Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện tự động hóa bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.38 KB, 46 trang )

GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

LỜI NÓI ĐẦU
Trước đây đã có một thời người ta chỉ coi trọng máy móc thiết bị, coi công nghệ là
trung tâm của sự phát triển cho nên chỉ hướng vào hiện đại hoá máy móc công nghệ
mà xem nhẹ vai trò của con người, không chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực không tương xứng với sự phát
triển.Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự
ra đời của nền kinh tế tri thức đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân
lực nói chung và lực lượng lao động nói riêng. Khả năng phát triển của mỗi doanh
nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn lực con người, tri thức khoa học công
nghệ.Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh
vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn thì lợi thế cạnh
tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực nói
chung, lao động kỹ thuật có chất lượng cao nói riêng đang thực sự trở thành yếu tố cơ
bản trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực như vậy nên hiện nay
các doanh nghiệp đều chú trọng đến vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế công tác đào
tào nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn: kinh
phí cho công tác đào tạo chưa cao, chất lượng và trình độ nhân viên chưa thực sự đồng
đều,… đòi hỏi ban lãnh đạo công ty có biện pháp giải quyết.
Nhằm tạo cho mình chỗ đứng ở hiện tại và tương lai, Công ty cổ phần điện tự
động hóa Bình Dương cũng không nằm ngoài quy luật này. Phải đào tạo nguồn nhân
lực của công ty như thế nào để đảm bảo chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế thị
trường? Trong thời gian được thực tập tại Công ty cổ phần điện tự động hóa Bình
Dương, dưới sự giúp đỡ của các anh chị, cô chú trong công ty, dưới sự hướng dẫn của
ThS.Nguyễn Thị Phương Lan, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện tự động hóa Bình Dương”.
Chuyên đề thực tập được chia ra các phần chính sau:


Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần điện tự động hóa Bình Dương
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty
cổ phần điện tự động hóa Bình Dương
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
tại công ty cổ phần điện tự động hóa Bình Dương
Tuy đã cố gắng hoàn thành chuyên đề một cách khoa học, hợp lý nhưng bài viết của
em cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được đánh giá
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

cũng như đóng góp của thầy cô trong trường cũng như của anh chị cán bộ trong công
ty cổ phần điện tự động hóa Bình Dương để chuyên đề của em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến toàn thể CBCNV công ty cổ
phần điện tự động hóa Bình Dương và Th.S Nguyễn Thị Phương Lan đã tạo điều kiện
để em hoàn thành tốt chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỰ ĐỘNG
HÓA BÌNH DƯƠNG
1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty
1.1.1.Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty viết bằng tiếng việt : Công ty cổ phần điện tự động hóa Bình Dương
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: BINHDUONG – AUTOMATIC
ELECTRICAL JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: BDC
Hình thức pháp lí : Công ty cổ phần
Tên giao dịch : Công ty cổ phần điện tự động hóa Bình Dương
Trụ sở giao dịch chính:Số 221, đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận
Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tài khoản ngân hàng: Tk26010000317547 tại BIDV- chi nhánh Hà Nội
Hotline: (84) 903 111 334
Điện thoại :04.37737334
Fax: 04.37737335
Website:WWW. Binhduongaec.com.vn
Mail:
Ngành nghề kinh doanh
- Điện gia dụng, thiết bị
- Sản phẩm dịch vụ:
Bảng 1: Danh sách nghành nghề kinh doanh tại công ty
STT
1
2
3
4
5

6
7

Tên nghành
Buôn bán, máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Đại lý, môi giới, đấu giá
Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều
khiển
Sữa chữa máy móc thiết bị
Bán buôn máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Bán buôn tổng hợp


nghành
4659
4610
2651
3321
4651
4649
4690

Người đại diện theo pháp luật của công ty
Chức danh: Giám đốc
Họ và tên: Nguyễn Bá Dương
Giới tính: Nam
Sinh ngày: 11/12/1974
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch: Việt

Nam
Loại giấy chứng thực cá nhân: Giấy chứng minh thư nhân dân
Số: 125167191
Ngày cấp: 20/01/2002
Nơi cấp: Công an tỉnh Bắc Ninh
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số 9, nghách 80/14, Phố Nhân Hòa, Phường
Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Chỗ ở hiện tại: Số 9, nghách 80/14, Phố Nhân Hòa, Phường Nhân Chính, Quận
Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
1.1.2.Quá trình phát triển của công ty BDC
Công ty cổ phần điện hóa Bình Dương được thành lập vào tháng 8 năm 2007.Tại số
221, đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà
Nội, Việt Nam
Căn cứ Luật doanh nghiệp Số 03/1999/QH10 được Quốc Hội thông qua ngày
12/06/1999. Công ty được cấp giấy phép kinh doanh số 0103709255 do Sở kế hoạch
và đầu tư Hà Nội cấp ngày 03/11/2006.
Công ty mới đi vào hoạt động do nguồn vốn còn hạn chế vì vậy công ty chỉ cung
cấp sản phẩm sẵn có trên thị trường đến năm 2009 công ty đã mua sắm trang thiết bị,
xây dựng nhà xưởng. Ngày 2/10/2009 xưởng sản xuất Tự động hóa Bình Dương được
đi vào hoạt động tại số 23, ngã tư Tó, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Chuyên sản xuất
các thiết bị, phụ tùng, phần mềm tự động hóa, sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày của cá

nhân.
Tháng 5/2013: Phòng giao dịch Đại Cát tại số 91, đường Hoàng Ngân, phường
Nhân Chính, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội được đưa vào hoạt động được sự quản lý của
giám đốc công ty cổ phần điện tự động hóa Bình Dương.
Tuy là một công ty còn khá trẻ nhưng sau 6 năm hoạt động với những nỗ lực không
ngừng,với định hướng đúng đắn BDC đã không ngừng phát triển và cải tiến để có thể
trở thành một trong những công ty về tự động hóa có uy tín và chất lượng. Với những
thành quả đã đạt được hiện nay BDC phần lớn dựa vào chất lượng sản phẩm và dịch
vụ.. Điều này có được cũng là công sức lớn lao của toàn bộ cán bộ công nhân viên nói
chung cũng như bộ máy quản lý công ty nói riêng. Những người đi đầu đã có công rất
lớn, chèo lái công ty vượt qua nhiều khó khăn.
Lĩnh vực kinh doanh:
- Kinh doanh các thiết bị điện tự động của các hãng nổi tiếng như:
+ Là Đại lý thiết bị tự động hoá OMRON(Nhật Bản)
+ Là Đại lý phân phối biến tần INVT(Công nghệ Đức)
+ Là Đại lý phân phối biến tần LS-LG(Hàn Quốc)
+ Là Đại lý thiết bị tự động hoá Siemens (Đức)
+ Là Đại lý thiết bị tự động hoá Autonics (Hàn Quốc)
+ Là Đại lý thiết bị tự động hoá Samwha(Hàn Quốc)...
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Lĩnh vực sản xuất:
Các thiết bị giáo dục của ngành tự động hóa:Thiết bị thực hành điện cơ sở,thiết

bị thực hành điện dân dụng, thiết bị thực hành điện lạnh,thiết bị thực hành điện công
nghiệp, thiết bị thực hành tự động hoá – PLC, thiết bị thực hành điện tử, thiết bị thực
hành truyền động điện, thiết bị thực hành cơ điện tử, thiết bị thực hành thuỷ khí, thiết
bị thực hành khí nén
Lĩnh vực bảo trì, bảo dưỡng:
- Tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các hệ thống thiết bị tự động hóa.
- Cung cấp thiết bị, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các máy xây dựng như: Sửa
chữa cẩu tháp ,Sửa chữa cẩu trục, sửa chữa máy Xúc, máy Đào, sửa chữa trạm trộn bê
tông, sửa chữa máy giải nhựa, sửa chữa máy nâng...
1.2.Chức năng, nhiệm vụ, quy mô của công ty BDC
1.2.1.Chức năng và nhiệm vụ của công ty BDC
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng khác:kinh doanh các thiết bị cơ khí, khí
nén, điện, điện tử, điện lạnh, điện tự động hóa, phần mềm phục vụ sản xuất, thiết bị
máy móc trong các dây chuyền sản xuất, thiết bị phụ tùng máy móc phục vụ trong
nghành giao thông vận tải, trong dây chuyền sản xuất ô tô xe máy và trong nghành xây
dựng.
Bán buôn máy móc, thiết bị, phụ tùng máy văn phòng .
Đại lý, môi giới, đấu giá: Đại lý máy móc, thiết bị cơ khí, điện, điện tử, tự động
hóa trong và ngoài nước.
Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển: Sản xuất, chế tạo,
lắp đặt các công trình, các sản phẩm về cơ khí, điện tử, điện lạnh, điện công nghiệp,
đo lường, điều khiển tự động hóa, phần mềm quản lý, phần mềm điều khiển, các
công trình điện công nghiệp và điện dân dụng đến 110kv.
Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ khác chưa biết phân vào đâu.Tư
vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực: điện, tự động hóa, cơ khí, thiết bị maý
nghành xây dựng, phần mềm quản lý, phần mềm điểu khiển( không bao gồm dịch vụ
thiết kế công trình).
Sửa chữa máy móc thiết bị: Dịch vụ sửa chữa , bảo hành, bảo trì, các cần trục, cần
tháp, thang máy…
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu; Xuất

nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Bán buôn máy vi tinh, thiết bị ngoại vi và phần mềm.
Bán buôn các đồ dùng khác cho gia đình: Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng
phẩm.
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Bán lẻ hàng hóa khác mới trong cửa hàng chuyên doanh.
Sản xuất khác chưa được phân vào đâu: Sản xuất thiết bị giáo dục, đồ dùng văn
phòng.
1.2.2 Quy mô của công ty BDC
- Quy mô vốn điều lệ: 15.000.000.000 VND
- Mệnh giá cổ phần: 100.000
- Số cổ phần: 150.000
- Quy mô lao động: Tính đến ngày 30 tháng 1 năm 2013 công ty có 61 nhân viên
bao gồm công nhân, kĩ sư và cán bộ( 27 đại học, 29 cao đẳng, 5 trung cấp nghề)
- Quy mô về trang thiết bị: công ty có 2 dây truyền công nghệ cao, phục vụ cho
việc nghiên cứu và 10 dây chuyền với số lượng 20 máy phục vụ cho sản xuất sản
phẩm theo yêu cầu được đặt tại xưởng sản xuất Bình Dương.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty BDC
Công ty cổ phần BDC quản lý theo mô hình tổ chức trực tiếp từ hội đồng quản trị,
giám đốc điều hành đến các nhân viên trong công ty.
Để phù hợp với đặc điểm quy mô, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
phù hợp với yêu cầu quản lý nội bộ đòi hỏi công ty phải có một bộ máy quản lý doanh

nghiệp thật hợp lý. Đồng thời đề ra chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. Có làm
được như vậy thì việc quản lý mới thuận tiện và dễ dàng. Chính vì những yêu cầu trên
nên công ty đã xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý với mô hình thiết kế bộ máy như sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần điện tự động hóa Bình Dương
Phòng kế toán, tài chính
PGĐ Nhà máy
PGĐ Công ty
Phòng kinh doanh
Phòng
nhân
sự
Phòng KT kế
hoạch
PX sản xuất
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

GIÁM ĐỐC
 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
• Giám đốc
Giám đốc: Nguyễn Bá Dương là người đại diện hợp pháp của công ty, điều hành
mọi hoạt động và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các
nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Giám đốc là người chỉ đạo công tác hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh

của công ty. Là người trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác tuyển dụng
và bố trí nhân sự, thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy làm việc và chỉ huy
điều khiển toàn bộ hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
• Phó giám đốc
Giúp Giám đốc Công ty điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và uỷ quyền
của Giám đốc.
Phó giám đốc công ty: Ông Ngô Huy Mão có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc
các vấn đề về tài chính, kinh doanh – xuất nhập khẩu, vật tư, lao động. Phó giám đốc
công ty cũng là người nhận nhiệm vụ và thay mặt giám đốc khi giám đốc vắng mặt tại
công ty.
Phó giám đốc Nhà máy: Ông Đỗ Đình Long có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc
các vấn đề về kế hoạch – kỹ thuật và sản xuất sản phẩm của các phân xưởng. Phó giám
đốc nhà máy được quyền tự quyết những vấn đề trong hạn mức quyền hạn của mình
đã được giám đốc quy định.
• Phòng kế toán, tài chính
Đây là phòng chức năng của công ty, chịu trách nhiệm giúp giám đốc quản lý công
tác tài chính và tổ chức hạch toán kế toán trong toàn công ty. Tham mưu cho Hội đồng
quản trị và Giám đốc Công ty trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán - Tín dụng của Công
ty: Kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty theo các quy định về
quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty. Quản lý chi phí của Công ty. Thực hiện
công tác thanh tra tài chính các đơn vị trực thuộc Công ty.
Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ: Xây dựng các kế hoạch tài chính và tổng hợp
các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo đầy đủ và
ổn định nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức quản
lý và sử dụng nguồn vốn, quỹ của công ty sao cho hợp lý và đúng chế độ…
• Phòng kinh doanh
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01



GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc và Phó giám đốc về công tác kinh doanh
mua bán hàng của doanh nghiệp với các đối tác trong và ngoài nước. Làm nhiệm vụ
tìm kiếm thị trường, giao dịch với khách hàng.
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tiếp xúc và giao dịch với các khách hàng . Theo dõi
tình hình của các khách hàng hiện tại và tìm thêm những khách hàng, thị trường mới.
• Phòng kỹ thuật - kế hoạch sản xuất
Có chức năng tham mưu giúp Phó giám đốc về kỹ thuật sản xuất trong doanh
nghiệp, lập kế hoạch sản xuất theo tuần, tháng, quý, năm.
Khi nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng, căn cứ vào các yêu cầu trong đơn đặt
hàng: số lượng, chủng loại, kiểu dáng, ngày giao hàng… của khách hàng, Trưởng
phòng sẽ phân loại, sắp xếp và viết phiếu giao việc giao xuống cho các tổ sản xuất.
Các phiếu giao việc là căn cứ cụ thể công việc mà các tổ sản xuất phải thực hiện.


Phòng nhân sự
Phòng nhân sự có nhiệm vụ quản lý về mặt lao động nhằm xác định nhu cầu nguồn
nhân lực ở từng thời điểm của công ty có giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực cho công
ty. Phân công và hiệp tác lao động, xây dựng và hoan thiện định mức lao động. Đào
tạo đội ngũ lao đông một cách bài bản.

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01



GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập



Phân xưởng sản xuất
Đặt tại: Số 20, Phường Trung Kiên, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Đây là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất sản phẩm tại công ty. Người lao
động trong công ty chủ yếu làm việc tại đây dưới sự quản lý của các tổ trưởng cũng
như quản đốc của phân xưởng. Tổ trưởng của các tổ sản xuất sau khi nhận được phiếu
giao việc sẽ phân công và giao các công việc cụ thể cho các thành viên trong tổ thực
hiện.
Trên đây là mô hình hệ thống quản lý kiểu trực tuyến, nó có ưu điểm chủ yếu là
đảm bảo tính thống nhất mọi phòng ban nhận lệnh trực tiếp từ cấp trên và mọi hoạt
động kinh doanh đều phải báo cáo cho Giám đốc. Do bộ máy quản lý đơn giản gọn
nhẹ công ty dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường, khi gặp
khó khăn nội bộ dễ dàng bàn bạc đi đến thống nhất.

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

1.4.Đánh giá hoạt động của công ty năm 2009- 2013
1.4.1.Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009- 2013

Bảng 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần điện tự động hóa Bình Dương
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính

Đvt : 1.000 đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2013 /2012

1
2
3
4
5
6
7
8


13.810.144
11.758.256
2.051.888
72.810
14.173
330.378
985.922
794.225

15.278.596
12.585.167
2.693.429
78.186
13.985
398.813
1.296.328
1.062.489

18.183.257
14.953.218
3.230.309
167.183
12.653
462.028
1.578.513
1.344.298

21.116.600
16.783.431
4.333.169

172.231
15.983
501.462
2.012.198
1.975.757

24.312.911
19.056.876
5.256.035
342.087
22.465
576.114
2.675.932
2.323.611

3.196.311
2.273.445
922.866
169.856
6.482
74.652
663.734
347.854

9
10

Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp

Doanh thu từ hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuần thuần từ hoạt động
kinh doanh
Thu nhập khác
Chí phí khác

98.256
12.897

273.728
15.358

412.187
9.950

430.387
8.371

560.326
11.479

129.939
3.108

11
12
13

14

Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế

85.359
879.584
102.659
776.925

258.370
1.320.859
167.431
1.153.428

402.237
1.736.535
198.523
1.538.012

422.016
2.397.773
246.754
2.151.019

548.847
2.872.458
262.009

2.610.449

126.831
474.685
15.255
459.430

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

-

-

Chuyên đề thực tập

Trải qua một số năm hoạt động BDC đã gặt hái được nhiều thành công đó chính là sự
tăng trưởng doanh thu, sự tăng trưởng mức lợi nhuận đóng góp vào ngân sách nhà
nước, nguồn lao động tăng lên, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. Trong
thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của công ty, số lượng và
quy mô vốn, phương thức và chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng
ngày một cao hơn,các kết quả đó được thực hiện qua bảng trên:
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy kết quả kinh doanh của công ty là tương đối ổn
định từ năm 2009-2013 lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt 776.925 nghìn đồng, tăng
đều hàng năm đến năm 2013 đạt 2.610.449 nghìn đồng, tăng 459.430 nghìn đồng so
với năm 2012, tăng 21, 36% điều này chứng tỏ công ty đanng dần đi vào hoạt động ổn

định.
Doanh thu hàng năm tăng, năm 2012 doanh thu đạt 21.116.600 nghìn đồng, đến
năm 2013 là 24.312.911 nghìn đồng chênh lệch giữa năm 2012 với năm 2013 là
3.196.311 nghìn đồng với tỉ lệ 15,13%.
So với năm 2012 lợi nhuận của công ty năm 2013 đã tăng lên 459.430 nghìn đồng
tương ứng với tỉ lệ 21,36 % là do các yếu tố:
Giá vốn hàng bán tăng năm 2013 so với năm 2012 tăng 2.273.445 nghìn đồng, tỉ trọng
của giá vốn hàng bán tăng 13,55% điều này khiến lợi nhuận của công ty tăng lên
nhanh chóng.
Chi phí tài chính năm 2013 là 22.465 nghìn đồng tăng 6.482 nghìn đồng tương ứng với
tỉ lệ 40,55%. Chi phí tài chính tăng cao là do chi phí lãi vay và tỉ giá ngoại tệ tăng cao.
Ngoài ra yếu tố chi phí khác cũng tăng nhưng không đáng kể chi phí bán hàng năm
2013 tăng 14,89 % do công ty thực hiện chính sách cắt giảm chi phí hiệu quả
Thu nhập từ các hoạt động khác cũng tăng 30,19% năm 2013 do công ty đã mạnh dạn
đầu tư sang các lĩnh vự khác, tuy không đáng kể nhưng nó cũng là bước ngoặt khá
quan trọng tạo tiền đề mở rộng công ty trong thời gian tới
Dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc cùng với sự nỗ lực của cán bộ công nhiên viên
trong công ty đã không ngừng để đưa công ty phát triển vững chắc hơn. Nhìn chung
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 và các năm qua đã có xu hướng
tăng chậm, và dần đi vào ổn định. BDC cần phát huy hơn nữa sức mạnh tinh thần đoàn
kế, ham học hỏi để trong năm 2014 và những năm tiếp theo công ty có thể thâm nhập
và phát triển thị trường sâu rộng hơn.
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu của công ty năm 2009- 2013
Nguồn: Phòng kế toán – Tài chính
Đvt: 1.000 đồng

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01



GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Lĩnh vực

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Bán máy móc, thiết
bị
Môi giới
Sửa chữa
Tổng

5.053.632

5.197.228

8.304.712

7.551.090


9.678.241

4.953.341
3.803.171
13.810.144

7.236.357
2.845.011
15.278.596

6.481.902
3.396.643
18.183.257

9.437.004
4.128.506
21.116.600

9.621.907
5.012.763
24.312.911

Qua bảng trên ta thấy lĩnh vực chính mà BDC đang kinh doanh là bán buôn các loại
máy móc, thiết bị, các phụ tùng máy khác năm 2009 tỉ trọng của bán máy móc,thiết bị
là 36,59 trên tổng doanh thu, năm 2010 chiếm tỉ trọng là 34,02% và đến năm 2012
chiếm tỉ trọng 35,75%. Nhận thấy qua các năm doanh thu về lĩnh vực bán máy móc,
thiết bị không ổn định, có xu hướng tăng vào năm 2013 với 9.678.241 nghìn đồng
chiếm 39,8% tổng doanh thu năm 2013.
Về lĩnh vực đại lý, môi giới, đấu giá năm 2009 doanh thu chiếm 35,88% trên tổng

doanh thu. Năm 2010 chiếm 47,36%, năm 2011 chiếm 35,65%, năm 2012 chiếm
44,69%, năm 2013 tỉ trọng chiếm 39, 6%, doanh thu thay đổi nhưng không đáng kể
qua các năm.Nghành nay của công ty đạt tỷ trọng tương đốiổn định hơn so với các
nghành khác.
Về lĩnh vực sửa chữa máy móc, thiết bị doanh thu năm 2012 chiếm 19,29%, năm
2011 chiếm 18,68%, năm 2010 tỉ trọng là 18,62%, năm 2009 chiếm 27,53%. Do ảnh
hưởng của nền kinh tế doanh thu năm 2010 về việc sửa chữa giảm nhẹ do nhu cầu cắt
giảm chi phí. Mặt khác công ty cần chú trọng phát triển nghành tốt hơn.
Nguồn chủ yếu tạo doanh thu cho BDC tập trung vào 3 mảng chính: Bán máy móc,
thiết bị, môi giới, sữa chữa. Ngoài ra còn có những mảng hoạt động "tay trái" khác
mang lại doanh thu nhưng vẫn còn ở mức hạn chế...

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Bảng 4: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Nguồn: Phòng Kế toán –Tài chính
Đvt: 1.000 đồng
Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010


Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Doanh thu

13.810.144

15.278.596

18.183.257

21.116.600

24.312.911

Lợi nhuận

776.925

1.153.428

1.538.012

2.151.019

2.610.449


13.033.219

14.125.168

16.645.245

18.965.581

21.712.462

5,63

7,55

3,04

3,4

10,7

94,4

92,5

91,5

89,81

89,3


Chi phí
Tỉ suất Lợi
nhuận/Doanh thu(%)
Tỉ suất Chi phí/
Doanh thu(%)

Qua bảng kết quả kinh doanh ta thấy được doanh thu của công ty năm 2010 tăng lên
rõ rệt so với năm 2009, cụ thể là năm 2009 doanh thu của công ty là 13.810.144 nghìn
đồng thì năm 2010 doanh thu của công ty là 15.278.596 nghìn đồng đã tăng 1.468.452
nghìn đồng.
Đến năm 2011 doanh thu của công ty là 18.183.257 nghìn đồng, tăng nhẹ so với
năm 2010 là 2.904.661 nghìn đồng. Đặc biệt doanh thu của năm 2012 tăng rõ rệt so
với năm 2010 là 21.116.600 nghìn đồng tăng 5.838.004 nghìn đồng.
Năm 2013 doanh thu mà BDC đạt được là 24.312.911 nghìn đồng. Doanh thu của
công ty tăng chậm nhưng khá ổn định qua các năm.
Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm không ổn định. Năm 2011 do biến
động của thị trường nên lợi nhuận mà công ty thu về cũng bị ảnh hưởng theo với tỉ
suất là 3,04%, qua các năm 2012, 2013 tình hình công ty đã có nhiều biến đổi khả
quan tỉ suất sinh lời lên tới 10,7% điều này chứng tỏ công ty đang làm ăn có lãi, công
ty nên tiếp tục hát huy thành quả đó.
Tỉ suất chi phí trên doanh thu thể hiện công ty dùng bao đồng chi phí để tạo ra một
đồng doanh thu, nhìn vào bảng trên ta thấy công ty bỏ ra rất nhiều chi phí để có một
đồng doanh thu, xong chi phí đã được công ty ngày càng thu hẹp điều này khs đàgs
mừng cho công ty trẻ cụ thể năm 2013 tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ còn 89,3%

Bảng 5: Bảng kê khai tổng hợp nghĩa vụ nộp ngân sách 2009- 2013
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01



GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Nguồn: Phòng Kế toán –Tài chính

Đvt: 1.000 đồng

STT

Tên các thuế
Loại thu

1
2
3
4

TNDN
GTGT
Môn bài
Phạt
Tổng cộng

Mục,
tiểu
mục
002.02
014.01

016.01
051.04

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

102.659
35.930
3.000
141.589

167.431
58.600
3.000
229.031

198.523
69.483
3.000
271.006


246.754
86.363
3.000
336.117

Năm
2013

Chênh
lệch
2012/2013
262.009
15.255
93.124
6.761
3.000
0
358.133
22.016

Trong những năm đầu hoạt động với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân viên
trong công ty đã đưa công ty đi lên từng bước mới. Qua bảng kê khai tổng hợp nghĩa
vụ nộp ngân sách Nhà nước cho thấy sau mỗi năm công ty đã góp một phần công sức
để làm giàu hơn cho đất nước ngày một phát triển tăng đều hàng năm cụ thể là:
Năm 2010 BDC đã nộp ngân sách là 229.031 nghìn đồng, tăng 87.442 nghìn đồng
so với năm 2009, tăng 38,18% so với năm 2009.
Năm 2011 nộp ngân sách Nhà nước là 271.006 nghìn đồng, tăng 41.975 nghìn
đồng so với 2010, tăng 15,49% so với năm 2010
Năm 2012 nộp ngân sách Nhà nước là 336.117 nghìn đồng, tăng 65.111 nghìn
đồng so với 2011, tăng 19,38% so với 2011

Năm 2013 BDC nộp ngân sách Nhà nước là 358.133 nghìn đồng, tăng 22.016
nghìn đồng so với năm 2012, tăng 6,15% so với năm 2012
Tuy nền kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhưng biến động mạnh có ảnh
hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty. Song nó phát triển song song
cùng thời đại khoa học kỹ thuật vì vậy các công nghệ hiện đại, các dây truyền sản xuất
nhiều tính năng, chất lượng tạo ra sản phẩm tốt, tiết kiệm chi phí được khách hàng chú
trọng hơn.Chính vì vậy doanh thu, lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên đó là
một chiều hướng khá tốt cho một công ty trẻ.
1.4.2.Đánh giá hoạt động khác của BDC
Hoạt động đoàn thể:
Đoàn thể công ty Cổ phần điện tự động hóa tuy không đông nhưng qua các các
năm nó cũng dần lớn mạnh cán bộ công nhân viên của công ty tham gia rất nhiều các
hoạt động thể dục, thể thao, các cuộc thi ... tuy không được giải thưởng nhưng phần
nào cũng thể hiện tinh thân đoàn kết trong mỗi của thi. Hiện nay công ty đã có một đội
bóng đá nam chuyên nghiệp luôn ủng hộ các phong trào cọ xát tập thể với các công ty
khác, và giao lưu văn nghệ với các công ty nhân những ngày lễ lớn.
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Công ty luôn tạo điều kiện trong công việc cũng như vui chơi giải trí không chỉ có
ngoài công ty mà quan trọng hơn là sinh hoạt tập thể trong công ty, tăng tinh thần đoàn
kết, giúp đỡ nhau trong công việc.
Hoạt động uống nước nhớ nguồn:
Uống nước nhớ nguồn: tâm niệm của mỗi người dân Việt Nam và cũng là tâm

niệm của công ty Cổ phần điện tự động hóa Bình Dương cứ mỗi năm vào ngày 27/7
hàng năm công ty gửi 40 xuất quà cho những gia đình chính sách tại xã Tân Dân- Sóc
Sơn-Hà Nội, nhằm tri ân đến những người có công với cách mạng và động viên khích
lệ tinh thần các em học sinh nghèo vượt khó đóng góp một phần nhỏ công sức của
mình vào mầm non tương lai của đất nước.
Ngoài ra công ty cũng hưởng ứng phong trào quyên góp “ vì Miền Trung ruột
thịt” với số tiền là 30 triệu đồng, “Áo ấm cho em” là 10 triệu đồng.
Hoạt động vui chơi.
Đây là yếu tố tạo nên bầu không khí làm việc trong công ty. Nhờ các điều kiện
này mà động lực làm việc trong công ty được nâng kên một cách rõ rệt và họ sẵn sàng
phấn đấu, hăng say làm việc trong quá trình lao động ngoài ra còn giảm sức nặng công
việc của nhân viên mỗi khi làm việc căng thẳng.
Ngày 8 tháng 3 hàng năm được coi là ngày lệ của công ty đánh giá mốc ra đời
của công ty. Công ty tổ chức các hoạt động vui chơi kết hợp với du xuân đầu năm cho
toàn bộ gia đình và nhân viên trong công ty như đi vãn cảnh chùa để xin lộc đầu năm
và giúp nhiên viên trong công ty đoàn kết, gắn bó, hiểu nhau hơn.
Ngoài ra vào dịp hè công ty tổ chức làm 2 đợt cho nhân viên tham quan,nghỉ mát
giúp nhân viên có thời gian nghỉ ngơi giải trí và sinh hoạt tập thể nhiều hơn.
1.5. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực tại công ty Cổ phần điện tự động hóa Bình Dương.
1.5.1.Chiến lược kinh doanh của BDC
Sứ mệnh của công ty: Cung cấp các sản phẩm và giải pháp về điện, điện tử và tự
động hoá có chất lượng đáp ứng tốt nhất đối với các yêu cầu của đối tác và khách hàng
.mang lại sự công bằng cho người thụ hưởng dịch vụ.
Mục tiêu của công ty: Trở thành nhà cung cấp tin cậy của đối tác và khách hàng
khi được họ lựa chọn.
Văn hóa của công ty: Với đối tác và khách hàng - làm việc vì sự hài lòng và tin
cậy. Với nhân viên - trung thực, thân thiện, nhanh nhẹn và quản lý theo kết quả công
việc.
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh


Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Khác biệt: Luôn tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm các sản phẩm tiện ích nhất,
thông minh, giúp khách hàng hài lòng khi lựa chọn BDC là nhà cung cấp. Với slogan
“ future investment trend”- Xu hướng đầu tư cho tương lai BDC luôn tìm tòi, sáng tạo
ra các sản phẩm điện- tự động hóa đi tắt đón đầu, có khả năng đạt hiệu quả cao, bền
vững, chất lượng tốt cho công ty và khách hàng, những sản phẩm đầu tư đó sẽ trở
thành xu hướng trên thị trường.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cho biết mục tiêu của doanh nghiệp trong
từng giai đoạn phát triển. Những mục tiêu này đặt ra các yêu cầu khác nhau về năng
lực, trình độ chuyên môn… đối với tất cả thành viên trong doanh nghiệp để thích ứng
với sự thay đổi của tổ chức, nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu của đào tạo là để nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Công ty có
xu hướng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở thêm một số chi nhánh
và tiến hành đầu tư sang các tỉnh thành khác trong cả nước đồng thời muốn tăng thu
nhập cho nhân viên. Muốn vậy công ty phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn cho nhân viên để làm cho công ty tồn tại và phát triển vững mạnh.
Bên cạnh đó chính sách đào tạo và phát triến ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào
tạo nhân lực, chỉ khi doanh nghiệp có chính sách rõ ràng thì công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực mới được quan tâm xứng đáng và việc chọn đúng người đi đào
tạo sẽ được xem xét kĩ lưỡng hơn. BDC cũng đã sáng tạo trong khả năng của mình để
khuyến khích đào tạo và thực hiện một số chính sách như sau: công ty trả kinh phí đào
tạo 100% cho người học giỏi, 50% cho người có kết quả trung bình. Trong thời gian đi
học thì người nhân viên được hưởng 100% lương cơ bản và tạo điều kiện về thời gian

cho nhân viên đi học.
1.5.2 Sản phẩm và thị trường sản phẩm
Công ty chọn lĩnh vực hoạt động chính là nghiên cứu, phát triển các hệ thống tự
động phục vụ cho các nhu cầu trong xã hội giúp cho những người sử dụng nó đạt được
sự tiện ích, giải phóng sức lao động để tập trung vào những công việc chuyên môn.
Sản phẩm của chúng tôi không chỉ phục vụ và mang lại sự công bằng cho người thụ
hưởng dịch vụ mà còn mang lại lợi ích cho người trực tiếp sử dụng, giúp khách hàng
đạt được hiệu quả tốt hơn trong công việc.
Công ty chuyên kinh doanh các thiết bị tự đông của các hãng nổi tiếng như: Đại lý
thiết bị tự động hoá OMRON(Nhật Bản), Đại lý phân phối biến tần INVT(Công nghệ
Đức), Đại lý phân phối biến tần LS-LG(Hàn Quốc), Đại lý thiết bị tự động
hoá Siemens (Đức), Đại lý thiết bị tự động hoá Autonics (Hàn Quốc), Đại lý thiết bị tự
động hoá Samwha (Hàn Quốc)...
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Là một công ty khá trẻ nhưng BDC luôn xác định mục tiêu phấn đấu cho mình, cho
cán bộ công nhân viên trong công ty. BDC cung cấp sản phẩm với tiêu chí chất lượng
là số một để làm được như vậy nhân viên trong công ty không chỉ có tay nghề giỏi,
hiểu biết được các sản phẩm,nắm bắt các thông số mà các nhân viên trong công ty còn
phải biết một số thứ tiếng nhất định như tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản để nhân viên
có thể giao tiếp được với đối tác kinh doanh của công ty, hiểu được những thông số
trên máy để từ đó có thể đem lại sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng, đem lại sự
tin tưởng từ đối tác, sự tín nhiệm từ khách hàng.

Bên cạnh đó sản phẩm mà công ty cung cấp là dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng:Tư vấn,
thiết kế, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các hệ thống thiết bị tự động hóa. Cung cấp thiết bị,
sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các máy xây dựng như: Sửa chữa cẩu tháp Sửa chữa cẩu
trục, sửa chữa máy Xúc, máy Đào, sửa chữa trạm trộn bê tông, sửa chữa máy giải
nhựa, sửa chữa máy nâng... để có một sản phẩm dịch vụ tốt thì điều cốt lỗi mà công ty
hướng tới là thực hiện tốt các khâu từ khâu chăm sóc khách hàng đến quá trình phân
phối và sửa chữa sản phẩm. Công ty đã đưa ra một số ý kiến để nhân viên có thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao chủ đạo là làm sao có thể hài lòng khách đến vừa lòng
khách đi đó là việc đào tạo kỹ năng ứng xử, giao tiếp đối với bộ phận tiếp tân,
maketting, đào tạo kỹ thuật chuyên môn đối với các kỹ sư nhằm năng cao tay nghề và
tính chuyên môn trong khi làm việc giúp nhân viên có thể ứng phó các tình huống một
cách linh hoạt nhất.
Thị trường sản phẩm điện tự động hóa ngày càng đa dạng và được cải tiến không
ngừng, luôn luôn có những mẫu mới hiện đại và tiện nghi hơn ra đời, một công ty phát
triển được là nhờ nắm bắt được đúng thời điểm, để làm được điều này đối với một
công ty trẻ như BDC là cả một sự nỗ lực không ngừng từ với trao dồi kiến thức, sự
hiểu biết rộng, luôn học hỏi tìm tòi của các nhân viên trong công ty, vì vậy BDC không
ngừng đào tạo nhân viên, giúp nhân viên hoàn thiện bản thân mình hơn trong công
việc.
1.5.3 Khả năng tài chính của BDC
Ngân sách là yếu tố quan trọng trong công tác đào tạo nhân viên của doanh nghiệp.
Tùy từng doanh nghiệp với mức độ quan tâm tới công tác đào tạo và nguồn lực tài
chính của mình mà có các hình thức phương pháp đào tạo khác nhau.Đặc biệt trong
những năm đầu phát triển 2008-2010 BDC là một công ty còn khá trẻ vì vậy tiềm lực
tài chính vẫn còn nhiều hạn chế do đó ngân sách đầu tư cho đào tạo chưa lớn các khóa
đào tạo bên ngoài doanh nghiệp không được tổ chức thường xuyên và còn đơn giản,

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01



GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

các công cụ phục vụ đào tạo còn thiếu thốn. Do vậy mà chất lượng đào tạo nhân viên
vẫn chưa tốt cần được công ty quan tâm hơn.
Với số vốn đầu tư ban đầu là 15 tỷ đồng sau 5 năm phát triển BDC đã tăng vốn điều
lệ thành công từ 15 tỷ lên 21 tỷ đồng, tổng tài sản của BDC đến đầu năm 2012 là
33.243.019.000 đồng, năm 2013 là 38.057.810.000 đồng. Đối với một công ty thì năng
lực tài chính đánh giá từ hệ số nợ và khả năng thanh toán của công ty, một đồng vốn
bỏ ra đồng vốn đi vay chiếm bao nhiêu phần. Đối với BDC trong những năm 20092013 hệ số nợ của công ty giảm dần qua các năm, khả năng thanh toán tăng lên đáng
kể điều này chứng tỏ trong nhũng năm vừa qua công ty đã có những bước đi đúng đắn
giúp công ty phát triển ngày một tốt hơn.
Để có thành công như ngày hôm nay đều nhờ vào sự đóng góp không ngừng nghỉ
của từng thành viên trong công ty. Với năng lực và tốc độ phát triển của mình BDC có
nhiều thuận lợi trong việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.
Khả năng tài chính của công ty ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình đào tào và phát
triển nguồn nhân lực. Để có kinh phí cho việc đào tạo nhân viên trong và ngoài công
ty trong sự đào tạo tốt nhất cho nhân viên. Nếu năng lực tài chính của công ty tốt thì số
kinh phí trích ra sẽ nhiều, đủ để công ty có thể mua sắm những trang thiết bị tốt nhất
cho người được đi đào tạo, mời thầy dạy giỏi có kinh nghiệm lâu năm, sẽ giúp chất
lượng đào tạo đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó còn hỗ trợ nhân viên trong quá trình được
đi đào tạo về mặt kinh tế giúp nhân viên tích cực tham gia khóa đào tạo, phát triển
năng lực của chính bản thân. Trong những năm tới đây chất lượng đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của công ty sẽ được cải thiện hơn. Không chỉ giúp bổ sung kiến thức
cho nhân viên mà giúp công ty có đôi ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm để bước tiếp
hướng tới sự phát triển lâu dài và vươn xa hơn nữa trong khu vực.
Năng lực tài chính cơ sở dự tính chi phí cho đào tạovà phát triển nguồn nhân sự

trong công ty. Khoản chi phí này được xác định dựa vào khả năng tài chính của doanh
nghiệp. Căn cứ vào ngân quỹ đào tạo nhân sự, có thể quyết định lựa chọn các hình
thức và phương pháp đào tạo phù hợp.
1.5.4 Trình độ và năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân viên
Hiện công ty có 61 cán bộ công nhân viên đã được ký kết hợp đồng theo Bộ luật
lao động. BDC có đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động và say mê trong công việc.
Tổng số nhân viên của công ty là 61 người trong đó nhóm kỹ thuật nghiên cứu và phát
triển sản phẩm 12 người, nhóm kỹ thuật triển khai và bảo hành 9 người, 21 công nhân
làm tại xương sản xuất, nhân viên văn phòng 11 người, Giám đốc và quản lý các bộ
phận 8 người.
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Ngòai ra chúng tôi có đội ngũ nhân viên làm việc từ xa, phụ trách phát triển sản
phẩm theo từng module hay dự án với số lượng 7-10 theo hợp đồng thời vụ.
Chúng tôi có 44,26% nhân viên công ty có trình độ từ đại học, 54% nhân viên của
Công ty đều có từ 1-2 năm kinh nghiệm trở lên.
Đây là căn cứ quan trọng để xác định nhu cầu đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp
về: đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo. Các yếu tố như trình độ
chuyên môn, tay nghề, năng lực, các đặc tính cá nhân của người lao động quyết định ai
là người cần thiết được đào tạo và được định hướng phát triển, những kĩ năng, kiến
thức cần thiết nào được lĩnh hội hay chú trọng trong quá trình đào tạo. Để công ty hoạt
động có hiệu quả thì trình độ nhân viên phải ngày một cao, chuyên sâu về lĩnh vực mà
công ty đang hoạt động do đó công ty không ngừng tạo điều kiện cho nhân viên nâng

cao trình độ của mình.
Do khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, nền kinh tế phát triển, giáo dục đào tạo
kiến thức chuyên môn được chú trọng cho nên trình độ lao động của cán bộ nhân viên
trong công ty ngày càng được nâng cao. Xuất phát từ yêu cầu công việc ta thấy số
lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong công ty
đặc biệt số lao động trung cấp ngày càng giảm đi nhiều. Trong công ty không có lao
động phổ thông điều này chứng tỏ công ty có đội ngũ nhân viên khá đồng đều điều này
tạo thuận lợi cho công ty trong việc đào tạo kiến thức cho nhân viên dễ dàng.
Năng lực chuyên môn của nhân viên trong công ty không chỉ được đánh giá qua trình
độ học vấn mà còn được đánh giá qua kinh nghiêm làm việc, tích lũy của từng nhân
viên trong công ty từ đó công ty sẽ có sắp xếp nội dung, hình thức cho từng nhân viên
sao cho phù hợp tránh lãng phí chi phí đào tạo, đào tạo không đúng người, không đúng
việc, mang lại lợi ích thiết thực cho công ty.
1.5.5 Sự đổi mới của công nghệ máy móc, thiết bị
Tự động hóa thay đổi tư duy và lối sống vì sự phát triển kinh tế xã hội.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi nhân viên phải có trình độ
cao mới đáp ứng và thích ứng được môi trường của thời đại công nghệ. Ngày nay, KH
– CN trong nước cũng như trên thế giới phát triển như vũ bão. Những cái cũ, lạc hậu
sẽ bị thay bằng cái mới và hiện đại hơn. Vì vậy, công ty nào không chịu làm mới mình
sẽ không theo kịp và bị bỏ xa so với các công ty khác. Sự phát triển đó đã ảnh hưởng
trực tiếp đến các công ty với những máy móc, công nghệ hiện đại đòi hỏi nhân viên
phải đạt đến một trình độ nhất định nào đó mới có thể vận dụng nó một cách có hiệu
quả nhất mà không lãng phí. Vì vậy các doanh nghiệp không ngừng làm mới và hoàn
thiện mình để có thể đứng vững ở thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt này.
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan


Chuyên đề thực tập

BDC cũng không nằm ngoài sức ảnh hưởng từ cơn bão công nghệ khoa học, dặc
biệt lĩnh vực mà BDC cung cấp tới khách hàng có tính nhạy cảm rất cao, đòi hỏi phải
theo kịp được thời gian, không chỉ là thay đổi về máy móc thiết bị mà đó là yếu tố con
người, là thay đổi tư tưởng, sự hiểu biết của từng nhân viên, để có thể nắm bắt được
một cách chính xác, và truyền thông tin tới khách hàng, BDC đang hướng tới đội ngũ
nhân viên được đào tạo và được cập nhật thường xuyên các kiến thức cơ bản cũng như
kiến thức chuyên sâu khi một mặt hàng chuẩn bị được đưa ra thị trường nhằm, giúp
cho nhân viên có kiến thức và không bỡ ngỡ, không để lọt thông tin trước sản phẩm
mới, nắm bắt cơ hội kinh doanh cho công ty.
Là một công ty còn khá trẻ vì vậy không thể không có những thiếu xót trong việc xử
lý các dữ liệu thông tin đưa tới là không thể tránh khỏi, nhiều khi sự nắm bắt về sản
phẩm của các nhân viên trong công ty còn khá chậm chạp, chưa theo kịp sự phát triển
của công nghệ điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của công ty. Chính vì
thế đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty luôn được củng cổ và bồi dưỡng kiến
thức, đào tạo một cách liên tục.
Đổi mới công nghệ không chỉ khiến tư duy cán bộ công nhân viên trong công ty
thay đổi, phát triển theo chiều hướng tích cực mà cùng với đó là sự thay đổi máy móc
thiết bị làm việc trong công ty để sao cho phù hợp, đảm bảo điều kiện làm việc tốt
nhất cho cán bộ công nhân viên trong công ty vừa làm vừa có thể tự trau dồi kiến
thức, hệ thống server của công ty và khách hàng được đặt tại các nhà mạng viễn thông
có uy tín như FPT, Viettel. Hệ thống máy tính của công ty luôn được cập nhật các phần
mềm phục vụ cho công việc mới nhất.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỰ ĐỘNG HÓA BÌNH DƯƠNG
2.1 Khái quát về tình hình nguồn nhân lực của công ty năm 2009- 2013
2.1.1 Tình hình nguồn nhân lực của công ty năm 2009- 2013
Tổng số lao động trong công ty tính đến ngày 30/12/2013 là: 61 người chia thành 2

lực lượng lao động chính:
Lao động trực tiếp: gồm các công nhân trực tiếp tham gia sản xuất tại phân xưởng
sản xuất (21 người).
Lao động gián tiếp:
+ Quản lý : gồm giám đốc, phó giám đốc, trưởng các phòng ban, quản đốc phân
xưởng (13 người).
+ Nhân viên : gồm các nhân viên thuộc các phòng ban như nhân viên kế toán, nhân
viên Marketting, thủ kho… (27 người).
Bảng 6: Tình hình nguồn nhân lực của công ty BDC năm 2009- 2013
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Nguồn : phòng nhân sự
người

Đvt :

Năm 2009
TT

Chỉ tiêu

1 Tổng nhân viên
2 Độ tuổi

Từ 21-30
Từ 31-50
3 Trình độ
-Đại học
-Cao đẳng
-Trung cấp

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Số Tỉ trọng Số Tỉ trọng Số Tỉ trọng Số Tỉ trọng Số Tỉ trọng
người (%) người (%) người (%) người (%) người (%)
39

43

53

55

61

25
14


64,11
35,89

28
15

65,12
34,88

36
17

67,92
32,08

38
17

69,09
30,91

41
20

67,21
32,79

12
17
10


30,76
43,58
25,66

15
23
5

34,88
53,34
11,78

20
25
8

37,73
47,17
15,1

24
27
4

43,64
49,09
7,27

27

29
5

44,26
47,54
8,2

Cụ thể số lượng lao động trong công ty hiện nay là 61 người, số nhân viên có trình độ
đại học ngày một tăng. Tính đến cuối năm 2013 số lao động có trình độ đại học chiếm
44,26%, cao đẳng chiếm 47,54%, trung cấp 8,2%. Do BDC còn là một công ty khá trẻ
vì vậy đội ngũ nhân viên của công ty qua các năm thay đổi không nhiều nhìn chung số
lượng năm 2013 số nhân viên là 61 người tăng 22 người so với 2009. Là một công ty
mới thành lập nên độ tuổi của nhân viên trong công ty khá trẻ trong năm 2013 độ tuổi
từ 21-30 tuổi là 41 người chiếm 67,21% tổng số nhân viên trong công ty, điều này
giúp công ty hướng tới một phong cách làm việc đầy năng động và nhiệt tình của sức
trẻ, là điều kiện thuận lợi giúp công ty có thể tiếp thu tinh hoa của nhân loại nhanh
chóng hơn, tuổi từ 31-50 chiếm 32,79% là những nguồi đóng vai trò nòng cốt trong
công ty, với độ dày kinh nghiệm, và kiến thức chuyên sâu giúp công ty phát triển vững
chắc hơn. Ngoài số số lượng đại học của công ty ngày càng gia tăng, nhân viên trong
công ty đã chú trọng kiến thức chuyên sâu của mình, đã được công ty tạo điều kiện
cho đi học, vì vậy số lượng nhân viên có trình độ đại học là 44,26% ngày càng tăng, số
lượng chung cấp chuyên nghiệp của công ty giảm đáng kể năm 2009 trình độ trung
cấp là 25,66% đến năm 2013 chỉ còn là 8,2% điều này chứng tỏ sự chú trọng trong
công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty ngày càng lớn, công ty lên khuyến khích
và phát huy hơn nữa khả năng học hỏi và sáng tạo của các nhân viên, đặc biệt là chú
trọng vào các nhân viên có tuổi đời nghề trẻ để giúp cho công ty trở nên vững chắc và
có thể đi lên trong mọi biến cố của thị trường trong nước cũng như giới, giúp công ty
có bước tiến dài và xa hơn.
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh


Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

2.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty
BDC là một công ty dịch vụ chuyên phân phối các mặt hàng điện, điện tử và sản
xuất các mặt hàng điện dân dụng, sửa chữa các máy móc thiết bị. Tuy số lương nhân
viên năm 2013 là 61 người không đông nhưng công ty lại chia làm hai cơ sở, dành cho
phân xưởng sản xuất và dành cho hành chính văn phòng. Môi trường làm việc trong
công ty Cán bộ công nhân viên trong công ty thân thiện, cởi mở, đoàn kết, chia sẻ lẫn
nhau. Cư xử đúng mực trên cơ sở thực hiện tốt quy tắc ứng xử, văn hóa doanh nghiệp
của công ty, hợp tác trao đổi thông tin, tin tưởng lẫn nhau giữa các nhân viên trong các
bộ phận.
Công ty có sự chệnh lệch về giới tính trong công ty nam chiếm 72% nhân viên trong
công ty do đặc thù công việc của công ty là sửa chữa và sản xuất máy móc thiết bị, đội
ngũ công nhân còn chưa đồng bộ về trình độ lao động. Một số lượng nhỏ công nhân
mới chưa được đào tạo hoàn chỉnh về cách thức sản xuất. Là một công ty còn khá trẻ
vì vậy đội ngũ cán bộ công nhân viên còn trẻ điều đó làm hạn chế về kinh nghiệm làm
của mọi người, cách làm việc xử lý các tình huống còn thiếu kiến thức chuyên sâu.
Điều này cũng gây ảnh hưởng phần nào tới công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực cho công ty trong những năm tới, khi phải cân bằng lại trình độ cũng như tay
nghề của công nhân viên trong công ty làm sao có thể đào tạo đúng người, đúng việc.
2.2 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của BDC
2.2.1 Công tác xây dựng kế hoạch và phát triển nguồn nhân lực của BDC
Để củng cố cho cán bộ công nhân viên trong công ty những kỹ năng và trình độ
chuyên môn chuyên sâu còn yếu sao cho đúng người và không lãng phí kinh phí của
công ty, phòng Nhân sự đã trực tiếp triển khai công tác đào tào và phát triển nguồn

nhân lực của công ty thông qua việc đánh giá nhu cầu đào tạo mà công ty cần, nội
dung cần đào tạo, phương pháp, hình thức đào tạo.
Xác định nhu cầu đào tạo
Trước tên công ty đặt ra mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được là gì, kế hoạch hoạt
động và phạm vi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, xác định nhu
cầu nhân lực cho doanh nghiệp: cần bao nhiêu người, trình độ chuyên môn, kỹ năng,
phẩm chất gì...và dựa trên tinh thần của nhân viên.
Song công ty Cổ phần điện tự động hóa Bình Dương xác định nhu cầu còn mang
tính chủ quan của các nhà lãnh đạo mà chưa quan tâm sát sao đến nhu cầu nguyện
vọng của nhân viên. Việc xác định nhu cầu đào tạo được thực hiện theo quy trình từ
trên xuống, các nhà quản trị xác định nhu cầu đào đạo chủ yếu dựa trên các báo cáo
chất lượng công việc của từng phòng ban, sự tăng giảm lao động, mục tiêu kinh doanh
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

và quan điểm chủ quan của các nhà quản trị. Theo kết quả điều tra trắc nghiệm thì các
nhà lãnh đạo đều cho rằng việc xác định nhu cầu đào đạo chủ yếu dựa trên các báo cáo
chất lượng và mục tiêu kinh doanh và theo kết quả phỏng vấn thì có 85% nhân viên
cho biết đã được hỏi về nhu cầu đào tạo còn lại 15% nhân viên cho biết không được
hỏi về nhu cầu đào tạo. Vì vậy mà kỹ năng còn thiếu của nhân viên không được bổ
sung kịp thời, nhân viên không cảm thấy thoải mái khi tham gia và vẫn còn lúng túng,
thụ động.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên:
Xây dựng kế hoạch đào tạo công nhân viên chức phải căn cứ vào vị trí việc làm,

tiêu chuẩn của công ty, tiêu chuẩn chức danh và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn
nhân lực của công ty đồng thời phải có tính khả thi và phù hợp với thực tế.
Xác định rõ mục tiêu đào tạo công ty vạch rõ mục tiêu là sau đào tạo, nhân viên
hoàn thành tốt và thành thạo mọi công việc được giao, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ
các nhân viên khác cùng tiến bộ… Thời gian đào tạo tùy thuộc vào trình độ cần đào
tạo, có thể là 2 tuần hoặc 1 tháng,…và công ty đã tạo một động lực là nhân viên nào
mà hoàn thành tốt trong các khóa đào tạo sẽ được khen thưởng như tăng lương tăng
chức.....
Tùy thuộc vào nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo của công ty mà công ty lựa
chọn phương pháp đào tạo, BDC thường sử dụng phương pháp kèm cặp. Đối với
những nhân viên mới được tuyển dụng vào để họ thích ứng với công việc công ty áp
dụng phương pháp kèm cặp giúp họ làm quen với công việc phải làm. Nhân viên mới
sẽ được một số nhân viên có kinh nghiệm được cử ra để hướng dẫn. Đầu tiên sẽ hướng
dẫn, giải thích mục tiêu của công việc, sau đó giảng giải cách thức thực hiện công việc
và để người học tự thực hiện cho tới khi thành thạo. Quá trình đào tạo này kéo dài
khoảng 2 tuần, tuy nhiên, tùy theo mức độ phức tạp khác nhau của công việc mà thời
gian cũng thay đổi theo.
Triển khai thực hiện đào tạo nhân viên : trên cơ sở xác định nhu cầu và lập kế hoạch
đào tạo công ty cần tổ chức triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
- Triển khai đào tạo nhân viên bên trong công ty
+ Đào tạo lần đầu: Các công việc cần thực hiện để đào tạo nhân viên mới là
Lựa chọn người đào tạo : Có thể là quản lý hoặc nhân viên cũ có kinh nghiệm
chuyên môn, có kĩ năng nghề nghiệp tốt, hiểu biết về hoạt động của công ty.
Chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc đào tạo.
Cho nhân viên làm quen với môi trường mới

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01



GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Đào tạo tổng quan về công ty : lịch sử thành lập, hoạt động của công ty, các quy
định, nguyên tắc, chính sách đối với nhân viên, chức năng của các phòng ban …
Tiến hành đào tạo nghiệp vụ chuyên môn và những kĩ năng cơ bản tạo điều kiện
cho nhân viên tiếp xúc và trau dồi thêm kinh nghiệm ở những công việc liên quan đến
phạm vi mà họ đảm trách.
Tìm hiểu khả năng, nguyện vọng công tác của nhân viên mới từ đó chuẩn bị để
giúp phát triển nghề nghiệp và định hướng đào tạo cho họ hiệu quả hơn. Thông qua
các tình huống thực tế, cách giải quyết tình huống, nguyện vọng.. của nhân viên mới
mà nhà quản trị có thể thấy được sở trường và sở đoản của nhân viên đó. Từ đây sẽ có
biện pháp bố trí sử dụng và đào tạo phát triển nhân viên đó hợp lý.
+ Đào tạo trong quá trình làm việc : Các công việc cần làm
Mời giảng viên : nếu lựa chọn giảng viên là nhà quản lý thì cần thông báo cụ thể về
nội dung, thời gian đào tạo cho nhà quản lý biết trước.
Nếu mời nhà quản lý đối tác đến để đào tạo thì cần có sự thỏa thuận với đối tác về
vấn đề này.
Thông báo cho các nhân viên về lịch đào tạo, nội dung đào tao, giảng viên trực tiếp
đào tạo, các chế độ ưu đãi để cho học viên chuẩn bị tinh thần.
Chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác đào tạo như phòng
học bàn ghế.
Chuẩn bị tài liệu về nội dung đào tạo: Công ty gửi bản mềm cho nhân viên xem
trước đồng thời in các tài liệu ra để phát cho nhân viên.
Cần triển khai đãi ngộ hợp lý cho nhân viên và giảng viên: phụ cấp, đồ ăn uống
trong quá trình đào tạo
- Triển khai đào tạo bên ngoài công ty :
Vì số lượng nhân viên nhiều nên việc tổ chức các khóa học bên trong công ty là khá

khó khăn. Vì vậy công ty khuyến khích hoặc cử các nhân viên của mình đi học khóa
học do các đơn vị bên ngoài công ty tổ chức để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm.
Dù đào tạo ở bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp thì nhà quản trị cũng cần phải
kiểm soát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện công tác đào tạo nhân viên. Cần
thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình để kịp thời điều chỉnh những sai lệch, giúp
cho việc đào tạo đạt kết quả cao.
2.2.2 Công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2009- 2013
2.2.2.1 Quy mô và thời gian đào tạo
Công nghệ không ngừng phát triển, công ty luôn khuyến khích sự học hỏi của nhân
viên trong công ty, vì vậy quy mô đào tạo của công ty luôn mở rộng.
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


GVHD: Nguyễn Thị Phương Lan

Chuyên đề thực tập

Bảng 7: Quy mô đào tạo nhân viên BDC
Nguồn: Phòng Nhân sự

Đvt: người

Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng nhân viên
39
43
53

55
61
Tổng nhân viên đi đào tạo
10
11
14
17
19
Đào tạo chuyên môn
4
5
7
6
9
Đào tạo khác
6
6
7
11
10
Qua bảng trên cho ta thấy số lương cán bộ công nhân viên được đi đào tạo qua các
năm tăng đều, điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng đến chất lượng làm việc của
nhân viên. Năm 2013 số luợng được đi đào tạo là 19 người chiếm 31,14% trên tổng số
người trong công ty, trong đó số người được đi đào tạo chuyên môn là 9 người chiếm
47% , đào tạo khác chiếm 53% với số lượng 10 người. Công ty không chỉ chú trọng
phát triển nâng cao tay nghề mà còn hướng tới nhân viên của mình có một cái nhìn tốt,
một sự phát triển toàn diện như phát triên kỹ năng giao tiếp, khả năng phán đoán, giúp
nhân viên đưa ra những nhận định đúng đắn cho công ty, đưa công ty tới một tầm cao
mới.
Trong thời gian đào tạo để không ảnh hưởng đến năng xuất lao động của công ty các

nhân viên trong công ty sẽ được đào tạo sau giờ nghỉ làm, ngoài ra đối với nhân viên
kỹ thuật sẽ được đào tạo ngay trong giờ làm, áp dụng luôn lý thuyết vào thực tiễn làm
nâng cao hiệu quả đào tạo, thời gian đào tạo là 2 tuần từ ngày 03 tháng 7 đến ngày 17
tháng 7 hàng năm, do sự sắp xếp thời gian nên cũng có sự chênh lệch.
2.2.2.2 Phương pháp đào tạo
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có nhiều phương pháp, nhưng phương pháp tối
ưu nhất là tùy thuộc vào đối tượng và điều kiện mà công ty hiện có để áp dụng sao cho
có hiêu quả nhất. BDC đã sử dụng 3 phương pháp cho đội ngũ công nhân viên của
mình.
Đối với nhân viên mới công ty sẽ sử dụng phương pháp kèm cặp nhân viên cũ trong
công ty cùng giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc giúp nhân viên viên mới có thể
hòa đồng với đồng nghiệp một cách dễ dàng hơn, giúp mọi người hiểu nhau trong
công việc sẽ thuận lợi, tìm ra biết thiếu xót chỗ nào và kịp thời sửa chữa không làm
ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của công ty.
Đối với kỹ sư để nâng cao tay nghề công ty áp dụng phương pháp đào tạo chuyên
môn đối với các kỹ sư. Công nghệ máy móc ngày một thay đổi vì vậy phải nắm bắt kịp
thời cách sử dụng, sửa chữa và bảo trì chúng đem lại lòng tin đối với khách hàng, vì
vậy mỗi khi một sản phẩm khoa học mới ra đời công ty sẽ cử những kỹ sư có kinh
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh

Lớp: QTKHTH.K13.A01


×