ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Bộ môn:
TRIẾT HỌC
Tiểu luận:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA - NHỮNG
GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
GVHD : TS. Bùi Văn Mưa
Thực hiện : Trần Anh Khoa - CH1001110
Lớp : Cao học Công nghệ thông tin
Niên khóa : Khoá 5 (Đợt 2)
Số thứ tự : 16
Nhóm : 3
Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 01 Năm 2012
Mục lục:
Đạo gia được Lão Tử sáng lập ra và sau đó được Trang Tử phát triển thêm
vào thời Chiến quốc. Kinh điển của Đạo gia chủ yếu được tập trung lại trong
bộ Đạo đức kinh và Nam hoa kinh. Đạo đức kinh có khoảng 5000 câu do
Lão Tử soạn, bao gồm 2 thiên nói về Đạo và Đức. Nam hoa kinh gồm các
bài do Trang Tử và một số nhân vật theo Đạo gia viết. Những tư tưởng triết
học cơ bản của Đạo gia được thể hiện chủ yếu trong lý luận về đạo và đức.
Lý luận này thể hiện quan niệm biện chứng về thế giới và là cơ sở để Lão
Tử xây dựng thuyết vô vi nhằm giải quyết những vấn đề do thời đại đặt ra.
I. Nội dung tư tưởng Đạo gia
A. Lý luận về Đạo – Đức
Theo quan điểm của Đạo gia, khởi nguồn của vạn vật là từ đạo song
khái niệm về đạo lại rất mơ hồ và huyền diệu vừa vô hình, phi cảm tính và
khó có thể diễn giải được. Đạo như là một phạm trù triết học, quy luật
chung của mọi sự sinh thành – biến hoá xảy ra trong thế giới. “Có một vật
hỗn độn, sinh thành trước trời đất; yên lặng, trống không; đứng một mình
mà chẳng thay; đi khắp nơi không dừng; có thể làm mẹ thiên hạ. Ta không
biết tên của nó, nên đặt tên nó là Đạo”.
Đạo là nơi sinh ra vạn vật, mọi hoạt động của vạn vật đều nằm trong
đạo: “Đạo sinh vạn vật, đức dưỡng chúng, vật chất cho chúng hình,
hoàn cảnh tác thành chúng. Cho nên vạn vật đều tôn đạo, quí đức. Sự
cao trọng của đạo đức chẳng nhờ ai ban, mà đạo đức tự nhiên vốn đã
cao trọng. Cho nên đạo sinh, đức dưỡng, làm cho vạn vật lớn lên;
dưỡng nuôi vạn vật, tác thành che chở vạn vật. Sinh ra vạn vật mà
không nhận chúng là sở hữu của mình; làm mà không cậy công; làm cho
chúng phát triển mà không đòi làm chủ tể. Đó gọi là đức sâu dày.”
Đạo gia quan niệm vạn vật đều được chi phối bởi đạo, không có gì vượt
ra khỏi đạo: từ sự tồn vong (sống – chết) đến sự đạt thành (thành công –
thất bại) “Đạo là khởi nguyên của vạn vật. Vật nào mất đạo thì chết,
được đạo thì sống, nghịch đạo thì thất bại, thuận đạo thì thành công.
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 3
Cho nên, thánh nhân rất quý trọng sự hiện hữu của Đạo.”; đạo bao hàm
và mang lại những giá trị đích thực cho vạn vật “Trời được Đạo, nên
trong. Đất được Đạo, nên yên. Thần được Đạo, nên linh. Hang được
Đạo, nên đầy. Vạn vật được Đạo, nên sống. Hầu vương được Đạo, nên
trị vì thiên hạ”
Đạo lại là vô vi vừa gần vừa xa, huyền diệu rất khó đạt được đạo: “Đạo
mà ta có thể gọi được không phải là đạo; Danh mà ta có thể gọi được
không phải là danh. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của vạn
vật”
Có 2 thể của đạo: đạo trời và đạo người. Thanh cao, sâu rộng là đạo trời
– vô vi và tôn quí. Lụy thân là đạo người – hữu vi: “Có đạo trời cũng có
đạo người. Vô vi mà tôn quý, đó là đạo trời. Hữu vi mà lụy thân, đó là
đạo người. Cái chính yếu là đạo trời, cái phụ trợ là đạo người. Đạo trời
và đạo người xa nhau.”
Nếu như đạo được Đạo gia xem xét ở góc độ vô vi, siêu hình thì quan niệm
về đức được Đạo gia xem xét là sự thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là
sự vận hành của đạo trong vạn vật, nhờ đức mà vạn vật được định hình và
phân biệt được với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật.
“Đạo sinh vạn vật, đức dưỡng chúng, vật chất cho chúng hình, hoàn
cảnh tác thành chúng. Cho nên vạn vật đều tôn đạo, quí đức. Sự cao
trọng của đạo đức chẳng nhờ ai ban, mà đạo đức tự nhiên vốn đã cao
trọng. Cho nên đạo sinh, đức dưỡng, làm cho vạn vật lớn lên; dưỡng
nuôi vạn vật, tác thành che chở vạn vật. Sinh ra vạn vật mà không nhận
chúng là sở hữu của mình; làm mà không cậy công; làm cho chúng phát
triển mà không đòi làm chủ tể. Đó gọi là đức sâu dày.”
Cái có thể đạt được của đạo là đức song khái niệm về đức cũng được
Đạo gia khái quát thành cái vừa hữu hình lại vừa vô hình, dễ đạt được
nhưng cũng xa vời: “Đạo rốt cuộc là không thể đắc. Cái có thể đắc thì
gọi là đức chứ không gọi là đạo. Đạo rốt cuộc là không thể vận dụng.
Cái có thể vận dụng được thì gọi là hành chứ không gọi là đạo. Thánh
nhân có thể vận dụng cái khả đắc (tức là đức) và cái khả hành (tức là
hành) nên giỏi về sự sống. Thánh nhân có thể vận dụng cái bất khả đắc
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 4
bất khả hành (tức là đạo) nên giỏi về sự chết.”; “Bậc thượng đức không
tỏ ra là có đức, nên có đức. Người hạ đức câu nệ vào đức, nên vô đức.
Bậc thượng đức thì vô vi và không lụy sự việc. Người hạ đức có lao tác
và lụy sự việc”
Quan niệm đạo và đức của Đạo gia hết sức phổ quát và vô vi, vừa bao hàm
cả trời đất con người và vạn vật, vừa là thành phần nội tại của vạn vật, vừa
mang tính khách quan vừa mang tính phổ biến. Qua đó cũng làm bộc lộ
được thế giới quan biện chứng siêu hình trong tư tưởng Đạo gia.
B. Thế giới quan – Nhân sinh quan của Đạo gia:
Đạo gia nhìn nhận thế giới và con người theo khuynh hướng tự nhiên:
vạn vật luôn tồn tại và chuyển hoá trên 2 mặt đối lập, tuân thủ và hoà hợp
với tự nhiên. Chính vì thế mà Đạo gia đưa ra cách sống thoát tục nhằm đưa
con người về với tự nhiên, tránh những ham muốn vụ lợi, xem trọng tu
thân, chủ trương xây dựng một thế giới đại đồng, hướng con người về với
cách sống thuần phát tự nhiên, không o ép bản thân và cuộc sống xung
quanh.
“Không ham muốn để yên tĩnh, do đó thiên hạ sẽ tự ổn định.”
“Lớn và nhỏ bao hàm lẫn nhau, nên vô cùng vô tận. Bao hàm vạn vật
cũng như bao hàm trời đất. Bao hàm vạn vật nên không có chỗ cùng
tận. Bao hàm trời đất nên không có chỗ giới hạn.”
1. Thế giới quan
Đạo gia xem “chết và sống là do số mệnh; sự thường hằng của đêm và
ngày là do trời”, vì thế khi nhìn nhận thế giới Đạo gia mang tư tưởng vô vi
vừa thoát tục lại vừa gần gũi hoà nhập với đời.
a. Xuất thế – thoát tục:
Xuất phát từ việc xem vạn vật đều có sự hài hoà trong mọi mặt, luôn
tuân theo các quy luật tự nhiên, Đạo gia chủ trương hướng con người về
với đạo, thoát ra khỏi những ham muốn cá nhân, đi ngược với quy luật tự
nhiên. Người đạt đạo sẽ thoát khỏi những chi phối của bản ngã thấp kém,
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 5
giá trị nhân văn của xã hội đại đồng được nâng cao, bình đẳng thanh cao.
Con người sẽ thanh thoát, vượt ra khỏi khổ đau.
“Đạo đức là cái luật tự nhiên, không cần tranh mà thắng, không cần nói
mà ứng nghiệm, không cần mời mà các vật vẫn theo về, lờ mờ mà hay
mưu tính”
“Hiểu được sự việc không thể cải đổi là do định mệnh an bài, thì thản
nhiên mà chấp nhận nó; đã thế thì không lo buồn hay vui sướng… cho
nên cứ lặng lẽ xem những gì mình gặp phải đều là định mệnh, và không
động tâm giữa hai cực đoan; cứ một lòng hợp nhất với đạo, không vui
sướng hay lo buồn.”
Tư tưởng xuất thế của Đạo gia không phải đưa con người tránh xa cuộc
đời sống ẩn dật theo trường phái siêu nhiên mà chủ đạo hướng con người
đến với điều chân chính, thuần phát, hài hoà theo đúng bản chất của con
người, vượt lên trên những bon chen, ham muốn tầm thường, không phù
hợp với tự nhiên. Không những thế khi đạt đạo cũng là lúc vạn vật và đạo
hoà làm một. Đạo điều hướng vạn vật, trong vạn vật có đạo, đó là tư tưởng
nhập thế của Đạo gia.
b. Nhập thế – hoà nhập giữa đạo và đời:
Đạo nhập thế là sự thể hiện sức mạnh của đạo trong cải biến xã hội, cải
biến con người, đưa vạn vật về đúng bản chất tự nhiên vốn có. Tác dụng
của đạo được phát huy trong vạn vật, lúc đó vạn vật đạt được đức của đạo.
Đây cũng là tư tưởng cứu nhân độ thế của nhiều giáo lý của Phật giáo –
Nho giáo cùng thời với Đạo gia. Song phương cách nhập thế của Đạo gia
cũng có sự khác biệt, đó là dùng đạo chỉ để hướng con người - vạn vật về
với vô vi theo đúng bản chất tự nhiên thuần khiết vốn có, không mang tính
siêu hình, huyền hoặc như các đạo giáo khác.
2. Nhân sinh quan
Đạo gia chú trọng đạo tức là các quy luật của vũ trụ vạn vật và dùng đạo
để cải biến vạn vật – con người về với đúng bản chất tự nhiên vốn có. Con
người theo đạo, đạt đạo là phải rèn luyện, thực hành các nguyên tắc trị thân
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 6
để có được đức và từ đó có thể trị thế (cải biến đời). Vì thế vấn đề nhân
sinh trong Đạo gia rất được đề cao và chú trọng.
Con người muốn theo đạo, đạt được đạo thì đòi hỏi con người thực hành vô
vi: “Tâm là chủ của thân, thống lãnh thần. Tĩnh thì sinh trí huệ, động thì sinh
hôn ám. Người bắt đầu học đạo, cần buông xả tâm, lìa ngoại cảnh, thì mới
nhập vào hư vô, tức là hợp với đạo”.
Không bon chen vị kỷ, tránh xa ham muốn: “Không ham muốn dễ được yên
tĩnh, do đó thiên hạ sẽ ổn định”.
Sống đúng bản chất, tuân theo tự nhiên: “Hiểu rõ đức tính của trời đất chính
là nắm được cái tông chỉ căn bản nhất và sẽ hoà hợp với cõi tự nhiên. Cho
nên quân bình và điều hòa được thiên hạ cũng như con người. Hòa với
người thì gọi là niềm vui với người, hòa với cõi tự nhiên thì gọi là niềm vui
với cõi tự nhiên.”
Biết sống an nhàn, chấp nhận cái đang có: “Không có họa nào lớn bằng
không biết đủ. Không có rủi nào lớn bằng tham cầu. Cho nên hễ biết đủ thì
người ta sẽ luôn đầy đủ vậy”.
Lấy con người làm gốc, giữa con người và trời đất vạn vật luôn có mối
liên quan, giao hoà với nhau thông qua cái đạo tự nhiên. Tuân theo tự
nhiên, hành xử theo tự nhiên là cốt lõi tư tưởng nhân sinh quan của Đạo
gia.
C. Tư tưởng biện chứng của Đạo gia
Thế giới là một chỉnh thể thống nhất – vận hành của đạo; thông qua đức
mà đạo nằm trong vạn vật luôn biến hoá. Vạn vật đều có các mặt đối lập
luôn tác động và chuyển hoá lẫn nhau: “Đạo có trong có đục, có động có
tĩnh. Trời trong đất đục, trời động đất tĩnh. Nam trong nữ đục, nam động nữ
tĩnh. Đạo giáng xuống, và âm dương giao nhau sinh thành vạn vật. Trong là
nguồn của đục, đục là cơ sở của trong. Ta thường thanh tĩnh thì vạn vật
đều trở về trong ta”.
“Vạn vật có phân ly, ắt có thành tựu. Có thành tựu, ắt có hủy diệt. Vạn
vật không có thành tựu và không có hủy diệt, bởi vì tất cả đều trở về với
Một.”. Chính việc luôn xem xét vạn vật trên các mặt đối lập cùng tồn tại
trong sự vận động của vạn vật đã làm nên nét biện chứng trong tư tưởng
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 7
triết học Đạo gia và được khái quát trong 2 quy luật căn bản chi phối toàn
bộ vũ trụ, đó là quy luật quân bình và luật phản phục.
1. Luật quân bình (Luật bù trừ)
Luật quân bình là luôn xem xét vạn vật ở trạng thái cân bằng theo một
trật tự điều hoà của tự nhiên, không có cái nào thái quá, bất cập; từ đó làm
cho vạn vật tồn tại và phát triển trong sự hài hoà và tự nhiên.
“Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, là vì đã có cái xấu; đều biết tốt là tốt, là vì đã
có cái không tốt. Cho nên có và không sinh ra nhau, khó và dễ thành tựu
cho nhau, dài và ngắn tạo hình thể cho nhau, cao và thấp làm nghiêng
nhau, âm và thanh hoà nhau, trước và sau theo nhau”.
“Muốn nó co lại, tất phải giương nó thẳng. Muốn nó yếu, tất phải làm nó
mạnh lên. Muốn phế bỏ nó đi, tất phải làm cho hưng vượng. Muốn đoạt nó
cái gì, tất phải cho nó cái khác. Thế gọi là «làm cho cái sáng trở nên tế vi»”.
“Trên đời chẳng có gì mềm yếu bằng nước. Để công phá cái cứng mạnh thì
chẳng gì hơn nước. Đó là vì không có cái gì thay thế nó được. Ai cũng biết
yếu thắng mạnh, mềm thắng cứng; nhưng chẳng ai biết thi hành điều đó”.
Có rất nhiều triết lý thể hiện luật quân bình trong tư tưởng triết học Đạo gia,
từ sự vận động của vũ trụ, vạn vật (vạn vật có sống và chết, trời đất có
ngày và đêm) đến bản tính con người (vui – buồn, tốt – xấu, mạnh – yếu,
…); từ việc luôn tồn tại các mặt đối kháng nhau trong sự vận động của xã
hội (nước loạn sẽ có tôi trung, gia đạo bất an – cha nhân từ con hiếu
thảo, ) đến hành vi ứng xử, cứu nhân độ thế () và cả trong sự tiếp cận đạt
đạo của Đạo gia (đạo mịt mờ)
2. Luật phản phục
Luật phản phục là quy luật mà ở đó sự phát triển khi đến một mức độ
nào đó sẽ quay trở về với cái ban đầu, trở về cái gốc của nó.
“Sự sống tiếp nối cái chết và cái chết khởi đầu sự sống, nhưng nào ai biết
qui luật của chúng? Đời người chỉ là sự tích tụ của khí. Khí tụ lại thì ta sống,
khí phân tán thì ta chết. Đã biết sống và chết tiếp nối nhau, ta còn lo lắng
chi? Do đó vạn vật cùng một thể”
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 8
“Cái gì khiếm khuyết sẽ được làm cho toàn vẹn. Cái gì cong sẽ được làm
cho ngay. Cái gì trũng sẽ được làm cho đầy. Cái gì cũ sẽ được làm cho
mới. Có ít sẽ được thêm. Có nhiều sẽ mê muội”
“Mắt sắp mờ thì trước tiên hãy nhìn vật cực bé, tai sắp điếc thì trước tiên
hãy nghe tiếng muỗi bay vo ve. Cho nên sự vật chưa phát triển đến chỗ
cùng cực thì chưa quay trở lại”
“Vạn vật trong thiên hạ sinh ra từ Có, và Có sinh ra từ Không. Có và Không
sinh ra lẫn nhau”
“Kết hợp các điểm khác biệt thì thành sự đồng nhất, phân tán sự đồng nhất
thì thành các điểm khác biệt”
Vạn vật đều nằm trong và chịu sự chi phối của đạo, càng tách xa đạo thì
vạn vật càng chứa nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn sẽ được xoá bỏ bằng cách
đẩy mạnh một trong 2 mặt đối lập để mặt đối lập kia sẽ tự mất đi để đạt
được trạng thái cân bằng. Đó chính là sự vận động, biến đổi bất tận của vạn
vật: đều đặn, nhịp nhàng, tuần hoàn và tự nhiên như hết ngày đến đêm, hết
đêm sang ngày, trăng tròn lại khuyết, trăng khuyết lại tròn Phản phục còn
là sự vận động trở về với đạo của vạn vật - sự trở về với trạng thái tự nhiên,
nguyên sơ.
D. Quan niệm về chính trị – xã hội – con người:
Về chính trị Đạo gia chủ trương dùng vô vi để trị vì thiên hạ. Bậc minh
vương theo Đạo gia không phải là người chính nhân quân tử tài trí dũng
mãnh, quyền lực bao trùm thiên hạ như Nho gia mà là người “đặt nền tảng
nơi Đức và được hoàn thiện nơi Trời” là người cai trị thiên hạ mà thiên hạ
không hay không biết:
“Lấy ngay thẳng để trị nước; lấy mưu trí để dùng binh; lấy vô sự để được
thiên hạ.”
“Minh vương cai trị thiên hạ, công trạng bao trùm thiên hạ mà tựa như
không nhận là công lao của mình; giáo hoá vạn vật nhưng dân chúng không
cảm nhận sự nương tựa đó; tuy công trạng nhiều nhưng minh vương không
kể công, khiến vạn vật ai cũng có niềm vui”
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 9
“Trời đất tuy lớn nhưng trời đất chuyển hoá vạn vật một cách quân bình;
vạn vật tuy nhiều nhưng chúng đều bị thống trị một cách thống nhất; dân
chúng tuy đông nhưng chủ của họ là vua. Ông vua này đặt nền tảng nơi
Đức và được hoàn thiện nơi Trời”
“Cái khó trong việc cai trị nước là ở chỗ nhận ra ai là người hiền trong dân
chúng, chứ không phải ở chỗ người cai trị tự xem mình là người hiền”
“Không [cố ý] làm [vì tư dục] nhưng không gì mà không làm; muốn trị thiên
hạ phải dùng vô vi; dùng hữu vi không đủ để trị thiên hạ.”
Xã hội lý tưởng đối với Đạo gia là những nước nhỏ, dân ít, có thuyền xe
nhưng không đi, có gươm giáo nhưng không dùng, bỏ văn tự, từ tư lợi,
không học hành… dân 2 nước ở cạnh nhau, dù cách nhau bởi một bờ dậu
nhỏ hay 1 con mương cạn, cùng nghe tiếng chó sủa tối, tiếng gà gáy
sáng…nhưng đến già, đến chết họ không bao giờ qua lại thăm nhau.
“Không khai mở cái trí xảo của người, nhưng khai mở cái thiên tính tự
nhiên. Bởi vì khai mở cái thiên tính tự nhiên thì đức sinh ra, còn khai mở cái
trí xảo của người thì tàn hại sinh ra. Không ghét thiên tính, cũng không lơ là
[cái trí xảo của] người, như vậy dân chúng sẽ gần với bản chân của họ”
“Dân có bản tính bất biến. Họ tự dệt vải để mặc, tự cày cấy để ăn. Đức của
họ giống nhau. Họ thống nhất, mà không kéo bè kết đảng. Đó gọi là tuân
theo tự nhiên”
“Nước đục, cá ắt ngoi lên mặt nước để thở; lệnh vua hà khắc, dân ắt nổi
loạn; thành quách cao chót vót ắt đổ lở; bờ sông cao ắt sụp lở.”
Con người của Đạo gia là con người hồn nhiên thuần phát, hiểu đạo và
tuân theo đạo. Là con người mang nét xuất thế – thoát tục tự tại, không bon
chen đi ngược với tự nhiên – theo đạo và đạt được đức; nhưng cũng mang
tư tưởng nhập thế – dùng đạo cải biến và đưa con người, xã hội quay về
với tự nhiên, vận động và phát triển theo đạo.
E. Quan điểm về phương châm xử thế
Mong muốn xây dựng một xã hội đại đồng, bác ái: “Nước nhỏ, dân ít. Dù
có khí giới đủ cho 10 hay 100 người thì cũng không dùng đến. Dạy dân coi
trọng cái chết để họ khỏi đi xa. Tuy có xe thuyền, mà chẳng khi dùng. Tuy
có giáp binh, mà chẳng phô trương. Khiến dân trở lại việc thắt nút mà dùng.
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 10
Ăn thấy ngon, mặc thấy đẹp, ở thấy yên, sống thấy sướng. Tuy các nước
cận kề, nhìn thấy nhau, gà kêu chó sủa ở nước này thì nước kia đều nghe,
nhưng người dân cho đến lúc già chết cũng chẳng qua lại thăm nhau”.
“Minh vương dùng binh là để trừ tai hoạ cho thiên hạ, và chung hưởng lợi
ích với muôn dân. Do đó, khi vua sử dụng dân, dân giống như con phục vụ
cho cha, em phục vụ cho anh. Uy lực quân đội gia tăng đến mức này có thể
làm cho đổ lở núi, sụp bờ đê; địch quân có ai dám ra tay”
“Vất thánh nhân bỏ trí tuệ, sẽ dứt bọn trộm lớn; ném ngọc đập châu, bọn
trộm vặt sẽ không xuất hiện; đốt hổ phù đập ngọc tỷ, dân sẽ chất phác; phá
cái đấu bẻ gãy cái cân, dân sẽ không tranh chấp; phế bỏ các phép tắc của
thánh nhân áp đặt lên thiên hạ, mới có thể luận bàn với dân chúng”
“Danh với thân, cái nào quý hơn? Thân với của, cái nào trọng hơn? Được
với mất, cái nào khổ hơn? Cho nên, yêu lắm ắt hao phí nhiều. Chứa lắm ắt
mất nhiều. Biết đủ sẽ không nhục. Biết dừng sẽ không nguy. Có thể trường
cửu”
“Muốn làm cho cái gì chùng, trước hết phải căng nó ra cho thẳng. Muốn làm
cho cái gì suy yếu, trước hết phải giúp cho nó mạnh thêm. Muốn vứt bỏ cái
gì, trước hết phải làm cho nó hưng vượng. Muốn tước đoạt cái gì của nó,
trước hết phải tặng nó cái gì đó”
“Thánh nhân co lại là mong duỗi ra; gấp cong lại là mong thẳng ra. Cho nên
tuy ở chỗ ngược ngạo không chính đáng và đi trên đường tối tăm mà lòng
vẫn hằng mong chấn hưng đại đạo và hoàn thành đại công.”
Chung quy lại thì toàn bộ cách đối nhân xử thế theo tư tưởng Đạo gia là
đều chủ trương dùng thuyết vô vi. Vô vi trong công cuộc tu thân và cả trong
công cuộc trị dân. Vô vi trong tu thân, không phải là sống nhàn cư vô sự,
mà chính là sống một cuộc đời cao siêu, huyền hóa, theo đạo, đạt được
đức. Vô vi trong trị dân, là cảm hóa dân bằng thần uy, thần lực của mình,
chứ không phải là vô cớ làm phiền dân, bắt dân hi sinh để thực hiện những
tham vọng của mình.
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 11
II. Giá trị của Đạo gia
A. Giá trị nhận thức
Cung cấp một cái nhìn biện chứng về sự vật hiện tượng, giúp nhìn nhận mối
liên hệ tác động của các mặt đối lập trong sự vận động của vạn vật. Thế
giới không do ai sáng tạo hoặc chi phối dưới bất kỳ hình thức nào mà tự
sinh thành và hoạt động theo những quy luật riêng vốn có.
Mang đến một tư duy khách quan, tránh được việc gán ghép chủ quan khi
xem xét sự vật hiện tượng.
Có tác dụng thức tỉnh con người, cung cấp một nghệ thuật sống mang tính
nhân văn cao, biết quý trọng tự nhiên, quý trọng những gì mình đang có,
tránh những ham muốn hão huyền. Từ đó có thể điều chỉnh hành vi trong
ứng xử giữa con người với con người và với tự nhiên.
Bằng việc ứng dụng thuyết vô vi trong mọi hoạt động, Đạo gia góp phần
không nhỏ vào việc giáo dục và xây dựng một xã hội công bằng dân chủ tự
nguyện, đại đồng và an lành.
B. Giá trị thực tiễn
Giáo dục lối sống và cách hành xử biết tôn trọng các quy luật tự nhiên, biết
quý trọng những giá trị mà tự nhiên mang lại, tuân theo tự nhiên và hướng
đến xây dựng một sự phát triển bền vững.
Dạy cho con người biết sống khiêm tốn, gian dị mà vẫn ung dung, tự tại,
không lo sợ, tham lam vụ lợi hay bon chen đố kỵ… mà luôn sống hoà nhã
vui tươi.
Những triết lý sống cùng những phương cách thực hành để rèn đức, đạt
đạo của Đạo gia còn có thể phát huy được giá trị cao ở những lĩnh vực
khác nhau, như trong phép dưỡng sinh, âm dương ngũ hành hợp nhất;
trong y học cùng nhiều lĩnh vực khác trong nhận thức và thực tiễn.
Trong dưỡng sinh – tu thân:
Hướng con người đến sự nhận thức cân bằng sinh hoạt thường nhật:
“Tài năng chưa tới mà khổ sở mong tìm là làm hại; sức lực không đủ mà
gượng thi hành là làm hại; buồn rầu ai oán đến nỗi tiều tụy là làm hại; vui
sướng quá độ là làm hại; bôn ba vì dục vọng là làm hại; cười nói vui đùa lâu
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 12
là làm hại; đi ngủ và nghỉ ngơi không đúng giờ là làm hại; ráng sức giương
cung nỏ là làm hại; say mèm đến nỗi nôn mửa là làm hại; ăn no đi nằm
ngay là làm hại; chạy nhảy để hơi thở khò khè hổn hển là làm hại; reo vui
khóc lóc là làm hại; âm dương không giao hợp là làm hại; tích lũy các điều
hại này quá mức sẽ chết sớm; chết sớm đâu phải là đạo dưỡng sinh.”.
Thực hành phương pháp dưỡng sinh là: “không phun nước bọt ra xa,
không đi bộ nhanh, tai không ráng nghe, mắt không nhìn lâu, không ngồi
quá lâu, không nằm cho đến mỏi mệt, mặc thêm áo trước khi mùa lạnh đến,
cởi bớt áo trước khi mùa nóng đến, chớ để rất đói rồi mới ăn, chớ ăn no
quá, chớ để thật khát rồi mới uống, chớ uống quá nhiều. Hễ ăn nhiều thì
đầy bụng, uống nhiều thì sinh đàm. Chớ lao nhọc quá mà cũng chớ rảnh
rang nhiều quá, chớ thức dậy muộn, chớ để đổ mồ hôi, chớ ngủ nhiều quá,
chớ cỡi xe cỡi ngựa nhanh, đừng ráng căng mắt nhìn xa, chớ ăn những
món sinh lạnh bụng, chớ uống rượu trước luồng gió, chớ tắm nhiều lần
trong ngày, chớ có chí nguyện quá xa xôi, chớ có chế tạo những đồ vật kỳ
dị tinh xảo, mùa đông chớ để quá ấm, mùa hè chớ để quá mát, đừng nằm
ngoài loã thể dưới trăng sao, nằm ngủ chớ để lộ vai, chớ mạo hiểm đi lúc
thời tiết xấu như rất rét, rất nóng, hay nhiều sương mù. Năm vị vào miệng
thì chớ dùng thái quá bởi vì chua quá hại tỳ, đắng quá hại phổi, cay quá hại
gan, mặn quá hại tim, ngọt quá hại thận; đó là cái lý tự nhiên của ngũ hành
vậy. Tất cả những cái gọi là làm hại này, cũng không thể nhận biết ngay
được, nhưng về lâu về dài mới thấy chúng làm tổn thọ. Người giỏi bảo
dưỡng thân thể có giờ giấc đi ngủ và thức dậy sớm trễ khác nhau tùy theo
bốn mùa, sinh hoạt ban ngày có chế độ luôn điều hòa; biết điều dưỡng gân
cốt thư thái, có phép tắc vận động; ngăn chận tật bệnh và xua trừ tà khí, có
phép tắc nuốt nhả [thổ nạp, đạo dẫn] giúp khí huyết lưu thông tuần hoàn, có
phép dùng thuốc bổ hư và tả thực; tiết chế sự lao động và nghỉ ngơi, có yếu
quyết tăng giảm. Dằn cơn giận để bảo toàn âm khí, nén vui mừng để bảo
dưỡng dương khí. Sau đó uống thuốc từ thảo mộc để bổ khuyết những tổn
mất, rồi uống kim đan để trường thọ, nguyên lý trường sinh chỉ như vậy
thôi”
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 13
Trong y học:
Lấy con người làm nhân tố chính, chú trọng tu thân, Đạo gia đưa ra các
phương cách rèn luyện cơ thể, phòng trừ tật bệnh:
“Thân thể con người khác nào một đất nước: ngực và bụng là cung điện
phòng thất, tứ chi là ngoại thành, xương cốt và các quan tiết là bách quan,
nếp nhăn trên da là các ngã tư đường, thần là vua, máu huyết là bầy tôi, khí
là dân chúng. Cho nên bậc chí nhân trị được thân mình cũng như minh
quân cai trị được đất nước. Hễ yêu quý dân thì yên định đất nước, hễ yêu
quý khí thì bảo toàn được thân. Dân khốn khổ điêu linh thì vong quốc, khí
suy nhược thì thân tàn tạ. Cho nên bậc chí nhân thượng sĩ dùng thuốc
trước khi bị bệnh, chứ không để sau khi bị nguy hại rồi mới tìm cách chạy
chữa. Thế mới biết: sinh mệnh khó bảo toàn mà dễ mất, khí khó trong thanh
mà dễ đục. Nếu có thể tra xét và tùy cơ ứng biến, thì có thể khắc chế thị
dục và bảo toàn tính mệnh.”
“Trị gan thì thở ra theo hư, mắt trợn trừng. Trị phổi thì thở ra theo hứ, hai
tay nâng lên cao. Trị tim thì thở ra theo ha, hai bàn tay đan các ngón đặt tên
đỉnh đầu. Trị thận thì thở ra theo xuy, lòng bàn tay ôm đầu gối và hai đầu gối
nằm ngang. Trị tỳ thì thở ra theo hô, mà ngậm miệng. Trừ nóng bên ngoài
xâm nhập tam tiêu thì nằm thở ra theo hi để yên ổn”.
Trong các lĩnh vực khác:
Giá trị của Đạo gia còn được thể hiện trong văn hoá và nghệ thuật như
các dòng tranh "Thủy mặc" hay tranh “Sơn thủy" với việc thể hiện sự cân
bằng giữa âm – dương, trời – đất – con người. Hay trong thuật phong thủy
chỉ rõ cách chọn hướng, cách thiết kế môi trường xây dựng theo một hệ
thống phối hợp các yếu tố quan trọng của không gian và thời gian nhằm
mang lại sự hài hòa tối đa trong mọi tương tác giữa con người và thiên
nhiên. Trong võ học với nguyên tắc "mềm như nước" nhưng hết sức hiệu
quả, giúp cho con người giải tỏa những tắt nghẽn sinh lực, đưa thân thể trở
về trạng thái cân bằng, vừa hài hòa thể lý lẫn tinh thần mà ngày nay rất phổ
biến.
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 14
III. Hạn chế trong tư tưởng Đạo gia
A. Trong hoạt động nhận thức
Thông qua những lý giải cùng với hệ thống các triết lý sâu sa - mơ hồ, có
thể thấy được phần nào tư tưởng triết học Đạo gia thiên về duy tâm thần bí
và siêu hình.
Bên cạch đó, cách nhìn nhận biện chứng của Đạo gia về vật chất – ý thức,
con người – xã hội,… còn ở mức độ nguyên thuỷ: chỉ thấy được các mặt
đối lập tác động và chuyển hoá nhau trong sự vận động của vạn vật và cuối
cùng quay về cái gốc ban đầu mà không làm nảy sinh cái mới, cái tiến bộ
trong sự phát triển. Đạo gia chỉ nhìn nhận tác động của con người và vạn
vật, con người dung hoà với vạn vật mà chưa làm rõ được cả trong bản
thân con người còn là tổng hoà các mối quan hệ tác động phức tạp của xã
hội, của vật chất và ý thức cũng nhiều các mối quan hệ khác. Cho nên tư
tưởng biện chứng của Đạo gia mới chỉ là tư tưởng biện chứng tuần hoàn
mà thôi.
Một trong các nhà tư tưởng lớn của Đạo gia là Trang Tử, tuy có những
đóng góp to lớn vào hệ tư tưởng triết học Đạo gia nhưng cũng đồng thời
làm cho các triết lý biện chứng duy vật của Lão Tử trở thành chủ nghĩa
tương đối và thuyết nguỵ biện mang đầy tính duy tâm, tiêu cực. Chính điều
này đã làm cho Đạo gia phần nào mang trong mình tư tưởng bảo thủ, lánh
xa đời; không phân biệt đúng sai – phải trái, sống chết – quân tử và tiểu
nhân là như nhau,… điều này đã phản ánh những bế tắc trong nhận thức
và hành động của một số tầng lớp xã hội phong kiến đương thời.
B. Trong hoạt động thực tiễn
Chủ trương dùng vô vi trong các hoạt động chính trị – xã hội, thực hiện
phương cách cai trị theo tự nhiên, không ràng buộc (cai trị mà như không
cai trị), không giáo dục…nhằm đưa vạn vật về trạng thái ban sơ, tự phát.
Chính phương cách này sẽ làm kiềm hãm sự phát triển đi lên của xã hội,
hạn chế sự vận động sáng tạo, không mở mang trí tuệ làm chấm dứt sự cải
tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Đây là một biểu hiện của hình thái xã hội - con
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 15
người của nền nông nghiệp nguyên thuỷ. Điều này làm đi lùi lại với sự vận
động và phát triển, đi lùi với thời đại, lạc hậu.
IV. Kết luận
Với những triết lý sâu sa về thế giới – con người và sự tác động của các
mặt đối lập trong sự vận động của vạn vật, hệ thống triết học Đạo gia đã
mang lại những nét riêng đại diện cho 1 trong những trường phái triết học
lớn thời cổ trung đại ở Trung Quốc. Tuy có những hạn chế nhưng phần
nhiều những giá trị mà tư tưởng triết học Đạo gia mang lại vẫn được giữ
vững và phát huy không chỉ thông qua các phong trào nông dân xưa mà
ngày nay vẫn còn được vận dụng trong các lĩnh vực của đời sống hiện đại:
tu thân, gìn giữ tự nhiên, hoà đồng và nhân ái.
V. Tài liệu tham khảo
• TS. Bùi Văn Mưa (chủ biên), Giáo trình đại cương Lịch sử triết học,
Trường đại học kinh tế Tp.HCM, 2010.
•
•
• [Đạo Giáo]
•
Đạo gia: tư tưởng – giá trị – hạn chế 16