áp dụng
thành công ở trường trung học cơ sở Nga Trường - huyện Nga Sơn - tỉnh Thanh
Hoá.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Việc xác định yêu cầu giáo dục tư tưởng, chính trị phải xuất phát từ nhiệm


vụ và mục tiêu của nhà trường là đào tạo con người mới có tri thức nhằm phục
vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cịn phụ thuộc vào
đặc điểm của môn học.
Con người mà nhà trường hiện nay phải đào tạo là con người mới xã hội chủ
nghĩa, làm chủ cơng nghệ thơng tin, có tư tưởng chính trị và lập trường kiên
định theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, là người có tình cảm cao đẹp,
có đủ trí thức để làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên và làm chủ bản thân ….
Chương trình Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 và bài 38, 39 lớp 9 đề cập đến
tương đối toàn diện và hệ thống những điều kiện tự nhiên mà nhân dân ta đã bao
1


đời nay lao động và chiến đấu để bảo vệ, khai thác và tô điểm thêm cho vẻ đẹp
hùng vĩ rất riêng của con người Việt Nam. Chính những điều kiện tự nhiên đó
được những khối óc thơng minh, sáng tạo và những bàn tay cần cù chịu khó của
nhân dân ta lao động, xây dựng nên như ngày nay.
Địa lí là mơn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản,
cần thiết về Trái đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia
và quốc tế, giáo dục tình cảm, tư tưởng đúng đắn, đồng thời rèn luyện cho học
sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với từng môi trường tự nhiên, xã
hội, với yêu cầu đất nước và xu thế của thời đại. Chính vì vậy nhiều học sinh rất
ham mê học hỏi nên thích học mơn địa lí. Tuy nhiên, học địa lí phải thơng qua
các tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu và đòi hỏi học sinh phải có óc suy luận và
khơng phải lúc nào cũng có đồ dùng học tập đầy đủ nên vẫn cịn một số học sinh
khó hứng thú với bộ mơn.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng
a. Thuận lợi
- Nga Trường là một xã thuần nơng, đời sống cịn nhiều khó khăn song
nhìn chung các gia đình ln quan tâm đến việc học tập của các em học sinh. Do

nhà trường thực hiện tốt cơng tác xã hội hố giáo dục nên khơng những có các
nguồn kinh phí để khen thưởng cho học sinh mà còn hỗ trợ trong việc mua sắm
phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học trong đó có các tranh ảnh, bản
đồ mơn địa lí ngày càng tốt hơn.
- Ban giám hiệu nhà trường ln quan tâm đến q trình giảng dạy, học
tập của giáo viên và học sinh nhất là tiết kiệm học phí là bổ sung các đồ dùng
trực quan trong giảng dạy mơn địa lí.
- Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện
xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn quốc gia.
- Bản thân tơi, ln có tinh thần đồn kết, u nghề, mến trẻ; ln học hỏi
để nâng cao trình độ tay nghề; ln tìm tịi để đổi phương pháp dạy và học. Đặc
biệt là luôn quan tâm đến học sinh nhằm nâng cao ý thức trong học sinh nhất là
giáo dục tư tưởng, chính trị cho học sinh lớp 8, 9 thơng qua phần địa lí tự nhiên
Việt Nam và bài 38, 39 lớp 9..
- Phần lớn học sinh Nga Trường đã có ý thức học tập cao, ln cố gắng
vươn lên, vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt.
Địa lí là bộ mơn mang tính thực nghiệm, học sinh khai thác kiến thức chủ
yếu thông qua tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu nên phần lớn học sinh Nga Trường
ham mê mơn học này.
b. Khó khăn
- Nga Trường thuộc vùng đồng chiêm, đời sống nhân dân còn gặp nhiều
2


khó khăn, điều kiện sinh hoạt cịn thấp kém, nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa
khơng có thời gian chăm lo cho con cái nên vẫn còn học sinh chưa chăm học.
- Do tỉ lệ học sinh hộ nghèo cịn cao cho nên khơng ít học sinh phải giành
nhiều thời gian giúp đỡ gia đình.
- Mặc dù nhà trường luôn quan tâm đến việc dạy và học, thường xuyên
mua sắm các phương tiện dạy học phục vụ bộ môn như: bản đồ, mơ hình, tranh

ảnh…nhưng cũng có một số bản đồ đã bị rách, mơ hình bị hỏng khơng sử dụng
được gây khó khăn cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Trường THCS Nga Trường còn có đối tượng học sinh khuyết tật hồ
nhập, học sinh chậm hiểu, tư duy kém, trong khi không phải lúc nào cũng có đầy
đủ đồ dùng học tập để học sinh được quan sát hay đi thực tế nên một số học sinh
khó hứng thú với bộ mơn này.
2. Kết quả của thực trạng trên ( qua đánh giá đầu năm học 2014 – 2015 của
khối 8 và khối 9) được thể hiện như sau:
Lớp

HS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

8A

27

5

18.6

8

29.6

12

44.4

2


7.4

0

0

8B

25

4

16

9

36

10

40

2

8

0

0


Tổng

52

9

17.3

17

32.7

22

42.3

4

7.7

0

0

9A

31

6


19.5

13

41.9

11

35.4

1

3.2

0

0

9B

30

4

13.4

12

40


13

43.3

1

3.3

0

0

Tổng

61

11

17.3

25

40.1

24

39.3

2


3.3

0

0

Từ thực trạng trên, để việc giảng dạy đạt kết quả tốt hơn nhất là trong việc
nâng cao ý thức tư tưởng, chính trị trong giảng dạy Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp
8 và tình yêu biển đảo trong dạy bài 38, 39 lớp 9 làm cho học sinh càng thêm tự
hào, yêu làng xã, q hương đất nước mình nên tơi đã chọn viết đề tài “ Giáo
dục tư tưởng, chính trị trong giảng dạy Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 và
bài 38, 39 lớp 9 nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trường
THCS Nga Trường đối với quê hương, đất nước ”
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Cần biết lựa chọn, vận dụng một số phương pháp dạy học phù hợp để
nâng cao tác dụng giáo dục tư tưởng, chính trị trong học sinh một cách tốt nhất
mà không gây nặng nề, cứng nhắc.
a. Phương pháp trực quan.
Trực quan trước hết là sử dụng bản đồ và tranh ảnh.
3


Bản đồ các nước khu vực Đơng Nam Á
Ví dụ : Khi dạy về vị trí của nước ta ở khu vực Đơng Nam Á chúng ta có
thể dùng Bản đồ các nước châu Á ( hoặc Bản đồ các nước khu vực Đơng Nam
Á) để thấy được vị trí cầu nối, gần trung tâm Đông Nam Á của nước ta với các
nước trên thế giới, cũng như vị trí trung chuyển của hoạt động giao thông vận tải
biển và là nơi gặp gỡ của các luồng gió mùa, sinh vật.
Sử dụng tranh ảnh là việc làm thường xuyên của giáo viên địa lí. Thường là

tranh ảnh có nội dung sâu sắc, phù hợp rõ ràng và đẹp. Đặc biệt là các tranh ảnh
thiên nhiên đẹp và hùng vĩ phải được giới thiệu bằng lời kết hợp với việc dùng
tranh ảnh: Vịnh Hạ long, Đà Lạt, Sầm Sơn, Thác Bản Giốc …

Vịnh Hạ Long

Thác Bản Giốc

Nếu có điều kiện giáo viên nên tổ chức cho học sinh đi tham quan để thấy
được sự giàu đẹp, đổi mới của quê hương đất nước: như đi tham quan một nhà
máy thủy điện, một khu rừng trồng, một vùng chuyên canh …
4


Nhà máy thuỷ điện Hồ Bình
b. Phương pháp sử dụng tư liệu, số liệu
Trong dạy học địa lí mà chỉ nói bằng lí thuyết, chung chung thì tác dụng
giáo dục sẽ khơng sâu sắc và chưa thuyết phục. Vì vậy giáo viên cần phải sử
dụng những tư liệu, số liệu cụ thể để chứng minh, để gây ấn tượng. Tất nhiên
phải chọn tư liệu, số liệu, không nên lạm dụng đưa ra quá nhiều.
Ví dụ: Để dẫn chứng cho tính chất phong phú của rừng nhiệt đới nước ta,
có thể sử dụng những tư liệu về rừng Cúc Phương với các loài thực vật, động vật
phong phú và đặc sắc của nó: Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh
năm, Cúc Phương có quần hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, theo
số liệu điều tra gần đây Cúc Phương có 2234 lồi thực vật bậc cao và rêu, trong
đó có 433 lồi cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài được ghi trong
sách đỏ của Việt Nam.Về động vật, Cúc Phương có 122 lồi bị sát và lưỡng cư,
66 lồi cá, gần 2000 lồi cơn trùng, 135 lồi thú (trong đó có lồi voọc đen
mơng trắng là lồi thú linh trưởng rất đẹp và quý hiếm được chọn làm biểu
tượng của VQG Cúc Phương).

Tuy nhiên tư liệu và số liệu dùng để dẫn chứng cụ thể hoá phải cập nhật
nhất, tiêu biểu và ngắn gọn, khơng nên chỉ mang tính chất liệt kê dài dòng.
c. Phương pháp minh hoạ, miêu tả bằng việc dẫn thơ, văn.
Đây cũng là phương pháp được sử dụng mang lại hiệu quả cao nếu sử
dụng ở mức độ hợp lí. Việc dẫn văn thơ là để tăng cảm xúc vì cảnh đẹp thường
được miêu tả bằng văn hay, thơ hay. Cảnh đẹp mà được miêu tả bằng thơ văn
hay thì dễ đi vào lịng người.
Miêu tả cảnh hang động kì ảo của núi đá vơi, có thể dùng mấy câu thơ :
“Nhác trông lên ai khéo vẽ hình/Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt/Thăm thẳm
một hang lồng bóng nguyệt/Gập gềnh mấy lối uốn thang mây” .
“ Thơ Chu Mạnh Trinh”
5


Khơng những chỉ có thơ mà cả những đoạn văn hay nhiều hình ảnh, cũng có
thể viện dẫn dễ bổ trợ cho việc trình bày bài giảng của giáo viên.
Khi dạy về khí hậu nước ta, nói đến hiện tượng “gió phơn” tây nam:
“ Trường Sơn đơng, Trường Sơn tây, bên nắng đốt, bên mưa quay…”
Trong việc dùng văn thơ để làm dẫn chứng, phải chú ý mấy điểm sau :
+ Chọn đoạn văn, câu thơ càng sát với nội dung bài càng tốt.
+ Trích dẫn ngắn gọn, nếu có trích đọc thì cũng khơng nên đọc q một phút
+ Hết sức tránh lạm dụng văn thơ, trích dẫn bừa bãi, tuỳ tiện, dài dòng.
d. Phương pháp so sánh trong địa lí:
So sánh dễ làm nổi bật lên sự khác nhau hoặc giống nhau, chủ yếu là sự
khác nhau để gây ấn tượng sâu sắc. Hướng so sánh trong giảng dạy Địa lí tự
nhiên Việt Nam là so sánh hiện nay và trước kia để thấy được những thành tích
nổi bật của nhân dân ta trong công cuộc sử dụng và cải tạo thiên nhiên.
Ví dụ: Sơng ngịi nước ta có nhiều tiềm năng thuỷ điện, nếu trước kia chỉ
có nhà máy Hồ Bình là lớn nhất thì ngày nay xuất hiện rất nhiều nhà máy thuỷ
điện như: Ialy, Thác Bà, Sơn La đang được sử dụng; ngoài ra đang xây dựng

nhiều nhà máy thuỷ điện khác…
2. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.1. Thơng qua các bài học địa lí, trên cơ sở phân tích một cách khoa
học những đặc điểm, tính chất của các sự vật và hiện tượng địa lí tự nhiên
của nước ta:
2.1.1. Chỉ ra cho học sinh thấy hết những thuận lợi và khó khăn đối
với đời sống của nhân dân ta.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nước ta là điều kiện tất yếu
cho cuộc sống và hoạt động của con người. Nó khơng có tính chất quyết định
đối với sự phát triển của xã hội nhưng nó có vai trị rất quan trọng. Những thuận
lợi về hoàn cảnh nước ta tạo ra cho ta những khả năng và triển vọng rất tốt đẹp
trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Thấy được những thuận lợi đó
học sinh sẽ phấn khởi tự hào, tin tưởng và thấy trách nhiệm của mình vào cơng
cuộc xây dựng đất nước.
+ Vị trí địa lí nước ta nằm ở gần trung tâm của khu vực Đơng Nam Á:
Bài 23 -Lớp 8: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
Khi dạy mục 1: Vị trí và giới hạn lãnh thổ, giáo viên sử dụng phương
pháp trực quan, cụ thể là sử dụng “Bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á” cho
học sinh thấy được vị trí nằm gần trung tâm khu vực Đơng Nam Á của Việt
Nam cả trên đất liền và trên biển. Vị trí này rất thuận lợi để thơng thương với tất
cả các nước trong khu vực: ngồi thủ đơ Phnôm-pênh của Cam-pu-chia, Băng
6


Cốc của Thái Lan rất gần chúng ta, từ thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 2 giờ
bay là có thể đến hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đơng Nam Á …
Đó là điều kiện thuận lợi để nước ta mở rộng quan hệ, buôn bán trao đổi
với các nước trong khu vực và trên trế giới.
Tuy nhiên, nước
ta nằm trong

vùng có nhiều
thiên tai, nhất là
bão, lũ lụt nên
cần phải có
những biện pháp
phịng chống
tích cực và chủ
động. Nước ta
nằm ở vị trí quan
trọng trong khu
vực Đơng Nam
Á, một khu vực
đầy hấp dẫn với
các thế lực có
đầy tham vọng.

Bản đồ các nước khu vực Đơng Nam Á

Chính vì
vậy, cần giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước và từ đó phải có
những biện pháp để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập tự chủ.
+ Địa hình của nước ta rất đa dạng:
Bài 29-Lớp 8: Đặc điểm các khu vực địa hình
Thơng qua phương pháp trực quan là sử dụng “Bản đồ địa lí tự nhiên Việt
Nam” và kết hợp với kênh chữ nêu được vị trí, đặc điểm của mục 3: Khu vực
bờ biển và thềm lục địa:
Bờ biển nước ta dài (3260km) có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho xây dựng
các cảng biển. Thềm lục địa nơng, rộng có chứa nhiều khống sản đặc biệt là
dầu mỏ. Ngồi ra cịn phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản và du
lịch…Vùng biển nước ta có đến hơn 3000 hịn đảo trong đó nhiều đảo được

nhân dân khai thác đem lại giá trị kinh tế cao như :Cô Tô, Côn Đảo, Cù Lao
Chàm, Phú Quốc, Bạch Long Vĩ …
Qua đó, học sinh thấy được địa hình nước ta rất phong phú, đa dạng có giá
trị kinh tế cao vì vậy cần phải có biện pháp khai thác và bảo vệ một cách hợp lí.
+ Tài ngun khống sản:
Bài 26 -Lớp 8: Đặc điểm khoáng sản Việt Nam
7


Khi dạy mục 1: Việt Nam là
nước giàu tài nguyên khoáng
sản: Giáo viên sử dụng phương
pháp trực quan là “Bản đồ địa chất,
khoáng sản Việt Nam” yêu cầu học
sinh lên xác định các mỏ khống
sản, từ đó cho học sinh thấy được:
nước ta có nhiều mỏ khống sản có
giá trị kinh tế rất lớn, làm nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp
nhất là các ngành công nghiệp nặng
trong công cuộc tiến hành cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Dàn khoan dầu
Tuy nhiên đây là nguồn tài
nguyên không thể phục hồi nên dù có giàu có đến đâu chúng ta cũng phải khai
thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.
Cần giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên khoáng sản cho học sinh: bảo vệ
khoáng sản là bảo vệ tài nguyên của đất nước, khai thác và sử dụng một cách
hợp lí, lâu dài và có lợi trên cơ sở nắm vững các quy luật tự nhiên là bảo vệ và
phát huy được những thuận lợi, hạn chế những mặt tiêu cực nhất là ngăn ngừa

những việc làm vô ý thức tổn hại đến các điều kiện tự nhiên dẫn đến những hậu
quả khơng lường được. Bảo vệ tài ngun khống sản cũng chính là bảo vệ quê
hương, đất nước .
+ Tài nguyên khí hậu:
Bài 31-Lớp 8: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Giáo viên khi dạy mục 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm giáo viên sử
dụng phương pháp trực quan (Bản đồ khí hậu Việt Nam) kết hợp với kênh chữ
làm rõ đặc điểm khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với các đặc
trưng: nóng quanh năm (nhiệt độ trung bình trên 210C), số giờ nắng đạt từ 14003000 giờ nắng trong năm, mưa nhiều (1500- 2000mm) là những điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp (các sản phẩm nông nghiệp đa dạng,
ngồi cây trồng nhiệt đới cịn có thể trồng được các loại cây cận nhiệt và ôn
đới), thuận lợi cho các ngành kinh tế khác…
Khí hậu nước ta có những đặc điểm không thuận lợi cho hoạt động sản
xuất và đời sống của nhân dân ta.
Hiện nay khí hậu nước ta đang bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực do sự
tác động của nhiều nguyên nhân nhất là tác động từ các hoạt động kinh tế- xã
hội (khí thải, nước thải từ các nhà máy xí nghiệp, khu dân cư,…). Vì vậy mỗi
học sinh cần có những hành động cụ thể, thiết thực để bảo vệ nguồn tài nguyên
này (giữ gìn vệ sinh mơi trường, trồng cây xanh, …)
Cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi con người phải am
hiểu thiên nhiên – khí hậu một cách tường tận, phải có kế hoạch cải tạo và sử
dụng nó với quy mơ lớn và tồn diện. Phải làm cho học sinh thấy rõ mình là
8


người chủ xã hội thì cũng cần phải làm chủ thiên nhiên, làm chủ tập thể, làm chủ
những tài nguyên của đất nước.
+ Mạng lưới sơng ngịi :
Bài 33-Lớp 8: Đặc điểm sơng ngịi Việt Nam- Mục 1. Đặc điểm chung
Khi dạy mục này giáo viên sử dụng “Bản đồ các hệ thống sơng chính ở

nước ta” (phương pháp trực quan) kết hợp với kênh chữ nêu đặc điểm chung của
sơng ngịi nước ta: nước ta có mạng lưới sơng ngịi dày đặc (2360 con sơng dài
trên 10km), phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước.
Đặc điểm trên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ
điện, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch,…Tuy nhiên, cũng gặp
khơng ít khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ngập úng một số khu vực ở
đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miền núi,…

Toàn cảnh nhà máy thuỷ điện
Tun Quang trong giai đoạn
hồn thành
Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo
vệ, khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sơng ngịi.
+ Về tài ngun đất:
Bài 36 -Lớp 8: Đặc điểm đất Việt Nam – Mục 1, 2
Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan là cho học sinh quan sát “Lược
đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam” kết hợp với kênh chữ tìm hiểu đặc
điểm chung của đất Việt Nam: tài nguyên đất ở nước ta rất đa dạng (nhóm đất
Feralit, nhóm đất mùn núi cao, nhóm đất bồi tụ phù sa sơng và biển). Đất đai là
tài nguyên quý giá. Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở nước ta vẫn cịn nhiều điều
chưa hợp lí. Tài nguyên đất bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn
đề cần cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mịn mạnh đã tới trên 10 triệu ha.
Vì vậy, để khai thác tối đa nguồn tài nguyên đất chúng ta cần phải sử
dụng hợp lí và có biện pháp bảo vệ đất: chống xói mịn, rửa trơi, bạc màu đất ở
miền đồi núi và cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở miền đồng bằng ven biển.
Phải giáo dục cho học sinh tích cực tham gia lao động cải tạo đất, đẩy
mạnh sản xuất, phát triển kinh tế. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự tác động của
con người vào tài nguyên đất một cách rất chủ động và sâu sắc. Trách nhiệm
của thanh niên, học sinh là phải sẵn sàng tham gia vào cơng cuộc đó vào bất cứ
nơi đâu trên đất nước ta.

Phía thượng nguồn Sơng Đà

9


+ Tài nguyên sinh vật Việt Nam:
Bài 37- Lớp 8: Đặc điểm sinh vật Việt Nam- Mục 2,3
Giáo viên sử dụng “Bản đồ phân bố động-thực vật ở Việt Nam”(Phương
pháp trực quan) kết hợp với kênh chữ học sinh thấy được tài nguyên sinh vật
nước ta rất phong phú và đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái do các điều
kiện sống cần và đủ cho sinh vật khá thuận lợi. Nước ta có tới 14600 lồi thực
vật. Trong đó cây rừng có tới 267 họ, 1850 chi, 7000 loại. Trong rừng có tới trên
2000 loại cây có thể làm thuốc, gần 100 loại cây lấy dầu và có nhựa q.
Động vật: Rất phong
phú có 11200 lồi và
phân loài động vật. Ở
trên rừng, dưới nước,
dưới biển: khoảng
1000 loài chim, 300
loài thú, với nhiều
loại quý hiếm.
Việc khai thác
tài nguyên sinh vật
hiện nay còn nhiều
bất cập: thể hiện rõ
nhất là nạn phá rừng
và việc canh tác, khai
thác khơng hợp lí đất
Rừng Cúc Phương
rừng. Phá rừng cịn

tăng thêm tính chất nghiêm trọng của lũ lụt và hạn hán. Chưa kể rừng bị phá thì
các yếu tố của khí hậu cũng bị ảnh hưởng, chim thú rừng bị tiêu diệt.
Việc săn bắt các động vật hoang dã một cách bừa bãi cũng làm cho động
vật nước ta nghèo đi: số lượng voi, gấu, bị rừng, trâu rừng, cơng, trĩ … giảm đi
rất nhanh chóng.
Tài nguyên sinh vật nước ta phong phú, đa dạng cung cấp lâm sản cho
công nghiệp chế biến, dược liệu; là tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn…Tài
nguyên sinh vật có khả năng phục hồi và phát triển nhưng khơng phải là vơ tận.
Vì vậy cần giáo dục cho học sinh thấy rằng bảo vệ tài nguyên sinh vật là trách
nhiệm của mọi người mà trước hết là trong thế hệ thanh thiếu niên- học sinh bây
giờ.
+ Nước ta giàu tài nguyên biển:
Bài 38, 39 lớp 9: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên,
môi truờng biển –đảo: Phần I, II mục
Dựa vào “Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam” và “Lược đồ một số đảo
và quần đảo Việt Nam” (sử dụng phương pháp trực quan)
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài (3260km) và vùng biển
rộng (khoảng 1triệu km2). Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông,. Cả
nước có 28 (trong số 63) tỉnh và thành phố nằm giáp biển.
10


Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam
Trong vùng biển nước ta có hơn 3000 đảo lớn nhỏ, được chia thành các
đảo ven bờ và các đảo xa bờ.
Lòng yêu q hương, đất nước cịn thể hiện đó là tình yêu biển, đảo quê
hương. Vừa giảng dạy, vừa minh họa bằng hình ảnh, mơ hình học cụ thể và kể
chuyện Trường Sa, Hoàng Sa; học sinh xác định trên bản đồ vị trí của huyện đảo
Trường Sa và từng hịn đảo nổi, đảo chìm và bày tỏ tinh thần đấu tranh, bảo vệ
chủ quyền vùng biển của Tổ quốc, sự tin tưởng, ủng hộ chủ trương, quan điểm

của Đảng và Nhà nước về giải quyết các tranh chấp trên biển Đông.

Lược đồ một số đảo và quần đảo Việt
Nam

Lược đồ tiềm năng một số ngành
kinh tế biển

11


Vùng biển nước ta có hơn 2000 lồi cá, trên 100 lồi tơm, một số lồi
có giá trị xuất khẩu cao như: cá nục, cá thu, cá ngừ tôm he, tơm hùm, tơm rồng.
Ngồi ra cịn có nhiều lồi đặc sản như hải sâm, bào ngư, sị huyết…Đó là điều
kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú. Dọc bờ biển nước
ta suốt từ Bắc đến Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, nhiều đảo
ven bờ có phong cảnh kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch. Những điều kiện trên cho
phép nước ta phát triển hoạt động du lịch biển – đảo.
Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa ơ
xít titan có giá trị xuất khẩu. Tài ngun khống sản quan trọng nhất ở vùng
thềm lục địa là dầu mỏ và khí tự nhiên.Vùng biển nước ta giàu tài ngun
khống sản thuận lợi cho hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản biển.
Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. Ven biển có
nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận
lợi cho việc xây dựng cảng. Những điều kiện trên cho phép chúng ta phát triển
giao thông đường biển giữa các địa phương ven biển với nhau, cũng như giữa
nước ta với các nước khác.
Tất cả các điều kiện thuận lợi trên để nước ta phát triển tổng hợp các
ngành kinh tế biển.

Để phát triển bền vững kinh tế biển, cần khai thác tổng hợp và bảo vệ tài
nguyên, mơi trường biển – đảo. Qua đó, học sinh thấy được trách nhiệm của
mình trong việc khai thác và bảo vệ tài ngun, mơi trường biển – đảo.
Tóm lại thơng qua phần Địa lí tự nhiên Việt Nam Lớp 8 và bài 38, 39 lớp
9 làm cho học sinh thấy đất nước ta giàu, đẹp có nhiều tiềm năng thuận lợi để
xây dựng nền kinh tế toàn diện, giàu mạnh cả trên đất liền và trên biển – đảo.
Những yêu cầu giáo dục tư tưởng, chính trị trên đây cịn là nội dung tất
yếu của các bài Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 và bài 38, 39 lớp 9. Tất nhiên kết
hợp được yêu cầu giáo dục tư tưởng đó với nội dung bài học một cách tự nhiên,
nhuần nhuyễn, sâu sắc nhiều hay ít là phụ thuộc vào trình độ tư tưởng, khả năng
chun mơn và kinh nghiệm sư phạm của mỗi giáo viên địa lí.
2.1.2. Nêu bật lên những cảnh đẹp thiên nhiên của nước ta và những
di tích lịch sử gắn liền với cảnh vật thiên nhiên đó.
“Đẹp vơ cùng tổ quốc ta ơi” đó là niềm tự hào từ lâu đời của nhân dân ta,
tự hào về phong cảnh của đất nước. Những bài địa lí tự nhiên là những bài nói
về cái đẹp của đất nước. Cái đẹp này gắn liền với nội dung của bài, không phải
là sự tô vẽ thêm thắt mà chính là tốt lên từ sự phân tích những điều kiện tự
nhiên.

12


Đất nước ta có nhiều núi đá vơi với những hang động nổi tiếng với những
vòm đá rộng lớn mà thạch nhũ lô nhô từ dưới lên hoặc treo từ trên xuống trơng
thật kì ảo, có cái gõ kêu như chng, như trống. Đó là các động Phong Nha
(Quảng Bình), Tam Thanh (Lạng Sơn), Hương tích (Hà Tây), động Từ Thức
(Nga Sơn) …thuộc vào loại cảnh đẹp của nước ta. Sự kết hợp của thiên nhiên
nước ta đâu đâu cũng tạo nên bức tranh thiên nhiên tráng lệ .

Động Phong Nha - Kẻ Bàng - Quảng

Bình

Động Từ Thức –Nga Sơn
–Thanh Hố

Bờ biển nước ta nhiều nơi có những bãi cát nơng và phẳng, nước trong
xanh gió lộng là những nơi thuận lợi làm bãi tắm rất tốt, rất hấp dẫn du khách.
Đó là Trà Cổ (Quảng Ninh), Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phịng), Sầm
Sơn (Thanh Hố), Nha Trang (Khánh Hồ),…trong đó bãi biển Nha Trang
được cơng nhận là 1 trong 10 bãi biển đẹp nhất thế giới.

Biển Sầm Sơn - Thanh Hố
Các hịn đảo cũng có những cảnh đẹp đặc biệt như ở vịnh Hạ Long mà du
khách quốc tế phải gọi là “ kì quan thứ 8” của thế giới, nơi tập trung hàng nghìn
hịn đảo lớn nhỏ trăm hình nghìn dáng tạo ra sự xếp đặt tài tình trên mặt nước
(đảo hình con gà, hịn trống mái… ).Nước ta có nhiều hồ thiên nhiên đẹp: như
13


hồ Ba Bể (Sơn La), hồ Tây (Hà Nội)… lại có những hồ do con người tạo nên
như hồ Thác Bà (Yên Bái), hồ Ialy, hồ Trị An (Tây Ninh), hồ Hịa Bình (Hồ
Bình) …
Ở miền núi, cao ngun có khí hậu mát mẻ, trong lành như Sa Pa (Sơn La),
Đà Lạt (Lâm Đồng)… có những cây trồng ơn đới, lại thường có các dịng suối,
thác đổ tạo nên những cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ.

Quần đảo trong Vịnh Hạ Long-

Đà Lạt – Lâm Đồng


Quảng Ninh
Cảnh đẹp của nước ta rất nhiều, tạo khả năng để phát triển ngành du lịch
đầy triển vọng.
Trải qua một quá trình hàng ngàn năm chiến đấu bảo vệ một nền độc lập
của dân tộc, nhiều khi những thắng cảnh thiên nhiên cũng là những di tích lịch
sử: sơng Bạch Đằng, ải Chi Lăng, đèo Tam Điệp …nơi đã ghi những chiến tích
của cha ơng ta xưa. Vịnh Hạ Long nơi cảnh đẹp vào hạng nhất thế giới cũng là
nơi chứng kiến chiến công đầu tiên của quân và dân ta … kể sao cho hết. Những
bài địa lí trong một chừng mực nào đó phải liên hệ với lịch sử, tất nhiên sẽ lạc
điệu và sai lầm nếu xa rời nội dung địa lí mà sa đà vào khía cạnh lịch sử. Ở đây
chỉ là sự liên hệ tự nhiên đến lịch sử.
2.1.3. Nêu bật lên những thành quả của nhân dân ta trong công cuộc
chinh phục, cải tạo và sử dụng thiên nhiên, đặc biệt là những thành quả từ
khi nước ta bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước chủ nghĩa xã hội .
Trong giảng dạy địa lí người thầy phải chỉ cho học sinh thấy được sức lao
động vĩ đại của nhân dân ta từ thế hệ này đến thế hệ khác đã khai thác và cải tạo
thiên nhiên mà dấu ấn còn in rõ ngay trên bộ mặt của thiên nhiên, của đất nước.

14


Đê sông Hồng, đoạn gần chợ Bồ Đề
Đê sông Hồng và đê các sơng khác ở miền Bắc được hình thành do yếu tố
địa hình và cơng sức của nhân dân ta tạo nên. Riêng đê thuộc hệ thống sông
Hồng dài trên 2700km, ngày càng được đắp cao và rộng thêm, cũng đủ cho ta
thấy rõ sức lao động vĩ đại đó như thế nào. Đồng ruộng tươi tốt ở vùng đồng
bằng với dân cư đông đúc và kinh tế trù phú cũng là thành quả của nông dân ta
đã biến “tấc đất thành tấc vàng”.
Những thành tích “quai đê lấn biển” giành giật với sóng nước những miền
đất mới cũng là kết quả của cuộc đấu tranh gian khổ: vùng Kim Sơn – Ninh

Bình, vùng Nga Sơn –Thanh Hố.
Nhân dân ta cịn phá núi mở đường như cơng trình vĩ đại nhất Đông Nam
Á (Hầm Đèo Hải Vân), trồng rừng chắn cát, đắp đập khơi mương … thực sự
cũng là cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên vô cùng dũng cảm.

Cơng trình thuỷ lợi Cửa Đạt -Xn Mỹ -Thường Xuân - Thanh Hoá
15


Nhiều cơng trình thuỷ lợi lớn được xây dựng như hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Hồ
Dầu tiếng (Tây Ninh), Cửa Đạt ( Thanh Hoá)…Việc trị thuỷ gắn liền với khai
thác thuỷ điện như: thuỷ điện Hồ Bình, Thác Bà, Yaly, thuỷ điện Sơn La và
hàng trăm cơng trình thuỷ điện lớn nhỏ khác.
Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước là làm cho các em có lịng tự hào về
sự giàu đẹp của đất nước như Bác Hồ đã viết:
“ Nước ta xứ nóng khí hậu tốt
Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu
Nhân dân ta anh dũng và cần kiệm”
Đó là lòng tự hào về sức lao động cần cù, dũng cảm của nhân dân ta
trong việc khai thác những điều kiện tự nhiên, đã chống lại thiên tai và nhất là
trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
2.1.4. Liên hệ đến những nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta trong
đó có học sinh - những người chủ tương lai đất nước trong sự nghiệp cơng
nghiệp hố đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.
Trên cơ sở các bài dạy về điều kiện tự nhiên của đất nước giáo viên chỉ ra
tính tất yếu của các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta và nhân dân ta đang ra
sức thực hiện trên mọi lĩnh vực, làm cho học sinh tin tưởng vào tính đúng đắn
của những chủ trương đó, thấy trách nhiệm và quyết tâm góp sức mình biến
những chủ trương đó thành hiện thực.
Từ bài dạy về vị trí lãnh thổ có thể chỉ ra nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo

vệ vùng trời, vùng biển, từ biên giới đến những hải đảo xa xôi, từ đất liền đến
thềm lục địa.
Qua bài dạy về khoáng sản phải nêu lên được yêu cầu cấp thiết, phải thăm
dò và đánh giá đầy đủ các nguồn tài nguyên chìm của đất nước để phục vụ cho
cơng nghiệp hố đất nước do đó thanh niên học sinh phải sẵn sàng tham gia vào
hàng ngũ của đồn qn địa chất-khống sản.
Khi dạy về địa hình, đất đai, khí hậu, cần chỉ ra cho học sinh thấy sự đúng
đắn của chủ trương phát triển nơng nghiệp một cách tồn diện với những biện
pháp quan trọng như tăng vụ, thâm canh, thuỷ lợi hoá, phát huy thế mạnh của
từng vùng đồng bằng, trung du, miền núi và vùng biển, khai hoang, mở rộng
diện tích, phát triển cả những ngành trồng trọt, chăn ni, nghề rừng và nghề cá.
Học sinh cũng dễ dàng thấy được chủ trương xây dựng những cơng trình
thuỷ điện lớn có tác dụng tổng hợp (cung cấp điện, phát triển giao thông, nghề
cá, chống lũ lụt …), sự cần thiết và đúng đắn của chủ trương phát triển “điện lực
đi trước một bước”.
Trong việc liên hệ này, phải rất chú ý đến những chủ trương bảo vệ thiên
nhiên mà Nhà nước ta đã đề ra như “trồng cây gây rừng”, luật bảo vệ rừng, bảo
16


vệ cảnh quan thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường …mà trong nhận thức của
nhân dân còn chưa được nâng cao và chấp hành tốt.
2.2. Để đạt được sự thành cơng trong cơng tác giáo dục tư tưởng,
chính trị qua phần Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 và bài 38, 39 lớp 9 còn
phụ thuộc vào điều kiện sau:
Nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy đã thấy rõ yêu cầu phải giáo
dục tư tưởng, chính trị cho học sinh, cũng đã biết được những nội dung và biện
pháp cần thiết phải vận dụng. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng đạt
được kết quả tốt và giờ dạy nào cũng thành cơng. Đó là vì kết quả giáo dục tư
tưởng, chính trị qua phần địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 và bài 38, 39 lớp 9 còn

phụ thuộc vào điều kiện sau:
* Đảm bảo chức năng cơ bản của bộ môn và tiến hành giáo dục tư
tưởng, chính trị trên cơ sở kiến thức cơ bản chính xác của từng bài.
Trong nhà trường THCS, mỗi một mơn học có một chức năng riêng tuy
đều phục vụ cho một mục tiêu chung.
Mơn Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên Việt Nam có chức năng cơ bản là cung
cấp cho học sinh những kiến thức phổ thơng, cơ bản chính xác, có hệ thống về
các đặc điểm địa lí tự nhiên của nước ta, nắm được quá trình phát triển và sự
phân bố các điều kiện đó trên lãnh thổ nước ta. Giáo dục tư tưởng, chính trị phải
trên cơ sở đảm bảo đầy đủ những kiến thức khoa học đó, khơng vì giáo dục tư
tưởng mà giảng dạy qua loa phần kiến thức hoặc không tơn trọng tính khách
quan khoa học của kiến thức, khơng vì giáo dục tư tưởng mà đi lan man lạc
trọng tâm của bài.
Khi nói đến khả năng tận dụng các loại đất đai, các dạng địa hình khác
nhau để mở rộng diện tích gieo trồng và thâm canh tăng năng suất mà lại nói
sang những biện pháp kĩ thuật để đạt được kết quả trên thì ta đã lấn sang phạm
vi của mơn học khác.
Hoặc khi chúng ta phân tích giá trị và ý nghĩa của các nguồn tài nguyên
khoáng sản của nước ta mà lại nói sang cả những thành tích phát triển cơng
nghiệp, sản xuất hiện nay thế nào thì ta đã đi sang phần địa lí kinh tế lớp 9. Hoặc
khi liên hệ đến những di tích lịch sử gắn liền với các thắng cảnh thiên nhiên mà
lại kể quá nhiều về diễn biến, thời gian, kết quả thì lại lan man sang mơn lịch sử.
Khi dạy bài “ Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển- đảo” lớp 9, giáo viên cần giúp cho học sinh thấy được ý nghĩa vị trí, giá trị
kinh tế của biển - đảo nước ta.
Vậy thì vấn đề quan trọng ở đây là gì? Theo tơi đó là phải đảm bảo hai
điều kiện sau:
+ Một là phải đảm bảo dạy đúng kiến thức khoa học, từ kiến thức khoa
học đó mà đặt vấn đề giáo dục tư tưởng cho sát, cho đúng.
17



+ Hai là phải tôn trọng đặc trưng bộ môn, không lan man sang nội dung
các môn học khác, không q dài dịng, học sinh khơng nắm được bài mà khơng
đạt được mục đích lồng ghép giáo dục của mình.
2.3. Không ngừng học tập để nâng cao lập trường, quan điểm chính
trị, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và thực tế đất nước.
Giáo viên muốn giáo dục tư tưởng, chính trị cho học sinh, giáo viên phải
là người có lí tưởng, có lịng u nước, có nhiệt tình trong nhiệm vụ đào tạo con
em thành những con người mới phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng, phát
triển đất nước. Có như vậy mới chịu khó đi sâu tìm hiểu thực tế xã hội, mới chịu
khó sưu tầm tư liệu, tài liệu cho việc soạn bài.
Giáo viên phải thường xuyên cập nhật các thông tin mới, nghiên cứu, học
tập nhất là những vấn đề có liên quan đến công cuộc cải tạo và sử dụng thiên
nhiên, phát triển kinh tế.
IV. KIỂM NGHIỆM
1. Kết quả
Dưới sự lãnh đạo, quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ của
Hội cha mẹ học sinh, sự phối hợp chặt chẽ với các đồng chí giáo viên trong nhà
trường nhất là các giáo viên môn Lịch sử, Giáo dục công dân, Ngữ văn….dạy
khối lớp 8, lớp 9; sự nhiệt tình, nỗ lực của bản thân đã áp dụng một số biện pháp
giáo dục tư tưởng, chính trị vào trong giảng dạy nhằm giúp học sinh thêm tự hào
dân tộc, yêu quê hương, đất nước ta của học sinh lớp 8, lớp 9. So với đầu năm
học khi chưa áp dụng các phương pháp giáo dục tư tưởng, chính trị vào trong
giảng dạy đến hết học kì I chất lượng học tập của các em đã được nâng cao và
nhận thức của các em đối với quê hương đất nước. Điều đó cho thấy việc áp
dụng “Giáo dục tư tưởng, chính trị trong giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam
lớp 8 và bài 38, 39 lớp 9 nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh
trường THCS Nga Trường đối với quê hương, đất nước” mà tôi đã đưa ra
có tác dụng rất lớn trong q trình dạy học ở trường THCS Nga Trường nói

riêng. Kết quả đó được thể hiện qua kì thi học kì I vừa qua như sau:
Lớp


số

Trước khi áp dụng giáo dục tư tưởng, chính trị trong giảng dạy

Giỏi
SL

Khá
%

Trung bình

SL

%

Yếu

Kém

SL

%

SL


%

SL

%

8A

27

5

18.6

8

29.6 12

44.4

2

7.4

0

0

8B


25

4

16

9

36

40

2

8

0

0

Tổng 52

9

17.3

17

32.7 22


42.3

4

7.7

0

0

9A

31

6

19.5

13

41.9 11

35.4

1

3.2

0


0

9B

30

4

13.4

12

40

13

43.3

1

3.3

0

0

40.1 24

39.3


2

3.3

0

0

Tổng 61

11

17.3 25

10

18


Lớp


số

Sau khi áp dụng giáo dục tư tưởng, chính trị trong giảng dạy
Giỏi

Khá

Trung bình


Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL %

SL

%

8A

27

7

26


11

40.7

8

29.6

1

3.7

0

0

8B

25

9

36

6

24

9


36

1

4

0

0

Tổng 52

16

31

17

32.6

17

32.6

2

3.8

0


0

9A

31

8

25.8

14

45.2

8

25.8

1

3.2

0

0

9B

30


5

16.7

9

30

15

50

1

3.3

0

0

13

21.3

23

37.7

23


37.7

2

3.3

0

0

Tổng 61

2. Bài học kinh nghiệm
Qua thời gian giảng dạy lồng ghép giáo dục tư tưởng, chính trị vào trong
giảng dạy phần Địa lí tự nhiên Viêt Nam lớp 8 và bài 38, 39 lớp 9 tôi đã rút ra
những bài học kinh nghiệm sau đây:
- Giáo viên phải đầu tư thực sự cho tiết dạy, nghiên cứu tìm tịi, sáng tạo
đồ dùng để cho giờ học thêm sinh động. Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, văn, thơ
phải đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với từng bài học.
- Trong quá trình dạy giáo viên phải coi trọng nhân cách học sinh, coi học
sinh là trung tâm còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh
học tập tích cực, hứng thú và hiệu quả.
- Giáo viên phải biết kết hợp linh hoạt với nhà trường, gia đình học sinh
và các đồn thể để góp phần tích cực vào việc giáo dục. Người giáo viên địa lí
phải gắn mình vào thực tế, trước hết để bồi dưỡng cho mình lịng tự hào, ý thức
trách nhiệm và hơn nữa từ thực tế đó chọn lọc những kiến thức để giảng dạy.
Nói chung thì việc giáo dục tư tưởng, chính trị trong giảng dạy phần địa lí tự
nhiên Việt Nam lớp 8 và bài 38, 39 lớp 9 thành cơng nhiều hay ít, mấu chốt là ở
người giáo viên. Khác với bất cứ lĩnh vực nào, trong lĩnh vực giáo dục tư tưởng,

chính trị, việc vận dụng kinh nghiệm không phải là sự lặp lại đơn thuần những
việc người khác đã làm mà cần phải có sự tiếp thu, ứng dụng nhuần nhuyễn.
C. KẾT LUẬN
Việc giảng dạy kết hợp giáo dục tư tưởng, chính trị qua bộ môn địa lý như
trên đã làm cho nhận thức học sinh thay đổi trong cách tiếp nhận các nội dung
kiến thức, khơng những có những nhận thức, lịng tự hào dân tộc mà cịn có thức
học tập để xây dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Giảng dạy kết hợp giáo dục tư tưởng, chính trị thơng qua bộ mơn Địa lý
là điều cần thiết đối với nhận thức của học sinh. Tuy nhiên cách thức tổ chức
19


giảng dạy và lồng ghép một cách nhẹ nhàng là điều cần thiết. Tránh tình trạng
tích hợp một cách miễn cưỡng sẽ làm cho nội dung bài dạy sẽ nặng nề.
Để đạt kết quả giáo dục như trên tôi đã áp dụng hữu hiệu các giải pháp đó là:
1. Thơng qua các bài học địa lí, trên cơ sở phân tích một cách khoa học những
đặc điểm, tính chất của các sự vật và hiện tượng địa lí tự nhiên của nước ta, chỉ
ra cho học sinh thấy hết những thuận lợi đối với đời sống của nhân dân ta.
2. Bên cạnh những thuận lợi phải chỉ ra những khó khăn trở ngại do các điều
kiện tự nhiên gây ra.
3. Nêu bật lên những cảnh đẹp thiên nhiên của nước ta và những di tích lịch sử
gắn liền với cảnh vật thiên nhiên đó.
4. Nêu bật lên những thành quả của nhân dân ta trong công cuộc chinh phục, cải
tạo và sử dụng thiên nhiên, đặc biệt là những thành quả từ khi nước ta bắt đầu
công cuộc xây dựng đất nước chủ nghĩa xã hội .
5. Liên hệ đến những nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta trong đó có học sinh những người chủ tương lai đất nước trong sự nghiệp cơng nghiệp hố đất nước,
nâng cao đời sống nhân dân.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm:“Giáo dục tư tưởng, chính trị trong giảng dạy địa lí tự nhiên Việt
Nam lớp 8 và bài 38, 39 lớp 9 nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học

sinh trường THCS Nga Trường đối với quê hương, đất nước”.
Đó là một số ý kiến của cá nhân tôi, không tránh khỏi cịn hạn chế, thiếu sót.
Rất mong được sự góp ý của Hội đồng giám khảo và đồng nghiệp để tìm ra
được phương pháp giáo dục tư tưởng, chính trị cho học sinh đạt hiệu quả cao
trong giảng dạy phần Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 và bài 38, 39 lớp 9.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Trường, ngày 9 tháng 4 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY.

Trần Thị Thuỷ

20



×