Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

KẾ TOÁN tập hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM xây lắp tại CÔNG TY cổ PHẦN PHÁT TRIỂN đầu tư và xây DỰNG VIỆT HÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.92 KB, 38 trang )

Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN
CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP
XÂY LẮP
1.1.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.1.Khái niệm chi phí sản xuất
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
đều phải có đủ ba yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức
lao động. Ba yếu tố này tạo thành chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống,
lao động vật hóa và các hao phí cần thiết khác để thực hiện xây dựng thi công các
công trình, hạng mục công trình trong một thời gian nhất định.
1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí vào từng loại, từng
khoản dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau. Trên thực tế có nhiều cách phân
loại chi phí khác nhau, tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào phải dựa vào yêu
cầu của công tác quản lý, hạch toán và mục đích sử dụng thông tin. Việc phân loại
chi phí sản xuất chủ yếu dựa và hai tiêu thức: theo công dụng, mục đích của chi phí
và theo phương pháp tập hợp chi phí vào đối tượng chịu chi phí.
*Phân loại chi phí sản xuât dựa vào mục đích, công dụng của chi phí:
Các chi phí sản xuất nào có mục đích, công dụng giống nhau thì được xếp
vào cùng khoản. Theo cách phân loại này CPSX được chia thành 3 khoản mục:
- Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu liên quan
trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Chi phí NCTT gồm: chi phí tiền công, phụ cấp lương và các khoản trích theo
lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định: BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN.


- Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ cho việc quản lý tại phân xưởng
tổ đội sản xuất như chi phí về vật liệu, chi phí tiền công của nhân viên phân xưởng,
chi phí về CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí
SV: Trần Thị Lý

1

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

khác bằng tiền. Theo chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”, chi phí sản xuất
chung bao gồm: chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định.
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi là chi phí gián tiếp thường thay đổi theo
số lượng khối lượng sản phẩm sản xuất như chi phí về vật liệu gián tiếp, chi phí
nhân công gián tiếp và được phân bố hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản
phẩm theo thực tế phát sinh.
+ Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí gián tiếp thường không
biến động theo số lượng khối lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao máy
móc thiết bị sản xuất, nhà xưởng, chi phí quản lý hành chính của phân xưởng, tổ,
đội sản xuất.
* Phân loại chi phí sản xuất dựa vào phương pháp tập hợp chi phí vào các đối
tượng chịu chi phí.
Chi phí sản xuất được phân thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng
chịu chi phí và được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí gián tiếp là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng hịu chi phí

do vậy để xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí cần phải dùng phương
pháp phân bổ gián tiếp thông qua tiêu thức phân bổ thích hợp.
1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp có thể là công trình, hạng
mục công trình, có thể là giai đoạn quy ước của hạng mục công trình có giá dự
toán riêng là nhóm công trình, là đơn vị thi công. Việc xác định đối tượng kế toán
tập hợp chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá thành của sản phẩm
xây lắp.
1.1.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí theo 2 phương pháp: phương pháp tập hợp trực tiếp
và phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp.
- Phương pháp tập hợp trực tiếp được áp dụng khi chi phí phát sinh được xác
định cụ thể cho từng đối tượng chịu chi phí (cho từng công trình, hạng mục công
trình…).
SV: Trần Thị Lý

2

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

- Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp được áp dụng khi chi phí sản
xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Ta phải phân bổ chi
phí sản xuất đó cho từng công trình.
1.1.5. Phương pháp đánh giá khối lượng xây lắp DDCK
Do đặc thù hoạt động của doanh nghiệp xây lắp và đặc điểm riêng của nó

việc đánh giá và xác định lại giá trị của sản phẩm xây lắp DDCK phụ thuộc vào
phương thức thanh toán giữa doanh nghiệp xây lắp với đơn vị chủ đầu tư, tùy
thuộc vào đối tượng tính giá thành mà đơn vị áp dụng để xác định.
- Nếu thời điểm thanh toán được quyết định là sau khi khối lượng xây lắp
hoàn thành được bàn giao cho chủ đầu tư thì giá trị khối lượng xây lắp DDCK là
tổng chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc thi công đến cuối kỳ báo cáo mà công
trình, HMCT chưa hoàn thành.
- Nếu quy định thanh toán khi có khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp
đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng hoàn thành, đơn vị xây
lắp xác định đối tượng tính giá thành là khối lượng công việc hay giai đọan xây lắp
đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng hoàn thành thì CP sản
xuất sản phẩm xây lắp DDCK được tính trên cơ sở phân bố chi phí xây lắp thực tế
đã phát sinh cho khối lượng hay giai đoạn công việc xây lắp đã hoàn thành và chưa
hoàn thành dựa trên tiêu thức giá trị dự toán hay chi phí dự toán. Giá trị của khối
lượng xây lắp DDCK được xác định theo giá trị dự toán hoặc theo tỷ lệ sản phẩm
hoàn thành tương đương:
+ Theo giá trị dự toán:
Chi phí
thực tế
KLXL

Khối lượng xây lắp dở
dang đầu kỳ
Giá trị dự toán của KLXL

=

+
+


Khối lượng xây lắp
thực hiện trong kỳ
Giá trị dự toán của

Giá trị dự
x

hoàn thành trong kỳ
KLXL DDCK
DDCK
+ Theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương:
CP thực

=

CP thực tế của KL

tế của KL

(giai đoạn) XL

(giai

DDĐK

SV: Trần Thị Lý

+

CP thực tế của KLXL

thực hiện trong kỳ

toán của
KL XL
DDCK

x

CP theo dự
toán của KL
(giai đoạn)

3

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

CP theo dự toán của
đoạn) XL

KL (giai đoạn) XL

DDCK

hoàn thành bàn giao


+

CP theo dự toán của KL

XL DDCK đã

(giai đoạn) XL DDCK

tính chuyển

đã tính chuyển theo SP

theo SPHT

trong kỳ
hoàn thành tương đương
1.1.6. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

tương đương

1.1.6.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với các doanh nghiệp xây lắp, chi phí NVLTT là những chi phí về
nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu của công
trình, vật liệu luân chuyển… Tham gia vào cấu thành thực thể của công trình hoặc
giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lương xây lắp như: xi măng, sắt thép,
gạch, cát, đá, xi măng đúc sẵn…
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm chi phí vật liệu, nhiên liệu
sử dụng cho máy thi công và cho việc quản lý của đội công trình.
* Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Trong xây lắp
được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, từng khối lượng xây

lắp, các giai đoạn quy ước đạt điểm dừng kĩ thuật có dự toán riêng.
+ Kết cấu của TK 621:
Bên nợ: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho công trình,
hạng mục công trình.
Bên có: Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên vật liệu sử dụng cho công tình
vào bên Nợ 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
+ Kết chuyển chi phí Nguyên vật liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình
thường vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”.
+ Trị giá Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho, trị giá
phế liệu thu hồi.
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành nên TK 621
không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Khi xuất kho vật liệu để sử dụng cho việc xây dựng các công trình, hạng mục
công trình, căn cứ vào phiếu xuất kho (tính theo giá trị thực tế ), kế toán ghi:

SV: Trần Thị Lý

4

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
- Trường hợp vật liệu mua về không nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay cho công

trình, hạng mục công trình thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
kế toán ghi:
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 311, 111, 112, 113…
Nếu thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp
trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 621:
Có TK 111, 112, 113…
- Trường hợp đơn vị xây lắp giao khoán việc xây dựng cho đơn vị trực thuộc
không tổ chức kế toán riêng, khi tạm ứng tiền hay vật liệu cho đơn vị nhận khoán,
kế toán ghi:
Nợ TK 141 (Tạm ứng CP giao khoán xây lắp nội bộ)
Có TK 111, 152 …
- Khi khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ hoàn thành bàn giao được duyệt, kế
toán ghi:
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 141 (số tạm ứng về nguyên liệu, vật liệu )
Nếu thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 621:
Có TK 141(số đã tạm ứng về nguyên liệu, vật liệu)
- Cuối kỳ, số nguyên vật liệu không dùng hết nếu nhập lại kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152:
Có TK 621:
Hoặc ghi số âm để lại sử dụng tiếp cho lần sau, kế toán ghi:
SV: Trần Thị Lý

5


MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

Nợ TK 621:
Có TK 152:
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu để tính giá thành, kế toán ghi:
Nợ TK 154:
Có TK 621:
Sơ đồ phương pháp kế toán tập hợp CP NVL trực tiếp (Sơ đồ 01)
1.1.6.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Trong xây lắp, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công
phải trả cho công nhân xây dựng trực tiếp xây lắp, công nhân vận chuyển, bốc dỡ
vật liệu trong phạm vị mặt bằng thi công, công nhân chuẩn bị thu dọn hiện trường
thi công, không phân biệt trong danh sách hay thuê ngoài. Đối với các khoản chi
phí trích theo tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp (BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ) thì được tính vào chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp.
* Tài khoản sử dụng: để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài
khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” (gồm cả chi phí phải trả cho lao động trực
tiếp thuộc Doanh nghiệp quản lý và lao động thuê ngoài theo từng công việc)
Kết cấu TK 622:
Bên nợ: phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia hoạt động xây lắp
bao gồm tiền lương, tiền công lao động và các khoản phụ cấp phát sinh trong kỳ.
Bên có:
+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154
+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mưc bình thường vào TK

632 “giá vốn hàng bán”.
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành nên TK 622 cuối
kỳ không có số dư.
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (Sơ đồ 02):
- Dựa vào bảng tính lương phải trả cho công nhân xây lắp, kế toán ghi:
Nợ TK 622:
Có TK 334

SV: Trần Thị Lý

6

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

- Trường hợp Doanh nghiệp xây lắp tạm ứng lương để thực hiện giá trị khối lương
xây lắp nội bộ cho đơn vị trực thuộc không tổ chức kế toán riêng, khi quyết toán
tạm ứng về phần giá trị khối lượng xây lắp giao khoán đã hoàn thành bàn giao
được duyệt, phần chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 622:
Có TK 141 (phần tạm ứng tiền lương)
- Cuối kỳ, kế toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình và kết
chuyển để tình giá thành xây lắp, kế toán ghi:
Nợ TK 154
Có TK 622 (chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình)
1.1.6.3. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công

Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi
phí khác có liên quan đến việc sử dụng máy thi công và được chia làm 2 loại: chi
phí thường xuyên và chi phí tạm thời.
- Chi phí thường xuyên là những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi
công được tính vào giá thành của ca máy như: tiền lương của công nhân trực tiếp
điều khiển máy thi công, chi phí về nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công,
khấu hao máy thi công, sửa chữa thường xuyên máy thi công, tiền thuê máy thi
công.
- Chi phí tạm thời là những chi phí phải phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy
thi công như: chi phí tháo lắp máy, chi phí vận chuyển, chạy thử máy thi công, chi
phí xây lán trại phục vụ cho việc thi công. Các chi phí nói trên được trích trước
hoặc phân bổ dần vào chi phí sử dụng máy thi công.
* Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”
Tài khoản 623 có kết cấu như sau:
Bên nợ: phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất của máy thi
công (chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của
công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng máy, sửa chữa máy, chi phí
dịch vụ khác phục vụ cho xe, máy thi công).
SV: Trần Thị Lý

7

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN


Bên có: kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ TK 154 và kết
chuyển chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường vào TK 632.
Vì là tài khoản tập hợp và phân phối nên cuối kỳ TK này không có số dư.
Tài khoản 623 có 6 tài khoản cấp 2:
+ TK 623 (1): Chi phí tiền lương cho công nhân vận hành máy thi công
+ TK 623 (2): Chi phí vật liệu
+ TK 623 (3): Chi phí dụng cụ
+ TK 623 (4): Chi phí khấu hao máy thi công
+ TK 623 (7): Chi phí dịch vụ mua ngoài (thuê sửa xe, mua bảo hiểm xe
máy, chi phí điện nước, tiền thuê TSCĐ, tiền phải trả cho nhà thầu phụ …)
+ TK 623 (8): Chi phí bằng tiền khác
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Trường hợp doanh nghiệp xây lắp có tổ chức đội máy thi công riêng biệt có tổ
chức kế toán riêng.
+ Khi phát sinh các chi phí có liên quan đến hoạt động của đội máy thi công, kế
toán ghi:
Nợ TK 621, 622, 627
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 152, 153, 214, 334, 331…
+ Trường hợp doanh nghiệp thực hiện phương thức cung cấp dịch vụ xe, máy lẫn
nhau giữa các đơn vị dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 623 (8)
Có TK 154
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán dịch vụ xe, máy lẫn nhau
giữa các bộ phận trong nội bộ Doanh nhgiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 623 (8)
Nợ TK 133 (1): Nếu được khấu trừ thuế
Có TK 512
Có TK 333 (1)
- Trường hợp Doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt

SV: Trần Thị Lý

8

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

+ Khi xuất kho hoặc mua nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 623 (2)
Nợ TK 133 (1): Nếu được khấu trừ thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331, 152, 153…
+ Căn cứ vào bảng lương , tiền công và các khoản phụ cấp lương phải trả cho công
nhân trực tiếp điều khiển xe, máy, kế toán nghi:
Nợ TK 623 (1)
Có TK 334
+ Trích khấu hao xe, máy thi công ở đội xe máy, kế toán ghi:
Nợ TK 623 (4)
Có TK 214
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 623 (7)
Nợ TK 133 (1): Nếu được khấu trừ thuế GTGT
Có TK 141: Chi tiết tạm ứng chi phí giao khoán nội bộ
+ Cuối kỳ, căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng công
trình, hạng mục công trình, kế toán kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công để
tính giá thành xây lắp.
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Khoản mục chi

phí sử dụng máy thi công ty
Nợ TK 623: Chi phí dử dụng máy thi công ty
- Trường hợp Doanh nghiệp thuê ngoài ca máy thi công
+ Khi thuê máy thi công, căn cứ vào hợp đồng thuê máy về số tiền phải trả, kế toán
ghi:
Nợ TK 623 (8)
Nợ TK 133 (1): Nếu được khấu trừ thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331…
+ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công để tính giá thành xây lắp cho
từng công trình, hạng mục công trình
Nợ TK 154: Khoản mục chi phí sử dụng máy
SV: Trần Thị Lý

9

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

Có TK 623 (8)
Sơ đồ phương pháp kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công (Sơ đồ 3a, 3b,
3c)
1.1.6.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục
vụ và quản lý thi công của đội xây lắp, như chi phí tiền lương của nhân viên quản
lý đội xây lắp, chi phí khấu hao xe, máy thi công, các khoản trích về BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN tính trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công

nhân sử dụng máy thi công và của nhân viên đội xây lắp thuộc biên chế của Doanh
nghiệp và chi phí bằng tiền khác có liên quan đến hoạt động của đội xây lắp.
* Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung sử dụng TK
627 - Chi phí sản xuất chung.
- Kết cấu của TK 627:
Bên nợ: Phản ánh các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên có: Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- TK 627 có 6 TK cấp 2:
+ TK 627 (1): Chi phí nhân viên đội xây lắp
+ TK 627 (2): Chi phí vật liệu
+ TK 627 (3): Chi phí dụng cụ sản xuất
+ TK 627 (4): Chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 627 (7): Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 627 (8): Chi phí bằng tiền khác
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
- Dựa vào bảng tính lương cho công nhân của đội xây lắp, tiền ăn ca của nhân viên
quản lý đội, kế toán ghi:
Nợ TK 627 (1)
Có TK 334
- Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trên tiền lương của công nhân trực tiếp
xây lắp, công nhân sử dụng xe máy thi công của nhân viên quản lý đội
Nợ TK 627 (1)
SV: Trần Thị Lý

10

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386)
- Khi xuất NVL dùng cho quản lý của đội xây lắp, kế toán tính giá vốn theo giá thự
tế và ghi:
Nợ TK 627 (3)
Có TK 152
- Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng cho đội xây lắp phân bổ 1 lần, kế toán ghi:
Nợ TK 627 (3)
Có TK 153
+ Nếu phân bổ nhiều lần, kế toán ghi:
Nợ TK 242
Có TK 153
+ Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:
Nợ TK 627 (3)
Có TK 242
- Khấu hao TSCĐ (không phải máy thi công), kế toán ghi:
Nợ TK 627 (4)
Có TK 214
- Khi phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 627 (7)
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
- Khi xác định số dự phòng phải trả về hoàn thành công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 627 (8)
Có TK 335
- Các chi phí bằng tiền khác như chi phí giao dịch, văn phòng phẩm của đội xây
lắp khi phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 627 (8)

Nợ TK 133(1)
Có TK 111, 112
- Nếu phát sinh các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung:
SV: Trần Thị Lý

11

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

Nợ TK 111, 112, 138
Có TK 627
- Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối
tượng chịu chi phí, kế toán ghi:
Nợ Tk 154
Nợ TK 632 (CPSX chung cố định không phân bổ)
Có TK 627
Sơ đồ phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (Sơ đồ 04)
1.1.6.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Tất cả các chi phí sản xuất liên quan đến giá thành sản phẩm đều được kết
chuyển vào bên nợ TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Chi phí sản xuất doanh thu được phản ánh trên TK 154 bao gồm chi phí
Nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi
công, chi phí sản xuất chung đã được tập hợp.
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
- Kết cấu của tài khoản 154:

Bên nợ: Tập hợp các chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, sử dụng
máy thi công, sản xuất chung phát sinh trong kì.
Bên có: Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao
Số dư bên nợ: Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
Sơ đồ phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (Sơ đồ 05)
1.2. Kế toán giá thành sản phẩm
1.2.1.Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao
động vật hóa và chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn
thành khối lượng công trình, hạng mục công trình.
1.2.2.Đối tượng tính giá thành
Do đặc điểm của hoạt động xây lắp của sản phẩm xây lắp cũng như tùy
thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp theo hợp đồng xây dựng đối
tượng tính giá thành có thể là công trình,hạng mục công trình, có thể là các giai
SV: Trần Thị Lý

12

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

đoạn quy ước của hạng mục công trình dự toán riêng hoàn thành. Việc xác định
đúng đối tượng tính giá thành sẽ là cơ sở để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào
giá thành sản phẩm.
1.2.3.Phân loại giá thành sản phẩm:
Trong sản xuất xây lắp có các loại giá thành như sau:

- Giá thành dự toán: Được xác định dựa trên các định mức và đơn giá chi
phí do nhà nước quy định và nó nhỏ hơn giá trị dự toán ở khoản thu nhập chịu thuế
tính trước và thuế GTGT đầu ra. Giá thành dự toán được xác định như sau:
Giá thành dự toán
công trình hạng

Giá trị dự toán công

Thu nhập chịu

= trình hạng mục công

-

thuế tính

Thuế
-

GTGT

mục công trình
trình
trước
đầu ra
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được xây dựng dựa vào điều kiện cụ thể
về định mức, đơn giá, biện pháp tổ chức thi công của từng doanh nghiệp
Mức hạ giá thành kế hoạch = Giá thành kế hoạch – Giá thành dự toán
- Giá thành thực tế: được xác định dựa trên các số liệu thực tế, các chi phí
sản xuất đã tập hợp được để thực hiện khối lượng xây lắp trong kỳ (không bao gồm

các giá trị thiết bị đưa vào lắp đặt và các thiết bị này thường do đơn vị chủ đầu tư
bàn giao cho các đơn vị nhận thầu xây lắp).
1.2.4. Phương pháp tính giá thành
Việc tính giá thành sản phẩm xây lắp phải thực hiện theo từng công trình,
hạng mục công trình và từng khoản mục. Có nhiều phương pháp để tính giá thành
sản phẩm.
* Phương pháp tính giá thành đơn giản
Theo phương pháp này thì tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho một công
trình, HMCT từ khi khởi công đến khi hoàn thành, bên giao là giá thành thực tế
của công trình, HMCT. Giá thành sản phẩm xây lắp được tính như sau:
Giá thành thực tế
của khối lượng
hoàn thành bàn
giao

SV: Trần Thị Lý

=

Chi phí
thực tế DD

+

đầu kỳ

13

Chi phí thực


- Chi phí

tế phát sinh

thực tế

trong kỳ

DDCK

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp cho cả công trình, nhưng giá
thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình. Kế toán có thể căn cứ
vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kỹ thuật đã quy định cho từng công
trình, HMCT để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình.
* Phương pháp tính giá thành tho đơn đặt hàng:
Để được sản phẩm xây lắp theo đơn đặt hàng, mỗi đơn đặt hàng được kế
toán mở cho một phiếu tính giá thành. Chi phí phát sinh đều được phản ánh
vào chi phí tính giá thành. Phiếu tính giá thành đều được tính cho từng đơn đặt
hàng.
* Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Phương pháp này áp dụng cho Doanh nghiệp xây lắp thỏa mãn cho các điều
kiện sau:
+ Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại

thời điểm tính giá thành
+ Vạch ra được một cách chính xác cách thay đổi về định mức trong quá
trình thực hiện thi công công trình
Để tính được giá thành thực tế một cách chính xác cần xác định được số
chênh lệch do thoát ly định mức cần tính cho từng loại theo công thức sau:
Chênh lệch do

=

CP thực tế của từng

-

Chi phí định mức của

thoát ly định mức
khoản mục
từng khoản mục
Trên cơ sở đó tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp:
Giá thành
thực tế của
SPXL

SV: Trần Thị Lý

Giá thành định
=

mức của sản


Chênh lệch do
± thay đổi định mức

phẩm

Chênh lêch do
±

thoát ly định
mức

14

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN
CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG VIỆT HÙNG
2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần phát triển đầu tư và xây dựng Việt
Hùng
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần phát triển đầu tư và xây dựng Việt
Hùng
2.1.1.1 Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển đầu tư và xây dựng Việt Hùng

Địa chỉ: Số 8, ngách 6/48, ngõ 11, đội 1, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP
Hà Nội, Việt Nam.
Mã số thuế: 0106765383
Điện thoại: 043. 524 374
Fax: 043. 524 384
Email:
Vốn điều lệ: 35.000.000.000 VNĐ
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần phát triển đầu
tư và xây dựng Việt Hùng
Công ty cổ phần phát triển đầu tư và xây dựng Việt Hùng được thành lập
theo Quyết định số 131/QĐ/MC-TCHC ngày 20/04/2007 của Tổng Giám đốc
Công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (Bộ Xây dựng). Có đăng ký
kinh doanh số 2703001304 do Sở Kế hoạch& Đầu tưTP Hà Nội cấp ngày
22/05/2007.
Năm 2008, công ty chính thức nhận công trình lớn là thi công vòm bảo tàng
Hà Nội, đánh dấu bước liên doanh đầu tiên với doanh nghiệp xây lắp Hà Quốc.
Năm 2010, công ty thực hiện dự án xây dựng tòa Vilacelra trên đại độ Thăng
Long. Cũng trong thời gian này công ty chuyển trụ sở về 12-01, đường Khuất Duy
Tiến, phố Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

SV: Trần Thị Lý

15

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN


Năm 2014, công ty nâng vốn điều lệ từ 15 tỷ lên 25 tỷ và thực hiện tái cấu
trúc 1 số dự án tại khu Chung Văn – Kim Lũ, thay đổi hình thức huy động vốn từ
đầu tư. Cũng trong năm 2014, công ty đã hoàn thành thi công sảnh kính cho tòa
Lottle – HN.
Trong suốt quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành, đã khẳng định
được là một trong những đơn vị xây lắp hàng đầu trên địa bàntỉnh Hà Tây (cũ –
nay là thành phố Hà Nội). Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng của đơn
vị được phân bố trên phạm vi trong và ngoài địa phận Hà Nội, hoạt động tập trung
chủ yếu là hoạt động xây lắp. Đồng thời sau nhiều năm hoạt động trong cơ chế thị
trường, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh
doanh, tích tụ thêm vốn và năng lực sản xuất, quan hệ với các doanh nghiệp bạn
trong và ngoài tỉnh được mở rộng, nhờ vậy doanh thu hàng năm không ngừng tăng
trưởng và ổn định.
1.1.3. Đăng ký kinh doanh và ngành nghề hoạt động (Phụ lục 1A)
2.1.2. Đặc điểm qui trình hoạt động sản xuất sản phẩm xây dựng
Công ty cổ phần phát triển đầu tư và xây dựng Việt Hùng là một doanh
nghiệp có kết hợp sản xuất một số sản phẩm xây lắp, tuy nhiên đặc điểm kinh
doanh của công ty chủ yếu là xây dựng các công trình mà công ty trúng thầu hoặc
theo yêu cầu của khách hàng tuỳ theo từng gói thầu, theo kích cỡ và chủng loại vật
liệu xây dựng mà khách hàng yêu cầu.
Đối với hoạt động xây lắp thì quá trình sản xuất kinh doanh của công ty diễn
ra theo quy trình sau (Phụ lục 1B).
+

Nghiên cứu phê duyệt dựán, tập hợp các thông tin liên quan đến việc tham gia

đấu thầu, giá bỏ thầu, hướng dẫn lập hồ sơ dự thầu (lập dự toán, lập dự án thi công)
và tham gia dự thầu.
+ Sau khi có quyết định chính thức trúng thầu (chỉ định thuần), ký hợp đồng với

chủ đầu tư và chuẩn bị thi công công trình, hạng mục công trình (chuẩn bị nguồn
lực: NVL, vốn, nhân công...)
+ Tiến hành xây dựng. tổ chức công nhân, máy móc NVL, đội ngũ kỹ thuật
chính thức tổ chức thi công. Trong quá trình thi công phải thường xuyên điều hành,
quản lý thực hiện theo đúng tiến độ như đã kí kết với chủ đầu tư.
SV: Trần Thị Lý

16

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp
+
+

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

Nghiệm thu, bàn giao, xác định lập kết quả, lập quyết toán.
Theo dõi việc bảo hành, bảo dưỡng và quyết toán của từng công trình, hạng

mục công trình.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh
doanh của công ty cổ phần phát triển đầu tư và xây dựng Việt Hùng (phụ
lục2).
- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
- Phó giám đốc kế hoạch – kỹ thuật: Là người phụ trách về mặt kỹ thuật sản xuất
và xây dựng, trực tiếp theo dõi các phòng vật tư, kế hoạch, kỹ thuật, thiết bị.
- Phó giám đốc điều hành: Là người phụ trách đời sống vật chất cho cán bộ CNV,

trực tiếp theo dõi các phòng tổ chức cán bộ lao động, phòng hành chính, bảo vệ.
- Phòng kế hoạch –kỹ thuật: Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch các công trình,
quy trình kỹ thuật, các biên pháp thi công, tính toán giá trị dự toán.
- Phòng tài chính: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tài chính,kiểm
tra giám sát hoạt động của đồng vốn.
- Phòng vật tư: Có nhiệm vụ quản lý vật tư, chủ động tìm kiếm khai thác nguồn
vật tư sao cho có hiệu quả nhất, thực hiện chế độ báo cáođịnh kỳ theo quy định cấp
trên.
- Phòng hành chính quản trị: Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp đời sống tinh thần cho
toàn thể cán bộ công nhân viên công ty.
2.1.4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty (phụ
lục 3).
Qua bảng số liệu ta thấy doanh nghiệp đang trên đà phát triển, các số liệu đạt
được của năm 2015 nhìn chung đều cao hơn năm 2014. Tổng doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ của năm 2015 đạt được 93.314.550.000 đồng tăng so với năm
2014 là 8.127.736.000 đồng tương ứng tăng là 8,71% so với năm 2014, lý do của
việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là do tăng giá vốn
hàng bán năm 2015 là 83.605.004.000 đồng tăng 9.304.549.000 đồng tức tăng
11,13% do công ty đã mở rộng sản xuất dẫn đến việc chi phí sản xuất tăng làđiều
tất yếu. Việc tăng doanh thu phản ánh việc tăng cả về số lượng và chất lượng.

SV: Trần Thị Lý

17

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

Công ty không có các khoản giảm trừ nên đồng nghĩa với việc doanh thu thuần
tăng 8,71%.
Bên cạnh đó doanh thu hoạt động tài chính lại giảm 76,63%, chi phí tài chính
cũng giảm 4,69%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 21,11% điều đó chứng tỏ
công ty đã đầu tư và tổ chức quản lý giúp làm tăng doanh thu do đó công ty đang
phát triển tốt.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2015 đạt 855.441.000 đồng
tăng so với năm 2014 là 216.786.000 đồng tương đương tăng 33,94%, tỷ lệ tăng lợi
nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh khá tốt của công ty thể hiện việc mở rộng
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả cao. Qua bảng BCKQHĐKD của công
ty ta cũng thấy thu nhập khác của doanh nghiệp trong năm 2015 tăng 348.160.000
đồng so với năm 2014 tương ứng 2,322% về tỷ trọng.
Đặc biệt lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng rõ rệt, kết quả đó cho
thấy sự phấn đấu nỗ lực của toàn bộ nhân viên công ty giàu kinh nghiệm, năng
động và sáng tạo.
Lợi nhuận sau thuế năm 2014 đạt 678.193.000đ đến năm 2015 tăng lên
149.594.000đ tương ứng tăng 22,6% do công ty đang phát triển đưcợ thế mạnh của
mình trên lĩnh vực xây dựng và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
-

Qua những nhận xét sơ bộ về tình hình hoạt động của công ty năm

2015 so với năm 2014 một phần thấy được sự thành công của công ty và sự nỗ lực
của toàn bộ công nhân viên công ty.
2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư và xây
dựng Việt Hùng
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
* Sơ đồ hình thức tổ chức công tác kế toán ở công ty (phụ lục 4)

Bộ máy kế toán: Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập
trung. Phù hợp với các khâu của công việc, các phần hành kế toán, thực hiện toàn
bộ công tác kế toán của công ty, các nhân viên thống kê ở các tổ, kiểm tra sơ bộ
chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của tổ
gửi những chứng từ kế toán đó về phòng tài chính kế toán của công ty để hạch toán
SV: Trần Thị Lý

18

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

và xử lý. Từ đó đưa ra các thông tin tài chính phù hợp, chi tiết đáp ứng yêu cầu
quản lý của công ty. Trong đó:
- Kế toán trưởng: Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán-tài chính trong
công ty, tổ chứcđiều hành bộ máy kế toán, lập báo cáo tài chính. Là người chịu
trách nhiệm chung về thông tin do phòng kế toán-tài chính cung cấp, và thực hiện
các khoản đóng góp của công ty với ngân sách Nhà nước.
- Kế toán tổng hợp: Là người tổng hợp số liệu kế toán lập báo cáo, tổng hợp các
thông tin kế toán do các phần hành kế toán khác cung cấp.
- Kế toán vật tư, TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư, tình hình tăng giảm
TSCĐ, tính và phân bổ KH TSCĐ tham gia lập kế hoạch dự toán chi phí sửa
chữa...
- Kế toán thanh toán: Thực hiện thanh toán khối lượng, hạng mục công trình và
theo dõi khoản công nợ...
- Kế toán vốn bằng tiền: Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, vay vốn tín dụng,

lập các kế hoạch vay vốn và lập các kế hoạch thu chi.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Phụ trách kế toán lao động
tiền lương (Hồ sơ hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm, thẻ y tế, đơn từ, quyết định liên
quan đến lao động, trích lập, quyết toán thu chi, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN).
Lập chứng từ thanh toán tiền ăn ca, lập bảng phân bổ cho các đối tượng có liên
quan nhập vào máy tính.
- Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại công ty căn cứ vào các chứng chỉ thu chi đã được
phê duyệt, hàng ngày cần đối các khoản thu, chi vào cuối tháng, lập báo cáo quỹ,
cuối tháng lập quỹ báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
2.2.2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty
Công ty đang vận dụng chế độ kế toán theo thông tư số 200/2014/TT – BTC
ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 năm N
- Đơn vị tiền tệ: Tiền Việt nam đồng (VNĐ).
- Phương pháp khấu hao: Theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
SV: Trần Thị Lý

19

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

- Hình thức ghi sổ kế toán: hình thức kế toán nhật ký chung. (phụ lục 5)
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song

- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Nhập trước – xuất trước
- Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá và giá trị còn.
2.3. Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư và xây dựng Việt Hùng.
2.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần phát triển
đầu tư và xây dựng Việt Hùng là từng công trình, HMCT và khối lượng xây lắp
hoàn thành.
Chi phí sản xuất được tập hợp theo khoản mục giá thành. Mỗi công trình từ
khi khởi công đến lúc hoàn thiện đều được mở sổ chi tiết theo dõi tập hợp CPSX
và tính giá thành theo các khoản mục sau:
+ Chi phí NVL trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sử dụng máy thi công
+ Chi phí sản xuất chung
Để khái quát tình hình tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty và thuận
tiện cho việc theo dõi các chứng từ bảng biểu một cách có hệ thống, phạm vi bài
viết này em xin trình bày về kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành công trình
“Cống dân sinh D12 – dự án N102 của Ủy ban NDTP Hà Nội” (viết tắt là CT D12)
trong quý I năm 2016. Công trình được thực hiện theo phương thức khoán gọn.
2.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty.
2.3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp:
* Nội dung: Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản
phẩm của công ty vì thế việc hạch toán CP NVL trực tiếp là vô cùng quan trọng.
Nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. NVL tại công ty bao
gồm:
+ NVL chính gồm: gạch, cát, đá…
SV: Trần Thị Lý

20


MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

+ NVL phụ gồm: bột màu, đinh, sơn…
+ Nhiên liệu gồm: xăng, dầu thủy lực, dầu diesel…
* Chứng từ sử dụng: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê nguyên vật
liệu, hóa đơn GTGT…
* Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp công trình CT D12”
và các tài khoản liên quan như: TK 152, TK 111, TK 112...
* Phương pháp kế toán:
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và đặc điểm của sản phẩm xây lắp
tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư và xây dựng Việt Hùng, giá trị NVL xuất
kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, và hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
Đối với vật tư mua ngoài xuất thẳng cho công trình không qua kho:
+ Khi mua NVL xuất thẳng cho công trình chưa trả tiền người bán:
Ví dụ 1: Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 0001243 (Phụ lục 6) ngày
9/03/2016 mua thép cây D10 chưa trả tiền cho Công ty CP Dịch vụ và thương mại
ST Việt Nam xuất thẳng đến công trình CT D12 không qua kho. Kế toán định
khoản và ghi vào sổ nhật ký chung (Phụ lục 9), và sổ Cái TK 621 (phụ lục 10).
Nợ TK 621(CT D12):

344.289.421 đ

Nợ TK 1331:


34.428.942 đ

Có TK 331(Cty ST VN):

378.718.363 đ

+ Khi mua NVL xuất thẳng cho công trình đã trả tiền cho người bán:
Ví dụ 2: Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 0002178 ngày 12/03/2016 mua xi
măng Hoàng Thạch đã thanh toán tiền và xuất thẳng đến công trình CT D12
không qua kho kế toán định khoản và ghi vào sổ nhật ký chung (Phụ lục 9) và sổ
Cái TK 621 (Phụ lục 10).
Nợ TK 621(CT D12):

27.800.000đ

Nợ TK 1331:

2.780.000đ

Có TK 112:

SV: Trần Thị Lý

30.580.000đ

21

MSV: 12105397



Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

Đối với những loại vật tư mua về không xuất thẳng cho công trình thì sau
khi thu mua vật tư, cán bộ quản lý vật tư sẽ căn cứ vào lượng vật tư thực tế viết
phiếu nhập kho.
Sau khi xem xét yêu cầu sử dụng vật tư thông qua phiếu xin lĩnh vật tư do tổ
trưởng tổ thi công gửi lên, cán bộ phụ trách công trình và kế toán vật tư lập phiếu
xuất kho. Tổ trưởng tổ thi công mang phiếu này đến thủ kho để nhận vật tư.
Cuối tháng tại phòng kế toán công ty, căn cứ tài liệu bảng kê xuất vật tư,
công cụ dụng cụ, kế toán lập bảng tổng hợp xuất vật tư.
2.3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
* Nội dung: Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm:
+ Tiền lương và các khoản phụ cấp… phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng.
+ Tiền công thuê lao động hợp đồng thời vụ.
* Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng thanh toán lương, hợp đồng giao
khoán, phiếu đề nghi tạm ứng… để tập hợp chi phí NCTT
* Tài khoản sử dụng: TK 622 “ chi phi NCTT”. Được mở chi tiết cho từng công
trình như TK 622 “ CT D12 ”. Và các tài khoản liên quan: TK 334, TK 335, TK
154…
* Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay, công ty áp dụng 2 hình thức trả lương: Trả lương theo thời gian và
trả lương theo sản phẩm (lương khoán). Cụ thể:
Lương thời gian áp dụng cho cán bộ chỉ đạo thi công, bộ máy gián tiếp của
công ty và được tính theo công thức:
Tiền
lương


Lương tối thiểu * Hệ số cấp bậc
=

x

Số ngày làm việc thực

tế trong tháng
22
thời gian
Lương khoán được áp dụng cho công nhân làm việc tại công trình và có định
mức hao phí nhân công được giao khoán cho từng tổ, đội xây lắp và được tính theo
công thức:

Lương khoán
SV: Trần Thị Lý

=

Tổng số tiền giao khoán
22

X

Số công thực hiện của
MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp
của một công


Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN
từng công nhân

Tổng số công thực hiện

nhân

Đối với công nhân thuộc biên chế công ty trực tiếp tham gia xây lắp, công ty
trả lương theo hình thức khoán. Căn cứ vào hợp đồng giao khoán, bảng chấm công,
phiếu làm thêm giờ, kế toán có trách nhiệm tính toán cụ thể từng khoản lương cho
từng lao động, từng đội sản xuất để lập bảng tính lương và bảng thanh toán lương.
Khi hợp đồng hoàn thành hai bên lập biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành
để thanh toán với công nhân.
Đối với lao động thuê ngoài, đây là toàn bộ lao động do đội trưởng công
trường đứng ra thuê và kí hợp đồng theo để nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh tại
công trình. Công ty căn cứ vào khối lượng công việc, đánh giá tiền công theo thời
điểm ký kết hợp đồng.
Ví dụ 3: Tính lương tháng 03 cho anh Nguyễn Đức Việt công nhân thuộc tổ 1 đội
xây lắp số 2, căn cứ vào hợp đồng giao khoán, tổng số tiền giao khoán là
138.000.000đ và bảng chấm công thì anh Nguyễn Đức Việt được hưởng 28 công.
Như vậy tiền lương khoán của anh Việt được tính:
Tiền lương khoán

138.000.000
X
28 = 3.360.000đ
1.100
của anh Việt
Cuối tháng 3/2016, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích

=

theo lương của công nhân thi công, kế toán định khoản lương phải trả cho công
nhân thi công như sau (Phụ lục 9, 11):
Nợ TK 622 (CT D12):

138.000.000đ

Có TK 334:

138.000.000đ

2.3.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
* Nội dung: Hiện nay Công ty trang bị cho các đội một số loại máy thường dùng
như máy trộn bê tông, máy đầm, … nhưng do yêu cầu kỹ thuật khi có nhu cầu, các
đội được chủ động thuê máy ở bên ngoài để phục vụ kịp thời sản xuất, đẩy nhanh
tiến độ thi công.
Tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư và xây dựng Việt Hùng nội dung
khoản mục chi phí sử dụng máy thi công bao gồm:
+ Chi phí nhân công
SV: Trần Thị Lý

23

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN


+ Chi phí NVL, CCDC sử dụng máy thi công: xăng dầu phụ tùng thay thế
+ Chi phí trả tiền thuê máy thi công ty
+ Chi phí khấu hao, chi phí bằng tiền...
* Chứng từ sử dụng: Hợp đồng thuê máy, bảng kê thanh toán tiền thuê máy, phiếu
chi, hóa đơn GTGT….
* Tài khoản sử dung: TK 623 “chi phí sử dụng máy thi công”. Được mở chi tiết
cho từng công trình như TK 623 “ CT D12 ”. Và các tài khoản liên quan: TK 334,
TK 111, TK 152…
* Phương pháp kế toán:
Công ty cổ phần phát triển đầu tư và xây dựng Việt Hùng có sử dụng đội
máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội thi công.
- Chi phí nhân công điều khiển, phục vụ máy thi công:
Tùy theo từng cấp bậc tay nghề mà công ty quy định cụ thể theo bậc lương
cho các công nhân điều khiển máy thi công. Chi phí nhân công điều khiển máy thi
công công trình nào sẽ được tập hợp trực tiếp cho công trình đó.
Cuối tháng căn cứ vào bảng tính công nhân viên điều khiển máy, kế toán
tiến hành thanh toán tiền lương cho công nhân.
Ví dụ 4: Tháng 03/2016, tại CT D12 kế toán định khoản lương cho công nhân tổ
vận hành máy thi công (Phụ lục 9, 12):
Nợ TK 623 (CT CT D12):

9.550.000đ

Có TK 334:

9.550.000đ

- Chi phí nhiên vật liệu:
Chi phí nhân viên dùng cho máy thi công bao gồm các loại xăng xe, dầu mỏ,

dầu diesel…
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn mua các loại nhiên liệu để định
khoản kế toán và vào sổ cái TK.
Ví dụ 5: Ngày 5/03/2016 anh Vũ Mạnh Kiên mua dầu diezzel để chạy máy thi
công cho CT CT D12 là 300.000đ chưa bao gồm thuế GTGT đã trả bằng tiền mặt
kế toán định khoản như sau (Phụ lục 9, 12):
Nợ TK 623(CT CT D12):
SV: Trần Thị Lý

300.000đ
24

MSV: 12105397


Luận văn Tốt Nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ HN

Nợ TK 133:

30.000đ

Có TK 111:

330.000đ

Ví dụ 6: Ngày 15/03/2016, xuất 30 lít xăng Mogas 92 đơn giá 23.150đ/lít sử dụng
cho máy thi công tại CT D12 (Phụ lục 9, 12):
Nợ TK 623 (CT CT D12):


694.500đ

Có TK 152 (xăng Mogas 92):

694.500đ

- Chi phí khấu hao máy thi công:
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Dựa
vào nguyên giá và tỷ lệ trích khấu hao năm của từng loại để tính ra mức khấu hao
từng tháng và ghi vào chi phí sử dụng máy thi công theo công thức:
Khấu hao TSCĐ hàng

Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ KH
12
tháng
Ví dụ 7: Trong tháng 03/2016, CT D12 có số tiền khấu hao máy thi công được tính
=

và ghi vào sổ chi tiết của công trình là 984.012đ. Kế toán định khoản (Phụ lục 9,
12):
Nợ TK 623(CT D12):

984.012đ

Có TK 214:

984.012đ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài:

Khoản chi phí dịch vụ mua ngoài này bao gồm: tiền thuê sửa chữa máy, chi
phí điện nước phục vụ cho hoạt động máy thi công, … Chi phí phát sinh cho công
trình nào thì sẽ được hạch toán trực tiếp cho công trình đó.
Ví dụ 8: Ngày 21/03/2016, Công ty cổ phần phát triển đầu tư và xây dựng Việt
Hùng thanh toán tiền thuê sửa chữa máy thi công cho CT D12 là 1.200.000đ, chưa
có thuế GTGT (Thuế suất thuế GTGT 10%) bằng tiền mặt. Kế toán hạch toán vào
sổ nhật ký chung (Phụ lục 9), sổ Cái TK 623 (Phụ lục 12), và định khoản:
Nợ TK 623(CT D12):

1.200.000đ

Nợ TK 133(1):

120.000đ

Có TK 111:

1.320.000đ

- Chi phí thuê máy thi công:

SV: Trần Thị Lý

25

MSV: 12105397


×