Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đề cương ôn tập môn đo đạc địa chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.64 KB, 23 trang )

1

1

ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH



-

Câu 1: Trình bày khái niệm địa chính, các chức năng của
địa chính.
Khái niệm địa chính:
Theo truyền thống, địa chính đươc xem như là “trạng thái hộ
tịch của quyền sở hữu đất đai” nhưng khái niệm này đã được
tiến hóa theo thời gian. Ngày nay có thể hiểu địa chính là tổng
hợp các tư liệu và văn bản xác định rõ vị trí, ranh giới, phân
loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, sử dụng
đất và những vật kiến trúc phụ thuộc kèm theo.
Lúc ban đầu địa chính nhằm mục đích chủ yếu là thu thuế.
Ngày nay nó không chỉ là đăng ký các đối tượng thuế khóa
mà còn bao gồm cả đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất,
các số liệu thống kê diện tích các loại đất, phân hạng đất, ước
tính giá đất,… Để có cơ sở cho việc điều tra thu thập và tổng
hợp các tư liệu trên thì nhất thiết phải tiến hành đo vẽ bản đồ
địa chính. Người ta khẳng định nếu không có đo vẽ địa chính
làm cơ sở trọng yếu thì không thể nói đến địa chính, vì vậy
địa chính và đo đạc địa chính tuy hai mà là một.
Chức năng địa chính:
Chức năng kỹ thuật: Để thực hiện các chức năng tư liệu, pháp
lý, thuế khóa ngành địa chính có một công cụ rất cơ bản đó là


BĐĐC, một chỗ dựa trực tiếp không thể thiếu cho mọi hoạt
động nhận dạng, mô tả đặc điểm tự nhiên của đất đai. Do vậy
việc xây dựng và duy trì BĐĐC là yếu tố cơ bản của chức
1

1


2

-

-

-

2

năng kỹ thuật của địa chính. BĐĐC thể hiện chính xác vị trí,
kích thước, diện tích, chất lượng các thửa đất trong các đơn vị
hành chính và các yếu tố địa lý có liên quan trong một hệ tọa
độ thống nhất.
Chức năng tư liệu: Địa chính là nguồn cung cấp tư liệu phong
phú về nhà, đất, kinh tế, thuế,... Đó là các tư liệu dạng bản đồ,
sơ đồ và các văn bản. Tư liệu này phục vụ cho các yêu cầu
của cơ quan nhà nước và nhân dân. Các tư liệu này thường
thông qua 3 quá trình:
+ Xây dựng tư liệu ban đầu.
+ Cập nhật tư liệu khi có biến động đất đai.
+ Cung cấp tư liệu

Chức năng pháp lý: Đây là chức năng cơ bản của địa chính.
Sau khi có đủ tư liệu xác định hiện trạng và nguồn gốc đất đai,
thông qua việc đăng ký và chứng nhận thì tư liệu địa chính có
hiệu lực pháp lý và là cơ sở pháp lý về quyền sở hữu, quyền
sử dụng đất đai và bất động sản. Chức năng pháp lý có hai
tính chất sau:
+ Tính đối vật: đó là nhận dạng, xác định về mặt vật lý của đất
và tài sản.
+ Tính đối nhân: nhận biết quyền sở hữu, quyền sử dụng và
các quyền lợi của chủ đất.
Chức năng định thuế: Đây là nhiệm vụ nguyên thủy và cơ bản
của địa chính. Trước hết là nhận dạng vị trí, ranh giới, sau đó
xác định nội dung, đánh giá, phân hạng, định giá nhà đất, xác
định mức thuế, tính toán các khoản thuế.
Câu 2: Trình bày nội dung và nguyên tắc quản lý địa
chính
2

2


3




-

-


-

3

Nội dung quản lý địa chính:
Quản lý địa chính là tên gọi chung cho cả hệ thống công tác
địa chính. Đó là hệ thống các biện pháp giúp cho cơ quan nhà
nước nắm chắc được các thông tin đất đai, quản lý được
quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi hợp pháp
cho người sở hữu và sử dụng đất. Nội dụng của nó bao gồm:
điều tra đất đai, đo đạc, lập BĐĐC, đăng ký đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, phân loại, phân hạng, định giá
đất,… Nó có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý đất đai, lập quy
hoạch tổng thể, kế hoạch kinh tế quốc dân, kế hoạch sử dụng
đất, hoạch định chính sách đất đai, thu thuế,…
Nguyên tắc quản lý địa chính:
Quản lý địa chính cần tiến hành theo quy chế thống nhất do
nhà nước đề ra, được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật
như luật, nghị định, thông tư,…
Tư liệu địa chính phải đảm bảo tính nhất quán, liên tục và hệ
thống.
Đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cao.
Đảm bảo tính khái quát và tính hoàn chỉnh.

3

3


4


-

4

Câu 3: Trình bày khái niệm BĐĐC, BĐĐC được thành
lập nhằm mục đích gì?
BĐĐC là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện
chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa
chính của từng thửa đất, từng vùng đất. BĐ ĐC còn thể hiện
các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai. BĐ ĐC được
thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn
và thống nhất trong phạm vi cả nước. BĐ ĐC được xây dựng
trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm
bảo cung cấp thông tin không gian của đất đai, phục vụ công
tác quản lý đất đai.
BĐ ĐC là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang
tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng
thửa đất, từng chủ sử dụng đất. BĐ ĐC khác với bản đồ
chuyên ngành thông thường ở chỗ BĐ ĐC có tỷ lệ lớn và
phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. BĐ ĐC
thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của đất
đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc theo định kỳ. Hiện nay ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới, người ta hướng tới xây
dựng BĐ ĐC đa chức năng vì vậy BĐ ĐC còn có tính chất
của bản đồ cơ bản quốc gia.
BĐĐC được thành lập nhằm mục đích
Làm cơ sở để thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp
mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với
4

4


5

-

-

-

-

-

-

5

đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật.
Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính xã, phường, thị
trấn, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện),
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương( gọi chung là tỉnh)
Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh
lý biến động của từng thửa đất trong từng đơn vị hành chính
xã.

Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch
xây dựng các khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước,
thiết kế các công trình dân dụng và làm cơ sở để đo vẽ các
công trình ngầm.
Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.
Làm cơ sở thống kê và kiểm kê đất đai.
Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp.
Câu 4: Hệ thống BĐĐC cơ sở gồm những tỷ lệ nào? Chọn
tỷ lệ đo vẽ BĐĐC căn cứ vào những yếu tố nào? Các khu
vực đất khác nhau lựa chọn tỷ lệ như thế nào?
BĐ ĐC cơ sở gồm các tỷ lệ: 1:200, 1:500,
1:1000,1:2000,1:5000,1:10000
Chọn BĐ ĐC căn cứ những yếu tố sau:
Yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế
sử dụng đất, mức độ khó khăn về giao thông, về kinh tế, về
mức độ chia cắt địa hình, về độ che khuất, về quan hệ xã
hội… của từng khu vực, mật độ thửa trung bình trên 1ha, quy
hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch sử dụng đất của từng khu
5

5


6

-

-


-

-

6

vực trong đơn vị hành chính để chọn tỷ lệ đo vẽ cho phù hợp.
Không nhất thiết trong mỗi đơn vị hành chính xã phải lập bản
đồ địa chính ở cùng một tỷ lệ nhưng phải xác định tỷ lệ cơ bản
cho đo vẽ BĐ ĐC ở mỗi đơn vị hành chính xã.
Các khu vực đất khác nhau lựa chọn tỷ lệ khác nhau:
Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,
đất làm muối, đất nông nghiệp khác tỷ lệ đo vẽ cơ bản là
1:2000 và 1:5000. Đối với khu vực đất nông nghiệp mà phần
lớn là các thửa đất nhỏ, hẹp hoặc khu vực đất nông nghiệp xen
kẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ở chọn tỷ lệ đo
vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500.
Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất chuyên dùng:
+ các thành phố lớn, các khu vực có thửa đất nhỏ hẹp, xây
sựng chưa theo quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất
cao tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc 1:500.
+ các thành phố, thị xã, trị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa
kinh tế, văn hóa quan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 hoặc
1:1000.
+ các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc
1:2000
Khu vự đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp tỷ lệ đo vẽ
cơ bản là 1:5000 hoặc 1:10000
Khu vực đất chưa sử dụng: thường nằm xen kẽ giữa các loại
đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ

cùng tỷ lệ. khu vực đất đồi, núi, khu duyên hải có diện tích
chưa sử dụng lớn tỷ lệ đo vẽ cơ bản làm 1:10000

6

6


7

-

7

Khu vực đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa
trang, nghĩa địa, đất sông, suối, đất có mặt nước chuyên dùng,
đất phi nông nghiệp: thường xen kẽ giữa các loại đất trên nên
được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ
cho toàn khu vực.
Câu 5: Trình bày phương pháp chia mảnh, đánh số BĐ
ĐC cơ sở các loại tỷ lệ từ 1/10000 đến 1/200?
P2 chia mảnh và đánh số bđ đ/c theo quy phạm đo vẽ bđ đ/c
ban hành tháng 3 năm 2000. Chia mảnh bđ đ/c theo hình
vuông toạ độ thẳng góc: bđ đ/c các loại đều đc thể hiện trên
bản vẽ hình vuông. Việc chia mảnh bđ đ/c dựa theo lưới ô
vuông của hệ toạ độ vuông góc phẳng.
- Bđ 1:25000 dựa theo hình chữ nhật giới hạn khu đo, từ góc
Tây_ Bắc chia khu đo thành các ô vuông kích thước thực tế
12x 12 km, mỗi ô vuông tương ứng với một tờ bđ tỷ lệ
1:25000, kích thước bản vẽ là 48x 48 cm, diện tích đo vẽ

14400 ha. Số hiệu gồm 8 chữ số: 25- XXXYYY, trong đó
XXX là số chẵn km toạ độ X, YYY là số chẵn km toạ độ Y
của điểm góc Tây Bắc tờ bđ.
- Bđ 1:10000 lấy tờ bđ 1:25000 làm cơ sở chia thành 4 ô
vuông kích thước 6x 6 km, tương ứng với một mảnh bđ tỷ lệ
1:10000. Kích thước khung trong của tờ bđ là 60x 60 cm, ứng
với diện tích đo vẽ là 3600 ha. Số hiệu đánh theo nguyên tắc
tương tự tờ bđ 1:25000 nhưng thay số 25 bằng số 10.
- Bđ 1:5000 chia mảnh bđ 1:10000 thành 4 ô vuông, mỗi ô
vuông có kích thước 3x 3 km, tương ứng với một mảnh bđ tỷ
7

7


8

8

lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của bản vẽ là 60x 60 cm, tương
ứng với diện tích đo vẽ là 900 ha. Số hiệu đánh tương tự tờ bđ
1:25000 và 1:10000 nhưng chỉ có 6 chữ số sau.
- Bđ 1:2000 chia tờ bđ 1:5000 thành 9 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thước 1x 1 km ứng với một mảnh bđ tỷ lệ 1:2000,
kích thước khung bản vẽ là 50x 50, diện tích đo vẽ là 100 ha.
Các ô vuông đc đánh số bằng chữ số Arập từ 1-> 9 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh
bđ 1:2000 là số hiệu mảnh bđ 1:5000 thêm gạch nối và số
hiệu ô vuông.
- Bđ 1:1000 chia tờ bđ 1:2000 thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông

có kích thước 500x 500m ứng với một mảnh bđ tỷ lệ 1:1000,
kích thước khung bản vẽ là 50x 50cm, diện tích đo vẽ là 25
ha. Các ô vuông đc đánh số bằng chữ cái a, b, c, d theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh
bđ 1:1000 là số hiệu mảnh bđ 1:2000 thêm gạch nối và số thứ
tự ô vuông.
- Bđ 1:500 chia tờ bđ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thước 250x 250m ứng với một mảnh bđ tỷ lệ 1:500,
kích thước khung bản vẽ là 50x 50cm, diện tích đo vẽ là 6,25
ha. Các ô vuông đc đánh số từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bđ 1:500 là số
hiệu mảnh bđ 1:2000 thêm gạch nối và số thứ tự ô vuông
trong ngoặc đơn.
- Bđ 1:200 chia tờ bđ 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thước 100x 100m ứng với một mảnh bđ tỷ lệ 1:200,
8

8


9

9

kích thước khung bản vẽ là 50x 50cm, diện tích đo vẽ là 1 ha.
Các ô vuông đc đánh số từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bđ 1:200 là số
hiệu mảnh bđ 1:2000 thêm gạch nối và số thứ tự ô vuông.

9


9


10

1.

2.

3.

10

Câu 6: Trình bày các yếu tố nội dung của BĐ ĐC và
phương pháp biểu thị các yếu tố nội dung đó trên BĐĐC.
Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trên bộ hồ sơ địa chính, vì
vậy trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng nhu
cầu qlý đất đai.
Điểm khống chế tọa độ và độ cao: trên bản đồ cần thể hiện
đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ cao Nhà nc các cấp,
lưới tọa độ địa chính cấp1, 2 và các điểm khống chế đo vẽ có
chôn mốc để s/d lâu dài. Đây là ytố dạng điểm, cần thể hiện
chính xác đến 0,1mm trên bản đồ.
Địa giới hành chính các cấp: cần thể hiện chính xác đường địa
giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã, các
mốc địa giới hành chính, các điểm ngoặt của đường địa giới.
Khi đường địa giới các cấp thấp trùng nhau thì biểu thị đường
địa giới cấp cao nhất. Các đường địa giới phải phù hợp hồ sơ
địa giới.

Ranh giới thửa đất: thửa đất là ytố cơ bản của bản đồ địa
chính. Ranh giới thửa đất trên bản đồ đc thể hiện = đường
viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc cong. Mỗi thửa đất
trên BĐ ĐC cần phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số hiệu thửa
đất, mục đích sử dụng đất và diện tích thửa đất. Trường hợp
ranh giới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,
đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản là bở thửa dùng chung
không thuộc đất có độ rộng dưới 0,5m trở lên thì ranh giới sử
dụng đất là mép bờ( diện tích bờ chia đều cho các bên), nếu từ

10

10


11

4.

5.

6.

7.

8.

11

0,5m trở lên thì ranh giới sử dụng đất là mép bờ ( diện tích bờ

thửa tính là diện tích đường giao thông nội đồng).
Loại đất: tiến hành phân loại và thể hiện 5 loại đất chính là đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất
chưa sử dụng.
Công trình XD trên đất: khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đất
thổ cư, đặc biệt là khu vực đô thị thì trên thửa đất còn phải thể
hiện chính xác ranh giới các công trình XD cố định như nhà
ở, cơ quan... Các công trình XD đc XĐ theo mép tường phía
ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình
như nhà gạch, bê tông.
Ranh giới s/d đất: trên bản đồ thể hiện ranh giới các khu dcư,
ranh giới lãnh thổ s/d đất của các doanh nghiệp, tổ chức XH,
doanh trại quân đội...
Hệ thống giao thông: thể hiện tất cả các loại đường có trên địa
bàn như đường sắt, đường bộ, đường liên thô, liên xã, đường
trong làng, ngoài đồng,…đo vẽ chính xác vị trí tim đường,
mặt đường, chỉ giới đường, công trình cầu cống và tính chất
đường. Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường.
Trên bản đồ, đường có độ rộng >= 0,5mm phải vẽ 2 nét, còn
lại vẽ 1 nét theo đường tim và ghi chú độ rộng.
Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thống sông ngòi, kênh
mương, ao hồ,… Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức
nước tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng >= 0,5mm phải vẽ 2 nét,
còn lại vẽ 1 nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong khu
dcư phải vẽ chính xác các rãnh thoát nc công cộng. Sông ngòi,
kênh mương phải ghi tên riêng và hướng nc chảy.
11

11



12

12

Địa vật quan trọng: trên bản đồ phải thể hiện các địa vật có ý
nghĩa định hướng.
10. Mốc giới qui hoạch: trên bản đồ phải thể hiện đầy đủ mốc
QH, chỉ giới QH, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo
vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều
11. Dáng đất: khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện
dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao hoặc kết
hợp cả 2.
Câu 8: Trình bày các bước trong quy trình công nghệ
thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực
tiếp ngoài thực địa và phương pháp sử dụng ảnh hàng
không kết hợp với đo vẽ bổ sung. Ưu nhược điểm của từng
phương pháp.
• Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa:
Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính trực tiếp ở thực địa
thường sử dụng kĩ thuật cơ bản là toàn đạc có thể kết hợp các
phương pháp đo chi tiết khác. Đây là phương pháp chính được
sử dụng để đo vẽ bản đồ địa chính các khu vực đất ở và khu
vực bị che khuất nhiều.Phương pháp này sẽ tận dụng được tất
cả các loại thiết bị như máy toàn đạc điện tử, máy đo GPS,
các loại máy kinh vĩ, thước dây và mia sẵn có. Việc đo đạc
tiến hàng trên thực địa, số liệu sẽ xử lý tiếp ở trong phòng để
biên tập bản đồ.
Phương pháp đo trực tiếp ở thực địa có ưu điểm lớn là: Đo
đạc trực tiếp đến từng chi tiết trực tiếp trên đường ranh giới

thửa đất, đo đạc khá nhanh ở thực địa, có thể đo cả trong điều
9.

12

12


13

13

kiện thời tiết không thuận lợi. Người làm bản đồ địa chính
trực tiếp điều tra các thông tin lien quan đến thửa đất. Qúa
trình đo đạc có sự giám sát, giúp đỡ của chính quyền địa
phương và nhân dân.
Biên tập bản đồ địa chính
Phương pháp này có nhược điểm là quá trình Phương
vẽ bản
đồ thực
pháp kỹ thuật đo đạc thành lậ
hiện ở trong phòng dựa vào số liệu đo và bản sơ họa, không
có điều kiện trực tiếp quan sát các đối tượng bản đồ trên thực
Chuẩn bị tổ chức triển khai vàthu thập
địa, dễ bỏ sót các chi tiết, làm sai lệch các đối tượng bản đồ.
Vì vậy khi vẽ xong phải đối soát thực địa để sửa chữa những
Lập lưới khống chế đo
thiếu sót

Đo chi tiết ở ngoại nghiệp. Điều tra th


Vẽ bản đồ nền khu đ

Nhập thông tin địa chính b

Chia mảnh bản đồ địa c
Biên tập bản đồ địa chính.Lập sơ đồ
Các chủ sd xác nhận ranh giới, dtích,loại đất

Kiểm tra, nghiệm thu

Lập các biểu thống kêsổ mụ

Đăng ký đất, lập hồ sơ địa chínhcấp giấy

13

13

Hoàn thiện hồ sơ địa ch

In bản đồ, hồ sơ, lưu trữ, s


14



14


Phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ
bổ sung
14

14


15

-

-

15

Ưu điểm: Ảnh hàng không có độ phủ rộng, được tiến hành
bay chụp theo các dải cho một khu vực do đó phương pháp
này thích hợp đo vẽ thành lập bản đồ cho một vùng rộng lớn
cho hiệu quả cao về năng suất, giá thành và thời gian. - Khắc
phục được những khó khăn của sản xuất, đo vẽ ngoại nghiệp.
- Tỷ lệ chụp ảnh hiện nay phù hợp với công nghệ thành lập
bản đồ địa chính đảm bảo độ chính xác ở tỷ lệ trung bình
Nhược điểm - Độ chính xác không đảm bảo khi thành lập bản
đồ địa chính có tỷ lệ lớn: (1:200, 1: 500, 1:1000) - Phương
pháp cho hiệu quả thấp đối với các khu vực có nhiều địa vật
che khuất ranh giới các thửa đất. - Tính thời sự không cao, đòi
hỏi phải đo đạc bổ sung, đối soát thực địa - Không áp dụng
được với các khu vực nhỏ, các khu vực nằm không liền với
nhau (nếu phải chụp ảnh thì giá thành làm bản đồ sẽ bị đẩy lên
cao)


15

15


16

-

16

Phương pháp phối hợp
Lập lưới không chế trắc địa

16

chụp ảnh hàng không

16


đo nối ảnh hàng không
tăng dày không chế ảnh
nắn ảnh
lập bình đồ ảnh
điều vẽ yếu tố nội dung BĐ ĐC
Biên vẽ BĐ ĐC, đánh số thửa, tính diện tích
1.
2.

3.
4.
5.
6.
-

Đo vẽ lập thể trên máy toàn năng chính xác
chụp ảnh hàng không
đo nối khống chế ảnh
tăng dày không chế ảnh
đo vẽ trên máy toàn năng chính xác
đối soát đo vẽ bổ sung trên bản đồ
Biên tập, biên vẽ BĐ ĐC, đánh số thửa, tính diện tích
Phương pháp giải tích
1. chụp ảnh hàng không
2. đo nối khống chế ảnh
3. tăng dày không chế ảnh
4. đo vẽ trên máy đo giải tích
5. đối soát đo vẽ bổ sung trên bản đồ
6. Biên tập, biên vẽ BĐ ĐC, đánh số thửa, tính diện tích
- phương pháp đo ảnh số
1. chụp ảnh hàng không
2. quét ảnh
3. đo nối khống chế ảnh
4. tăng dày không chế ảnh
5. nắn ảnh, lập bình đồ ảnh trực giao


6. số hóa nội dung BĐ ĐC
5. Điều vẽ, đối soát đo vẽ bổ sung

6. Biên tập, đánh số thửa, tính diện tích
Câu 9: Trình bày công tác tiếp biên và nghiệm thu BĐ ĐC
Sau khi tu chỉnh bản vẽ, cần kiểm tra hình thể thửa đất, địa
vật… bằng cách đem bản vẽ ra thực địa đổi soát từng thửa đất,
rừng địa vật.
Tiêu chuẩn nghiệm thu là sai sô tuyệt đối vị trí điểm địa
vật: 0,5mm (0,7mm) và sai số tương hỗ các địa vật: 0,4mm
trên bản đồ. Theo nguyên tắc có thể lấy sai số giới hạn bằng 2
lần sai số kể trên.
Phương pháp nghiệm thu là dùng máy đủ độ tin cậy để
đo lại điểm chi tiết, vẽ lại lên bản đồ, so sánh vị trí các điểm
cùng tên để tính sai số vị trí điểm. Dùng thước thép đo khoảng
cách giữa các điểm chi tiết và chiều dài cạnh thửa đất rồi so
sánh với chiều dài cạnh tương ứng trên bản vẽ rồi xác định sai
số tương hỗ vị trí điểm, thực chất là sai số chiều dài cạnh thửa
đất.
Tài liệu được đánh giá tốt: khi phần lớn các sai số kiểm
tra nhỏ hơn ½ sai số giới hạn và chỉ có dưới 3% số sai số
thành phần vượt quá sai số giới hạn.
Tài liệu được đánh giá đạt yêu cầu: khi có dưới 5% các
sai số kiểm tra vượt sai số giới hạn. Các sai sót phát hiện được
sẽ phải làm rõ nguyên nhân, sửa chữa và đối chiếu lại ở thực
địa.


Trước khi lên mực bản vẽ gốc cần tiếp biên với các bản
vẽ xung quanh. Nếu vẽ trên Diamat thì trùng khít trực tiếp 2
bản vẽ theo đường khung tọa độ, nếu bản nền cứng thì lập bản
biên rộng 10cm. Trên bản can sẽ can các địa vật rộng mỗi bên
3cm rồi ghép biên với bản bên cạnh. Độ xê dịch vị trí địa vật

quan trọng cùng tên trên 2 bản vẽ không vượt quá 0,6mm và
0,1mm với địa vật không quan trọng.
Khi sai số nhỏ hơn hạn sai phép thì được sửa mỗi bên
một nửa. Lưu ý giữ nguyên kích thước hoặc hướng chính của
địa vật quan trọng. Trong trường hợp xử lý tiếp biên cạnh
thửa đất thì phải vẽ lại cạnh thửa theo hai điểm gãy khúc gần
nhất ở hai bên đường biên.
Đối với các đơn vị hành chính xã lân cận đã đo vẽ cũng
phải tiếp biên bằng phương pháp trùng khít với lưới ô vuông
tọa độ thẳng góc tương ứng. Hạn sai tiếp biên đường địa giới
hành chính tương ứng như địa vật quan trọng nhưng chỉ sửa
chữa tại đơn vị đang đo vẽ. Nếu chênh lệch vượt hạn sai thì
phải kiểm tra báo cáo lên cấp trên.


-

1.

Câu 10: Trình bày công tác đánh số thửa trên BĐ ĐC
Sau khi đã hoàn thành công việc đo vẽ, ghép biên bản vẽ, đối
soát thực địa, kiểm tra đánh giá chất lượng bản đồ và bản đồ
đã được chỉnh sửa, lúc đó ta có thể tiến hành đánh số thửa trên
bản đồ gốc.
STT thửa đất được coi như một tên riêng của thửa đất. Nó
được dùng trong quản lý đất đai, được ghi trong hồ sơ địa
chính liên quan như: bản vẽ gốc, bản đồ địa chính gốc, hồ sơ
kỹ thuật thửa đất, các loại bảng thống kê…
Việc đánh số thửa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Trong một tờ bản đồ, số thửa không được trùng nhau

Số thửa phải liên tục
Số thửa phải thông nhất trong mọi tài liệu liên quan
Thực hiện đánh số theo phương pháp sau:
Đánh số thửa trên từng tờ BĐ ĐC bằng chữ số Ả Rập bắt đầu
từ gốc tây bắc. Trình tự đánh số từ trái sang phải từ trên
xuống dưới theo đường zic zắc, số nọ liên tiếp số kia từ 1 đến
hết
1 2 3……………………..30 31
47 46 45 ……………….33 32
………………………………………
………………………………………
84 85 ………………………109

ODT


2.

3.

4.

Số hiệu thửa đất là một trong 3 thành phần của “nhãn thửa”
đặt ở chính giữa hình vẽ thửa đất. Nhãn thửa đất gồm 3 thành
phần: mã loại đất, số hiệu thửa bà diện tích thửa đất. Bên trái
nhãn thửa là mã loại đất, bên phải là một phân số với tử số là
số hiệu thửa và mẫu số là diện tích thửa đất. Ví dụ như trên
hình, thể hiện thửa đất có mục đích sử dụng là “ đất ở trong
khu vực đô thị” số hiệu thửa là 28 và diện tích đất 118,4 m 2
Khi thửa đất quá nhỏ không đủ ghi cả mã loại đất, số hiệu

thửa và diện ctichs thì chỉ ghi số hiệu thửa còn diện tích và
loại đất sẽ lập bảng kê riêng vẽ ở ngoài khung phía nam tờ
bản đồ. Trường hợp thửa đất bên cạnh có diện tích lướn thì có
thể ghi nhờ nhãn thửa hoặc số hiệu thửa sang bên cạnh và vẽ
mũi tên chỉ vào thửa nhỏ để tránh nhầm lẫn.
Khi thành lập BĐ ĐC bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài
thực địa, biên tập mỗi tờ BĐ ĐC tương ứng với một tờ BĐ
ĐC gốc thì số hiệu thửa đất trên mỗi BĐ ĐC gốc và BĐ ĐC
là hoàn toàn giống nhau.
Trường hợp một thửa đất nằm trên nhiều mảnh BĐ ĐC gốc
thì số hiệu thửa và diện tích thửa đó chỉ ghi một lần trên tờ
bản đồ có phần diện tích đất lớn nhất của thửa để đảm bảo
mỗi thửa đất chỉ có 1 số hiệu thửa.
Khi thành lập BĐ ĐC bằng công nghệ ảnh số có thành lập BĐ
ĐC cơ sở trên đó chỉ vẽ các vùng đất và các thửa đất kích
thước lớn thì số hiệu thửa cũng đánh theo nguyên tắc trên và
được gọi là số hiệu thửa tạm thời. Khi đo vẽ bổ sung BĐ ĐC
cơ sở để thành lập BĐ ĐC sẽ đánh số chính thức các thửa đất
trên BĐ ĐC theo nguyên tắc 1. Trong trường hợp này số hiệu


-

-

thửa chính thức và số hiệu thửa tạm thời không trung nhau
cần phải lập bảng tổng hợp các thửa trên BĐ ĐC ứng với số
thửa tạm nào trên BĐ ĐC để kiểm tra.
Câu 11: Trình bày cách tính diện tích thửa đất trên BĐ
ĐC truyền thống và bản đồ số. Nguyên tắc tính diện tích

thửa đất và thể hiện số liệu diện tích trên bản đồ cần đảm
bảo những nguyên tắc nào?
Trình bày cách tính diện tích thửa đất trên BĐ ĐC truyền
thống và bản đồ số
Mình nghĩ câu này chắc không hỏi thi lý thuyết mà sẽ cho vào
làm bài tập nên mình không làm, các bạn xem trong sách giáo
trình để học công thức làm bài tập nhé!
Nguyên tắc tính diện tích thửa đất và thể hiện số liệu diện tích
trên bản đồ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Diện tích thửa đất tính từ tim đường ranh giới thửa đất như
vậy nếu ta tính diện tích bằng phương pháp đồ giải trên bản
đồ thì phải tính từ tim của nét vẽ liền thể hiện ranh giới thửa
đất trên bản đồ.
Tùy theo tỷ lệ BĐ ĐC, tính chất quan trọng các loại đất mà
khi tính toán diện tích sẽ làm tròn số cho phù hợp. Vùng nông
thôn, thửa đất rộng, đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:1000, 1:5000 cần tính
diện tích làm tròn số tới 1m 2. Ở vùng đô thị thửa đất nhỏ, đất
có giá trị cao đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn, 1:200, 1:500 ta cần tính
chính xác tới 0,1m2
Trên BĐ ĐC diện tích thửa đất được ghi trong nhãn thửa cùng
với số thứ tự thửa và loại đất. Diện tích từng thửa đất được ghi


trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất cũng như trong các tài liệu liên
quan phải thống nhất theo số liệu ghi trong bản đồ.
Chúc các bạn thi tốt! ^^




×