Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de cuong tieu luan mon toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.58 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM TOÁN HỌC

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN
Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP
1 HỌC TỐT GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

Người hướng dẫn:
Tiến sĩ Dương Hữu Tòng

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Bảo Trâm
MSSV:HG13X3N096

Hậu Giang, Tháng 6/2016


HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ BẢO TRÂM
MSSV: HG14X3N096
NGÀY THÁNG NĂM SINH: 01/01/1993

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN
Đề tài : “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời
văn”
1. Lý do chọn đề tài.
Trong các môn học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan
trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống,
giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của
thế giới hiện thực. Một trong những nội dung toán đáp ứng được mục đích trên


đó là đơn vị đo lường. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật
và công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội.
Điều đó đã đòi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội
dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học
sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Những năm gần đây ngành giáo dục luôn được đổi mới về mục tiêu, nội
dung và phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học tich cực góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục. Ở bậc tiểu học thì lớp Một là lớp được đổi mới
nâng cao rõ nhất là môn Toán, trong chương trình trước đây các em chỉ học
cộng trừ các số trong phạm vi 10, hiện nay các em được học cộng trừ trong
phạm vi 100, đặc biệt là các em còn được làm quen và học dạng giải bài toán có
lời văn.
Khả năng giải toán có lời văn chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến
thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng
vào giải toán kết hợp với kíên thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán
học. Thông qua giải toán có lời văn các em được phát triển trí tuệ, được rèn
luyện kĩ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Giải toán có lời
văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp
phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học. Toán có lời văn là chiếc cầu nối
giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác.
Trong chương trình toán tiểu học thì “Giải toán có lời văn” là kiến thức
khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một.
Bởi vì đối với học sinh lớp một vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả
năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Đối với trẻ là học sinh lớp 1, môn
toán tuy có dễ nhưng để học sinh đọc - hiểu bài toán có lời văn quả không dễ
dàng, vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng
là vấn đề không đơn giản. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể
làm đúng phép tính nhưng không thể trả lời hoặc lý giải tại sao các em lại có



được phép tính như vậy. Thực tế tôi thấy một số em chưa biết tóm tắt bài toán,
chưa biết phân tích đề toán để tìm ra lối giải, chưa biết cách trình bày bài giải,
diễn đạt vụng về thiếu lôgic. Vậy làm thế nào để giúp học sinh lớp 1 giải tốt toán
có lời văn ? Đó cũng là lí do mà tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm : “Một số biện
pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn.”
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học
tốt giải toán có lời văn
Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy
học môn Toán nói chung và dạng toán có lời văn nói riêng
Cụ thể:
+ Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp 1.
+ Đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán.
+ Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).
+ Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số.
+ Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 1 Trường tiểu học Thạnh Hòa 2
3.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 1B2 Trường tiểu học Thạnh Hòa 2
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Lĩnh vực khoa học: Phương pháp rèn việc giải toán có lời văn cho
học sinh lớp 1
4.2 Về khách thể nghiên cứu: Số lượng 29 HS lớp 1B2 Trường tiểu học
Thạnh Hòa 2, Phụng Hiệp, Hậu Giang
4.3 Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một số biện pháp giúp
học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn
5 Giả thiết khoa học

Nếu đưa ra được một số biện pháp có hiệu quả thì năng lực sư phạm của
người giáo viên sẽ được nâng lên, tạo cho học sinh hứng thú học tập và học tập
được kết quả tốt hơn.
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và tình hình thực tế. Trên cơ sở đó đưa ra một số
biện pháp giúp học sinh lớp 1 .
7 Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra viết.
8. Đóng góp của đề tài
Chỉ ra được thực trạng hứng thú của học sinh lớp 1 khi học giải toán có
lời văn, đưa ra nhiều biện pháp giúp các em học sinh có hứng thú hơn khi làm
quen và giải toán có lời văn
Ngoài các giải pháp mà lâu nay đã sử dụng dạy toán có lời văn, tôi mạnh
dạn đưa ra một số giải pháp mới góp phần tích cực vào việc giúp học sinh lớp 1
giải toán có lời văn
+ Tổ chức cho học sinh học nhóm cộng tác: có thể cho học sinh làm việc
trong nhóm đôi hoặc nhóm bốn học sinh nhằm giúp học sinh xây dựng mối quan
hệ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với bài học,... từ đó tìm ra cách giải
bài toán có lời văn.
+ Đổi mới việc đánh giá học sinh: Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc
giải toán có lời văn của học sinh qua từng bài toán, từng hoạt động học tập, đánh
giá nhận xét tỉ mỉ để các em tiến bộ hơn.
+ Giáo viên có thể mời cha mẹ học sinh đến cùng dự giờ xem con học bài,
cùng giáo viên giúp đỡ học sinh trong thời gian đầu mới học giải toán có lời văn
9. Cấu trúc tiểu luận
Cấu trúc tiểu luận gồm 3 phần chính

Phần 1: Mở đầu
Phần 2 : Nội dung
Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giải
toán có lời văn ở lớp 1
Chương 3 : Thiết kế giáo án trong giải toán có lời văn ở
lớp 1.
Phần 3 : Kết luận



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×