Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Luận án tư tưởng triết học trong truyện kiều của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 163 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được chưng cất từ tinh hoa
trí tuệ dân tộc, đứng ở vị trí hàn lâm cao sang nhưng lại có sức lan tỏa với sức sống
mạnh mẽ trong dân chúng. Từ bậc học giả đến tầng lớp thường dân không ai lại
không thuộc một vai câu Kiều. Hơn ba ngàn hai trăm câu thơ từ xưa được phổ biến
sâu rộng trong đời sống nhân dân. Người ta có tâm trạng thường đọc Kiều, vui thì
hát Kiều, vịnh Kiều, buồn lại lẫy Kiều, lo lắng bất an trong lòng thì bói Kiều, thi thố,
giải trí lại đố Kiều, tập Kiều. Chừng ấy câu thơ của Kiều như có cuộc sống riêng
ngoài đời vì có thể bất kỳ tâm trạng vui, buồn, thương, ghét nào của con người cũng
có thể ứng với một hai câu Kiều để biểu lộ, để ngẫm ngợi, để giải tỏa, biện minh,
giải thích và đồng cảm. Có những câu Kiều đã trở thành chân lý trong tư duy của
quần chúng, có tính triết lý rất sâu sắc. Trong một thời gian dài, Truyện Kiều với
những giá trị mà tác giả truyền tải đã xâm nhập vào những hành vi ứng xử của người
dân trong đời sống. Truyện Kiều như là triết lý ở đời khuyên răn con người về lẽ
sống, chỉ dạy về cách xử thế trong đời. Đọc Truyện Kiều, thuộc Kiều, nghiên cứu
Truyện Kiều sẽ thấy được những giá trị triết học trong đó để trở nên “Người” hơn,
nhân ái hơn, văn hóa hơn và học được cách ứng xử trong cuộc sống trí tuệ hơn.
Truyện Kiều thật đẹp về mặt văn chương, sâu sắc về mặt chính trị, hội tụ đầy đủ
các giá trị chân-thiện-mỹ mang tính dân tộc, đầy tính triết lý nhân sinh cùng sự minh
triết trong cuộc đời. Mặt khác, Truyện Kiều còn có tính giáo dục ở nhiều phương
diện, chuyên chở trong đó một nền tảng ý thức nhân văn và luân lý đạo đức của người
Việt Nam một cách tự nhiên và sâu sắc. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường với sự
mở rộng giao lưu văn hóa, hội nhập như hiện nay nếu thế hệ trẻ Việt Nam chỉ trang bị
cho mình vốn kiến thức về văn hóa của dân tộc hết sức mong manh thì sợ rằng luồng
gió văn hóa ngoại lai sẽ thổi bay đi hết những giá trị văn hóa thuần Việt. Với việc
nghiên cứu đề tài “Tư tưởng triết học trong Tuyện Kiều của Nguyễn Du” tác giả
mong muốn thế hệ trẻ biết tiếp thu, giữ gìn và trân trọng những tinh hoa văn hóa của
dân tộc qua đó tự trang bị cho mình vốn hiểu biết cần thiết về giá trị văn hóa của
chính dân tộc mình, bởi lẽ Truyện Kiều là thi phẩm kiệt xuất chứa đựng rất nhiều tinh
hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam.


1


Bàn đến Truyện Kiều, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở các góc
độ khác nhau, nhưng Truyện Kiều vẫn là một đề tài hấp dẫn cho bất cứ ai đến với nó.
Không phải là trường hợp ngoại lệ, Truyện Kiều đặc biệt hấp dẫn và cuốn hút tác giả
khi đặt vấn đề khám phá tư tưởng triết học ẩn chứa trong tác phẩm. Việc tìm ra tư
tưởng triết học trong Truyện Kiều sẽ góp phần lý giải được phần nào nguyên nhân tạo
ra giá trị bất hủ của Truyện Kiều và làm tăng tính giáo dục bằng những luân lý đạo
đức cho con người. Làm rõ tính triết học ẩn chứa trong Truyện Kiều sẽ góp phần lý
giải được về kiếp người, về số phận con người, hiểu thêm về quan niệm sống ở đời,
về triết lý nhân sinh, thấy được giá trị của những triết lý trong Truyện Kiều đối với xã
hội, học được cách ứng xử tao nhã, tế nhị, văn hóa và vô cùng trí tuệ. Vì vậy, đề tài
mong muốn khảo sát các tư tưởng triết học trong Truyện Kiều, một tác phẩm văn
học nổi tiếng của dân tộc, từ đó thấy được giá trị của những tư tưởng triết học
trong Truyện Kiều đối với văn hóa dân tộc và đối với đời sống xã hội hiện nay.
Đặc biệt trong thời kỳ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ
thông tin như vũ bão, với xu thế hội nhập, mở rộng sự giao lưu về văn hóa như
hiện nay thì việc bảo tồn, giữ gìn, tôn vinh và học hỏi những giá trị tinh hoa của
triết học dân tộc lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
+ Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ tư tưởng triết học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, qua đó rút ra
được giá trị của nó đối với đời sống nhân sinh, xã hội và đối với văn hóa dân tộc.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ bối cảnh lịch sử - xã hội và các dòng tư tưởng ảnh hưởng đến sự ra đời
của tác phẩm Truyện Kiều cùng những sáng tạo của Nguyễn Du so với nguyên tác.
- Làm rõ những nội dung tư tưởng triết học cơ bản trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du.
- Đánh giá về giá trị và hạn chế của các tư tưởng triết học trong Truyện Kiều

đối với đời sống xã hội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
+ Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng triết
học trong Truyện Kiều, chủ yếu tập trung vào triết học nhân sinh và tư tưởng triết
học xã hội.
2


+ Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi của luận án chỉ giới hạn việc phân tích tư tưởng triết học trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du ở khía cạnh triết học nhân sinh và triết học xã hội. Lấy cuốn
“Nguyễn Du và Truyện Kiều” của Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích
làm tài liệu chính để trích dẫn các câu Kiều.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
+ Cơ sở lý luận:
Tác giả luận án lấy lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam làm cơ sở lý luận. Đồng thời đặt
mọi vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng và đặt trong điều kiện lịch
sử cụ thể để nghiên cứu một cách khách quan về những tư tưởng triết học cơ
bản trong Truyện Kiều qua đó rút ra được những giá trị và hạn chế của nó trong
đời sống xã hội.
+ Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: so sánh và đối
chiếu, phân tích và tổng hợp, phương pháp liên hệ thực tiễn và phỏng vấn lấy ý
kiến chuyên gia.
5. Đóng góp mới của luận án
+ Luận án đã làm rõ được sự ảnh hưởng của các dòng tư tưởng triết học đến
Truyện Kiều của Nguyễn Du, như tư tưởng Việt Nam, tư tưởng Nho - Phật - Lão.
+ Luận án đã phân tích và làm rõ được những nội dung cơ bản của tư tưởng

triết học trong Truyện Kiều, đó là tư tưởng triết học nhân sinh và tư tưởng triết học
xã hội.
+ Từ việc nghiên cứu và làm rõ tư tưởng triết học trong Truyện Kiều, luận án
đã rút ra được giá trị và hạn chế của nó đối với đời sống xã hội và đối với văn hóa
của dân tộc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
+ Ý nghĩa lý luận:
Kết quả của luận án đạt được giúp chúng ta hiểu hơn về tư tưởng triết học của
chính dân tộc mình, từ đó hiểu thêm về biện chứng trong tâm hồn người Việt, giải
3


mã được sự phong phú trong đời sống tinh thần và sức mạnh vươn lên vượt qua
mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
Với kết quả nghiên cứu mà luận án đã đạt được sẽ góp phần học hỏi và phát
huy những giá trị văn hóa của dân tộc, gúp thế hệ trẻ Việt Nam biết tiếp thu, biết
giữ gìn và trân trọng những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
Có thể vận dụng những triết lý mang tính giáo dục mà Nguyễn Du gửi gắm
trong Truyện Kiều vào đời sống hàng ngày, vào mối quan hệ ứng xử giữa người
với người để cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, văn hóa hơn.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy triết
học Phương Đông, triết học Việt Nam, và văn học Việt Nam.
7.

ết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4
chương, 11 tiết.


4


B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨ

IÊN Q AN ĐẾN

ĐỀ TÀI LU N ÁN
1.1.Tình hình nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều và những sáng
tạo của Nguyễn Du so với tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân
1.1.1. Những nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Truyện Kiều
Trong cuốn “Kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du”, do Ủy ban khoa học xã hội
Việt Nam, Viện Văn học phát hành năm 1971, ngay ở bài “Diễn Văn khai mạc lễ
kỷ niệm 200 năm sinh thi hào dân tộc Nguyễn Du” do ông Hoàng Minh Giám đọc
đã khẳng định: Thời đại Nguyễn Du là thời đại đau khổ và oanh liệt vào bậc nhất
trong lịch sử Việt Nam, thời đại của chế độ phong kiến mục nát, thời đại của nhiều
cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp, nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vĩ đại đã lật
đổ vua chúa trong nước và chiến thắng hai mươi vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
Nhưng rốt cuộc xã hội Việt Nam thời ấy vẫn không thoát ra khỏi chế độ phong
kiến. Với lời khẳng định trên, tác giả đã cung cấp cho chúng ta thấy tình hình chính
trị-xã hội thời đại Nguyễn Du đầy bất ổn và hỗn loạn trong dân chúng cùng sự nổi
dậy chưa từng có của các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại giai cấp phong kiến.
Ở công trình “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực Nguyễn Du” của giáo sư Lê
Đình Kỵ là một công trình mang tính khái quát cao đồng thời phân tích sâu sắc bối
cảnh thời đại Nguyễn Du. Cùng với sự rối ren trong xã hội, sự tiêu điều về kinh tế
và suy đồi về đạo đức là hàng loạt phong trào nông dân khởi nghĩa: “Đó là lịch sử
của những nội chiến miên man, của những cuộc tranh giành địa vị, giết hại lẫn

nhau trong triều đình. Đồng thời, đó cũng là lịch sử của những cuộc khởi nghĩa
nông dân anh dũng, “cầm lửa đốt trời”, những cuộc vùng dậy của nhân dân rút
cuộc bị đè bẹp, nhưng ý chí thì không sao dập tắt nổi”[45, tr. 23].
Tác giả Xuân Diệu với cuốn “Truyện Kiều trong văn hóa Việt Nam” đã nói lên
sự đau khổ của thời đại thấm vào ngòi bút Nguyễn Du, để rồi bật lên tiếng khóc
lớn dưới chế độ xã hội hà khắc “Đoạn trường tân thanh” là “tiếng kêu mới về nỗi
đứt ruột”. Tác giả đã vạch ra những mâu thuẫn không giải quyết được của xã hội
phong kiến, cuối cùng Xuân Diệu kết luận: “Nguyễn Du của ta sống trong một thời
5


đại chế độ phong kiến ở Việt Nam tan rã đến tột độ, một thời đại loạn ly, một xã
hội tan nát đã làm cho tâm hồn rất mực dễ cảm, rất mực thương người của Nguyễn
Du đau đớn xót xa. Ông lấy những đau khổ của thời đại làm những đau khổ của
chính mình” [20, tr.8-9].
Bài viết “Nguyễn Du với nhân vật Từ Hải” của tác giả Đặng Thanh Lê đã phân
tích một cách sắc sảo bối cảnh thời đại Nguyễn Du là một giai đoạn lịch sử có nhiều
biến cố lớn lao và mọi giá trị đều bị đảo lộn, một thế kỷ “cương thường đảo lộn, thế
sự đảo điên”. Bên cạnh những quan lại tha hóa, hèn nhát, là một số anh hùng nổi lên
với lý tưởng “giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”: “Thế kỷ XVIII là thế kỷ nông
dân khởi nghĩa. Sử sách cũng đã kể lại nhiều sự kiện như trên khi viết về lịch sử
vùng dậy của nông dân Việt Nam thời đại này. Ở một phạm vi nhất định, nói màn
báo ân báo oán trong Truyện Kiều gắn bó với tư tưởng “ bảo dân” của các lãnh tụ
nhân dân khởi nghĩa thế kỷ XVIII cũng không phải là không có cơ sở” [52, tr. 358].
Nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời của Truyện Kiều không thể không nhắc tới
công trình vô cùng giá trị, phân tích hết sức sâu sắc mọi khía cạnh từ kinh tế, chính
trị, xã hội đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong thời đại Nguyễn Du đó là cuốn
“Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du” của tác giả Trương Tửu. Với công trình này
Trương Tửu đã phân tích đầy thuyết phục những mâu thuẫn nảy sinh trong xã hội
dẫn đến các cuộc nổi dậy của nông dân chống lại bọn cường hào, diệt trừ quan

tham. Tình hình kinh tế đình trệ, cộng với sự bóc lột nông dân thậm tế của giai cấp
thống trị đã làm cho mâu thuẫn xã hội lên đến đỉnh điểm.
Lê Đình Kỵ với cuốn “Hiểu đúng đắn về Truyện Kiều” đã làm rõ tình hình rối
ren về chính trị và bất ổn về xã hội với sự sụp đổ liên tiếp của các triều đại đã làm
chấn động đến tâm hồn dễ cảm của Nguyễn Du, nhiều khi làm cho ông mất niềm
tin vào cuộc sống mà phải hướng niềm tin vào định mệnh: “Ở vào thời kỳ ly loạn,
đảo điên, tính mệnh con người như cỏ rác, tư tưởng người ta cũng dễ hướng vào
chủ nghĩa định mệnh. Thời đại Nguyễn Du là thời đại có nhiều biến cố dữ dội, bao
nhiêu sự việc diễn ra Nguyễn Du không sao hiểu được. Những tranh giành giết hại
lẫn nhau vẫn thường thấy ở các triều đại trước đến thời Nguyễn Du thì trở thành
chuyện hàng ngày” [44 ,tr. 19].
Cùng với quan điểm trên trong cuốn “Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm”
Nguyễn Hữu Sơn đã phân tích về tình trạng hỗn loạn và xu thế tan rã của xã hội
6


phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ đã làm cho đời sống nhân dân hết sức cực khổ:
“Không cần phải mô tả nhiều ai cũng có thể đoán biết người dân Việt Nam sống
giữa những biến cố ấy, giữa sự tan vỡ của một chế độ đã tàn ác lại càng tàn ác hơn
trong khi nó tan vỡ thì lầm than khốn khổ như thế nào. Cái cảnh sớm màn loan
trướng huệ, chiều chiếc lá lênh đênh không phải là cảnh tưởng tượng mà là cảnh
Nguyễn Du từng mục kích, từng trải qua vậy nên Nguyễn Du đã cảm thông được
một phần nỗi khổ chung của con người bị chà đạp dưới một chế độ ngày càng thêm
mục nát” [79, tr. 483-484].
Đỗ Đức Dục với cuốn “Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du” đã phân tích
một cách cụ thể tình hình kinh tế suy sụp, chính trị rối ren và tác giả còn vẽ lên được
bức tranh khá hào hùng về cuộc nổi dậy long trời lỡ đất của lực lượng nông dân chống
lại phong kiến đứng đầu là Nguyễn Huệ: "Xã hội Việt Nam ở thế kỷ 18, đó là những
đảo lộn chưa từng thấy trên bối cảnh hoàng hôn phong kiến bầy ra một mặt thối nát và
bất lực của vua chúa, mặt khác cùng cực và trổi dậy của nông dân” [15, tr.140].

Ở công trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” do Nguyễn Tài Thư chủ biên đã
phản ánh về sự xuống dốc của đạo đức trong xã hội, sự tiêu cực và bệ rạc trong thi
cử, phản ánh một nền giáo dục hư hỏng trong bối cảnh thời đại Nguyễn Du, với
tình trạng mua quan bán chức, đút lót trong thi cử để được đậu đạt một cách công
khai “Xã hội loạn lạc của thế kỷ XVIII là nguồn gốc của những suy tư văn học và
sáng tác văn học. Nhiều tác phẩm văn học lớn đã ra đời, như “Chinh Phụ Ngâm”
của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, “Cung Oán Ngâm Khúc” của Nguyễn Gia
Thiều, và nhất là cuốn Truyện Kiều của Nguyễn Du, ra đời đầu thế kỷ XIX, là tác
phẩm tiêu biểu của văn học cổ điển Việt Nam. Các tác phẩm trên phản ánh nhiều
cảnh ngộ éo le của con người, thể hiện nhiều khát vọng về tình yêu và lẽ sống, về
đạo làm người, đồng thời đề cập đến nhiều phương hướng giải quyết các vấn đề
nhân sinh và xã hội” [102, tr. 413].
“200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều” do tác giả Lê Xuân Lít sưu tầm
(2005), là một công trình đồ sộ và mang tầm vóc khoa học lớn lao, chứa đựng trong
đó nhiều bài viết sắc sảo, có giá trị rất lớn về mặt học thuật đặc biệt với bài viết
“Chiếc ngai vàng mục rũa và sấm sét của phong trào nông dân khởi nghĩa” của
Đặng Thanh Lê đã phân tích một cách sát thực về tình hình kinh tế, chính trị, đạo đức
khủng hoảng một cách trầm trọng trong toàn bộ cơ cấu xã hội phong kiến và sức trỗi
7


dậy với một khí thế chưa từng có trong phong trào nông dân khởi nghĩa. “Chưa bao
giờ, chế độ phong kiến Việt Nam, giai cấp phong kiến Việt Nam lại bộc lộ bản chất
tiêu cực, phản động của nó một cách trắng trợn, lỗ liễu và toàn diện như lúc này.
Không những bất lực, nó còn đi vào con đường phản động trên mọi vấn đề kinh tế,
chính trị, ngoại giao…đặt ra trước mắt. Tuy nhiên trận tuyến hàng đầu vẫn là cuộc
đấu tranh giữa những người nông dân chống lại giai cấp phong kiến với một khí thế
quyết liệt chưa từng có trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam”[52, tr. 22-24].
Ngoài những công trình, bài viết đã phân tích ở trên về hoàn cảnh lịch sử thời
đại Nguyễn Du còn có một số công trình, bài viết cũng đề cập đến vấn đề này như

cuốn “Khảo luận về Truyện Kiều của Đào Duy anh”, năm 1943, đã đề cập đến
hoàn cảnh ra đời của Truyện Kiều nhưng mới chỉ là bản tóm tắt, thống kê những sự
kiện lịch sử chưa phân tích về điều kiện kinh tế, chính trị thời đại Nguyễn Du. Còn
Trương Tửu thì lại tuyên bố: “Truyện Kiều là bức tranh trung thành của thời đại
Tây Sơn, tiếng nói trung thành của quần chúng nhân dân đã làm ra phong trào Tây
Sơn, ý thức sâu sắc về cuộc chiến chống phong kiến đương thời với tất cả ưu điểm,
khuyết điểm, nhược điểm của tầng lớp xã hội bị bóc lột, áp bức tiến hành cuộc
chiến đấu ấy” [101, tr. 515].
Như vậy, với những công trình tâm huyết, với những bài viết sắc sảo và những
kết luận sát thực với thực tế tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cuối thế kỷ XVIII
đầu thế kỷ XIX hầu như các tác giả đã làm rõ được bối cảnh thời đại Nguyễn Du.
Tác giả luận án trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi
trước sẽ đi vào tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của Truyện Kiều một cách chuyên sâu
hơn và cố gắng tiếp cận theo một hướng kế thừa có sáng tạo để thấy được những
tiền đề kinh tế, chính trị-xã hội và tư tưởng nào đã tác động đến Nguyễn Du góp
phần hình thành nên những tư tưởng triết học trong Truyện Kiều.
1.1.2. Những nghiên cứu về sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
so với tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
Công trình “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” của tác giả
Phan Ngọc đã làm rõ được sự sáng tạo của Nguyễn Du so với tác phẩm Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở góc độ kết cấu, bố cục và cách kể chuyện,
xét về mặt kết cấu hầu như tiểu thuyết Trung Quốc đều kết cấu theo lối chương hồi
truyền thống. Sang Truyện Kiều, chúng ta hầu như bước sang một thế giới khác
8


hẳn, đây là việc Nguyễn Du làm khác hẳn so với thể loại truyền thống của tiểu
thuyết Trung Quốc, sự việc diễn ra do cái lôgic khách quan của cuộc sống, và quan
trọng hơn ông đặt sự việc vào một thế đối lập, vào những tương phản bắt người ta
phải rút ra những kết luận cần thiết.

Đào Duy Anh trong sách “Khảo luận về Truyện Thúy Kiều” đã nêu lên nhiều
vấn đề mới quan trọng như sự tích lịch sử của Thúy Kiều, đặc biệt là tác giả so
sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện, và đã nêu lên nhận định mới:
“Nguyễn Du đã hoán cốt đoạt thai Kim Vân Kiều truyện mà tạo thành một tác
phẩm hoàn toàn mới. Nguyên Văn thì tự sự rất tỷ mỷ mà khô khan, Nguyễn Du thì
tự sự vắn tắt, gọn gàng, vừa tự thuật vừa tự luận khiến văn có hứng thú, Nguyễn
Du tuy không tả thực nhưng lại là một tay tâm lý học sành sỏi”[1,tr.49]. Những ý
kiến của Đào Duy Anh rất độc đáo và giá trị vì nó đã gợi hướng mới cho những
người đi sau nghiên cứu về những sáng tạo của Nguyễn Du vượt hẳn nguyên tác.
Cùng đồng nhất với quan điểm trên tác giả Nguyễn Lộc trong cuốn “Văn học
Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX” đã cho rằng: “Ngày nay có
lẽ hầu hết học giả đều xem Truyện Kiều không phải là tác phẩm dịch hay phóng
tác, mà là một tác phẩm sáng tạo đích thực. Lẽ cố nhiên, là được sáng tạo theo các
quy luật của văn học trung đại, trên cơ sở vay mượn, cải biến, cải tạo một truyện
có sẵn để tạo thành một tác phẩm khác, xuất phát từ một cảm hứng mới với những
nguyên liệu mới, những điều nghe thấy, cảm xúc, suy nghĩ của mình trong hoàn
cảnh xã hội Việt Nam thời đại Nguyễn Du”[59,tr.67].
Nghiên cứu về vấn đề này Nguyễn Thạch Giang đã đưa ra ý kiến của mình:
“Ngày nay, tuy lác đác vẫn còn có người xem Truyện Kiều là tác phẩm dịch, mô
phỏng, song tuyệt đại bộ phận học giả vẫn xem Kiều là một sáng tác”[28,tr.73].
Ngay học giả Trung Quốc trong công trình “So sánh văn học Trung Quốc và văn
học nước ngoài‟‟ do Chu Vi Chi chủ biên. Khi đề cập tới Truyện Kiều của Nguyễn
Du tuy cũng nói “phiên bản” của tiểu thuyết Trung Quốc, song đã viết: “Truyện
Kiều tuy vay mượn đề tài của tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện, nhưng quyết
không phải là một tác phẩm dịch, cũng không phải là tác phẩm mô phỏng máy móc
đơn giản, mà là một thành quả lớn của việc cấu tứ lại một cách tinh vi, và tái tạo lại
trên cơ sở dị thực” [10, tr. 317].

9



Vượt xa tất cả những nghiên cứu đã phân tích ở trên về phương diện sáng tạo
của Nguyễn Du so với tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân,
tác giả Trần Đình Sử đã đề cập tới sự sáng tạo của Nguyễn Du về góc độ tư tưởng
và quan niệm mới về con người, mà trong nguyên tác không có để cho ra đời một
kiêt tác bất hủ với thời gian, tuy nhiên tác giả chưa đi sâu vào chứng minh và làm
rõ cụ thể sáng tạo về mặt tư tưởng mới như thế nào nhưng phải thừa nhận đây là
một tìm tòi và phát hiện vô cùng đáng trân trọng và có giá trị gợi mở cho người đi
sau tiếp tục nghiên cứu mà từ trước chưa ai đề cấp tới.
N.L Niculin, nhà nghiên cứu về văn học Việt Nam, đã có bài viết hết sức đặc
sắc “Nguyễn Du nhà thơ nhân đạo lỗi lạc” trình bày một cách thuyết phục những
sáng tạo bậc thầy của Nguyễn Du trong Truyện Kiều so với nguyên tác ban đầu về
cốt truyện, về hình tượng nhân vật, đặc biệt tác giả nhấn mạnh sự sáng tạo của
Nguyễn Du trong việc dựa trên truyền thống thơ ca Việt Nam và đã sử dụng rất
nhiều hình ảnh của ca dao để sáng tạo ra một hệ thống hình tượng độc đáo.
Lê Hoài Nam đã có một sự so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện rất
chi tiết trong cuốn “200 năm nghiên cứu và bàn luận về Truyện Kiều” về phương
diện hình thức nghệ thuật, phương pháp sáng tác cho đến tính hiện thực, tính tư
tưởng, đồng thời tác giả đã thực hiện việc đối chiếu giữa hai tác phẩm để tìm ra
điểm dị đồng về các mặt như tổ chức kết cấu, tính cách nhân vật, cơ sở chủ đề tư
tưởng. Từ kết quả những so sánh ấy tác giả đã rút ra những nhận định về cách xử
lý cuốn Kim Vân Kiều truyện, về tài năng nghệ thuật, về phong cách và phương
pháp sáng tác, về thế giới quan Nguyễn Du và giá trị chân chính của Truyện Kiều.
Đây thực sự là một bài viết tâm huyết, so sánh một cách chi tiết và đưa ra những
kết luận hết sức giá trị, đồng thời tác giả đã có những phát hiện mới mẻ về sáng tạo
của Nguyễn Du vượt trội nguyên tác.
Trong cuốn “Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm”, tác giả Nguyễn Hữu Sơn với
bài viết “Tiếp cận Truyện Kiều của Nguyễn Du trong sự so sánh với Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân” đã làm nổi bật sự khác biệt về nội dung xã
hội, màu sắc triết lý. Đây thực sự là một quá trình nghiên cứu dựa trên tinh thần

khoa học, đã đi sâu lý giải giá trị và đặc trưng của mỗi tác phẩm và tác giả đã đi
đến kết luận: “Thực tế cho thấy, nếu tác phẩm gốc, nguyên mẫu thường mới chỉ là
những phác họa, những nguyên liệu mới được pha chế, thì các nhà nghệ sĩ đã phù
10


phép hoán cải cốt truyện, mở rộng dung lượng hiện thực, đưa vào trong đó ý nghĩa
triết lý, sức khái quát cao và được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật sinh
động” [79, tr. 530].
Trần Thị Phương Phương với bài viết “Tiếp cận Truyện Kiều từ hướng văn
học so sánh và phương pháp so sánh loại hình lịch sử”. Ở bài viết này tác giả đã có
ba hướng chủ yếu trong việc so sánh, nhứ nhất là so sánh Truyện Kiều với chính
nó, đây là vấn đề liên quan đến văn bản, thứ hai là so sánh Truyện Kiều với các tác
phẩm văn học dân tộc vừa cho thấy sự phát huy truyền thống trong sáng tác của
Nguyễn Du, vừa cho thấy những nét độc đáo đặc sắc của riêng nhà thơ và Truyện
Kiều. Và điều quan trọng thứ ba là việc so sánh Truyện Kiều với nguyên tác của
nó, từ đó tác giả khẳng định: “Việc so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện
cho thấy nguồn gốc của Truyện Kiều, nhưng chủ yếu cho thấy Truyện Kiều của
Nguyễn Du không phải là bản dịch từ văn xuôi sang văn vần, mà là một sáng tác
của Nguyễn Du cả về mặt hình thức và nội dung tác phẩm” [56, tr. 628].
Như vậy, qua những công trình đã khảo cứu ở trên dù đánh giá khác nhau như
thế nào về mức độ sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều nhưng tất cả đều
thống nhất và đi đến kết luận: Truyện Kiều không phải là một tác phẩm dịch mà là
một kiệt tác được sáng tạo vô cùng độc đáo bởi trái tim và khối óc tài hoa của thiên
tài Nguyễn Du. Mặc dù các tác giả đã chỉ ra sự sáng tạo của Nguyễn Du về mặt
văn chương, nghệ thuật, cốt truyện, tình tiết, nhân vật, tuy nhiên chưa có tác giả
nào bàn đến việc sáng tạo của Nguyễn Du trong quan niệm mới về con người, về
cuộc đời đầy biến động, về một chủ nghĩa nhân đạo mới mà trong nguyên tác
không có, tức là Nguyễn Du đã lồng vào đó một tư tưởng mới, đây là sự sáng tạo
cần phải nghiên cứu và làm rõ, vậy nên tác giả luận án trên cơ sở tiếp thu những

nghiên cứu của các học giả đi trước để làm nền tảng, cơ sở cho mình đi vào tìm
hiểu nghiên cứu về tư tưởng mới Nguyễn Du đã gửi gắm trong Truyện Kiều.
1.2. Tình hình nghiên cứu về ảnh hƣởng của tƣ tƣởng triết học Việt Nam
và triết học Nho - Phật - Lão trong Truyện Kiều
1.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của tƣ tƣởng triết học Việt Nam trong
Truyện Kiều.
Trước khi nói tới ảnh hưởng của tư tưởng triết học Việt Nam trong Truyện
Kiều chúng ta tìm hiểu một số quan điểm về vấn đề Việt Nam có triết học hay
11


không? Hay Việt Nam chỉ có tư tưởng triết học. Giáo sư Nguyễn Tài Thư cho rằng
“Từ rất sớm trong lịch sử, người Việt Nam đã hình thành một loại kiến thức chung
có tính chất phổ biến cho cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Kiến thức đó là
gì? Là triết học hay chưa triết học? Là tư tưởng đang quá độ đến triết học? Nhưng
mọi người đều nhất trí xem đó là kiến thức khái quát nhất, kiến thức đóng vai trò
thế giới quan và phương pháp luận của người Việt Nam trong lịch sử” [102, tr.3].
Với cách đặt vấn đề và giải thích như trên tác giả đã khẳng định Việt Nam ngay từ
rất sớm đã có tư tưởng triết học, đó là những kiến thức chung nhất về thế giới
hướng dẫn người Việt nhận thức và hành động trong cuộc sống.
Ở bài viết “Lịch sử tư tưởng, lịch sử triết học hay lịch sử tư tưởng triết học
Việt Nam” giáo sư Lê Hữu Tầng cho rằng “Ở Việt Nam, không có những trước tác
thuần túy triết học, tức là thuần túy bàn về các quy luật chung nhất của tồn tại và tư
duy, càng không có những học thuyết riêng, được xây dựng một cách chặt chẽ và
có hệ thống về những vấn đề này. Tuy nhiên rải rác ở nơi này hay nơi kia trong di
sản tinh thần của cha ông ta để lại, lại có những tư tưởng triết học nhất định, tức là
những tư tưởng, quan điểm gắn liền với việc giải quyết phương diện này hay
phương diện kia của vấn đề cơ bản của triết học”[86, tr.60-61]. Điều này muốn nói
rằng: Ở Việt Nam không có triết học theo nghĩa hàn lâm, theo nghĩa kinh điển
được xây dựng có hệ thống, cấu trúc chặt chẽ nhưng chắc chắn có tư tưởng triết

học nằm rải rác trong di sản tinh thần của cha ông ta để lại.
Trong cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” do Nguyễn Tài Thư chủ biên đã
khẳng định “Một dân tộc đã có nhiều dịp tổng kết về công cuộc dựng nước và giữ
nước như dân tộc ta không thể không phát triển về mặt nhận thức. Rất tiếc là lịch
sử chưa đúc kết thành những hệ thống triết học. Nhưng rõ ràng là đã hình thành
những lý luận ở mức độ khái quát, những lý luận giữ vai trò thế giới quan chung và
phương pháp luận cho các lĩnh vực hoạt động tinh thần và hoạt động thực tiễn giữ
nước và dựng nước. Lý luận đó có thể tìm thấy rải rác trong các bài cáo, bài biếu,
bài văn, bài thơ, bài luận. Ở đó tuy chưa phải là triết học thuần túy, nhưng đã đề
cập tới một số vấn đề của bản thân triết học, ở đó không còn là tư tưởng nói chung
mà đã là tư tưởng triết học”[102, tr.16-17]. Với quan điểm này tác giả đã khẳng
định chắc chắn Việt Nam trong lịch sử đã có tư tưởng triết học của mình, chẳng
qua chưa có điều kiện để đúc kết thành những hệ thống triết học.
12


Theo giáo sư Nguyễn Tài Thư ở bài viết “Mấy vấn đề về lịch sử tư tưởng Việt
Nam” đã khẳng định: Lẽ đương nhiên lịch sử tư tưởng Việt Nam trước hết phải
khai thác tư tưởng triết học, phải coi trọng các tư tưởng triết học. Tư tưởng triết
học Việt Nam trong lịch sử tuy chưa phát triển thành hệ thống triết học, những vẫn
hình thành các tư tưởng, các quan điểm, quan niệm, các phạm trù. Vì vậy, những
tư tưởng nói lên lập trường triết học Việt Nam đó là “tư tưởng về quan hệ giữa trời
với người, giữa tài và mệnh, giữa thời với thế, giữ tĩnh tại và biến dịch”[103, tr.3839]. Ngoài tư tưởng nổi bật của triết học Việt Nam là tư tưởng yêu nước, tư tưởng
nhân nghĩa, đạo lý làm người, thì các tư tưởng triết học Việt Nam mà giáo sư
Nguyễn Tài Thư nêu ra ở trên đều dàn trải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Trong cuốn “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực Nguyễn Du” của giáo sư Lê
Đình Kỵ đã phân tích một cách thuyết phục tính dân tộc, đặc biệt là tư tưởng yêu
nước ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến Nguyễn Du trong quá trình sáng tác
Truyện Kiều, khẳng định tình yêu quê hương được nối dài bởi những lẽ sống khác
nên có sức tổng hợp lớn lao và được kết tinh trong những giá trị tốt đẹp được nhân

dân Việt Nam trân trọng qua bao đời.
Giáo sư Đặng Thai Mai trong bài viết “Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam
qua nội dung Truyện Kiều” đã cho rằng: “Truyện Kiều dạy cho ta biết yêu thiên
nhiên, khi thi sĩ gây cho ta mối tình cảm sâu sắc đối với cảnh vật, thì đồng thời cũng
bồi dưỡng nỗi lòng yêu quê hương đất nước. Tình yêu quê hương làng mạc đó chính
là một yếu tố để bồi dưỡng tinh thần yêu nước của con người. Qua Truyện Kiều, có
những bức họa, bức cảnh tuyệt diệu mà độc giả luôn luôn có thể đối chiếu với thực tế
Việt Nam, làm cho ta tin chắc rằng đó là hình thái màu sắc của đất nước Việt Nam.
Chúng ta không lấy làm lạ khi những người bôn tẩu việc nước và gặp bước đường
trắc trở vẫn mở một trang Kiều, tìm lấy một lý do cho sự hi sinh với lý tưởng của
mình trong câu thơ Kiều giản dị: “Tấc lòng cố cuốc tha hương. Đường kia nổi nọ
ngổn ngang bời bời”. Nhân dân mãi yêu Truyện Kiều, cũng vì qua Truyện Kiều, mọi
người đều thấy rằng non nước, quê hương của ta quả là đáng yêu”[62, tr. 58-59].
Với quan điểm trên tác giả đã khẳng định đọc Truyện Kiều nhân dân Việt Nam
càng thêm yêu đất nước mình hơn, điều này có được là do Nguyễn Du đã tiếp thu
tư tưởng yêu nước một cách nhuần nhuyễn để rồi tuôn chảy thành những câu thơ
lục bát đẹp mượt mà ca ngợi vẽ đẹp con người và cảnh vật Việt Nam.
13


Tác giả Đặng Thanh Lê với bài viết “Truyện Kiều, thành tựu rực rỡ và kết tinh
giá trị ngôn ngữ thơ ca dân tộc” đã khai thác ảnh hưởng của tư tưởng yêu nước đến
Nguyễn Du trong quá trình sáng tác Truyện Kiều bằng ngôn ngữ dân tộc. Với bài
viết này tác giả đã khái quát được sự vận dụng triệt để ngôn ngử dân tộc trong sáng
tác Truyện Kiều và sự thẩm thấu của ngôn ngử dân tộc vào trong trái tim Nguyễn
Du. Cùng với quan điểm trên, tác giả Trương Tửu với công trình “Truyện Kiều và
thời đại Nguyễn Du” cũng đã khẳng định: “Nghệ thuật Truyện Kiều làm vẻ vang
cho tiếng nói dân tộc. Ở tác phẩm kiệt xuất ấy, mỗi từ ngữ là một chất sống, mỗi
hình ảnh là một giá trị tình cảm, mỗi nhịp điệu là một nét uẩn khúc của tâm tư, mỗi
cảnh ngộ là một tư tưởng sinh động. Toàn truyện là một hòa điệu siêu việt của ngôn

ngữ dân tộc, tư tưởng và cuộc sống dân tộc tràn trề sinh lực”[101, tr. 210-211].
Ngoài hấp thụ tư tưởng yêu nước, trong Truyện Kiều còn thấm đẫm tư tưởng
đạo hiếu, tư tưởng nhân ái bao dung, đạo lý làm người, tư tưởng nhân đạo tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam. Giáo sư Hà Văn Tấn trong bài viết “Lịch sử Việt Nam và tư
tưởng Việt Nam” đã nêu lên: “Mỗi lần dân tộc đứng trước thử thách của lịch sử,
ông cha ta lại trở lại với những giá trị tư tưởng đã có từ lâu. Đôi khi, con người
dường như quay trở lại với quá khứ quanh co, chẳng hạn Kiều của Nguyễn Du,
dường như đã nghe tiếng kêu thương về thân phận con người và đòi giải phóng cá
nhân”[87, tr. 33].
Trong cuốn “Đại cương lịch sử tử tưởng triết học Việt Nam” do giáo sư
Nguyễn Hùng Hậu chủ biên đã khẳng định: “Khi phản ánh công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước, triết học Việt Nam hướng chủ yếu đến vấn đề nhân sinh, đến đạo
lý làm người, đến vấn đề đạo hiếu của con người” [34, tr.12]. Vậy nên, Nguyễn Du
đã tiếp thu, kế thừa tư tưởng đạo hiếu của triết học dân tộc đưa vào Truyện Kiều
một cách rất thuyết phục qua hình ảnh nhân vật Thúy Kiều một lòng hiếu thảo với
cha mẹ, hi sinh tình yêu, tuổi xuân để gia đình được bình yên.
Đặng Thanh Lê trong bài viết “Thế giới Truyện Kiều - con người Truyện
Kiều” đã chỉ ra tư tưởng đạo hiếu trong truyền thống của dân tộc Việt Nam mà
Nguyễn Du đã khắc họa ở nhân vật Thúy Kiều: “Hành động, “Dẽ cho để thiếp
bán mình chuộc cha” của nàng chủ yếu xuất phát từ tình cảm yêu thương chân
thành đối với cha. Đây là tình cảm tự nhiên trong truyền thống Việt Nam xưa kia
chứ không phải một nghĩa vụ đơn thuần cực đoan theo chữ hiếu của phong kiến.
14


Có thể nói, đây là chữ hiếu mang nội dung nhân dân đằng sau hình thức khái
niệm phong kiến”.
N.I.Niculin, nhà nghiên cứu văn học của Nga đã có hẳn một bài viết về tư
tưởng nhận đạo của Nguyễn Du chính là tư tưởng nhân đạo của nhân dân Việt
Nam được hun đúc trong quá trình lịch sử của dân tộc. Ở bài viết “Nguyễn Du nhà

thơ nhân đạo lỗi lạc”, tác giả đã kết luận: “Trong lịch sử văn học Việt Nam, sáng
tác Nguyễn Du tự nó đã làm thành cả một thời đại. Nguyễn Du có một vai trò lớn
lao trong quá trình xây dựng truyền thống văn học dân tộc, trong sự hình thành của
ngôn ngữ dân tộc Việt Nam” [74, tr.66].
Tác giả Huỳnh Công Bá trong cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” với quan
điểm con người sinh ra rồi vẫn thuộc về trời đất, trời đất biến chuyển tác động đến
con người và Nguyễn Du đã khéo léo lồng tư tưởng này vào trong Truyện Kiều:
“Con người còn là sự hợp lại của hai phần: thể xác và linh hồn, xác là thể phách,
hồn là tinh anh. Không chỉ thể phách mà cả tinh thần của con người cũng từ vũ trụ
tách ra mà có. Chết là trở về với đất, còn tinh thần thì bay lên cao trong sáng”. Như
vậy chết chỉ là thể xác, còn tinh thần thì về với trời. “Thác là thể phách, còn là tinh
anh” [4,tr.73]. Ở quan điểm này tác giả đã chỉ ra được sự ảnh hưởng của tư tưởng
triết học nhân sinh của dân tộc trong Truyện Kiều Nguyễn Du.
Tác giả Nguyễn Hùng Hậu đã chỉ ra ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng mệnh trời
trong quan niệm về triết học nhân sinh của dân tộc.: “Ý chí của trời gọi là“ mệnh”,
“thiên mệnh”. Trời là lẽ định trước, thích mà không thể làm được, sức người không
thể thay đổi được, mệnh như một trái núi đè lên con người, con người vùng vẫy
nhưng không sao thoát được” [34, tr.216 - 217]. Ở đây tác giả nêu bật lên được ảnh
hưởng của tư tưởng thiên mệnh trong quan niệm của triết học Việt đến Truyện
Kiều của Nguyễn Du, tuy nhiên mới chỉ nhìn thấy được ảnh hưởng tiêu cực duy
tâm, tin vào mệnh trời, phó mặc cho số phận, định mệnh với tư tưởng buông trôi
“Chờ xem con tạo xoay vần ra sao” chứ chưa làm rõ được ảnh hưởng tích cực của
hành động con người chống lại thiên mệnh trong khi Nguyễn Du đã từng tuyên bố
trong Truyện Kiều “Xưa nay nhận định thắng thiên cũng nhiều”. Vậy nên ở phần
ảnh hưởng tích cực khi con người biết vươn lên, tích cực chiến đấu để chống lại
mệnh trời tác giả luận án sẻ cố gắng đi vào luận giả và nghiên cứu.
15


Như vậy, qua các công trình đã nêu ở trên chúng ta thấy hầu như các tác giả

đều khẳng định viết nên thiên truyện bất hủ bằng thể thơ lục bát Nguyễn Du đã hấp
thụ sâu sắc bởi tư tưởng triết học dân tộc, nổi bật là tư tưởng yêu nước, tư tưởng
nhân đạo, tư tưởng đạo hiếu, tư tưởng thiên mệnh theo cách hiểu của dân gian
Việt. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác
giả luận án sẻ tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này tuy nhiên đi theo một hướng mới
đó là tìm hiểu và làm sáng tỏ nguyên nhân khiến Nguyễn Du đã nâng được tiếng
nói dân tộc lên thành ngôn ngữ của thơ ca. Điều này sẽ luận giải được sự ảnh
hưởng của tư tưởng yêu nước Việt Nam trong Truyện Kiều của Nguyễn Du một
cách thuyết phục. Mặt khác, tác giả luận án sẻ tiến hành nghiên cứu tư tưởng nhân
đạo tích cực của dân tộc trong Truyện Kiều, làm rõ tính bao dung đối với kẻ thù
cũng là nhân đạo, chấp nhận một cô gái giang hồ ở chốn lầu xanh “ong qua bướm
lại đã thừa xấu xa” đưa về làm vợ cũng là nhân đạo, từ một cô gái lầu xanh cho
thay bậc đổi ngôi trở thành mệnh hệ phụ nhân là đỉnh cao của nhân đạo tích cực
trong Truyện Kiều mà Nguyễn Du đã ảnh hướng sâu sắc bởi tư tưởng nhân đạo của
dân tộc.
1.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của tƣ tƣởng triết học Nho - Phật Lão trong Truyện Kiều.
Đầu tiên có thể nói đến công trình nghiên cứu rất công phu và vô cùng sâu sắc
của Phan Ngọc với cuốn “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều”, ở
công trình này ngoài việc nghiên cứu về vấn đề tư tưởng của Truyện Kiều thì Phan
Ngọc đã dành khá nhiều tâm huyết nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo trong
Truyện Kiều ở khía cạnh thao tác: “Trong Truyện Kiều rất nhiều những thuật ngữ
Phật giáo. Các nhà nghiên cứu đã nói nhiều về ảnh hưởng của Phật giáo đến
Truyện Kiều nhưng họ chỉ xét ở khía cạnh nhận thức, hoặc để khen hoặc để chê.
Cần phải xét ở khía cạnh thao tác” [72, tr. 64]. Không những thế, Phan Ngọc còn
lý giải tại sao Nguyễn Du lại chọn hệ suy luận của Phật giáo với những tính tích
cực của Phật giáo đồng thời tác giả cũng nói lên sự hạn chế của việc sử dụng Phật
giáo trong Truyện Kiều: “Nguyễn Du đã chọn hệ suy luận Phật giáo, vì Phật giáo
gần quần chúng, dùng nó thì loại trừ được tôn ty, đẳng cấp, nói được cái mơ ước
được giải thoát. Phật giáo trong khi giúp nhà thơ vươn lên cái chung, cái nhân loại,
nhưng đồng thời cũng khiến cho tác phẩm mang tính chất van đời, nhập vào cái

16


vòng luẩn quẩn của một kiến giải siêu hình và Truyện Kiều, do đó, mang màu sắc
bi quan của Phật” [72, tr. 67-68].
Với cách tiếp cận mới này, những ý kiến mà Phan Ngọc đưa ra là rất thuyết
phục, nhưng chỉ tiếc là tác giả chỉ dừng lại ở vấn đề nhận thức luận, chứ không đi
sâu vào nghiên cứu cụ thể.
Trong cuốn “Thi pháp Truyện Kiều” của Trần Đình Sử ngoài việc đánh giá cao
vị trí và sức sống của Truyện Kiều trong văn hóa Việt, tác giả dành rất nhiều trang
nói lên mối quan hệ giữa Truyện Kiều với đạo Phật ở những ý kiến khác nhau của
nhiều tác giả và cuối cùng đồng ý với quan điểm Phật đi vào trong Truyện Kiều đã
được khúc xạ chứ không còn nguyên nghĩa, đã có tính chất dung hợp, pha trộn với
Nho giáo: “Mối quan hệ Truyện Kiều với đạo Phật từ lâu đã được nhiều học giả
chú ý. Có người xem tác phẩm là sự minh họa cho tư tưởng nhân quả, nghiệp báo
của Phật học (Trần Trọng Kim). Có người lưu ý tới tư tưởng đạo Phật dân gian
(Đào Duy Anh). Có người nhận xét sự pha trộn Phật và Nho, từ tài mệnh tương đố
và bỉ sắc tư phong đến nghiệp báo, luân hồi, từ trung hiếu tiết nghĩa đến từ bi bác
ái, tu nhân tích đức (Cao Huy Đỉnh). Thực ra Phật đã có sự khúc xạ khi đi vào
Kiều. Nhận xét về sự hỗn dung, pha trộn Phật-Nho là có căn cứ” [81, tr. 55].
“Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực Nguyễn Du”của giáo sư Lê Đình Kỵ là
một công trình bề thế và có nhiều phát hiện mới mẻ dựa trên quan điểm duy vật
lịch sử khi phân tích và đánh giá về tư tưởng Truyện Kiều trong đó có tư tưởng
Phật giáo. Ở công trình này tác giả đã phân tích quá trình đến với đạo Phật của
nhân vật Thúy Kiều là một sự lựa chọn bởi hoàn cảnh, đồng thời tác giả chỉ ra mặt
tích cực của tư tưởng Phật giáo trong Truyện Kiều là nơi che chở cho con người
giữa cuộc đời lọc lừa, động viên an ủi con người trước hoàn cảnh khó khăn.
Ở bài viết “Giá trị triết học tôn giáo trong Truyện Kiều” của tác giả Thích
Thiên Ân đã phân tích một cách sâu sắc sự ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật
giáo đậm đặc trong Truyện Kiều, nổi bật là tư tưởng vô thường của vũ trụ nhân

sinh. Đây thực sự là một bài viết có tầm khái quát triết học cao và đã làm bật lên
được sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo sâu đậm trong Truyện Kiều.
“Triết lý của đạo Phật trong Truyện Kiều” của Cao Huy Đỉnh là một bài viết
hết sức sâu sắc phản ánh về sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong Truyện
Kiều đầy mâu thuẫn và mang tính chất bi quan yếm thế. Nhận định rằng: “bản thân
17


triết học nhà Phật hàm chứa một mâu thuẫn, vì yêu con người mà lại phủ định cuộc
sống của con người, trong khi đã yêu thương nhân loại là tất nhiên gắn bó với đời.
Trong Truyện Kiều triết lý Phật chiếm một liều lượng lớn vì chất bi quan yếm thế
của nó dễ diễn tả nhất những nỗi day dứt siêu hình trong tâm trạng con người, nhất
là phụ nữ nạn nhân cực khổ nhất của xã hội phong kiến, càng là nạn nhân cực khổ
nhất của thời đại Nguyễn Du”.[22, tr.945].
Ngoài ảnh hưởng của tưởng triết học Phật giáo, Truyện Kiều còn ảnh hưởng
sâu sắc bởi tư tưởng triết học Nho giáo, và Lão giáo, bàn về vấn đề này tác giả Lê
Đình Kỵ khẳng định: “Chủ nghĩa định mệnh của Truyện Kiều bắt nguồn từ tư
tưởng định mệnh của đạo Nho - Không Tử nói “Chết sống do mệnh, giàu sang tại
trời”. “Không biết mệnh thì không phải là người quân tử” [45, tr.103-104]. Trong
công trình này tác giả đã phân tích sự ảnh hưởng của Nho trong Truyện Kiều là do
hoàn cảnh lịch sử thời đại Nguyễn Du và tư tưởng thiên mệnh là sản phẩm tất yếu
của xã hội phong kiến nhằm duy trì trật tự phong kiến, tác giả cho rằng thời đại
Nguyễn Du do trải qua nhiều yếu tố dồn dập nên không thể lý giải được, bởi vậy
Nguyễn Du đã dùng đến tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.
Trong cuốn “Thi pháp Truyện Kiều” của Trần Đình Sử tác giả đã cho rằng: “Ở
đây thiết nghĩ phải tính đến ảnh hưởng của Tâm học, từ chữ tâm của Mạnh Tử đến
chữ tâm của Dương Vương Minh đã có sự kết hợp với chữ tâm nhà Phật, chữ tâm
hòa đồng thống nhất với lương tri, dẫn đến tư tưởng bình đẳng, phá bỏ giáo điều,
đề cao tính chủ thể của con người. So sánh về các phương diện này sẻ cho ta hiểu
mức độ ảnh hưởng và tiếp nhận của Nguyễn Du đối với Nho giáo không phải chỉ

có Nho giáo cổ xưa, mà là Nho giáo Minh, Thanh” [81, tr. 56].
Với quan điểm trên tác giả làm rõ sự tiếp nhận tư tưởng Nho giáo của Nguyễn
Du trong Truyện Kiều đó là tư tưởng bình đẳng, thương người, ghét giáo điều và
đặc biệt là Nguyễn Du ảnh hưởng bởi tư tưởng tâm học đời Minh - Thanh trong
quan niệm về con người.
Nghiên cứu về tư tưởng Nho giáo trong Truyện Kiều là một vấn đề còn ít
người đi sâu. Trước đây học giả Phạm Quỳnh có nói tới tư tưởng trung dung tùy
thời. Một số tác giả khác có bàn tới vấn đề đạo đức, luân lý, lễ nghĩa. Thực ra
phạm vi vấn đề còn rộng lớn hơn như tư tưởng thiên mệnh, ý thức bảo tồn gia
đình, đến tư tưởng nhân ái, coi trọng lòng trắc ẩn, lương tâm, coi trọng sự sống đều
18


là ảnh hưởng của Nho giáo trong Truyện Kiều, vì vậy tác giả sẻ đi theo hướng này
để nghiên cứu về ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Truyện Kiều.
Có thể nói sự hấp thụ tư tưởng Lão giáo trong Truyện Kiều được Nguyễn Du
thể hiện bằng những vần thơ vô cùng ấm áp khi nghe tiếng đàn của Kiều, ở bài viết
“Triết lý đạo Phật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” Cao Huy Đỉnh đã nêu lên
được sự ảnh hưởng của tư tưởng Lão Tử đến Nguyễn Du như một sự thẩm thấu,
nhất là đến đoạn miêu tả tiếng đàn của Kiều tác giả đã chứng minh cho người đọc
thấy Kiều đã hoàn toàn hòa mình vào tự nhiên, để cho tâm hồn được yên tĩnh, vắng
lặng mang màu sắc của đạo Lão đậm nét. “Và cái cử chỉ khác thường của nàng là
cuốn dây đàn và từ bỏ nghệ thuật như muốn nói rằng mình quyết bỏ dục vọng và
đau khổ để cho tâm hồn siêu thoát. Phải chăng Nguyễn Du có dụng ý nâng Kiều
lên thành hình tượng thanh khiết, hài hòa với tự nhiên. Nó được nuôi dưỡng bằng
mỹ cảm Phật giáo và Lão giáo” [22, tr. 946-947].
Trong công trình “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực Nguyễn Du” của tác giả
Lê Đình Kỵ đã chỉ ra được sự tiếp nhận của Nguyễn Du đối với tư tưởng Lão Tử
một cách rất tự nhiên “Nguyễn Du muốn quay về cuộc sống giản dị, bình thường,
thanh bạch. Cũng như đối với các nhà nho thời trước, tư tưởng Lão Trang, tư

tưởng Phật, tư tưởng định mệnh đến với Nguyễn Du và đã đưa lại cho Nguyễn Du
ít nhiều nguôi quên”[45,tr.6].
Mặt khác trong tư tưởng Lão Tử có đề cập đến hai quy luật cơ bản đó là luật
quân bình và luật phản phục, và cuộc sống luôn bị chi phối bởi hai quy luật này.
“Rơne Craysắc qua phân tích diễn biến câu chuyện, ông đã đề cập tới ảnh hưởng
của tư tưởng Lão Tử trong Truyện Kiều: “Ông lần lượt nói đến “luật quân bình”,
“luật thừa trừ”, triết lý về “sự trừng phạt” trong xã hội. Quan niệm “cân bằng họa
phúc” chi phối số phận con người. Đặc biệt ông đã có những so sánh sắc sảo giữa
một bên là tư tưởng của chủ nghĩa cá nhân đang tồn tại ở phương Tây và một bên
là tư tưởng về nghĩa vụ đối với cộng đồng phải được tôn trọng tuyệt đối Á Đông
mà Truyện Kiều là một sự phản ánh đích thực” [76, tr.13-14].
Ở một số quan điểm khác khi bàn về về vấn đề ảnh hưởng của tư tưởng NhoPhật-Lão đều đi đến kết luận Truyện Kiều là sự kết hợp của tam giáo, và sự kết
hợp giữa ba yếu tố Nho-Phật-Lão trong Truyện Kiều đã đưa đến sự hòa điệu tuyệt
vời cho tác phẩm. Trong cuốn “Hiểu đúng đắn Truyện Kiều” của giáo sư Lê Đình
19


Kỵ cũng thống nhất với quan điểm trên: “Có lẽ hơn tất cả mọi vai truyện, vai Tam
Hợp đã là Nguyễn Du suy tư, chiêm nghiệm về thân phận con người và thân phận
làm người. Trong Tam Hợp, tức trong Nguyễn Du người ta gặp lại tất cả mọi niềm
tin dị biệt đúc kết lại, nào là niềm tin Phật, tin Lão, tin Khổng. Phản ánh niềm tin
Phật, đạo cô Tam Hợp nói đến “duyên sau”, “kiếp sau”. Phát ngôn viên của Nho,
đạo cô Tam Hợp nói đến “đạo trời”, đến “hiếu tâm” [44, tr.13-14].
Tác giả luận án trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của
các nhà nghiên cứu đi trước đã đạt được, đồng thời phát hiện thêm những tiếp nhận
của Nguyễn Du đối với ba dòng tư tưởng Nho - Phật - Lão ở phương diện bình
dân, đã được Việt Nam hóa, như tư tưởng về chữ Hiếu của người con Việt Nam
đối với cha mẹ, tư tưởng nhân trong quan hệ giữa con người với con người. Đặc
biệt tác giả sẻ đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng Lão giáo về luật bình
quân và luật thừa trừ trong thiên truyện mà hầu như chưa có tác giả nào đi sâu khai

thác về khía cạnh này của sự tiếp nhận.
1.3. Tình hình nghiên cứu về tƣ tƣởng triết học trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về triết học nhân sinh trong Truyện Kiều.
1.3.1.1. Những nghiên cứu về biện chứng của cuộc đời con người trong Truyện
Kiều.
Ở công trình “Hiểu đúng đắn Truyện Kiều” tác giả đã đi vào tìm hiểu cuộc đời
con người trong Truyện Kiều như một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm với rất nhiều
những biến cố bất thường xảy ra trong suốt cuộc đời. Nhiều khi con người rơi vào
bế tắc, không lối thoát, và đó là khi chủ nghĩa định mệnh ra đời, tác giả cho rằng
trước cái không thay đổi được con người đều bất lực như nhau. Đây là một sự phân
tích thực tế dựa trên hoàn cảnh sống của con người để đưa ra kết luận: “Nguyễn
Du đã đề nghị một lối nhìn về cuộc đời như một phiêu lưu luôn phải nhận định một
hướng đi trong cái phức tạp mơ hồ của hoàn cảnh, trước cái bấp bênh may rủi của
tương lai, của tình cờ. Cuộc đời trong Truyện Kiều không phải thanh bình, thân ái,
trật tự khi nhìn nó trên lý thuyết, luân lý của nhà triết học, nhưng là một thân phận,
một cái kiếp người, long đong ba chìm bảy nổi, không có gì là vững chắc, lâu dài,
những éo le, dễ vỡ, phức tạp gian khổ” [44, tr. 69-70].
20


Nói về cuộc đời con người trong Truyện Kiều đầy biến ảo, nổi trôi như chiếc lá
lìa cành có lẽ không ai nhiều tâm huyết và và trải lòng mình như Trần Đình Sử, với
công trình “Thi pháp Truyện Kiều” tác giả đã làm rõ về sự thay đổi khôn lường
trong cuộc đời con người, cụ thể là cuộc đời của Thúy Kiều “Kiều của Nguyễn Du
luôn cảm thấy sự lênh đênh, trôi dạt của mặt nước cánh bèo, bao nhiêu cảnh xa
nhà, cảnh làm khách tha hương, những cảnh mà Nguyễn Du đã thể nghiệm trong
đời làm quan và đi sứ. Đặc biệt trong đó có cảm nhận về số phận luân lạc của bao
kẻ tài hoa bạc mệnh, trâm gãy bình tan, hoa trôi hoa rụng. Thiếu cảm giác ấy, thế
giới tâm hồn, không gian nhân vật không gây được đồng cảm sâu sắc trong lòng

người đọc đến vậy” [81, tr.62].
Lê Đình Kỵ với công trình “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực Nguyễn Du”
ngoài việc phân tích về triết lý trong Truyện Kiều, tác giả còn dành rất nhiều thời
gian và bút lực để luận bàn đến tính biện chứng về cuộc đời con người trong
Truyện Kiều với biết bao biến đổi, nhục vinh, thăng trầm. Cuộc sống với những
mâu thuẫn xung đột của nó, với bao vui mừng cay đắng của nó. Tác giả đã khẳng
định: “Chủ đề mà Nguyễn Du quan tâm là chủ đề dâu bể, về những cái đã trôi qua
không thể kéo lại được, về tài tình bị rẻ rúng vùi dập, và nhất là kiếp sống của con
người. Cái thân phận chìm nổi của một con người có tài sắc, có tâm hồn đẹp đẽ
như Thúy Kiều, đó là hình ảnh thu hẹp lại và vô cùng ám ảnh của cuộc đời trước
mắt, cũng như của chính thân phận Nguyễn Du” [45, tr. 93].
Đỗ Đức Dục với công trình “Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du” đã
đi vào phân tích và chứng minh lý do Nguyễn Du viết về một cuộc bể dâu của đời
người với bảo cảnh vật đổi sao dời và đầy những biến thiên trong cuộc đời mười
lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều chính cũng là cuộc đời của Nguyễn Du, bởi vì bản
thân Nguyễn Du đã trải qua “mười năm gió bụi” lưu lạc nơi đất khách. Đây là cách
nghiên cứu dựa trên sự thật lịch sử và bối cảnh thời đại Nguyễn Du đã đóng góp
cho người đọc một cách nhìn chân thực, khách quan dựa trên sự thật lịch sử.
Hoài Thanh với bài viết “Nguyễn Du, một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn” đã đi
vào phân tích vận mệnh của con người trong Truyện Kiều đầy sóng gió ba đào, chìm
nổi lênh đênh với những biến đổi khó lường và thế giới trong Truyện Kiều chính là
sự phản ánh thế giới thật của chúng ta, đây thực sự là một bài viết sắc sảo đã làm nổi
bật được tính biện chứng trong cuộc đời con người và thành công của Nguyễn Du
21


cũng bởi ông đã từng trải qua một cuộc đời sóng gió, đắng cay, đồng thời thông cảm
sâu sắc với nỗi khổ đau của con người “Bước vào thế giới Nguyễn Du là bước vào
một thế giới sinh động và vô cùng phong phú. Ở đây có đủ buồn chán, giận hờn, đau
thương, chờ mong, phấn khởi, hả hê. Trong thế giới Truyện Kiều cũng như trong thế

giới thật của chúng ta, cuộc đời diễn ra muôn màu muôn vẽ nhưng dưới ngòi bút
Nguyễn Du thì đều dựng lên rất thật. Không trải qua một cuộc đời nhiều chìm nổi
trong một thời đại nhiều biến thiên, không có một tấm lòng thiết tha lớn với vận
mệnh con người thì không thể sáng tạo ra một thế giới như vậy ”[88, tr. 163-164].
Đặng Thanh Lê trong bài viết “Thế giới Truyện Kiều-con người Truyện Kiều”
đã đi vào lý giải và chứng minh tính bi kịch trong vận mệnh của con người, mà
điển hình là nhân vật Thúy Kiều, bi kịch ở chỗ khát khao cái đẹp mà phải chối bỏ
cái đẹp, khát khao tình yêu mà phải từ bỏ tình yêu, mong tiến tới hôn nhân mà phải
giả từ, đó là bi kịch của Kiều cũng là bi kịch của Nguyễn Du. Đây là một phát hiện
độc đáo và hoàn toàn có cơ sở khi ta đối chiếu với quá trình hội ngộ - tai biến và
đoàn viên trong Truyện Kiều “Với Truyện Kiều, bi kịch ấy, cho đến màn “Tái hồi
Kim Trọng” vẫn là một “nỗi đoạn trường” không thể giải quyết. Và gắn liền với bi
kịch hạnh phúc lứa đôi hoàn toàn tan vỡ ấy là nhiều bi kịch, nhiều phương tiện tổn
thương khác trong đời sống tâm hồn, tình cảm của Thúy Kiều”[51, tr. 789].
Ở bài viết “Truyện Kiều của Nguyễn Du” tác giả Đỗ Đức Hiếu đã phản ánh
đầy đủ những tai biến trong cuộc đời con người thông qua nghiên cứu Thúy Kiều
như một nhân vật luôn vận động với nhiều trắc trở, ghập ghềnh, trùng điệp, đã
phản ánh được tính biện chứng trong bước đường gian truân của con người cũng
như biện chứng trong tâm hồn của Kiều với nhiều đổi thay đến kinh hoàng “Đùng
đùng gió giục mây vần và Lần đường theo ánh trăng tà về tây, tiếp với những câu
thơ nhịp đôi như đếm từng bước đi ngập ngừng của Thúy Kiều trên con đường vô
định, trong thời gian đang trôi, là nhưng câu thơ nhịp bốn, kéo dài với những vần
thơ trải rộng, như chính nổi kinh hoàng của Kiều, rồi đến “Nàng càng thổn thức
gan vàng”, những biến động của các câu thơ ấy biểu đạt cái biện chứng của thơ
Nguyễn Du và miêu tả tâm trạng biện chứng của nhân vật” [56, tr. 657].
Thích Thiên Ân với bài viết “Giá trị triết học tôn giáo trong Truyện Kiều” đã
phân tích và luận giải một cách sắc sảo tính biện chứng và những vô thường biến
đổi trong cuộc đời con người, tác giả khẳng định ngay mở đầu Truyện Kiều với
22



bốn câu thơ đầu tiên Nguyễn Du đã phác thảo ra cả một cảnh đời đầy biện chứng.
“Trong bốn câu thơ mở đầu tác giả đã phác họa ra trước mắt ta một cảnh đời đau
thương biến ảo của những vô thường biến đổi, những thăng trầm vinh nhục, những
bãi biển nương dâu của cuộc đời. Vì thế đã sinh ra kiếp người, không ai tránh khỏi
cảnh vô thường, đau khổ và chết chóc” [56, tr. 854-855].
Lê Tuyên đã có một phát hiện đáng được ghi nhận với cái nhìn đầy mới lạ về
biện chứng của thời gian trong Truyện Kiều đã thôi thúc biện chứng của mọi thay
đổi của thế giới, mọi thứ thay đổi, trôi chảy và luân chuyển bắt đầu từ bước đi của
thời gian ngay trong bài viết “Thời gian hiện sinh trong Đoạn trường tân thanh”.
Đây thực sự là một cống hiến tuyệt vời và với cách phân tích đầy lôi cuốn mà
trước giờ chưa ai đề cập.
Như vậy, qua việc tìm hiểu các công trình, các bài viết về tính biện chứng
trong Truyện Kiều chúng ta thấy hầu như các tác giả đều khẳng định: Biện chứng
trong Truyện Kiều phản ánh biện chứng trong đời sống, đặc biệt là cuộc đời của
nhân vật chính Thúy Kiều là sự thể hiện sinh động cho tính biện chứng. Ngoài ra
các tác giả còn khẳng định thời gian biện chứng trong Truyện Kiều là yếu tố đầu
tiên làm vạn vật trong vũ trụ thay đổi và luân chuyển. Đây là những phát hiện mới
mẽ và gợi mở rất nhiều cho những người đi sau nghiên cứu, trên cơ sở học hỏi
những nhà nghiên cứu đi trước tác giả luận án sẽ tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu
tính biện chứng của cuộc đời con người trong Truyện Kiều ở khía cạnh cụ thể đó là
biện chứng về cuộc đời người phụ nữ tài sắc, cái mới mà tác giả sẽ làm rõ hơn
trong luận án đó là biện chứng về thời gian, về tình yêu, về hạnh phúc lứa đôi và
quan niệm tích cực, lạc quan trong cuộc đời.
1.3.1.2. Những nghiên cứu về mâu thuẫn tài mệnh của con người trong Truyện
Kiều
Tiếp tục chứng minh Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm khác, nhà
nghiên cứu Phan Ngọc trong cuốn “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du” đã chỉ ra
rằng: “Nguyễn Du đã thay đổi chủ đề “tình” và “khổ” sang “tài” và “mệnh”, rằng
về mặt tư tưởng, “tài mênh tương đố” là lý thuyết của Nguyễn Du, không phải vay

mượn. Ở nguyên tác nó chỉ là sáo ngử, còn ở đây nó là vấn đề nảy sinh trong một
giai đoạn lịch sử nhất định nhưng được Nguyễn Du nâng lên thành vấn đề của mọi
thời đại. Tư tưởng tài mệnh tương đố phản ánh trung thành cách nhìn của thời đại
23


Nguyễn Du”. Với quan niệm này của Phan Ngọc, đây thực sự là một tìm tòi mới
mẻ với nhiều nhận định chính xác dựa trên thực tế thời đại Nguyễn Du, tuy nhiên
trong tác phẩm Truyện Kiều thì tài mệnh tương đố khổng chỉ là sự phản ánh cách
nhìn thời đại mà còn là cách nhìn riêng của Nguyễn Du về cuộc đời, vì mở đầu
Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: “Trăm năm trong cỏi người ta. Chữ tài chữ mệnh
khéo là ghét nhau”. [72, tr.35].
Với bài viết “Nguyễn Du nhà thơ kiệt xuất Việt Nam và Truyện Kiều” của tác
giả Lưu Thế Đức và Lý Tu Chương, hai cán bộ nghiên cứu văn học của Trung
Quốc đã phân tích một cách sâu sắc nguồn gốc của tư tưởng tài mệnh tương đố là
xuất phát từ thực tại khổ đau của con người, tác giả lý giải nguyên nhân từ xã hội,
từ những mâu thuẫn trong xã hội, từ những lực lượng đối lập với Kiều. Đây là cách
nhìn nhận và phân tích mâu thuẫn tài mệnh dựa trên lập trường duy vật biện
chứng: “Trong thời đại mà cả công lý đến chính nghĩa cũng không có, thì vận
mệnh của một người phụ nữ bình thường là bi thảm như thế đấy. Tư tưởng “tài
mệnh tương đố” được thể hiện qua hình tượng Vương Thúy Kiều, thực ra đã phản
ánh hiện tượng đáng nguyền rủa về những mâu thuẫn giữa những con người có tài
năng với hiện thực đương thời. Bằng ngòi bút xuất sắc của mình, tất cả sự mục
ruỗng và đen tối của xã hội phong kiến đã được nhà thơ phơi bày ra trước mắt
người đọc, với một sự phê phán đúng mức”[25, tr.128-129].
Đồng tình với quan điểm trên, tác giả Đỗ Đức Dục cũng cho rằng: “Thật ra cái
thuyết “tài mệnh tương đố” có cơ sở thực tế, cơ sở xã hội của nó, và nó có tính chất
phổ biến, nghĩa là nó nảy sinh ở bất cứ chế độ xã hội nào có đấu tranh giai cấp, có
áp bức bóc lột, khi mà người ta chưa nhận thức được đầy đủ vấn đề đấu tranh xã hội,
vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, và quan niệm những lực lượng xã hội một

cách siêu hình hay xem đó như những thế lực siêu nhiên và trong xã hội phong kiến
vấn đề xung đột giữa tài và mệnh là vấn đề mâu thuẫn giữa cá nhân tài năng và xã
hội, cuối cùng, về thực chất, đó là vấn đề quyền sống của con người và vấn đề chế
độ xã hội” [15,tr.79-80]. Với quan niệm này tác giả muốn đề cấp tới ý khách quan, ý
nghĩa xã hội rộng lớn vượt xa chủ đề tài mệnh, vượt xa tư tưởng chủ quan của tác
giả, nó đề cấp tới vấn đề quyền sống của con người trong xã hội phong kiến.
Xuân Diệu với cuốn “Truyện Kiều trong văn hóa Việt Nam” đã cho rằng mọi
khổ đau của người tài hoa là do xã hội phong kiến, chính xã hội suy đồi, phản động
24


đã bóp chết tài năng, xã hội phong kiến chật hẹp không dung nổi tài năng chứ
không có mệnh nào hết. Đây là một lập luận đanh thép và đúng với tồn tại thực
trong chế độ phong kiến: “Cái chế độ phong kiến ấy càng kéo dài, càng tan rữa và
hà khắc, nó không dung nổi tài hoa, những Đỗ Thập Nương phải làm kỷ nữ, những
Thúy Kiều phải bán mình, những Gia Bảo Ngọc phải uất hận, cái xã hội ấy cũng
không dung nổi những hồng nhan, đẹp quá là đã không tuân theo cái mực thước
phong kiến rồi, “hồng nhan bạc mệnh” phải đâu chỉ là một thành kiến để thở than,
bốn chữ đó là tổng kết kinh nghiệm của hàng ngàn năm sự đời dưới chế độ phong
kiến” [20, tr.73-74].
Cùng với quan điểm của Xuân Diệu là quan điểm của Thái Kim Đỉnh và
Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn “Truyện Kiều trong văn hóa Việt Nam” đã cho rằng
số mệnh chính là những nguyên nhân trực tiếp và thực tại chứ không phải lực
lượng thần bí, đó là những thủ phạm gây ra số kiếp long đong của nàng Kiều, đây
là thực tại của những thiết chế trong một chế độ phong kiến suy tàn. Như vậy, mâu
thuẫn tài mệnh thực ra là mâu thuẫn giữa chế độ xã hội phong kiến bất công và bản
chất tốt đẹp của con người.
Tán thành với ý kiến trên của Kim Đỉnh và Ngọc Hiến hai tác giả Đặng
Nguyên Cẩn và Đặng Thai Mai cũng đã đưa ra ý kiến hết sức sắc sảo và khẳng
định: “Mâu thuẫn trong Truyện Kiều là mâu thuẫn giữa tài năng với chế độ, mâu

thuẫn giữ chế độ xã hội bất công với tài năng con người là một mâu thuẫn tuyệt
đối. Bao giờ còn chế độ xã hội bất công, nhất là ở giai đoạn suy vong của chế độ
xã hội này, tài hoa chỉ còn là một mối hận hết sức thê thảm. Nói một cách khác,
Nguyễn Du đặc biệt chú trọng trình bày, miêu tả mâu thuẫn sâu sắc giữa khát vọng
hạnh phúc của con người với những thế lực xấu xa, tàn bạo của chế độ phong
kiến”[50, tr.129-130].
Trong cuốn “Hiểu đúng đắn về Truyện Kiều” tác giả Lê Đình Kỵ đã đi vào
phân tích mâu thuẫn tài mệnh có cơ sở từ xã hội phong kiến vì xã hội phong kiến
vốn không dung nạp tài năng, và nó tồn tại trong xã hội phong kiến nói riêng và
trong xã hội áp bức bóc lột giai cấp nói chung. Đây là một tìm tòi và phát hiện
đáng được tiếp tục đi vào nghiên cứu để thấy hết được giá trị tích cực và cống hiến
của Nguyễn Du trong Truyện Kiều mà một số người chỉ xét trên khía cạnh duy tâm
máy móc rồi cho rằng thuyết tài mệnh trong Kiều là hạn chế của Nguyễn Du tin
25


×