Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ VÀ TÌNH TRẠNG BẢO TỒN CỦA CUA NƯỚC NGỌT (BRACHYURA) TẠI HUYỆN QUAN HÓA, TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN QUANG TIẾN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI, PHÂN BỐ VÀ
TÌNH TRẠNG BẢO TỒN CỦA CUA NƯỚC NGỌT
(BRACHYURA) TẠI HUYỆN QUAN HÓA, TỈNH
THANH HÓA

HÀ NỘI, 2016
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN QUANG TIẾN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI, PHÂN BỐ VÀ
TÌNH TRẠNG BẢO TỒN CỦA CUA NƯỚC NGỌT
(BRACHYURA) TẠI HUYỆN QUAN HÓA, TỈNH
THANH HÓA

Ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã ngành



: 52850101

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ VĂN TỨ
TS. HOÀNG NGỌC KHẮC

HÀ NỘI, 2016
2


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng:
Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em và được sự hướng dẫn khoa học
của TS. Đỗ Văn Tứ và TS. Hoàng Ngọc Khắc. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước
đây.
Nếu có bất kì sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung
báo cáo của mình.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trong báo cáo đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày 10 tháng 06 năm 2016
Người cam đoan
Tiến
Nguyễn Quang Tiến


LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường ĐH Tài Nguyên & Môi Trường
Hà Nội, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý

thầy cô khoa Môi Trường đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và
thực hành trong suốt thời gian học ở trường.
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến hai thầy TS.
Hoàng Ngọc Khắc và TS. Đỗ Văn Tứ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt
quá trình viết đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn anh chị trong Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em
trong thời gian vừa qua.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các anh, chị trong Viện Sinh thái & Tài nguyên
sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam luôn dồi dào sức khỏe,
đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ huyện Quan Hóa............................................................................3
Hình 1.2. Hình thái mai (1): lưng; (2): trán; (3) trán nhìn chếch từ dưới.................
Hình 1.3: Các tấm giáp ngực
Hình 1.4: Các đốt bụng: I-VII (đốt VII = đốt telsson)
Hình 1.5. Các chân hàm: (1): chân hàm I; (2): chân hàm II; (3): chân hàm III
Hình 1.6. Càng (1), chân bị (2)
Hình 1.7. Hình thái gonopod 1 và 2 của cua đực
Hình 2.1. Vị trí thu mẫu tại khu vực nghiên cứu
Hình 3.1. Lồi Somanniathelphusa sinensis (H. Milne Edwards,1853)
Hình 3.2. Lồi Esanthelphusa dugasti (Rathun,1902)
Hình 3.3. Lồi Indochinamon tannanti (Rathbun,1994)
Hình 3.4. Bản đồ phân bố cua nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Danh lục các loài cua nước ngọt đã biết ở Việt Nam và phân bố địa lý
Bảng 3.1. Thành phần loài cua nước ngọt ở Quan Hóa
Bảng 3.2. Mật độ thành phần lồi cua nước ngọt ở Quan Hóa
Bảng 3.3. Độ đa dạng của lồi cua nước ngọt ở Quan Hóa
Bảng 3.4. Tần số xuất hiện của các lồi cua huyện Quan Hóa..................................35
Bảng 3.5. Thành phần loài cua nước ngọt phân bố ở khu vực đồng ruộng
Bảng 3.6. Thành phần loài cua nước ngọt phân bố ở khu vực suối trên núi
Bảng 3.7. Thành phần loài cua nước ngọt phân bố ở khu vực sông, hồ
Bảng 3.8. Sản lượng khai thác cua nước ngọt ở huyện Quan Hóa trong 1 năm
Bảng 3.9. Trữ lượng tức thời cua nước ngọt ở khu vực nghiên cứu


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Độ phong phú của lồi cua nước ngọt ở huyện Quan Hóa
Biểu đồ 3.2. Sản lượng khai thác trung bình cua nước ngọt ở huyện Quan Hóa
Biểu đồ 3.3. Trữ lượng cua nước ngọt ở huyện Quan Hóa


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Mặc dù đã có một vài cơng trình tổng quan về cua nước ngọt Việt Nam (Đặng
Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2001) [6], Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải
(2012) [14]. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trước đây không phản ánh đúng
thực tế đa dạng của các loài cua nước ngọt Việt Nam, vẫn cịn rất nhiều lồi mới
chưa được mơ tả và nhiều vấn đề về phân loại vẫn còn đang tranh luận hoặc bỏ ngỏ.
Hơn thế nữa, dữ liệu về phân bố, tình trạng, đặc điểm sinh học và sinh thái của các
loài cua nước ngọt được ghi nhận ở Việt Nam cịn rất ít. Nhiều lồi chỉ được biết

qua các mô tả gốc từ đầu thế kỷ trước hoặc chỉ biết qua một vài mẫu vật thu được ở
một vài địa điểm thu mẫu ngẫu nhiên. Ngoài ra, bộ sưu tập mẫu vật hiện thời về cua
nước ngọt còn thiếu nhiều mẫu vật của nhiều loài và mẫu vật đại diện cho các vùng
miền và các hệ sinh thái khác nhau trên cả nước.
Các nghiên cứu gần đây đã được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhận thức về đa
đạng cua nước ngọt cũng như tình trạng bị đe dọa của nhiều lồi cua nước ngọt có
khu phân bố ngày càng thu hẹp do nạn phá rừng và các hệ sinh thái thủy vực (Bahir
et al., 2005 [16]; Ng and Yeo, 2008 [18]). Đặc điểm của cua nước ngọt là đẻ ít, phát
triển trực tiếp, di chuyển chậm, khả năng phát tán giới hạn, ổ sinh thái chuyên biệt,
mức độ đặc hữu cao .Những đặc tính đó làm cho cua nước ngọt rất nhạy cảm với
các tác động của con người. Trong khi khơng có bằng chứng rõ ràng về sự tuyệt
chủng của bất cứ một lồi nào, tình trạng của nhiều loài cua nước ngọt là rất nguy
cấp. Những mối đe dọa chính đối với cua nước ngọt là có khu vực phân bố giới hạn,
phá rừng, đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, phát triển nơng nghiệp, nơi sống bị suy
thối, phá hủy hay ơ nhiễm.
Mặc dù có khu hệ cua đa dạng và độ đặc hữu cao nhưng những nghiên cứu
cua nước ngọt ở Việt Nam nói chung và huyện Quan Hóa nói riêng chưa có nhiều.
Nhiều lồi có phạm vi phân bố giới hạn và nơi sống chun biệt. Sự tồn tại của
nhiều lồi cịn chưa được biết đến, các thơng tin về lồi cịn thiếu. Các dữ liệu về
phân bố là đều lấy từ bản ghi của các mẫu vật thu thập được nhưng hầu như chưa
hoàn thiện. Đa số các dữ liệu về phân bố chỉ từ các địa điểm chuẩn hoặc vài bản
ghi. Cùng với sự gia tăng dân số, đơ thị hóa, phát triển nơng nghiệp, nhiều lồi cua
9


nước ngọt Việt Nam đã, đang và sẽ bị đe dọa ở mức độ cao. Do đó, các đợt khảo sát
sâu hơn cần được tiến hành để khám phá ra các lồi mới, các lồi cịn ít thơng tin,
xác định chính xác nơi phân bố hiện tại của lồi, nơi sống đặc trưng của từng lồi,
mơ tả mức độ và xu hướng quần thể, đánh giá tình trạng và xác định các mối đe dọa
chính đối với khu hệ cua nước ngọt Việt Nam. Huyện Quan Hóa lại là địa bàn vùng

núi dân cư cịn thưa thớt, mơi trường sống của cua hầu như không bị ảnh hưởng
nhiều bởi bàn tay con người. Hiện chưa có ai nghiên cứu về đa dạng sinh học loài
cua nước ngọt ở huyện Quan Hóa.
Từ những lý do trên chúng tơi thực hiện đề tài: Nghiên cứu thành phần lồi,
phân bố và trình trạng bảo tồn của cua nước ngọt (Brachyura) huyện tại Quan
Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Có được các dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của cua nước ngọt ở
huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Đánh giá được tình trạng bảo tồn của lồi cua nước ngot.
Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học của loài
cua nước ngọt.
3.


Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về thành phần loài cua nước ngọt.
Xác định đặc trưng phân bố của lồi cua nước ngọt.
Đánh giá tình trạng bảo tồn của các loài cua ở huyện Quan Hóa.
Xác định yếu tố đe dọa đến đa dạng sinh học các lồi cua ở huyện Quan Hóa.
Đề xuất một số biện pháp bảo tồn các loài cua ở huyện Quan Hóa.
Giới hạn và địa điểm nghiên cứu
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên đề tài chỉ
tập trung nghiên cứu cua nước ngọt ở 5 xã: Xuân Phú, Phú Nghiêm, Hồi Xuân,
Nam Xuân, Thanh Xuân của huyện Quan Hóa.

10


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Tổng về huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
1.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

Hình 1.1: Bản đồ huyện Quan Hóa
11


Quan hóa là huyện miền núi cao cách trung tâm tỉnh 134 km, theo quốc lộ 47
và quốc lộ 15A. Huyện Quan Hóa Bắc giáp tỉnh Sơn La và Hóa Bình, Đơng giáp
huyện Bá Thước, Nam giáp huyện Quan Sơn, Tây giáp huyện Mường Lát và nước
bạn Lào.
Do địa hình quá rộng, dân cư thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn; Từ Hồi
Xuân đi Na Mèo dài trên 100 km, Hồi Xuân đi Mường Chanh dài 140 km. Hồi
Xuân đi Trung Sơn 54 km (có đoạn phải đi qua xã Mai hịch của huyện Mai Châu Hịa Bình). Huyện Quan Hóa là nơi hợp lưu của 3 con sơng: Sơng Lị, sơng Luồng
và sơng Mã, địa hình chia cắt bởi các dãy núi đá vôi nên đường xá đi lại khó khăn,
vào mùa mưa thường bị sụt lở, tắc đường; huyện khơng có điều kiện để phát triển
kinh tế - xã hội.
Huyện Quan Hóa hiện nay có diện tích 996,470 km 2 (Báo cáo hiện trạng môi
trường huyện Quan Hóa,2015) [3] trong đó:
- Đất lâm nghiệp: 70.188,12 ha (đất trồng luồng 19.956,68 ha)
- Đất chuyên dùng: 817,45 ha
- Đất nông nghiệp: 6.520,36 ha
- Đất ở: 433,32 ha
- Đất chưa sử dụng: 21.687,56 ha
Dân số 42.435 người gồm 8.710 hộ sinh sống ở 115 chòm bản, khu phố. Bao
gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống: Thái, Mường, Kinh, Mơng, Hoa.
Đặc điểm tự nhiên nổi bật của Quan Hóa là đồi núi chiếm trên 90% diện tích.
Địa hình phức tạp, núi cao, sông suối nhiều và hiểm trở. Đất dành cho sản xuất

nơng nghiệp chỉ chiếm 6,5% diện tích, đất có thể sản xuất lúa nước 2 vụ là 1.363,14
ha bằng 1,36% diện tích.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế
Là một huyện miền núi cao đã bao đời nay nhân dân chỉ quen với sản xuất tự
cấp tự túc, đời sống của đại bộ phận nhân dân chủ yếu dựa vào rừng và sản xuất lâm
nghiệp, diện tích lúa nước ít nên nhân dân phải đốt nương làm rẫy để bảo đảm
lương thực nhưng nhiều năm vẫn thiếu đói vào lúc giáp hạt.
Trong những năm gần đây thực hiện công cuộc đổi mới mà Đảng đề xướng,
Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân đã có nhiều Nghị quyết, Quyết
12


định nhằm tạo những chuyển biến tích cực về kinh tế và xã hội của huyện nhà. Thực
hiện các Nghị quyết về chuyển đổi giống cây con, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất; Nghị quyết về xây dựng nông thôn đổi mới theo hướng hiện đại
hóa, cơng nghiệp hóa; Nghị quyết về việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn miền
núi; và được sự trợ giúp của nhiều chương trình, dự án đặc biệt là chương trình 135
cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển biến tích cực, đời sống của đại bộ phận nhân
dân đã được nâng lên.
Nhìn chung Quan Hóa có nhiều lợi thế để phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp,
du lịch, dịch vụ nhưng do nguồn vốn hạn hẹp và chưa tìm được đầu ra cho sản
phẩm nên tổng thu nhập tồn xã hội và thu nhập bình qn đầu người cịn thấp.
Năm 2003 thu nhập bình qn đầu người mới đạt 3.882.000 đ/người. Để phát triển
được cần có sự đầu tư của Nhà nước và sự năng động hơn của các ngành các cấp và
nhân dân trong huyện.
1.1.3. Đặc điểm về văn hóa - xã hội
Mặc dù trên địa bàn huyện có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống nhưng chủ yếu
là đồng bào dân tộc Thái, hiện nay bản sắc văn hóa dân tộc Thái, Mường cịn rất sâu
sắc, nhiều làn điệu dân ca miền núi, các trò chơi, lễ hội cịn đậm đà bản sắc dân tộc,
ít bị pha trộn. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, các ngành,

các cấp đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới.
Tồn huyện có 57/115 chịm bản là chịm bản, cơ quan, khu phố văn hóa. Các hủ tục trong
ma chay, cưới xin, lễ hộ đã dần dần được loại bỏ.
Hệ thống giáo dục đủ cả các ngành học: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở,
Trung học phổ thông. Được sự quan tâm của Nhà nước và sự nỗ lực của nhân dân
trong việc đóng góp xây dựng trường lớp đến nay có 100% trường Trung học cơ sở,
trung học phổ thơng và khu chính trường tiểu học là nhà kiên cố. Huyện đã đạt
chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, đang tiến tới phổ cập trung học cơ sở vào năm
2005.
Cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng có nhiều tiến bộ. Mạng
lưới y tế đã được rải và phủ kín từ huyện đến thôn bản. Cơ sở vật chất phục vụ cho
khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu,

13


tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh được quan tâm và đạt nhiều kết quả
tốt, nhiều năm khơng có dịch bệnh lớn xảy ra.
Quan hóa là một huyện miền núi giàu truyền thống văn hóa, trong những năm
qua Đảng bộ và các cấp chính quyền đã có nhiều quan tâm đến đời sống tinh thần
của nhân dân, các phong trào sản xuất, xây dựng nếp sống văn hóa mới tiếp tục
được nhân rộng, đã khơi dậy và phát huy sức mạnh to lớn góp phần xây dựng nơng
thơn miền núi ngày càng giàu đẹp.
1.2.

Lịch sử nghiên cứu cuu nước ngọt
Trong đời sống sống hàng ngày, cua nước ngọt là nguồn protein quan trọng và
được tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra, cua nước ngọt cũng được dùng để
chữa các bệnh liên quan đến dạ dầy và các chấn thương vật lý (Yeo et al., 2008)
[18].Tại Việt Nam, người dân địa phương thường khai thác các loài cua nước ngọt

(chủ yếu các loài thuộc họ Parathelphusidae) để làm thức ăn cho người hoặc gia súc
hay đem bán ở các chợ. Trong mười năm trở lại đây do nguồn lợi cua nước ngọt
ngày càng cạn kiện, nuôi cua đồng đang là một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho người dân ở nhiều vùng nông thôn của Việt Nam.
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu cua nước ngọt
Lịch sử nghiên cứu cua nước ngọt trên thế giới và ở Châu Á
Cua nước ngọt thuộc ngành Arthropoda (Chân khớp), phân ngành Crustacea
(Giáp xác), lớp Malacostraca (Giáp xác lớn), bộ Decapoda (Mười chân), thứ bộ
Brachyura (Bụng nhỏ), nhóm (Section) Eubrachyura, phân nhóm (Subsection)
Heterotremata. Theo thống kê của Yeo và các cộng sự (2008), trên thế giới đã biết
1.476 loài cua nước ngọt thuộc 14 họ phân bố ở mọi vùng địa lý động vật, ngoại trừ
vùng cực (Antarctic), trong đó, 1.306 loài chỉ sống ở nước ngọt, thuộc 8 họ:
Pseudothelphusidae, Trichodactylidae, Potamidae, Potamonautidae, Deckeniidae,
Gecarcinucidae, Platythelphusidae, và Parathelphusidae. Ở Việt Nam, cua nước
ngọt mới chỉ thấy 2 họ Potamidae và Gecarcinucidae. Cua nước ngọt được xem là
những lồi thích nghi với môi trường nước ngọt, bán cạn hoặc cạn, chúng được đặc
trưng bởi khả năng hồn thiện vịng đời một cách độc lập hồn tồn với mơi trường
nước mặn (Yeo et al., 2008)[18].

14


Cua nước ngọt ở khu vực phía đơng Châu Á đã được nghiên cứu từ cuối thế
kỷ XIX, với những cơng trình điều tra về thành phần lồi ở vùng Indonesia, Thái
Lan và Annam, Trung Quốc và Đông Dương. Bên cạnh đó, một số cơng trình
nghiên cứu khác phải kể đến là: Alcock (1909, 1910) [15], Balss (1914). Tuy nhiên,
phải từ nửa sau thế kỷ này mới có hàng loạt cơng trình khảo sát cơ bản quan trọng
về thành phần loài cua nước ngọt ở khu vực này, chủ yếu là các nhóm cua
Potamoidea và Gecarcinidae. Trong số 10 nước có số lồi cua nước ngọt phong phú
nhất, có 8 nước ở Châu Á, đó là: Trung Quốc (224 lồi), Thái Lan (101 loài),

Malaysia (92 loài), Ấn Độ (78 loài), Srilanka (50 lồi). Các nước khác, cũng đã có
số lồi khá lớn, như: Indonesia (83 loài), Philippin (42 loài), Việt Nam (40 lồi)
(Cumberlidge et al., 2009).
Bên cạnh các cơng trình cơng bố lồi mới, giống mới cũng đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu tu chỉnh lại hệ thống phân loại cua nước ngọt thế giới. Ở cấp độ
họ, hiệu lực lại phân họ Potamiscinae của họ Potamidae Ortmann, 1896, bao gồm
tất cả các lồi thuộc nhóm Potamid ở Đơng Á và vùng Indo-Burma (Yeo and Ng
2003), tái xác lập họ Gecarcinucidae Rathbun, 1904 cho tất cả các loài trước đây
được đưa vào họ Parathelphusidae theo synonymy của hai họ này, với ưu tiên dành
cho họ Gecarcinucidae (Klaus et al. 2009). Ở cấp độ giống, các giống Potamon
Savigny, 1816 (sensu lato), Parathelphusa Milne Edwards, 1853, Geothelphusa
Stimpson, 1858, cho tới nay đã được tách ra thành nhiều giống khác nhau (Ng,
Guinot et Davie, 2008; Yeo et Ng, 2007) dựa trên cả sự phân hóa về hình thái phân
loại và cả về khu vực phân bố. Tuy nhiên, nhiều tác giả vẫn nghi ngờ hệ thống phân
loại hiện tại của cua nước ngọt ở cấp họ và thừa nhận rằng vẫn còn nhiều việc phải
làm trước khi đạt được sự đồng thuận. Mặc dù vậy, những khác biệt về quan điểm
giữa các nhà nghiên cứu sẽ chỉ khuyến khích có nhiều nghiên cứu hơn về hình thái
và phân tử để giải quyết các tranh cãi về phân loại học của nhóm này (Yeo et al.,
2008) [18].
Nhìn chung, cua nước ngọt ở trên thế giới và trong khu vực Châu Á có mức độ
đa dạng cao. Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu nhưng số lượng lồi chưa
được phát hiện cịn nhiều, nhiều khu vực cịn chưa hoặc ít được nghiên cứu tới như
Lào, Campuchia, các vùng núi cao, vùng đảo,... Bên cạnh đó, những tu chỉnh về
15


phân loại học, phát sinh chủng loại và địa động vật của nhóm này cũng cũng cần
được nghiên cứu nhiều hơn.
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu cua nước ngọt ở Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1945

Những nghiên cứu đầu tiên về cua nước ngọt ở Việt Nam được bắt đầu từ đầu
thế kỷ XIX. Ngay từ 1869, A. M. Edwards đã mơ tả lồi cua nước ngọt Thelphusa
longipes ở Cơn Đảo. Năm 1904, De Man công bố kết quả khảo sát tơm, cua nước
ngọt của đồn khảo sát Pavie thực hiện trong vùng Đông Dương, mở rộng sang cả
Thái Lan, Myanmar, Malaysia (Mission Pavie - III, 1904), với 28 lồi tơm cua nước
ngọt, trong đó có 3 lồi cua (Parathelphusa sinensis, Potamon longipes,P.
Cochinchinensis). Có thể coi đây như những dữ liệu đầu tiên về cua nước ngọt ở
vùng này.
Đến thế kỷ XX, các hoạt động nghiên cứu được đẩy mạnh hơn. Mở đầu là
những cơng trình nghiên cứu về cua nước ngọt của Rathbun (1902-1906). Thành
phần loài cua nước ngọt Việt Nam được tác giả này cơng bố gồm 15 lồi, trong đó
có 11 lồi ở Nam Việt Nam (Cochinchine) và chỉ có 4 lồi ở Bắc Việt Nam
(Tonkin) (Potamon tannanti, P. Orleansi, Parathelphusa sinensis, P. Germaini).
Giai đoạn từ năm 1945 tới trước 1975
Trong tình hình chiến tranh, hoạt động điều tra nghiên cứu cua nước ngọt ở
Việt Nam rất hạn chế. Ở miền Bắc Việt Nam, có cơng trình của Đặng Ngọc Thanh
(1967) [4] cơng bố 1 lồi cua mới Geothelphusa glabra. Ở miền Nam Việt Nam,
trong giai đoạn này, hầu như khơng có cơng trình nào được thực hiện. Về các tác
giả nước ngồi, có thể kể đến cơng trình chuyên khảo của Bott (1970) về khu hệ cua
nước ngọt châu Âu, Á, Úc và lịch sử hình thành, trong đó, có thành phần lồi cua
nước ngọt vùng Đơng Dương (Hinterindien), với 11 lồi ghi nhận là có ở Việt Nam.
Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là tài liệu do tác giả tập hợp từ các cơng trình đã có từ
trước với sự tu chỉnh về phân loại học, mà không phải trên cơ sở khảo sát thực tế
(Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2012) [13].
Giai đoạn sau năm 1975 đến nay
Từ sau 1975, sau khi chiến tranh kết thúc, hoạt động nghiên cứu cua nước
ngọt ở Việt Nam được tiến hành nhiều hơn, so với giai đoạn trước đây, ở giai đoạn
16



này các nghiên cứu mang tính chất tồn diện hơn, và được tiến hành cả ở 2 miền
Bắc và Nam Việt Nam.
Mở đầu cho giai đoạn này, Đặng Ngọc Thanh (1975) [5], tổng hợp kết quả
điều tra thống kê thành phần lồi tơm, cua nước ngọt miền Bắc Việt Nam, lần đầu
đưa ra một danh lục gồm 27 lồi tơm, cua đã thấy trong các thuỷ vực Bắc Việt
Nam, trong đó có 11 lồi cua thuộc các họ Potamidae và Parathelphusidae với 2 lồi
mới được mơ tả (Somanniathelphusa kyphuensis, Potamiscus cucphuongensis).
Tiếp theo đó, Đặng Ngọc Thanh và Trần Ngọc Lân (1992) đã cơng bố 2 lồi cua
mới được phát hiện ở Trung Bộ (Orientalia rubra, O. Tankiensis).
Nhờ những hoạt động khảo sát mở rộng tới các thuỷ vực vùng cao Tây
Nguyên được thực hiện trong những năm 2000 mà trước đây chưa có được, đã mở
rộng hơn nhiều những hiểu biết về thành phần phân loại học cua nước ngọt ở Việt
Nam, đặc biệt là về họ Potamidae đặc trưng cho các suối vùng núi. Từ những kết
quả nghiên cứu này, Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2002, 2003, 2005, 2007,
2008) [7] [8] [9] [10] [11] đã xác lập các giống mới thuộc họ Potamidae phù hợp
với những ý tưởng mới về giống cua Potamon Savigney (sensu lato) có ở Việt Nam,
có thể là những giống đặc trưng cho vùng này, đó là: Vietopotamon 2002 (lồi
chuẩn: Vietopotamon aluoiensis Dang et Ho), Villopotamon 2003 (loài chuẩn:
Villopotamon thaii Dang et Ho), Donopotamon 2005 (loài chuẩn: Donopotamon
haii Dang et Ho), Dalatopotamon 2007 (Dalatopotamon sonii = Potamon loxophrys
Kemp, 1923), Balssipotamon 2008 ((Potamon) frushtorferibalss,1914).
Cùng với sự tham gia của các tác giả nước ngoài, nhiều lồi cua mới đã được
tìm thấy ở Việt Nam. Tuerkay và Naiyanetr (1987) sau khi xem xét một số mẫu thu
ở miền Nam Việt Nam (được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris (MNHN))
đã xác lập một giống mới (Neolarnaudia) và loài mới (Neolarnaudia botti). Ở
Trung Bộ, một giống cua cạn, sống trong hang được phát hiện ở vùng núi Quảng
Bình Nemoron nomas (Ng, 1996). Yeo và Ng (1998) đã cơng bố một số lồi cua
mới thuộc nhóm cua Potamon tananti Rathbun, 1904 được phát hiện ở miền Bắc
Việt Nam như Potamon jinpinense (Dai, 1995) , Potamon cua (Yeo and Ng, 1998).
Họ Potamidae ở Việt Nam cịn được bổ sung thêm một số giống lồi mới từ cơng

trình của Tohru Naruse, Nguyen Xuan Quynh và Darren C. J. Yeo ( 2011) đó là:
17


Indochinamon bavi, I. Dangi, I. Phongnha. Ngoài ra, một số giống, loài khác cũng
được bổ sung như loài Tiwaripotamon edostilus (Ng và Yeo, 2001), Laevimon
kottelati (Ng và Yeo, 2005) và Hainanpotamon auriculatum (Yeo và Naruse, 2007).
Cùng với họ Potamidae, cua họ Parathelphusidae cũng được bổ sung thêm một
số loài mới tìm thấy ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi Tây Nguyên, đều thuộc
giống Somanniathelphusa như S. Pax (Ng và Kosuge, 1995) và S. Dangi (Yeo &
Quynh, 1999) được tìm thấy ở Hà Nội, S. Triangularis được mơ tả từ rừng vùng
Bình Phước miền Nam Việt Nam (Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2005) [9].
Gần đây nhất, trong cuốn sách chuyên khảo “Tôm, cua nước ngọt Việt Nam
(Palaemonidae, Atyidae, Parathelphusidae, Potamidae”, hai tác giả Đặng Ngọc
Thanh và Hồ Thanh Hải (2012) [14] đã đưa ra danh sách 34 loài cua nước ngọt của
Việt Nam. Các tác giả đã thống kê tương đối đầy đủ các loài cua đã được ghi nhận ở
Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại, cũng như đưa ra một số bàn luận về phân loại
học về cua nước ngọt của Việt Nam. Tuy nhiên, do thiếu cơ sở mẫu vật và dẫn liệu,
các tác giả trên cũng không đưa vào danh sách nhiều lồi cua nước ngọt đã được
nghi nhận ở Việt Nam.
Tóm lại, mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong thời gian vừa qua,
cua nước ngọt Việt Nam cần được nghiên cứu nhiều hơn. Khu vực nghiên cứu cần
được mở rộng ra khắp cả nước, đặc biệt là các vùng chưa được tiến hành khảo sát
như vùng núi cao, vùng đảo. Hơn thế nữa, số lượng các nhà khoa học tham gia
nghiên cứu nghiên cua nước ngọt là rất ít (2-3 người) và tuổi đã cao, cần có đội ngũ
các nhà khoa học trẻ tiếp cận và triển khai các nghiên cứu tiếp theo. Ngồi ra, chúng
ta cần có sự hợp tác với các nhà khoa học nước ngoài trong lĩnh vực này để thúc
đẩy các nghiên cứu sâu hơn (phát sinh chủng loại, tiến hóa, địa động vật,…) cũng
như làm sáng tỏ các tranh luận và khác biệt về quan điểm phân loại.
1.3. Một số dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của cua nước ngọt Việt

Nam
Gần đây, Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2012) [14] đã xuất bản cơng
trình nghiên cứu mang tính tổng hợp nhất về cua nước ngọt của Việt Nam. Trong
công trình nghiên cứu này, các tác giả đã thống kê được loài cua nước ngọt của
Việt Nam. Tuy nhiên, trong cơng trình nghiên cứu này các tác giả đã khơng thống
18


kê một số loài cua nước ngọt đã được các tác giả nước ngồi ghi nhận ở Việt Nam
do khơng có mẫu vật hoặc một số vấn đề cịn đang tranh cãi về mặt phân loại học.
Các thông tin về phân bố trong tài liệu này cũng chưa được đầy đủ đối với hầu hết
các loài.
Tổng hợp các kết quả điều tra thống kê thành phần loài cua nước ngọt ở Việt
Nam cho tới nay, chủ yếu thuộc 2 họ Potamidae và Parathelphusidae, đã biết 50 loài
thuộc 21 giống, trong đó số lồi nhiều nhất thuộc các giống Indochinamon
(Potamidae) và Somanniathelphusa (Parathelphusidae). Trong tương lai, chắc cịn
có những lồi, giống mới được bổ sung thêm, đặc biệt là từ các vùng núi cao, vùng
đảo ở phía nam Việt Nam cịn rất ít được nghiên cứu. So với các vùng lân cận,
ngoại trừ Trung Quốc, có thể thấy thành phần lồi cua nước ngọt ở Việt Nam, chỉ
tính tới nay, số lồi khơng ít hơn. Thành phần phân loại học cua nước ngọt ở Việt
Nam mang tính đặc trưng rõ rệt, gồm hầu hết các giống, lồi được xác lập, mơ tả ở
Việt Nam, cho tới nay phần lớn còn chưa thấy có ở nước ngọt các vùng lân cận, kể
cả các nước trong khu vực Đông Dương gần như Thái Lan, Lào, Campuchia, như
các giống: Vietopotamon, Villopotamon, Donopotamon, Dalatomon. Mặt khác,
cũng khơng thấy có những giống lồi cho tới nay được coi là đặc trưng của các khu
vực lân cận như ở trên đã trình bày.
Bảng 1.1. Danh lục các loài cua nước ngọt đã biết ở Việt Nam và phân bố địa lý
Cảnh quan

Tây Nguyên


Nam Bộ

+

Duyên hải Nam
Trung Bộ

Vùng núi Bắc Trung
Bộ

Đồng bằng Bắc Bộ

19

+

Đông Bắc

+

Tây Bắc

+

Ven biển

2

I.. Họ cua đồng

Parathelphusidae
Phân họ
Somanniatheelphusinae
1. Giống Esanthelphusa
Naiyanetr, 1994
Esanthelphusa dugasti
(Rathbun, 1902
Esanthelphusa prolatus

Đồng bằng

1

Tên taxon

Núi đồi

TT

Vùng phân bố địa lý tự nhiên

+

+


3
4

5

6

7

8
9
10
11
12
13

14
15

16
17

(Rathbun, 1902)
2. Giống Guinothusa
Guinothusa beauvoisi
(Rathbun, 1902)
Guinothusa harmandi
(Rathbun, 1902)
3. Giống Mekhongthelphusa
Naiyanetr, 1985
Mekhongthelphusa brandti
(Bott, 1968)
Mekhongthelphusa neisi
(Rathbun, 1902)
4. Giống Sayamia Naiyanetr,

1985
Sayamia germaini (Rathbun,
1902)
5. Giống Somanniathelphusa
Bott, 1968
Somanniathelphusa dangi
Yeo & Quynh, 1999*
Somanniathelphusa
kyphuensis Dang, 1995*
Somanniathelphusa pax Ng
& Kosuge, 1995
Somanniathelphusa plicatus
(Fabricus, 1798)
Somanniathelphusa sinensis
(H. Milne-Edwards, 1853)
Somanniathelphusa
triangularis Dang & Hai,
2005
II. Họ cua suối Potamidae
Phân họ Potamiscinae
6. Giống Balssipotamon
Dang & Ho, 2008
Balssipotamon fruhstorferi
(Balss, 1914)*
Balssipotamon ungulatum
(Dang & Ho, 2003)*
7. Giống Dalatomon Dang &
Ho, 2007
Dalatomon laevior (Kemp,
1923)

Dalatomon loxophrys (Kemp,
1923)*
8. Giống Donopotamon Dang
& Ho, 2005

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+
+

+

+

20

+


18

19

20
21

22
23

24

25
26
27
28
29
30
31
32
33

34

35

Donopotamon haii Dang &
Hai, 2005*
9. Giống Dromothelphusa
Naiyanetr, 1992
Dromothelphusa longipes (A.
Milne-Edwards, 1869)*
10. Giống Eosamon Yeo &
Ng, 2007
Eosamon brousmichei
(Rathbun, 1904)*
Eosamon nominathuis Yeo,
2010
11 Giống Hainanpotamon
Dai, 1995

Hainanpotamon auriculatum
Yeo & Naruse, 2007*
Hainanpotamon glabrum
(Dang, 1967)
Hainanpotamon rubrum
Dang & Tran, 1992
12. Giống Indochinamon Yeo
& Ng, 2007
Indochinamon bavi Naruse,
Nguyen & Yeo, 2011*
Indochinamon cua (Yeo &
Ng, 1998)
Indochinamon dangi Naruse,
Nguyen & Yeo, 2011*
Indochinamon jinpingense
(Dai, 1995)
Indochinamon kimboiense
(Dang, 1975)*
Indochinamon mieni (Dang,
1967) *
Indochinamon orleansi
(Rathbun, 1904)
Indochinamon phongnha
Naruse, Nguyen & Yeo, 2011
Indochinamon tannanti
(Rathbun, 1904)
13. Giống Kukrimon Yeo &
Ng, 2007
Kukrimon cucphuongense
(Dang, 1975)*

14. Giống Laevimon Yeo &
Ng, 2005
Laevimon kottelati Yeo and

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

21

+


36

37
38
39
40
41

42
43
44
45
46

47

48
49
50

Ng, 2005*
Laevimon tankiense (Dang &
Tran, 1992)*

15. Giống Larnaudia Bott,
1966
Larnaudia larnaudii (A.
Milne-Edwards, 1869)
16. Giống Nemoron
Nemoron nomas Ng, 1996
17. Giống Neolarnaudia
Neolarnaudia botti Tuerkay
& Naiyanetr, 1987
Neolarnaudia phymatodes
(Kemp, 1923)
18. Giống Planumon
Planumon cochinchinense
(De Man, 1898)
19. Giống Tiwaripotamon
Bott, 1970
Tiwaripotamon annamense
(Balss,1914)*
Tiwaripotamon araneum
(Rathbun, 1904)
Tiwaripotamon edostilus Ng
& Yeo, 2001*
Tiwaripotamon vietnamicum
Dang & Ho, 2002*
Tiwaripotamon vixuyenense
Shih & Do, 2014
20. Giống Vietopotamon Dan
& Ho, 2002
Vietopotamon aluoiense
Dang & Ho, 2002*

21. Giống Villopotamon
Dang & Ho, 2003
Villopotamon klossianum
(Kemp, 1923)
Villopotamon sphaeridium
(Kemp, 1923)
Villopotamon thaii Dang &
Ho, 2003*

Ghi chú :

+

+

+

+

+

+

+
+

+

+
+


+

+

+

+

+

+

+

Dấu * là những loài mới cho khoa học được mô tả đầu tiên tại Việt Nam
(Nguồn: Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2012) [14]

22


1.3.1. Đặc điểm giải phẫu bên ngoài và một số đặc tính sinh học, sinh thái
của cua nước ngọt.
Đặc điểm giải phẫu bên ngoài của cua nước ngọt.
Chú giải:
1: rãnh trung vị;
2a: thuỳ thượng vị
2b: rãnh chữ H
3: rãnh ruột
4: vùng sau dưới

5a: vùng bên trước
5b: vùng bên
5c: vùng bên sau
6: rãnh mang
7: vùng tim
8: gờ thượng vị
9: gờ sau ổ mắt
10: cạnh trước trán
11: mắt
12: răng gốc ổ mắt
13: răng bên trước
14: cạnh bên trước
15: cạnh bên sau
16: cạnh sau
20: Ischium chân hàm III
21: vùng dưới ổ mắt
Hình 1.2. Hình thái mai (1): lưng; (2): trán; (3) trán nhìn chếch từ dưới
(Nguồn: Dai A.Y., 1999) [17]
Chú giải:
I-VIII: các tấm giáp ngực
3, 4: rãnh giữa các tấm giáp
23


5: rãnh trung vị
Hình 1.3: Các tấm giáp ngực
(Nguồn: Dai A. Y., 1999) [17]
Chú giải :
(1): đốt bụng con đực họ Potamidae; (2): đốt bụng con đực họ
Parathelphusidae;

(3): đốt bụng con cái
Hình 1.4: Các đốt bụng: I-VII (đốt VII = đốt telsson)
(Nguồn: Dai A. Y., 1999) [17]
Chú giải :
3: nhánh ngồi
8: đốt ischium
9: merus
10: carpus
11: dactylus
12: propodus
Hình 1.5. Các chân hàm: (1): chân hàm I; (2): chân hàm II; (3): chân hàm III
(Nguồn: Dai A. Y., 1999) [17]
Chú giải:
1: đốt háng (coxa)
2: đốt gốc (basis);
3: đốt tiếp gốc (ischium)
4: đốt đùi (merus)
5: đốt ống (carpus)
6: đốt bàn (propodus)
7: ngón (dactylus)

Hình 1.6. Càng (1), chân bò (2)
(Nguồn: Dai A. Y., 1999) [17]

24


Hình 1.7. Hình thái gonopod 1 và 2 của cua đực
(Nguồn: Dai A. Y., 1999) [17]
a. Một số đặc tính sinh học, sinh thái của cua nước ngọt.


Hệ hô hấp
Ở cua nước ngọt, mang nằm trong buồng mang, được tạo thành bởi các mảnh
nắp mang của vỏ giáp ngực. Cua nước ngọt có 9 đơi mang điển hình (giống như cua
biển). Cua nước ngọt có phần lớn thời gian là hô hấp ở trong nước. Nước vào buồng
mang qua các khe hút (gọi là khe Milne-Edwards) nằm giữa các khớp gốc của càng
và chân bò với gờ mai. Nước được hút ra khỏi mang qua ống ở cạnh khoang miệng.
Quá trình hơ hấp được duy trì bởi sự quạt nước qua mang của vảy quạt nước-một bộ
phận của hàm 2.
Sự suy giảm số lượng mang thấy ở các loài cua trên cạn thở bằng khơng khí.
Các lồi cua trên cạn điều khiển sự hơ hấp khơng khí bởi một cơ quan gọi là giả
phổi (pseudolung), gồm màng mạch bằng cơ trên phần lưng của buồng mang, mặc
dầu các loài cua này vẫn giữ các mang có chức năng đầy đủ trong phần bụng của
buồng mang.
Hệ sinh dục
Con đực: hệ sinh dục của cua đực nước ngọt gồm một đôi tinh hồn, một đơi
ống dẫn tinh (ống nối giữa tinh hồn và dương vật), 2 gai giao phối và 2 chân giao
cấu (gonopod). Đơi tinh hồn nằm ở đỉnh vùng tuỵ. Chúng sản sinh ra tinh trùng,
đưa qua ống dẫn tinh ở vùng bụng. Các gai giao phối phải, trái là những ống ngắn,
mềm dẻo, nằm ở đầu ngọn ống dẫn tinh. Gai giao phối nằm ở đốt háng của chân
ngực 5.
Con cái: hệ sinh dục của cua nước ngọt cái gồm đôi buồng trứng, ống dẫn
trứng, lỗ nhận tinh, âm đạo và âm hộ. Buồng trứng con đực nằm ở đỉnh vùng tuỵ,
trong khoang đầu ngực. Trứng được đưa tới đôi ống dẫn trứng mở ra ở vùng bụng,
25


×