Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.23 KB, 11 trang )

Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng
TP.Hồ Chí Minh
Nguyễn Đức Minh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 72
Người hướng dẫn : TS. Lê Hữu Phước
Năm bảo vệ: 2013
103 tr .
Abstract. Đã đánh giá một cách khá toàn diện về thực trạng hoạt động Nghiên cứu
khoa học (NCKH) của giảng viên Trường Đại học Hồng Bàng thành phố Hồ Chí
Minh, tìm ra những lợi thế, phân tích những yếu kém, những cơ hội và thách thức, từ
đó đề xuất sử dụng các biện pháp quản lý tổ chức để thúc đẩy giảng viên gắn kết hoạt
động NCKH với giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Hồng
Bàng Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2013 – 2020.
Keywords.Nghiên cứu khoa học; Chất lượng đào tạo; Trường Đại học Hồng Bàng;
Quản lý khoa học; Quản lý công nghệ

Content.

1. Lý do chọn đề tài
Trường Đại học Hồng Bàng Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1997,
tiêu chí xây dựng và phát triển nhà trường là “Khoa học - Phát triển - Đạo đức”. Trải
qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển nhà trường đến nay, so với nhiều trường đại
học cao đẳng dân lập hoặc tư thục khác trường Đại học Hồng Bàng phát triển tương
đối bền vững. Trong những năm qua trường không ngừng cải tiến phương pháp giảng
dạy nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội
ngũ cán bộ, giảng viên. Hằng năm, nhà trường cũng đã chú trọng bồi dưỡng phương
pháp nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ cho cán bộ, giảng viên như: Mở lớp bồi
dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học (NCKH), nâng mức kinh phí, có chế độ
khen thưởng thích hợp, mời các giáo sư nước ngoài về bồi dưỡng chuyên đề khoa


học… Những hoạt động tích cực trên đã làm chuyển biến hoạt động NCKH trong nhà


trường một cách đáng kể, trình độ giảng viên, chất lượng đào tạo cũng nâng lên thấy
rõ.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và đặc biệt là ứng dụng các
đề tài NCKH vào trong công tác giảng dạy còn khiêm tốn so với yêu cầu dạy và học
cũng như phục vụ nhu cầu thực tiễn về sự phát triển chất lượng giáo dục. Một bộ phận
giảng viên chưa coi trọng, chưa mặn mà với hoạt động NCKH, chất lượng đề tài cịn
thấp, việc xã hội hóa các đề tài chưa cao, khả năng ứng dụng của một số đề tài NCKH
cịn nhiều hạn chế, v.v…
Để góp phần thúc đẩy hoạt động NCKH tại đơn vị công tác ngày một phát triển
về số lượng lẫn chất lượng hơn, đây cũng là vấn đề đang được lãnh đạo nhà Trường
quan tâm và là việc làm cấp bách hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Phát triển nghiên cứu khoa
học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng thành phố Hồ
Chí Minh” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý Khoa học và Cơng nghệ.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngày nay, khi khoa học & công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp và là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của từng quốc gia, từng doanh
nghiệp thì việc đổi mới cơng tác giáo dục đào tạo kết hợp chặt chẽ với NCKH là một
xu thế, là biện pháp tích cực của nền giáo dục năng động, sáng tạo. Từ việc nhận thức
đúng đắn về vai trò quyết định của hoạt động NCKH và những khó khăn vướng mắc
trong q trình quản lý hoạt động NCKH ở các trường đại học và cao đẳng, các nhà
khoa học đã và đang có những NC với nhiều góc độ, ở nhiều khía cạnh và cấp độ khác
nhau. Để khai thác tư liệu có liên quan đến đề tài: “Phát triển nghiên cứu khoa học
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.HCM”, tơi đã tìm
đọc, nghiên cứu và vận dụng một số tài liệu sau:
Viện quản lý khoa học; Viện nghiên cứu đại học và giáo dục chuyên nghiệp,

năm 1991 có đề tài: “Tổ chức và quản lý nghiên cứu triển khai trong các trường đại
học phục vụ sản xuất, đời sống và quốc phòng” do GS. PTS Lê Thạc Cán chủ nhiệm,


mã số 60A.01.03. Đề tài trên đã đóng góp những lý luận và giải pháp của công tác
quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của ngành Giáo dục & Đào tạo, gắn với đặc
điểm tình hình trong giai đoạn đó.
Luận văn thạc sĩ chun ngành Chính sách Khoa học & Công nghệ, tác giả
Phạm Liên Hương với đề tài “Quản lý nghiên cứu khoa học trong trường Đại học Sư
phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thực trạng và giải pháp” Năm 1999. Mã số:
9.01. Mã kho: LV 17. Đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường năng lực
nghiên cứu khoa học của Đại học Sư phạm thuộc ĐHQG Hà Nội.
Trong năm 2000, tác giả Lê Yên Dung với đề tài “Giải pháp đẩy mạnh công tác
nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học”. Mã số: 9.01. Đề tài đề cập đến nhà nước
cần cấp kinh phí thích đáng cho hoạt động NC cơ bản ở trường đại học, xây dựng định
hướng nghiên cứu NC cơ bản, chính sách mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động
NCKH, tổ chức tốt hệ thống thông tin khoa học & công nghệ.
Năm 2001, Bùi Thị Kim Phượng có đề tài “Thực trạng và biện pháp nâng cao
chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường CĐSP Ninh Bình”. Đề
tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lý nhiệm vụ hoạt động NCKH hàng năm của
GV mà không đề cập đến những nội dung khác của hoạt động KH&CN như các hoạt
động dịch vụ KH&CN, hoạt động chuyển giao công nghệ. Hoạt động NCKH của
những người đi học nâng cao trình độ ở cơ sở khác (học Cao học, làm Nghiên cứu
sinh...) hay việc tham gia NCKH của các đối tượng khác như sinh viên, cán bộ quản lý,
chuyên viên trong nhà trường vv…cũng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Năm 2005, Lê Thị Thanh Chung bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Biện pháp
nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học sư phạm”.
Trần Thanh Bình (2005): “Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của đội ngũ giảng
viên ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Định”. Một số nghiên cứu về vai trò NCKH
trong trường đại học như nghiên cứu của Nguyễn Thúy Nga (2005) với đề tài “Nghiên

cứu khoa học trong giảng viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học”. Mục đích
nghiên cứu nhằm khảo sát ý kiến của giảng viên về các vấn đề liên quan đến NCKH.


Nguyễn Thị Kim Nhung bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ chuyên ngành
QLGD với đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục
của trường Cao đẳng sư phạm Hưng Yên”. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm ra
những ngun nhân ảnh hưởng kết quả của hoạt động NCKH ở Trường CĐSP Hưng
Yên, tác giả đã đưa ra 7 biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho
NCKH giáo dục của trường này.
Luận văn thạc sĩ năm 2007 của Nguyễn Thị Thanh Nga với đề tài “Quản lý
hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ
thuật TP. Hồ Chí Minh” từ việc khảo sát thực trạng công tác quản lý của CBQL đối
vối hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trường đã đề xuất một số giải pháp để đẩy
mạnh công tác quản lý đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trường Trường
ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Lê Thị Phương Thảo, năm 2008 đã bảo vệ
thành công luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD với đề tài “Biện pháp cải tiến quản
lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Cơng đồn”. Đề tài
chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biện pháp quản lý hoạt động khoa
học hàng năm của GV mà không đề cập đến các nội dung khác như hoạt động NCKH
của những đối tượng khác như sinh viên, học viên, …trong nhà trường.
Bên cạnh những nhận định của các cấp quản lý về nguyên nhân GV chưa tích
cực tham gia NCKH như tại Hội thảo “Giải pháp tạo động lực cho giáo viên đại học
tham gia NCKH và chuyển giao công nghệ” do Bộ GD& ĐT tổ chức năm 2010 cho
rằng hoạt động NCKH chưa gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Hoạt động chuyển giao kết
quả nghiên cứu phục vụ sản xuất và đời sống chưa được đẩy mạnh.
“Đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên đại
học” của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa, Tạp chí luật học số 7/2007. “Thực trạng và các
biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học
Huế” của Phan Thị Tú Nga (Đại học Huế). Tạp chí khoa học, Số 68, 2011.tr. 67-78.

Nguyễn Chí Phương với đề tài:” Nâng cao năng lực tổ chức nghiên cứu khoa
học của trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh” (năm 2011) tác giả tìm hiểu và


phát hiện những yếu tố tích cực, nhất là những yếu tố bất cập, những vấn đề cần giải
quyết trong việc tổ chức NCKH ở Trường Đại học Mở Tp.HCM giai đoạn 2006 - 2010
và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tổ chức NCKH của
Trường…
Nhìn chung, các tác giả đã đóng góp lý luận và hướng giải quyết nhiều vấn đề
thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động NCKH ở các trường ĐH, CĐ. Các tác giả
đều đề cao ý nghĩa, vai trò của NCKH đối với việc nâng cao chất lượng dạy học, đào
tạo trong nhà trường. Tuy nhiên, mỗi cơng trình hoặc chỉ giải quyết một vài vấn đề
riêng lẻ, hoặc chỉ gắn với một nhà trường trong một giai đoạn lịch sử ngắn với những
hồn cảnh chính trị, kinh tế xã hội nhất thời. Nhiều cơng trình lại mang tầm bao quát
lớn với những lý luận và kiến giải quá chung chung, khó vận dụng vào thực tiễn cụ
thể. Trong bối cảnh hiện nay giáo dục nói chung, cơng tác quản lý giáo dục nói riêng
đang đứng trước những yêu cầu mới cao hơn. Điều đó địi hỏi hoạt động NCKH, nhất
là khoa học về quản lý giáo dục phải được đổi mới mạnh mẽ. Cần phải có những
nghiên cứu mới thích ứng và có giá trị thực tiễn cao.
Đề tài “Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
trường Đại học Hồng Bàng TP.HCM” xây dựng khung tiêu chí đánh giá giảng viên kết
hợp hoạt động NCKH với giảng dạy một cách cụ thể, phù hợp, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo, khuyến khích, thúc đẩy giảng viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa
học xây dựng nhà trường ngày một lớn mạnh. Mặc dù có nhiều khó khăn, trở ngại
nhưng tác giả mạnh dạn đưa ra khung tiêu chí với các biện pháp có tính chất cải tiến
mạnh mẽ thực trạng của hoạt động NCKH vốn còn nhiều bất cập hiện nay ở trường
ĐH Hồng Bàng TP.HCM.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá một cách khá toàn diện về thực trạng

hoạt động NCKH của giảng viên Trường ĐH Hồng Bàng TP.HCM, tìm ra những lợi
thế, phân tích những yếu kém, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất sử dụng các
biện pháp quản lý tổ chức để thúc đẩy giảng viên gắn kết hoạt động NCKH với giảng


dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường ĐH Hồng Bàng TP.HCM, giai đoạn
2013 – 2020.

4. Phạm vi nghiên cứu
-

Đề tài này xây dựng trên cơ sở lý luận và phân tích những yếu tố ảnh

hưởng đến NCKH của GV trường ĐH Hồng Bàng TP. HCM từ năm 2008 đến nay; từ
đó xây dựng khung tiêu chí và quy trình đánh giá GV theo hướng phát triển NCKH kết
hợp với giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

-

Ðối tượng nghiên cứu là các giảng viên đang công tác (giảng dạy và

nghiên cứu – nguồn nhân lực chủ yếu trong NCKH) tại trường Đại học Hồng Bàng TP.
HCM

5. Mẫu khảo sát
Tác giả sử dụng bảng điều tra làm cơng cụ nghiên cứu bởi vì có thể thu thập
thông tin tương đối nhanh trong khoảng một thời gian ngắn. Có 2 phần chính trong
bảng câu hỏi. Phần 1: tìm hiểu các thơng tin cá nhân tập chung chủ yếu vào lứa tuổi,
bằng cấp, kinh nghiệm giảng dạy. Phần 2: tìm hiểu các ý kiến của giảng viên về vai trị
của cơng tác NCKH, các ngun nhân hạn chế công tác nghiên cứu và các điều kiện

thúc đẩy cơng tác NCKH tại các Khoa, Phịng, Ban, Trung tâm, Viện thuộc trường ĐH
Hồng Bàng TP. HCM.

6. Câu hỏi nghiên cứu
• Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo:
Sử dụng những biện pháp quản lý nào để gắn kết NCKH với giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Hồng Bàng TP. HCM?
• Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
1. Giảng viên tham gia NCKH như thế nào?
2. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến giảng viên Trường Đại học Hồng bàng
TP.HCM thực hiện NCKH?


3. Làm cách nào để phát triển NCKH và gắn kết NCKH với giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo?

7. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, công tác NCKH ở trường ĐH Hồng Bàng TP.HCM còn nhiều hạn
chế bất cập, thiếu sự đầu tư nguồn lực đúng mức và thiếu các biện pháp quản lý đồng
bộ, đặc biệt chưa xây dựng khung tiêu chí đánh giá GV nhằm thúc đẩy và phát triển
hoạt động tích cực NCKH trong GV, nên kết quả NCKH của nhà trường chưa được
như mong muốn.
Xây dựng khung tiêu chí đánh giá GV nhằm thúc đẩy và phát triển hoạt động
NCKH trong GV trên cơ sở kế thừa những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế của
các biện pháp cũ; đồng thời thực hiện đầy đủ và đồng bộ khung tiêu chí, đặc biệt là
khung tiêu chí đánh giá GV, hoạt động NCKH của nhà Trường sẽ được đẩy mạnh đạt
hiệu quả, chất lượng cao hơn.

8. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động NCKH của GV ĐH Hồng Bàng, tác giả đã

phối hợp các phương pháp:
1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp gồm tài liệu liên quan đến hoat động
NCKH tại trường trong thời gian qua như: nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về thực trạng
cơng tác NCKH, báo cáo tổng kết thường niên, khen thưởng cuối năm, báo cáo tự đánh
giá kiểm định chất lượng, …
2. Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu
điều tra với 150 giảng viên và 50 cán bộ quản lý gồm cán bộ tham gia trực tiếp vào
việc quản lý hoạt động NCKH của ĐH Hồng Bàng.
3. Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thơng tin dựa trên cơ sở
q trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra, nhằm tìm hiểu cuộc sống,
kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin.


4. Phương pháp chuyên gia: tiếp cận đội ngũ những người có trình độ cao, am
hiểu sâu về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, xin ý kiến đánh giá, nhận xét, định hướng
của họ về vấn đề nghiên cứu.
Thông qua khảo sát thực trạng công tác NCKH của Trường ĐH Hồng Bàng
hiện nay, tác giả trò chuyện, phỏng vấn một số GV, cán bộ quản lý và một số chuyên
gia, các đối tượng khác để thấy được những thuận lợi và khó khăn, những vấn đề
vướng mắc mà họ gặp phải trong NCKH và quản lý hoạt động NCKH. Tác giả đã tổng
hợp ý kiến, nhận định của các thành viên HĐQT, Ban Giám hiệu, Trưởng Phó Khoa –
Phịng, Ban, giảng viên và các Viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo về hoạt động
NCKH của nhà Trường.
Thông qua việc thu thập, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liêu, tác giả hệ
thống hố các vấn đề lý thuyết có liên quan thành cơ sở lý luận để trình bày các khái
niệm, nêu giả thuyết khoa học định hướng cho quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả
cũng đã nghiên cứu các văn kiện, các văn bản qui phạm, qui chế về công tác quản lý
giáo dục, quản lý hoạt động KH&CN, luật giáo dục, luật KH&CN, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu sách, báo, tài liệu về khoa học
quản lý, cập nhật một số lý luận quản lý hiện đại, về phương pháp luận nghiên cứu

khoa học và những vấn đề khác liên quan đến đề tài.

9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo thì
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc kết hợp NCKH với đào tạo.
Chương 2. Phân tích thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên trường ĐH
Hồng Bàng TP. HCM.
Chương 3. Xây dựng khung tiêu chí đánh giá giảng viên theo hướng phát triển hoạt
động NCKH kết hợp với giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường
ĐH Hồng Bàng TP. HCM.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Báo Giáo dục và Thời đại (2011). Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
trong các trường đại học: Cận cảnh thực tế. Viện chiến lược và chính sách khoa
học và công nghệ. . vn/index, ngày cập nhật 03/05/2013

2.

Bộ Giáo dục & Đào tạo, Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm
2011 về việc ban hành Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các
cơ sở giáo dục đại học (5 Chương – 26 Điều)

3.

Bùi Văn Quân (2007), Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
đại học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của

giảng viên các trường đại học”, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Cơng đồn Giáo dục
Việt Nam

4.

Chuỗi bài báo trên Diễn đàn: "Khoa học Việt ít bài đăng trên tạp chí quốc tế",
, ngày cập nhật 01/2013

5.

Đại học Hồng Bàng (2008), Báo cáo tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo
dục & Đào tạo

6.

Đại học Hồng Bàng (2012), Báo cáo tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo
dục và Đào tạo

7.

Đăng Nguyên, Hà Ánh (12/2012), "Vật vờ nghiên cứu khoa học",
http://thanhnien online, ngày cập nhật 30/01/2013

8.

ĐH Hồng Bàng (2005) Tạp san bản tin, số 1; 2; 3

9.

ĐH Hờ ng Bàng (2008), Danh mục các cơng trình nghiên cứu khoa học của sinh

viên gửi dự thi , Giải thưởng “ Sinh viên nghiên cứu khoa học” và giải thưởng “
Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam – VIFOTEC” Số 11/ DHB.

10. ĐH Hồng Bàng (2012),Tạp chí khoa học, số 1&2
11. ĐH Hồng Bàng, Báo cáo Tổng kết nghiên cứu khoa học năm học 2009 – 2010,
số: 14/BC-DHB
12. ĐH Hồ ng Bàng, Kế hoạch tổ chức, Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học –
Eure’ka năm 2010, số 05/ KH-TV
13. ĐH Hồ ng Bàng, Quyết định Khen thưởng những đề tài đạt giải cao của tập thể
và cá nhân tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học năm 2008 -2009, số: 98
DHB


14. ĐH Hồ ng Bàng, Quyết định Khen thưởng những đề tài đạt giải của tập thể và cá
nhân tích cực trong công tác NCKH năm 2010, số154/ DHB
15. ĐH Hồng Bàng, Quyết định Tặng giấy cho các tập thể và cá nhân tích cực tham
gia cơng tác nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp xuất sắc năm 2011,
số159/ DHB
16. ĐH Hồng Bàng, Thông báo (Tổ chức hội nghị tổng kết nghiên cứu khoa học năm
2009), số: 17 /DHB
17. ĐH Hồ ng Bàng, Thông báo (V/v Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học năm
2010), số: 18/ TB-DHB
18. ĐH Hồng Bàng, Thông báo V/v Bổ sung trao giải thưởng tập thể thực hiện tác
nghiên cứu khoa học và mức hỗ trợ giảng viên hướng dẵn các đề tài nghiên cứu
khoa học năm 2012, số 28/TB-DHB
19. ĐH Hồng Bàng, Thông báo V/v công bố danh sách số lượng các đề tài đạt kết
quả tốt được xét chọn vào vòng chung kết Giải thưởng Sinh viên NCKH – Eureka
cấp thành phố lần thứ XII năm 2010, số 82/TB-KHCN
20. ĐH Hồng Bàng, Thông báo V/v thực hiện tác nghiên cứu khoa học năm 2012, số
18/TB-DHB

21. ĐH Hồng Bàng. Báo cáo V/v thực hiện công tác nghiên cứu khoa học năm học
2010 – 2011, số 15/BC-ĐTN
22. Hồng

Hạnh,

Giảng

viên

“ngại” tham gia nghiên cứu

khoa học,

, ngày cập nhật 04/05/2013
23.

Lê Đình, Nghiên cứu khoa học ở trường đại học sư phạm trong nấc thang tiêu
chí của kiểm định chất lượng giáo dục, Kỷ yếu: “Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng
cho các trường sư phạm Việt Nam, tr. 11-17

24. Lê

Minh

Tiến,

Giảng

viên


còn

“lười”

nghiên

cứu

khoa

học,

, ngày cập nhật 09/05/2013
25. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản:
ĐHSP, tr.15-16
26. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội


27. Nguyễn Đức Chính (2005), Đánh giá giảng viên đại học, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội
28. Nguyễn Kim Liên, Tạo động lực cho giảng viên đại học nghiên cứu khoa học,
ngày cập nhật 07/05/2013
29. Nguyễn Ngọc Hòa, Đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của
giảng viên đại học, Tạp chí luật học, số 7/2007.tr 71-74
30. Nguyễn Văn Quân, Phát triển nghiên cứu khoa học phải có “chợ đầu ra”,
ngày cập nhật 20/04/2013
31. Nguyễn Văn Tuấn (2011), Đi vào nghiên cứu khoa học, NXB Tổng hợp Tp.HCM
32. Nguyễn Văn


Tuấn,

Nghiên cứu khoa

học và giấc mơ

top 200,

, ngày cập nhật 05/05/2013
33. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội
34. Phan Thị Tú Nga (Đại học Huế), “Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học Huế”, Tạp chí khoa học,
số 68, 2011, tr. 67-78
35. Quyết định số 64/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 28 tháng 11 năm 2008, của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Ban hành quy định chế độ làm việc đối
với giảng viên (5 Chương – 16 Điều)
36. Tài liệu hội thảo: "Các giải pháp đẩy mạnh NCKH của trường Đại học Kinh tế
Tp.HCM", biên soạn bởi Phòng QLKH và HTQT, 01/2013
37. Thời báo tài chính, Nhiều giảng viên quên nghiên cứu khoa học,
ngày cập nhật 02/05/2013
38. Vũ Cao Đàm (2003) Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb KH&KT
39. Vũ Đình Hùng - Cố vấn Hiệu Trưởng Trường ĐHQT Hồng Bàng, Báo cáo kế t
quả cuộc hội thảo, “Thực trạng và giải pháp tạo động lực cho giảng viên đại học
tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ”, Ngày 18/02/2010 tại
Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD & ĐT, PGS.TS Trần Quang Qúy
điều hành




×