Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phát triển du lịch hồ núi cốc – thái nguyên theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.27 KB, 7 trang )

Phát triển du lịch Hồ Núi
Cốc – Thái Nguyên theo hướng bền vững
Trịnh Thủy Anh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. Du lịch: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn: TS. Phạm Lê Thảo
Năm bảo vệ: 2013
Abstract. - Tổng hợp cơ sở lý luận về phát triển du lịch, và phát triển du lịch bền vững.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống CSVCKT phục vụ du lịch
- Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng của du lịch tỉnh Thái Nguyên và khu du lịch Hồ
Núi Cốc- Thái Nguyên
- Nghiên cứu đánh giá các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tại
khu du lịch Hồ Núi Cốc, và các điểm du lịch trong tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu số lượng, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại khu du lịch Hồ Núi
Cốc.
- Đánh giá thực trạng môi trường nước tại khu vực hồ và đưa ra các giải pháp để cải thiên
môi trường nước, đất
- Đưa ra các đề xuất, kiến nghị để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thu hút khách
đên với Hồ Núi Cốc ngày càng tăng.
Keywords. Du lịch; Hồ Núi Cốc; Thái Nguyên; Phát triển du lịch bền vững

Content.
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, du lịch
đang phát triển không ngừng. Hiện nay du lịch chiếm khoảng 10% hoạt động kinh tế thế
giới và là một trong những nguồn tạo công ăn việc làm chính. Tuy nhiên du lịch cũng có
tác động lên môi trường tự nhiên và nhân tạo, sức khỏe và văn hóa của dân cư sở tại. Khái
niệm phát triển bền vững đã được chấp nhận rộng rãi như là một con đường để tiến tới một
tương lai tốt đẹp hơn. Đối với Việt Nam, du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu rất lớn cho nền
kinh tế quốc dân mà còn góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với nước ta, tạo ra mối quan hệ
toàn cầu về kinh tế, văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộng hình ảnh Việt Nam đến các


quốc gia trên thế giới.
Để phát triển du lịch bền vững cần phải có sự thay đổi chiến lược, phương pháp
quản lý trong phát triển du lịch. Trong quá trình phát triển, chúng ta cần phải thấy được
vai trò của các đối tượng, các thành phần tham gia vào quá trình phát triển du lịch của
toàn ngành. Xác định được vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các đối tượng các thành
phần với nhau, với quá trình phát triển của du lịch có nghĩa là cần phải hiểu được làm thế
nào để trong quá trình phát triển du lịch chúng ta không làm tổn hại đến các yếu tố trong
du lịch như tài nguyên nhân văn và tài nguyên thiên nhiên. Du lịch là một ngành có quan
hệ qua lại với các ngành khác, là phương tiên để giao lưu, trao đổi thông tin, thông qua


du lịch con người có tìm hiểu, khám phá thế giới. Chính vì vậy, để du lịch có thể phát
triển bền vững chúng ta cần có chính sách, có kế hoạch phát triển cụ thể sao cho sự phát
triển của du lịch không làm tổn hại đến tự nhiên và văn hoá xã hội, sự phát triển của du
lịch phải song song với sự phát triển của các thành phần kinh tế khác trong xã hội, trong
quan hệ tương hỗ hai bên cùng có lợi, sự phát triển của du lịch cũng phải đem lại lợi ích
cho người dân và đặc biệt là cư dân bản địa, nơi có các nguồn tài nguyên du lịch.
Cùng với sự phát triển và định hướng chung của du lịch quốc gia, du lịch Hồ Núi
Cốc - Thái Nguyên cũng đang có những bước khởi sắc. Với đặc điểm địa lí của một
vùng đất trung du miền núi phía đông bắc nước ta, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng
80km, Hồ Núi Cốc được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến như một điểm du
lịch hấp dẫn với cảnh quan sông nước, vùng chè đặc sản Tân Cương, với các phong
tục tập quán phong phú của các dân tộc sinh sống ở đây. Tuy nhiên, khu du lịch
này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, hoạt động du lịch mang lại hiệu quả
thấp, môi trường tự nhiên đang bị xuống cấp, bản sắc văn hóa của các dân tộc phần
nào bị mai một. Đó là vấn đề bức xúc đang đặt ra cho ngành du lịch Thái Nguyên nói
chung và khu du lịch Hồ Núi Cốc nói riêng. Đề tài “Phát triển du lịch Hồ Núi CốcThái Nguyên theo hướng bền vững ” được đưa vào thực hiện với mong muốn trả lời
được các câu hỏi mà thực tiễn đang đặt ra.
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Vận dụng những kiến thức đã được học về phát triển du lịch và phát triển du lịch
bền vững để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm mục tiêu phát triển du
lịch một cách bền vững ở khu du lịch Hồ Núi Cốc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và phát triển
du lịch bền vững để vận dụng vào đề tài;
- Thu thập và hệ thống hóa các thông tin về khu du lịch Hồ Núi Cốc;
- Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch
và việc khai thác các tiềm năng cho phát triển du lịch khu du lịch Hồ Núi Cốc trên quan
điểm phát triển bền vững;
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch khu du lịch Hồ Núi Cốc
theo hướng bền vững.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Đề tài tập trung đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng du lịch tại khu du lịch
Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch theo
hướng bền vững.
Về không gian:
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi khu du lịch Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên. Bao
gồm 9 xã và 1 thị trấn thuộc thành phố Thái Nguyên và 2 huyện Đại Từ và Phổ
Yên.
Về thời gian:
Đề tài nghiên cứu chủ yếu giai đoạn 2008 đến 2012 giải pháp phát triển đến năm


2015 tầm nhìn 2020.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tài nguyên du lịch tự nhiên như rừng, núi, hồ.
- Tài nguyên du lịch nhân văn như phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực, sản phẩm
thủ công mỹ nghệ, di tích lịch sử văn hoá.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
- Nguồn nhân lực du lịch.
- Khách du lịch đến Thái Nguyên và khu du lịch Hồ Núi Cốc.
4. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Những quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống tổng hợp
Nghiên cứu du lịch không thể tách rời hệ thống kinh tế - xã hội của địa phương và
cả nước. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, khái quát của toàn bộ
hệ thống du lịch trong khi vẫn bao quát được hoạt động của mỗi phân hệ trong hệ thống
đó. Du lịch Hồ Núi Cốc cần được nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ: kinh tế - xã
hội - môi trường không chỉ riêng Hồ Núi Cốc mà của cả tỉnh Thái Nguyên. Quan điểm
này được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
4.1.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Quá
trình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tương lai.
Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại
sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong thời gian sắp
tới. Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá
trình phát triển du lịch ở khu vực.
4.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian của các đối
tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên và dịch vụ cho du lịch. Việc nghiên cứu sự
phát triển du lịch của khu du lịch Hồ Núi Cốc- Thái Nguyên và của vùng trung du miền núi
phía Bắc. Quá trình phát triển du lịch của khu du lịch Hồ Núi Cốc là một phần trong quá
trình phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên và của cả nước.
4.1.4. Quan điểm sinh thái
Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Quan điểm sinh
thái cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái, đánh giá tác động
của du lịch đến môi trường và khả năng chịu đựng của môi trường trước sự phát triển
của kinh tế nói chung, du lịch nói riêng.

4.1.5. Quan điểm du lịch bền vững
Mục tiêu của du lịch bền vững là bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng cường
bảo tồn và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách bền
vững. Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và
tiêu dùng du lịch nhằm đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi
trường. Luận văn quán triệt quan điểm này trong suốt quá trình đánh giá tiềm năng, phân
tích hiện trạng và đề xuất giải pháp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu


4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu,tài liệu
Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, sử lý các tài liệu trong phòng dựa trên
cơ sở dữ liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế. sau đó sử lý chúng để có
được những kết luận cần thiết. tư liệu có thể là các công trình nghiên cứu trước đó, các bài
viết, các báo cáo kinh doanh, báo cáo tổng kết … Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian,
tiền bạc mà vẫn có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
Số liệu thống kê là một dạng tài liệu cần thiết trong quá trình thu thập tài liệu. Các
bảng biểu với những số liệu tương đối cũng như tuyệt đối chính là nguồn tài liệu nói lên
thực trạng hoạt động cũng như phát triển của đối tượng. Số liệu phục vụ cho nghiên cứu
đề tài được lấy từ các nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Thái Nguyên, Sở
VH_TT&DL tỉnh Thái Nguyên….
4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho phù
hợp với mục đích của từng phần. Quá trình tổng hợp sẽ có được cái nhìn bao quát về khu
du lịch Hồ Núi Cốc. Qua phân tích, các thông tin được chắt lọc với độ tin cậy và
mang lại hiệu quả cao nhất.
4.2.3. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp không thể thiếu nhằm góp phần làm cho kết quả mang tính
xác thực, khắc phục hiệu quả của những hạn chế của phương pháp thu thập, xử lý số liệu
trong phòng. Các hoạt động chính khi tiến hành phương pháp này bao gồm: quan sát, mô

tả, điều tra, ghi chép chụp ảnh tại điểm nghiên cứu: gặp gỡ trao đổi với các cơ quan quản
lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên nghành của địa phương.
4.2.4. Phương pháp khai thác phần mềm hệ thống thông tin
Các thông tin, số liệu và dự báo trong luận văn được xử lý bởi phần mềm MS
Word, Excel để thể hiện các phân tích, đánh giá, so sánh và xu hướng du lịch của du
lịch Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên.
4.2.5. Phương pháp thống kê
Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho phù hợp
với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu về quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của khu vực Hồ Núi Cốc cũng như ngành du lịch tỉnh Thái Nguyên.
5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
- Đúc kết và xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Kiểm kê toàn diện tiềm năng du lịch của khu vực Hồ Núi Cốc-Thái Nguyên
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Hồ Núi Cốc -Thái Nguyên giai đoạn 20082012 và đề xuất một số giải pháp phát triển DLBV du lịch Hồ Núi Cốc trong giai đoạn tới.
6. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới: Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề phát
triển du lịch bền vững từ những năm 80, đặc biệt là các quốc gia sớm có định hướng xác
định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. Các nghiên cứu này được tiến hành theo hai
hướng:
- Nghiên cứu một cách tổng thể những vấn đề đặt ra liên quan đến phát triển du
lịch bền vững trên quy mô quốc gia rồi sau đó tiến tới xây dựng các mô hình điểm về du
lịch bền vững như ở Australia, Mỹ, Malaysia...[42].


- Dựa trên việc xây dựng các mô hình điểm về phát triển du lịch bền vững để rút
kinh nghiệm xây dựng các chính sách triển khai trên toàn quốc như ở Nepal, Ecuado,
Senegal...[42].
Ở Việt Nam: : trước năm 2000, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan,
nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững mới chỉ hạn chế ở một số công trình có liên
quan như nghiên cứu cơ sở cho phát triển DLST [7],[23], đánh giá tác động của hoạt

động du lịch đến tài nguyên môi trường [21], [23]. Từ năm 2000, đứng trước những vấn
đề thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển, ngành du lịch Việt Nam đã tiến hành nghiên
cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, trong đó,
đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền
vững ở Việt Nam” (2000-2001) là công trình có giá trị cao về lý luận và thực tiễn cho
phát triển du lịch bền vững.
Tại Thái Nguyên đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch như : “Quy hoạch
phát triển du lịch Thái Nguyên điều chỉnh bổ xung đến năm 2010, định hướng đến năm 2015
và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020” (2006) do Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
chủ trì ; “Đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009-2015” (2009).
Kế thừa kết quả của các nghiên cứu trên, nhiều dự án quy hoạch phát triển du lịch
các khu, điểm du lịch thời gian gần đây đã được thực hiện có xét đến các yếu tố về PTBV
như các dự án quy hoạch phát triển khu du lịch Mộc Châu, quy hoạch phát triển khu du
lịch Phú Quốc... Đề tài "Phát triển du lịch Hồ Núi Cốc- Thái Nguyên theo hướng bền
vững" là đề tài đầu tiên kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, áp dụng vào địa bàn Hồ Núi
Cốc, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp đối với việc
phát triển du lịch khu vực Hồ Núi Cốc nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung một cách
bền vững.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày qua 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch bền vững.
Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Hồ Núi Cốc tỉnh Thái
Nguyên.
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch Hồ Núi Cốc-Thái Nguyên
theo hướng bền vững.
References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên, 2009 Niên giám Thố ng kê2008

2. Nguyễn Dươ ̣c, Sổ tay đi ̣a danh Viê ̣t Nam, NXB Giáo Du ̣c, 2008.
3. Nguyễn Văn Điń h , Trầ n Minh Hòa (đồ ng chủ biên ), Giáo trình kinh tế du lịch , NXB
Đa ̣i ho ̣c kinh tế quố c dân, 2008.
4. Trịnh Trúc Lâm(chủ biên), Đi ̣a lý tỉnh Thái Nguyên
, Sở Giáo du ̣c và Đào ta ,̣oSở Khoa
học công nghệ và Môi trường tỉnh Thái Nguyên
, Thái Nguyên, 1998.


5. Luâ ̣t du lich
̣ , NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007.
6. Phạm Trung Lương (chủ biên), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam , NXB
Giáo dục, 2000.
7. Trầ n Văn Mầ u, Cẩ m nang hướng dẫn viên du lich
̣, NXB Giáo du ̣c, 2005
8. Tổ ng cu ̣c Du lich,
̣ Hà Nội, 2000 Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
9. Tổ ng cu ̣c Du lich
̣ Viê ̣t Nam, Viê ̣n nghiên cứu phát triể n du lich,
̣ Hà Nội, 2000
Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổ ng thể phát triển vùng du li ̣ch Bắ c Bộ đế n năm 2010 và
đi ̣nh hướng đế n năm 2020.
10. Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Thái Nguyên , NXB Chính tri ̣quố c gia , 2009 Đi ̣a chí
Thái Nguyên.
11. Tổ ng cu ̣c du lich
̣ , Trung tâm Công nghê ̣ thông tin Du l ịch, Hà Nội , 2000,Non nước
Viê ̣t Nam.
12. UBND tỉnh Thái Nguyên , Sở VH , TT & DL tỉnh Thái Nguyên , Thái
Nguyên, 2009, Đề án phát triể n du li ̣ch Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015,

13. UBND tin̉ h Thái Nguyên , Sở Thương ma ̣i và du li c̣ h tin
̉ h Thái Nguyên , Thái
Nguyên, 2006 Quy hoạch phát triể n du li ̣ch Thái Nguyên - điề u chỉnh bổ sung
đến năm 2010, đi ̣nh hướng đế n năm 2015 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020,
14. Tổ ng cu ̣c Du lich
̣ Viê ̣t Nam , Bô ̣ KHCN & MT, Trung tâm KHTN & Công
nghê ̣ Quố c gia, Công ty in Tiế n Bô ,̣ Hà Nội, 2000 Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác
động của môi trường cho phát triể n du li ̣ch - Guideline book for Environmental
Impact Assesment of tourism development.
15. UBND tin̉ h Thái Nguyên, Sở VH, TT & DL tin
̉ h Thái Nguyên , Thái Nguyên,
2008,Sổ tay hướng dẫn du li ̣ch Thái Nguyên , Tham luận hội thảo phát triển bề n
vững du li ̣ch Thái Nguyên sau năm du li ̣ch quố c gia 2007.
16.Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du li ̣ch, NXB Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i,
2005.
17. Phạm Lê Thảo, Tổ chức lãnh thổ du li ̣ch Hòa Bình trên quan điể m Phát triể n
bề n vững, Luâ ̣n án tiế n si ̃ Điạ lý , trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Hà Nô ̣i, 2006
18. Nguyễn Minh Tuê, ̣ Quy hoạch quố c gia và vùng, Tâ ̣p bài giảng Cao ho ̣c chuyên
ngành Địa lý du lịch- khoa Điạ Lý- trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Hà Nô, 2008.
̣i
19. Nguyễn Minh Tuê Đi
, 1999
̣ ̣a lí du li ̣ch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
20. Sở Kế hoa ̣ch và Đầ u tư tỉnh Thái Nguyên, Quyế t đi ̣nh số 07/2008/QĐ-UBND
ngày 27/2/2008.
21. Nguyễn Thi ̣Sơn , Môi trường - Du li ̣ch và phát triể n bề n vững , Tâ ̣p bài giảng
Cao ho ̣c chuyên ngành Điạ lý du lich
̣ - khoa Điạ lý - trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Hà
Nô ̣i, 2004.
22. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên ), Phạm Hồng Long , Tài Nguyên du lịch , NXB

Giáo dục, 2007.
23. Bùi Thị Hải Yến, Quy hoạch du li ̣ch, NXB Giáo du ̣c, 2006.
24. Bùi Thị Hải Yến, Tuyế n điể m du li ̣ch Viê ̣t Nam, NXB Giáo du ̣c, 2007.
Tiếng Anh


25. Arthur Pedersen (2002), Practical guide for the management of world heritage
sites, UNESCO World Heritage Center 4APEC Tourism working group (1996),
Environmentally sustainable tourism in APEC member economies.
26. Butle, R .W. (1993).Toursim An evolutionary perspective , In J. G Nelson, R.
Butler, & G. Wall, Tourism and Sustainable development: monitoring, planning,
managing, 26 - 43Wtarloo: Heritage Rosources Centre,m Uinversity of Waterloo
27.Sitars, D (1993), Agenda 21: The earth summit strategy to save our planet,
Boulder, Co(United states)
28.UNEP/UNESCO (1983), Managing Tourism in National World Heritage
Sites
29.Uniteđ Nations Tourism Organization (UNWTO), Sustainable Tourism
Observatory
30.World Travel & Tourism Council (1996), Report Travel & Tourism



×