Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

ĐỊNH HƯỚNG dạy và học về sửa lỗi câu, từ, CHÍNH tả ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.5 KB, 77 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
những năm vừa qua, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý
Thầy Cô, bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư
phạm Nha Trang; các Thầy, Cô ở khoa Xã hội đặc biệt là Cô TS. Mai Thị Kiều
Phượng – người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt
nghiệp và Cô TS. Ngô Thị Minh – người giúp đỡ em trong quá trình thu thập số
liệu,… đã tạo cơ hội để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Trong quá trình làm đề tài, cũng như khi đã hoàn thành đề tài khó tránh khỏi
những sai sót và do trình độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô để em có thể học hỏi thêm nhiều
kinh nghiệm quý báu.
Trong 3 năm học, với vốn kiến thức được tiếp thu, đó không chỉ là nền tảng
cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang để em bước vào đời một
cách vững chắc và tự tin.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp trồng người cao quý.

Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Yến

BẢNG KÍ HIỆU, VIẾT TẮT
1


STT

Từ được viết tắt



Viết tắt

1

Chương trình địa phương

CTĐP

2

Chủ ngữ

CN

3

Định hướng

ĐH

4

Giáo viên

GV

5

Học sinh


HS

6

Ngữ văn

NV

7

Sách giáo khoa

SGK

8

Trung học cơ sở

THCS

9

Tập làm văn

10

Tiếng Việt

TV


11

Vị ngữ

VN

12

Văn bản

VB

13

Phụ huynh học sinh

PHHS

14

Chủ - vị

C-V

15

Trạng ngữ

TLV


TN

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Tên bảng

1

Bảng 1.1.

Thống kê câu sai về cấu tạo ngữ pháp

2

Bảng 1.2.

Thống kê câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa

3

Bảng 1.3.

Thống kê câu sai về dấu câu

4


Bảng 1.4.

Thống kê câu sai về mạch lạc và liên kết câu trong
2


văn bản
5

Bảng 2.1.

Thống kê lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ

6

Bảng 2.2.

Thống kê lỗi về nghĩa của từ

7

Bảng 2.3.

Thống kê lỗi về kết hợp từ (lặp từ, thừa từ, thiếu từ)

8

Bảng 2.4.

Thống kê lỗi về phong cách, sai từ loại


9

Bảng 3.1.

Thống kê các lỗi do không nắm vững quy tắc viết
hoa

10

Bảng 3.3.

Thống kê các lỗi viết tắt

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
.....................................................................................................................................................
i...................................................................................................................................................
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
.....................................................................................................................................................
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
.....................................................................................................................................................
iii
MỤC LỤC
.....................................................................................................................................................
iv
3



MỞ
ĐẦU
.............................................................................................................................................
1
I.Lý
do
chọn
đề
tài
.....................................................................................................................................................
1
II.Lịch
sử
vấn
đề
.....................................................................................................................................................
2...................................................................................................................................................
III.Mục
đích
nghiên
cứu
.....................................................................................................................................................
3
IV.Đối
tượng

khách
thể
nghiên
cứu

.....................................................................................................................................................
3...................................................................................................................................................
V.Nhiệm
vụ
nghiên
cứu
.....................................................................................................................................................
3
VI.Phương
pháp
nghiên
cứu
.....................................................................................................................................................
3
VII.Cấu
trúc
đề
tài
.....................................................................................................................................................
4
NỘI
DUNG
.............................................................................................................................................
5
CHƯƠNG 1.NHỮNG LỖI CÂU THÔNG THƯỜNG VÀ CÁCH RÈN LUYỆN
1.1.Khái
niệm
về
câu
.....................................................................................................................................................

5
1.2.Những yêu cầu chung về câu ....................................................................................
5
1.2.1.Quy tắc cấu tạo ngữ
pháp của
câu tiếng Việt
..........................................................................................................................................
5
1.2.2.Nội

dung

ý
4

nghĩa

của

câu


..........................................................................................................................................
7
1.2.3.Dấu
câu
..........................................................................................................................................
8
1.2.4.Liên
kết

câu
chặc
chẽ
với
các
câu
khác
..........................................................................................................................................
8
1.3.Những lỗi sai về câu của học sinh và cách khắc phục
.....................................................................................................................................................
8
1.3.1.Lỗi câu sai về cấu tạo ngữ pháp và cách chữa
..........................................................................................................................................
9
1.3.2.Lỗi câu sai về quan hệ ngữ nghĩa và cách chữa
..........................................................................................................................................
16
..........................................................................................................................................
1.3.3.Lỗi
sai
về
dấu
câu

cách
chữa
..........................................................................................................................................
19
1.3.4.Lỗi sai về mạch lạc và liên kết câu trong văn bản và cách chữa

..........................................................................................................................................
23
Tiểu
kết
chương
1
.....................................................................................................................................................
26
Bài
tập
rèn
luyện
chương
1
.....................................................................................................................................................
26
CHƯƠNG 2.NHỮNG LỖI TỪ THÔNG THƯỜNG VÀ CÁCH RÈN LUYỆN
2.1.Khái
niệm
về
từ
.....................................................................................................................................................
28
2.2.Những
yêu
cầu
chung
về
từ
.....................................................................................................................................................

28
2.2.1.Âm

thanh



hình
5

thức

cấu

tạo


..........................................................................................................................................
28
2.2.2.Nghĩa
của
từ
..........................................................................................................................................
29
2.2.3.Đặc
điểm
ngữ
pháp
..........................................................................................................................................
30

2.2.4.Phong
cách
ngôn
ngữ
của
văn
bản
..........................................................................................................................................
30
2.3.Những lỗi sai về từ của học sinh và cách khắc phục
.....................................................................................................................................................
31
2.3.1.Lỗi
sai
về
âm
thanh

hình
thức
cấu
tạo
.....................................................................................................................................................
32
2.3.2.Lỗi
sai
về
nghĩa
của
từ

.....................................................................................................................................................
33
2.3.3.Lỗi
về
kết
hợp
từ
.....................................................................................................................................................
34.................................................................................................................................................
2.3.4.Lỗi
sai
phong
cách

từ
loại
.....................................................................................................................................................
37
Tiểu
kết
chương
2
.....................................................................................................................................................
40
Bài
tập
rèn
luyện
chương
2

.....................................................................................................................................................
41
CHƯƠNG 3.NHỮNG LỖI CHÍNH TẢ THÔNG THƯỜNG VÀ CÁCH RÈN LUYỆN
3.1.Khái
niệm
về
chính
tả
.....................................................................................................................................................
43
3.2.Những

yêu

cầu

chung
6

về

chính

tả


.....................................................................................................................................................
43
3.2.1.Ngữ
âm

.....................................................................................................................................................
43
3.2.2.Ngữ
nghĩa
.....................................................................................................................................................
44
3.3.Những lỗi sai về chính tả của học sinh và cách khắc phục
.....................................................................................................................................................
45.................................................................................................................................................
3.3.1.Lỗi
sai
về
ngữ
âm………..
.....................................................................................................................................................
45
3.3.2.Lỗi
viết
hoa
.....................................................................................................................................................
47
3.3.3.Lỗi sai khi phiên âm từ và dùng thuật từ vay mượn
.....................................................................................................................................................
49.................................................................................................................................................
3.3.4.Lỗi
sai
do
phương
ngữ
...............................................................................................................................................

50
Tiểu
kết
chương
3
.............................................................................................................................................
52
Bài
tập
rèn
luyện
chương
3
.............................................................................................................................................
53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................
55
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................
58
PHỤ LỤC..............................................................................................................................
60

7


MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, TV là một trong những phân môn vô cùng quan trọng
chiếm vị trí hàng đầu trong bộ môn văn ở trường THCS. Có thể nói, phân môn TV
quyết định phần lớn thành công cho HS. Bởi, mặc dù TV là phân môn được tích hợp

với phân môn văn và TLV nhưng TV vẫn có thể cung cấp cho HS những tri thức ngôn
ngữ học, hệ thống TV, quy tắc hoạt động và những sản phẩm của nó trong quá trình
hoạt động giao tiếp. Mặt khác, TV còn là một công cụ giao tiếp: Tiếp nhận và diễn đạt
mọi kiến thức khoa học trong nhà trường.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết:“Trong tiếng ta, một chữ có thể
dùng để diễn đạt rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để
diễn tả. Vì vậy, có thể nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn tả những
tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta
không biết dùng tiếng ta.” Thế nhưng với thực tế hiện nay, chúng tôi nhận thấy, HS
THCS còn rất yếu trong cách sử dụng TV. Các em thường dễ mắc những lỗi sai khi
dùng câu, từ, chính tả cụ thể như: viết câu thiếu trong sáng; sai chuẩn mực; mắc nhiều
lỗi chính tả; lỗi diễn đạt; ... làm cho câu văn rời rạc thiếu sự liên kết giữa các câu, các
ý; lỗi dùng từ sai nghĩa; viết câu sai cú pháp… Đồng thời do phần lớn HS ngại học
môn NV nên gây nhiều khó khăn trong quá trình rèn luyện. Từ thực tế ấy, chúng ta dễ
nhận ra rằng việc giúp HS tự ý thức để trau dồi vốn từ là rất hạn chế. Trong khi đó,
nhiệm vụ của GV là dạy cho HS ý thức bảo vệ và phát huy bản sắc, tinh hoa của TV.
Điều đó càng nhấn mạnh việc trau dồi vốn từ và rèn luyện kĩ năng viết đúng cho HS là
rất quan trọng và cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi đã đi
đến lựa chọn đề tài: “định hướng dạy và học về sửa lỗi câu, từ, chính tả cho học sinh
trong chương trình THCS” nhằm thực hiện ba mục tiêu: một là, giữ gìn và phát triển
vốn chữ của tiếng ta; hai là, nói và viết đúng chuẩn tiếng ta; ba là, giữ gìn bản sắc, tinh
hoa, phong cách và sự trong sáng của tiếng ta trong mọi thể văn.
Dựa trên kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh “Xây dựng tài liệu
Ngữ văn địa phương THCS ở Khánh Hòa” do TS Ngô Thị Minh làm chủ nhiệm, chúng
tôi đã may mắn có dịp được cọ sát với tình hình thực tiễn, đi sâu phân tích 656 bài viết
của HS ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như: trường THCS Hùng
Vương; trường THCS Lý Thường Kiệt; trường THCS Trần Phú. Vì lượng thời gian
8



ngắn, nên chúng tôi không có cơ hội để tìm hiểu nhiều hơn về các bài viết ở các huyện
khác trên địa bàn của tỉnh.
Trước sự cần thiết của vấn đề và dựa trên nền tảng sẳn có, chúng tôi mong
muốn được tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra phương hướng khắc phục vấn đề trên.
Cũng như bao thầy cô khác, là một sinh viên sau khi rời ngôi trường sư phạm dạy môn
Ngữ văn đứng trước thực trạng HS của mình học TV nhưng mắc quá nhiều lỗi sai khi
sử dụng câu, từ, tôi cũng rất băn khoăn và mong muốn tìm được lời giải đáp.
II.Lịch sử vấn đề
Vấn đề về chuẩn câu, từ, chính tả TV được nhiều người quan tâm và từ đó đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Có thể kể đến công trình của các nhà
Ngôn ngữ như Đoàn Thiện Thuật, Mai Ngọc Chừ, Đặng Thị Lanh, Hoàn Châu…. Các
sách TV thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm, sách NV, sách GV và
sách thiết kế NV 6, 7, 8, 9 cũng đề cập tới vấn đề này. Theo những tài liệu chúng tôi
tìm hiểu, phần lớn tác giả đều nêu được những lỗi sai thường thấy của HS, sinh viên về
câu, từ, chính tả khi sử dụng TV. Về những lỗi sai này các tài liệu cũng giải quyết theo
hướng nêu ra mục tiêu cần đạt, kiến thức cần có rồi đi vào những khái niệm chung của
câu, từ, chính tả và hướng dẫn cách chữa lỗi về câu, từ, chính tả ở mức độ cao đối với
những tài liệu dành cho sinh viên. Trong khi đó các tài liệu như SGK (sách dành cho
HS), các tác giả trình bày theo hệ thống của chương trình học và không đi sâu phân
tích gây khó khăn cho người dạy và người học bởi khả năng của HS ở bậc THCS chưa
thể đi sâu và phân tích rõ những lỗi sai về câu, từ, chính tả của bản thân.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu giúp chúng tôi có những định hướng ban
đầu về cách chữa lỗi câu, từ, chính tả. Trên cơ sở đó, chúng tôi đi sâu vào các bài dạy
về câu, từ, chính tả để làm rõ vấn đề sai câu – từ - chính tả của HS THCS. Trong đó
nêu lên tầm quan trọng của việc sửa lỗi câu, từ, chính tả sai thông qua khảo sát việc
dạy học sửa lỗi câu, từ, chính tả sai ở chương trình Ngữ văn bậc THCS, từ đó đề xuất
một số cách dạy về sửa lỗi câu, từ, chính tả cho HS. Đồng thời ở đề tài này, chúng tôi
phát hiện lỗi sai thường gặp về chính tả của HS còn do cách viết tắt. Đây là lỗi sai mà
chưa có tài liệu nào đề cập đến và cũng như chưa tác giả nào khai thác tìm hiểu và đưa
ra những phương hướng khắc phục và cách rèn luyện. Hi vọng sau khi viết xong đề tài

này, chúng tôi sẽ có thêm cơ hội khác để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn tình trạng viết
tắt của HS THCS. Chúng tôi mong đề tài này sẽ góp một phần kiến thức nho nhỏ cho
những ai quan tâm tìm hiểu về những lỗi sai câu, từ, chính tả và đang tìm cách khắc
9


phục chúng. Đây là một vấn đề không còn mới lạ nữa, tuy nhiên để giải quyết và tìm ra
phương hướng tốt nhất để khắc phục những lỗi sai này vẫn là một vấn đề nan giải cần
được mọi người tìm hiểu và nghiên cứu.
III.Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ
văn trong trường THCS.
Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về câu, từ, chính tả, thấy được
những lỗi thường gặp và biết cách sửa sai.
Giúp HS nâng cao thành tích học tập, cảm nhận vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ, từ đó
giúp các em biết cách “giữ gìn sự trong sáng của TV”.
Ngoài ra, đề tài này còn có thể giúp HS tạo lập tốt một ngôn bản bao hàm năng
lực nói, viết đúng chuẩn mực TV. HS biết làm cho ngôn bản của mình thích hợp với
mục đích, hoàn cảnh, biết tự điều chỉnh, đánh giá cách nói, cách viết của mình, hợp với
phong cách ngôn ngữ. Đồng thời tạo cho HS năng lực thưởng thức, thẩm định giá trị
nghệ thuật của tác phẩm văn chương.
IV.Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng: Các lỗi về câu, từ, chính tả và kĩ năng sửa lỗi câu, từ, chính tả trong
chương trình dạy học về phân môn TV của môn NV trường THCS.
Khách thể: Bao gồm các bài về câu, từ, chính tả ở bậc THCS (gồm 3 lớp 6,7,8).
V.Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu toàn bộ chương trình Ngữ văn (phần TV) ở các lớp 6,7,8,9 trong
SGK, trong đó chú trọng đến vấn đề dạy và rèn luyện các lỗi sai về câu, từ, chính tả
của HS trong chương trình THCS.
Đưa ra một số định hướng (phương pháp) để dạy và học đối với các bài về rèn

luyện cũng như chữa lỗi câu, từ, chính tả cho GV và HS THCS.
VI.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Chúng tôi sử dụng phương pháp
này để đọc và ghi chép tài liệu, những điều cần thiết để phục vụ cho đề tài.

10


Phương pháp toán học – thống kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xử lí
số liệu một cách cụ thể nhất (số lượng; phần trăm) để chứng minh cho các lỗi sai về
câu, từ, chính tả và tìm cách khắc phục.
Phương pháp so sánh và đối chiếu: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so
sánh các ví dụ để từ đó đưa ra kết luận tổng quát chung. Đồng thời chúng tôi còn sử
dụng phương pháp này để so sánh giữa những lỗi dễ mắc phải về câu, từ, chính tả của
HS và nguyên tắc đúng về câu, từ, chính tả của TV.
Phương pháp điều tra: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để điều tra những
lỗi HS thường mắc phải (nhiều nhất) về câu, từ, chính tả ở bậc THCS. Thông qua 656
bài TLV của HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ninh Hòa, chúng tôi tìm ra
biện pháp khắc phục và rèn luyện những lỗi sai về câu, từ, chính tả cho HS.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp đặc thù của môn học
như: phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp giảng bình,…
VII.Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì đề tài gồm ba chương sau:
Chương 1. Những lỗi câu thông thường và cách rèn luyện
Chương 2. Những lỗi từ thông thường và cách rèn luyện
Chương 3. Những lỗi chính tả thông thường và cách rèn luyện

11



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG LỖI CÂU THÔNG THƯỜNG VÀ CÁCH RÈN LUYỆN
1.1.Khái niệm về câu
Có rất nhiều khái niệm về câu (khái niệm câu là đơn vị trong hệ thống ngôn
ngữ; khái niệm câu trong lời nói (ngôn bản, văn bản, ngôn đoạn, đoạn văn); khái niệm
câu trong đoạn văn),… Nhưng, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Câu là
đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập và có ngữ điệu kết thúc. Nó mang một
tư tưởng tương đối trọn vẹn, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị
thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định.
1.2.Những yêu cầu chung về câu
1.2.1.Quy tắc cấu tạo ngữ pháp của câu tiếng Việt
Cấu tạo đúng quy tắc TV có nghĩa là cấu tạo đúng câu. Để làm được điều đó,
trước hết cần cấu tạo đúng các cụm từ. TV là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập có đặc
điểm quan trọng là từ không biến hình. Do đó người sử dụng cần chú ý khi đặt trật tự
từ trong câu.
Ví dụ: (1) -Tôi đánh nó.
(2) -Nó đánh tôi.
(3) -Bé Hà ăn bánh.
(4) -Bánh ăn bé Hà.
Quan sát ví dụ chúng ta thấy vị trí của từ trong câu TV quy định chức năng của
từ đó trong câu, do đó khi thay đổi vị trí thì đồng thời cũng thay đổi chức năng nghĩa
của từ và từ đó làm thay đổi nghĩa của câu. Câu (1) và (2) khác nhau hoàn toàn về ý
nghĩa. Tương tự, câu (4) là câu sai về ngữ nghĩa và câu (3) là đúng.
Thứ hai, phải cấu tạo đúng quy tắc các thành phần trong kiểu câu đơn. Câu đơn
là câu được xây dựng trên cơ sở 1 kết cấu chủ - vị (C – V).
Ví dụ: Trời // mưa.  Mô hình: (CN/ VN)
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần có sự linh hoạt bởi vì tuy phần lớn câu
trong TV đòi hỏi phải có đầy đủ hai thành phần nòng cốt là CN và VN nhưng tùy vào

12



hoàn cảnh sử dụng cụ thể mà người ta có thể dùng câu một thành phần (còn gọi là câu
đặc biệt) hoặc câu tỉnh lược.
Ví dụ: (1) -Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. (Nguyễn Công Hoan) (mỗi câu là
một động từ)
(2) -Ồn ào một hồi lâu. (Ngô Tất Tố) (một hồi lâu là TN chỉ thời gian)
(3) -Mấy giờ rồi?
- Ba. (tỉnh lược cả CN và VN)
(4) -Chị đi đâu à?
-Hà Nội. (tỉnh lược CN)
(5) -Cây bút chì này của ai vậy?
-Tôi. (tỉnh lược VN)
Câu (1) và (2) là câu đặc biệt vì nó chứa một nòng cốt đặc biệt mang ý nghĩa
thông báo hoàn chỉnh không thể phân định rõ CN và VN. Câu (3) (4) (5) là câu tỉnh
lược.
Thứ ba, phải cấu tạo đúng quy tắc các kiểu câu ghép. Câu ghép là câu chứa hai
(hơn hai) kết cấu C – V, trong đó không có kết cấu C –V nào bao hàm kết cấu C – V
nào; mỗi kết cấu C – V diễn đạt một sự việc, và các sự việc này có quan hệ với nhau
theo những mối quan hệ xác định.
Ví dụ: Trời // mưa, đường // trơn.  Mô hình: [CN/ VN, CN1/ VN1]
Đây là câu ghép có hơn 1 kết cấu C – V trong đó không có kết cấu C – V nào
bao hàm kết cấu C – V nào.
Trong TV còn có một dạng câu khác rất dễ nhầm lẫn với câu ghép là câu phức
(còn được gọi là câu đơn có thành phần mở rộng).
Ví dụ: Cây này lá đỏ.  Mô hình: [CN/ VN (CN1/ VN1)]
Cây này




đỏ.

CN

CN

VN

VN
Đây là câu phức có hơn 1 kết cấu C – V trong đó chỉ có 1 cụm C – V “nằm
ngoài cùng” bao các cụm C – V còn lại.
13


Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp khái quát chúng ta chia câu ghép làm hai loại lớn:
a/Câu ghép chính phụ (là loại câu có chứa > 1 nòng cốt mà giữa các nòng cốt,
giữa các vế/ thành phần/ trong nội bộ câu nối với nhau bằng các hư từ như: và, hay,
hoặc,… hoặc các cặp từ nối chúng với nhau nhằm biểu thị quan hệ ngữ pháp, ngữ
nghĩa).
Ví dụ: (1) – Vì anh đi nên tôi đi.  Mô hình (xAyB)
(2) – Anh đi nên tôi đi.  Mô hình (AyB)
b/Câu ghép đẳng lập (là loại câu có chứa > 1 nòng cốt mà giữa các nòng cốt câu
hoặc không có hư từ, chỉ ngăn cách bằng dấu phấy, hoặc các vế/ thành phần/ nòng cốt
trong nội bộ câu nối với nhau bằng các hư từ như: và, hay, hoặc,…).
Ví dụ: (1) – Anh đi, tôi đi.  Mô hình (A, B)
(2) – Anh đi hay tôi đi.  Mô hình (A hay B)
Khi xác định câu đơn, câu ghép,…chúng ta cần phải xác định được các thành
phần câu trong TV như: thành phần chính (CN, VN); thành phần phụ (định ngữ, bổ
ngữ, trạng ngữ, đề ngữ,…); thành phần biệt lập (hô ngữ, chuyển tiếp ngữ, giải thích
ngữ).

Từ việc nắm vững các quy tắc trên người viết sẽ tránh được các lỗi về cấu tạo
ngữ pháp.
1.2.2.Nội dung ý nghĩa của câu
Để câu đúng về nội dung ý nghĩa, chúng ta cần biểu hiện nội dung đúng với
hiện thực. Ý nghĩa trong câu phải có tính logic. Ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu
phải phù hợp với các phương tiện hình thức thể hiện quan hệ. Nếu không có những sự
phù hợp trên thì đó là câu sai. Trong văn bản, câu phải có thông tin mới để duy trì, phát
triển nội dung chung của văn bản và câu đi trước. Nếu câu không có thông tin thì vô bổ
và không góp phần vào sự phát triển nội dung của văn bản.
Ví dụ: (1) – Vì trời nắng nên đường lầy lội. (không hợp tư duy logic)
(2) – Nó ăn bằng miệng. (không có thông tin mới, câu vô bổ)
(3) – Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (sai kiến thức,
phản ánh không đúng hiện thực khách quan)
14


(4) – Người chiến sĩ bị hai vết thương một vết ở đùi trái và một vết ở
Quảng Trị. (không có chung một phạm trù ý nghĩa)
Tất cả những ví dụ trên đều là câu sai và vi phạm nội dung ý nghĩa của câu.
1.2.3.Dấu câu
Chữ viết của TV hiện nay có 12 dấu câu: dấu chấm (.); dấu chấm hỏi (?); dấu
chấm cảm (!); dấu chấm lửng hoặc dấu ba chấm (…); dấu hai chấm (:); dấu chấm phẩy
(;); dấu phẩy (,); dấu gạch ngang (-); dấu ngoặc đơn ( ); dấu ngoặc kép “ ”; dấu ngoặc
vuông [ ]; dấu gạch xiêng ( / ).
Dấu câu được dùng làm kí hiệu để đánh dấu các yếu tố thuộc về ngữ điệu, trọng
âm hoặc dùng để diễn tả các sắc thái khác nhau trong tư tưởng, tình cảm, thái độ của
người viết. Mỗi dấu câu có vai trò riêng, do đó việc sử dụng đúng dấu câu giúp cho
người đọc không hiểu sai điều người viết muốn trình bày. Tác dụng, chức năng của dấu
câu đã được nhiều nhà nghiên cứu trình bày ở đây chúng tôi xin không nhắc lại. Từ
việc nắm vững quy tắc sử dụng đúng dấu câu của TV, người viết sẽ không mắc các lỗi

thông thường về dấu câu như: sử dụng dấu câu không thích hợp, sử dụng dấu ngắt câu
khi không cần thiết, ngắt câu khi chưa đầy đủ thông tin, sử dụng lẫn lộn các dấu câu,…
1.2.4.Liên kết câu chặc chẽ với các câu khác
VB là một thể thống nhất, trong đó các câu không thể ở tình trạng cô lập, rời
rạc, mà luôn luôn có sự liên kết với nhau. Do đó, câu cần có sự liên kết chặc chẽ với
các câu khác. Có các kiểu liên kết sau: Thứ nhất, liên kết nội dung – đó là sự liên kết
chủ đề. Hơn nữa, sự phát triển chủ đề giữa các câu phải có tính lôgíc. Hai là, liên kết
hình thức – dùng các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, kết cấu ngữ pháp) để thể hiện sự liên kết
về nội dung. Chúng gồm một số phương thức hay phép liên kết sau: phép lặp; phép liên
tưởng; phép thế; phép nối; phép tỉnh lược.
1.3.Những lỗi sai về câu của học sinh và cách khắc phục
Trong chương trình Ngữ văn THCS các bài dạy về chữa lỗi câu được phân bố
chủ yếu ở lớp 6 và lớp 8.
Bảng phân phối chương trình Ngữ văn THCS dạy về chữa lỗi câu
stt

Bài/ trang

Lớp

Nội dung

1

29/129

6 (tập 2)

Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
15



2

30/141

6 (tập 2)

Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo)

3

31/149

6 (tập 2) Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu
chấm than)

4

32/157

6 (tập 2)

Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)

5

15/150

8 (tập 1)


Ôn luyện về dấu câu

6

30/ 127

8 (tập 2)

Chữa lỗi diễn đạt (lỗi logic)

Nội dung chủ yếu là chữa lỗi về CN, VN; lỗi về dấu câu và lỗi diễn đạt (lỗi
logic). Trong đó, học và rèn luyện các bài tập về các lỗi thiếu CN, thiếu VN, thiếu cả
CN và VN, lỗi sai về ngữ nghĩa giữa các thành phần câu. Lỗi thiếu dấu ngắt khi câu đã
kết thúc, lỗi dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc, lỗi thiếu dấu câu thích hợp để
tách các bộ phận của câu khi cần thiết, lẫn lộn các dấu câu. Lỗi CN và VN mâu thuẫn
nhau, lỗi liệt kê không đồng loại, lỗi sử dụng quan hệ từ không đúng với nội dung câu
văn.
Từ đó cho thấy, chương trình học ở SGK cũng mắc một số thiếu sót như: Các
tiết ôn luyện và chữa lỗi về câu hầu như không rèn cho HS các lỗi câu sai về mạch lạc
và liên kết. Lỗi thiếu một vế câu ghép. Sai về trật tự sắp xếp các thành phần câu. Sai vì
không phân định mạch lạc các thành phần câu. Câu phản ánh sai hiện thực khách quan.
Câu sai do kết cấu rối nát. Lỗi đứt mạch ý. Lỗi không thống nhất chủ đề.
Qua khảo sát 656 bài TLV chúng tôi nhận thấy rằng: học sinh thường mắc nhiều
những lỗi câu sai như: về cấu tạo ngữ pháp, về ngữ nghĩa, về dấu câu, về logic,… Lỗi
về câu HS mắc phải với tổng số 565/656 bài chiếm 86, 12%.
1.3.1.Lỗi câu sai về cấu tạo ngữ pháp và cách chữa
Trong chương trình học, chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ tập trung ở lớp 6. Về
kiến thức, HS cần nắm được các lỗi do đặt câu thiếu CN, VN, thiếu cả CN lẫn VN và
lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa CN và VN. Về kĩ năng, HS cần biết cách phát hiện ra lỗi

sai về chủ ngữ, vị ngữ và sửa được những lỗi sai đó. Về thực hành, HS cần làm để rèn
luyện bằng những bài tập ở dạng chữa lỗi về về chủ ngữ, vị ngữ như: đặt câu, xác định
CN, VN, điền vào chỗ trống vv…
*Bảng 1.1.

Thống kê lỗi câu sai về cấu tạo ngữ pháp

Lỗi thường gặp

Số lượng

Tỉ lệ %

Thiếu thành phần nòng cốt

167 câu/ 656

25,4

16


bài
Thiếu một vế câu ghép

4 câu/ 656 bài

0,6

Sai về trật tự sắp xếp các thành phần câu


1 câu/ 656 bài

0,15

Sai vì không phân định mạch lạc các thành phần câu

2 câu/ 656 bài

0,3

a/Thiếu thành phần nòng cốt (thiếu CN, VN , thiếu cả CN và VN)
1/Khái quát:
Câu sai do thiếu CN là kiểu câu thiếu thành phần biểu thị đối tượng của thông
báo mà dựa vào văn cảnh, ta không thể xác định và phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó.
Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai (thiếu CN) là do HS chưa nắm vững cách tổ chức câu –
chưa có ý thức về tính hoàn chỉnh tương đối của câu. Thiếu CN làm cho câu không
hoàn chỉnh về cấu trúc thông báo. Đọc những câu này, ta không hiểu được HS muốn
nói về ai, cái gì, điều gì.
Câu sai do thiếu VN là kiểu câu thiếu thành phần biểu thị nội dung thuyết minh
mà dựa vào văn cảnh, ta không thể xác định và khôi phục lại cấu trúc đầy đủ của nó.
Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai này chủ yếu là do HS nhận thức mơ hồ, thiếu chính xác về
tính hoàn chỉnh tương đối của câu, hay do HS nhầm lẫn các danh ngữ, giới ngữ (có giá
trị như giải thích ngữ, trạng ngữ đứng sau CN) với VN, từ đó, tưởng rằng câu đã hoàn
chỉnh.
Câu sai do thiếu thành phần nòng cốt (thiếu cả CN và VN) là kiểu lỗi ngữ pháp
chỉ có thành phần phụ. Khi dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi lại cấu trúc đầy đủ
cho nó. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi sai này là do HS không nắm vững kiến thức
ngữ pháp, đặc biệt là về tính hoàn chỉnh của câu, dẫn đến sự lẫn lộn giữa các thành
phần nòng cốt với các loại thành phần phụ.

2/Cách phát hiện lỗi sai: Dựa trên cấu trúc ngữ pháp của câu đúng.
3/Cách sửa:
Cách sửa lỗi do thiếu CN: Thêm CN cho câu biến TN thành CN; biến VN thành
một cụm C – V; chuyển đổi kết cấu trong câu.
Cách sửa lỗi do thiếu VN: Thêm VN cho câu; biến cụm từ đã cho thành một bộ
phận của cụm C – V; biến cụm từ đã cho thành một bộ phận của VN; cải biến toàn bộ
phần phát triển ở sau thành VN bằng cách thêm từ “là”.
17


Cách chữa lỗi do thiếu CN, VN: bổ sung thành phần CN, VN; thêm CN thích
hợp và phát triển bộ phận ở sau thành VN.
*Ví dụ thực tế:
Ví dụ 1:
“Đã cố gắng làm lụng vất vả để cho em ăn học và xây dựng mái ấm gia đình.”
(Trích từ bài văn tả người thân yêu, gần gũi nhất của học sinh lớp 6)
Câu văn trên mắc lỗi ngữ pháp (thiếu thành phần CN).
Nguyên nhân: Do thiếu từ.
Định hướng: GV phân tích cho HS hiểu câu văn trên thiếu thành phần CN và
sửa lỗi câu văn trên.
Cách sửa:
(1)Thêm CN mới: “Mẹ// đã cố gắng làm lụng vất vả để cho em ăn học và xây
dựng mái ấm gia đình.”
(2) Cải biến VN thành cụm C – V: “Cố gắng làm lụng, em // ăn học vất vả và
xây dựng mái ấm gia đình.”
(3) Chuyển đổi kết cấu trong câu: “ Em // đã cố gắng làm lụng, vất vả để ăn học
và xây dựng mái ấm gia đình.”
Ví dụ 2:
“Truyền hết những tinh hoa, sự thâm thúy qua câu nói.”
(Trích từ bài văn 45’ nghị luận về một bài thơ của học sinh lớp 7)

Câu văn trên mắc lỗi ngữ pháp (thiếu CN, VN).
Nguyên nhân: Do thiếu từ.
Định hướng: GV phân tích cho HS hiểu câu văn trên thiếu thành phần nòng cốt
CN và VN sau đó sửa lỗi sai cho câu văn.
Cách sửa:
(1)Thêm cả CN và VN: “Tác giả // đã truyền hết những tinh hoa, sự thâm thúy
qua câu nói “đoàn kết là sức mạnh”.”
18


(2) Thêm CN thích hợp và phát triển bộ phận ở sau thành VN: “Tác giả // đã
truyền hết những tinh hoa, sự thâm thúy qua câu nói trên.”
Ví dụ 3:
“Bài học của đoàn kết và sự thành công.”
(Trích từ bài văn 45’ nghị luận về một bài thơ của học sinh lớp 7)
Câu trên mắc lỗi ngữ pháp (thiếu thành phần VN).
Nguyên nhân do thiếu VN.
Định hướng: GV phân tích cho HS hiểu câu văn trên thiếu thành phần VN và
sửa lỗi câu văn cho HS.
Cách sửa:
(1)Cải biến toàn bộ phần phát triển ở sau thành VN bằng cách thêm từ “là”:
“Bài học của đoàn kết // là sự thành công.”
(2)Thêm VN mới cho câu: “Bài học của đoàn kết và sự thành công // có sức
mạnh vô cùng to lớn.”
(3)Cải biến bộ phận trung tâm thành CN bằng cách thêm yếu tố phụ xác định
cho danh từ đi trước, và để ngăn cách CN và VN cho rạch ròi ta thêm một phó từ đi
trước phụ nghĩa cho động từ chính của VN: “Bài học tinh thần ấy, // là sức mạnh của
đoàn kết và sự thành công.”
b/Thiếu hẳn một vế câu ghép
1/Khái quát: Thiếu hẳn một vế câu ghép là lỗi sai thiếu một vế câu tương ứng để

có thể tạo thành câu ghép (có thể là thiếu CN, VN).
2/Cách phát hiện lỗi sai: Dựa trên cấu trúc ngữ pháp của câu đúng.
3/Cách sửa: Thêm từ vào 1 vế câu tương; bỏ kết từ và một số từ phụ đi kèm để
không thêm 1 vế câu nửa; chuyển đổi kết cấu trong câu…
*Ví dụ thực tế:
Ví dụ 4:
“Cô tuy không đẹp, người gầy và cao. Chân tay dài, mặt nhỏ, trán cao. Cái tài
bị che khuất, khi cần mới tỏ ra.”
19


(Trích từ bài văn nêu cảm nghĩ về thầy/ cô đã từng học của học sinh lớp 7.)
Câu văn trên mắc lỗi ngữ pháp (thiếu một vế câu ghép).
Nguyên nhân do thiếu cặp từ quan hệ/ cặp kết từ.
Định hướng: GV phân tích cho HS hiểu câu văn trên thiếu một vế câu ghép và
sửa lỗi câu văn cho HS.
Cách sửa:
(1) Thêm từ vào 1 vế câu chứa hư từ tương ứng trong cặp kết từ: “Cô // tuy
không đẹp nhưng có tài. Người // gầy và cao. Chân tay // dài, mặt // nhỏ, trán // cao.”
(2) Bỏ kết từ (tuy) để không thêm 1 vế câu nữa: “Cô // không đẹp, người gầy và
cao. Chân tay // dài, mặt // nhỏ, trán // cao. Cái tài // bị che khuất, khi cần mới tỏ ra.”
Hoặc:
“Tuy cô // không đẹp – người gầy và cao, chân tay dài, mặt nhỏ, trán cao –
nhưng cái tài bị che khuất, khi cần mới tỏ ra.
c/Sai về trật tự sắp xếp các thành phần câu
1/Khái quát: Sai về trật tự sắp xếp các thành phần câu là lỗi do không biết cách
sắp xếp vị trí cho các thành phần trong câu. Lỗi này thường gặp khi các em chưa có tư
duy logic hoặc do diễn đạt (diễn tả) câu văn còn kém.
2/Cách phát hiện lỗi sai: Dựa trên cấu trúc ngữ pháp của câu đúng.
3/Cách sửa: Chuyển đổi vị trí các thành phần trong câu.

*Ví dụ thực tế:
Ví dụ 5:
“Cũng xin nhắc lại rằng cô giáo vẫn khuyên răng chúng tôi siêng năng, cần cù
trong công việc sau khi về hưu ở nhà.”
(Trích từ bài văn nêu cảm nghĩ về thầy/ cô đã từng học của học sinh lớp 7)
Câu văn trên mắc lỗi ngữ pháp (sai về trật tự sắp xếp thành phần câu)
Nguyên nhân do sắp xếp sai thành phần câu (TN: không rõ là nói với ai “sau khi
về hưu ở nhà” (về “chúng tôi” hay về “cô giáo”).

20


Định hướng: GV phân tích cho HS hiểu câu văn trên sai về trật tự sắp xếp thành
phần câu và sửa lỗi câu văn cho HS.
Cách sửa: Đặt lại vị trí của TN “sau khi đã về hưu ở nhà”.
(1) Đặt TN lên trước “cô giáo”: “Cũng xin nhắc lại rằng, sau khi về hưu ở nhà,
cô giáo vẫn khuyên răng chúng tôi siêng năng, cần cù trong công việc.”
(2) Đặt TN ra sau “cô giáo”: “Cũng xin nhắc lại rằng, cô giáo sau khi về hưu ở
nhà, vẫn khuyên răng chúng tôi siêng năng, cần cù trong công việc.”
d/Sai vì không phân định mạch lạc các thành phần câu
1/Khái quát: Sai vì không phân định mạch lạc thành phần câu là lỗi sai cấu trúc
do thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu.
2/Cách phát hiện lỗi sai: Dựa trên cấu trúc ngữ pháp của câu đúng.
3/Cách sửa: Lược bỏ một số từ phụ; sắp xếp lại thành phần câu
*Ví dụ thực tế:
Ví dụ 6:
*Trường hợp 1:“Trong lớp năm em đã được học một người thầy dạy và đã cho
em được thấy tình yêu thương ấy đó chính là thầy Hiền.”
*Trường hợp 2: “Gian phòng được ngăn đôi một tấm cót giản dị.”
*Trường hợp 3: “Em là ai đến đây vào lúc sáng sớm?”

(Trích từ bài văn nêu cảm nghĩ về thầy/ cô đã từng học của học sinh lớp 7)
Những câu văn trên mắc lỗi ngữ pháp (sai vì không phân định mạch lạc các
thành phần câu)
Nguyên nhân do không phân định được các thành phần câu.
Định hướng: GV phân tích cho HS hiểu câu văn trên sai vì không phân định
mạch lạc các thành phần câu và sửa lỗi câu văn cho HS.
Cách sửa:
Ở trường hợp 1, đây là kiểu câu sai do không phân định được đâu là CN, VN.
Chúng ta có thể sửa như sau:

21


(1)Lược bỏ một số từ phụ: “Thầy Hiền // là người đã dạy cho em về tình yêu
thương.”
(2)Thay từ “trong” thành từ “ở” và sắp xếp lại thành phần câu: “Ở lớp năm,
em // đã được học một người thầy, đó // chính là thầy Hiền – người đã dạy cho em về
tình yêu thương.”
Ở trường hợp 2, đây là kiểu câu không phân định rõ ràng ranh giới giữa bổ ngữ
và VN: ở đây, chính là “tấm cót ngăn đôi gian phòng” chứ không thể nào là “căn
phòng ngăn đôi tấm cót”. Bởi vậy “tấm cót” không thể là bổ ngữ chỉ đối tượng của
động từ “ngăn”. Nó phải là bổ ngữ chỉ tình huống. Trường hợp này chúng ta có thể
sửa như sau:
(1) Thêm từ “bằng/bởi” để xác định rõ cho bổ ngữ: “Gian phòng // được ngăn
đôi bằng/ bởi một tấm cót giản dị.”
(2) Chuyển bổ ngữ chỉ tình huống ra trước: “Gian phòng // được một tấm cót
giản dị ngăn đôi.”
Ở trường hợp 3, đây là kiểu câu khó phân định câu đơn và câu ghép. Bởi vì
quan hệ giữa hai vế “Em là ai” và “đến đây vào lúc sáng sớm” không phù hợp với bất
cứ quan hệ nào trong kết cấu câu đơn hoặc kết cấu câu ghép. Trường hợp này chúng ta

nên sửa như sau:
(1) Ta cải tạo câu thành 2 câu đơn: “Em là ai?” và “Ai đến đây vào lúc sáng
sớm?”.
(2) Cải tạo thành câu ghép đẳng lập/ kế tiếp: “Em là ai, tại sao đến đây vào lúc
sáng sớm?” Hoặc: “Em là ai, đến đây vào lúc sáng sớm làm gì?”
(3) Thêm từ “mà” vào giữa hai vế, dùng để nối để trở thành các câu chỉ mục
đích phát ngôn: “Em là ai mà đến đây vào lúc sáng sớm?” (câu ghép nghi vấn). “Em
là ai mà đến đây vào lúc sáng sớm!” (câu ghép cảm thán). “Ai mà đến đây vào lúc
sáng sớm!” (câu ghép nối/ qua lại - nghi vấn. Nó gồm có 2 ý hỏi “Ai?” và “Tại sao
đến đây vào lúc sáng sớm?).
1.3.2.Lỗi câu sai về quan hệ ngữ nghĩa và cách chữa
*Bảng 1.2.

Thống kê lỗi câu sai về quan hệ ngữ nghĩa

Lỗi thường gặp

Số lượng
22

Tỉ lệ %


Câu phản ánh sai hiện thực khách quan

23 câu/ 656 bài

3,5

Câu ghép sai do các cặp quan hệ từ


5 câu/ 656 bài

0,76

Câu sai do kết cấu rối nát

51 câu/ 656 bài

7,77

a/Phản ánh sai hiện thực khách quan
1/Khái quát: Câu phản ánh sai hiện thực khách quan là câu phản ánh sai hiện
thực, không đúng kiến thức. Lỗi này dễ mắc phải do HS trình bày không đúng kiến
thức.
2/Cách phát hiện lỗi sai: Dựa trên bình diện ngữ nghĩa của câu đúng.
3/Cách sửa: Khi sử dụng từ cần tra từ điển để hiểu rõ nghĩa xem có đúng với ý
định muốn viết của mình hay không rồi mới viết vào bài. Nếu không có từ điển người
viết nên dùng những từ mà mình đã nắm rõ nghĩa để trình bày ý định cho chính xác.
*Ví dụ thực tế:
Ví dụ 7:
“Ngày xưa ông bà ta có câu “học, học nữa, học mãi”.”
(Trích từ bài văn giải thích câu nói “học, học nữa, học mãi” của học sinh lớp 7)
Câu văn trên mắc lỗi về ngữ nghĩa.
Nguyên nhân do phản ánh sai hiện thực.
Định hướng: GV phân tích cho HS hiểu câu văn trên sai do phản ánh không
đúng hiện thực và sửa câu trên cho HS.
Cách sửa: Lỗi này do HS dùng từ sai và kiến thức không chính xác nên chúng ta
cần thay thế từ sai bằng từ đúng và phù hợp: “Lê nin // có câu “học, học nữa, học
mãi”.”

b/Câu ghép sai do các cặp quan hệ từ
1/Khái quát: Câu ghép sai do các cặp quan hệ từ là lỗi sai bởi các cặp từ như:
chỉ quan hệ nguyên nhân: vì – nên; quan hệ tăng tiến: càng – càng; quan hệ tương
phản: tuy – nhưng; quan hệ đồng thời: không những – mà còn….
2/Cách phát hiện lỗi sai: dựa trên cấu trúc ngữ pháp của câu đúng.
3/Cách sửa: Tách câu ghép thành câu đơn thích hợp; dùng từ nối thích hợp để
sửa lại câu ghép cho đúng.
23


*Ví dụ thực tế:
Ví dụ 8:
“Nên vậy tôi đã cố gắng học bài và làm bài đầy đủ.”
(Trích từ bài văn miêu tả người thân yêu nhất của học sinh lớp 6)
Câu văn trên mắc lỗi sai khi dùng cặp quan hệ từ không đúng.
Nguyên nhân do dùng sai cặp quan hệ từ.
Định hướng: GV phân tích cho HS hiểu câu văn trên sai về cấu tạo ngữ pháp
(câu ghép có cặp quan hệ từ) và sửa lại câu văn trên cho HS.
Cách sửa:
(1)Tách thành những câu đơn riêng biệt: “Tôi // đã cố gắng học bài. Tôi // đã
làm bài đầy đủ.”
(2) Lược bỏ từ nối để tạo thành câu đơn có một vế làm trạng ngữ: “Cố gắng
học bài, tôi // đã làm bài đầy đủ.”
(3)Bỏ giới từ và chuyển thành câu ghép cho phù hợp: “Tôi // đã cố gắng học
bài và làm bài đầy đủ.”
(4)Dùng cặp từ nối đúng nghĩa để viết lại thành câu ghép (Vì “nên vậy” không
thể đi đôi với “và”; cũng như “thì phải” không thể đi đôi với “và”): “Vì/ bởi/ do tôi //
đã cố gắng học bài nên làm bài đầy đủ.”
c/Câu sai do kết cấu rối nát
1/Khái quát: Câu sai do kết cấu rối nát là hiện tượng đan chéo những ngữ đoạn

vào nhau một cách rối rắm, sai quy tắc kết hợp làm cho quan hệ và chức năng cú pháp
của chúng lệch lạc, thiếu phân minh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi này là sự yếu
kém về năng lực tư duy và kiến thức ngữ pháp của HS. Thêm vào đó là lối viết theo
bản năng, các em nghĩ thế nào thì viết thế ấy, lắp ghép các từ một cách “rối rắm”. Kết
quả thu được là một chuỗi từ ngữ hỗn độn, chứ không phải là câu với ý nghĩa đúng đắn
của nó.
2/Cách phát hiện lỗi sai: Dựa trên bình diện ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp của
câu.

24


3/Cách sửa: Chuyển đổi kết cấu trong câu, tách thành những câu đơn, dùng giới
từ để tạo thành câu ghép thích hợp.
*Ví dụ thực tế:
Ví dụ 9:
“Cây me trước nhà có bóng mát rất là lớn, khi đến ngày me trổ hoa thì cũng có
rất nhiều loài chim chích về hút mật, sau khi vài ngày sau, chim chích hút mật xong thì
không bao lâu nữa thì me sẽ mọc khi me chín thì sẽ có rất nhiều người hái và khi cây
trổ hoa cũng giúp được với nhiều loài vì vậy em rất là thích cây me đã làm cho chúng
em có bóng mát.”
(Trích từ bài văn nói về loài cây em yêu của học sinh lớp 6)
Câu văn trên mắc lỗi: Câu sai do kết cấu rối nát.
Nguyên nhân do không phân định được các thành phần trong câu, không xác
định được nội dung chính cần diễn tả, diễn tả không hay và lủng củng.
Định hướng: GV phân tích cho HS hiểu câu văn trên sai vì có kết cấu rối nát sau
đó GV sửa lại lỗi những câu trên cho HS.
Cách sửa:
(1)Chuyển đổi kết cấu trong câu: “Em // rất thích cây me trước nhà vì ngoài
bóng mát, hoa me // còn có mật thu hút các loài chim chích. Không những vậy, khi hoa

kết thành trái // lại giúp ích cho nhiều người.”
(2)Tách thành những câu đơn: “Cây me // trước nhà có bóng mát rất lớn. Khi
me trổ hoa // có rất nhiều loài chim chích về đây để hút mật. Sau vài ngày, hoa // sẽ
kết trái. Lúc me chín // lại có nhiều người hái. Thế nên, em // rất thích cây me.”
(3)Dùng giới từ để tạo thành những câu ghép: “Vì/ do/ bởi cây me // trước nhà
cho bóng mát, hoa trổ // cho chim chích về hút mật, trái chín // lại có nhiều người hái
nên em // rất thích cây me.”
1.3.3.Lỗi sai về dấu câu và cách chữa
Về kiến thức, HS cần nắm được những lỗi thường gặp về dấu câu như: dấu
chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm than,…; không ngắt câu khi câu đã trọn ý;
ngắt câu khi chưa đầy đủ ý; sử dụng lẫn lộn các dấu câu,… Về kĩ năng, HS cần biết
cách phát hiện ra những lỗi thường gặp về dấu câu và biết cách sửa những lỗi sai đó.
25


×