Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH tư vấn sản xuất giấy hoàng hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.89 KB, 45 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................................1
........................................................................................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................................................................1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP..............................................................................................2

....................................................................................................................

SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng
sâu rộng với kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi
doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển trong lĩnh vực này cần giải quyết được nhiều yếu tố khác nhau đặc biệt là trong
công tác quản lý doanh nghiệp.
Công ty TNHH tư vấn sản xuất giấy Hoàng Hà là một công ty hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh giấy Kraft. Mặt hàng do công ty sản xuất là sản phẩm có


chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường hàng trong nước, khẳng định được
vị thế của mình bằng giá cả, chất lượng cũng như thái độ phục vụ nhiệt tình chu đáo, tạo
thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ công tác quản lý một cách khoa
học nên doanh nghiệp tránh khỏi tác động của cuộc khủnghoảng kinh tế và liên tục tăng
trưởng. Chính vì vậy mà em đã chủ động liên hệ xin thực tập tại Công ty TNHH tư vấn
sản xuất giấy Hoàng Hà. Báo cáo thực tập của em gồm ba phần chính:
Phần I: Giới thiệu chung về Công ty TNHH tư vấn sản xuất giấy Hoàng Hà
Phần II: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Phần III: Đánh giá chung và lựa chọn đề tài tốt nghiệp
Được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Th.S Trần Thị Hương cùng với ban lãnh
đạo công ty đã tạo điều kiện cho em về thực tập tại quý công ty và nhiệt tình giúp đỡ em
trong suốt thời gian em thực tập tại đây. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do kinh
nghiệm và thời gian có hạn nên bản báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót. Rất
mong nhận được sự giúp đỡ của các Thầy Cô cùng các bạn để em hoàn thiện tốt hơn nữa
bản báo cáo này.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, Ngày…… tháng…… năm 2013
Sinh viên thực hiện
VŨ THỊ THU HƯƠNG

SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

1

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp
a. Tên , địa chỉ công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH tư vấn sản xuất giấy Hoàng Hà
- Địa chỉ: P.101 số 5 Vọng Đức, P. Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Xưởng SX : 670 Ngô Gia Tự - Đức Giang - Long Biên – Hà Nội
- Điện thoại: 04 3877 6496
- Fax: 04 3652 2793
- Website: www.hoanghapaper.com
- Email:
- Đại diện: Ông Trần Kim Gia- Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc
b. Quy mô hiện tại của công ty
• Về năng lực tài chính của công ty: Khi mới thành lập, doanh thu năm
2001 là 1,5 tỷ đồng. Hiện nay, vốn pháp định của công ty đã tăng khá cao
so với mới đầu đi vào hoạt động, theo báo cáo quyết toán năm 2012:
- Doanh thu trước thuế năm 2012 đạt: 51.402.174.800 đồng
- Tài sản cố định:+ Nguyên giá : 16.636.737.297 đồng
+ Trích khấu hao: 7.668.390.516 đồng
• Vốn chủ sở hữu : 10.998.296.967 đồng

1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển

Công ty TNHH tư vấn sản xuất giấy Hoàng Hà được thành lập năm 2001 với chức
năng chính là sản xuất giấy kraft; tư vấn, lắp đặt thiết bị, chuyển giao công nghệ sản xuất
giấy, bột giấy…
Trong những năm đầu thành lập, công ty hoạt động với 1 dây chuyền Xeo có
công suất 2.000 tấn/năm, giai đoạn này doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về vay vốn
ngân hàng và thị trường tiêu thụ. Nhưng cùng với kinh nghiệm sẵn có và việc không

ngừng phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật, Công ty đưa ra được các giải pháp khả thi
nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí năng lượng, nguyên liệu, nước và xử lý nước
thải..., do vậy đã tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định, giá thành hạ và đây chính là vấn
đề cốt lõi giúp công ty mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhờ đó tạo dựng lòng
tin được với ngân hàng.
Đến năm 2005 công ty quyết định mở rộng quy mô sản xuất bằng việc đầu tư 02
dây chuyền mới với công suất 02 dây chuyền đạt 5.500 tấn/năm. Từ đó đến nay thương
hiệu của giấy Hoàng Hà ít nhiều cũng đã được rất nhiều doanh nghiệp sản xuất bao bì có
tên tuổi trên thương trường lựa chọn và là những khách hàng trung thành của Công ty.
Năm 2006 doanh nghiệp đã được cấp 3 bằng bảo hộ độc quyền sáng chế và 1 giải
pháp hữu ích.
SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

2

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Năm 2011 doanh nghiệp có một phát minh sáng chế về lĩnh vực năng lượng nhiệt
hạch đang được cục sở hữu trí tuệ xem xét để cấp bằng độc quyền sáng chế.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
 Chức năng : Công ty TNHH tư vấn sản xuất giấy Hoàng Hà có chức năng chính là
tư vấn, sản xuất, lắp đặt thiết bị, chuyển giao công nghệ sản xuất giấy và bột giấy
nhất là công tác tư vấn giúp các doanh nghiệp sản xuất giấy vừa và nhỏ đang gặp

khó khăn chuyển đổi, công tác quản lý kỹ thuật, đổi mới công nghệ, thiết bị để
giảm mức thấp nhất chi phí năng lượng nguyên liệu, nhất là tiết kiệm nước, xử lý
nước thải…để tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định, giá cả cạnh tranh.
 Nhiệm vụ của công ty: Thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý tài chính và
xã hội theo đúng các quy phạm pháp luật:
• Nghiên cứu phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
• Khai thác sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
• Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở kế
hoạch của công ty đã đặt ra và thích ứng với nhu cầu thị trường về mặt
hàng giấy Kraft.
• Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ quản lý, trình độ
nghiệp vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh
doanh.
• Công ty có nhiệm vụ tự hạch toán kinh doanh đảm bảo bù đắp chi phí và
chịu trách nhiệm về duy trì và phát triển nguồn vốn.
• Đảm bảo mục tiêu an toàn lao động, bảo vệ môi trường sản xuất kinh
doanh tuân thủ ngành nghề do nhà nước đề ra.

1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại
Hiện tại công ty đang sản xuất và kinh doanh chủ yếu là sản phẩm giấy Kraft
Model 150. Đây là loại giấy có màu hơi nâu, là nguyên liệu quan trọng trong ngành sản
xuất các sản phẩm: thùng hàng cacton, giấy gói bảo quản thực phẩm, vỏ bao xi măng,…,
hơn nữa đây cũng là loại sản phẩm thân thiện với môi trường.
Một số hình ảnh của sản phẩm:

SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

3

GVHD: Th.S Trần Thị Hương



BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa
SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

4

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

1.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ
Sản phẩm chính của công ty là giấy Kraft Model 150, công nghệ sản xuất
hiện đại chủ yếu sử dụng máy móc để sản xuất.Có thể khái quát qui trình sản xuất
giấy Kraft như sau:
Hình 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất giấy Kraft Model 150

(Nguồn: phòng kinh doanh )

1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ
SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

5


GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Quy trình sản xuất của Công ty là qui trình đơn giản diễn ra một cách liên tục,
khép kín từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng sản xuất ra sản phẩm hoàn thành. Quy
trình công nghệ sản xuất của công ty được mô tả như sau:
Giấy phế thải được thu gom rồi đưa vào máy nghiền thủy lực để nghiền thô và
loại bỏ các loại băng keo sau đó được sàng ép và lọc các tạp chất: cát sỏi đinh ghim ra,
rồi đưa vào máy nghiền đĩa, giấy sẽ được nghiền thành bột .
Giấy sau khi đã được nghiền nhỏ thành bột được chộn thêm hỗn hợp keo tinh
gồm bột sắn, polyme và nước để tạo độ kết dính và màu cho giấy. Sau đó được điều tiết
để phù hợp với chất lượng sản phẩm, tiếp tục được công đoạn lọc để loại bỏ những tạp
chất khi chộn thêm keo tinh bột và được sàng tinh.
Hỗn hợp được chộn thêm nước để pha loãng rồi bơm vào thùng cao vy và được
đưa vào hòm lưới để đưa lên các lô ép lần lượt là 1 và 2, sau đó được sấy khô và cắt
cuộn, cuối cùng thì giấy cuộn được đưa vào kho.
Ở công đoạn lọc cát và hòm lưới, nước thải sau khi được dùng sàng lọc tạp chất
thì được đưa vào hồ chứa nước thu hồi rồi đưa đến bể gom để lọc và làm sạch nước và
được đưa lại vào dây chuyền để sử dụng tiếp.

1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu công việc trong quy trình
công nghệ
Công ty tổ chức sản xuất một loại sản phẩm là giấy Kraft nên công đã lựa chọn tổ
chức và sản xuất theo hình thức chuyên môn hóa công nghệ, sản phẩm giấy Kraft được
sản xuất theo các quy trình khác nhau – trải qua ba giai đoạn:

• Giai đoạn 1: Nguyên liệu được được vào để thực hiện công đoạn lọc và
nghiền thành bột giấy.
• Giai đoạn 2: Bột giấy tiếp tục được pha thêm keo tinh bột và nước, tạo
thành hỗn hợp mới.
• Giai đoạn 3: Hỗn hợp được ép và cắt để tạo thành thành phẩm là giấy
Kraft.

1.5. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

6

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

1.5.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống quản lý công ty

(Nguồn: phòng kinh doanh)

1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận
 Giám đốc: Là người đứng đầu công ty có quyền cao nhất, chịu trách nhiệm quản
lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty.Giám đốc là người đại diện
của công ty trước pháp luật và chịu trách nhiệm pháp luật về mọi hoạt động kinh
doanh của Công ty.
Trợ lý giám đốc:

o Sắp xếp công văn đi, đến các văn bản nội bộ, mua vật tư hành chính.
o Báo cáo tổng hợp hàng ngày tình hình sản xuất và tiêu thụ.
o Được ủy quyền điều hành khi giám đốc đi vắng.
 Bộ phận kế toán
o Tổng hợp, ghi chép lại các số liệu, tình hình tài chính của Công ty; báo cáo
trực tiếp lên ban giám đốc; thông qua tình hình tài chính giúp Giám đốc chỉ
đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
o Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ, thực hiện tốt các yêu cầu kiểm
toán, thanh tra tài chính của các cấp có thẩm quyền.

 Bộ phận hành chính:
o Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên, điều hành công tác
hành chính của Công ty.
o Xây dựng nội quy, quy chế, quy định quản lý nội bộ trong Công ty.
SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

7

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

o Quản lý, lữu trữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên, giải quyết những vấn đề
phát sinh về quyền lợi cũng như chính sách của người lao động trong quá
khứ và hiện tại.
 Bộ phận kinh doanh:
o Nhận đơn đặt hàng, lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch xuất, bán, kiểm tra

hàng trước khi xuất.
o Thu thập những thông tin phản hồi từ khách hàng, thông báo cho kiểm
soát, quản đốc, trợ lý phát hiện kịp thời nguyên nhân quy trách nhiệm và
tìm phương án giải quyết nhanh nhất.
 Bộ phận sản xuất:
o Quản lý hàng hóa trong kho.
o Kiểm soát việc thực hiện quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, tình hình
thiết bị, việc thực hiện quy chế, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, chất
lượng sản phẩm .
Nhận xét: Hệ thống quản lý của công ty được chia thành từng phòng ban tuy nhiên các
phòng ban luôn có các mối quan hệ mật thiết, gắn bó, phối hợp với nhau để cùng đi tới
một mục tiêu chung đó chính là đem lại lợi ích lớn nhất với khách hàng và với toàn công
ty. Với cơ cấu tổ chức quản lý như hiện nay của công ty TNHH tư vấn sản xuất giấy
Hoàng Hà em thấy rằng khá hợp lý. Cơ cấu theo chiều dọc giúp giám đốc có thể điều
hành và đưa được các quyết định về chiến lược công ty xuống từng bộ phận và các công
nhân viên. Các phòng ban có chức năng giúp việc cho giám đốc, công việc các phòng
ban không bị chồng chéo mà tách biệt nhưng luôn có sự gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau
trong quá trình thực hiện công việc nhờ sự quản lý tổng thể từ giám đốc.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
2.1. Phân tích tình hình tiệu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây
Bảng 2.1: Kết quả tiêu thụ của hai năm gần đây
Chỉ tiêu

Năm 2011

SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095


Năm 2012

8

Chênh lệch

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
+/-

Số lượng (tấn)

%

92,009,456

101,400,390

9,390,934

10.21

Doanh thu

38,960,346,260


50,451,018,600

11,490,672,340

29.49

Lợi nhuận

880,751,994

1,251,562,643

370,810,649

42.10

(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2012)

Qua bảng số liệu ta thấy khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm 2012 tăng so với
năm 2011 làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận tăng lên. Cụ thể là năm 2012 số lượng
tiêu thụ tăng 9,390,934 tương ứng với 10.21%, có được điều này là do trong năm 2012
công ty đã có những chiến lược đúng đắn để nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng
cạnh tranh của công ty. Doanh thu và lợi nhuận trong năm 2012 tăng so với năm 2011,
mức tăng của doanh thu chậm hơn mức tăng của lợi nhuận, chứng tỏ rằng công ty đã sử
dụng tốt các yếu tố đầu vào hiệu quả.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý trong năm 2012
Bảng 2.2 :Kết quả tiêu thụ theo khu vực địa lý
Đơn vị: Đồng
Khu vực


Năm 2011
Giá Trị

Năm 2012
Tỷ trọng

Hà Nội

18,346,800,000

47.09

Hà Nam

9,789,609,450

Hải Phòng

Giá Trị

Tỷ trọng

Chênh lệch
Tăng/giảm

%

49.73


6,743,780,761

36.76

25.13

25,090,580,761
12,201,890,260

24.19

2,412,280,810

24.64

5,900,578,009

15.15

7,007,230,085

13.89

1,106,652,076

18.75

Hải Dương

2,890,206,000


7.42

3,900,570,000

7.73

1,010,364,000

34.96

Phú Thọ

2,033,152,801

5.22

2,250,747,494

4.46

217,594,693

10.70

38,960,346,260

100.00

50,451,018,600


100.00

11,490,672,340

29.49

Tổng

(Nguồn: phòng kinh doanh)

SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

9

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện mức tiêu thụ theo khu vực địa lý
Nhìn vào bảng trên ta thấy thị trường tiêu thụ của công ty là các thành phố ở Miền
Bắc, và doanh thu của các khu vực năm 2012 đều tăng so với năm 2011.
Hà Nội là thị trường có doanh thu tăng mạnh nhất, so với năm 2011 doanh thu tăng
6,743,780,761 đồng tương ứng với 36.76%. Địa điểm giao dịch của công ty được đặt tại
Hà Nội nên thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng và tìm kiếm thị trường mới, xét
về tỷ trọng thì doanh thu tại Hà Nội đóng góp gần 50% tổng doanh thu của công ty năm
2012. Điều này cho thấy, Hà Nội là thị trường chủ đạo, công ty tập trung nguồn lực vào

thị trường này và Hà Nội cũng đem lại doanh thu lớn cho công ty.
Tiếp đến là khu vực Hà Nam, Hải Phòng, Hải Dương và Phú Thọ có mức doanh
thu tiêu thụ rất khả quan so với năm 2011, tuy nhiên xét về tỷ trọng thì những khu vực
này đóng góp cho doanh thu của công ty còn thấp.

2.1.2. Chính sách sản phẩm
Sản phẩm công ty là giấy Kraft cung cấp chủ yếu cho ngành sản xuất giấy, với
công nghệ được đầu tư công ty luôn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các sản phẩm được xuất kho đều được công ty kiểm tra chất lượng, đảm bảo uy tín với
khách hàng. Bên cạnh đó công tý cũng chú trọng nguồn nguyên liệu đầu vào để đảm bảo
nguồn cung ổn định cho sản phẩm với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.

SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

10

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

2.1.3. Chính sách giá
Chính sách giá đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh
hưởng đến số lượng hàng hóa bán ra của công ty và quyết định mua của khách hàng. Để
đưa ra một mức giá hợp lý, công ty phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau như chi phí sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận mong muốn, mức ưa chuộng của ngừơi tiêu dùng,
thời điểm bán và mức giá trên thị trường của đối thủ cạnh tranh.
Mục tiêu định giá của công ty trên cơ sở cân đối giữa chi phí và lợi nhuận đồng

thời cũng tham khảo giá của các sản phẩm cùng loại của các đối thủ khác trên thị trường
để đưa ra chính sách giá hợp lý vừa đảm bảo bề mặt lợi nhuận, vừa có thể cạnh tranh với
các đối thủ.
Phương pháp định giá:
Giá bán= Giá thành +Lợi nhuận mong muốn +Thuế GTGT
Bảng 2.3: Giá bán giấy Kraft theo khối lượng mua
Giá bán (1000 đồng/tấn)
STT

Khối lượng

Mức tăng(%)
Năm 2012

Năm 2011

1

1-20 tấn

540

530

101.89

2

21- 50 tấn


520

510

101.96

3

51- 80tấn

510

500

102

4

81-100 tấn

470

465

101.08

5

Trên 100 tấn


450

440

102.27

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng giá sản phẩm của công ty là chậm, sản phẩm
tăng giá từ 0.1-0.2% tùy theo khối lượng mua của khách hàng. Đối với những đại lý,
công ty cũng áp dụng biện pháp chiết giá để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ. Tăng thêm
chiết khấu cho khách hàng trả tiền ngay, điều chỉnh cước phí hỗ trợ vận chuyển cho phù
hợp với giá xăng dầu và theo vùng thị trường. Mặt khác, chính sách chiết giá còn giúp
công ty xoay vòng vốn nhanh tránh tình trạng ứ đọng vốn do đại lý không thanh toán kịp
hoặc có đại lý đã bán được hàng nhưng cố tình không thanh toán tìm cách chiếm dụng
vốn của công ty.
Hiện nay doanh nghiệp áp dụng mức chiết khấu 7% với hình thức thanh toán ngay
đối với tất cả các đơn hàng. Tất cả các đơn hàng của doanh nghiệp đều áp dụng hình
thức thanh toán ngay khi khách nhận hàng. Tuy nhiên thì các đại lý của công ty còn ít,
chất lượng chưa thực sự cao cũng như là trình độ của nhân viên các đại lý còn nhiều hạn
chế làm cho sản phẩm của công ty chưa đạt được mức tiêu thụ mong muốn.

SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

11

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP


VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

2.1.4. Chính sách phân phối
Hình 2.4: Sơ đồ kênh phân phối

Qua sơ đồ ta thấy công ty sử dụng cả 2 kênh phân phối :
Kênh trực tiếp :Khách hàng được mua hàng trực tiếp với công ty, không qua bất
kỳ khâu trung gian nào. Khách hàng tự mang phương tiện vận chuyển của ḿnh đến công
ty mua hàng hoặc công ty thuê phương tiện vận chuyển giao hàng cho khách hàng tại địa
điểm giao dịch.
Kênh gián tiếp:Sản phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng thông qua các
trung gian. Các đại lý trung gian này ký kết hợp đồng bán hàng với Công ty để phân phối
hàng hoá của Công ty. Thị trường chủ yếu của công ty hiện nay là ở miền Bắc với những
thành phố xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh nhằm mục tiêu là mở
rộng thị trường, động thời giảm chi phí lưu thông tối đa mà vẫn đảm bảo đáp ứng nhanh
chóng, kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Bảng 2.5: Tỷ lệ tiêu thụ theo kênh phân phối
Đơn vị: Đồng
Kênh phân phối

Năm 2011
Doanh thu

Năm 2012
Tỷ lệ %

Doanh thu

Tỷ lệ %


Kênh trực tiếp

13,009,980,607

33.39

17,000,450,900

33.70

Kênh gián tiếp

25,950,365,653

66.61

33,450,567,700

66.30

Tổng

100.00
100.00
38,960,346,260
50,451,018,600
Qua bảng số liệu, ta thấy: Kênh phân phối gián tiếp có hiệu quả rõ rệt, chiếm một
tỷ lệ lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Năm 2012 tỷ trọng có giảm hơn so với năm 2011
nhưng kênh phân phối này vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thị trường tiêu thụ của công ty


SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

12

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

rất rộng, ngoài khu vực Hà Nội còn có các tỉnh thành khác vì vậy mà thông qua các đại
lý, nhà bán lẻ sản phẩm của công ty dễ dàng tiếp cận được với khách hàng hơn.

2.1.5. Chính sách xúc tiến bán
Để khách hàng có những thông tin và đưa được hình ảnh của thương hiệu tới
khác hàng thì khâu xúc tiến bán là khâu cực kỳ quan trọng. Hiện nay công ty đang sử
dụng 3 hình thức xúc tiến bán đó là :quảng cáo,khuyến mại,marketing trực tiếp.
Quảng cáo: Công ty giới thiệu sản phẩm qua trang web của công ty và một số
website mua bán khác như: www.vatgia.com,www.muachung.com...biển hiệu ngoài
trời(pano,áp phích) trên trục đường quốc lộ 1A; bao bì sản phẩm,catalo,tài liệu giới thiệu
về công ty.
Khuyến mại: những đợt khuyến mại của công ty chủ yếu nhằm vào cả 2 mục tiêu
là khách hàng và các nhà trung gian.Các đợt khuyến mại của công ty có thể là những đợt
giảm giá,tăng số lượng giá không đổi hoặc có thể là những đợt bán hàng kèm quà tặng.
Công ty luôn sử dụng hình thức chiết khấu cho khách hàng khi họ thanh toán sớm
và giảm giá cho những khách hàng quen của công ty hoặc mua với số lượng lớn.
- Với những khách hàng thanh toán sớm công ty chiết khấu khoảng 2-3% tuỳ theo
thời gian thanh toán.

- Với khách hàng quen thì công ty luôn ổn định mức giảm giá là 2%.
Marketing trực tiếp: Công ty bán hàng qua thư điện tử,bán hàng qua
catalo,marketing từ xa (bán hàng qua điện thoại). Những chi phi cho việc xúc tiến bán
trên sẽ được tính vào chi phí bán hàng để tính giá thành cho từng loại sản phẩm.

2.1.6. Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp
Hiện tại công ty chưa chú trọng tới việc thu thập thông tin marketing mặc dù đây
là một yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo kinh doanh của công. Công ty mới chỉ thu thập
thông tin qua ý kiến phản hồi của khách hàng đồng thời thông tin của một số đối thủ
cạnh tranh cùng ngành.

2.1.7. Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Đối với mặt hàng giấy Kraft,ngoài công ty cũng có rất nhiều các công ty cũng
kinh doanh mặt hàng này. Trong đó đối thủ lớn nhất của công ty có thể kể đến là công ty
TNHH Phú Nguyên, Công ty Cổ Phần Sơn Cầu.
Đây là những công ty sản xuất có kinh nghiệm lâu năm. Hơn nữa các công ty
không những tập trung sản xuất một loại sản phẩm là giấy Kraft mà còn những sản
phẩm giấy đa dạng khác nữa, đáp ứng nhu cầu đa dạng hơn của khách hàng, cùng với
việc đi đầu vào sản xuất kinh doanh trước nên có những lợi thế về sản phẩm và công
nghệ, họ cũng có đội ngũ nhân viên trẻ tài năng. Tuy nhiên, các sản phẩm của các công
SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

13

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ


ty này vẫn có giá bán khá là cao, điều này cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường
của họ.
Đối thủ thứ 2 là công ty Cổ phần Đồng Văn ra đời sau công ty tư vấn và sản xuất
giấy Hoàng Hà nhưng họ lại có thế mạnh về vị trí địa lý, máy móc thiết bị và đội ngũ cán
bộ trẻ tài năng. Các loại máy móc thiết bị của công ty luôn được cải tiến sữa chữa để
nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra chọ còn có đội ngũ cán bộ trẻ tài năng. Điểm
yếu của họ là tuy máy móc tốt nhưng quy trình công nghệ và sản xuất sản phẩm của họ
chưa tốt nên chất lượng sản phẩm chưa cao do kinh nghiệm chưa có. Với những gì có
được, kinh nghiệm tích lũy dần trong tương lai thì công ty Cổ phần Đồng Văn sẽ trở
thành đối thủ mạnh đối với công ty.
Ngoài hai đối thủ lớn trên thì trong những năm gần đây cũng có những doanh
nghiệp khác ra đời.đặc biệt là công ty Cổ phần Hải Phòng, công ty TNHH sản xuất giấy
Quỳnh Như. Những công ty này có thế mạnh về nguồn nguyên vật liệu rẻ và ổn định
nên họ giảm được một phần chi phí.Bên cạnh đó, những đối thủ này mới thành lập vì vậy
kinh nghiệm của họ chưa nhiều.
Công ty Hoàng Hà cần có những chính sách để thuận lợi cho việc xâm nhập thị
trường dễ dàng hơn .Hiện tại công ty cũng đang có những chính sách để không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm và chính sách giá hợp lý để có thế cạnh tranh với những
đối thủ này.

2.1.8. Nhận xét
Nhìn chung tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2012 tăng so với
năm 2011, doanh thu của công ty tăng 31,78% so với năm 2011. Có được điều nay là do
công ty tiếp tục giữ chân được những khách hàng quen thuộc và tìm kiếm được một số
khách hàng mới. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ của công ty vẫn chưa được mở rộng vẫn
còn bó hẹp trong những thị trường cũ, các công tác Marketing chưa được đẩy mạnh và
chú trọng.

2.2. Phân tích công tác lao động tiền lương

SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

14

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

2.2.1. Cơ cấu lao động
Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm-tạo được uy tín đối với khách hàng, công ty
đã chú trọng tuyển dụng đội ngũ lao động phù với công việc và có trình độ chuyên môn.
Công tác tuyển dụng và văn bản hợp đồng lao động được làm đúng theo nguyên tắc, thủ
tục mà Nhà nước đã quy định.
Bảng 2.6: Tình hình biến động về cơ cấu lao động theo trình độ
Đơn vị: Người
STT

Đối tượng lao động

Năm 2011
Số lượng

Năm 2012
%

15


Số lượng

1

Lao động đại học và trên đại học

15.00

2

Lao động cao đẳng

5

5.00

3

Lao động trung cấp

20

20.00

4

Lao động phổ thông

60


60.00

Tổng cộng

100

100.00

Chênh lệch
%

17

+/-

%

14.91

2

13.33

5

4.39

0

0.00


20

17.54

0

0.00

72

63.16

12

20.00

114

100.00

14

14.00

(Nguồn: phòng hành chính)

Dựa vào bảng số liệu ta thấy rằng năm 2012 số lượng lao động đại học và trên đại
học, lao động phổ thông có xu hướng tăng so với năm 2011. Lao động phổ thông tăng
nhiều hơn và chiếm tỷ trọng lớn nhất,công ty là doanh nghiệp sản xuất vì vậy lao động

phổ thông chiếm ưu thế là tất yếu. Lao động đại học và trên đại học cũng có tăng nhưng
không đáng kể. Số lượng lao động ngày một tăng cho thấy doanh nghiệp đã thu hút được
nguồn lao động ổn định đồng thời có những chính sách giữ chân người lao động làm việc
lâu dài cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng thu hút thêm được nguồn lao
động mới để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh
Lao động cao đẳng và lao động trung cấp qua hai năm thì số lượng lao động
không có thay đổi gì, các lao động vẫn đảm bảo hoàn thành được công việc chịu trách
nhiệm.
Bảng 2.7: Tình hình biến động về cơ cấu lao động theo độ tuổi
Đơn vị: Người
Độ tuổi

Năm 2011
Số lượng

Năm 2012
%

Số lượng

%

18-30 tuổi

72

72.00

86


72.00

31-50 tuổi

21

21.00

19

21.00

7

7.00

9

7.00

100

100.00

114

100.00

Trên 50 tuổi
Tổng


Nhìn vào bảng thống kê ta thấy số lượng lao động tuổi từ 18-30 chiếm hơn 70%,
điều này cho thấy doanh nghiệp có nguồn lao động trẻ, đáp ứng được đặc thù của công ty
là sản xuất và kinh doanh nên doanh nghiệp cần số lượng lớn lao động phổ thông có tay
nghề và sức khỏe.
SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

15

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Còn lại độ tuổi từ 31 trở lên , độ tuổi này ổn định và ít biến động có được điều
này là do trong những năm qua công ty đã những đãi ngộ hợp lý để giữ chân họ.

2.2.2. Định mức lao động
Hiện nay công ty đang áp dụng hai phương pháp xây dựng mức thời gian lao động:
 Phương pháp thống kê: mức thời gian lao động được xây dựng trên số liệu thống
kê về thời gian tiêu hao để hoàn thành các sản phẩm cũng như các công việc đã
hoàn thành trước đó. Các số liệu thống kê này thường được lấy từ báo cáo tình
hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tình hình hoàn thành mức lao động.
 Phương pháp kinh nghiệm: Mức lao động xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
đã được tích lũy của cán bộ định mức hay những người công nhân lành nghề.

2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động
• Thời gian làm việc: Mỗi tuần làm việc 6 ngày, mỗi ngày làm việc 8 giờ. Tất cả

cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp: sáng từ 7h – 10h, nghỉ trưa: 10h – 13h,
chiều từ: 13h – 18h.
• Thời gian được tính vào giờ làm việc:
o Thời giờ nghỉ giải lao: theo tính chất công việc.
o Thời gian nghỉ cần thiết trong quá trình lao động được tính trong định mức
lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
• Nghỉ hàng năm: 10 ngày phép/năm.
• Nghỉ lễ, Tết: được nghỉ 12 ngày

2.2.4. Năng suất lao động

Năng suất lao động là chỉ tiêu đánh giá hiệu qua sản xuất của sản xuất kinh doanh.
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá năng suất lao động như đanh giá theo hiện vật và đánh giá
theo giá trị
-

Năng suất lao động đánh giá theo hiện vật: là số lượng sản phẩm được làm ra
trong một đơn vị thời gian trong những điều kiện kinh tế, kỹ thuật nhất định.

-

Năng suất lao động đánh giá theo giá trị: là giá trị sản xuất được tạo ra trong một
đơn vị thời gian.

Bảng 2.8: Năng suất lao động của công ty trong năm 2011 và 2012
Chỉ tiêu

Đơn vị

SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095


Năm 2011

16

Năm 2012

Chênh lệch

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Doanh thu (1)

Đồng

Số lượng lao động bình quân(2)

Người

Năng suất lao động bình quân(1/2)

38,960,346,260

50,451,018,600


11,490,672,340

114

107

(7)

343,262,962.64

471,504,846.73

128,241,884

Qua bảng số liệu ta thấy năng suất lao động bình quân năm 2012 tăng đáng kể,
mặc dù số lượng lao động bình quân giảm hơn so với năm 2011 nhưng doanh thu tạo ra
vẫn tăng mạnh, điều này cho thấy công ty đang có một đội ngũ lao động hiệu quả và
chính sách quản lý lao động cũng rất hiệu quả.

2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lao động
Mục tiêu tuyển dụng của công ty là thu hút người lao động có năng lực vào làm
việc, đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi vị trí công việc có
những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như:
có sức khỏe, có trình độ chuyên môn, có ý thức phát triển nghề nghiệp và có tính kỷ luật
cao.
Công ty trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin việc tại phòng hành chính của công ty.Sau
đó phòng tổ chức xét duyệt hồ sơ và thông báo lại cho người tuyển dụng.
Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với lao động trình độ đại học và trên
đại học, không quá 15 ngày đối với lao động khác. Trong thời gian thử việc người lao
động được hưởng 70% mức lương của người cùng cương vị. Hết thời gian thử việc

người lao động nhận được kết quả thử việc và được ký kết hợp đồng chính thức với công
ty nếu đáp ứng được yêu cầu.
Công ty chú trọng quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực thông qua
khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên , thông qua hình thức đào tạo nội bộ và
sử dụng các chương trình đào tạo từ bên ngoài. Các chương trình đào tạo như: đào tạo kỹ
năng giao tiếp, đào tạo về an toàn, dịch vụ khách hàng, nghiệp vụ văn thư, khóa học
ngắn ngày để bổ sung kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng cho các phòng chuyên
môn.

2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương
Tổng quỹ lương của công ty bao gồm các phần sau:
SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

17

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

-

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Tiền lương tháng: theo hệ số bậc lương do Nhà nước quy định
Các khoản phụ cấp: phụ cấp theo chức vụ, phụ cấp theo trách nhiệm
Các khoản thưởng thêm: thưởng năm, thưởng hoàn thành kế hoạch
Các khoản trả theo chế độ BHXH: ốm đau, thai sản…

• Xác định quỹ lương kế hoạch

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty và cân
đối các yếu tố sản xuất kinh doanh, các chỉ tiểu kinh tế. Công ty tiến hành xây dựng quỹ
tiền lương kế hoạch như sau:
Công thức tiền lương kế hoạch như sau:
ΣQL = Tmin x (HScbcvbq + HSpc) x định biên lao động x 12 tháng
Trong đó:
ΣQL:

Tổng quỹ lương

Tmin:

Mức lương tối thiểu của Công ty

HScbcvbq:

Hệ số cấp bậc công việc bình quân

HSpc:

Hệ số bình quân các khoản phụ cấp

2.2.7. Trả lương cho các bộ phận và cá nhân
Theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý,
công ty áp dụng hình thức phân phối tiền lương theo thời gian.
Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương theo thời gian làm việc,
cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động
Lương tháng = Đơn giá x Số công x Hệ số lương + phụ cấp – Các khấu trừ
Ví dụ :
Chị Trần Thị Hạnh bên phòng kinh doanh:

Hệ số công việc của chị là 1.15
Số công trong tháng là 25 công
 Vậy lương của chị là:
90,000 x 25 x 1.15 + 280,000 – (123,000+ 80,000) =3,092,000 đồng

Bảng 2.9: Bảng lương tháng 7 năm 2012 của bộ phận hành chính
Đơn vị: 1000 đồng
TT

Họ và tên

Lương thời gian

SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

Hệ số

18

Phụ
cấp

Tổng

Các khoản khấu trừ

Số tiền

GVHD: Th.S Trần Thị Hương



BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
Đơn giá

Số công

lương

Bảo hiểm

KPCĐ

1

Trần Phương Uyên

150

30.00

1.34

300

6 330

123


121

5 786

2

Lê Văn Thái

140

26.00

1.34

260

5 138

123

98

4 657

3

Thái Hà Thư

150


26.00

1.34

260

5 486

123

105

4 998

4

Nguyễn Thanh Tùng

100

23.50

1.34

235

3 384

123


63

2 963

5

Trương Thị Mai

100

28.50

1.34

285

4 104

123

76

3 620

6

Phan Vũ Hà Thư

150


20.50

1.34

205

4 326

123

82

3 916

7

Trần Thị Yến

120

21.00

1.34

210

3 587

123


68

3 186

8

Trần Văn Long

90

27.50

1.34

275

3 592

123

66

3 128

2.2.8. Nhận xét
 Ưu điểm:
Công ty có đầy đủ các quy chế về thu nhập, quy chế về thưởng phạt. Việc tính
toán và cấp phát lương được thực hiện đầy đủ và đúng định kỳ. Việc trả lương, thưởng
của công ty tuân theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Nhìn chung, đảm bảo được sự
công bằng động viên được đông đảo cán bộ công nhân viên hăng hái sản xuất, tăng năng

suất lao động và chất lượng sản phẩm.
 Nhược điểm:
Trong các quy chế liên quan đến thu nhập chưa đề cập đầy đủ đến việc theo dõi,
tính toán và trả thù lao xứng đáng cho những đề xuất, ý tưởng mang lại lợi ích lớn và
thiết thực cho Doanh nghiệp hoặc quy chế lương cho cán bộ quản lý, công nhân viên
giỏi. Yếu điểm này làm hạn chế khả năng tự nghiên cứu và sự năng động sáng tạo của
mỗi cán bộ công nhân viên và có thể làm cho họ không gắn bó với doanh nghiệp.

2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định
2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp
Công ty TNHH tư vấn sản xuất giấy Hoàng Hà sản xuất chủ yếu là giấy Kraft nên
các vật liệu chủ yếu trong công ty là nguyên liệu lề, bột sắn, Polyme…. Hiện tại việc thu
SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

19

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

mua các nguyên liệu này với giá cả không nhiều biến động. Hình thức thanh toán chủ
yếu tại công ty là bằng tiền mặt và chuyển khoản.
Căn cứ vào đặc điểm nguyên vật liệu và yêu cầu quản lý, Công ty đã tiến hành
phân loại NVL theo các nhóm như sau:
• Nhóm nguyên liệu: Nguyên liệu lề, bột sắn, Polyme và phụ liệu khác
(băng keo, dao,…)
• Nhóm nhiên liệu: Điện, than, nước, dầu


2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên liệu

Hiện nay ở công ty công tác xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu do Bộ
phận sản xuất đảm nhận, việc xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu được tiến
hành chủ yếu bằng phương pháp phân tích. Đây là phương pháp khoa học, có đầy đủ căn
cứ khoa học kỹ thuật, đó là sự kết hợp giữa việc tính toán về kinh tế và kỹ thuật với việc
phân tích toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng nguyên vật liệu cho kỳ kế hoạch.
Việc tiến hành xây dựng định mực tiêu dùng nguyên vật liệu được tiến hành dựa vào các
căn cứ sau:
-

Căn cứ định mức của ngành

-

Căn cứ vào tình hình thực hiện của các kỳ trước

-

Căn cứ vào kinh nghiệm của các cán bộ công nhân viên

-

Căn cứ vào số lượng tiêu thụ kỳ trước

Dựa vào các căn cứ trên Bộ phận sản xuất tiến hành xây dựng hệ thống định mức
cho phù hợp với thực tế sản xuất cũng như thể hiện tính tiên tiến của nó

Bảng 2.10: Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong năm 2012

STT

Nguyên liệu sản xuất

Đơn vị

Định mức cho 1 kg giấy Kraft

1

Nguyên liệu lề

kg

0.60 - 0.86

2

Bột sắn

kg

0.25 - 0.35

SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

20

GVHD: Th.S Trần Thị Hương



BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

3

Keo

Kg

0.05 - 0.2

3

Nguyên phụ liệu khác

kg

0.1 - 0.25

(Nguồn : phòng sản xuất)

Nhìn vào bảng định mức sử dụng nguyên vật liệu ta thấy công ty đã xây dựng một
bảng định mức khá chặt chẽ, điều này giúp cho công ty quản lý được nguồn nguyên liệu
xuất dùng tốt hơn. Tuy nhiên, tình hình tuân thủ định mức trong năm lại chưa được chặt
chẽ, một phần là do nguyên liệu trong năm có biến động về giá cả đồng thời công tác
quản lý cũng chưa được nâng cao, vẫn còn tình trạng thất thoát nguyên liệu ra ngoài.

2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu

Bảng 2.11:Tình hình nhập nguyên nhiên vật liệu trong 2 năm vừa qua
Nguyên liệu

Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch

Nguyên liệu lề

tấn

203,100

295,319

145.41%

Bột sắn

tấn

87,959

121,283

137.89%


Nguyên phụ liệu khác

tấn

23,717

35,963

151.63%

Than

tấn

56,113

77,740

138.54%

Dầu

lít

13,468

21,890

162.53%


(Nguồn : phòng sản xuất)

Nhìn vảo bảng ta nhận thấy lượng nguyên vật liệu mà công ty nhập về qua từng
năm là tăng mạnh,năm 2012 so với năm 2011 lượng nguyên vật liệu nhập chênh lệch
nhau từ 37-62%. Điều này cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty
năm 2012 so với năm 2011 là rất khả quan, lượng tiêu thụ tăng rõ rệ, công ty nhập thêm
nguyên nhiên vật liệu để cho việc sản xuất ra sản phẩm giấy Kraft, đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ ngày một tăng của công ty.
Bảng 2.12:Tình hình xuất nguyên nhiên vật liệu
Đơn vị: 1000 Đồng
Chỉ tiêu
Nguyên liệu

SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

Năm 2011

Năm 2012
255,819

21

Chênh lệch
495,795

193.81%

GVHD: Th.S Trần Thị Hương



BÁO CÁO THỰC TẬP
Nhiên liệu
Tổng

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
48,661

74,489

153.08%

304,480

534,284

175.47%

(Nguồn : phòng sản xuất)

Nhìn vào bảng ta thấy lượng nguyên vật liệu xuất ra để sản xuất lại có sự thay đổi
rõ rệt. Năm 2012, số lượng xuất ra đã tăng lên rất nhiều cả về nguyên liệu và nhiên
liệu.Cụ thể về nguyên liệu đã tăng 193,8% so với năm 2011,nhiên liệu tăng 153% so với
năm 2011.Điều này có được là do vào năm 2012 công ty đã có những điều chỉnh về mặt
công nghệ và sản phẩm chất lượng cao hơn và giá bán cạnh tranh được với những đối
thủ của công ty.

2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu
Công ty luôn cố gắng duy trì nguồn nguyên nhiên liệu một cách ổn định.Công ty
luôn duy trì mối quan hệ lâu dài với các đối tác quan trọng, mở rộng quan hệ đểduy trì

nguồn vật tư ,nguyên liệu cho sản xuất.
- Dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu:
Do các nguyên liệu sản xuất giấy Kraft là loại nguyên liệu có thể bảo quản lâu nên
thông thường công ty lượng dự trữ trong kho là rất lớn đủ dùng trong một năm. Thêm
vào đó, điều kiện nhà kho của công ty đảm bảo cho các nguyên vật liệu không bị hỏng
nên việc bảo quản nguyên liệu tương đối dễ dàng.
- Cấp phát nguyên vật liệu:
Việc lập kế hoạch sản xuất tính theo năm cho nên việc cấp pháp nguyên vật liệu
cho sản xuất được tính cho cả năm sản xuất. Ngay từ đầu năm, phòng sản xuất sẽ lên kế
hoạch và bắt đầu sản xuất luôn. Phòng sản xuất lập hạng mục nguyên vật liệu sản xuất
chuyển cho kho vật tư và thủ kho sẽ tiến hành xuất kho theo phiếu cho phân xưởng sản
xuất.Khi có đơn đặt hàng của khách hàng thì phòng kinh doanh sẽ chuyển hóa đơn cho
thủ kho để xuất kho sản phẩm để khách hàng có thể lấy hàng được ngay.

2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định
a. Cơ cấu tài sản cố định
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy, tài sản cố định
của công ty bao gồm nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vân
tải chuyển dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý…Để phục vụ tốt cho việc hạch toán
tài sản cố định trong công ty, công ty đã phân loại tài sản cố định theo hình
thái biểu hiện:
• Nhà cửa, đất đai.
SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

22

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP


VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

• Máy móc, thiết bị như: Máy nghiền côn thủy lực HPC-400, máy
điều hòa 21000BTU 4 hướng, bộ bàn ghế, tủ tài liệu…
• Phương tiện chuyển dẫn như : xe tải, xe con.
• Thiết bị, dụng cụ quản lý.
Hiện tại cơ cấu tài sản cố định của công ty 100% là tài sản cố định
hữu, tài sản cố định thuê tài chính không có, công ty chủ động về việc sử
dụng và quản lý tài sản cố định của mình, tài sản cố định vô hình không
được xác định, khâu marketing chưa chú trọng vào xây dựng thương hiệu,
các giá trị vô hình của doanh nghiệp.
b. Tình hình hao mòn tài sản cố định
Công ty TNHH tư vấn sản xuất giấy Hoàng Hà chọn phương pháp
khấu hao đều theo thời gian (khấu hao đường thẳng). Khi áp dụng phương
pháp này thì mức khấu hao được cố định theo thời gian nên có tác dụng thúc
đẩy công ty nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ
giá thành, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là thu hồi vốn sẽ
chậm, không kịp mức hao mòn thực tế nên doanh nghiệp không có điều kiện
đầu tư trang thiết bị mới.
Mức khấu hao năm= nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ khấu hao năm

Tỷ lệ khấu năm
Mức khấu hao
cơ bản tháng

1
=
Số năm sử dụng dự kiến
=

Nguyên giá

x 100
x Tỷ lệ khấu hao

12

Bảng 2.13 : Bảng giá trị hao mòn của tài sản cố định
Chỉ tiêu

Năm 2011

Nguyên giá (1)

Năm 2012

15,419,357,852

34,132,344,000

Hao mòn lũy kế (2)

5,559,673,061

12,575,730,372

Giá trị còn lại

9,859,684,791


21,556,613,628

0.36

0.37

Tỷ lệ khấu hao lũy kế (2/1)

(Nguồn : bảng CĐKT)

SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

23

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


BÁO CÁO THỰC TẬP

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Năm 2012 công ty đã đầu tư mua thêm máy móc thiết bị mới để thay thế cho số
thiết bị cũ thì số lượng tài sản trong công ty tăng lên đáng kể.Đây là một cố gắng của
công ty để có thể sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu
của khách hàng. Và mức khấu hao thường chiếm tỷ trọng cao ở bộ phận sản xuất do đây
là nơi chứa nhiều máy móc thiết bị có giá trị lớn, thời gian khấu hao nhanh (5-15 năm).
Còn ở bộ phận quản lý toàn doanh nghiệp thì tỉ lệ khấu hao ít vì bao gồm các mức khấu
hao về thiết bị, đồ dùng văn phòng và hệ thống kiến trúc nhà cửa có thời gian khấu hao
lâu.


2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định

• Đối với máy móc thiết bị của công ty có thời hạn sử dụng thực tế là 12 năm.
• Đối với nhà cửa, kiến trúc của công ty có thời hạn sử dụng thực tế là 42 năm
• Đối với thiết bị quản lí văn phòng có thời hạn sử dụng thực tế là 3-9 năm.
Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2011 và năm 2012
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Doanh thu thuần (1)

38,960,346,260

50,451,018,600

TSCĐ bình quân (2)

5,890,780,060

12,008,890,453

6.61

4.20

Hiệu suất sử dụng (1/2)


Như vậy hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2011 cao hơn so với năm 2012 là
do năm 2012 công ty tiến hành sửa sang lại nhà xưởng đồng thời mua thêm một số máy
móc nhưng do máy móc mới nên nguyên lý sử dụng khác với máy móc cũ,cán bộ và
công nhân viên chưa sử dụng thành thạo và hiệu quả, thêm nữa những máy móc cũ chưa
được thay thế hoàn toàn nên hiệu suất đạt được rất thấp.

2.3.7. Nhận xét
Công tác quản lý tài sản cố định hữu hình của công ty không ngừng đổi mới cải
tiến trang thiết bị máy móc phù hợp với công nghệ kỹ thuật.Máy móc thiết bị thường
xuyên được kiểm tra, sửa chữa nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
chất lượng ngày một tốt hơn.
Bên cạnh hiệu suất sử dụng tài sản của công ty trong năm 2012 chưa được hiệu
quả, công ty cần có những chính sách để đào tạo đội ngũ công nhân viên để nâng cao
hiệu sử dụng máy móc thiết bị mới, đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn.

2.4. Phân tích chi phí và giá thành
2.4.1. Phân loại chi phí
Chi phí sản xuất ở công ty là tất cả những hao phí mà công ty đã bỏ ra liên quan
đến hoạt động sản xuất sản phẩm, và bao gồm nhiều loại. Để thuận lợi cho công tác quản
lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, toàn
SVTH: Vũ Thi Thu Hương-20096095

24

GVHD: Th.S Trần Thị Hương


×