Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
TRƯỜNG CAO ĐẴNG NGHỀ BÁCH KHOA HÀ NỘI
TIỂU LUẬN
MÔN CHÍNH TRỊ
TÊN ĐỀ TÀI: Quan điểm cơ bản của Đảng ta về phát triểu kinh tế
trong giai đoạn hiện nay.
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1:……………………………..
2:……………………………..
3:……………………………..
LỚP: CĐN 11
Hà Nội . Tháng 11 Năm 2012
1
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
Mục Lục:
1. Giới thiệu mở đầu về nên kinh tế Việt Nam:
2: Nội dung:
- CHƯƠNG I: Cơ sở lí luận cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lí của vấn đề.
- CHƯƠNG II: Thực trạng vấn đề.
- CHƯƠNG III: Biện pháp giải quyết vấn đề:
3: Kết Luận
4:Tài liệu tham khảo
Mở đầu:
2
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
Nền kinh tế Việt Nam đang dần hòa nhập và phát triểu. Muốn giữ được
những nét riêng về kinh tế và văn hóa cũng là vấn đề được Đảng và nhà
nước ta coi trọng. Vài năm gần đây nền kinh tế nước ta suy thoái Đảng nhà
nước đã tìm và đưa ra nhưng chính sách giúp kinh tế phụ hồi. Nhưng chính
sách ấy đã là gì? Chính sách ấy giúp kinh tế Việt Nam như thế nào ? Không
ít người muốn biết và tìm hiểu. Cũng như tôi và các bạn trẻ thanh niên hiện
nay rất tò mò về điều đó chính vì thế chúng tôi đã chọn đề tài số 7 “Quan
điểm cơ bản của Đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện này” để
hiểu rõ quan điểm của Đảng hơn.
Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số đông, trong hơn 30
năm qua đang phải phục hồi khỏi sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát chỗ
dựa về tài chính sau khi Liên bang Xô viết tan rã và sự cứng nhắc của nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sau nhiều năm với các cuộc chiến tranh kéo
dài, trong hoàn cảnh bị cô lập về chính trị và trì trệ về kinh tế, Việt Nam
đang nhanh chóng hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tế và chính trị
thế giới. Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách Đổi Mới (cải
cách kinh tế), hướng tới một nền kinh tế thị trường. Trong môi trường tự do
đầu tư, những nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đang thể hiện rõ sự quan
tâm chưa từng có đối với Việt Nam.
Nội Dung
Chương I: Cơ sở lí luận cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lí của vấn đề.
Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế
là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hội nhập vì lợi ích đất
nước, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hội nhập kinh tế quốc tế
là công việc của toàn dân, toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới, phải xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp với chủ
trương, định hướng phát triển; thúc đẩy các quan hệ hợp tác khu vực và thế
giới, song phương và đa phương. Gắn tốc độ phát triển với chất lượng và
hiệu quả; tăng trưởng kinh tế phải đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội,
bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội. Khai thác có hiệu
quả mọi nguồn lực để phát triển đất nước. Giữ vững và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng, đồng thời nâng cao vai trò chủ động của Nhà nước, của Mặt
trận và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
3
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng ta phù hợp
với xu thế khách quan và tiến trình phát triển đất nước. Phải làm cho toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Phải khơi
dậy và phát huy cao độ tinh thần cách mạng, ý chí tự lực tự cường của mọi
tầng lớp nhân dân để chủ động và tích cực tận dụng cơ hội, đương đầu với
cạnh tranh, vượt qua thách thức. Kịp thời bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp
luật và thể chế kinh tế; hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của nền kinh
tế thị trường; phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đẩy mạnh
cải cách hành chính. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp
và sản phẩm. Bổ sung nguồn lực và tăng cường chỉ đạo công cuộc phát triển
nông nghiệp, nông thôn; giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Trong bối cảnh mở cửa, giao lưu, hợp tác khu vực và quốc tế ngày
càng mở rộng và có chiều sâu, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sự phát triển mạnh mẽ
và có hiệu quả của thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa chẳng những giúp chúng ta đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế, rút ngắn quá trình khắc phục tình trạng kém phát
triển về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, mà còn tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam và góp phần cải thiện
đời sống của họ.
Từ bối cảnh trong nước và quốc tế hiện thời, với xu hướng đa phương
hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế, Việt Nam chúng ta hoàn toàn có đủ điều
kiện và khả năng để phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức
phong phú và đa dạng. Sử dụng kinh tế tư bản nhà nước với tư cách một
thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
được cấu thành bởi các quan hệ kinh tế và hợp đồng kinh tế giữa một bên là
Nhà nước ta – đại biểu cho sở hữu toàn dân, cho lợi ích toàn xã hội, với một
bên là các nhà tư bản hoàn toàn có thể đem lại cho chúng ta khả năng vừa
sử dụng có hiệu quả sự đầu tư của tư bản nước ngoài, vừa giữ được độc lập,
tự chủ, thực hiện hợp tác bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập
và chủ quyền của nhau.
Nói tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần
phải “phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước” với tư cách “những chiếc
cầu nhỏ vững chắc” để xuyên qua nó, đi lên chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu không
hướng tư bản tư nhân đi theo con đường phát triển kinh tế tư bản nhà nước,
chẳng những chúng ta không hướng nó đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã
hội, mà có khi còn làm cho nó tự phát đi chệch sang quỹ đạo của chủ nghĩa
tư bản. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà tuyệt đối hoá vai trò của kinh tế tư
bản nhà nước, coi nó như là cứu cánh duy nhất của nền kinh tế quá độ.
4
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
Tại Đại hội X, khi một lần nữa khẳng định vai trò to lớn, ý nghĩa quan
trọng của kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta cũng đồng thời khẳng định: “Kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà
nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện
thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng
với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế quốc dân”
Về vấn đề phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã
trong bối cảnh xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, tại Đại hội X, Đảng ta đã khẳng định chủ trương “tiếp
tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể” trên cơ sở “tổng kết
thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể khuyến khích phát triển mạnh
hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình
thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã
kiểu mới. Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cổ phần”
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nâng cao hiệu quả của sản xuất
nông nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế đất nước, bên cạnh việc
khuyến khích phát triển các hợp tác xã kiểu mới, chúng ta không thể
không quan tâm đến những hình thức nhỏ của sản xuất nông nghiệp, đến
kinh tế trang trại nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình mà chính sách khoán 10
trước đây không lâu là một ví dụ. Với chính sách đó, chúng ta đã cho
phép kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại nhỏ phát triển và nhờ đó, sản
xuất nông nghiệp trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể.
Nhờ nó mà quyền chủ động sản xuất, kinh doanh của người nông dân
được giải phóng khỏi những ràng buộc sắc lệnh và nền kinh tế của họ
đang mang lại hiệu quả nhanh chóng khi mức đầu tư vốn, có thể nói, hãy
còn quá thấp.
Trên cơ sở ấy Đảng đã tim ra quan điểm giúp kinh tế phát triểu đi
lên. Hòa nhập vớ kinh tế văn hóa các nước khác nhưng không bị mất đi
nét riêng văn hóa kinh tế. Nét đẹp riêng dân tộc ta.
CHƯƠNG II: Thực trạng vấn đề.
Kinh tế-xã hội nước ta ba tháng đầu năm 2013 diễn ra trong bối cảnh
kinh tế thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhất là khu
vực đồng Euro và hầu hết các nước trong khu vực. Một số nước điều chỉnh
giảm tăng trưởng năm 2013 do tình hình kinh tế những tháng cuối năm 2012
không được như mong đợi. Thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu
5
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
tiêu dùng giảm sút dẫn đến sự trì trệ của nhiều nền kinh tế lớn. Ở trong nước,
mặc dù một số cân đối vĩ mô có những cải thiện nhưng hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức. Hàng tồn kho vẫn còn cao. Tình trạng nợ xấu chưa được gi.
- Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê công bố vào cuối tháng 92013 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong chín tháng đầu
năm 2012 là 4,73%, thấp hơn so với chỉ tiêu 5,5% mà Chính phủ đặt ra
trước đó cho cả năm 2012, đồng thời cũng thấp hơn mức 5,77% của năm
2011 và là một trong những mức tăng trưởng GDP thấp nhất của Việt
Nam.
+ Kết Luận: Nên kinh tế Việt Nam con non yếu cần vạch rõ mục tiêu
để kinh tế dần hồi phục và phát triểu, Ổn định kinh năm năm trở lại đây.
Trong khi sản lượng khu vực thương mại dịch vụ tăng kém, đạt 5,97%,
thấp so với cùng kỳ 2011, điều đáng lưu ý là tăng trưởng sản lượng công
nghiệp chỉ đạt 4,36%, thấp hơn mức tăng của GDP và giảm gần 1/2 so với
mức tăng 7,8% cùng thời điểm năm trước. ải quyết.
CHƯƠNG III: Biện pháp giải quyết vấn đề:
Được biết về vấn đề thực trạng trên. Tôi có đưa ra một số biện pháp đề
giải quyết.
- Thứ nhất là giảm thuế, phí và giảm chi tiêu.
- Thứ hai, phải tiếp tục kiên trì đổi mới một cách cơ bản doanh nghiệp
nhà nước.
- Thứ ba, phải tăng cường đầu tư vào vốn, nhân lực - trong đó đặc biệt
lưu ý đến cơ cấu dân số vàng của chúng ta gắn với khoa học công nghệ.
- Thứ tư, phải có giải pháp điều tiết thị trường và thúc đẩy cạnh tranh,
tức là phải dỡ bỏ những rào cản, quy định không đúng với sản xuất,
thương mại và nền kinh tế thị trường nói chung.
- Thứ năm, tạo lập được một môi trường cạnh tranh để thu hút vốn đầu
tư.
Theo tôi 5 giải pháp trên là phù hợp với kinh tế Việt Nam hiện nay.
6
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
+ Tài liệu tham khảo:
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 57 trên thế
giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng
thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người.
Tổng Thu nhập nội địa GDP năm 2011 là 124 tỷ USD[4]. Đây là nền kinh tế
thị trường, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài[5].
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống
kinh tế thị trường.Tính đến tháng 11 năm 2007, đã có Trung Quốc, Nga,
Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ucraina tuyên bố công nhận Việt Nam có
nền kinh tế thị trường đầy đủ. Từ năm 1976, do chỉ một đảng lãnh đạo đất
nước, sự thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào ai
lãnh đạo và các chính sách của Đảng Cộng sản và Chính phủ đưa ra.
Theo dự báo của PwC được thực hiện đầu năm 2008 thì vào năm 2025,
nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 28 thế giới với
PPP đạt hơn 850 tỉ USD, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng
vào top 20 trong các nền kinh tế lớn trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao
nhất trong các nền kinh tế mới nổi và sẽ đạt 70% quy mô của nền kinh tế
Vương quốc Anh vào năm 2050
Chủ trương của Đảng ta về Hội nhập Kinh tế Quốc tế trong giai đoạn
mới
Xác định tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) cho
nên Đảng ta ngay từ Đại hội VI cho đến Đại hội VIII luôn luôn khẳng định
đường lối, chủ trương HNKTQT trong Nghị quyết của đại hội; tại Đại hội IX
(2001) đảng ta khẳng định “phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ
nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển
nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Cụ thể hoá chủ trương này bằng Nghị
quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra những định hướng lớn cho
HNKTQT trong suốt 10 năm qua; Đại hội X của Đảng nêu rõ chủ trương
“chủ động và tích cực HNKTQT, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các
lĩnh vực khác”. Cụ thể hoá chủ trương này, BCH Trung ương đã ban hành
Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh
tế phát triển nhanh và bền vững khi nước ta trở thành thành viên WTO; Đại
hội XI của Đảng đã đề ra chủ trương về hội nhập quốc tế là “tăng cường hợp
tác quốc tế, tạo môi trường hoà bình, ổn định và tranh thủ mọi nguồn lực từ
7
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
bên ngoài để phát triển đất nước. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu
rộng và hiệu quả, góp phần phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh
tế độc lập, tự chủ…”. Với đường lối của Đảng tại Đại hội XI đất nước ta đã
bước sang giai đoạn phát triển chiến lược mới. Hội nhập quốc tế không còn
bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà mở rộng ra tất cả các lĩnh vực khác, kể cả
chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hoá, xã hội … ở mọi cấp độ song phương
và đa phương, tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Đảng xác
định, HNKTQT vẫn tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng, then chốt để tạo cơ sở,
nền tảng cho hội nhập quốc tế toàn diện thời gian tới, chủ trương đó được thể
hiện bằng việc ra đời Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ
Chính trị về Hội nhập quốc tế.
Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Việt Nam đạt mức 8-9,5%
trong suốt hơn mười năm cho đến năm 1997. Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm
xuống còn 5,8% năm 1998, 4,7% năm 1999 nhưng sau đó phục hồi và đạt
mức 6,7% năm 2000, 7% năm 2002, 7,7% năm 2004, 8% năm 2006 và 8,5%
năm 2007. Tăng trưởng công nghiệp đạt trung bình từ 12 đến 14% trong suốt
hơn một thập kỉ vừa qua. Đại hội Đảng lần thứ 10 diễn ra năm 2005 đúc kết
những mục tiêu kinh tế then chốt cho kết hoạch phát triển kinh tế xã hội năm
năm 2006-2010 như sau:
Tốc độ tăng trưởng GDP: từ 7,5 đến 8% / năm trong đó:
- Nông, lâm, ngư nghiệp:
- Công nghiệp và xây dựng:
- Dịch vụ
3% đến 3.2% / năm.
9.5% đến 10.2% / năm.
7.7% đến 8.2% / năm.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 16% / năm
Cơ cấu kinh tế năm 2010:
- Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm
- Công nghiệp và xây dựng chiếm
- Dịch vụ chiếm
15% đến 16% GDP
43% đến 44% GDP
40% đến 41% GDP
Các cơ quan chức năng Việt Nam một lần nữa thể hiện cam kết của mình
về tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế. Chính phủ đã thực hiện cải cách cơ
cấu tổ chức, điều cần thiết để hiện đại hóa nền kinh tế và sản xuất ra những
mặt hàng công nghiệp có sức cạnh tranh cao hơn cũng như hướng về xuất
khẩu. Việc Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và
kí kết có hiệu lực Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ
vào tháng 12 năm 2001 đã tạo ra những sự thay đổi nhanh chóng hơn đối với
thể chế kinh tế và thương mại của Việt Nam. Nó đồng thời sẽ tạo ra một cú
8
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
hích quan trọng cho nền kinh tế và giúp đảm bảo tiến trình cải cách tiến tới
tự do hóa. Bên cạnh đó, việc gia nhập các tổ chức trên cũng giúp Việt Nam
tận dụng được sự lệch pha của Hiệp định dệt may, giúp xóa bỏ hạn ngạch đối
với hàng dệt may và vải vóc đối với các thành viên của WTO từ 1 tháng 1
năm 2005. Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo, được xác định bằng tỉ lệ dân
số sống dưới mức 1 USD / ngày, đã giảm đáng kể và thấp hơn các nước khác
như Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines. Việt Nam đang cố gắng tạo việc làm
để đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động mỗi năm tăng hơn 1 triệu người,
đồng thời hướng đến tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức 7,5 đến 8%
trong suốt 5 năm tới.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp. Khu vực
đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền
Nam là hai khu vực nông nghiệp chủ yếu với những nông sản chính bao gồm
gạo, hồ tiêu, đay, cao su, đường mía, cà phê, chè, cây họ lạc và thuốc lá. Nhờ
những cải cách lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, chẳng hạn việc áp dụng hình
thức khoán, cùng với sự tăng lên của đầu tư trực tiếp, các ưu đãi về thuế và
giá thu mua lương thực cao hơn từ Chính phủ, tổng sản lượng lương thực gia
tăng lên đáng kể từ 1988 trở đi.
Một trong những tác động của sự phát triển quá nhanh của công nghiệp
ở Việt Nam chính là việc đất nông nghiệp bị chuyển đổi sang đất khu công
nghiệp. Điều này phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: tỉ trọng nông
nghiệp trong GDP giảm từ 20,6% năm 2006 xuống còn 24,5% năm 2000.
(Ngành công nghiệp và dịch vụ đóng góp tới hơn 90% tổng tăng trưởng
GDP năm 2007) Sản lượng chè, cà phề và cao su tự nhiên đã giúp đẩy mạnh
xuất khẩu trong ngành nông nghiệp. Nhu cầu tăng cao từ các thị trường nước
ngoài cũng giúp củng cố thêm sức tăng trưởng của ngành ngư nghiệp. Hiện
tại Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, đứng
thứ 2 sau Thái Lan về xuất khẩu gạo, thứ 2 sau Bra-xin về cà phê và sau Ấn
Độ về hạt điều, đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su và thứ 7 thế giới về
xuất khẩu chè. Chính phủ đang tập trung mạnh vào các cây hoa màu với tiềm
năng xuất khẩu cũng như tập trung vào xây dựng ngành công nghiệp chế
biến nông sản. Với mục đích khuyến khích nông dân đầu tư lâu dài và tăng
năng suất, Luật Đất đai mới đã được kì họp Quốc hội vào tháng 7 năm 1993
thông qua, trong đó công nhận những quyền của nông dân trong việc trao
đổi, chuyển giao, cho thuê và thừa kế phần đất đã được phân phối. Cơ cấu
thuế cũng đã có thêm một số thay đổi liên quan đến chuyển giao quyền sử
dụng đất để đảm bảo sự cân bằng trong mức thu thuế của chính quyền trung
ương và địa phương. Mặc dù vậy, đất đai vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước,
phù hợp với Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các nhà đầu tư coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn thứ nhì trong khu vực
9
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
sau Trung Quốc. Trong 7 tháng đầu năm 2008, đã có hơn 45,49 tỉ USD vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Việt
Nam. Về tổng vốn cam kết, 654 dự án đầu tư mới đăng ký tổng vốn 43,7 tỉ
USD và 188 dự án đang hoạt động quyết định tăng vốn với số vốn tăng thêm
đạt 788 triệu USD. Tổng kim ngạch buôn bán trong 7 tháng đầu năm 2008
đạt 88,77 tỉ USD nhưng mức thâm hụt thương mại trong cùng khoảng thời
gian cũng lên tới 15 tỉ USD. Tuy vậy, nếu so với thành tích tăng tỉ lệ tăng
trưởng cao trong những năm gần đây thì tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.
Theo nguồn của chính phủ Việt Nam, trong quý hai năm 2008, GDP thực tế
tăng chỉ 5,6% so với cùng kì năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2000.
Đây cũng là kết quả của chính sách có tính toán từ trước giảm tăng trưởng
của tín dụng nội địa nhằm kiềm chế lạm phát. Trong bảy tháng đầu năm
2008, chỉ số CPI tăng 19,78%. Nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư
nghiệp) tăng 3% trong nửa đầu năm 2008, tăng nhẹ so với con số 2,8% trong
nửa đầu năm 2007. Toàn ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng 7% trong
hai quý đầu, giảm so với mức 9,9% đạt được nửa đầu năm 2007. Nguyên
nhân chính của của sự suy giảm này chính là sự sụt giảm mạnh của ngành
xây dựng. Sản xuất, mặc dù vậy, vẫn tăng trưởng tốt, đạt mức tăng 11,4%
trong nửa đầu ngoái. Mặc dù mức tăng GDP khá khiêm tốn, sản lượng công
nghiệp vẫn tiếp tục tăng vọt lên mức 16,5% trong nửa đầu năm 2008.
Quan hệ kinh tế của Việt Nam đã được đa dạng hóa một cách rõ rệt và trao
đổi kinh tế của Việt Nam với các nước láng giềng trong ASEAN, với Hoa
Kỳ, Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc, Australia và Singapore đã được mở
rộng và tăng trưởng nhanh chóng. Một số ngân hàng nước ngoài đã được cấp
giấy phép mở chi nhánh tại Việt Nam và rất nhiều trong số đó đã bắt đầu
hoạt động ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Singapore, Đài Loan, Nhật
Bản và Hàn Quốc chính là những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Nhân tố then chốt giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển chính là thương
mại. Trong giai đoạn 2001-2007, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mỗi năm
17,5%. Cả thành phần và chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu được nâng
lên trông thấy. Tỉ lệ sản phẩm công nghiệp trong các sản phẩm xuất khẩu
tăng lên đáng kể. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 18,8% mỗi năm. Kim
ngạch xuất khẩu đạt 520 USD một đầu người. Mặc dù vậy, do phải nhập
khẩu số lượng lớn cây trồng, thiết bị và vật liệu cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và cho các dự án đầu tư nước ngoài nên thâm hụt thương
mại đã tăng lên trong suốt 3 năm vừa qua. Quan hệ buôn bán với các nước
bạn, đặc biệt là các nước khác trong khu vực được mở rộng.
Sự tăng trưởng của khu vực tư nhân chính là một trong những đặc điểm
nổi bật của sự phát triển kinh tế ở Việt nam trong suốt hơn một thập kỉ qua.
Khu vực tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm hơn một nửa GDP năm
2007. Các ước tính sơ bộ chỉ ra rằng doanh nghiệp tư nhân tạo ra gần 90%
10
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
trong tổng số 7,5 triệu việc làm được tạo ra trong suốt 5 năm từ 2001-2005.
Một phần lớn trong số 1,6 triệu việc làm mới ở Việt Nam cần tạo ra mỗi năm
từ 2006 đến 2010 được trông cậy vào khu vực tư nhân. Tuy vậy, việc thiếu
lao động có tay nghề đã trở thành một vấn đề hiển hiện. Các nhà chức trách
của các khu công nghiệp và khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết
các trường dạy nghề trong thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 15% trong số
lượng 500.000 công nhân mà ngành công nghiệp của thành phố có khả năng
sẽ cần đến qua 2010.
Về mặt chính sách, một chiến lược cải cách ngân hàng đã được Chính
phủ dự thảo từ tháng 5 năm 2006. Ngân hàng Nhà nước Việt nam sẽ được
chuyển đổi thành mô hình ngân hàng trung ương, được ủy thác cũng như có
chức năng điều hành chính sách tiền tệ và giám sát các định chế tài chính.
Đến năm 2010, các ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ được tái cấu trúc,
cổ phần hóa hoặc tư nhân hóa một phần với nỗ lực cải thiện năng lực hoạt
động của các ngân hàng này. Vào tháng 12 năm 2006, thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng phê duyệt danh sách các công ty nhà nước sẽ cổ phần hóa trong
giai đoạn từ 2007 đến 2010, bao gồm cả những công ty lớn như Việt Nam
Airlines, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), v.v. Một số
ngân hàng trong nước cũng đã chọn những ngân hàng lớn trên thế giới làm
đối tác chiến lược. Hai ngân hàng nước ngoài là HSBC và Standard
Chartered nhận giấy cấp phép vào tháng 9 năm 2008 để hoạt động tại Việt
Nam như các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đây là một bước tiến lớn,
dỡ bỏ rào cản cho hai ngân hàng này
Thị trường chính khoán phát triển vượt xa sức mong đợi chỉ trong một
vài năm gần đây. Một bộ luật liên quan đến chứng khoán và thị trường
chứng quán đã được thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1 năm 2007.
Số công ty niêm yết tăng theo cấp số nhân và tổng giá trị thị trường tăng gấp
gần 20 lần so với thời điểm năm 2005. Mặc dù vậy, từ năm 2007, thị trường
cổ phiếu bắt đầu gặp phải những khó khăn và vẫn đang trong thời kì lao đao.
Chỉ số giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh liên tục giảm điểm
trong 9 tháng gần đây, từ mức khá cao gần 1100 điểm vào giữa tháng 10
năm 2007 xuống còn dưới 500 điểm tại thời điểm hiện tại. Giai đoạn bùng
nổ ban đầu của thị trường cỏ phiếu cũng thúc đẩy nhiều công ty nhà nước
phát hành cổ phần ra các nhà đầu tư hơn. Chi nhánh của một vài công ty nhà
nước lớn trong các lĩnh vực như thủy điện cũng có đợt phát hành cổ phiếu
lần đầu ra công chúng thành công.
Việt Nam đang có những bước chuyển mình để cải thiện khả năng quản
lý các doanh nghiệp và điều chỉnh thị trường. Số vốn tối đa mà bên nước
ngoài có thể nắm giữ tại các công ty niêm yết tăng từ 30% lên 49%. Số
lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam đạt 4 triệu lượt năm 2007.
11
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
Việt Nam đã kí các bản ghi nhớ hợp tác và các hiệp định với một số nước
như Malaysia hay Ả rập Xê út về vấn đề xuất khẩu lao động.
12
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
Xuất nhập khẩu của Việt Nam
Tỉ USD
Nguồn: Tổng cục thống kê
III: 10 nước và vùng lãnh thổ hàng đầu cho hàng xuất khẩu Việt Nam
năm 2008
USD
13
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
Các địa chỉ nhập khẩu hàng đầu năm 2008
Các hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu
VIệT NAM: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu – 2008
Triệu USD
1
Dầu thô
10450
2
Dệt may
9108
3
Da giầy
4697
4
Hải sản
4562
5
Lúa gạo
2902
6
Đồ gỗ
2779
7
Điện tử, máy tính
2703
8
Cà phê
2022
9
Cao su
1597
10
Than đá
1444
11
Dây & cáp điện
1014
12
Khác
19622
14
Nhóm 6
Tiểu luận chính trị
VIệT NAM: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu - 2008
1
Máy móc, thiết bị
13712
2
Xăng
10888
3
Théo
6566
4
Trong đó: phôi thép
1657
5
Điện tử, máy tính và linh kiên
3722
6
Nhựa
2924
7
Dệt may, da
2376
8
Hóa chất
1768
9
Thức ăn gia súc
1738
10
Chế phẩm hóa học
1607
11
Khác
33442
15