Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG TÀI TRỢ VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH BẮC KẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.14 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG TÀI TRỢ VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO TẠI TỈNH BẮC KẠN
I. Khái quát về NHCSXH Tỉnh Bắc Kạn
1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn:
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX, Luật Các tổ chức tín dụng
và Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá X về chính sách tài trợ vốn đối với
người nghèo, các đối tượng chính sách khác và tách việc cho vay chính sách ra khỏi
hoạt động cho vay vốn thông thường của các Ngân hàng thương mại Nhà nước, cơ
cấu lại hệ thống Ngân hàng. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP
ngày 14 tháng 10 năm 2002 vế tài trợ vốn đối cới người nghèo và các đối tượng
chính sách khác và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 131/QĐ-TTg
ngày 04/10/2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội (viết tắt là
NHCSXH) tên giao dịch Quốc tế : Viet Nam Bank For Social Polices (VBSP) để
thực hiện tài trợ vốn ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên
cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập và hoạt động từ
tháng 8 năm 1995.
Theo đó, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định
số 36/QĐ- HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH: chính
thức khai trương vào ngày 27/03/2003.
Những ngày đầu mới thành lập đội ngũ cán bộ chỉ có 7 người, với muôn vàn
khó khăn như trụ sở làm việc phải mượn nhờ NHNo&PTNT; Tài sản cố định, công
cụ lao động phục vụ công tác thiếu thốn. Đến nay toàn chi nhánh đã có 100 người,
được sắp xếp bố trí tại 8 huyện, thị; trụ sở giao dịch đã thuê nhà dân, có sàn giao dịch
với khách hàng, trang bị tài sản cố định, công cụ lao dộng đủ để đảm bảo hoạt động
nghiệp vụ. Với đội ngũ cán bộ phần đa là mới tuyển dụng được trang bị kiến thức cơ
bản, cùng với việc tăng cường tập huấn, đào tạo nghiệp vụ tại chi nhánh có đủ đội
ngũ cán bộ gánh vác được nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn hoạt động ở một tỉnh miền núi cao, có
diện tích đất lâm nghiệp chiếm 80 % diện tích đất tự nhiên, nông nghiệp chủ yếu
là đất một vụ, nền sản xuất hàng hoá chưa phát triển, thu ngân sách hàng năm thấp


chỉ đạt 10% trong tổng chi. Toàn tỉnh có 31.141 hộ thuộc diện đói nghèo, chiếm tỷ
lệ 50,87% trên tổng số 61.222 hộ, thuộc loại cao nhất trong cả nước; Hộ nghèo
1
1
của tỉnh chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm khoảng 88,78%. Số xã đặc biệt khó
khăn trong toàn tỉnh là 103 xã/ 122 xã, phường; trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ đói
nghèo theo chuẩn mới là hơn 50%. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với hoạt
động của đơn vị.
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, ngay từ khi mới ra đời và đi vào hoạt động,
NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã thực sự gắn kết định hướng, các giải pháp để tồn tại và
phát triển bền vững, trên cơ sở các mục tiêu kinh tế chính trị xã hội của địa phương
đề ra trong từng thời kỳ.
Thông qua hình thức uỷ thác từng phần cho các tổ chức hội, đoàn thể, cùng
với sự phối kết hợp chặt chẽ với cấp uỷ chính quyền địa phương các cấp, các sở
ban ngành… Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã giúp hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác tiếp cận với vốn vay ưu đãi của nhà nước một cách thuận lợi; Tập
thể cán bộ nhân viên Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã đoàn kết, đồng tâm,
đồng sức vượt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, kết quả đạt
được:
Tổng nguồn vốn tính đến 30/06/2008 là 548.455 triệu đồng, đạt 94,94% tăng
99.334 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,12% ,; Trong
đó: Nguồn vốn trung ương chuyển về là 541.903 triệu đồng, chiếm 98,80% tổng nguồn
vốn ; Nguồn vốn huy động tại địa phương là 6.552 triệu đồng, chiếm 1,19% tổng
nguồn vốn ( trong đó nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư: 5.552 triệu
đồng; nguồn vốn do ngân sách tỉnh chuyển sang 01 tỷ đồng )
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn là kênh tài trợ vốn duy nhất chuyển tải
nguồn vốn tài trợ ưu đãi xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, 100% các xã, thôn,
bản được vay vốn phát triển kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 21,51%
năm 2003 xuống còn 9% năm 2007 ( 50,87% theo chuẩn nghèo mới).
Việc mở rộng đầu tư vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của

NHCSXH thông qua các tổ chức hội, đoàn thể làm dịch vụ uỷ thác qui tụ và phát huy
sức mạnh của các hội, đoàn thể trong việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
Đến 31 tháng 5 năm 2006, chi nhánh đã thực hiện uỷ thác qua các tổ chức hội, đoàn
thể 171 tỷ đồng, chiếm 98,8% trên tổng dư nợ hộ nghèo toàn tỉnh. Trong đó, qua Hội
PN là 77,4 tỷ đồng, Hội ND: 70,6 tỷ đồng; Hội CCB: 19 tỷ đồng; Đoàn TN 4 tỷ
đồng. Thực tế việc chuyển tải vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã được thực hiện đúng đối tượng tới 100% các xã,
phường trên toàn tỉnh.
2
2
Một trong những đối tác tham gia uỷ thác, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến
chất lượng và hiệu quả của vốn vay đó là người quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Bởi
vậy công tác tập huấn kiến thức cũng như kỹ năng tác nghiệp cho Tổ trưởng Tổ Tiết
kiệm và vay vốn được chi nhánh rất quan tâm và chú trọng để nâng cao năng lực
cũng như nhận thức về vai trò, trách nhiệm của họ khi thực hiện nhiệm vụ uỷ thác
của NHCSXH. Đồng thời, chính họ sẽ là người tuyên truyền ý nghĩa mục tiêu hoạt
động của NHCSXH. Sinh hoạt Tổ Tiết kiệm và vay vốn, hộ nghèo không chỉ được hỗ
trợ về vốn mà còn được tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống,
được tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng lao động, sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào vật nuôi cây trồng, thâm canh tăng vụ, để có thu nhập, tạo lập ý thức tiết
kiệm và có tích luỹ, mở rộng sản xuất… tiến tới thoát nghèo để vươn lên làm giàu.
Thực hiện việc đưa giao dịch ngân hàng về tận xã, phường, thông qua tổ giao
dịch lưu động của Ngân hàng trực vào một ngày cố định hàng tháng, chi nhánh
NHCSXH Tỉnh Bắc Kạn đã mở 96 điểm giao dịch và là một trong số những đơn vị
đầu tiên sử dụng máy tính xách tay để giao dịch tại xã, phuờng. Như vậy hoạt động
giao dịch của hệ thống NHCSXH đã được tiếp cận trực tiếp với người dân, tạo thuận
lợi cho dân đồng thời phát huy được vai trò quản lý nhà nước, của chính quyền cấp
xã, phường đối với chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Sau hơn 3 năm ra đời và đi vào hoạt động, chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã
được cấp uỷ, chính quyền địa phương đánh giá cao vai trò trong việc góp phần thực

hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ
21,5%( năm 2003) xuống còn 12,5 %( năm 2005), giải quyết việc làm cho 4.673 lao
động. Hàng năm, tỉnh đã giao cho NHCSXH quản lý một số vốn trích từ ngân sách địa
phương bổ sung vào nguồn vốn để tài trợ theo các dự án trong chiến lược phát triến
kinh tế của địa phương, trong đó có dự án phát triển đàn gia súc và chuyển đổi cơ cấu
cây trồng giai đoạn 2006 - 2011. Đây là một trong những chiến lược phát triển kinh tế
nông nghiệp - nông thôn mang tính qui mô của tỉnh, có ý nghĩa quyết định đến thực
hiện thắng lợi mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 6% hàng năm ở giai đoạn này, phấn
đấu đưa Bắc kạn đứng ngang tầm với các tỉnh bạn trong khu vực Đông Bắc, góp phần
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hướng tới quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam.
2. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn:
NHCSXH được thành lập để triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách
tài trợ vốn ưu đãi của nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách xã
hội khác trên địa bàn.
3
3
NHCSXH có chức năng thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về huy động vốn,
tài trợ và các dịch vụ ngân hàng theo quy định.
Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước bảo
đảm khả năng thanh toán, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi
phí.
NHCSXH thực hiện tài trợ theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức chính trị
– xã hội theo hợp đồng uỷ thác để phát triển sản xuất, kinh doanh không phải thế
chấp tài sản để vay vốn, có hoàn trả vốn vay và lãi suất theo quy định.
3. Bộ máy tổ chức và điều hành tác nghiệp:
3.1. Ban đại diện HĐQT Ngân hàng chính sách xã hội các cấp:
- Thực hiện Quyết định số 131/2002/QĐ - TTg ngày 14 tháng 10 năm 2002
của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội, và văn bản
số 03/HĐQT ngày 24/10/2002 của Chủ tịch HĐQT - NHCSXH “về việc thành lập

Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp” và công văn số 1326/UB- TW ngày
10/12/2002 của UBND“về việc hướng dẫn thực hiện văn bản số 03/H ĐQT”; Ban đại
diện HĐQT NHCSXH các cấp đã được thành lập.
* Tại cấp tỉnh: Ban đại diện HĐQT NHCSXH gồm có 11 thành viên, do đồng
chí Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban và đại diện các ngành, Tổ
chức chính trị – xã hội.
* Tại cấp huyện, Thị xã: Ban đại diện HĐQT được thành lập gồm 8 thành
viên do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND huyện, Thị xã làm Trưởng ban.
Tổng số thành viên hoạt động Ban đại diện HĐQT - NHCSXH có 75 người.
Trong đó: + Cấp tỉnh: 11 người.
+ Cấp huyện, Thị: 64 người.
Như vậy, khác hẳn với các tổ chức tín dụng và các NHTM khác hoạt động
của NHCSXH được sự chỉ đạo trực tiếp chặt chẽ của HĐQT NHCSXH Việt Nam,
Ban Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam và UBND các cấp thông qua Ban đại
diện HĐQT.
3.2.Bộ máy điều hành tác nghiệp:
NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước. Bộ
máy điều hành tác nghiệp làm nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản, tài trợ, thu nợ theo đúng
chủ trương, chính sách, thể chế, quy trình nghiệp vụ do HĐQT, Tổng giám đốc ban
hành, đồng thời tập trung chỉ đạo đôn đốc, giám sát các chi nhánh tỉnh, thành phố tham
4
4
mưu cho Ban đại diện HĐQT tổ chức, chỉ đạo thực hiện.
Ngay từ ngày đầu mới thành lập, Chi nhánh đã thành lập 4 phòng nghiệp vụ
gồm: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng; Phòng Kế toán – Ngân quỹ; Phòng
Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ; Phòng Tổ chức – Hành chính.
Về tổ chức cơ cấu nhân sự:
* Tại tỉnh:
- Ban giám đốc gồm: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
- Các phòng nghiệp vụ bố trí như sau:

+ Phòng kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng, gồm 7 người: 1 Trưởng phòng; 1 Phó
trưởng phòng; 5 cán bộ nghiệp vụ.
+ Phòng Kế toán – Ngân quỹ gồm 8 người: 1 Trưởng phòng; 1 Phó trưởng
phòng, 1 cán bộ vi tính, 1 thủ quỹ; 4 cán bộ nghiệp vụ.
+ Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ gồm 02 người: 1 Trưởng phòng;
1 phó Trưởng phòng.
+ Phòng Tổ chức – Hành chính gồm 7 người: 1 Trưởng phòng;
1 Phó trưởng phòng; 1 cán bộ nghiệp vụ, 2 lái xe và 2 cán bộ hợp đồng bảo vệ
và văn thư.
* Tại các phòng giao dịch huyện, thị: Gồm 49 người, mỗi huyện, thị 9 người:
1 Giám đốc; 1 Phó Giám đốc; còn lại là cán bộ các phòng nghiệp vụ kế toán 2 người,
tín dụng 4 người, 1 cán bộ ngân quỹ kiêm công tác hành chính.
4. Những thuận lợi và khó khăn, tồn tại
4.1. Thuận lợi
Trong những năm vừa qua, trong quá trình hoạt động NHCSXH chi nhánh
Tỉnh Bắc Kạn đã gặp được rất nhiều thuận lợi, nhờ đó đem lại nhiều hiệu quả thành
công cho chi nhánh.
Chi nhánh đã nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ và giúp đỡ thường xuyên của Chính
Phủ, của Tỉnh cả về đường lối chính sách và vốn đầu tư, qua đó đã giúp cho
NHCSXH chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn ngày một vững mạnh hơn và gặt hái được nhiều
thành quả hơn.
Tỉnh Đảng bộ có các nghị quyết chỉ đạo cụ thể các cấp các ngành tạo điều kiện
thuận lợi cho NHCSXH hoạt động như: Chương trình tài trợ phát triển đàn bò đối với
hộ nghèo, đồng thời giao cho các Ban, ngành, các cấp trong tỉnh và huyện, hỗ trợ
5
5
NHCSXH trong việc tài trợ và kiểm tra sử dụng tiền vay (Chương trình chăn nuôi bò)
của hộ nghèo được ngân sách tỉnh hỗ trợ trả lãi.
Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã nhận được sự giúp đỡ của UBND Tỉnh, các cơ
quan ban ngành, các xã phường đoàn thể… đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự

hoạt động của chi nhánh.
Thêm vào đó, hiện tại đa số cán bộ làm việc tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc
Kạn đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo kỹ lưỡng, có phẩm
chất đạo đức tốt và tận tụy với công việc.
Cơ sở vật chất và phương thức giao dịch ngày càng được đổi mới và hoàn
thiện hơn. Các cán bộ đi giao dịch tại xã phường đã được trang bị máy tính xách tay,
phương tiện đi lại…
Ngoài ra, Chi nhánh còn nhận được sự hợp tác và tài trợ của nước ngoài để
thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo, nước sạnh và vệ sinh môi trường nông
thôn… thu hút được rất nhiều vốn đầu tư từ các tổ chức tài chính quốc tế ( Chính
Phủ, Phi Chính Phủ ) như UNICEF, OPEC, IFAD, WB…
Cơ chế tài trợ vốn đối với hộ nghèo đang được hoàn thiện phù hợp với điều
kiện thực tế địa bàn nông thôn, làm cho hoạt động của NHCSXH được thuận lợi
mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn.
4.2. Khó khăn và tồn tại
Bên cạnh những thuận lợi thì NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cũng gặp
phải không ít những khó khăn.
Điều kiện thời tiết, khí hậu những năm gần đây có nhiều thay đổi so với những
năm trước, nhiều đợt mưa, rét đậm kéo dài gây khó khăn lớn cho trồng trọt và chăn
nuôi. Dịch bệnh phát sinh ở nhiều nơi như: Bệnh lở mồm long móng làm trâu bò chết
hàng loạt, trong đó có trâu bò thuộc nguồn vốn vay của NHCSXH; Dịch cúm gia cầm
ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm. Do ảnh hưởng như vậy dẫn tới thu nhập
của một số hộ dân bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn tài trợ của NHCSXH.
Nhận thức một số hộ nghèo chưa cao, tư tưởng bao cấp, ỷ lại còn ăn sâu vào
tiềm thức; Một số người còn tự ty mặc cảm không chịu khó vươn lên theo kịp cộng
đồng; Năng lực sản xuất, trình độ quản lý đa số còn yếu, việc tiếp thu khoa học kỹ
thuật áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Điều này làm trở ngại lớn
trong việc cấp vốn tài trợ cho hộ nghèo đói và nó cũng làm hạn chế hiệu quả đầu tư
vốn tài trợ cho hộ nghèo.
Các dự án khả thi thu hút lao động tạo việc làm, tăng thu nhập trên địa bàn còn

6
6
hết sức hạn chế, mặc dù với chương trình quốc gia giải quyết việc làm (120) đã và
đang được đẩy mạnh đầu tư trên địa bàn đem lại không ít việc làm cho các đối tượng
có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ và đồng bào dân tộc nhưng trên thực tế hiệu quả thu
được vẫn chưa cao.
Các chương trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất,
chăn nuôi; Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; Tập huấn đối với người nghèo
chưa thường xuyên, hạn chế việc sử dụng hiệu quả vốn vay.
Giá trị món vay của hộ nghèo nhỏ, số lượng món vay lớn, địa bàn hoạt động
rộng nên chi phí cho một món vay còn cao. Mặt khác lãi suất tài trợ hộ nghèo lại thấp
hơn lãi suất trên thị trường, do đó khả năng cân bằng tài chính của NHCSXH còn khó
khăn.
Vẫn còn nhiều cán bộ thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa được đào tạo
kỹ lưỡng chuyên sâu dẫn đến tình trạng làm việc thiếu hiệu quả. Thêm vào đó, cơ sở
vật chất vẫn chưa được đổi mới đồng bộ làm cho hiệu suất công việc chưa thực sự
cao.
Một số công tác nghiệp vụ đã được đưa tin học vào ứng dụng, tuy nhiên vẫn
chưa chuẩn hoá được phương pháp tính toán, chưa đưa vào ứng dụng phần mềm hỗ
trợ…
Ban văn hoá - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh đã có nhiều cuộc điều tra, giám sát
về việc thực hiện chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh. Kết quả giám sát cho thấy, vẫn
còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến công tác XĐGN của tỉnh. Việc chỉ đạo và tổ chức thực
hiện chương trình chưa có sự phối hợp đồng bộ ở các địa phương do công tác chỉ đạo ở
cấp uỷ, chính quyền chưa thực sự quyết liệt. Các mô hình khi có sự tài trợ của dự án thì
đạt kết quả tốt, khi kết thúc dự án, không còn kinh phí thì sự án cũng không triển khai
được. Công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia XĐGN chưa được chú trọng;
Hoạt động của Ban xoá đói giảm nghèo cấp xã còn thụ động là những nguyên nhân
chính dẫn đến kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo còn thấp;
Chương trình chưa bao phủ hết số hộ thực sự nghèo, tình trạng bình xét hộ

nghèo chưa thực sự dân chủ do còn hiện tượng nể nang dẫn đến bình xét không đúng
đối tượng hoặc bỏ sót đối tượng diễn ra ở một số địa phương; Có hộ lười lao động,
hộ có người mắc tệ nạn xã hội vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ khiến cho người
dân bất bình. Nhiều hộ dân không trung thực trong khai nguồn thu nhập gây khó khăn
cho việc quản lý các hộ đói, nghèo.
7
7
Mặt khác, một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn có tư tưởng
trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo.
khi đưa càng nhiều chương trình, dự án có tính chất bao cấp vào thì tư tưởng trông
chờ càng cao. Tồn tại này không chỉ có ở người dân mà còn ở một số cấp uỷ, chính
quyền cơ sở.
Bên cạnh đó, nguồn vốn dành cho chương trình XĐGN chưa đáp ứng nhu cầu
thực tế của người dân. Các chương trình, dự án đầu tư XĐGN chủ yếu mới đầu tư xây
dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Đường, trường, trạm… mà chưa chú trọng
đến đầu tư trực tiếp phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho người dân. Kinh phí dành
cho công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, phát triển kinh tế còn thấp, thiếu
vốn tài trợ để XDGN. Mức tài trợ thấp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế nên chưa
khuyến khích được các hộ nghèo phấn đấu vươn lên Điều này chứng tỏ rằng tỷ lệ
nghèo đói của tỉnh chưa phải là ổn định và bền vững. Số hộ tái nghèo có thể còn cao
hơn nữa vì điều kiện tự nhiên, môi trường không thuận lợi, rất nhiều hộ không trong
diện đói nghèo nhưng thu nhập còn thấp và không ổn định, luôn có nguy cơ rơi vào
diện đói nghèo.
Khắc phục những hạn chế trên, tỉnh Bắc Kạn đã xác định giảm tỷ lệ hộ nghèo
là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển Kinh tế – Xã hội. Đại hội Đảng Bộ tỉnh nhiệm
kỳ IX(2005 – 2010) đã đặt ra mục tiêu phát triển đến năm là: “xoá căn bản hộ đói –
giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20%/ tổng số hộ”. với tỷ lệ nghèo đói 50,87%
như hiện nay và số hộ tăng giảm trong diện nghèo đói hàng năm cho thấy công cuộc
XĐGN của tỉnh và trách nhiệm của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn còn nặng nề,
đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm vì người nghèo của toàn thể đội ngũ cán bộ ngân

hàng, đặc biệt là Ban lãnh đạo và các cán bộ tín dụng, những người phải thường
xuyên tiếp xúc, nắm bắt và tìm hiểu nhu cầu, hướng dẫn hộ nghèo vay vốn sản xuất
kinh doanh.
II. Thực trạng tài trợ vốn hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn:
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số 36/QĐ -
HĐQT ngày 14/01/2003 với chức năng và nhiệm vụ thực hiện tài trợ vốn ưu đãi đối
với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay, đối tượng vay vốn và
phạm vi tài trợ đang được mở rộng, qua 5 năm hoạt động đã đạt được kết quả như
sau:
Bảng số 1: Bảng kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn
(năm 2003 – 2009)
Đơn vị: triệu đồng, hộ, %, tổ
8
8
Chỉ tiêu
Thực
hiện
năm
2003
Thực
hiện
năm
2004
Thực
hiện
năm
2005
Thực
hiện
năm

2006
Thực
hiện
năm
2007
A. Nguồn vốn
82.411 117.312
183.488 282.677 449.121
1.Nguồn vốn TW chuyển về 81.000 111.915 174.488 273.005 440.669
2.Nguồn vốn địa phương được TW cấp bù
lãi suất
1.041 5.324 9.000 8.672 7.452
3.Nguồn vốn do ngân sách tỉnh hỗ trợ 0 0 0 1.000 1.000
4. Nguồn vốn nhận tài trợ, uỷ thác, của tổ
chức, cá nhân
370 73 0 0 0
B. Sử dụng vốn
1. Doanh số tài trợ 27.853 62.208 93.119 141.013 273.175
2. Doanh số thu nợ 16.314 24.524 26.683 42.213 106.703
3. Dư nợ cuối kỳ
Trong đó: Nợ quá hạn
tỷ lệ %
78.257
769
0,98
115.941
620
0,53
182.377
1.887

1,035
281.177
2.011
0,715
447.621
2.196
0,49
4. Số lượt hộ nghèo được vay vốn 4.784 9.372 12.211 15.743 14.562
5. Tổng số hộ còn dư nợ 19.758 24.522 31.655 40.682 43.081
6.Dư nợ bình quân 01 khách hàng 3,5 4,1 4,69 7,0 9,8
7. Số tổ (dự án) còn dư nợ 3.629 3.145 3.646 4.386 2.816
8. Số hộ thoát nghèo 2.279 1.864 3.600 4.503 5.710
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn)
Để đánh giá một cách toàn diện về công tác tài trợ hộ nghèo tại Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Bắc Kạn, dưới đây chúng ta xem xét về thực trạng nguồn vốn tài trợ
hộ nghèo và công tác tài trợ hộ nghèo.
1. Nguồn vốn tài trợ hộ nghèo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn:
1.1. Nguồn vốn tài trợ hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn:
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2007 đạt 449.121 triệu đồng, tăng so với đầu năm:
166.444 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 58,88%, hoàn thành 99,91% chỉ tiêu kế hoạch
TW giao, trong đó:
9
9
• Nguồn vốn cân đối từ trung ương: 440.669 triệu đồng; tăng 167.664 triệu đồng, tốc
độ tăng trưởng 61,41%, hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch.
• Nguồn vốn huy động cân đối tại địa phương: 8.452 triệu đồng; .Trong đó: Nguồn vốn
huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất đạt: 7.452 triệu đồng. Nguồn vốn ngân
sách tỉnh chuyển sang: 01 tỷ đồng.
• Đây là một cố gắng rất lớn đối với tập thể cán bộ công nhân viên, bước đầu khẳng định
được lòng tin của người dân đối với ngân hàng.

Sự tăng trưởng nguồn vốn:
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã tiếp nhận nguồn vốn từ Ngân hàng
phục vụ người nghèo 50.000 triệu đồng. Sau 5 năm hoạt động, nguồn vốn của
NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng tăng lên, đến 30/6/2008 tổng nguồn vốn là
548.455 triệu đồng, đạt 94,94%, tăng 99.334 triệu đồng so với năm 2007, tốc đọ
tăng trưởng đạt 22,12%. Trong đó: nguồn vốn TW chuyển về là: 541.903 triệu đồng
chiếm 98,80% tổng nguồn vốn; nguồn vốn cân đối huy động tại địa phương là:
6.552 triệu đồng, chiếm 1,19% tổng nguồn vốn ( trong đó nguồn vốn huy động tiền
gửi tiết kiệm dân cư: 5.552 triệu đồng; nguồn vốn do ngân sách tỉnh chuyển sang 01
tỷ đồng)
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà
nước về xoá đói giảm nghèo, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là sự hỗ trợ của nhà
nước và các tổ chức quốc tế. Mặc dù vậy, bên cạnh nguồn vốn của TW giao, Chi
nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã luôn chủ động huy động các nguồn vốn tại địa
phương, tuy nhiên kết quả không cao do trên địa bàn có nhiều tổ chức tài trợ vốn và
ngân hàng thương mại huy động vốn với nhiều hình thức huy động hấp dẫn hơn, lãi
suất tiền gửi cao hơn.
10
10

×