Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

THỰC TRẠNG và các BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại KHÁCH sạn MEDALLION HANOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.1 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH

…O0O…

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề Tài :
THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN MEDALLION
HANOI

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Bá Lâm

Họ Và Tên

: Mai Kim Tuyến

Lớp

: Ks 1404

Msv

: 09C00709

Hà Nội – 2013


Khoa Du Lịch



Trường ĐHKD& CN Hà Nội

Lời Mở Đầu
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tìm hiểu và khám phá thế giới bên ngoài
ngày càng được con người chú ý và mở rộng tầm nhìn nhiều hơn đến các nước
có tài nguyên thiên nhiên đẹp, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử được
bảo tồn và phát triển nhiều hơn.
Hiểu được những điều đó, ngành du lịch được ra đời và ngày càng lớn mạnh,
trong xã hội ngày nay, ngành du lịch đã là một ngành không thể thiếu và chiếm
một phần lớn trong đời sống văn hóa, xã hội của con người. Nó đã thực sự trở
thành một ngành công nghiệp sạch, đem lại hiểu quả kinh tế rất cao. Sự phát
triển của ngành du lịch đã kéo các ngành công nghiệp khác phát triển theo.
Trên thế giới các quốc gia dù có ít hay nhiều tài nguyên du lịch thì đều phát
huy hết thế mạnh của mình.
Bên cạnh những công trình văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đang
được bảo tồn và khôi phục lại thì rất nhiều nhà hàng khách sạn cũng được nâng
cấp và xây mới với nhiều hình thức phục vụ phong phú, đa dạng hơn nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao cho du khách trong và ngoài nước. Để hoạt độn
kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất, vấn đề chúng ta cần quan tâm nhất là
việc nâng cao hiệu quả kin doanh của khách sạn.
Trước thực tế đó, là một sinh viên khoa Du lịch, qua việc vận các kiesn thức và
thời gian thực tế tại khách sạn Medallion Ha Noi trong thời gian thực tập và sự
hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Bá Lâm đã giúp em lựa chọn đề tài
“Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khách sạn

1. Mục đích nghiên cứu

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709


MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

* Xác định thực trạng kinh doanh của khách sạn, các đặc điểm liên quan đến
việc kinh doanh, tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Thông qua việc nghiên cứu đề tài rút ra các vấn đề cốt lõi, áp dụng vào thực
tế hiện trạng công việc.
* Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách
sạn
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu : Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng hiệu
quả kinh doanh và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khách
sạn Medallion HaNoi
Phạm vi nghiên cứu : Luận văn tập trung vào nghiên cứu hiệu quả kinh doanh
giới hạn tại khách sạn Medallion HaNoi
3. Phương pháp nghiên cứu :
Sử dụng phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích tổng hợp, mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau
4. Kết cấu luận văn :
Ngoài phần mở đầu, danh mục tham khảo, kết luận, mục lục… Đề tài gồm 3
chương tương ứng với 3 vấn đề em quan tâm nghiên cứu và trình bày :
Chương I : Tổng quan về cơ sở lí luận về sự phát triển kinh doanh khách sạn và
hiệu quả của kinh doanh khách sạn.
Chương II : Thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn Medallion HaNoi
rChương III : Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh


SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

Chương I
I, Tổng quan về cơ sở lí luận về sự phát triển kinh doanh
khách sạn và hiệu quả của kinh doanh khách sạn
1. Tổng quan về cơ sở thực tập
Cơ sở lí luận đề tài nghiên cứu
1.1 Tổng quan về cơ sở kinh doanh khách sạn
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ
lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sungcho khách du lịch nhằm đáp ứng các
nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn để thăm quan khu du
lịch, các địa điểm du lịch và mang lại lợi ích kinh tế cho cơ sở kinh doanh
khách sạn.
1.1.2. Chức năng kinh doanh khách sạn.
Kinh doanh khách sạn là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động du
lịch. hệ thống khách sạn trở thành một tiền đề và điều kiện để phát triển du lịch
lữ hành và phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa _ xã hội. Cùng với sự phát triển
sản xuất và phận công lao động xã hội, hệ thống các khách sạn không ngừng
phát triển và trở thành một ngành kinh doanh độc lập.
Khách sạn thực hiện những chức năng sau :

Chức năng cung ứng dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung kèm theo.
+ dịch vụ văn phòng
+ dịch vụ sức khỏe

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

+ dịch vụ vui chơi giải trí
+ dịch vụ khác
Chức năng sản xuất sản phẩm ăn uống và phục vụ nhu cầu ăn uống của thị
trường và khách du lịch.
Chức năng tổ chức và lưu thông hàng hóa là loại chức năng được hình thành từ
nhu cầu của khách du lịch và do hai chức năng trên quyết định, tạo thành hoạt
động kinh doanh khách sạn một cách hoàn chỉnh.
1.1.3. Đặc điểm kinh doanh khách sạn.
Khác với những ngành kinh doanh hàng hóa khác, ngành kinh doanh khách sạn
có những đặc điểm cơ bản sau :
- Sản phẩm của khách sạn là dịch vụ, có những đặc trưng như tiêu dùng
tại chỗ, giá trị sử dụng được biểu hiện ngay sau khi sử dụng, sản xuất và
tiêu dùng cùng thời gian và không gian.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn lớn chủ yếu
tập trung vào phục vụ lưu trú và mang lại nguồn lợi, hiệu quả kinh tế
cao.

- Lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong khách sạn rất lớn và đa dạng
với cơ cấu ngành nghề, tuổi tác và giới tính.
- Thời gian hoạt động của khách sạn là 24/24
- Các bộ phận trong khách sạn hoạt động tương đối độc lập, nhưng rất
đồng bộ và có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau để phục vụ khách
với chất lượng tốt nhất.
- Kinh doanh khách sạn mang tính qui luật như: Qui luật tự nhiên, qui luật
kinh tế_ xã hôi, qui luật tâm sinh lí con người.
Với những đặc điểm trên ta thấy hoạt động kinh doanh của khách sạn rất phức
tạp. Để kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất thì đòi hỏi nhà kinh doanh phải
có những điều kiện tiên quyết như vốn, lao động, tài nguyên, kinh nghiệm…

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

Nhưng để có được thành công thực sự thì ngoài những yếu tố trên cpfn phụ
thuộc vào năng lực quản lí, điều hành và pải có niềm đam mê thực sự với
ngành du lịch.
1.1.4. Vị trí, vai trò của kinh doanh khách sạn đối với sự phát triển của
chuyên ngành Du lịch.
Khách sạn có vị trí quan trọng trong sự phát triển của du lịch trến các phương
diện
- Khách sạn là sự đáp ứng nhu cầu của xã hội về ở trọ.

- Khách sạn là cơ sở vật chất kĩ thuật quan trọng và là tiền đề để phát triển
ngành du lịch.
- Khách sạn là cơ sở lưu trú kinh doanh và các dịch vụ : cư trú, ăn uống
nhằm thu lợi nhuận.
- Kinh doanh khách sạn góp phần giới thiệu và quảng bá khai thác tiềm
năng và tài nguyên du lịch.
- Kinh doanh khách sạn không chỉ thỏa mãn nhu cầu lưu trú và ăn uống
của khách mà còn mang tính chất văn hóa, nghệ thuật và phong tục tập
quán của dân tộc.
Vai trò của khách sạn đối với sự phát triển du lịch
- Vai trò của khách sạn đối với sự phát triển du lịch không chỉ thể hiện ở
sự phát triển số lượng, mà còn ở chất lượng sản phẩm của khách sạn.
- Phát triển kinh doanh khách sạn đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển của kinh tế địa phương, thu hút được lực lượng lao động lớn.
- Đầu tư vào phát triển kinh doanh khách sạn mang lại hiệu quả kinh tế
cao, thời gian hoàn trả vốn nhanh, lợi nhuận cao. Mang lại nguồn ngoại
tệ lớn.
- Là tiền đề để thu hút và khai thác các tài nguyên du lịch tại các địa
phương.

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội


II, Tổng quan tính tất yếu khách quan của vấn đề nâng cao hiệu
quả kinh doanh khách sạn và các chỉ tiêu.
2.1 : Khái niệm về hiệu quả kinh doanh.
2.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế.
Có rất nhiều khái niệm ở nhiều góc độ khác nhau, để xem xét về hiệu quả kinh
tế. Từ đó đã có rất nhiều định nghĩa về hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài
lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”.
Nhưng cho đến nay, thì nhiều tài liệu và sách giáo khoa đã đưa ra về khái niệm
hiệu quả kinh tế như sau :
“ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố
của quá trình kinh doanh nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất”
2.1.2. Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội trong hoạt động du lịch.
Hiệu quả kinh tế: thể hiện ở mức độ tận dụng các yếu tố sản xuất và các tài
nguyên du lịch trong khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ramột khối lượng
hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch
và chi phí ít nhất và nhằm bảo vệ môi trường.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, hiệu quả kinh tế biểu hiện
mối tương quan kết quả sản xuất và chi phí sản xuất. Còn đối với hoạt động
kinh doanh du lịch, tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế được thực hiện qua mục
tiêu đảm bảo thu nhập (bằng cả ngoại tệ và bản tệ) cao nhất với chi phí lao
động sống và lao động vật hoá thấp nhất (Trong điều kiện kinh tế có lợi nhuận
cho ngành và cho nền kinh tế quốc dân).

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:



Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

Hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch là phản ánh mức độ tác động của hoạt
động du lịch giải quyết đến các vấn đề xã hội và môi trường, biểu hiện trên các
mặt : Du lịch phát triển làm con người nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe
nâng cao hiểu biết về văn hóa_chính trị_xã hội, tạo nhiều việc làm cho xã hội,
tình hữu nghị giữa các dân tộc ngày càng phát triển và gắn kết.
Đạt được hiệu quả kinh doanh trong du lịch cũng chính là tiết kiệm các nguồn
lực, nguồn nguyên liệu cho xã hội, là cơ sở để các doanh nghiệp có khả năng
mở rộng sản xuất, tăng năng lực phục vụ khách hàng, tăng uy tín và mở rộng
các quan hệ quốc
Đối với người lao dộng thì hiệu quả lao động (lương và phúc lợi xã hội) là
động cơ thúc đẩy kích thích người lao động làm cho người lao động hăng hái
yên tâm làm việc và ngày càng quan tâm đến hiệu quả ông việc, trách nhiệm
của mình tới công ty và có thể ngày càng đóng góp công sức của mình cho sự
nghiệp phát triển của công ty.
Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch có vai trò quan trọng đối với
doanh nghiệp du lịch và đất nước. Để đạt được hiệu quả cao công ty phải hoàn
thành các mục tiêu và phương hướng đề ra trong từng thời kỳ phù hợp với
công ty và phù hợp với bối cảnh đất nước.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua
lại lẫn nhau. Tuy nhiên hiệu quả xã hội rất trừu tượng, có nhiều nội dung
không tính cụ thể được bằng số lượng, còn hiệu quả kinh tế có thể được tính
toán bằng số liệu.
2.2. Tính tất yếu khách quan nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh
doanhgiữ một vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung


SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

và phát triển kinh doanh các doanh nghiệp nói riêng, là mối quan tâm hàng đầu
của xã hội và các doanh nghiệp hiện nay.
Trước hết, nâng cao hiệu quả kinh doanh pahir xuất phát từ qui luật kinh tế thị
trường. Yêu cầu cơ bản của qui luật giá trị là tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào
sản xuất. và cải tiến các qui trình công nghệ làm cho năng suất lao động không
ngừng tăng lên, cùng đó là hạ thấp giá thành cá biệt để tăng lợi nhuận. Điều
này cực kì quan trọng của qui luật cạnh tranh, nâng cao vị trí vủa doanh nghiệp
trên thị trường.
Nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân đã và đang không ngừng được
cải thiện và nâng cao. Người dân ngày càng chú trọng đến ăn ngon mặc đẹp,
thưởng thức và tận hưởng những thành quả lao động của bản thân. Sau thời
gian làm việc căng thẳng, họ mong muốn có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi
thư giãn, xua tan những mệt mỏi của cuộc sống thường ngày, và đi du lịch trở
thành nhu cầu tất yếu để thỏa mãn những mong muốn đó. Bên cạnh đó nhu cầu
ăn uống cũng rất được chú ý. Họ không chỉ muốn ăn ngon mà còn muốn được
ngồi trong một không gian thoáng đẹp, được phục vụ tận tình sau những giờ
làm việc căng thẳng. Có thể nhận thấy rằng nước ta trong những năm gần đây
ngành kinh doanh khách sạn đã có những bước phát triển nhất định và đang
từng bước khẳng định vai trò vị trí trong nền kinh tế. Việt Nam dần trở thành

một điểm đến hấp dẫn với du khách - sự quyến rũ tiềm ẩn.
Với mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù sản xuất kinh doanh riêng của
ngành nghề. Những đặc thù đó một mặt làm nên những ưu thế riêng cho doanh
nghiệp mặt khác tạo ra những yếu điểm riêng có của doanh nghiệp. Từ những
đặc trưng đó doanh nghiệp cần phải có phương pháp quản lý phù hợp với bản
thân doanh nghiệp. Một vấn đề đặt ra là làm sao để phát huy những mặt mạnh
đặc thù và khắc phục những yếu điểm vốn có trong điều kiện hội nhập và phát
triển như hiện nay. Sự hội nhập là rất cần, đòi hỏi phải luôn tạo ra được yếu tố

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

mới trong sản phẩm của mình, làm ngắn chu kỳ sống của sản phẩm đồng thời
khẳng định bản sắc riêng của mình.
Điều đó đòi hỏi phức hợp các giải pháp đồng thời song xuất phát điểm phải tư
nhận thức mà đi, tiên phong là trong quản lý phải có sự đổi mới nâng cao trình
độ, nâng cao hiệu lực quản lý. Lợi ích kinh tế, kết hợp giữa 3 lợi ích ( lợi ích
nhà nước, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người lao động ) là nội dung quan
trọng của phương thức quản lí trong thị trường. Đồng thời cũng là động lực
thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế làm cho người lao động và doanh nghiệp
quan tâm đến hiệu quả kinh tế, áp dụng các biện pháp tiết kiệm các nguồn lực,
nâng cao doanh thu và thu nhập cho người lao động không ngừng tăng lên.
Nâng ccao hiệu quả kinh doanh là một trong những mục tiêu chiến lược phát

triển của doanh nghiệp, phát triển kinh doanh bền vững, tốc độ tăng trưởng
danh thu cao, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và
bảo vệ môi trường.
2.3. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
Nâng cao hiệu quả kinh tế là một mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp, và là động lực cho mọi hoạt động kinh doanhcuar doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường hiện nay. Để đánh giá các hiệu suất hiệu quả kinh doanh
ta có thể sử dụng các chỉ tiêu khác nhau.
2.3.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp
Hiệu quả kinh tế tổng hợp được xác định bằng công thức :
M
H = ________
C
+ H: Hiệu quả kinh doanh

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

+ M: Doanh thu
+ C: Chi phí
H càng tăng thì hiệu quả càng cao
Nếu:
- H > 1 : Kinh doanh có lãi

- H = 1 : Kinh doanh hòa vốn
- H < 1 : Kinh doanh lỗ
Đây là chỉ tiêu hiệu quả cơ bản nhất, phản ánh quan hệ giữa kết quả kinh doanh
và chi phí bỏ ra để đạt kết quả kinh doanh, có nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ
ra thì kết quả kinh doanh đạt được bao nhiêu.
2.3.2. Chỉ tiêu lợi nhuận.
Chỉ tiêu lợi nhuận ( L ) được xác định bằng công thức:
L=M–C
Chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế chỉ phản ánh số tuyệt đối tổng
lợi nhuận , nhưng đánh giá nâng cao hiệu quả kinh tế chưa rõ nét. Vì thế, để
khắc phục vấn đề này người ta thường dùng chỉ tiêu suất lợi nhuận trên doanh
thu hay chỉ tiêu suất lợi nhuận trên doanh thu ( L’ ), được xác định bằng công
thức :
L
L’ = _______ x 100
M
L’ càng tăng thì hiệu quả càng cao. Đây là chỉ tiêu để so sánh hiệu quả kinh tế
giữa các thời kì và giữa các doanh nghiệp cùng mô hình kinh doanh.
2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 2 loại vốn: Vốn cố định và vốn lưu
động.

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch


Trường ĐHKD& CN Hà Nội

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xác định theo hai chỉ tiêu:
- Số lần chu chuyển vốn ( Lcc ):
M
Lcc = _________
VLD
+ M : Tổng doanh thu
+ VLD : vốn lưu động bình quân
- Số ngày chu chuyển vốn ( tcc )
T
Tcc = ________
Lcc
+ T : Là số ngày trên liên lịch ( niên 360 ngày )
- Lcc càng lớn và tcc càng ngắn thì hiệu quả càng cao
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thể hiện các chỉ tiêu:
- Lợi nhuận đồng vốn ( Lv ):
L
Lv = _______
Vkd
+ Vkd : Vốn kinh doanh gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Thời gian hoàn trả vốn đầu tư ( Tht ):
Vtd
Tht = ___________
Ln + Khn
+ Vdt : Vốn đầu tư
+ Ln : Lợi nhuận bình quân năm.
+ Khn : Khấu hao bình quân
- tn càng nhanh càng hiệu quả
Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện ở chi tiêu thời gian hoàn

trả vốn và sức lời trên đồng vốn đầu tư. Nếu trường hợp vốn đầu tư của

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

chủ sở hữu không đủ, phải vay vốn để đầu tư, cần xác định thời hạn thu
hồi vốn vay.
2.3.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí được xác định bằng công thức:
C
F’c = ________ x 100
M

Lst
Lst/c = ____________
C
+ F’c: tỷ suất chi phí
+ Lst/c : Lợi nhuận sau thuế trên đồng chi phí, nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra
kể cả vốn tạo ra lãi suất là bao nhiêu .
F’c càng giảm và Lst/c càng tăng thì hiệu quả knh tế càng cao.
2.3.5. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu sử dụng lao động được thể hiện bằng chỉ tiêu năng suất lao động (w)
và lợi nhuận sau thuế bình quân trên một nhân viên ( L/R )

M
W = _________
R

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

L
LR = ___________
R
R : là số lao động bình quân
2.3.6. Hiệu quả sử dụng buồng ( Hb ) được xác định bằng hai cách tính :
NKTT
Hb = ____________
NKCS
+ NKTT : số ngày / số khách thực tế
+ NKCS : số ngày / khách theo công suất
NKCS = B x 2 khách x 360 ngày
B : hệ số buồng khách
Mb
Hb = _________
Mcs
M b : Doanh thu lưu trú thực tế

Mcs : Doanh thu công suất
N
Mcs = 360 x
________ x Bi x Xi
Zi-1
B : Số buồng có mức giá i
Z : Mức giá của số buồng i

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

Chương II.
Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của
khách sạn
I, Quá trình hình thành của khách sạn
1.1.Sự hình thành và phát triển của khách sạn
Khách sạn Medallion là khách sạn nằm gần các ngân hàng, phố mua sắm, văn
phòng ngoại giao thuận lợi cho các hoạt động cho cả du khách và doanh nhân.
Khách sạn Medallion được trang trí trang nhã, mỗi phòng được trang bị điều
hòa không khí, phòng tắm có vòi sen và bồn tắm, TV màn hình lớn với
các kênh truyền hình vệ tinh và cáp... Đặc biệt bạn có thể truy cập Wi-Fi
miễn phí.
Khách sạn Medallion Hà Nội tọa lạc ngay trung tâm Thành Phố cổ Hà Nội.

Với kiến trúc cổ kính nguy nga mang một nét gì đó của Phương Tây xa hoa và
lộng lẫy. Với vị trí thuận lợi là gần với nhà hàng, cửa hiệu, nhà hát, chùa... rất
thuận tiện cho du khách trong việc tham quan. Không những thế với vẻ đẹp
trầm lặng, yên tĩnh nhưng mang một nét gì đó cổ xưa thu hút rất nhiều du
khách khi nghỉ dưỡng tại đây.
Khách sạn Medallion Hà Nội bao gồm 64 phòng được trang thiết bị hiện đại và
tiện nghi với nội thất sang trọng sẽ mang đến cho du khách sự hài lòng. Một
không gian ấm cúng sẽ mang lại cho bạn giống như là căn nhà nhỏ của bạn.
Chỉ có sự bình yên và yên tĩnh không ồn ào náo nhiệt và cũng mang một chút
gì đó của đất Hà thành..
Với hệ thống nhà hàng mang đẳng cấp Quốc Tế với nhiều thực đơn Âu
Á, khách sạn Medallion Hà Nội mang lại cho bạn nhiều sự lựa chọn khác
nhau.

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

Từ khách sạn Medallion Hà Nội bạn có thể dạo bước trên một con đường với
hai hàng cây xanh mang theo những cơn gió của Hà Nội làm cho du khách có
cảm giác se se lạnh cộng với không gian của một chút gì đó riêng tư làm bạn
thích thú.
Khách sạn Medallion Hanoi nằm ở trung tâm khu Phố Cổ Hà Nội, cách Hồ
Hoàn Kiếm chưa đến 1 km. Khách sạn có Wi-Fi miễn phí, đại lý du lịch tại chỗ

và các dịch vụ quản gia.
Mỗi phòng tại Hanoi Medallion có trang trí độc đáo và ban công riêng. Khách
sạn cũng cung cấp TV màn hình phẳng, minibar và két an toàn cá nhân.
Medallion cung cấp các dịch vụ quản gia như hầu phòng, đánh giày và giặt
hấp. Người quản gia cũng có thể giúp khách trong việc sắp đặt các tour du lịch
hoặc phương tiện đi lại.
Khách sạn phục vụ bữa sáng tự chọn hàng ngày. Khách cũng có thể chọn dùng
bữa tại phòng với dịch vụ phòng.
Khách sạn Medallion Hanoi cách Sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 21 km.
Khách sạn cung cấp dịch vụ đưa đón tại sân bay theo yêu cầu và khách phải trả
thêm phí cho dịch vụ này.
- Tên công ty : Công ty cổ phần khách sạn Medallion Ha Noi
- Tên khách sạn : Medallion Ha Noi Bontique Hotel
- Ngày thành lập : 12 – 9 – 2009
- Trụ sở chính : 11 Mã Mây – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- Tel : 84 – 4 3926 1302
- Fax : 84 – 4 3926 1306

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

-Web : www.medallion-hanoi.com
- Email :

1.1.2. Chức năng nghiệp vụ, dịch vụ của khách sạn
* Chức năng chính của khách sạn là :
- Kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.
- Kinh doanh ăn uống.
- Kinh doanh vận chuyển khách.
* Nhiệm vụ:
- Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lí, tăng cường nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh
- Sử dụng có hiệu quả và bảo vệ toàn vốn kinh doanh , cơ sở vật chất, kĩ thuật.
- Kinh doanh có lãi và ngày càng từng bước tích lũy để tái sản xuất và mở
rộng.
- Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần cho người lao động.
- Xây dựng và tổ chức kế hoạch về kinh doanh dịch vụ du lịch , các dịch vụ có
liên quan đến du lịch trong và ngoài nước theo đúng pháp luật của nhà nước và
hướng dẫn của tổng cục du lịch đồng thời hoạch định các chiến lược, phát triển
theo kế hoạch và mục tiêu của khách sạn.
- Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế
trong và ngoài nước.

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội


- Chấp hành nghiêm chỉnh pphasp luật của nhà nước và thực hiện các chế độ
đãi ngộ , chính sách về quản lí và sử dụng vốn, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà
nước.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội.
1.1.3.Cơ cấu tổ chức quản lí đội ngũ nhân viên, kinh doanh của khách sạn.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khác sạn Medallion Ha Noi.
-

Tổng giám đốc
Thư kí riêng
Ban giám đốc
Bộ phận văn phòng
Bộ phận lễ tân
Bộ phận buồng
Bộ phận nhà hàng
Bộ phận dịch vụ

Cơ cấu tổ chức quản lí kinh doanh của khách sạn theo quy mô kết hợp trực
tuyến và chức năng. Đây là mô hình quản lí phổ biến nhất ở nước ta. Có nhiều
ưu và nhược điểm là tổng giám đốc trực tiếp quản lí các phòng ban và các bộ
phận trực tiếp kinh doanh thể hiện tại sơ đồ sau :

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch


Trường ĐHKD& CN Hà Nội

Tổng Giám Đốc

Thư Kí Riêng

Bộ phận văn
phòng

Bộ phận Lễ Tân

Giám Đốc Điều
Hành

Bộ phận Nhà
Hàng

Bộ phận Buồng

Bộ phận dịch
vụ

Qua sơ đồ ta có thể thấy : Cơ cấu tổ chức và quản lí kinh doanh của khách sạn
Medallion Ha Noi khá hợp lí và chuyên nghiệp. Điều đó thể hiện tính chủ động
, sáng tạo của từng phòng ban, các khối lao động trực thuộc, đồng thời phát
huy được sức mạnh toàn thể khách sạn.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban.
Tổng Giám Đốc : Là người có quyền lực cao nhất trong khách sạn, chịu trách
nhiệm điều hành khách sạn. Tổng giám đốc có chức năng và nhiệm vụ là đề ra

các chiến lược, các mục tiêu lực chọn và đưa ra các chiến lược kinh doanh cho
khách sạn.
Thư kí riêng : Thư kí là một cánh tay đắc lực trợ giúp cho tổng giám đốc, giúp
tổng giám đốc sắp xếp thời gian, gặp gỡ các đối tác và theo dõi thông báo tình
hình của công ty. Thu kí còn là người truyền đạt các mệnh lệnh của giám đốc,

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

hay các nhiệm vụ được giao tới các bộ phận trong khách sạn và những người
có liên quan.
Ban giám đốc : Có chức năng kiểm tra, chỉ đạo các bộ phận trong khách sạn
hoàn thành các công việc được giao. Ban giám đốc thay mặt khách sạn liên hệ
với các tổ chức, cơ quan , khách hàng bên ngoài. Giải quyết các công việc
chính hàng ngày để đảm bảo công việc diễn ra bình thường.
Bộ phận văn phòng : Gồm có 3 bộ phận chính
- Tài chính - kế toán
- Maketing
- Phòng nhân sự
Bộ phận tài chính - kế toán : Thực hiện chiến lược tài chính của khách sạn,
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của khách sạn.
Nhiệm vụ cụ thể của bộ phận kế toán được phân công cho từng nhân viên
chuẩn bị bảng lương, kế toán thu, kế toán chi, thu ngân..

Bộ phận Maketing : Thực hiện việc tìm hiểu thị trường, tuyên truyền, quảng bá
và giới thiệu sản phẩm của khách sạn tới khách hàng trong và ngoài nước
nhằm thu hút tối đa lợi nhuận. Nghiên cứu thị hiếu, đặc điểm, tính cách các dân
tộc tôn giáo của khách. Thực hiện hợp đồng liên kết với các công ty du lịch và
khách sạn trong nước. Tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh và đề
ra phương hướng, chiến lược kinh doanh. Đề ra các biện pháp khôi phục những
nhược điểm và phát huy lợi thế trong kinh doanh.
Bộ phận nhân sự : thực hiện các chiến lược nhân sự cho các bộ phận của toàn
khách sạn. Tuyển chọn đội ngũ nhân viên có trình độ và ngiệp vụ đặc biệt là
lao động trẻ cho khách sạn đội ngũ hùng hậu, sang tạo và sức sống.
Bộ phận lễ tân : là bộ mặt của khách sạn là nơi đầu tiên tiếp xúc với khách và
là “ trung tâm thần kinh” của khách sạn cho nên bộ phận lễ tân đóng vai trò rất
quan trọng.

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

Thứ nhất: Bộ phận lễ tân có chức năng như chiếc cầu nối giữa khách với các
bộ phận còn lại trong khách sạn để đáp ứng và thoả mãn mọi nhu cầu của
khách hàng. Thông qua các nghiệp vụ của mình như đặt buồng, đăng ký khách
sạn, phục vụ khách trong thời gian lưu trú, thanh toán tiễn khách, trao đổi
thông tin vv…bộ phận lễ tân đại diện cho các bộ phận còn lại cung cấp thông
tin về các dịnh vụ cho khách như ; dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịnh vụ

vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.
Thứ hai: Bộ phận lễ tân đóng vai trò trung tâm, phối hợp hoạt động của các bộ
phận khác trong khách sạn giúp cho các bộ phận đó hoạt động một cách có kế
hoạch tạo nên guồng máy thống nhất. Trong khách sạn mỗi bộ phận thực hiện
một chức năng khác nhau nhưng đều có một mục đích là đáp ứng nhu cầu của
khách và đảm bảo mục đích kinh doanh của khách sạn.
Thứ ba: Bộ phận lễ tân đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động phục vụ
khách. Nhân viên lễ tân là người tiếp xúc trực tiếp với khách nhiều nhất, từ khi
khách đến tới khi khách rời khỏi khách sạn. Mọi yêu cầu của khách đều được
đưa ra với nhân viên lễ tân và nhân viên lễ tân là người thực hiện các yêu cầu
đó một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Bộ phận phòng thực hiện chức năng cho thuê phòng của khách sạn. Khách
đăng ký phòng phải được tiếp nhận, tình hình phòng trống, phòng có khách
phải được cập nhật hằng ngày. Khách phải được trả lời ngay qua thư từ hoặc
qua điện thoại. Khi khách ở khách sạn, vệ sinh sạch sẽ các khu vực công cộng
cũng như khu vực tiền sảnh phải được bảo đảm. Nếu khách có thắc mắc gì,
phải được giải quyết ngay. Đây là một số chức năng quan trọng của các bộ
phận phòng. Để thực hiện, bộ phận phòng được chia thành một công việc
chuyên

sâu

hơn.

Bộ phận nhà hàng & quầy uống:

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:



Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

Chức năng chính của bộ phận nhà hàng & quầy uống là cung cấp thức uống và
đồ uống cho các thực khách của khách sạn. Khi lữ quán chỉ có một phòng ăn
thì công việc rất đơn giản.
Do đó, có thể nói là hoạt động của bộ phận nhà hàng & quầy uống là những
hoạt động hết sức đa dạng và phong phú. Ngoài ra, yêu cầu về kỹ năng trong
bộ phận này cũng rất đặc biệt.
Phục vụ khách trong nhà hàng là nhiệm vụ của bộ phận riêng biệt: Bộ phận
“phục vụ bàn”. Trong khách sạn lớn, thường có một trợ lý Giám Đốc các nhà
hàng riêng lẻ của các quầy rượu và quầy thực phẩm, quản đốc nhà hàng, các
nhân viên “phục vụ bàn” và nhân viên dọn dẹp. Ở các khách sạn tầm cỡ còn có
bộ phận đặc biệt chỉ chịu trách nhiệm việc “phục vụ tại phòng”. Hầu hết hội
nghị có tầm cỡ và những buổi tiệc tùng, chiêu đãi v.v… thường được tổ chức
tại các khách sạn có đủ loại dịch vụ.
Một hội nghị, theo đúng tiêu chuẩn, thường sử dụng các phòng họp để tổ chức
chuyên đề tổng quát và những phương tiện lớn khác cho các buổi đại tiệc.
Cũng có khi khách chỉ cần tổ chức những buổi tiệc nhỏ, lễ cưới hoặc các cuộc
họp của giới kinh doanh v.v… Do đó, khách sạn phải sẵn sàng để phục vụ mọi
yêu cầu của khách.
Cũng như bộ phận phòng, mối liên hệ giữa các hình thái phụ thuộc, liên tục và
hỗ tương tồn tại trong nhiều khâu chức năng khác nhau là rất phức tạp trong bộ
phận nhà hàng & quầy uống. Đó là một gánh nặng đối với các quản đốc và cả
đối với nhân viên trong việc điều phối ở bộ phận.
Bộ phận dịch vụ : Cung cấp các dịch vụ của khách sạn nhằm thỏa mãn nhu cầu
ngày càng đa dạng của khách hàng. Bộ phận này cung cấp cho khách các dịch

vụ chăm sóc thẩm mỹ, massage, phòng tập thể dục, spa…
1.3. Sự hình thành và phát triển các nguồn lực của khách sạn

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

1.3.1. Tình hình lao động tại khách sạn
Trong những năm qua xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh doanh và nâng cao
chất lượng phục vụ khách, khách sạn đã chú trọng phát triển đội ngũ nhân viên
đầy đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng chuyên môn,
nghiệp vụ. Tình hình phát triển đội ngũ nhân viên được thể hiện qua bảng 1
phần phụ lục .
Từ bảng số liệu ( phụ lục 1 ) trên cho thấy tổng số lao động trong khách sạn
luôn tăng lên theo nhịp độ hàng năm tuy nhiên không đáng kể. Cụ thể là : năm
2011 so với năm 2012 tăng lên 12,5 %. Còn về cơ cấu lao động trực tiếp năm
2012 so với năm 2011 tăng 1,1 %. Về cơ cấu lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng
lớn hơn 80 % với cơ cấu lao động gián tiếp chiếm 20% . Nhìn chung với cơ
cấu lao động như trên là khá hợp lí.
Xuất phát từ đặc điểm du lịch , lao động chủ yếu của khách sạn phần lớn là nữ.
Vì vậy khách sạn luôn tuân theo đặc điểm này, do đó tỷ trọng lao động nữ luôn
chiếm khoảng 60%.
Xét về đội ngũ nhân viên có trình độ đại học cao đẳng tăng lên hàng năm, năm
2012 tăng so với năm 2011 là 60%. Tỷ trọng của nó chiếm hơn 40% đây là con

số rất cao, số lượng trung học chiếm 20%, số lao động sơ cấp chiếm 17 %.
1.3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật tại khách sạn
a. Vị trí, kiến trúc của khách sạn.
Tọa lạc ngay trung tâm khu phố cổ, nơi nhộn nhịp và sầm uất nhất Hà Nội, nơi
hội tụ đậm đặc những nét văn hóa đặc trưng không thể trộn lẫn của người Việt
Nam, Medallion là điểm đến lý tưởng cho mọi hoạt động du lịch, khám phá
nhịp sống truyền thống cũng như đương đại của đất Kẻ Chợ - Thăng Long - Hà
Nội.

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

Được thiết kế gần các trung tâm kinh tế văn hóa và du lịch của Thủ đô Hà Nội,
khách sạn Medallion nằm ngay trục đường của khu phố cổ Mã Mây – Hàng
Buồm, bạn chỉ mất vài phút để đi đến những điểm du lịch nổi tiếng như : Hồ
Hoàn Kiếm - đền Ngọc Sơn, chọ đêm và chợ Đồng Xuân, bảo tàng và lăng chủ
tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, đề Quán Thánh, Văn Miếu Quốc tử Giám,
nhà hát lớn Hà Nội, cách san bay quốc tế Nội Bài 30km, cách ga Hà Nội 1km,
rất thuận tiện cho việc đi lại của du khách.
b. Trang thiết bị, trang trí các khu vực trong khách sạn.
Với 64 phòng dạng Boutique ấm áp, sang trọng và tiện nghi vượt trội những
khách sạn khác dù là 3 hoặc 4 sao nơi phố cổ, cùng nhà hàng lớn sức chứa hơn
100 khách, quầy Bar sang trọng, khu vực shop đầy ắp hàng lưu niệm độc đáo

về Hanoi… Medallion cung cấp đầy đủ những tiện nghi cũng như dịch vụ tốt
nhất cho quý khách trong suốt thời gian lưu trú.
Khách sạn có 64 phòng bao gồm 29 phòng Superior, 31 phòng Deluxe, 02
phòng Junior Suite và 02 Phòng Medallion Suite được thiết kế tinh tế, sang
trọng và tiện nghi vượt trội so với những khách sạn 3 hoặc 4 sao tại khu phố cổ
nhưng với mức giá chỉ tương đương 3 sao chắc chắn sẽ mang đến cho quý
khách những cảm nhận tuyệt vời trong suốt thời gian lưu trú.
Trang thiết bị phòng ngủ bao gồm :
- Điều hòa nhiệt độ, bàn trang điểm, tủ lạnh mini
- Toàn bộ phòng trải thảm bằng lụa.
- Giường với đệm có chất lượng tốt có bọc lụa, gối, chăn, vỏ chăn ga, gối.
- Trên bàn đầu giường có đèn ngủ, điện thoại, bàn làm việc.
- Sổ kẹp các loại giấy tờ khách sạn, menu đồ ăn, uống

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


Khoa Du Lịch

Trường ĐHKD& CN Hà Nội

- 01 bộ Sofa.
- Máy lạnh
- Tủ lạnh.
- Tủ đồ cá nhân
- Hệ thống rèm cửa tự động, Tivi LCD (Truyền Hình Cáp), các kênh phim
truyện đặc sắc.

- Điện thoại trong nước và quốc tế.
- Internet Wifi.
- Tủ quần áo, túi đựng đồ giặt là, dép đi trong nhà, bảng hướng dẫn
- 01 bộ bàn ghế tiếp khách.
- Hệ thống nước nóng được lọc tinh khiết
- Phòng tắm có :
- Có cả phòng tắm đứng và bồn tắm.
- Máy sấy tóc
- Vòi tắm hoa sen, vòi sục nóng lạnh jacuzzi.
- Khăn tắm, khăn tay, giá treo khăn, móc treo quần áo, hộp đựng giấy vệ sinh,
thùng đựng rác có nắp..
- Lavabo, xà phòng tắm, dầu gội đầu, bàn chải, dao cạo râu, bông tai, lược,
kem đánh răng…
Khu đại sảnh của khách sạn được bố trí trên một diện tích rộng, có khu vực
khách chờ. Quầy lễ tân nằm ngay phía bên trái cửa chính của khách sạn với
diện tích 40m2. Ngoài ra tiền sảnh khách snaj còn có khu vực riêng cho khách
hút thuốc, nhà vệ sinh dành cho cả nam và nữ rộng rãi, đẹp và thoáng tạo cho
khách cảm giác thoải mái. Hệ thống camera theo dõi hoạt động của khách sạn
bên các hành lang đi lại. Hệ thống thang máy và cầu thang tiện lợi, giúp cho
các hoạt động của khách sạn được nhanh chóng và không bị gián đoạn. Hơn

SV: Mai Kim Tuyến
09C00709

MSV:


×