Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Huy động vốn tại ngân hàng BIDV chi nhánh tây hà nội thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.3 KB, 82 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

MỤC LỤC

1
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
NHTM
BIDV
NSNC
TCKT
NHNN
DNTN

Chú thích
Ngân hàng thương mại
Ngần hàng đầu tư và phát triển
Ngân sách nhà nước
Tổ chức kinh tế
Ngân hàng nhà nước


Doanh nghiệp tư nhân

2
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

DANH MỤC BẢNG

SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 3 năm học tại ngôi trường Kinh tế Quốc dân danh tiếng và
được sự chỉ dạy của các giảng viên ưu tú nhất trong cả nước,các sinh viên của
trường có lẽ đã trang bị cho mình một lượng kiến thức khá vững về lĩnh vực
kinh tế nói chung.Đối với một sinh viên Viện Ngân hàng tài chính của trường
dù đã được học tập và chỉ dạy lý thuyết đầy đủ trên giảng đường nhưng
những trải nghiệm thực tế về môi trường kinh doanh bên ngoài vẫn luôn là rất

cần thiết.Vì thế với sự tạo điều kiện của nhà trường để em có thể được thực
tập tại chi nhánh phía Tây Hà Nội của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam,qua một thời gian thực tập nghiên cứu cùng sự chỉ dẫn cặn kẽ của giám
đốc chi nhành cũng như giáo viên hướng dẫn thầy TS Phạm Long,em đã hoàn
thành xong chuyên đề “Huy động vốn tại ngân hàng BIDV chi nhánh Tây
Hà Nội : thực trạng và giải pháp”
Do còn rất hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế
nên báo cáo này không thể trách khỏi còn nhiều thiếu sót . Rất mong được sự
góp ý, nhận xét của các thầy cô trong Viện Ngân Hàng - Tài chính để em có
thể hoàn thiện báo cáo này

4
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1 Các nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại
1.1.1 Tiền gửi của các tổ chức quốc tế
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là tiền gửi nhàn rỗi phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại các ngân hàng nhằm phát sinh
lợi nhuận hoặc để giữ an toàn cho khoản tiền và để chi trả một cách dễ tiền
các khoản nợ và đầu tư khi kinh doanh.Có hai hình thức gửi tiền tại ngân

hàng phụ thuộc vào thời hạn được rút tiền đó là
-Tiền gửi không kì hạn: Là loại tiền mà khi gửi vào khách hàng có thể
rút ra bất cứ lúc nào mà không phải báo trước cho ngân hàng và ngân hàng sẽ
ngay lập tức đáp ứng yêu cầu của khách hàng
-Tiền gửi có ký hạn: Là loại tiền mà khi gửi có thỏa thuận về thời gian
rút ra giữa ngân hàng và khách hàng.Nếu khách hàng rút tiền ra trước thời hạn
sẽ phải chịu một lãi suất thấp hơn lãi suất có kỳ hạn
1.1.2 Tiền gửi tại dân cư
Tiền gửi của dân cư là khoản tiền mà người dân gửi tại ngân hàng nhằm
các mục đích
-Tiền gửi tiết kiệm:Trong hình thức huy động này,người gửi tiền được
cấp một sổ tiết kiệm.Sổ này được coi như giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ
tiết kiệm của ngân hàng.Tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng được chia thành hai
loại :tiết kiệm có thời hạn và tiết kiệm không kỳ hạn.
-Tài khoản tiền gửi các nhân:Để tiện lợi cho khả năng giao dịch thanh
toán từ xa một khoàn tiền lớn một cách tiện lợi,với sự phát triển nhanh chóng
của công nghệ thong tin và khoa học kỹ thuật,ngân hàng xây dựng tổ chức
5
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

hình thức giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng số tiền mà người dân gửi
để thanh toán trong tài khoản cá nhân của họ.
-Tiền gửi khác: Ngoài ra còn có các loại tiền gửi:tiền gửi vốn chuyên

dùng,tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác,tiền gửi kho bạc nhà nước
1.1.3 Vốn huy động thông qua các chứng từ có giá
Đây là việc các ngân hàng thương mauij phá hành các chứng từ có giá
như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích và trái phiếu ngân hàng để huy động
vốn.Ở hình thức huy động này,ngân hàng phải là người tiến hành thu gom vốn
trong xã hội bằng việc phát hành các chứng từ có giá để bổ sung và nguồn
vốn kinh doanh của ngân hàng.
1.1.4 Vốn Vay
Nguồn vốn vay được hình thành từ mỗi quan hệ trao đổi tín dụng giữa
các ngân hàng hoặc với các tổ chức tín dụng với nhau khi các ngân hàng gặp
khó khăn hoặc khi muốn huy động vốn nhanh chóng để cải thiện nguồn đầu
tư.Bao gồm:
-Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác
-Nguồn vốn vay của Ngân hàng Trung Ương
-Nguồn vốn thanh toán
-Các nguồn vốn khác
1.2 Các chỉ tiêu phân tích và sử dụng và nguồn vốn
1.2.1 Chỉ tiêu phân tích nguồn vốn
*Tỷ lệ phần trăm từng khoản nguồn vốn
Tỷ lệ % từng khoản nguồn vốn = (Số dư từng khoản mục nguồn vốn)/(Tổng
nguồn vốn) x 100%
Chỉ số này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ cấu ngồn vốn của ngân
hàng.Mỗi một khoản vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí tính
thanh khoản và thời hạn hoàn trả khác nhau.Dó đó ngân hàng phải đánh giá
6
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

quan sát chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy
động tốt nhất cho từng thời kỳ nhất định.
*Vốn huy động trên vốn tự có
Chỉ số này có ý nghĩa là giúp các nhà phân tích xác định khả nwang và quy
mô thu hút vốn từ nên kinh tế của Ngân hàng
*Tỷ lệ phần trăm từng loại tiền gửi
Tỷ lệ % từng loại tiền gửi = (Số dư từng loại tiền gửi) / (Tổng vốn huy động)
x 100%
Đây là chỉ số xác định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng.Việc xác
định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể
gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào ngân hàng
*Tổng vốn tự có trên tổng tài sản
Chỉ số này nhằm đánh giá khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng đó là
khả năng xử lí các khoản nợ khi mà các ngân hang lâm vào tình cảnh khó
khăn nhất.Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ an toàn của một ngân hàng.
1.2.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả thông qua các chỉ số tài chính
a,Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ=(Doanh số thu nợ) / (Tổng doanh số cho vay)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả
nợ vay của khách hàng,cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời
kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay.Hệ số thu nợ càng lớn
thì càng được đánh giá tốt ,cho thấy việc thu hồi vốn càng hiệu quả và ngược
lại
b,Các chỉ tiêu phân tích nghiệp vụ cho vay
*Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng dồng vốn huy động của ngân

hàng.Nó giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy
7
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

động được.Chỉ tiêu này dù quá lớn hay quá nhỏ đều gây ra bất lợi cho ngân
hàng vì nếu quá cao sẽ cho thấy khả năng để ngân hàng huy động vốn sẽ thấp
còn ngược lại thì cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng là kém.
*Tổng dư nợ trên tổng tài sản
Đây là chỉ số giúp nhà phân tích xác định được quy mô hoạt động kinh
doanh của ngân hàng
*Nợ quá hạn trên trong dư nợ
Nếu chỉ số này của một ngân hàng quá cao sẽ cho thấy khả năng xử lý
nợ của ngân hàng này là thấp và sẽ không đảm bảo an toàn khi được nhận tiền
gửi
*Dư nợ ngắn hạn,trung hạn,dài hạn trên tổng dư nợ
Chỉ số này được dùng để xác định cơ cấu tín dụng của ngân hàng theo
thời hạn tiền gửi vào ngân hàng,giúp đánh giá cơ cầu đầu tư và khối lượng
tiền có thể huy động ngay lập tức của ngân hàng khi có nhu cầu
*Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân
Hay còn gọi là chỉ tiêu quay vòng vốn tín dụng dùng để đánh giá tốc độ
luân chuyển vốn tín dụng và thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm
1.3 Tính cấp thiết của việc huy động vốn một cách có hiệu quả
1.3.1 Hiệu quả huy động vốn là gì?

Huy động vốn có hiệu quả đòi hỏi các yêu cầu cơ bản sau:
• Nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng để
đám bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng,vốn
huy động phải ổn định và có sự phát triển hợp lý về số lượng để có thể đảm
bảo đáp ứng các nhu cầu thanh toán tín dụng của các hoạt động trong ngân
hàng
• Cơ cấu của nguồn vốn huy động phải thực sự hợp lý và cân đối để có thể duy
trì trong một thời gian dài.Giữa các vốn ngắn hạn và trung hạn,giữa huy động
8
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

vốn trong dân cư và ở tổ chức cần phải tránh tình trạng bất hợp lý,dư thừa hay
thiếu vốn
• Cần phải tối thiểu hóa chi phí khi huy động vốn không để chi phí quá lớn dẫn
đến mất tính hiệu quả của việ chuy động vốn.Đây là yếu tố tiên quyết có tác
động lớn và nhanh đế lợi nhuận của ngân hàng.Chi phí này là số tiền mà ngân
hàng phải bỏ ra cho việc huy động vốn và chi phí này phụ thuốc vào lãi suất
của ngân hàng nếu lãi suất huy động càng cao thì càng hấp dẫn khách
hàng.Nhưng cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều là công cụ cạnh
tranh của ngân hàng và hai loại này đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và
có khi đối ngược nhau
1.3.2 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn
Xuất phát từ những vai trò quan trọng của nguồn vốn huy động đối với

nền kinh tế nói chung và bản thân mỗi ngân hàng nói riêng, việc nâng cao
hiệu quả huy động vốn là tất yếu khách quan.
Nguồn vốn huy động càng lớn, chất lượng càng cao thì càng tạo điều
kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô phát triển kinh doanh.Vì vậy, để có được
nguồn vốn đảm bảo yêu cầu thì công tác huy động vốn cần phải được quan
tâm hàng đầu.
Nguồn vốn huy động được coi là đảm bảo chất lượng khi chúng phải
đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng cũng như chi phí
phải thấp nhằm đảm bảo lợi nhuận trong kinh doanh của ngân hàng.Ngoài ra,
nguồn vốn huy động phải đảm bảo có cơ cấu hợp lý, phù hợp với các mục
tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế ngày càng mở rộng và phát triển,
các ngân hàng đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh
ngày càng trở nên gay gắt. Các ngân hàng đua nhau tìm kiếm khách hàng
trong khi lượng vốn trong dân cư thì có hạn và nhu cầu cho đầu tư phát triển
9
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

lại là rất lớn, do vậy nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn là một yêu cầu
khách quan đặt ra đối với ngân hàng.
1.4 Các yếu tố tác dộng tới việc huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.4.1 Yếu tố chủ quan
Các yếu tố này mang tính chủ quan của bản thân một ngân hàng bảo

gồm địa điểm của ngân hàng,thế mạnh uy tín của ngân hàng lãi suất huy động
vốn những tiện ích trong thanh toán các dịch vụ do ngân hàng cung ứng chính
sách cán bộ công nghệ ngân hàng…
• Công nghệ : Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay công
nghệ chính là sức mạnh của mỗi doanh nghiệp mà ngân hàng thương mại
cũng không ngoại lệ.Công nghệ phát triển, sẽ giúp cho việc giao dịch tại ngân
hàng trở nên nhanh chóng tiện nghi cũng như trở nên an toàn hơn,đa dạng hóa
được các loại hính dịch vụ và quản lý tài sản một cách tốt hơn.
• Chất lượng của nhân viên cán bộ ngân hàng: Ngân hàng có đội ngũ cán bộ
ngân viên có trình độ chuyên môn cao,đoàn kết,thân thiện,có tinh thần trách
nhiệm và năng động chính là bộ mặt của một ngân hàng thành công.Khách
hàng đều muốn giao dịch với các ngân hàng mà tại đó họ có cảm giác được
chăm sóc chu đáo và phục vụ tận tình nhất
• Nâng cao và đa dạng chất lượng dịch vụ của ngân hàng: Một ngân hàng có
chất lượng dịch vụ tốt hơn và đa đạng hơn chắc chắn sẽ thu hút khách hàng
hơn so với các ngân hàng khác.Các lợi thế về dịch vụ như bãi đậu xe rộng rãi
hơn,các máy rút tiền phong phú, hơn và được đặt tại các địa điểm tiện lợi
hơn,các phòng giao dịch được chuyên môn hóa
• Chính sách lãi suất của ngân hàng: đây là yếu tốc có ảnh hưởng trực tiếp đến
lãi suất cạnh trạnh huy động đặc biết cần thiết khi lãi suất thị trường ở mức
tương đôi cao.Một lãi suất hợp lý đối với ngân hàng và hấp dẫn đối với người
gửi sẽ thu hút được càng nhiều những khoản tiền nhàn rỗi.Các ngân hàng

10
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: TS. Phạm Long

cạnh trành giành vốn không chỉ với nhau mà còn đối với các tổ chức tiết kiệm
và người phát hành các công cụ khác nhau của thị trường vốn
• Chính sách khách hàng: Liên quan đến chính sách này là tâm lý của người
dân trong việc sử dụng tiện ích, của các ngân hàng,độ tin tưởng của người dân
vào các ngân hàng thói quen gửi tiền,thói quen tiết kiệ và sở thích tiêu dùng
điều này ảnh hưởng rất rõ qua việc so sánh tâm lý người dân giữa các nước.Ở
những nước phát triền thì ngân hàng trở nên gần gũi với công chúng và việc
sử dụng những tiện ích do ngân hàng cung cấp trở nên thường xuyên hơn.
• Các yếu tố khác: Bao gồm, các yếu tố về thông tin.Nếu mạng lưới thông tin
hiện đại các ngân hàng có thể cung cấp cho rộng khắp mọi người các thông
tin một cách nhanh chóng nhất những chính sách của ngân hàng,các tiện ích
dịch vụ mà ngân hàng đem đến cho người dân.Thông tin còn phục vụ rất
thuận tiện cho việc công tác Marketing
1.4.2 Các yếu tố khách quan
Một số nhân tố khách quan có tác động gián tiếp đến tình hình huy
động vốn của ngân hàng nhưng không kém, phần quan trọng đó là:
• Điều kiện kinh tế xã hội
Trong một đất nước có điều kiện kinh tế xã hội tốt thì dù với lãi suất
cao hơn,tình hình huy động vốn của ngân hàng vẫn sẽ tăng trưởng tốt,khơi
thông nguồn vốn của NHTM.Đối với nên kinh tế phát triền thì công nghệ
ngân hàng được hiện đại hóa,người dân đ,ược sử dụng những dịch vụ tốt nhất
cũng như đã quen với việc sử dụng các lợi ích mà NHTM đem lại do đó
NHTM có thể dễ dàng thu hút được việc đầu tư vốn,chiếm dụng được vốn
trong thanh toán.

11
SV: Nguyễn Bội Thường


MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

• Các chính sách của nhà nước
Mỗi đất nước có một tình hình kinh tế văn hóa khác nhau nên các chính
sách về tiền tệ theo đó cũng khác nhau: chính sách tiết kiệm,chính sách lãi
suất,chính sách thu hút vốn…Nhân hà,ng nhà nước quy định về lãi suất huy
động đã làm ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn của NHTM và hoat
động của ngân hàng
Tóm lại, qua cơ sở lý luận chung về công tác huy động vốn của các
NHTM được trình bày ở trên đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan
trọng, vị trí và sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác huy
động vốn không chỉ đối với bản th,ân ngân hàng mà còn với các tổ chức kinh
tế, dân cư và toàn xã hội. Những hiểu biết này là cơ sở để chúng ta hiểu sâu
sắc hơn khi nghiên cứu tình hình huy động vốn của riêng Ngân hàng đầu tư
và phát triển chi nhánh Tây Hà Nội.
1.5 Lí luận chung để nâng cao chất lượng vốn ngân hàng thương mại
1.5.1 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

• Chu kỳ phát triển kinh tế: Khi điều kiện kinh tế phát triển tăng trưởng
hoặc là ổn định,thu nhập của người dân g,iữ ở mức ổn định thì nhu cầu
tích lũy và tiết kiệm của người dân cao hơn bình thường từ đó tiền gửi
vào các ngân hàng tăng lên và giúp vốn huy động được tăng lên.Từ
đó,ngân hàng có thể phát triển khối tín dụng bằng cách tăng lãi suất huy
động nhằm tác động đến người dân ,gửi tiền vào ngân hàng để đáp ứng

nguồn vốn cho nền kinh tế.Còn nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái điều
này khiến cho niềm tin của người dân bị suy giảm từ đó khiến cho ngân
hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

• Môi trường pháp lý: Các hoạt động của các NHTM đều chịu sự điều
hành của các Luật tổ chức tín dụng, và các hệ thống các văn bản pháp
luật khác của nhà nước.Do ở Việt Nam,các NHTM được tổ chức theo
12
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

mô hình tổng công ty,công ty mẹ công ty con.Vì thế,các chi nhánh ngân
hàng ngoài việc tuân thu theo pháp luật và văn bản dưới luật nhà nước
còn phải tuân thủ theo các quy định mà Ngân hàng Nhà nước ban hành
trong từng thời kỳ về lãi suất dự trữ,hạn mức cho vay

• Môi trường cạnh tranh:Tại nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện
nay là một sự kiện phổ biến và khách quan.Đặc biệt là ngành Ngân
hàng có độ cạnh tranh cao và ngày cành phức tạp.Vì số lượng ngân
hàng đi vào hoạt động ngày càng nhiều, cùng với sự ra đời của các tổ
chức phi ngân hàng,trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và cá
tổ chức kinh tế là có hạn.

• Yếu tố tiết kiệm của dân cư: hoạt động huy động vốn của ngân hàng

chủ yếu được tạo ra từ việc huy động các nguồn tiền tiết kiệm trong dân
cư.Do đó công tác huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn
của yếu tố này.Nếu không có nguồn vốn này thì sẽ không có vốn để đầu
tư cho sản xuất và ngược lại.
1.5.2 Các nhân tố thuộc về ngân hàng

• Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: mỗi ngân hàng lại có một đặc
điểm riêng về vị trí mục đích năng lực nhân viên khác nhau do đó chiếc
lược kinh doanh theo đó cũng khác nhau nhưng đều phải phục vụ
chung một mục đích đó là đem, lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng
đó.Ngân hàng cần phải thấy được điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách
thức trong nền kinh tế hiện tại để đưa ra được chiến lược kinh doanh
của ngân hàng đó.Ở mỗi thời kì khác nhau của ngân hàng dựa trên chỉ
tiêu được giao về hoạt động vốn,sử dụng vốn các hoạt động khác của
Ngân hàng cũng như tình hình thực tế của ngân hàng đó.Trong chiến
lược kinh doanh của mình cần, vào chi phí vốn mà ngân hàng phải chịu

13
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

trong khâu huy động tìm nguồn vốn rẻ và thời hạn dài thông qua việc
lựa chọn các hình thức huy động khác nhau


• Các hình thức huy động vốn: chất lượng các dịch vụ do ngân hàng đáp
ứng và chi nhánh mạng lưới khác.vì nhu cầu của khách hàng đến ngân
hàng là khác nhau nên việc thỏa ,mãn được nhu cầu đa dạng của khách
hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn

• Chính sách lãi suất:đây là một trong những chính sách quan trọng nhất
trong số cách chính sách hỗ trợ cho công tác huy động vốn của các
ngân hàng hiện nay.Ngân hàng sử, dụng hê thống lãi suất như là một
trong những công cụ hiệu quả nhất nhắm điều chình quy mô nguồn vốn
gửi vào ngân hàng đặc biệt là độ lớn của tiền gửi.Để duy trì và khuyến
khích them nguồn vốn các ngân hàng phải đưa ra được mức lãi suất
cạnh tranh sao cho vẫn tạo ra được lợi nhuận tốt nhất cho ngân hàng.

• Đổi mới công nghệ:thay đổi và hiện đại hóa công tác thanh toán nhằm
đưa đến dịch vụ cho khác hàng nhanh và chính xác nhất,giúp cho
nguồn vốn luân chuyển nhanh thuận tiện,đảm bảo an toàn cho khách
hàng trong việc gửi tiền,rút tiền và vay vốn.

• Thâm niên và uy tiến ngân hàng:Mỗi ngân hàng đều phải tạo được hình
ảnh trong tâm trí của khách hàng và giữ vững xây dựng hình ảnh đó
theo hướng tốt đẹp sẽ giúp đem lại lợi thế trong việc kinh doanh và huy
động vốn,đem lại khối lượng vốn ổn định và tiết kiệm chi phí huy
động.

14
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TÂY
HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về ngân hàng Đầu tư và Phát triển
2.1.1 Lịch sử phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt
Nam - Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt
Nam - Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV) - Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi
tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây
dựng đất nước của dân tộc Việt Nam...
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau
chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965), Thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại
của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất
nước (1965- 1975), Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và
Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh
nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục
vụ đầu tư phát triển của đất nước.


15
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)

Giai đoạn 1957-1960
Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi
phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế
hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến
thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp
phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích
luỹ vốn cho nhà nước… Ngay trong năm đầu tiên, Ngân hàng đã thực hiện
cung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ
đọng và lãng phí vốn,..có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo
thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả...
Giai đoạn 1960-1965
Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn
cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng
cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi diện mạo nền
kinh tế miền Bắc. Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như
khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp
Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên, Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Bản

Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điện
Phả Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh,
Đông Anh – Thái Nguyên,…
Giai đoạn 1965-1975
Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực
hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các
công trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan
trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao
thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương.
16
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

. Giai đoạn 1975- 1981
Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết
thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền
Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến
tranh. Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước vừa
được giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ và Quảng Trị, Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Nam),
… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su ở Tây
Nguyên,... các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,...
Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)


Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan
trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ
bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng
lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung
ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản
không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được
mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao.Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm
bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị
xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản
xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.
Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục
khẳng định để đứng vững và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có
bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân
hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Những đóng góp của Ngân
17
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này lớn hơn trước gấp bội cả về
tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định
đã hình thành trong nền kinh tế .

Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 27/04/2012)

Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000):
Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn
10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả quan,
được thể hiện trên các mặt sau:
* Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển
BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy
động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoài các hình thức huy động vốn
trong nước, BIDV còn huy động vốn ngoài nước, tranh thủ tối đa nguồn vốn
nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau như vay thương
mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định
thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và
bảo lãnh... Nhờ việc đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức, biện pháp
huy động vốn trong nước và ngoài nước nên nguồn vốn của BIDV huy động
được dành cho đầu tư phát triển ngày càng lớn.
*Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại
hóa.
Mười năm đổi mới cũng là 10 năm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển. Với nguồn vốn huy động
được thông qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương
trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như:
Ngành điện lực, Bưu chính viễn thông, Các khu công nghiệp... với doanh số
cho vay đạt 35.000 tỷ. Nguồn vốn tín dụng của NHĐT&PT đã góp phần tăng
năng lực sản xuất của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành.
18
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

* Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ
hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt
Nam và Lào, BIDV đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Lào
nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt với mục tiêu "góp
phần phát triển nền kinh tế của Lào, góp phần phát triển hệ thống tài chính và
ngân hàng của Lào, hỗ trợ quan hệ thương mại cho doanh nghiệp hai nước và
qua đó để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai nước.
Năm 1998, thực hiện chỉ thị của Chính phủ và của Thống đốc NHNN về
việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và thu hồi nợ vay của Ngân hàng TMCP
Nam Đô, Ban xử lý nợ Nam Đô của BIDV đã được thành lập và tích cực thu
hồi nợ, xử lý tài sản của Ngân hàng TMCP Nam Đô.
BIDV cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao về khắc
phục lũ lụt, cho vay thu mua tạm trữ lương thực, hỗ trợ cà phê...
* Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng
thương mại
Trong giai đoạn này, nhất là từ năm 1996, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam đã hoạch định chiến lược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục vụ
đầu tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình
thành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng bước xoá thế “độc canh tín dụng”
trong hoạt động ngân hàng. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như thanh toán
quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bước
điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và
kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng.
Là ngân hàng đi đầu trong việc thành lập ngân hàng liên doanh với nước

ngoài để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Tháng 5/1992 ngân hàng liên
doanh VID PUBLIC được thành lập, có Hội sở chính tại Hà nội và các chi
19
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đây là ngân hàng liên doanh
sớm nhất ở Việt Nam, hoạt động liên tục có hiệu quả, được Thống đốc NHNN
tặng Bằng khen.
* Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ
thống
Vai trò lãnh đạo của Đảng được phát huy mạnh mẽ tại Hội sở chính và các
đơn vị thành viên trong việc định hướng mục tiêu hoạt động, đề ra giải pháp
thực hiện. Chỉ đạo điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công
trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng ở mỗi cấp điều hành, vì vậy đã phát huy
được vai trò chủ động, sáng tạo cũng như tinh thần trách nhiệm cao của từng
tập thể và cá nhân trong quản trị điều hành toàn hệ thống.
Công tác quản trị điều hành, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, phát triển công
nghệ bao gồm nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm đã có, tiếp nhận chuyển
giao công nghệ để dựa vào sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mới và triển
khai có kết quả theo tiến độ dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tiếp tục
được thực hiện có kết quả.
* Xây dựng ngành vững mạnh
Từ chỗ chỉ có 11 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới thành lập, trải qua

nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, sát nhập, chia tách, BIDV đã tiến một
bước dài trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện mình. Đặc biệt trong 10 năm
đổi mới và nhất là từ 1996 đến nay cơ cấu tổ chức và quản lý, mạng lưới hoạt
động đã phát triển mạnh mẽ phù hợp với mô hình Tổng công ty Nhà nước.

20
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

* Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh
Trong 10 năm đổi mới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có
bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện
đại. Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp
vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng,
kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới như Home
Banking, ATM… được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan. Những tiến
bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát
triển của BIDV.
Giai đoạn hội nhập (2000 đến 2012)
Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một
số bình diện sau đây:
* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao:
BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an tòan và hiệu quả, giai đoạn

2006 – 2010, Tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng
bình quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận
trước thuế tăng bình quân 45%/năm.
* Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn:
BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ
tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng
khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng
tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn,
chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV
cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch
vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.
21
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

* Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt:
BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh
doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc
tế.Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết
quả báo cáo. Bắt đầu từ năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức
định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho
BIDV và đạt mức trần quốc gia. Cũng trong năm 2006, với sự tư vấn của
Earns & Young, BIDV trở thành Ngân hàng thương mại tiên phong triển khai
thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với

chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận.
* Đầu tư phát triển công nghệ thông tin:
Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân
hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh
của BIDV trên thị trường, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục
vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến, phát
triển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center, Củng
cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng, mạng
định hướng theo dịch vụ (SONA), kiểm soát truy nhập máy trạm, Tăng cường
công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM.
* Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều
hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại:
Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là: củng cố và
phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối
ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh,
làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá.
22
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

Tiếp tục thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới
(WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 –
2010, năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả

các mặt hoạt động của khối ngân hàng. Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức
vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu
triển khai tại chi nhánh. Theo đó, Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối
chức năng: Khối ngân hàng bán buôn, Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới,
Khối vốn và kinh doanh vốn, Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối Tài
chính kế toán và Khối hỗ trợ. Tại chi nhánh được sắp xếp thành 5 khối: Khối
quan hệ khách hàng, Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối quản lý nội
bộ và Khối trực thuộc. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng
quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.
Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống
cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và
yêu cầu phát triển mới. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng và hoàn
thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản
nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo
luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
* Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối
sản phẩm:
Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tương
xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm
2009, BIDV đã đưa vào sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêu chuẩn quốc
tế - BIDV Tower - tại 35 Hàng Vôi, Tây Hà Nội, Hà nội.
Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt
động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các
sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định
23
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

thương hiệu của ngân hàng, đến nay BIDV đã có 108 chi nhánh và hơn 500
phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
* Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực:
BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người
lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho
ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân
lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn hệ
thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả
công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời
tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức
sáng tạo của các thành viên…
* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới.
Là ngân hàng thương mại nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt
Nam do UNDP xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế.
BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính
trong nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa
phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB….
Thực hiện chiến lược đa phương hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị
trường, BIDV đã thiết lập các liên doanh: Vid Public Bank (với Malaysia năm
1992), Lào Việt Bank (năm 1999) Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Ngân
hàng Liên doanh Việt – Nga ( năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầu tư BVIM
(với Hoa Kỳ năm 2006), Công ty địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm
2005), Công ty quản lý quỹ đầu tư tại Hồng Kông và thiết lập hiện diện tại
Cộng hoà Séc.v.v. Với việc đầu tư vào thị trường Lào trên cả ba lĩnh vực:
Ngân hàng, Bảo hiểm và Đầu tư tài chính, BIDV đã cùng các đối tác Lào tạo

24
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Long

nên một cầu nối hữu hiệu cho quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai
nước Lào - Việt liên tục phát triển.
Từ những thành công trong quan hệ hợp tác quốc tế của BIDV, đặc biệt là
những thành công có tính mẫu mực trong 10 năm qua tại thị trường Lào,
BIDV đã được Chính phủ Việt Nam tiếp tục giao nhiệm vụ tiên phong thực
hiện các hoạt động, hợp tác đầu tư tại thị trường Campuchia. Năm 2009,
BIDV đóng vai trò chủ trì thiết lập các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ
trong lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán tại thị trường
Campuchia với sự hiện diện của Văn phòng đại diện BIDV tại Campuchia,
Công ty Đầu tư Phát triển CPC (IDCC) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Campuchia (BIDC) và Công ty Bảo hiểm CPC –Việt Nam (CVI), Công ty
Chứng khóan CPC – Việt Nam (CVS)
* Doanh nghiệp Vì cộng đồng
BIDV đã có nhiều đóng góp tích cực hiệu quả với sự phát triển tiến bộ
chung của cộng đồng. Trong những năm qua, BIDV đã hưởng ứng và chủ
động tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều chương trình chính sách xã hội đối
với cộng đồng bên cạnh việc đảm bảo tốt chính sách, chế độ cho hơn 1,4 vạn
cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống. Chỉ tính riêng trong 5 năm (từ 2004
-2008), BIDV đã dành cho công tác xã hội 106,5 tỷ đồng bằng nhiều hình
thức khác nhau như: hỗ trợ Y tế, Giáo dục, nhà ở cho người nghèo, cứu trợ

đồng bào bị thiên tai… Năm 2009, BIDV có bước đột phá trong thực hiện
công tác An sinh xã hội, hỗ trợ giảm nghèo với Đề án An sinh xã hội – Vì
cộng đồng 2009-2010 với tổng kinh phí dành cho người nghèo là 302 tỷ đồng,
nhận đỡ đầu 5/62 huyện nghèo nhất cả nước là Thường Xuân (Thanh Hoá),
Sốp Cốp (Sơn La), Kỳ Sơn (Nghệ An), An Lão (Bình Định) và Điện Biên
Đông (Điện Biên) và thực hiện hỗ trợ các vùng nghèo khác trên toàn quốc tập

25
SV: Nguyễn Bội Thường

MSV: CQ533885


×