Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Báo cáo công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.27 KB, 4 trang )

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH HUYỆN LÂM THAO
*
Số:
- BC / HĐ

Lâm Thao, ngày 13 tháng 6 năm 2011

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
trong ĐVTN năm 2011
------------------------Thực hiện công văn số 800/UBND – TP ngày 10/6/2011 của Hội đồng phối
hợp công tác PBGDPL huyện v/v Báo cáo nhanh công tác TTPBGDPL 6 tháng
đầu năm 2011. BTV Huyện đoàn báo cáo kết quả đạt được trong công tác tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật ĐVTN 6 tháng đầu năm 2011 như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI.
- Thực hiện chỉ thị số 01-CT/HU ngày 22/9/2010 của Ban thường vụ Huyện
uỷ Lâm Thao về nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đảm bảo an ninh trật tự trận địa
bàn huyện; kế hoạch số 27 KH/TĐ ngày 27/4/2011 của BTV Tỉnh đoàn Phú Thọ
V/v Phổ biến giáo dục pháp luật trong đoàn viên thanh niên năm 2011. BTV
Huyện đoàn đã xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
trong ĐVTN năm 2011 triển khai tới các cơ sở Đoàn trực thuộc trong toàn huyện.
- Chỉ đạo các cơ sở Đoàn trực thuộc trong toàn huyện tiếp tục đẩy mạnh và
nâng cao hiệu quả tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, chuyển
đổi hành vi cho đoàn viên, thanh thiếu niên trong việc chấp hành pháp luật, phòng
chống tội phạm.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
1. Hình thức tuyên truyền giáo dục:
- Tổ chức tuyên truyền nội dung các văn bản luật, đẩy mạnh phong trào tự
học tập, tìm hiểu pháp luật trong thanh thiếu niên thông qua sinh hoạt thường kỳ
của chi đoàn, chi hội, chi đội; lồng ghép các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp


luật vào hoạt động giáo dục và các hoạt động khác trong công tác Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi.
- Các tổ chức Đoàn cơ sở đã có nhiều hình thức đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động truyền thông, chú trọng phối hợp giữa truyền thông và hành động
tuyên truyền theo nhóm; đẩy mạnh hoạt động các loại hình tuyên truyền pháp luật
của các câu lạc bộ pháp luật, đội tuyên truyền thanh niên, đội tuyên truyền măng
non…
- Phối hợp tạo ra sân chơi mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ
chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, sử dụng các thiết chế của Đoàn,


Hội, Đội nhằm thu hút thanh thiếu niên đến với các hoạt động một cách hiệu quả;
đồng thời xây dựng nếp sống lành mạnh trong thanh thiếu niên.
2. Công tác xây dựng các mô hình phòng, chống tội phạm tại cơ sở:
- Trong thời gian qua, nhiều mô hình hoạt động hiệu quả được các cơ sở
Đoàn tiếp tục tổ chức như: thành lập câu lạc bộ phòng chống TNXH, lập hòm thư
tố giác tội phạm, tham gia mô hình Đội thanh niên xung kích an ninh, Đội tuyên
truyền thanh niên về pháp luật, phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm,
HIV/ AIDS, tổ chức thi tìm hiểu về Ma tuý, TNXH, luật ATGT…thông qua các
hình thức sân khấu hoá, viết bài, trả lời trắc nghiệm các câu hỏi v.v…Hiện nay,
toàn huyện thành lập được 58 CLB phòng chống TNXH với sự tham gia của hơn
1942 ĐVTN, phối hợp thành lập được 36 đội thanh niên xung kích với sự tham gia
của 671 ĐVTN.
- Các cơ sở Đoàn, Đội trong huyện đã tiến hành tổ chức cho ĐVTN ký cam
kết không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội; xây dựng và khai thác có hiệu
quả tủ sách pháp luật ở các cơ sở xã, thị trấn.
- Tiếp tục phát huy vai trò của các đội thanh niên xung kích an ninh, thanh
niên tình nguyện… tham gia cùng các cơ quan chức năng phát hiện, triệt phá, giải
tỏa các tụ điểm tệ nạn ma túy. Xây dựng các hòm thư tố giác, tìm “địa chỉ đen” để
thanh thiếu niên cung cấp cho các cơ quan chức năng về những người có hành vi vi

phạm pháp luật, tệ nạn ma túy.
3. Công tác phối hợp:
- Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ sở Đoàn trong huyện đã chủ
động phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi; tham gia tích cực các hoạt động
tình nguyện tại cơ sở; nắm bắt hoàn cảnh đoàn viên, thanh thiếu niên, tình hình tội
phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn…Trong 6 tháng đầu năm, các cơ sở Đoàn trong
huyện đã phối hợp tổ chức được 125 hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật cho 7.583 đoàn viên, thanh thiếu nhi.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tham gia giúp đỡ, cảm hóa
thanh thiếu niên nghiện ma túy cai nghiện, người hoàn lương hòa nhập cộng đồng.
Trong đó, tập trung giúp đỡ, hướng dẫn lập dự án phát triển kinh tế gia đình, dạy
nghề, giới thiệu việc làm; tạo điều kiện tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Đội và
tổ chức một số hoạt động dành riêng cho họ nhằm tạo sự đồng cảm, giảm kỳ thị,
phân biệt đối xử của xã hội.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Ưu điểm

Trong thời gian qua, Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Huyện uỷ, Tỉnh đoàn Phú
Thọ, các cấp bộ Đoàn trong huyện đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm góp
phần ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật của ĐVTN. Song
hành cùng với các hoạt động Đoàn nói chung, công tác phối hợp, tuyên truyền, phổ
2


biến giáo dục pháp luật luôn được các cấp bộ Đoàn trong huyện chú trọng. Đây là
một kênh thông tin tuyên truyền mang lại nhiều kết quả, thật sự bổ ích, giúp
ĐVTN được tiếp thu nhanh, vừa thực thi pháp luật một cách nghiêm túc, vừa giúp
họ có những kiến thức bổ ích và lành mạnh. Với những nội dung liên quan trực
tiếp đến ĐVTN như: Bộ luật hình sự, luật dân sự, Luật Phòng chống ma túy, Luật

Giao thông đường bộ, luật thanh niên, luật hôn nhân và gia đinh... đã thu hút hàng
chục nghìn lượt cán bộ ĐVTN tham gia.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật trong ĐVTN trên địa bàn huyện chưa được thực hiện thường xuyên,
đồng bộ. Các cấp bộ Đoàn trong huyện chưa nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng
của công tác này; tài liệu tuyên truyền còn thiếu, hầu hết các cơ sở đoàn chưa có tủ
sách pháp luật; hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa linh hoạt, kinh phí
dành cho công tác này còn eo hẹp; Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật của Đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu.…Một số ĐVTN
còn ít hiểu biết về pháp luật cũng như các quyền, nghĩa vụ của công dân, Bản thân
ĐVTN chưa thực sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ hiểu biết về kiến thức
pháp luật. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện, tình trạng vi phạm
pháp luật hình sự, luật an toàn giao thông trong lứa tuổi thanh thiếu niên có nhiều
diễn biến phức tạp, có lúc, có nơi còn diễn ra nhiều vụ án nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế
thị trường, thiếu việc làm trong thanh niên nông thôn, còn có những nguyên nhân
chủ quan như: thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu sự quản lý, giáo dục từ gia đình và
xã hội. Vì vậy việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật cho ĐVTN nhằm góp phần ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật, giữ vững an
ninh, trật tự và an toàn xã hội là một nội dung hết sức quan trọng và cần thiết trong
công tác Đoàn và phong trào TTN hiện nay.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật trong ĐVTN trên địa bàn huyện chưa được thực hiện thường xuyên,
đồng bộ. Các cấp bộ Đoàn trong huyện chưa nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng
của công tác này; tài liệu tuyên truyền còn thiếu, hầu hết các cơ sở đoàn chưa có tủ
sách pháp luật; hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa linh hoạt, kinh phí
dành cho công tác này còn eo hẹp; Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật của Đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu.…Một số ĐVTN

còn ít hiểu biết về pháp luật cũng như các quyền, nghĩa vụ của công dân, Bản thân
ĐVTN chưa thực sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ hiểu biết về kiến thức
pháp luật. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện, tình trạng vi phạm
pháp luật hình sự, luật an toàn giao thông trong lứa tuổi thanh thiếu niên có nhiều
diễn biến phức tạp, có lúc, có nơi còn diễn ra nhiều vụ án nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng.
Trên đây là báo cáo tóm tắt kết quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật trong ĐVTN 6 tháng đầu năm 2011 của BTV Huyện đoàn Lâm Thao.
3


4



×