Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn hương sen mường la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.2 KB, 47 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa du lịch
MỤC LỤC

1

SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp

Khoa du lịch
DANH MỤC BẢNG BIỂU

2

SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp

Khoa du lịch
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống
văn hóa, xã hội của con người. Sự phát triển của ngành “ công nghiệp không


khói ” này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn kéo các ngành kinh
tế khác phát triển. Do đó, du lịch đã trở thành nền kinh tế mũi nhọn của nhiều
quốc gia phát triển nhanh và đầy triển vọng. Trên tinh thần đó, Đảng và nhà
nước nêu rõ : “ Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng
cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước “.
Trong kinh doanh du lịch, kinh doanh khách sạn là ngành kinh doanh chủ
yếu. Do đó, việc tạo được lợi nhuận cao được coi là nhiệm vụ hàng đầu của
khách sạn, góp phần đem lại hiệu quả trong kinh doanh khách sạn. Việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh là một bài toán mà bất cứ một khách sạn nào cũng phải
lưu ý và thực hiện.
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc nâng cao chất lượng sản phẩm
đóng vai trò vô cũng quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của khách
sạn. Việc nâng cao chất lượng góp phần thu hút khách và nâng cao hiệu quả
kinh doanh của khách sạn. Là mục tiêu hàng đầu của những người làm kinh
doanh khách sạn.
Chính vì vậy trong quá trình học tập, nghiên cứu tìm hiểu và nhận thấy tầm
quan trọng của việc kinh doanh khách sạn, em xin được nhận nghiên cứu đề tài :
“ Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn Hương
Sen Mường La ”.
1. Lý do chọn đề tài:
Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm đưa
Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn minh, hiện đại. Ngành du lịch là một
trong những ngành có đóng góp khá to lớn trong công cuộc cách mạng đó và
được xem là ngành “kinh tế mũi nhọn” trong thời đại hiện nay.
Ở nhiều nước trên thế giới, ngành du lịch phát triển khá mạnh mẽ và từ rất
lâu nhưng ở Việt Nam thì đây là một ngành khá trẻ, chưa phát triển mạnh nhưng
lại có vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Chính vì thế
3
SV: Hoàng Lan Anh


MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
Chính phủ đã có những chính sách khai thác hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để
thu hút nguồn vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ nguồn vốn đầu
tư từ nước ngoài nên nhiều khu du lịch được hình thành và phát triển ở Việt
Nam, khách sạn cũng mọc lên ngày càng nhiều. Một điều đáng mừng là Việt
Nam đã gia nhập WTO – đây cũng là một cửa ngõ quan trọng trong sự phát triển
của ngành du lịch.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở các quốc gia trên thế
giới, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng cao và phong phú hơn. Nếu
trước đây, con người đi du lịch được xuất phát từ nhu cầu thực tế là muốn tìm
hiểu về con người, về xã hội, về phong tục tập quán ở nơi họ đến thì ngày nay
nhu cầu đó được nâng lên là sự hưởng thụ chất lượng dịch vụ, chất lượng phục
vụ ở nơi họ đến. Nội dung của bài luận văn này không nằm ngoài ý tưởng
trên: “Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách
sạn Hương Sen Mường La”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú
tại khách sạn Hương Sen Mường La. Đánh giá mặt thuận lợi, khó khan trong
hoạt động kinh doanh khách sạn. Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra những giải pháp
và kiến nghị nhằm góp phần đưa khách sạn kinh doanh có hiệu quả và uy tín
trên thị trường.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ quy định của luận văn, với thời gian nghiên cứu có hạn
“thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn
Hương Sen Mường La” là đề tài không rộng cũng không hẹp với nhiều vấn đề
cần giải quyết, vì vậy nhóm chủ yếu nghiên cứu về:



Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những khách hàng đã đến với khách sạn
và cảm nhận của họ về chất lượng dịch vụ mà khách sạn đã cung cấp cho khách



Nghiên cứu thực trạng của khách sạn hiện nay, xem xét có đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng hay không, có sức thu hút khách đến với khách sạn

4
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
ngày một đông hay không và cảm nhận của khách về khách sạn nói chung và
chất lượng phục vụ nói riêng như thế nào
Đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình của khách sạn.



4. Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng các kiến thức về quản trị khách sạn mà ta đã từng học, tự tìm hiểu
để đưa ra giải pháp tốt nhất.
Phương pháp sưu tầm tài liệu thực tế tại khách sạn, nắm vững các vấn đề liên
quan.
Phương pháp so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, phương pháp phân tích tổng

hợp.
5. Kết cấu đề tài:
Đề tài được phân bổ thành 3 phần:
Chương I: Tổng quan về kinh doanh khách sạn và vai trò của nâng cao
hiệu quả kinh doanh đối với sự phát triển của ngành du lịch.
Chương II: Thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của
khách sạn Hương Sen Mường La.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại
khách sạn Hương Sen Mường La.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Ngọc Truyền
và các thầy giáo trong khoa du lịch của trường Đại học Kinh doanh và công
nghệ Hà Nội cũng toàn thể các anh chị trong khách sạn Hương Sen Mường La
đã hết long giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Vì thời gian,
trình độ kiến thức và khả năng tiếp cận còn hạn chế nên không tránh được
những khuyết điểm, vì vậy em mong các thầy cô giáo góp ý để luận văn của em
được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Hoàng Lan Anh

5
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ VAI
TRÒ NÂNG CAO HIỆU QỦA KINH DOANH KHÁCH SẠN.


I.Tổng quan về kinh doanh khách sạn .
1.1. Khái niệm về kinh doanh khách sạn.
Đầu thới kỉ XX khách sạn du nhập vào Việt Nam, nhanh chóng trở nên phổ
biến và ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Đầu tiên, kinh doanh khách
sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm bảo bảo chỗ ngủ qua đêm cho
khách có thể trả tiền. Sau đó cùng với những đòi hỏi thão mãn nhiều nhu cầu
hơn và ở mức cao hơn của khách du lịch cũng như mong muốn của chủ khách
sạn, dần dần khách sạn tổ chức thêm những hoạt động kinh doanh ăn uống. KInh
doanh khách sạn theo nghĩa rộng là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu
cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách. Ngày nay, nội dung của kinh doanh khách
sạn ngày càng được mở rộng, phong phú và đa dạng về thể loại. Tuy nhiên kinh
doanh khách sạn theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều bao gồm cả hoạt động kinh
doanh các dịch vụ bổ sung.
Trong cuốn sách “ Kinh doanh khách sạn ‘’ của TS. Nguyễn Bá Lâm biên
soạn tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã bổ sung một định
nghĩa có tầm khái quát và hoàn chỉnh hơn : “ kinh doanh khách sạn là hoạt động
kinh doanh cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho
khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn , nghỉ, và giải trí cho khách du lịch nhằm thu
lợi nhuận “ .
Kinh doanh khách sạn bao gồm các hoạt động :
+ Hoạt động cho thuê buồng phòng.
+ Hoạt động kinh doanh ăn uống.
+ Hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ trợ.
+ Kinh doanh thương mại.
1.2. Các đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn.
Hoạt động kinh doanh khách sạn là một phần không thể thiếu trong hoạt
động du lịch. Hoạt động kinh doanh khách sạn vừa mang đặc điểm của ngành
6
SV: Hoàng Lan Anh


MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
kinh tế vừa mang đặc điểm riêng của nó. Khác với các ngành kinh doanh hang
hóa, ngành kinh doanh khách sạn có những đặc điểm chủ yếu sau:
1.2.1. Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch.
Kinh doanh khách sạn chỉ có thể được tiến hành thành công ở những nơi có
tài nguyên du lịch, bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con
người đi du lịch. Nơi nào không có tài nguyên du lịch thì nơi đó không thể có
khách du lịch tới. Mặt khác, khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi
điểm du lịch sẽ quyết định đến quy mô của các khách sạn trong vùng. Giá trị và
sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tác dụng quyết định thứ hạng của khách
sạn. Chính vì vậy khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải nghiên cứu
kỹ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như nhóm khách hàng mục tiêu và
khách hàng tiềm năng bị hấp dẫn tới diểm du lịch mà xác định các chỉ số kỹ
thuật của một công trình khách sạn khi đầu tư xây dựng và thiết kế. Khi các điều
kiện khách quan tác động tới giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thay đổi
sẽ đòi hỏi sự điều chỉnh về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách hàng cho phù hợp.
1.2.2. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn.
Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do nhu cầu về tính chất lượng cao
của sản phẩm khách sạn đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của
khách sạn cũng phải có chất lượng cao. Tức là chất lượng của cơ sở vật chất kỹ
thuật của khách sạn tăng lên cùng với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn. Sự
snag trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn chính là một
nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao. Ngoài
ra đặc điểm này còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như : chi phí ban đầu
cho cơ sở hạ tầng của khách sạn cao, chi phí đất đai cho một số công trình khách

sạn rất lớn.
1.2.3. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối
lớn.
Sản phẩm khách sản chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này
không thể cơ giới hóa được, mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ
trọng khách sạn. Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa
7
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
khá cao. Thời gian lao động lại chủ yếu phụ thuộc vào thời gian tiêu dung của
khách, thường kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày. Do vậy cần phải sử dụng một số
lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong khách sạn.
Với đặc điểm này các nhà quản lý khách sạn luôn phải đối mặt với những khó
khan về chi phí lao động trực tiếp tương đối cao, khó giảm thiểu chi phí mà
không làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của khách sạn. Khó khan cả trong
công tác tuyển mộ, lựa chọn và phân công bố trí nguồn nhân lực của mình.
Trong các điều kiện kinh doanh theo mùa vụ, các nhà quản lý khách sạn thường
coi việc giảm thiểu chi phí lao động một các hợp lý là một thách thức lớn đối
với họ.
1.2.4. Kinh doanh khách sạn mang tính chất quy luật.
Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số quy luật như : quy luật tự
nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, quy luật tâm lý con người,… Chẳng hạn, sự phụ
thuộc vào tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên với những biến
động lặp đi lặp lại của thời tiết khí hậu trong năm, luôn tạo ra những thay đổi
theo những quy luật nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên đối với

khách du lịch từ đó gây ra sự biến động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các
điểm du lịch. Từ đó tạo ra sự thay đổi theo mùa trong kinh doanh khách sạn, đặc
biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch vùng biển hoặc vùng núi.
Dù chịu sự chi phối của quy luật nào đi nữa thì điều đó cũng gây ra những tác
động tiêu cực và tích cực đối với kinh doanh khách sạn. Vấn đề đặt ra cho các
khách sạn là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến
khách sạn, từ đó chủ động tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để khắc phục những
tác động bất lợi của chúng và phát huy những tác động có lợi nhằm phát triển
hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
1.2.5. Các đặc điểm khác.
Đối tượng phục vụ của khách sạn rất đa dạng, phong phú về quốc tịch, tuổi
tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, và tuổi tác.
Các bộ phận trong khách sạn hoạt động tương đối độc lập, nhung rất đồng
bộ, và có mối quan hệ mật thiết với nhau để phục vụ khách với chất lượng cao.
8
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
Sản phẩm của khách sạn là dịch vụ, có những đặc trưng như sau : mang tính
vô hình, có tính cao cấp, có tính tổng hợp cao, không thể lưu kho cất giữ được,
chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng, chỉ được thực hiện
trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định.
1.3. Ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh khách sạn.
Kinh doanh khách sạn góp phần giữ gìn, phục hồi khả năng lao động và sức
sản xuất của người lao động thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống
trong thời gian đi du lịch của con ng ngoài nơi cư trú thườngxuyên

Làm tăng nhu cầu tìm hiểu văn hóa, lịch sử của đất nước,các thành tựu của
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng ta, góp phần giáo dục lòng
yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
Kinh doanh khách sạn tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ, giao lưu của
mọi người từ khắp mọi nơi, từ các quốc gia, các châu lục trên thế giới đến Việt
Nam. Điều đó làm tăng ý nghĩa vì mục đích ,vì hòa bình hữu nghị và tình đoàn
kết giữa các dân tộc của kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn
nói riêng.
II. Vị trí vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với phát triển kinh
doanh khách sạn Hương Sen Mường La.
1.Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong kinh doanh khách sạn.
Một cách khái quát, hiệu quả là phạm trù kinh tế xã hội, là một chỉ tiêu phản
ảnh trình độ của con người sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia trong các hoạt
động để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Ở phạm vi doanh nghiệp, hiệu quả là đặc trưng cho trình độ sử dụng yếu tố.
Hiệu quả kinh tế là đặc trưng cho trình độ sử dụng yếu tố lao động sống và lao
động vật chất hóa trong công việc kinh doanh được biểu hiện qua kết quả và chi
phí.
HQ =
Kết quả : là mục đích mà doanh nghiệp muốn đạt được
Chi phí : là phương tiện để đạt được kết quả

9
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch

Kinh doanh khách sạn là việc thực hiện một, một số hay tất cả các hoạt động
nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, lưu trú hay dịch vụ khác của khách nhằm mục
địch sinh lời.
2. Các chỉ tiêu đánh giá về nâng cao hiệu quả kinh doanh .
Nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chiến lược kinh doanh và là động lực
của mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Và để đánh giá hiệu quả kinh tế ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác
nhau :
2.1 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp :
- Hiệu quả kinh tế tổng hợp được xác định bằng công thức sau :
H=
Trong đó :
+ H : Hiệu quả kinh tế
+ M : doanh thu
+ C : Chi phí
- Đây là chỉ tiêu hiệu quả cơ bản nhất, phản ánh quan hệ giữa kết quả kinh doanh
và chi phí bỏ ra để đạt kết quả kinh doanh, có nghĩa cứ một đồng chi phí bỏ ra
thì kết quả đạt được bao nhiêu.
2 Chỉ tiêu lợi nhuận :
Chỉ tiêu lợi nhuận ( L) được xác định bằng công thức :
L=M–C
Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế chỉ phản ánh số tuyệt đối tổng lợi
nhuận, nhưng đánh giá cao hiệu quả kinh tế chưa thể hiện rõ nét. Vì vậy để khắc
phục vấn đề này, người ta thường dung chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
hay suất lợi nhuận trên doanh thu ( L’) dược xác định bởi công thức :
L’ =
L’ càng tăng thì hiệu quảàng cao. Đây là chỉ tiêu để so sánh hiệu quả kinh tế
giữa các thời kỳ giữa các doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh.

10

SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh :

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp du lịch gồm 2 loại: vốn cố định và vốn
lưu động.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xác định theo 2 chỉ tiêu :
+ Số lần chu chuyển vốn ( Lcc ) :
=
Trong đó :
M : Tổng doanh thu
Vld : Vốn lưu động
+ Số ngày chu chuyển vốn ( tcc ) :
=
Trong đó :
T : Số ngày trên niên lịch ( 360 ngày )
càng lớn và càng ngắn thì hiệu quả càng cao.
• sử dụng vốn kinh doanh thể hiện các chỉ tiêu :
- trên đồng vốn ( Lv )
=
+ : Vốn kinh doanh ( gồm vốn lưu động và vốn cố định )
Thời gian hoàn trả vốn đầu tư ( ), càng nhanh càng hiệu quả
=
Trong đó :
+ : Vốn đầu tư.

+ : Lợi nhuận bình quân năm.
+ : Khấu hao bình quân.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện ở chỉ tiêu thời gian hoàn trả vốn
và sức sinh lời trên đồng vốn đầu tư. Nếu trường hợp phải vay vốn để đầu tư,
cần xác định thời hạn để thu hồi vốn vay.
2.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí :
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí được xác định bằng công thức :
=



=

Trong đó :
+ : Tỷ suất chi phí
+ : Lợi nhuận sau thuế trên đồng chi phí, nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra
kể cả giá vốn tạo ra được bao nhiêu lãi.
càng giảm và càng tăng thì hiệu quả kinh tế càng cao
2.5. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động :
11
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động được thể hiện bằng chỉ tiêu năng suất
lao động ( W ) và lợi nhuận sau thuế bình quân trên một nhân viên ( L/R )
W=


;

=

2.6. Hiệu quả sử dụng buồng ( ) – được xác định bằng 2 cách :
* Cách 1 :
=
Trong đó :
+ : số ngày/khách quốc tế
+ : Số ngày/khách theo công suất
= B * 2 khách * 360 ngày
+ B : Số buồng khách.
• Cách 2 :

=

Trong đó :
+ : Doanh số lưu trú thực tế.
+ : Doanh số theo công suất.
= 360 * * *
Trong đó :
: Số buồng có mức giá i
: Mức giá của buồng i
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
3.1. Yếu tố khách quan :
- Điều kiện kinh tế – chính trị - xã hội.
Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả kinh
tế thông qua nguồn khách và chính sách giá cả của hàng hóa, dịch vụ. Tình hình
an ninh chính trị, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, các chủ trương chính quyền

trung ương, địa phương…. Nơi doanh nghiệp kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Môi trường kinh doanh :
+ Môi trường vĩ mô bao gồm hệ thống pháp luật, các chủ trương chính
sách của nhà nước và của ngành. Các luật lệ, chế độ chính sách kinh tế xã hội
nơi doanh nghiệp du lịch hoạt động ảnh hưởng không ít tới hiệu quả kinh tế của

12
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
các doanh nghiệp du lịch. Nhất là chính sách đối ngoại của Nhà nước có ảnh
hưởng trực tiếp đến lượng khách quốc tế
+ Môi trường trực tiếp là môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong ngành. Do sự phát triển nhanh chóng của du lịch trong những năm gần
đây, số lượng các doanh nghiệp du lịch mà nhất là số lượng khách sạn tăng lên
nhanh chóng, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.
+ Môi trường bên trong của từng doanh nghiệp: một là các nguồn lực sẵn
có như tài nguyên du lịch, vị trí địa lý còn có tác động không nhỏ tới hiệu quả
kinh tế của doanh nghiệp. Đồng thời các nguồn lực khác như lao động, vốn…là
các yếu tố cực kỳ quan trọng. Hai là cơ chế quản lý kinh tế, đây là yếu tố rất
quan trong, nó chi phối, tác đông tới hiệu quả nói chung và kinh doanh du lịch
nói riêng.
3.2. Yếu tố chủ quan :
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp du lịch : thể hiện ở mặt vật
chất mà doanh nghiệp dung để sản xuất kinh doanh. Nó bao gồm tài sản cố định

và tài sản lưu động. Về mặt giá trị nó bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
- Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp : đây là một yếu tố tác động trực
tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp
du lịch phải chú ý đến công tác đào tạo, không ngừng nâng cao đội ngũ lao
động, kể cả đội ngũ can bộ quản lý và công nhân viên.
- Cơ cấu tổ chức và phương phát quản lý của doanh nghiệp : phải gọn nhẹ
và có hiệu quả.
Các nhân tố trên tác động đến hiệu quả kinh tế theo các hướng khác nhau
nhưng chúng có một mối quan hệ và tác động qua lại với nhau. Do đó việc đánh
giá một cách đúng đắn và khai thác triệt để tác động có lợi là điều kiện hết sức
quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế.
4.Vai trò của nâng cao hiệu qủa kinh doanh khách sạn đối với sự phát triển
ngành du lịch.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng đôi với sự phát
triển ngành du lịch nói chung và phát triển kinh doanh khách sạn nói riêng thể
hiện trên các mặt sau đây :
13
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu chiến lược phát triển kinh
doanh, đảm bảo phát triển kinh doanh bền vững và góp phần giải quyết các vấn
đề an sinh xã hội.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh đống vai trò quyết định đến tái sản xuất
mở rộng. Như chúng ta đã biết nhu cầu du lịch trở thành hiện tượng xã hội, đời
sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, dẫn đến nhu cầu du lịch tăng

nhan. Để đáp ứng nhu cầu du lịch tăng nhanh đòi hỏi ngành du lịch phải mở
rộng phát triển nói chung và ngành khách sạn nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu này
đòi hỏi phải có vốn đầu tư mở rộng, vốn đầu tư lại phụ thuộc vào hiệu quả kinh
doanh, phải có tích lũy.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện quan trọng để đầu tư nang cấp
các trang thiết bị kỹ thuật, mở rộng các dịch vụ để nâng cao chất lượng phục vụ
khách và thu hút khách, phát triển kinh doanh khách sạn.
Nâng caco hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng giải quyết các lợi
ích kinh tế, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và đảm bảo lợi ích
của người lao động ngày càng tăng, đây là yếu tố quan trọng để phát triển kinh
doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN HƯƠNG SEN MƯỜNG LA.
I. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Hương Sen Mường La.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Hương Sen Mường La.
Tên công ty : Công ty cổ phần thương mai khách sạn Hương Sen Mường La.
Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần.
Tên khách sạn : Khách sạn Hương Sen Mường La.
Địa chỉ : Số 262 – Đường Tô Hiệu – Tiểu khu 3 – Thị Trấn Ít Ong – Mường La
– Sơn La.
Điện thoại :

0223.830.146
0915078527

Fax :

0223.830.039

Email :

14
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Website : www.huongsenhotel.com.vn

Khoa du lịch

Công ty cổ phần thương mại - khách sạn Hương Sen Mường La được
tách ra từ công ty cổ phần thương mại-khách sạn Tỉnh Sơn la mà Công ty cổ
phần thương mại khách sạn tỉnh Sơn la là tiền thân của Công ty thương nghiệp
Tỉnh Sơn La . Công ty thương nghiệp Tỉnh Sơn la với nghành nghề kinh doanh
chủ yếu là hàng bách hóa , hàng hóa thương mại , hàng chính sách được nhà
nước trợ giá trợ cước như dầu, muối… nhằm phục vụ nhu cầu đời sống sinh
hoạt cho bà con đồng bào các dân tộc Tây bắc chủ mà chủ yếu là đồng bào các
dân tộc thuộc Tỉnh Sơn la.
Đến năm 2014 với chính sách cổ phần nhằm phát triển kinh doanh rộng
rải của các công ty doanh nghiệp, cho nên nhà nước cho phép công ty thương
nghiệp Tỉnh Sơn La được thành lập công ty cổ phần với mục đích phát triển
thêm các nghành nghề kinh doanh dịch vụ khác . Vì vậy công ty được mang tên
công ty cổ phần thương mại khách Sạn Tỉnh Sơn la với 51% trực thuộc vốn của
nhà nước còn lại 49% vốn của các thành viên trong công ty với mục đích kinh
doanh vừa phục vụ hàng bách hóa , hàng chính sách phục vụ bà con đồng bào
dân tộc đồng thời mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng ( ăn uống, giải
khát), khách sạn ( với tiêu chí 3 sao trở lên), du lịch lữ hành nội địa..đồng thời
công ty lấy tên khách sạn mang tên khách sạn Hương Sen với một hệ thống
khách sạn nằm dãi dác từ thành phố Sơn La đến các huyện thị như Thành phố,

Mộc Châu, Yên Châu, Mường La .
Với mục đích để nhằm phát triển các công ty, doanh nghiệp được tự do
kinh doanh hoạch toán một lần nữa vào năm 2010 nhà nước đã đồng ý cho công
ty được thoái hóa vốn với 100% là vốn của các cổ đông trong công ty, từ đó với
mục đích để phát triển mạnh mẽ công ty đã đại hội cổ đông và thống nhất tách
các chi nhánh trực thuộc công ty cổ phần thương mại tỉnh Sơn la ra hoạt động và
kinh doanh độc lập và Chi nhánh công ty cổ phần thương mai – khách sạn
Hương Sen Mường La được tách ra thành công ty cổ phần thương mại khách
sạn Hương sen Mường La với nghành nghề kinh doanh là nhà hàng khách sạn ,
vui chơi giải trí kinh doanh du lịch lữ hành, khách sạn Hương Sen Mường La có
100 buồng phòng được Tổng cục du lịch, sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh xếp
15
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
hạng 3 sao với công xuất hoạt động bình quân hàng năm khoảng 60 đến 70%
công xuất nhăm phục vụ khách đến liên hệ làm ăn , khách du lich nghỉ dưỡng….
Nói đến khách sạn người ta thường hình dung ra những công trình nguy
nga lộng lẫy, những món ăn sang trọng phong cách phuc vụ hoàn hảo, lợi
nhuận trong kinh doanh cao.Chính vì vậy hoat động kinh doanh khách sạn đã
thu hút đông đảo số lượng người tham gia vào hoạt động kinh doanh này.Khi
nhắc đến hoạt động kinh doanh khách sạn, người ta thường nói đến việc kinh
doanh dịch vụ lưu trú.Ngoài dịch vụ cơ bản này ngành khách sạn còn tổ chức
các dịch vụ bổ sung khác như dịch vụ phục vụ ăn, uống, phục vụ vui chơi giải
trí, phục vụ các nhu cầu có liên quan đến sinh hoạt hàng ngày của khách như
(điện thoại, fax, giặt là, chữa bệnh...) Không nằm ngoài những quy luật chung

của hoạt động kinh doanh, khách sạn Hương Sen Mường La được coi là khách
sạn có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí cũng như trật tự an ninh. Khách
sạn đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về xếp hạng khách sạn.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của khách sạn Hương Sen Mường La.
1.2.1. Chức năng của khách sạn Hương Sen Mường La.
- Khách sạn phục vụ khách nội địa và khách quốc tế lưu trú tại khách sạn
với các phòng đầy đủ tiện nghi được Tổng cục du lịch xếp hạng là khách sạn 3
sao. Nhà hàng sang trọng với 2 phòng lớn có thể tiếp từ 400-500 khách với các
món ăn Á, Âu ngon miệng, đẹp mắt, thực đơn vô cùng phong phú, đa dạng.
- Cung cấp các dịch vụ hội thảo, hội nghị phù hợp với yêu cầu, mục đích
sử dụng.
- Tổ chức sự kiện cưới hỏi trọn gói cùng các dịch vụ đi kèm khi khách
hàng yêu cầu.
- Kinh doanh dịch vụ bổ sung : xông hơi, massage….

16
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
1.2.2. Nhiệm vụ của khách sạn Hương Sen Mường La.

Khoa du lịch

• Nghiên cứu nhu cầu thị trường khách du lịch đặc biệt nhu cầu khách du lịch
quốc tế, tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ và hoạt
động hàng năm đáp ứng nhu cầu khách và nhịp độ phát triển số lượng khách và
doanh thu.

• Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật để đảm bảo cho mục đích kinh doanh và nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
• Quản lý và đào tạo cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm
bảo đời sống cho công nhân viên toàn doanh nghiệp
• Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo sự an toàn trong lao động cho
công nhân viên
• Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ, tai nạn, an toàn lao động, bảo vệ
môi trường, chăm lo đời sống cho nhân viên
• Bảo vệ môi trường, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
• Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ chính
sách về quản lý và sử dụng vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
1.3. Tổ chức bộ máy của khách sạn Hương Sen Mường La.
Do tính phức tạp trong công tác quản lý, bộ máy quản lý gồm những đơn
vị hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng lại liên quan với nhau
khách sạn đã xây dựng một mô hình quản lý khá hợp lý.
Đó là sự kết hợp giữa 2 mô hình: theo trực tuyến và cơ cấu theo chức năn
g (theo sơ đồ sau).
Sơ đồ tổ chức bộ máy của khách sạn Hương Sen Mường La.
Giám đốc

Phó giám đốc

Bộ phận dịch vụ bổ sung
Phòng
hòng kế hoạch thị trường
Phòng tài
vụ tổ chức hành chính
Bộ phận lưu trú
Bộ phận bảo dưỡng kỹ
Bộthuật

phận nhà hàng

17
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp

Khoa du lịch

Bộ
phận
bảo
vệ

( Nguồn : Khách sạn Hương Sen Mường La )
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chính trong khách sạn:
* Giám đốc: trực tiếp quản lý, điều hành khinh doanh tất cả các lĩnh vực
trên cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng phòng ban, khối đơn vị trực
thuộc, đồng thời phát huy được sức mạnh toàn thể khách sạn.
Giám đốc khách sạn căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của công ty giao cho,
căn cứ vào chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước,
những quy định của cấp trên, thực hiện quản lý các hoạt động của nhà khách
đảm bảo hoàn thành các kế hoạch mà khách sạn giao cho. Giám đốc là người chỉ
huy cao nhất về mặt hoạt động cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách sạn. Giám đốc là người ra các quyết định quản lý và phải quản lý nhà
khách một cách toàn diện, đồng thời phải đinh hướng được sự phát triển của
khách sạn.

* Phó giám đốc khách sạn: giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực
khinh doanh của khách sạn và đặt ra phương châm, chiến lược kinh doanh, kế
hoạch công tác của khách sạn… Phó giám đốc phải thường xuyên lắm bắt được
tình hình phát triển kinh doanh sử dụng trang thiết bị vật tư, tài chính để báo cáo
với giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được
phân công.
* Phòng kế hoạch thị trường: tham mưu cho giám đốc,thực hiện những nhiệm
vụ: Tổ chức nghiên cứu thị trường trong đó chủ yếu nghiên cứu các nhu cầu các
đối tượng khách, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm xây
dựng chiến lược quảng bá và tổ chức thực hiện quảng bá báo cáo tình hình thực
hiện kế hoạch kinh doanh gửi cho các cơ quan quản lý cấp trên.
18
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
* Phòng tài vụ: Là bộ phận giúp việc cho giám đốc về các mặt công tác quản lý
tài chính, đảm bảo tài chính cho hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, đảm
bảo tiền lương cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo cung cấp đầy đủ các trang
thiết bị cần thiết cho hoạt động kinh doanh khách sạn, thực hiện kế toán và báo
cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
* Phòng tổ chức hành chính: thực hiện chức năng hành chính, tổ chức và lao
động toàn công ty. Phòng trực tiếp quản lý, điều hành xe, tham mưu cho giám
đốc trong việc ban hành các điều lệ, quy chế, chính sách quản lý nguồn nhân
lưc. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ điều hành, giám sát hoạt động và kỷ luật
trong toàn công ty.
* Bộ phận lưu trú: thực hiện các nhiệm vụ sau :

- Bộ phận lễ tân : Có chức năng như một chiếc cầu nối giữa khách hàng
với các dịch vụ trong khách sạn, có nhiệm vụ tổ chức đón tiếp, làm thủ tục đăng
ký phòng và trả phòng cho khách, kết hợp với các bộ phận dịch vụ khác có liên
quan để đáp ứng các yêu cầu của khách.
- Bộ phận buồng phòng : Có trách nhiệm làm vệ sinh phòng khách, các
khu vực hành lang, cầu thang và tiền sảnh của khách sạn. Theo dõi tình hình sử
dụng các trang thiết bị trong phòng ngủ, khu vực trong khối phòng ngủ. Báo cáo
tình hình phòng của khách sạn cho lễ tân hằng ngày.
* Bộ phận dịch vụ bổ sung: phục vụ các nhu cầu của khách về vui chơi giải trí,
phục hồi sức khỏe, các dịch vụ khác và giữ gìn tạo dựng môi trường sinh thái,
cảnh quan đẹp cho khách sạn.
* Bộ phận bảo dưỡng kỹ thuật: chịu trách nhiệm thực hiện các chế độ định kỳ
sửa chữa trang thiết bị của nhà khách, đảm bảo máy móc thiết bị của nhà khách
hoạt đông tốt, phụ trách cung cấp điện nước góp phần nâng cao chất lượng phục
vụ cho khách sạn.
* Bộ phận kinh doanh nhà hàng :
- Chế biến và đảm bảo cung cấp các món ăn cho khách trong mọi thời
điểm, làm mới thực đơn nhằm thu hút khách.
- Tổ chức phục vụ ăn uống trong nhà hàng, phòng tiệc, hội nghị, hội thảo.
19
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
- Tổ chức sắp xếp bàn ghế và phối hợp với phòng kỹ thuật để chuẩn bị
cho các hội trường hoặc phòng họp theo hợp đồng đã ký kết.
- Phục vụ quầy bar

* Bộ phận bảo vệ :
- Có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong khách sạn cũng như bảo vệ
tính mạng, tài sản của khách.
1.4. Sự phát triển các nguồn lực của khách sạn Hương Sen Mường La.
1.4.1. Phát triển nguồn nhân lực của khách sạn Hương Sen Mường La.
Trong những năm qua, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh doanh và nâng
cao chất lượng phục vụ khách, khách sạn Hương Sen Mường La đã chú trọng
phát triển đội ngũ lao động đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảo bảo về số
lượng.
Phát triển nguồn nhân lực góp vai trò quyết định trong sự phát triển kinh
doanh. Do vị trí này, trong những năm qua khách sạn Hương Sen Mường La rất
quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực vè cơ cấu và trình độ. Điều này được
thể hiện ở sơ đồ 1.

20
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
Bảng 1 : Tình hình phát triển nguồn nhân lực.
( Đơn vị : Người )
2013

Chỉ tiêu

2014


2015

% năm sau/ % năm
trước

TS

TT

TS

TT

TS

TT

14/13

15/14

115

100

120

100

125


100

104,3

104,2

- Lao động trực tiếp

98

85,2

102

85

108

86,4

104,1

105,9

- Lao động gián tiếp
2. Phân theo giới tính

17


14,8

18

15

17

13,6

105,9

94,4

- Nam

41

35,7

44

36,7

48

38,4

107,3


109

- Nữ
3. Phân theo trình độ

74

64,3

76

63,3

77

61,6

109,1

101,3

- Đại học

14

12,2

15

12,5


17

13,6

107,1

113,3

- Cao đẳng

49

42,6

48

40

51

40,8

97,9

113,2

- Trung cấp

35


30,4

24

28,3

36

28,8

97,1

105,9

- Lao động phổ thông
4. phân theo ngoại

17

14,8

35

19,2

21

16,8


135,3

91,3

31

29,6

37

30,8

41

32,8

108,8

110,8

81

70,4

83

84

67,2


102,5

101,2

Tổng số lao động
1. Phân theo trực tiếp
và gián tiếp

ngữ
-1 ngoại ngữ
-2không có ngoại ngữ

69,2

( Nguồn : phòng kế hoạch khách sạn Hương Sen Mường La )
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy : Trong thời kỳ 2013 – 2015 số lượng lao
động có tăng nhưng không nhiều, chỉ tăng 4,3%, năm 2015 so với năm 2014
tăng 4,2% . Điều đó chứng tỏ cơ cấu lao động của khách sạn tương đổi ổn định.
Trong cơ cấu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp : số lượng lao động
trưc tiếp chiếm trên 85% tổng số lao động và tăng đều qua các năm. Số lao động
gián tiếp chỉ chiếm khoảng 13,6 – 17% trong tổng số lao động và được giảm
xuống còn 13,6% ( năm 2015) chứng tỏ nhân viên công tác ổn định và có chất
lượng. Nhìn chung, cơ cấu lao động như trên là hợp lý.
21
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp

Khoa du lịch
Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là ngành
kinh doanh khách sạn, lao động của các doanh nghiệp du lịch phần lớn đều là
lao động nữ. Vì vậy, khách sạn Hương Sen Mường La cũng tuân theo đặc điểm
này, tỷ trọng lao động nữ luôn chiếm trên 60% tổng số lao động
Về đội ngũ lao động : lao động có trình độ đại học và cao đẳng tăng lên
hàng năm, nhưng tỷ lệ tăng không cao và chỉ chiếm dưới 14% tổng số lao động.
Đây là tỷ lệ thấp. Lao động cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ trọng khá lớn ( trên
50%)
1.4.2. Thực trạng phát triển nguồn vốn kinh doanh của khách sạn Hương
Sen Mường La.
Bảng 2 : Tình hình phát triển vốn kinh doanh
(Đơn vị : Triệu đồng )
-Năm

% năm sau/% năm
trước

Chi tiêu

2013

Tổng số vốn
Vốn cố định
Vốn

2014

TS


TT

45340
42212

lưu 3128

TS

2015
TT

TS

TT

14/13

15/14

100 50926
93,1 47395

100
93

54479
50720

100

93

112,4
112,3

106,9
107

6,9

7

3759

7

114

105,4

3567

động
( Nguồn: phòng kế hoạch khách sạn Hương Sen Mường La)
Thông qua bảng số liệu về tình hình phát triển nguồn vốn kinh doanh của
khách sạn ta có thể thấy rằng tổng số nguồn vốn qua các năm đều có sự thay đổi
rõ rệt, phát triển theo chiều hướng tăng dần đều. Tổng nguồn vốn năm 2014 so
với năm 2013 tăng lên 12,4% và năm 2015 so với 2014 tăng lên 6,9%. Vốn cố
định chiếm tỷ trọng khá cao trên 90% tổng số vốn điều đó phù hợp với kinh
doanh khách sạn là vốn đầu tư cơ sở vật chất rất đắt đỏ.

Nguồn vốn hình thành để kinh doanh và duy trì hoạt động của khách sạn
toàn bộ là vốn chủ sở hữu.
22
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
1.4.3. Sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Mường La Sơn La.
a) Vị trí kiến trúc của khách sạn.
Khách sạn Hương Sen Mường La tọa lạc tại số 262 đường Tô Hiệu- tiểu
khu 3- Thị trấn Ít Ong – Huyện Mường La – Tỉnh Sơn La nằm ngay trung tâm
thị huyện mà ít có khách sạn nào có được. Là khách sạn duy nhất trên địa bàn
huyện Mường La đạt chuẩn 3 sao, cách nhà máy thủy điện Sơn La chưa đầy
1km về hướng đông, cách khu suối nước nóng 2km, cách trung tâm thành phố
25km với khoảng thời gian một giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, khách sạn nằm tại
trung tâm huyện, có vị trí tương đối thuận lợi nằm ngay trên trục đường giao
thông nối liền khu du lịch với trung tâm thành phố.
b) Trang thiết bị trong khách sạn :
* Khu đại sảnh :
Quý khách sẽ bước chân vào đải sảnh lớn của khách sạn, tiện nghi sang
trọng, hiện đại của lỗi kiến trúc bày bố kiểu Âu. Sự phục vụ chu đáo chuyên
nghiệp của nhân viên nơi đây khẳng định lại điều này với quý khách. Sang
trọng, hiện đại là thế nhưng sự kết hợp đan xen của lối kiến trúc Á Đông truyền
thống sẽ đem lại cho quý khách môt cảm giác thú vị, với một không gian hòa lẫn
vào núi rừng thiên nhiên, nhà hàng, khách sạn, đưa quý khách lạc vào một
không gian của núi rừng Tây Bắc. Quý khách có thể cùng người thân thử mình
với môn thể thao leo núi, đạp xe đôi… Ngoài ra khách sạn còn có hồ bơi, sân

bóng mini, khu massage, sauna tiêu chuẩn châu Âu, karaoke phục vụ quý khách,
đem lại cho quý khách những giây phút thư giãn tuyệt vời nhất. Khu nhà hàng
rộng 400m2 có sức chứa hàng trăm người, với những món ăn Âu, Á, những món
đặc sản vùng sơn cước sẽ làm hài lòng quý khách trong mỗi bữa ăn tại đây.
*Khu vực lưu trú :
Khách sạn ngày càng nâng cao chất lượng phòng nghỉ nhằm mang đến
cho du khách không khí gia đình ấm áp, cảm giác bình yên, thân thiện, hưởng
thụ có được trong kỳ nghỉ. Khách sạn Hương Sen Mường La với tổng 100 phòng
tiện nghi được chia làm nhiều loại mức tiện nghi và nhiều mức giá khác nhau.

23
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
+ Phòng đơn : với diện tích 32-36 mét vuông với các loại giường thông
dụng cho du khách như phòng một giường lớn tiêu chuẩn thoáng mát đầy đủ tiện
nghi cần thiết. Giá công bố : 800.000đ
+ Phòng hạng sang : được thiết kế hiện đại, rộng rãi và thoáng mát với
diện tích 34-38 mét vuông 1 phòng đầy đủ bao gồm trang thiết bị sang trọng,
sạch sẽ. Giá công bố : 1.000.000đ
+ Phòng VIP : với diện tích 60m2 1 phòng, với 2 phòng ngủ riêng biệt
được thiết kế hiện đại sang trọng. Giá công bố : 1.800.000đ
* Khu nhà hàng, hội thảo :
Khách sạn có 2 nhà hàng Âu, Á cùng một lúc phục vụ 300 lượt khách với
không gian lịch sự, sang trọng rất hợp với việc tổ chức tiệc đứng, tiệc cưới, tiệc
nướng ngoài trời, các món ăn dân tộc Việt Nam và các món khác phù hợp với

khẩu vị từng người do các đầu bếp lành nghề chuẩn bị, chắc chắn sẽ làm hài
lòng quý khách. Nhà hàng sang trọng với các món ăn ngon miệng, đẹp mắt, thực
đơn phong phú và giá cả hợp lý.
Quầy bar được đặt ở các tầng với nhiều loại Cocktail, đồ uống phong phú.
Bếp được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại để bảo quản, dự trữ và chế
biến thức ăn như : lò ga, lò vi song, lò hấp, nướng quay các món ăn trên hệ
thống dây chuyền đồng bộ 100% inox rất sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh.
Phòng hội nghị, hội thảo được trang trí sang trọng với đầy đủ các thiết bị
âm thanh, ánh sang hiện đại và nội thất lộng lẫy từ 20 đến 140 chỗ ngồi.
*Dịch vụ bổ sung :
Ngoài hai lĩnh vực chính là lưu trú và ăn uống thì khách sạn còn kinh
doanh thêm các dịch vụ bổ sung như : phòng hát karaoke với các trang thiết bị
hiện đại, khu trị liệu tắm hơi, phòng massage thiết kế theo tiêu chuẩn pháp luật,
trang thiết bị sang trọng, sạch sẽ.

24
SV: Hoàng Lan Anh

MSV: 12102627


Luận văn tốt nghiệp
Khoa du lịch
II. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH KHÁCH SẠN HƯƠNG SEN MƯỜNG LA.
2.1. Một số biện pháp phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của khách sạn Hương Sen đã và đang áp dụng.
Trước tình hình tăng nhanh của các cơ sở lưu trú, để cạnh tranh và đứng
vững trên thị trường, đòi hỏi khách sạn phải tự vươn lên để hoàn thiện sản phẩm
của mình. Kể từ khi hoạt động, khách sạn Hương Sen đã đề ra những biện pháp

nhằm phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh như sau :
-

Huy động lực lượng nghiên cứu nhu cầu của khách và các khách sạn trên địa
bàn tỉnh Sơn La để dịnh hướng chiến lược kinh doanh hướng vào mục tiêu áp
dụng chính sách và biện pháp hữu hiệu để thu hút khách, nâng cao vị thế của
khách sạn trên thị trường, áp dụng chính sách lợi nhuận ít, chất lượng ngang

bằng và một số sản phẩm hơn các khách sạn khác.
- Tăng cường đầu tư xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh của khách sạn
Hương Sen trên thị trường. Đây là một trong những yếu tố mà khách sạn rất
quan tâm : cụ thể sử dụng các chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng thương hiệu,
tổ chức một phần cán bộ nhân viên cho công việc này. Từ đó đến nay hình ảnh
khách sạn đã có nhiều tiếng tăm hơn.
- Khách sạn đã xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mà nội dung cụ thể là :
xác định sản phẩm và dịch vụ đa dạng, xác định được một số sản phẩm độc đáo,
luôn chú trọng chất lượng sản phẩm, xây dựng chính sách giá hợp lý.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ : Trong kinh doanh khách sạn thì chất lượng dịch
vụ là điều hết sức quan trọng để cạnh tranh. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao của du khách, khách sạn Hương Sen Mường La đã tiến hành thay thế bảo
dưỡng định kỳ, đồng bộ, phù hợp với tiêu chuẩn các trang thiết bị cần thiết trong
phòng.
- Nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ lao động : Khách sạn thường xuyên tổ
chức khóa đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. Cử cán bộ đi bồi
dưỡng công tác quản lý, có các chính sách thưởng phạt công minh nhằm khuyến
khích lao động.
- Khách sạn đã liên kết và hợp tác với các công ty lữ hành ở các tỉnh thành phố
lân cận và một số hang lữ hành để thu hút khách du lịch.
25
SV: Hoàng Lan Anh


MSV: 12102627


×