Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tài liệu tập huấn ngân hàng chính sách xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.6 KB, 16 trang )

BÀI 1: PHƯƠNG

THỨC ỦY THÁC CHO VAY
THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1. Những nội dung cơ bản về phương thức uỷ thác cho vay
1.1. Về ký kết các văn bản
Thực hiện Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, Ngân
hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và các tổ chức chính trị - xã hội đã ký kết văn bản liên tịch,
văn bản thoả thuận về tổ chức thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác. Để các chi nhánh triển khai thực hiện thuận lợi, Tổng giám đốc NHCSXH phân cấp uỷ
quyền ký kết các văn bản như sau:
1.1.1 Tại NHCSXH cấp Trung ương
Tổng giám đốc trực tiếp ký các văn bản liên tịch, văn bản thoả thuận với các tổ chức Hội
cấp trung ương, cụ thể:
a - Văn bản liên tịch:
- Ngày 25/4/2003 Đoàn Thanh niên và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch số 283/VBLT
“Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.
b - Văn bản thoả thuận:
Sau khi ký văn bản liên tịch với các tổ chức Hội, đoàn thể NHCSXH đã ký Văn bản thoả
thuận với các tổ chức Hội, đoàn thể về việc thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác. Sau 3 năm triển khai thực hiện đã phát sinh một số bất cập nên NHCSXH và các
tổ chức Hội, đoàn thể đã ký lại các Văn bản thoả thuận. Ngày 15/11/2006 ký Văn bản thoả thuận
số 2795/VBTT với Đoàn Thanh niên.
- Ngày 23/03/2009 ký Văn bản thoả thuận số 298/VBTT với Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh mức phí uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác và thống nhất phân bổ cho từng cấp Hội.
Ngày 7/4/2009, Tổng giám đốc đã ban hành văn bản số 747/NHCS-TD về việc điều chỉnh
phí uỷ thác trả cho các tổ chức chính trị - xã hội để thống nhất thực hiện mức phí ủy thác mới từ
ngày 01/7/2009.
Tổng giám đốc NHCSXH ủy quyền cho Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh và Giám đốc Phòng
giao dịch NHCSXH cấp huyện ký các văn bản tại cấp tỉnh, huyện.


1.1.2. Tại NHCSXH cấp tỉnh
Giám đốc các chi nhánh NHCSXH tỉnh ký kết văn bản liên tịch với tổ chức Hội, đoàn thể
cấp tỉnh về uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
1.1.3. Tại NHCSXH cấp huyện
Giám đốc các Phòng Giao dịch ký các loại văn bản sau:
+ Văn bản liên tịch với tổ chức Hội, đoàn thể cấp huyện về uỷ thác cho vay đối với hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác;
+ Hợp đồng uỷ thác với tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã về nội dung uỷ thác cho vay đối với
hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;
+ Hợp đồng uỷ nhiệm với Tổ TK&VV (mẫu số 11/TD).
1.2. Các chương trình tín dụng và các dự án hiện nay đang uỷ thác qua Đoàn thanh
niên
1. Cho vay hộ nghèo
2. Cho vay hộ cận nghèo
3. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn .
4. Cho vay giải quyết việc làm

1


5. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
6. Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.
7. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
8. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
9. Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg
10. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn
11. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết
định 74/QĐ-TTg
12. Cho vay vốn đối với hộ đồng bào thiểu số nghèo theo Quyết định 1592/QĐ-TTg
13. Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động giai đoạn 2009 2020.

14. Cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long.
15. Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng lao động là
người sau cai nghiện ma tuý (đối với hộ gia đình).
16. Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg .

2. Nội dung và ý nghĩa uỷ thác cho vay
2.1. Điều kiện thực hiện cho vay uỷ thác
* Đối với hộ vay:
- Phải là thành viên Tổ TK&VV.
- Chấp hành các quy ước hoạt động của Tổ.
* Đối với Tổ TK&VV:
- Hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của
HĐQT NHCSXH.
- Tuân thủ nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng.
* Đối với tổ chức Hội:
- Được NHCSXH ký văn bản Liên tịch và văn bản Thoả thuận.
- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ TK&VV theo nội dung hợp đồng
uỷ nhiệm Tổ đã ký với NHCSXH.
2.2. Nội dung công việc NHCSXH uỷ thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể
Quy trình cho vay vốn của NHCSXH bao gồm 9 nội dung công việc, NHCSXH uỷ thác cho các
tổ chức Hội thực hiện 06 nội dung công việc, cụ thể là:
(1). Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tượng thuộc diện thụ hưởng
các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vay vốn.
(2). Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp Tổ để kết nạp thành viên vào
Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ, bình xét công khai các hộ
có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH
(mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay.
Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ
TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng

kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các Điểm giao dịch của NHCSXH.
(3). Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay,
đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH
nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai,
dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay
sai mục đích,… để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

2


(4). Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH,
chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong các việc sau:
- Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế
hoạch trả nợ đã thoả thuận;
- Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được NHCSXH uỷ
nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến Điểm giao dịch của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết
kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các tổ TK&VV không được NHCSXH uỷ
nhiệm thu).
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất, phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tiến
hành đánh giá hoạt động của từng Tổ để xếp loại Tổ theo tiêu chí, những Tổ yếu kém, không còn khả
năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định.
(5). Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay; kiểm tra hoạt động
của các Tổ TK&VV (theo mẫu 16/TD) và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi
quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý
các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do
nguyên nhân khách quan (nếu có).
(6). Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu
đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã
đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ
bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới…

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV. Phối hợp với các
cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách
tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... để giúp người vay
sử dụng vốn vay có hiệu quả.
2.3. Ý nghĩa của việc ủy thác cho vay thông qua tổ chức chính trị - xã hội
- Công khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đoàn thể giúp
nhân dân được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tạo nên một
kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền.
- Củng cố hoạt động của tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở.
- Thông qua việc ủy thác cho vay, các tổ chức Hội, đoàn thể có thể lồng ghép việc triển
khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội.
- Giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tài chính, tiết
kiệm của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và
chi phí khi vay vốn.
- Thông qua việc bình xét hộ vay vốn công khai, dân chủ, phát huy vai trò của tổ chức
Hội, đoàn thể đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.
3. Phí dịch vụ uỷ thác cho vay trả cho các tổ chức chính trị - xã hội
3.1. Phí dịch vụ ủy thác
Tiền phí uỷ thác NHCSXH trả cho tổ chức Hội, đoàn thể có công thức tính như sau:
Tiền phí
uỷ thác

=

Mức phí dịch vụ uỷ thác
Lãi suất cho vay

(i). Mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho tổ chức Hội, đoàn thể từng thời kỳ phù hợp với mức
phí uỷ thác do Bộ Tài chính quy định. Hiện nay, mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho các tổ chức Hội,

đoàn thể là 0,045%/tháng tính trên dư nợ có thu được lãi.
(ii). Lãi suất cho vay là lãi suất trong hạn ghi trên sổ TK&VV (khế ước nhận nợ) khi cho
vay.

3


(iii). Số tiền lãi thực thu là số tiền lãi do người vay hoặc do Tổ TK&VV nộp vào ngân
hàng.
(iv). Việc chi trả mức phí dịch vụ uỷ thác còn phụ thuộc vào chất lượng dư nợ tín dụng uỷ
thác, cụ thể:
Dư nợ do tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn trên 10% thì Hội không
được hưởng phí uỷ thác.
3.2. Phân bổ mức phí dịch vụ uỷ thác cho từng cấp Hội, đoàn thể
Mức phí uỷ thác hiện hành (0,045%/tháng) được coi là 100%, phân bổ cho từng cấp Hội,
đoàn thể như sau:
- Hội cấp trung ương là:
3%
- Hội cấp tỉnh là:
5%
- Hội cấp huyện là:
8%
- Hội cấp xã là:
84%
3.3. Phương pháp thanh toán phí uỷ thác
- NHCSXH thanh toán phí uỷ thác cho các cấp Hội, đoàn thể theo thoả thuận. Việc trả phí
uỷ thác có thể theo tháng, quý, hoặc 6 tháng.
4. Trách nhiệm của tổ chức Hội, đoàn thể các cấp
Căn cứ vào nội dung công việc được uỷ thác, tổ chức Hội, đoàn thể ở mỗi cấp sẽ đảm
nhiệm những phần công việc khác nhau, cụ thể:

4.1. Trách nhiệm tổ chức Hội, đoàn thể cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
Trong 6 công đoạn nhận uỷ thác, tổ chức Hội, đoàn thể cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp
huyện thực hiện 2 công đoạn là (5 và 6) với nhiệm vụ chủ yếu là tăng cường công tác chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát các hoạt động ở cấp dưới; phối hợp với NHCSXH cùng cấp bàn các giải pháp
để đưa hoạt động tín dụng chính sách đi vào nề nếp và đảm bảo chất lượng cao, cụ thể:
* Về công tác kiểm tra: Theo văn bản đã thoả thuận giữa NHCSXH với các tổ chức Hội,
đoàn thể, Hội cấp Trung ương tổ chức kiểm tra ít nhất 40% Hội, đoàn thể cấp tỉnh; Hội, đoàn thể
cấp tỉnh tổ chức kiểm tra Hội, đoàn thể cấp huyện thuộc miền núi ít nhất một năm 1 lần và kiểm
tra Hội, đoàn thể cấp huyện thuộc đồng bằng ít nhất một năm 2 lần; Hội, đoàn thể cấp huyện tổ
chức kiểm tra 100% Hội, đoàn thể cấp xã và ít nhất 25 - 30% Tổ TK&VV.
* Về công tác tổ chức giao ban định kỳ:
- NHCSXH cấp huyện với Hội, đoàn thể cấp huyện: giao ban 2 tháng/lần.
- NHCSXH cấp tỉnh với Hội, đoàn thể cấp tỉnh: giao ban 3 tháng/lần.
* Về công tác sơ kết, tổng kết:
Định kỳ, NHCSXH cùng tổ chức Hội, đoàn thể tổ chức tổng kết đánh giá kết quả uỷ thác:
cấp tỉnh, cấp huyện định kỳ tổ chức tổng kết 1 năm/lần, cấp Trung ương định kỳ tổ chức tổng kết
2-3 năm/lần.
4.2. Trách nhiệm tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã
Đây là cấp trực tiếp thực thi nhiệm vụ nên phải thực hiện đầy đủ cả 6 công đoạn trong quy
trình cho vay và được cụ thể như sau :
- Chỉ đạo thành lập các Tổ TK&VV ở xã/phường;
- Lựa chọn những Tổ TK&VV đủ điều kiện đề nghị NHCSXH cấp huyện chấp thuận làm uỷ
thác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác;
- Tổ chức Hội, đoàn thể cử bộ phận cán bộ chuyên trách theo dõi và thực hiện việc uỷ thác
cho vay của NHCSXH, phải mở sổ sách theo dõi hoạt động uỷ thác cho vay của NHCSXH. Ban
thường vụ tổ chức Hội ở cấp xã không được kiêm nhiệm Ban quản lý Tổ TK&VV để đảm bảo
việc kiểm soát và đôn đốc hoạt động của các Tổ TK&VV;

4



- Chỉ đạo các Tổ TK&VV chủ động kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của từng
hộ đúng mục đích xin vay, đôn đốc hộ trả nợ, trả lãi tiền vay khi đến hạn trả;
- Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã phải chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra trong năm và
phải kiểm tra 100% hoạt động Tổ TK&VV. Ngoài ra, phải tổ chức kiểm tra đột xuất khi cần
thiết và tổ chức đối chiếu công khai đến từng hộ vay vốn mỗi năm một lần theo mẫu số 15/TD ;
- Phối hợp với NHCSXH cấp huyện tổ chức giao ban theo định kỳ 01 tháng/lần;
- Hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất, phối hợp với NHCSXH cấp huyện tiến hành
đánh giá hoạt động của Tổ TK&VV để xếp loại Tổ làm cơ sở củng cố, đào tạo, tập huấn, xếp loại
thi đua theo tiêu chí đã quy định tại văn bản số số 896/NHCS-TDNN ngày 21/4/2011, cụ thể:
+ Tổ xếp loại tốt: Đạt từ 85 điểm - 100 điểm.
+ Tổ xếp loại khá: Đạt từ 70 điểm - 84 điểm.
+ Tổ xếp loại trung bình: Đạt từ 50 điểm - 69 điểm.
+ Tổ xếp loại kém: Các Tổ TK&VV đạt dưới 50 điểm.
- Có trách nhiệm quản lý hoạt động của Tổ TK&VV trực thuộc, ngăn chặn và xử lý kịp
thời hiện tượng cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể ban lãnh đạo Tổ TK&VV,… lợi dụng, tham ô,
chiếm dụng tiền của người vay thông qua việc thu nợ, thu lãi, vay ké,…
- Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; giải thích,
hướng dẫn nghiệp vụ cho vay của NHCSXH đến người nghèo, các đối tượng chính sách khác.
- Kết hợp với các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... hướng dẫn giúp hộ
nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả .
- Cán bộ của tổ chức Hội, đoàn thể được giao cần hiểu và nắm rõ quy định nghiệp vụ cho
vay của NHCSXH để hoàn thành công việc nhận uỷ thác cho vay và không được thu tiền (gốc, lãi,
tiền tiết kiệm) của tổ viên; không được lợi dụng nhiệm vụ được giao để tham ô, chiếm dụng, vay
ké làm ảnh hưởng đến tổ chức Hội, đoàn thể NHCSXH và mất tín nhiệm đối với tổ viên, Tổ
TK&VV, tổ chức Hội, đoàn thể UBND xã, NHCSXH.
- Định kỳ hàng năm, tổ chức Hội, đoàn thể phải tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, biểu
dương điển hình tiên tiến, nêu ra những vướng mắc tồn tại và giải pháp khắc phục

BÀI 2: TỔ


TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN

PHẦN A: QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Khái niệm Tổ: Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) là tổ chức do một tổ chức chính
trị - xã hội hoặc trưởng thôn đứng ra thành lập trên địa bàn hành chính của thôn hoặc xã và
được UBND cấp xã chấp thuận bằng văn bản.
2. Mục đích thành lập Tổ
- Tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay
vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải
thiện đời sống; cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống;
cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng.
- Các tổ viên trong Tổ TK&VV (sau đây gọi tắt là Tổ) cùng giúp đỡ nhau từng bước
có thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng
hoá, hoạt động tín dụng và tài chính.

5


- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.
3. Nguyên tắc thành lập và hoạt động của Tổ
- Tự nguyện, đoàn kết, tương trợ, cùng có lợi.
- Các tổ viên cam kết cùng thực hiện đúng nghĩa vụ khi vay vốn, trả nợ và các
nghĩa vụ khác.
- Tổ hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số dưới sự điều hành
của Ban quản lý Tổ.
4. Điều kiện thành lập Tổ
- Có tối thiểu 05 tổ viên và tối đa 60 tổ viên cư trú hợp pháp theo địa bàn cấp xã.

Nếu địa bàn cấp thôn có đủ số lượng tổ viên thì thành lập Tổ theo cấp thôn. Nếu trong
một thôn không đủ số tối thiểu 5 tổ viên theo quy định thì được thành lập Tổ theo địa
bàn thôn liền kề trong xã (liên thôn).
- Có Quy ước hoạt động nêu rõ nội dung hoạt động của Tổ.
- Việc thành lập Tổ và nội dung Quy ước hoạt động của Tổ phải được Ủy ban nhân
dân (UBND) cấp xã chấp thuận theo quy định
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nội dung thành lập Tổ
- Ban giảm nghèo cấp xã lựa chọn và đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã giao cho Trưởng
thôn hoặc 1 tổ chức chính trị - xã hội đứng ra vận động thành lập Tổ.
- Tổ được bổ sung tổ viên nhưng tối đa không quá 60 tổ viên.
- NHCSXH phối hợp với UBND cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã tổ
chức việc đào tạo nghiệp vụ và quản lý Tổ.
2. Trình tự thành lập Tổ
Bước 1: Ban giảm nghèo cấp xã, các tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã và Trưởng thôn tuyên
truyền, vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác gia nhập Tổ.
Bước 2: Trưởng thôn hoặc tổ chức Hội, đoàn thể chủ trì đứng ra vận động thành lập Tổ
và chọn 01 thành viên tự nguyện gia nhập Tổ làm Thư ký ghi biên bản cuộc họp. Nội
dung cuộc họp thành lập Tổ bao gồm:
- Thông qua danh sách các tổ viên của Tổ.
- Thông qua Nội dung quy ước hoạt động của Tổ.
- Bầu Ban quản lý Tổ.
Bước 3: Kết thúc cuộc họp, người chủ trì có trách nhiệm báo cáo và trình UBND
cấp xã phê duyệt cho phép Tổ hoạt động, sau đó gửi cho NHCSXH nơi cho vay 01 bản
và giao cho Tổ lưu gữi 01 bản.
3. Ban quản lý Tổ TK&VV
a. Về số lượng thành viên Ban quản lý Tổ:
Ban quản lý Tổ phải có đủ 02 thành viên: tổ trưởng, tổ phó. Ban quản lý Tổ do các
tổ viên trong Tổ bầu chọn. Trong trường hợp đặc biệt, chưa bầu được Ban quản lý Tổ thì Chủ
tịch UBND cấp xã chỉ định, nhưng tối đa trong 03 tháng Tổ phải tiến hành họp để bầu Ban

quản lý Tổ theo đúng quy định.
b. Về tiêu chuẩn các thành viên Ban quản lý Tổ
- Phải là người có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong
công việc và được các tổ viên trong Tổ tín nhiệm.

6


- Tổ trưởng và tổ phó không có mối quan hệ vợ chồng, cha, mẹ, con hoặc anh chị
em ruột.
- Thành viên Ban thường vụ tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã trực tiếp nhận ủy thác
với NHCSXH không tham gia vào Ban quản lý Tổ do đơn vị mình quản lý.
c. Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban quản lý Tổ
Các thành viên trong Ban quản lý Tổ phải phối kết hợp, đôn đốc, giám sát lẫn nhau
để hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý Tổ và những công việc được NHCSXH ủy
nhiệm, cụ thể:
4. Nhiệm vụ và quyền lợi của Ban quản lý Tổ
a. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý Tổ (gồm 12 nhiệm vụ)
a1/ Triển khai, thực hiện Quy ước hoạt động của Tổ; Tuyên truyền, hướng dẫn, giải
thích cho các tổ viên về: chủ trương, chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với hộ
nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, thủ tục vay vốn NHCSXH, nâng
cao ý thức trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.
a2/ Tiếp nhận Giấy đề nghị vay vốn (mẫu 01/TD) của tổ viên gửi đến. Tổ chức họp
Tổ để bình xét cho vay công khai dưới sự giám sát, chứng kiến của Trưởng thôn và tổ
chức Hội,
* Nội dung bình xét cho vay công khai bao gồm:
- Tổ viên đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Chính phủ và NHCSXH đối với
từng chương trình xin vay.
- Đánh giá mức vốn xin vay, mức độ phù hợp của nhu cầu sử dụng vốn vay để thực
hiện phương án sản xuất, kinh doanh của tổ viên theo từng chương trình xin vay và theo

quy định của NHCSXH.
- Căn cứ vào những nội dung trên và chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ
của từng hộ để bình xét và đề nghị được vay vốn với mức vốn cần thiết, thời hạn vay
vốn phù hợp.
- Sau khi được Tổ thống nhất bình xét cho vay công khai và biểu quyết các hộ được
vay vốn thì tổ trưởng lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn gửi Ban giảm nghèo để
trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị NHCSXH cho vay.
- Quán triệt cho tổ viên về ý thức vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ
và lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn.
a3/ Nhận kết quả phê duyệt cho vay của NHCSXH, thông báo cho tổ viên biết lịch
giải ngân của ngân hàng, chứng kiến việc ngân hàng phát tiền vay trực tiếp đến người
vay.
a4/ Lưu giữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động của Tổ. Tham gia đầy
đủ các phiên giao dịch của NHCSXH, các buổi họp giao ban với ngân hàng, các lớp tập
huấn nghiệp vụ, lĩnh hội và phổ biến đầy đủ các thông tin đến tổ viên.
a5/ Đôn đốc các tổ viên tham dự các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn
vay đúng mục đích, có hiệu quả.
a6/ Những Tổ có tín nhiệm và có đủ điều kiện sẽ được NHCSXH ký Hợp đồng ủy
nhiệm với Ban quản lý Tổ mà người đại diện là Tổ trưởng. Ban quản lý Tổ chỉ được
thực hiện những nội dung công việc trong Hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH.
a7/ Đôn đốc các tổ viên trong Tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ trả lãi đúng
hạn. Nếu tổ viên gặp khó khăn chưa trả được nợ thì có biện pháp giúp đỡ tổ viên trả nợ ngân
hàng.

7


a8/ Trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh, thu nhập và trả
nợ ngân hàng của tổ viên. Thông báo kịp thời cho NHCSXH, chính quyền địa phương

những trường hợp tổ viên sử dụng vốn vay sai mục đích, thay đổi chỗ ở ra ngoài địa bàn
xã và các trường hợp khác ảnh hưởng đến hoạt động của Tổ và chất lượng tín dụng.
a9/ Ban quản lý Tổ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Trưởng thôn, tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác, UBND cấp xã và NHCSXH. Phải tham gia và chứng kiến việc kiểm tra
sử dụng vốn vay, đối chiếu nợ vay và số dư tiền gửi tại hộ của các tổ chức, cơ quan có trách
nhiệm.
a10/ Chủ động đôn đốc, tham mưu và phối kết hợp với Trưởng thôn, tổ chức chính
trị - xã hội, Ban giảm nghèo và UBND cấp xã xử lý các trường hợp nợ quá hạn, nợ bị
chiếm dụng, đặc biệt có biện pháp thu hồi đối với trường hợp có điều kiện trả nợ đến
hạn, quá hạn nhưng không trả nợ và tất cả các trường hợp chiếm dụng vốn gốc, lãi của tổ
viên.
a11/ Phối kết hợp với Trưởng thôn, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực
hiện kiểm tra, xác minh và có ý kiến về việc tổ viên đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ
hạn nợ, xử lý nợ bị rủi ro.
a12/ Đề xuất, kiến nghị và khiếu nại với chính quyền, NHCSXH và các cơ quan
liên quan về việc thực hiện chủ trương, chính sách cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và
các đối tượng chính sách khác.
b. Quyền lợi của Ban quản lý Tổ
b1/ Được NHCSXH đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt động của
Tổ.
b2/ Được tham gia các cuộc họp giao ban với NHCSXH.
b3/ Được NHCSXH chi trả hoa hồng cho các hoạt động nghiệp vụ về quản lý Tổ,
quản lý nợ vay, thực hiện uỷ nhiệm cho NHCSXH trên cơ sở quy định của Nhà nước
từng thời kỳ và gắn với kết quả thực hiện công việc ủy nhiệm và chất lượng tín dụng của
Tổ.
b4/ Được NHCSXH xem xét khen thưởng theo định kỳ hoặc đột xuất.
5. Quyền lợi và Nghĩa vụ của tổ viên
a. Quyền lợi của tổ viên:
- Tổ viên trong Tổ được hỗ trợ thủ tục, hồ sơ vay vốn và nhận vốn vay trực tiếp từ
NHCSXH theo danh sách đã được phê duyệt khi vay vốn.
- Được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, khuyến nông,

khuyến lâm, khuyến ngư....
- Được bàn bạc và biểu quyết các công việc của Tổ. Được quyền đề đạt ý kiến,
nguyện vọng với Ban quản lý Tổ.
b. Nghĩa vụ của tổ viên
- Chấp hành Quy ước hoạt động và biểu quyết tại các cuộc họp của Tổ.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; trả nợ gốc, trả lãi vốn vay đầy đủ, kịp
thời; có trách nhiệm giám sát lẫn nhau trong việc vay vốn, trả nợ Ngân hàng và việc thực
hiện Quy ước hoạt động của Tổ.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Ban quản lý Tổ, Trưởng thôn, Ban giảm nghèo,
chính quyền cơ sở, tổ chức chính trị - xã hội và NHCSXH trong quá trình sử dụng vốn
vay Ngân hàng.

8


III. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TẠI TỔ
1. Kiện toàn lại hoạt động của Tổ và Ban quản lý Tổ.
a. Tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã chủ trì tổ chức họp 100% các tổ TK&VV
để kiện toàn lại hoạt động của Tổ và Ban quản lý Tổ. Nội dung cuộc họp gồm; xác nhận lại
danh sách tổ viên, thông qua Quy ước hoạt động của Tổ, bầu lại Ban quản lý Tổ nhằm đảm
bảo phù hợp với nội dung các quy định nêu trên.
b. Cuộc họp phải có sự tham gia, chứng kiến của Trưởng thôn và lập thành Biên
bản (sử dụng mẫu 10A/TD) tiêu đề Biên bản sửa thành “Biên bản họp về kiện toàn Ban
quản lý tổ TK&VV theo quyết định số 15/QĐ-HĐQT” và sửa tiêu đề mục I “Danh sách
tổ viên tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV thành “Danh sách thành viên của Tổ”. Kết thúc
cuộc họp Tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã có trách nhiệm báo cáo và trình
Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt, sau đó gửi NHCSXH 01 bản để lưu giữ cùng hồ sơ pháp lý
của Tổ và gửi Tổ trưởng lưu 01 bản.
c. Các trường hợp khi kiện toàn Tổ TK&VV.
- Trường hợp, Tổ trưởng cũ vẫn được tín nhiệm bầu lại làm tổ trưởng thì tiếp tục thực

hiện nhiệm vụ của Tổ trưởng theo Quy ước hoạt động của Tổ và quy định của NHCSXH.
- Trường hợp thay đổi Tổ trưởng, các công việc phải làm bao gồm:
+ NHCSXH phối hợp cùng với tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác chỉ đạo và yêu cầu
Tổ trưởng cũ thực hiện việc bàn giao Hồ sơ pháp lý và các loại giấy tờ, chứng từ có liên quan
đến hoạt động của Tổ TK&VV cho Tổ trưởng mới.
+ Tổ trưởng mới tiến hành đối chiếu số dư nợ vay, số lãi đã trả, số dư tiền gửi của
từng tổ viên được ghi trên Bảng kê 13/TD với thực tế tại hộ vay và đối chiếu tổng số dư tiền
gửi của tổ viên trên Bảng kê 13/TD phải khớp đúng với số dư trên Sổ tiết kiệm. Trường hợp
có chênh lệch (thừa, thiếu) do bị chiếm dụng, tham ô, vay ké thì Tổ trưởng thông báo kịp thời
cho NHCSXH biết để xử lý. Kết quả đối chiếu được lập thành Danh sách theo mẫu số 15/TD
đính kèm văn bản này và gửi NHCSXH nơi cho vay.
+ NHCSXH nơi cho vay tiến hành làm thủ tục đăng ký mẫu chữ ký cho Tổ trưởng mới
trên Phiếu lưu tiết kiệm không kỳ hạn sau khi đã hoàn tất việc nhận bàn giao từ Tổ trưởng cũ.
d. Đối với tiền gửi tiết kiệm của tổ viên thông qua Tổ TK&VV: ở những nơi đã mở tài
khoản tiền gửi cá nhân cho tổ viên Tổ TK&VV theo hệ thống Core Banking của dự án hiện đại
hóa tin học thì áp dụng theo quy trình nghiệp vụ của hệ thống mới.
2. Ký kết Hợp đồng uỷ nhiệm thu lãi, thu tiền gửi và thực hiện một số nội dung
công việc khác trong quy trình cho vay của NHCSXH với Ban quản lý Tổ TK&VV
Sau khi nhận được Biên bản họp về việc kiện toàn Ban quản lý Tổ TK&VV, NHCSXH
nơi cho vay thực hiện việc ký Hợp đồng uỷ nhiệm thu lãi, thu tiền gửi và thực hiện một số nội
dung công việc khác trong quy trình cho vay của NHCSXH với Ban quản lý Tổ TK&VV theo
mẫu số 11/TD ban hành kèm theo văn bản số 1004/NHCS-TDNN.
PHẦN B: MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC BAN QUẢN LÝ TỔ CẦN NẮM VỮNG
I. Nhận diện đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi
1. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo
Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 giai đoạn 2011 - 2015 của
Thủ tướng Chính phủ quy định như sau:
- Hộ nghèo ở nông thôn: có mức thu nhập bình quân từ 400.000đ/ng/tháng trở
xuống.


9


- Hộ nghèo ở thành thị: có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đ/ng/tháng trở
xuống.
- Hộ cận nghèo ở nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 401.000đ đến
520.000đồng/người/tháng.
- Hộ cận nghèo ở thành thị có mức thu nhập bình quân từ 501.000đ đến
650.000đồng/người/tháng.
Trong thực tế, hộ nghèo và hộ cận nghèo là hộ có tên trong danh sách hộ nghèo, hộ
cận nghèo của xã, được UBND huyện hoặc phòng LĐ-TB&XH cấp huyện xác nhận.
2. Hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính:
Theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007, Học sinh, sinh
viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn,
dịch bệnh có xác nhận của UBND cấp xã, thuộc đối tượng được vay vốn của chương
trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
3. Hộ gia đình chính sách bao gồm:
- Hộ gia đình có công với cách mạng.
- Các gia đình thương binh, liệt sỹ.
- Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.
- Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…).
- Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn.
4. Các trường hợp khác.
Do đặc thù một số chương trình, đối tượng được vay vốn phải có tên trong danh sách
được UBND cấp huyện phê duyệt.
II. Một số nội dung cơ bản về xử lý nợ bị rủi ro của NHCSXH
Khách hàng được vay vốn của NHCSXH, khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan
được thực hiện xử lý nợ rủi ro theo quy định.
1. Các nguyên nhân khách quan bao gồm:

Nhóm 1: Thiên tai, dịch bệnh
Nhóm 2: Do biến động kinh tế và thay đổi chính sách của Nhà nước
- Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh như: không còn nguồn cung cấp nguyên vật liệu; mặt hàng sản xuất kinh doanh bị
cấm, bị hạn chế hoặc khách hàng phải thực hiện việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh….
- Do biến động chính trị, kinh tế - xã hội ở khu vực, quốc tế và nước nhận lao động của
Việt Nam làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động như: doanh nghiệp tiếp nhận lao động
bị phá sản, giải thể; doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
nên đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.
Nhóm 3: Thiệt hại về con người gồm những khách hàng vay vốn, học sinh, sinh viên
hoặc người đi lao động tại nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình:
- Bị mất năng lực hành vi dân sự; người lao động bị tai nạn nghề nghiệp; ốm đau thường
xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa.
- Chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích mà không còn tài sản để trả nợ, không
có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng.
2. Các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro
2.1. Gia hạn nợ

10


a. Gia hạn nợ là việc NHCSXH cho phép khách hàng được kéo dài thời hạn trả nợ đã
cam kết trong hợp đồng tín dụng. Trong thời gian gia hạn nợ khách hàng vẫn phải trả lãi tiền
vay.
b. Điều kiện gia hạn nợ
- Khách hàng vay vốn bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh; ảnh hưởng của cơ chế chính sách
và tình hình biến động kinh tế, chính trị trong và ngoài nước.
- Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản dưới 40%.
c. Thời gian gia hạn nợ: thời gian gia hạn nợ tối đa đến 12 tháng đối với loại cho vay
ngắn hạn; tối đa không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với các khoản vay trung và dài hạn, được

tính từ ngày khách hàng vay đến hạn trả nợ.
2.2. Khoanh nợ
a. Khoanh nợ là việc NHCSXH chưa thu nợ của khách hàng và không tính lãi tiền vay
phát sinh trong thời gian được khoanh nợ.
b. Điều kiện khoanh nợ
- Khách hàng vay vốn bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh; ảnh hưởng của cơ chế chính sách
và tình hình biến động kinh tế, chính trị trong và ngoài nước.
- Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến 100%.
c. Thời gian khoanh nợ
- Trường hợp mức độ thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến dưới 80%: thời gian
khoanh nợ tối đa là 3 năm, tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.
- Trường hợp mức độ thiệt hại về vốn và tài sản từ 80% đến 100%: thời gian khoanh nợ
tối đa là 5 năm, tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.
- Trường hợp hết thời gian khoanh nợ, khách hàng vay vốn vẫn gặp khó khăn, chưa có
khả năng trả nợ sẽ được xem xét tiếp tục cho khoanh nợ với thời gian tối đa không vượt quá
thời gian đã được khoanh nợ lần trước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2.3. Xoá nợ (gốc, lãi)
a. Xoá nợ (gốc, lãi) là việc NHCSXH không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi của
khách hàng đang còn dư nợ tại NHCSXH.
b. Điều kiện xóa nợ
- Khách hàng vay vốn bị rủi ro đã được khoanh nợ nhưng sau khi đã hết thời gian khoanh
nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung) mà vẫn không có khả năng trả nợ và NHCSXH
đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán.
- Các trường hợp nêu tại nhóm 3 điểm 1 mục II nêu trên và NHCSXH đã áp dụng các
biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán.
c. Số tiền xoá nợ (gốc, lãi) cho khách hàng bằng số tiền khách hàng còn phải trả cho
ngân hàng sau khi ngân hàng đã áp dụng các biện pháp tận thu.
3. Trình tự thực hiện xử lý nợ bị rủi ro
- Khi gặp rủi ro khách hàng lập 01 liên Đơn đề nghị xử lý nợ hoặc 02 liên đối với
khoanh nợ và xóa nợ kèm 01 liên các giấy tờ có liên quan gửi NHCSXH nơi vay vốn.

- NHCSXH nơi cho vay kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ, phối hợp với
khách hàng và cá nhân, tổ chức có liên quan tiến hành thẩm tra, lập Biên bản (mẫu số
02/XLN) và tổng hợp trình cấp trên theo quy định

11


Bài 3

BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
LIÊN TỊCH VỚI NGÂN HÀNG CSXH TẠI CƠ SỞ

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG CSXH:

* NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, thực hiện
cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, mục tiêu chủ yếu là xoá đói giảm nghèo. Mức
cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH theo Quyết định của Chính phủ từng thời kỳ.
* Đối tượng được vay:
Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH thực hiện việc cho vay 6 danh mục đối
tượng chính sách như sau:
1. Hộ nghèo.
2. Học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn.
3. Cho vay vốn giải quyết việc làm (GQVL).
4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) tại các xã đặc biệt khó khăn
(ĐBKK) thuộc chương trình 135.
6. Các đối tượng khác khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

* Phương thức cho vay: NHCSXH đang thực hiện 02 phương thức cho vay:

- Phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội (tổ chức
chính trị - xã hội viết tắt là tổ chức Hội, đoàn thể)
- Phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng
Hiện nay, NHCSXH đang thực hiện cho vay 17 chương trình tín dụng và 4 dự án của
các tổ chức tài chính Quốc tế
Đến tháng 7 năm 2014 tổng dư nợ của NHCSXH ước đạt 150.000 tỷ đồng với gần 7,6
triệu khách hàng đang vay vốn qua 213.000 tổ Tiết kiệm vay vốn.
Trong các chương trình trên thì chủ yếu tập trung cho vay hộ nghèo (37%), cho vay học
sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn( 32%), cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó
khăn(11,5%), cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn( 10%)….
II. BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH LIÊN TỊCH VỚI NGÂN
HÀNG CSXH TẠI CƠ SỞ
Trong hơn 10 năm qua, dư nợ nhận ủy thác của Đoàn TN liên tục tăng cả về khối lượng tín
dụng và số lượng các chương trình tín dụng. Nếu như cuối năm 2003, dư nợ chỉ có vỏn vẹn gần
63 tỷ đồng với duy nhất 1 chương trình tín dụng thì đến cuối năm 2013 dư nợ đã đạt hơn 12.500

12


tỷ đồng với 16 chương trình, chiếm 10% tổng dư nợ NHCSXH ủy thác cho các tổ chức chính trị xã hội. Và tính đến hết tháng 7/2014 dư nợ vốn ủy thác qua Đoàn TN đã vượt 13.600 tỷ đồng với
hơn 768.000 hộ vay.
Đến nay đã có 100% tỉnh thành đoàn đều tăng dư nợ ủy thác, trong đó có nhiều tỉnh thành
đoàn dư nợ cao, nhiều tỉnh dư nợ trên 400 tỷ đồng và cao nhất là Nghệ An (641 tỷ đồng), Thanh
Hóa (530 tỷ đồng), Lào Cai (423 tỷ đồng), Phú Thọ (418 tỷ Đồng), An Giang (412 tỷ đồng),Sóc
Trăng (455 tỷ đồng), Sơn La (457 tỷ đồng), Hòa Bình (400 tỷ đồng)… Có 13 tỉnh thành Đoàn vẫn
có số dư nợ thấp dưới 100 tỷ đồng như: Thừa Thiên Huế (25,8 tỷ đồng), Cần Thơ (45 tỷ đồng),
Khánh Hòa (66 tỷ đồng), Tiền Giang (69 tỷ đồng)…
* Hiệu quả của chương trình: đã giúp Đoàn có 5 cái được: Phong trào sản xuất, kinh doanh
trong thanh niên được phát triển; Vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn được củng cố và nâng cao; Cán
bộ Đoàn được trang bị thêm kiến thức quản lý kinh tế. Có nhiều mô hình tốt, nhiều thanh niên

làm ăn có hiệu quả góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội; Có được thêm kinh phí phục vụ cho các
họat động của Đoàn
Hoạt động này đã thiết thực góp phần giúp tổ chức Đoàn xây dựng và củng cố tổ chức, thực
sự đồng hành cùng thanh niên trong phong trào lập thân, lập nghiệp.
* Hạn chế, tồn tại của chương trình:
- Dư nợ của Đoàn thanh niên trong 4 tổ chức chính trị - xã hội là thấp nhât, chỉ đạt 10,5 %
tổng dư nợ cho vay của ngân hàng CSXH.
- Chất lượng tín dụng không đồng đều giữa các tỉnh. Nhiều tỉnh có dư nợ thấp dưới 100 tỷ
đồng.
- Việc thực hiện dịch vụ ủy thác của tổ chức đoàn không đồng đều trong cả 6 công đoạn
trong quy trình cho vay, chủ yếu chỉ quan tâm đến việc giải ngân và thu lãi mà thiếu quan tâm
đến nội dung công việc khác.
- Nợ quá hạn tương đối cao ( bình quân cả nước là 0,66% trong đó cao nhất là khu vực Đông
nam bộ, Đồng bằng sông Tiền, Đồng bằng sông Hậu: Cà Mau: 2,5%, TP Hồ Chí Minh 2,4 % và
An Giang 2,3%) ).
- Chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn; Công tác tuyên truyền, vận động người
vay gửi tiền tiết kiệm một số nơi còn hạn chế.
Để thực hiện tốt Chương trình liên tịch số 283/CTLT giữa TƯĐoàn và NHCSXH về việc tổ
chức thực hiện ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có hiệu quả,
các tổ chức Đoàn cần nắm vững một số nội dung sau:
1. Những tồn tại, hạn chế cụ thể trong việc nhận ủy thác từ phía cán bộ đoàn cơ sở.
a) Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng và các quy định của Ngân hàng: vấn
còn một số nơi làm chưa tốt, chưa kịp thời, có triển khai nhưng chưa đến nơi đến chốn và không
đồng đều giữa các xã, các huyện và thiếu tính nghiêm túc. Vì vậy đến nay vẫn còn nhiều người

13


vay nhận thức nguồn vốn này là cho không, nhiều người có vay có khả năng trả nợ nhưng còn
trông chờ, ỷ lại, chây ỳ... Tổ chức đoàn chưa thật sự kiên quyết tìm mọi biện pháp thu hồi nợ

b) Việc củng cố, sắp xếp lại hoạt động của tổ TK&VV, kết nạp tổ viên vào tổ và kết quả hoạt
động của tổ do ĐTN quản lý trong thời gian qua còn sai sót, hạn chế. Chất lượng hoạt động của tổ
còn nhiều hạn chế; chưa thực sự nghiêm túc việc bình xét cho vay, chưa sinh hoạt tổ định kỳ,
chưa thu lãi tháng theo biên lai, chưa đấu tranh phê bình đối với những tổ viên chưa chấp hành
nghiêm túc nội quy của Tổ như: nợ quá hạn, lãi tồn đọng, nợ bị xâm tiêu chiếm dụng...
c) Cán bộ đoàn cấp xã còn thụ động, chưa sâu sát đối với hoạt động, chưa phát hiện sai sót,
yếu kém của tổ, của hộ vay, chưa có giải pháp tốt và chưa kiên quyết trong việc thu hồi nợ qúa
hạn, thu lãi tồn đọng, nhiều món vay chưa trả lãi trong thời gian dài.... Ngoài ra còn khối lượng
lớn nợ đến hạn chưa được xử lý bằng các biện pháp nghiệp vụ như; đôn đốc trả nợ, cho gia hạn nợ
cho vay lưu vụ, chuyển nợ quá hạn.
d) Chưa chủ động kiểm tra, đối chiếu nợ tại hộ vay nên chưa kịp thời phát hiện các trường
hợp xâm tiêu, chiếm dụng. Ngoài số nợ bị xâm tiêu chiếm dụng do nhận bàn giao, trong những
năm qua phát sinh nhiều vụ xâm tiêu chiếm dụng do ĐTN quản lý đến nay vẫn tồn đọng, chưa
thu hồi dứt điểm, thậm chí có nơi vẫn phát sinh làm ảnh hưởng đến uy tín của Đoàn, ngân hàng.
Chưa phát hiện kịp thời các trường hợp người vay bị rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng để
thông báo cùng ngân hàng, chính quyền cấp xã lập Biên bản rủi ro, hoàn thiện hồ sơ bị rủi ro để
trình cơ quan có thẩm quyền.
e) Nhiều ban quản lý tổ TK&VV chưa nắm chắc quy định nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng
Chính sách XH và các công việc được NHCSXH ủy nhiệm ghi trong hợp đồng ủy nhiệm, nên
thực hiện chưa đầy đủ và theo đúng quy định. Cán bộ ĐTN làm công tác ủy thác cũng chưa sâu
sát, chưa nắm chăc quy định nghiệp vụ cho vay và các công việc tổ phải làm để tham gia chỉnh
sửa, đôn đốc, nhắc nhở. Cụ thể:
- Bình xét cho vay còn mang tính bình quân, chia đều dẫn đến không đáp ứng nhu cầu vốn
cần thiết của mỗi gia đình và số tiền vay được của từng hộ gia đình còn thấp, khả năng phát huy
hiệu quả của đồng vốn hạn chế.
- Còn nhiều sai sót trong khi tác nghiệp tại Tổ; Tổ trưởng và Ban quản lý tổ còn thu nợ gốc
của tổ viên đem nộp ngân hàng, nhiều tổ trưởng nộp tiền tại trụ sở ngân hàng chính sách mà
không đến điểm giao dịch tại xã. Một số trường hợp tổ trưởng đã xâm tiêu tiền gốc, lãi của tổ
viên.
f) Cán bộ đoàn chưa bám sát và theo dõi thường xuyên hoạt động của tổ, chưa tích cực

đôn đốc ban quản lý tổ thực hiện hợp đồng ủy nhiệm với Ngân hàng. Cán bộ đoàn cấp xã chưa
tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban hàng tháng tại điểm giao dịch xã vào ngày trực giao dịch
cố định, nhất là những phiên giao dịch trùng vào ngày nghỉ lễ, ngày cuối tuần...hoặc tham gia giao
ban không đúng thành phần nên hạn chế đến việc tiếp thu và triển khai công việc sau giao ban,
không tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn..

14


Ngoài ra trong quá trình thực hiện còn một số nơi ĐTN chưa có sổ sách theo dõi việc thực
hiện ủy thác hoặc đã có sổ sách nhưng vẫn còn là hình thức, chưa rõ ràng, chưa cụ thể. Sự phối
hợp chưa tốt của NHCSXH và ĐTN trong việc kiểm ttra giám sát, giao ban, tổ chức đánh giá, rút
kinh nghiệm chưa kịp thời...
g) Việc lồng ghép giữa hoạt động tín dụng và khuyến nông khuyến lâm khuyến ngư tại địa
phương còn thiếu sự gắn kết và hiệu quả chưa cao.
2. Một số giải pháp thực hiện đối với cán bộ cơ sở trong hệ thống ĐTN:
a. Cần làm tốt, đầy đủ 6 công đoạn ủy thác đã thỏa thuận với NHCSXH. Từng cấp bộ đoàn
cần tổ chức đánh giá lại việc thực hiện dịch vụ ủy thác cho vay, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo
điều hành và tổ chức thực hiện, xem xét lại hiệu quả làm việc của cán bộ được bố trí làm công
việc này. Cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ; làm tốt công tác tuyên
truyền vận động để nâng cao trách nhiệm và ý thức trả nợ của người vay.
Đảm bảo thực hiện đầy đủ những nội dung liên tịch và thỏa thuận đã ký với NHCSXH. Đoàn
cấp tỉnh, huyện và xã đều phải phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách và ít nhất có 1 cán bộ chuyên
trách theo dõi ổn định
b. Tăng cường và làm tốt công tác chỉ đạo, phối hợp kiểm tra, giám sát đối với hoạt động ủy
thác, thực hiện đối chiếu nợ công khai hàng năm theo quy định; kiểm tra thường xuyên, có chất
lượng hoạt động của tổ TK &VV. Đôn đóc Tổ Tiết kiệm VV thực hiện tốt thu nợ, thu gốc đặc
biệt là chương trình cho vay học sinh sinh viên; Tiếp tục làm tốt việc thu lãi hàng tháng
- Phối hợp chặt chẽ với NHCSXH và chính quyền cơ sở tiếp tục củng cố kiện toàn Tổ tiết
kiệm và vay vốn theo đúng quy chế do Hội đồng quản trị NHCSXH ban hành

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Đoàn Thanh niên cấp huyện và
cấp xã cần chủ động phối hợp với NHCSXH đánh giá, phân loại Tổ tiết kiệm và vay vốn hàng
năm
c. Có giải pháp kiên quyết và triệt để xử lý các khoản nợ do cán bộ Hội đoàn thể, Ban quản lý
Tổ xâm tiêu, chiếm dụng để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả của chương trình
và uy tín của tổ chức đoàn.
d. Đưa kết quả thực hiện ủy thác vào chương trình thi đua, đánh giá hoạt động của tổ chức hội
từng cấp để tạo đòn bẩy, động lực thi đua khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành
tích tốt và có hình thức kỷ luật đối với tập thể cá nhân thiếu trách nhiệm, làm không tốt.
e. Để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả ĐTN cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan khuyến nông
giúp hộ nghèo sử dụng vay vốn đạt hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Cần xây dựng
những mô hình điểm về làm kinh tế xóa đói giảm nghèo một cách thiết thực, đánh giá rút kinh
nghiệm nhân rộng.
g. Làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách về tín dụng ưu đãi đến hộ nghèo
và các đối tượng chính sách, tránh hiện tượng hiểu lầm vốn vay NHCS là vốn nhà nước, hỗ trợ,
cho không.

15


Đối tượng cho vay

Lãi suất

Hộ nghèo
Cho vay hộ nghèo

7,2%/năm

Cho vay hộ nghèo tại 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a

năm 2008 của Chính phủ

3,6%/năm

Hộ cận nghèo
Cho vay hộ cận nghèo

8,64%/năm

Học sinh, sinh viên
Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn

7,2%/năm

Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm
Cho vay cơ sở SXKD của thương binh, người tàn tật

3,6%/năm

Cho vay thương binh, người tàn tật

6%/năm

Cho vay các đối tượng khác

7,2%/năm

Các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
Cho vay người lao động là hộ nghèo và người DTTS thuộc
64 huyện nghèo theo

Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính phủ

3,6%/năm

Cho vay các đối tượng còn lại thuộc 64 huyện nghèo theo
Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính phủ

7,2%/năm

Cho vay xuất khẩu lao động

7,2%/năm

Các đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ
Cho vay mua nhà trả chậm Đồng bằng sông Cửu Long

3%/năm

Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

9,6%/năm

Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

9,6%/năm

Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

1,2/năm


Cho vay hộ hộ dân tộc thiểu số di dân định canh, định cư

7,8%/năm hoặc
0%/năm

Cho vay phát triển lâm nghiệp

7,2%/năm

Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

9,6%/năm

Cho vay hộ trợ hộ nghèo làm nhà ở

3%/năm

16



×